Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THUỐC KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.64 KB, 6 trang )

THUỐC KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN
Mã bài: XN2. 18.07. Thời lượng: LT: 2tiết
GIỚI THIỆU:
Kháng sinh là thuốc được điều trị tốt nhất và chủ yếu đối với các bệnh do vi
khuẩn. Nắm được cơ chế tác dụng của kháng sinh đối với vi khuẩn sẽ giúp cho
việc chọn thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên việc dùng kháng sinh tùy tiện,
không đúng liều đã làm cho hiện tượng kháng lại kháng sinh của vi khuẩn ngày
càng gia tăng. Hiểu biết về kháng sinh sẽ có những biện pháp hạn chế và khắc
phục tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn trong điều trị.
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Trình bày định nghĩa, phân loại thuốc kháng sinh.
2. Giải thích cơ chế tác động của kháng sinh lên tế bào vi khuẩn và cơ chế
đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.
NỘI DUNG:
1. Định nghĩa
Kháng sinh (antibiotica) là những chất có nguồn gốc từ vi sinh vật hay tổng
hợp mà ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật một
cách đặc hiệu (mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một vi khuẩn hay một nhóm vi
khuẩn ) bằng cách gây rối loạn phản ứng sinh vật ở tầm phân tử.
2. Phân loại thuốc kháng sinh
2.1. Theo nguồn gốc
- Kháng sinh được sản xuất từ vi sinh vật: Do vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, xạ
khuẩn tiết ra có tác dụng ngăn cản hay giết chết vi sinh vật khác mà không
hoặc ít gây hại cho cơ thể người.
- Kháng sinh tổng hợp: Kháng sinh do con người tổng hợp nên từ những chất
hoá học.
- Kháng sinh bán tổng hợp: Kháng sinh được tổng hợp từ một nhân cơ bản có
nguồn gốc vi sinh vật.
2.2. Theo phổ tác dụng
2.2.1. Kháng sinh có hoạt phổ rộng:


Là kháng sinh có thể tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, đó là:
- Nhóm aminoglycosid: Streptomycin, kanamycin, gentamycin
- Nhóm tetracyclin: Tetracyclin, oxytetracyclin, chlotetracyclin


- Nhóm chloramphenicol: Chloramphenicol, thiamphenicol
- Nhóm sulfamid và trimethoprim: Bactrim
2.2.2. Kháng sinh có hoạt phổ chọn lọc:
- Các dẫn xuất của acid isonicotinic như INH điều trị lao
- Nhóm macrolit: Có tác dụng lên vi khuẩn gram (+) và một số trực khuẩn
gram (-) như erythromycin, spiramycin
- Nhóm polymycin: Có tác dụng lên trực khuẩn gram (-)
2.2.3. Kháng sinh nhóm β lactam:
- Penicillin: Tác dụng lên vi khuẩn gram (+) bị men penicillinase phân huỷ
- Methicillin: Tác dụng lên vi khuẩn gram (+) nhưng không bị men
penicillinase phân giải, ví dụ oxacillin
- Ampicillin, amoxicillin: Có hoạt phổ rộng, bị penicillinase phân huỷ
- Cephalosporin: Có hoạt phổ rộng, không bị phân giải bởi penicillinase
Ví dụ: cephalexin, ceftazidim
3. Cơ chế tác động của kháng sinh
Có thể có nhiều cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn và thậm chí có
những cơ chế còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Kháng sinh tác động lên vi khuẩn
theo một số cơ chế chính sau:
3.1. Ức chế sinh tổng hợp vách
Nhìn chung, kháng sinh có tác động vào nhiều qúa trình như ngăn cản qúa
trình vận chuyển thành phần tạo màng ra ngoài màng, ức chế các men tổng hợp
các yếu tố của tế bào vi khuẩn…Nhóm kháng sinh này làm rối loạn qúa trình nhân
lên của vi khuẩn. Các vi khuẩn vẫn có thể nhân lên nhưng không có vách hoặc
vách không hoàn chỉnh, vi khuẩn rất mỏng manh, kích thước dài ra, dễ bị tiêu diệt
bởi môi trường xung quanh hoặc bị đại thực bào bắt. Kháng sinh nhóm β lactam,

vancomycin có tác dụng lên quá trình tổng hợp vách.
3.2. Gây rối loạn chức năng màng nguyên tương
- Kháng sinh gây rối loạn tính thấm của màng nguyên tương, các chất được
hợp thành bị thoát ra khỏi tế bào.
- Kháng sinh ức chế các qúa trình chuyển hoá năng lượng, ảnh hưởng đến sự
hô hấp của vi khuẩn
- Kháng sinh làm thay đổi tính chất phân chia tế bào, ví dụ như polymyxin B.
3.3. Ức chế sinh tổng hợp protein và acid nucleic
- Kháng sinh gắn lên ARN truyền tin ở phần 30S của ribosom làm cho ARN
vận chuyển đọc sai thông tin của ARN truyền tin, các protein được tổng hợp bị
rối loạn và không có ý nghĩa, ví dụ tetracyclin.


