Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẰM HƯỚNG TỚI VIỆCXÂY DỰNG PHONG TRÀO HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.5 KB, 11 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẰM HƯỚNG TỚI VIỆC
XÂY DỰNG PHONG TRÀO
HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. NHÌN LẠI PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO 10 NĂM
QUA

1. Cuộc vận động hiến máu nhân đạo đã được khởi động và phát triển trên
phạm vi toàn quốc, thu hút được nhiều ban ngành, đoàn thể, các cơ quan tổ
chức xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng.
Đến nay đã có 59/61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Ban chỉ
đạo cuộc vận động hiến máu nhân đạo, nhiều địa phương hệ thống Ban chỉ đạo
đã được phát triển tới tận phường, xã, cơ quan, trường học tiêu biểu như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mạng lưới Tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo cũng đã được xây dựng và
phát triển. Đến nay đã có trên 200 tổ chức hội, chi hội, câu lạc bộ, đội với trên
10.000 tình nguyện viên vận động hiến máu nhân đạo. Đây là lực lượng có
nhiệt huyết, có kiến thức và kỹ năng về công tác vận động hiến máu nhân đạo,
đồng thời cũng là lực lượng quan trọng sẵn sàng hiến máu an toàn khi có nhu
cầu truyền máu cấp cứu. Hàng tuần, đội ngũ tình nguyện viên hiến máu nhân
đạo đã thường xuyên đóng góp trên 5.000 ngày công tham gia vận động tuyên
truyền hiến máu nhân đạo trong đó tiêu biểu là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Huế, Cần thơ, Thái Nguyên...
2. Nhận thức của thanh niên và nhân dân về hiến máu nhân đạo và an toàn
truyền máu đã được nâng lên một bước rõ rệt. Lượng người tham gia hiến máu
và hiến máu an toàn ngày càng tăng. Năm 2002 lượng máu thu gom được trên
toàn quốc là 298.000 đơn vị, tăng gấp 3 lần so với năm 1992. Tỷ lệ người hiến
máu tình nguyện tăng từ 0% (năm 1992) lên 35% (năm 2002). Tại Viện Huyết
học - Truyền máu, lượng máu thu được năm 2002 là 33.340 đơn vị, gấp 12 lần
so với năm 1992, tỷ lệ người cho máu tình nguyện tăng từ 0% (năm 1992) lên
68% (năm 2001). Chất lượng máu và an toàn truyền máu nhờ đó được nâng lên
một bước rõ rệt.


Kết quả trên là cơ sở quan trọng để chúng ta đề xuất với Chính phủ và được
Chính phủ phê duyệt các chương trình, dự án về an toàn truyền máu và sản xuất
các chế phẩm máu.
3. Cuộc vận động hiến máu nhân đạo cũng góp phần tích cực vào việc xây
dựng nếp sống tương thân, tương ái, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma
túy và là môi trường tốt để thanh niên rèn luyện và trưởng thành.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ XÂY DỰNG
PHONG TRÀO HMNĐ TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động HMNĐ
12


HMNĐ là một phong trào lớn có rất nhiều khó khăn. Bởi vì, không dễ gì
làm cho mọi người hiểu được rằng: hiến máu là không có hại; Hoặc thế nào là
hiến máu đúng và hiến máu ở đâu? Do đó cần phải có một chủ trương tuyên
truyền vận động rộng khắp, lâu dài, bền bỉ để mọi người có nhận thức đầy đủ về
HMNĐ, từ đó có thái độ đúng đắn và cuối cùng mới có thể làm thay đổi được
hành vi trong việc: biết cách tự bảo vệ sức khoẻ, tham gia HMNĐ an toàn và cả
việc nhất định không hiến máu nhân đạo nếu không đủ điều kiện. Qua nghiên
cứu cho thấy, tâm lý của đối tượng tham gia HMNĐ diễn biến qua nhiều giai
đoạn:
- Giai đoạn thờ ơ.
- Giai đoạn nghi vấn.
- Giai đoạn tự lựa chọn.
- Giai đoạn sẵn sàng hiến máu.
- Sau khi hiến máu lần đầu họ sẽ có giai đoạn tự kiểm định sau hiến máu.
- Tiếp đó họ chuyển sang giai đoạn ''ấn tượng'' rồi hiến máu nhắc lại.
Theo ý kiến các chuyên gia vận động HMNĐ của Tổ chức y tế thế giới thì:
Vận động người cho máu chính là một quá trình tiếp thị xã hội nhằm thay đổi

hành vi của cộng đồng đối với việc hiến máu, bao gồm cả việc khuyến khích
các hành vi tích cực và sửa đổi các quan niệm tiêu cực có từ trước.
Như vậy, đây là một quá trình chuyển đổi nhận thức rất sâu sắc mà chỉ qua
thời gian ngắn hay qua một số bài báo thì không thể đạt được.
Để xây dựng một chương trình tuyên truyền vận động hiến máu có hiệu quả:
- Cần có kế hoạch toàn diện và tổng thể, đồng thời phải có chiến lược thống
nhất chung cho cả quốc gia.
- Vận động toàn xã hội, nhưng cũng cần hướng đến những đối tượng cụ thể
thích ứng theo từng giai đoạn, từng địa phương...
- Phải tính tới những yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả vận động như: Cội
nguồn văn hoá, nhu cầu tôn vinh giá trị trong cộng đồng, tập quán ...
- Cần biết tổ chức một cách lý thú và lôi cuốn; Các thông điệp phải được lặp
đi lặp lại để cộng đồng dễ tiếp nhận.
- Hoạt động tuyên truyền phải liên tục và kéo dài - vì phải có đủ thời gian thì
hoạt động tiếp thị xã hội này mới có hiệu quả.
Trong những năm vừa qua, do thiếu kinh phí và do chưa có kinh nghiệm,
nên công tác tuyên truyền vận động chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ
của thực tiễn đề ra đối với phong trào HMNĐ ở nước ta.
Như ta đã biết, để làm tốt việc này rất tốn kém về sức lực, trí tuệ về tài
chính. Bởi vậy đòi hỏi phải có sự nỗ lực bền bỉ không chỉ của Hội Chữ thập đỏ,
ngành Huyết học - Truyền máu, các đoàn thể xã hội, mà cả của Bộ Y tế, bộ Văn
hoá - Thông tin, bộ Giáo dục- đào tạo, bộ Tài chính... Việc này cũng cần sự
13


đồng tâm hợp lực không chỉ trong tầng lớp thanh niên, mà trong mỗi gia đình,
mỗi cơ quan, mỗi ngành, mỗi đoàn thể, mỗi cán bộ đảng viên, đặc biệt là từ các
cấp lãnh đạo của nước ta.
Riêng ở giai đoạn này cần chú ý nhấn mạnh hơn các vấn đề sau:
- Cần giáo dục tuyên truyền vận động để mọi tầng lớp nhân dân xã hội thấy

được rằng: Hiến máu để cứu người là một việc thiện, là sự thể hiện tốt đẹp của
lòng tương thân tương ái cao cả, là một biểu hiện của lẽ sống ''mình vì mọi
người và mọi người vì một người''. Bởi vậy, đó cũng rất thiêng liêng nhưng
rất đỗi bình thường.
Chúng ta có đủ niềm tin rằng: Một dân tộc đã
quai đê lấn biển tạo ra được non sông gấm vóc
''Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
được những đế quốc sừng sỏ... thì chắc chắn sẽ
HMNĐ.

từng chung lưng đấu cật để
này. Một dân tộc đã từng
một người'' để đánh thắng
thực hiện được phong trào

Thực trạng cho thấy, phong trào HMNĐ mới gây dựng được trong vòng
mười năm, mà hiện nay nhiều địa phương trên cả nước đã có số người tham gia
HMNĐ rất đông, như ở quận Cầu Giấy, Hà Nội (có ngày, hơn một nghìn người
tham gia hiến máu). Hoặc ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở huyện miền
núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên-Huế... có người tham gia hiến máu không chỉ
01 lần mà 03, 04 hoặc 09, 10 lần. Những kết quả đó, cũng là một bằng chứng
cho thấy nhiều người trong xã hội chúng ta đã ''bình thường hoá'' việc HMNĐ.
- Về mặt chuyên môn thì cần tuyên truyền để cho mọi người thấy được
''Hiến máu theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc là hoàn toàn không làm thay đổi
đặc điểm sinh lý cơ thể và các chỉ số tế bào máu''.
Đây là một vấn đề khoa học, bởi vậy cần phải được tuyên truyền bằng
những minh chứng thực sự khoa học. Cần phải có thêm những công trình khoa
học ở người Việt Nam với các lứa tuổi khác nhau, ở các vùng địa lý khác nhau,
với các nghề nghiệp khác nhau... để làm dày hơn các bằng chứng. Mặt khác,
cần theo dõi thêm những người đã HMNĐ nhiều lần để có tư liệu phong phú