- Kháng sinh tác động lên ARN vận chuyển và phần 50S của ribosom làm rối
loạn các tổng hợp protein, ví dụ chloramphenicol.
- Kháng sinh tác động lên acid folic: acid folic là cơ sở cho sự tổng hợp
methionin, purin và thymin, từ đó tổng hợp nên protein và các acid nucleic của
vi khuẩn. Sulfamid và trimethoprim có cấu trúc hoá học tương tự acid folic và
acid paraaminobenzoic, khi sử dụng sulfamid và trimethoprim để điều trị, các
phân tử này cạnh tranh enzym và chiếm chỗ trong qúa trình tổng hợp protein
và acid nucleic làm cho sự hoạt động của tế bào bị rối loạn.
- Kháng sinh gắn vào phân tử ADN, ngăn cản qúa trình sao chép mã di truyền,
ngăn cản các polymerase tổng hợp ARN tương tự, đặc biệt các ARN truyền tin.
Kháng sinh ngăn cản sự sao chép ADN như nhóm quinolon, các ADN mới
không được hình thành.
4. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
4.1. Các loại đề kháng kháng sinh
4.1.1. Đề kháng giả:
Vi khuẩn có biểu hiện đề kháng nhưng không do nguồn gốc di truyền. Ví
dụ: hiện tượng đề kháng của vi khuẩn khi nằm trong các ổ ápxe lớn hoặc có tổ

chức hoại tử bao bọc, kháng sinh không thấm vào được ổ viêm nên không tác
động được vào vi khuẩn gây bệnh. Hoặc khi vi khuẩn ở trạng thái nghỉ (không
phát triển, không chuyển hoá) thì không chịu tác dụng của thuốc ức chế qúa trình
sinh tổng hợp chất như vi khuẩn lao nằm trong hang lao. Có thể gặp hiện tượng
kháng thuốc giả khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm hoặc chức năng
của đại thực bào hạn chế thì cơ thể không đủ khả năng loại trừ những vi khuẩn đã
bị kháng sinh ức chế, khi hết kháng sinh, chúng hồi phục và phát triển trở lại.
4.1.2. Đề kháng thật:
- Đề kháng tự nhiên: Một số vi khuẩn không chịu tác động của một số kháng
sinh nhất định như Pseudomonas không chịu tác dụng của penicillin, tụ cầu
không chịu tác dụng của colistin. Đó là sự dung nạp thuốc hoặc các vi khuẩn
không có vách như Mycoplasma sẽ không chịu tác dụng của kháng sinh ức chế
sinh tổng hợp vách như nhóm β lactam
- Đề kháng thu được: Do một biến cố di truyền là đột biến hoặc nhận được
gen đề kháng làm cho vi khuẩn đang từ không có gen đề kháng trở thành có
gen đề kháng. Có thể gặp hiện tượng đề kháng ngoài nhiễm sắc thể: vi khuẩn
thường chứa những yếu tố di truyền nằm ngoài nhiễm sắc thể gọi là plasmid.
Plasmid mang những gen kháng từ một đến nhiều loại kháng sinh (kháng đa
kháng sinh ). Ví dụ plasmid mang gen sản xuất β lactmase để phân giải


penicillin. Kháng thuốc do plasmid lan truyền rất nhanh giữa các vi khuẩn
cùng loài hoặc khác loài thông qua hình thức di truyền như biến nạp, tải nạp.
Thực tế có hiện tượng khá phổ biến là tác dụng chọn lọc của kháng sinh:
khi kháng sinh được dùng rộng rãi và không đủ liều lượng thì chính kháng sinh sẽ
chọn lọc và giữ lại những dòng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
4.2. Cơ chế đề kháng kháng sinh
Gen đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách:
- Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương: gen đề kháng tạo ra một protein
đưa ra màng ngăn cản kháng sinh thấm vào tế bào vi khuẩn hoặc làm mất khả