hơn. Cần để người này nói ra sự thật cảm giác sức khoẻ của bản thân họ. Tuyên
truyền bằng tấm gương bao giờ cũng là hình thức tuyên truyền sống động và có
sức thuyết phục nhất.
- Về mặt công nghệ thì cần tập trung giải thích để mọi người hiểu rằng: máu
thu gom được từ người cho chỉ là nguyên liệu cho cả một chu trình công nghệ
nhiều bước để tạo ra sản phẩm máu an toàn sau đó mới sử dụng được cho người
bệnh.
Thời kì truyền máu toàn phần đã hoàn toàn chấm dứt ở các nước tiên tiến; ở
Việt Nam, tại các thành phố lớn cũng đang sắp qua rồi, còn lại ở hầu hết các
tỉnh cũng đang có những cố gắng cải tiến để dần dần chấm dứt việc truyền máu
toàn phần.
Máu toàn phần lấy được từ người cho còn qua một loạt các quá trình như:
14


+ Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường máu như: sốt rét, giang mai,
viêm gan B, viêm gan C, HIV... (và trong tương lai chắc là sẽ còn có nhiều loại
khác nữa).
+ Sản xuất các chế phẩm như: Khối hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết
tương tươi, huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh yếu tố VIII, albumin... Khoa
học công nghệ càng phát triển thì danh sách các loại chế phẩm này càng nhiều
thêm. Sau khi đã có các loại chế phẩm thì việc lưu trữ cũng là một vấn đề hết
sức phức tạp, đòi hỏi không những phải có trang thiết bị hiện đại, chế độ kỹ
thuật nghiêm ngặt, mà còn phải có kiến thức sâu về vấn đề này. Bởi vậy, cần
phải có những trung tâm truyền máu hiện đại và tập trung.
2. Định hướng lại đối tượng vận động hiến máu nhân đạo trong giai đoạn
tới
Hơn 10 năm qua, phong trào vận động HMNĐ đã thu hút một số lượng lớn
người tham gia hiến máu. Đó là cán bộ, nhân dân, bộ đội, chiến sĩ công an nhân
dân, nhưng chủ yếu nhất vẫn là sinh viên, học sinh các trường chuyên nghiệp.

Điều này là rất tốt, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của phong trào HMNĐ.
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu và phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy, sinh viên học sinh
là đối tượng nhiệt tình, có trách nhiệm, là một trong những đối tượng được tổ
chức tốt... nhưng hầu hết sinh viên đều có thu nhập thấp, đặc biệt là con em
nông thôn đi học. Bởi vậy, trong thực tiễn đã có những sinh viên từ chỗ đi hiến
máu theo phong trào vận động của trường về sau họ đã trở thành người hiến
máu bán chuyên nghiệp, thậm chí là chuyên nghiệp. Rồi cũng do khó khăn về
kinh tế, nên sau khi hiến máu, đặc biệt là khi đã hiến máu nhiều lần, họ cũng
không bồi dưỡng mà dành số kinh phí đó để làm việc khác ( như mua sách, vở,
tài liệu, và các sinh hoạt cá nhân khác). Điều này rất ảnh hưởng đến sức khoẻ
của sinh viên -những trí thức trẻ trong tương lai gần của đất nước. Những số
liệu nghiên cứu mới đây nhất cho thấy khá rõ vấn đề này.
Từ đó cho thấy rằng, để phát triển bền vững phong trào HMNĐ, rất cần thiết
phải điều chỉnh lại đối tượng vận động. Đó không chỉ là sinh viên, mà cả những
đối tượng khác nữa, như cán bộ công chức nhà nước, doanh nghệp, nhân dân ở
các quận huyện-đặc biệt là những tầng lớp có thu nhập cao; các lực lượng vũ
trang (quân đội, công an)... Thực tiễn cho thấy ở nước ta, nơi nào phong trào
vận động HMNĐ rộng khắp trên nhiều đối tượng (không chỉ phát triển riêng ở
sinh viên) thì đều phát triển rất tốt. Cụ thể như ở thành phố Hồ Chí Minh, Thừa
Thiên Huế, ở Phú Yên... đối tượng hiến máu ở đây không chỉ là sinh viên, mà
cả cán bộ công chức nhà nước, chiến sĩ quân đội, công an... gồm cả những
người không tôn giáo và cả có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo); gồm cả
người Kinh và các dân tộc thiểu số, như dân tộc Pa-kô, Vân Kiều...
Nhất thiết phải xã hội hoá việc HMNĐ. Điều này cũng là một phần trong
chính sách xã hội hoá công tác y tế - là chính sách của Đảng mà Lãnh đạo Bộ y
tế đang kiên trì thực hiện.

15



Hiến máu nhân đạo là một việc làm vẫn còn khá mới mới đối với nước ta.
Có thể coi đây cũng là một phong trào cách mạng. Bởi vậy, muốn thành công
được phải có nhiều người tham gia, cả xã hội tham gia, cả dân tộc đều tham gia.
Chỉ có như vậy thì phong trào HMNĐ mới thành công và phát triển bền vững.
3. Chú ý hơn nữa đến công tác tôn vinh giá trị nhân văn của việc hiến
máu nhân đạo
Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp. Hành động đó đáng được tôn
vinh. Một số nước trên thế giới, như Nhật Bản, Thái Lan... đã làm rất tốt điều
này.
Trong những năm qua, chúng ta cũng đã chú ý đến việc tôn vinh những người
hiến máu, nhưng chưa ngang tầm với những gì mà những học sinh, sinh viên,
chiến sĩ công an, bộ đội, cán bộ công chức Nhà nước đã làm - đó là hiến dâng
một phần máu của mình để cứu sống người bệnh.
Sau hơn 10 năm xây dựng phong trào HMNĐ, hiện nay ở nước ta đã xuất
hiện những cá nhân tham gia hiến máu nhân đạo nhiều lần (05 lần, 07 lần, thậm
chí là trên 10 lần); đã xuất hiện những gia đình gồm vợ, chồng và con đều tham
gia hiến máu; đã xuất hiện những địa phương, những tập thể có tỷ lệ người
tham gia hiến máu nhân đạo rất đông... Máu của họ đã thực sự trở thành món
quà quý báu của đồng loại giúp cứu sống người bệnh. Cá nhân những con
người đó và cả những tập thể đó, thực sự xứng đáng được tôn vinh, xứng đáng
được xã hội đánh giá, ghi nhận công ơn.
Trong thời gian tới, với sự tham mưu, tư vấn của các Hội, các đoàn thể và
của ngành Truyền máu, Nhà nước cần có những chính sách khen thưởng cụ thể
cho các tập thể, các địa phương, cũng như các cá nhân đã tham gia tích cực
trong phong trào HMNĐ.
Việc khen thưởng đó cần phải ngang tầm đối với sự cống hiến của họ, phải
được ghi nhận chính thức. Mặt khác cũng cần chú ý đến cả sự đặc thù về địa
phương: tôn giáo, tín ngưỡng, và tính cộng đồng xã hội của người hiến máu
nhân đạo. Đặc biệt là đi kèm với sự tuyên dương cần tính đến những quyền lợi
mà họ được hưởng khi họ đau ốm cần điều trị.

4. Quan tâm đến lợi ích về mặt y tế đối với người tham gia hiến máu
nhân đạo
Có dịp trao đổi với các đồng nghiệp về công tác vận động HMNĐ ở một số
nước (Nhật Bản, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Singapore...) họ đều nhất trí
rằng: quan tâm tốt đến lợi ích về mặt y tế (medical benefit) của người hiến máu
là một biện pháp rất hữu hiệu để thúc đẩy phong trào HMNĐ phát triển.
Thực ra, chú ý đến lợi ích y tế của người hiến máu chẳng những là biểu hiện
sự quan tâm đến họ, mà đồng thời cũng là việc đảm bảo an toàn cho công tác
truyền máu và giảm bớt những mặt trái của việc cho máu không đúng quy định.
Quan tâm đến lợi ích về mặt y tế đối với người hiến máu bao gồm những
việc như:
16