năng vận chuyển qua màng do cản trở protein vận chuyển và không đưa kháng
sinh vào được trong tế bào.
- Làm thay đổi đích tác động: Cấu trúc của điểm tác động thay đổi làm cho
kháng sinh không gắn vào điểm đó được nữa. Có thể do một protein cấu trúc
hoặc do một nucleotid trên tiểu phần 30S hoặc 50S của ribosom bị thay đổi. Ví
dụ: streptomycin, erythromycin.
- Tạo ra các isoenzym không có ái lực với kháng sinh nữa nên không chịu tác
động của kháng sinh. Ví dụ: sulfamid và trimethoprim.
- Tạo ra enzym làm biến đổi cấu trúc hoá học của phân tử kháng sinh làm mất
tác dụng của kháng sinh hoặc phá huỷ cấu trúc hoá học của phân tử kháng sinh,
ví dụ β lactamase làm cho kháng sinh nhóm β lactam mất tác dụng.
Những vi khuẩn kháng kháng sinh thường do phối hợp các cơ chế đề kháng kháng
sinh với nhau. Ví dụ nhóm vi khuẩn gram (-) kháng β lactam là do có men β
lactamase kết hợp với giảm khả năng gắn với kháng sinh và giảm tính thấm của
màng nguyên tương.
4.3. Cơ chế lan truyền đề kháng
Vi khuẩn mang gen đề kháng kháng sinh sẽ được truyền dọc từ thế hệ này
sang thế hệ khác qua sự nhân lên của tế bào hoặc có thể được truyền ngang từ vi
khuẩn này sang vi khuẩn khác. Cơ chế lan truyền gen đề kháng là:
- Trong tế bào: Gen đề kháng có thể truyền từ phân tử ADN này sang phân tử
ADN khác ngay trong một tế bào.
- Giữa các tế bào:Thông qua các hình thức vận chuyển di truyền như tiếp hợp,
biến nạp, tải nạp, gen đề kháng chuyển từ tế bào này sang tế bào khác trong
cùng một loài hoặc khác loài.
- Trong quần thể vi sinh vật: Thông qua sự chọn lọc dưới tác dụng của kháng
sinh, những vi khuẩn đề kháng được chọn lọc và phát triển sẽ thay thế những vi
khuẩn nhậy cảm.


- Trong quần thể đại sinh vật: Những vi khuẩn đề kháng sẽ được lây lan từ

người này sang người khác qua con đường trực tiếp hoặc gián tiếp.
4.4. Một số biện pháp hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh
Hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn hiện nay rất phổ biến gây ảnh
hưởng đến công tác điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Để hạn chế sự gia tăng của vi
khuẩn kháng kháng sinh cần chú ý:
- Chỉ dùng kháng sinh khi cần thiết để điều trị những bệnh nhiễm trùng do vi
khuẩn gây ra.
- Nên điều trị các bệnh nhiễm trùng theo kết quả của kháng sinh đồ, nên dùng
kháng sinh có phổ tác dụng hẹp có tác dụng đặc hiệu đối với vi khuẩn gây
bệnh.
- Dùng kháng sinh đủ liều lượng và đủ thời gian, không nên dừng kháng sinh
khi khỏi triệu chứng lâm sàng mà chưa đủ thời gian điều trị.
- Tuân thủ các biện pháp tiệt trùng, vô khuẩn tránh lan truyền vi khuẩn đề kháng.
- Phải theo dõi, giám sát liên tục sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trong
điều trị và nghiên cứu.
LƯỢNG GIÁ
Trả lời ngắn các câu sau:
- Theo nguồn gốc kháng sinh có các loại sau:
A………………………...B………………………..C……………
- Ba cơ chế tác động của kháng sinh đối với vi khuẩn :
A…………………………..B……………………..C……………
- Hai loại đề kháng kháng sinh của vi khuẩn là:
A………………………….B……………………………...
- Theo phổ tác dụng, kháng sinh được chia làm 3 nhóm sau:
A……………………………B………………………C…………
Trả lời đúng hoặc sai các câu sau:
TT
-

Nội dung

Gen kháng kháng sinh được truyền dọc là truyền từ thế hệ
này đến thế hệ khác.
Vi khuẩn có khả năng tiết ra men làm thay đổi cấu trúc của
kháng sinh.
Đề kháng kháng sinh giả là hiện tượng kháng có nguồn
gốc di truyền.
Đề kháng tự nhiên là hiện tượng biến cố di truyền.

Đ

S


-

Kháng sinh có thể gây rối loạn tính thấm của màng nguyên
tương.
Kháng sinh có phổ tác dụng rộng là có khả năng giết chết
một số lượng lớn vi khuẩn.
Những chất làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn đều
được gọi là kháng sinh
Kháng sinh có phổ tác dụng chọn lọc là chỉ tác dụng đặc
hiệu với một hoặc một số vi khuẩn.
Kháng sinh có thể được tổng hợp từ những chất hoá học.
Chọn câu trả lời đúng nhất
- Biện pháp hạn chế sự gia tăng hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn là:
A. Chỉ dùng một loại kháng sinh
D. Cả A+B
B. Điều trị theo kháng sinh đồ
E. Cả B+C

C. Dùng kháng sinh đủ liều và đủ thời gia
- Kháng sinh có hoạt phổ chọn lọc là:
A. Tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn
B. Tác động lên vi khuẩn gram (+)
C. Tác động một loại hoặc 1 nhóm vi khuẩn
D. Một nhóm vi khuẩn bị tác động
E. Một loại vi khuẩn bị tác động



×