- Xây dựng chính sách bảo hiểm về máu cho những người hiến máu trong
trường hợp họ bị bệnh cần đến máu.
- Khám sức khoẻ cho người hiến máu.
- Làm các xét nghiệm không những về các bệnh lây qua đường truyền máu,
mà cả về tế bào máu, nhóm máu, chức năng gan, thận... cho người hiến máu.
- Cần có hồ sơ quản lý sức khoẻ cho người hiến máu (nhất là người hiến
máu nhiều lần).
Bằng việc làm này, người hiến máu sẽ rất an tâm, sẽ rất hài lòng, vì mỗi lần
hiến máu họ lại được kiểm tra sức khỏe. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều người
hiến máu khi lấy máu xong họ không mong đợi được tiền bồi dưõng, mà họ rất
muốn biết được những thông tin về sức khoẻ của mình (như nhóm máu của
mình là gi? có bị nhiễm virus viêm gan không?...).
Trong thời gian tới, nếu quan tâm đến vấn đề này, chúng ta hoàn toàn có đủ
cơ sở để tin tưởng sẽ thúc đẩy được phong trào vận động hiến máu nhân đạo ở
nước ta.
5. Nên thay đổi lại trình tự sàng lọc và thu gom máu đối với người Hiến

máu nhân đạo
Thông thường một quy trình thu gom máu được bắt đầu từ việc sàng lọc sơ
bộ người tham gia cho máu, bao gồm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm
cần thiết như: nhóm máu, viêm gan B, định lượng huyết sắc tố...). Nghĩa là sàng
lọc rồi mới thu gom. Dĩ nhiên sau khi thu gom xong thì việc làm các xét nghiệm
sâu hơn để sàng lọc túi máu (như viêm gan C, giang mai, sốt rét, HIV...) vẫn
còn được tiếp tục làm thêm nữa.
Trên thế giới, tại các trung tâm truyền máu lớn, tuyệt đại đa số người ta
cũng làm như vậy. Ở Việt Nam, đối với người hiến máu hoặc bán máu chuyên
nghiệp đến tại các Trung tâm truyền máu cũng được thực hiện theo trình tự này.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi trong cả nước, khi đi thu gom máu ngoài viện
cho người hiến máu nhân đạo (đặc biệt là ở những điểm lưu động) chúng ta
không làm theo trình tự này, mà thực hiện việc thu gom (tức là lấy máu của
người hiến máu) trước, sau đó đưa về các trung tâm truyền máu mới làm các xét
nghiệm sàng lọc để loại bỏ những túi máu không đủ tiêu chuẩn. Nghĩa là thu
gom trước rồi sàng lọc sau.
Việc thực hiện theo trình tự này đã dẫn đến một số hậu quả sau:
- Tỷ lệ các túi máu huỷ là rất cao (≥ 6%).
- Không đảm bảo được an toàn truyền máu cho chính người hiến máu, thậm
chí cả người đi thu gom máu. Điều này thực sự là không khoa học và hơn thế
nữa chúng ta còn thấy quả là day dứt lương tâm. Bởi lẽ: Bạn nghĩ thế nào nếu
người đi hiến máu đó giả sử có HBsAg dương tính và bệnh viêm gan đang ở
giai đoạn tiến triển (HBeAg dương tính, men gan tăng cao) mà vẫn bị chúng ta
lấy đi một phần (≥ 250 ml) máu của cơ thể nữa.
17


Lý do mà chúng ta đưa ra là: Làm như vậy để người hiến máu chỉ đến một
lần - khỏi tốn thời gian! Tất nhiên điều này còn có những lý do rất chính đáng
khác nữa như: Thiếu kinh phí để trang bị máy móc, mua thuốc thử tốt, nhanh...

để làm xét nghiệm sàng lọc trước cho người hiến máu.
Tuy vậy, nếu nhìn trên góc độ toàn quốc thì hiện nay vẫn có một số nơi (như
ở bệnh viện 19-8, Bộ Công an; Bệnh viện tỉnh Phú Yên...) đã thực hiện việc
sàng lọc trước khi thu gom máu. Mà thực tế thì kết quả của họ làm rất tốt, người
đến hiến máu tỏ ra rất thoải mái; Họ thậm chí là rất vui khi được biết là mình có
nhóm máu gì, có bị nhiễm virus viêm gan không? và với cách lấy này, tại các cơ
sở đó tỷ lệ máu huỷ được giảm xuống rất thấp, chỉ xấp xỉ 1%, thậm chí là 0%.
Trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung kinh phí để lập lại cho được trình
tự: sàng lọc sơ bộ trước (nhất là các xét nghiệm nhóm máu, HBsAg, định lượng
huyết sắc tố...) sau đó mới đến lấy máu của người hiến máu.
Đây cũng là một việc làm khá khó (vì nay đã thành thói quen). Tuy nhiên vì
lợi ích của người hiến máu, vì sự an toàn cho người đi thu gom máu và vì để
tránh sự lãng phí... chúng ta cần phải quyết tâm sửa chữa.
6. Tập trung cao độ để xây dựng cho được phong trào HMNĐ không
nhận tiền bồi dưỡng
Đây là quan điểm chiến lược mang tính xuyên suốt, bởi lẽ :
- Điều đó phản ánh đúng bản chất của phong trào HMNĐ.
- Điều đó đang và sẽ phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của người hiến
máu.
- Thực tế thì những nước trên thế giới đã làm được điều này và người ta đã
thấy chỉ có HMNĐ không nhận tiền bồi dưỡng mới có thể xây dựng được
phong trào hiến máu phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây khi chúng ta còn thực hiện việc chi trả cho người
hiến máu thì đã xuất hiện những bất cập như:
- Rất khó kiểm soát được chất lượng máu của đội ngũ người cho máu
chuyên nghiệp, đặc biệt khi chúng ta chưa quản lý được người cho máu bằng hệ
thống máy vi tính nối mạng.
- Có hiện tượng một số người HMNĐ đã gia nhập vào đội ngũ cho máu bán
chuyên nghiệp, thậm chí là chuyên nghiệp- dù chỉ trả một phần tiền máu.
- Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện một số người đến hiến máu nhân đạo thực

sự không vì tiền. Người ta rất khó chịu khi phải nhận một số tiền dù ít hay
nhiều. Họ chỉ muốn được làm việc thiện! Họ tha thiết mong muốn máu của họ
được dùng cho người bị bệnh hiểm nghèo. Với ý nghĩa nhân đạo cao cả đó thì
tiền hoàn toàn không mua được.

18


7. Xây dựng một hệ thống văn bản pháp quy Nhà nước bảo đảm cho
phong trào HMNĐ phát triển được bền vững
Các văn bản Nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho việc tổ chức, xây
dựng và thúc đẩy sự phát triển của phong trào HMNĐ. Thực tế trong 10 năm
qua cho thấy rất rõ điều đó.
Tuy nhiên, trước sự thay đổi rất lớn về đời sống xã hội, dân trí, và cả nhu
cầu đòi hỏi của việc phải có đủ máu có chất lượng cao.... thì đã đến lúc cần có
một số văn bản Nhà nước thích hợp để định hướng và hỗ trợ cho phong trào
HMNĐ phát triển hơn ở giai đoạn mới.
- Cần có quyết định của Thủ tướng về ''Toàn dân tham gia hiến máu nhân
đạo''; trong đó có yêu cầu rất cụ thể về chỉ tiêu cho các cơ quan, tỉnh, huyện,
xã... (theo ý kiến của các chuyên gia thì chỉ cần có 2 - 5 % dân số tham gia hiến
máu thì nhu cầu máu của một quốc gia sẽ đủ). Đây là văn bản quan trọng nhất
cần có hiện nay.
- Bộ Y tế với sự tham gia của các vụ chức năng và với sự tham gia của
ngành Huyết học - Truyền máu, phải xây dựng lại ''Điều lệnh truyền máu'',
thay thế cho Điều lệnh truyền máu đã có từ năm 1992 - mà đến nay thực sự
không còn phù hợp nữa.
- Bộ Y tế, Bộ tài chính và các cơ quan chức trách cần có văn bản mới nhằm
khắc phục những điều bất cập trong thông tư số 22/2001/TT-BYT (15 -11 2001 ) và thông tư số 01/2003/TT-BYT (12 - 03 - 2003) về các vấn đề:
+ Số kinh phí cấp cho 1 một đơn vị máu toàn phần mà chỉ 260.000
đồng/1đơn vị 250ml là không còn phù hợp nữa, vì yêu cầu sàng lọc đã cao hơn

trước nhiều.
+ Hoặc nên bỏ phần quy định phải chi trả cho người hiến máu (số tiền tối đa
là 80.000 đồng / đơn vị) và chuyển phần kinh phí này vào các việc nhằm mang
lại lợi ích y tế cho người hiến máu nhân đạo như: khám, kiểm tra sức khoẻ cho
người hiến máu, chi trả bảo hiểm máu cho họ khi người hiến máu có bệnh tật
mà cần đến máu hoặc chi thêm cho việc tuyên truyền vận động HMNĐ...
- Cần xây dựng lại bảng giá máu và các loại chế phẩm máu như: khối hồng
cầu, hồng cầu rửa, hồng cầu cô đặc, huyết tương tươi, huyết tương tươi đông
lạnh, tủa lạnh yếu tố VIII....
Chúng tôi được biết, hiện nay lãnh đạo Bộ Y tế cũng đã nhận ra những bất
cập của các văn bản quy định trước đây, và đã chỉ đạo cho ngành truyền máu
phối hợp với các vụ chức năng tích cực sửa đổi những vấn đề này.
8. Xây dựng một hệ thống truyền máu quốc gia đủ mạnh và hợp lý
Về mặt chuyên môn thì đây là một việc làm quan trọng nhất. Vì chỉ khi xây
dựng được hệ thống truyền máu quốc gia đủ mạnh về khoa học thì mới:
- Đảm bảo được an toàn máu về số lượng và chất lượng.
19


- Sản xuất được các chế phẩm máu để thực hiện truyền máu đúng, theo
phương châm: ''Cần gì truyền nấy''.
- Tránh được lãng phí máu - do máu bị nhiễm bệnh, máu bị hỏng, do
không sử dụng được chế phẩm máu...
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các bộ phận chuyên khoa truyền máu và
các chuyên gia nước ngoài, cũng nhận được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế,
thì việc xây dựng theo các nguyên tắc sau:
Phải có những trung tâm truyền máu Quốc gia tập trung lớn, ngang tầm với
khu vực và quốc tế, được đặt tại các thành phố lớn. Tiếp đó là có các trung tâm
truyền máu khu vực, hoặc cấp tỉnh (ở các tỉnh lớn).
Các trung tâm truyền máu Quốc gia và khu vực có nhiệm vụ cung cấp máu

và các chế phẩm máu cho các bệnh viện huyện, tỉnh thuộc diện bao phủ.
Hạn chế tối đa và đi đến chấm dứt việc lấy máu, lưu trữ máu ở các bệnh
viện huyện, thậm chí ở các tỉnh có nhu cầu truyền máu ít, vì điều đó không thể
đảm bảo an toàn cũng như Nhà nước không có điều kiện để đầu tư dàn trải như
vậy được.
Hiện nay, nhờ sự quan tâm của Chính phủ, của Bộ Y tế ngành truyền máu
nước ta sắp xây dựng 4 trung tâm truyền máu lớn ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ
Chí Minh và Cần Thơ. Mặt khác Nhà nước cũng đã phê duyệt chương trình an
toàn truyền máu 10 năm (2003-2013). Hy vọng với sự đầu tư xứng đáng này
chúng ta có thể bước vào xây dựng một hệ thống truyền máu Quốc gia tốt hơn,
khoa học hơn.
9. Xây dựng một lộ trình cũng như một cơ chế tài chính hợp lý để phát
triển hiến máu nhân đạo
Hiện nay phong trào hiến máu nhân đạo là chưa thực sự đủ mạnh và không
đồng đều giữa các địa phương. Điều này dẫn đến một thực tế là: Chúng ta đang
sử dụng máu từ 2 nguồn cơ bản: Người bán máu chuyên nghiệp và người hiến
máu tình nguyện (mà phần lớn là có nhận tiền bồi dưỡng). Tỷ lệ 2 nguồn máu
này là khác nhau giữa các trung tâm, các địa phương.
Vậy trên thực tế đang còn sử dụng một lượng máu (có nơi là khá lớn) thu
gom được từ người bán máu chuyên nghiệp; Nhưng yêu cầu của việc xây dựng
một phong trào hiến máu nhân đạo phát triển bền vững là phải thu gom máu từ
người hiến máu không lấy tiền. Đây là một mâu thuẫn, mà có nơi thì mâu thuẫn
này là khá lớn! Phải có thời gian và những biện pháp cụ thể mới có thể giải
quyết được mâu thuẫn này.
Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất:
- Bên cạnh việc tiếp tục duy trì việc mua máu từ người bán máu chuyên
nghiệp; thì phải quyết tâm triển khai việc hiến máu nhân đạo không trả tiền bồi
dưỡng.

20



- Về kinh phí để trả cho người bán máu chuyên nghiệp thì vẫn thực hiện như
các quy định của Nhà nước hiện hành; Còn kinh phí dành cho người hiến máu
nhân đạo không nhận tiền thù lao sẽ được chuyển sang để bổ sung cho các lợi
ích về y tế (như là để làm các xét nghiệm sàng lọc và kiểm tra sức khoẻ, dịch vụ
tư vấn sức khoẻ sau khi hiến máu, chi để bảo hiểm máu cho người hiến máu và
bổ sung cho công tác vận động tuyên truyền...).
- Về lộ trình và các biện pháp: Cần có quy định thời gian cụ thể để giảm dần
tỷ lệ máu mua từ người bán máu và tăng dần tỷ lệ máu lấy từ người hiến máu;
Thời gian này theo chúng tôi có thể phải mất từ 6-12 tháng. Các trung tâm
truyền máu lớn ( như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Cần thơ...) phải có
quyết tâm cao để thực hiện lộ trình này. Nếu thực hiện được việc chuyển đổi
càng nhiều (tức là tăng tỷ lệ máu lấy từ người hiến máu nhân đạo không lấy
tiền và giảm dần tỷ lệ máu lấy từ người cho máu chuyên nghiệp) thì sẽ được
khen thưởng và đặc biệt là được ưu tiên đầu tư thêm. Còn những cơ sở không
đủ khả năng chuyển đổi thì có thể phải bị đóng cửa để lấy máu từ các trung tâm
lớn về sử dụng.
10. Công tác tổ chức hệ thống truyền máu
Có một số vấn đề cần giải quyết như sau:
- Cần sớm thành lập một Uỷ ban vận động hiến máu nhân đạo quốc gia, mà
đứng đầu phải là Thủ tướng hoặc Phó thủ tướng, các bộ như: bộ Y tế, bộ Tài
chính, bộ Giáo dục và đào tạo... cùng với Hội chữ thập đỏ, Trung ương Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cùng với Viện Huyết học- Truyền máu trung
ương.
- Từ đó thành lập các Uỷ ban vận động hiến máu nhân đạo địa phương (tỉnh,
huyện, xã) mà trong đó người dứng đầu phải là cấp trưởng hoặc phó chủ tịch
các UBND cấp tỉnh, huyện hoặc xã.
Uỷ ban này có trách nhiệm tổ chức phong trào vận động hiến máu nhân đạo,
đặc biệt là phải định ra cho được chỉ tiêu hiến máu của các cơ quan, các thôn,

xã, huyện, tỉnh... trong mỗi năm. Hiến máu nhân đạo phải trở thành một chỉ tiêu
thi đua bắt buộc buộc của mỗi cơ quan, đơn vị, làng, xã, huyện, tỉnh... Mặt khác
cần phối hợp với các trung tâm truyền máu để điều tra chính xác hơn nhu cầu
máu và chế phẩm máu thực tế của nước ta.
- Trao thực quyền cho Hội chữ thập đỏ các cấp để Hội triển khai thực hiện
vận động hiến máu nhân đạo. Cần cấp kinh phí cho Hội chữ thập đỏ để làm
công tác hiến máu nhân đạo. Nguồn kinh phí này có thể được cấp từ ngân sách
của Nhà nước hoặc từ các chương trình dự án. Tuy nhiên cũng phải có những
chế tài cụ thể cho hội chữ thập đỏ nếu không đảm bảo được chỉ tiêu đề ra.
- Cần xây dựng một mạng lưới điều tiết máu của chính các cơ sở truyền máu,
các bệnh viện. Hàng ngày sẽ cập nhật thông tin về số lượng máu và các chế
phẩm máu cần có, số máu chưa dùng đến, số máu sắp hết hạn... Dựa trên những
thông tin đó để các cơ sở có sự chuyển đổi, điều tiết máu và các chế phẩm máu
21


cho nhau. Điều này sẽ đảm bảo nhu cầu máu truyền cho các bệnh viện trong
khu vực, hạn chế được số máu thừa máu huỷ...
- Tại các bệnh viện cần thành lập ban an toàn truyền máu, bao gồm các giáo
sư, bác sỹ có kinh nghiệm và các thầy thuốc chuyên khoa Huyết học-Truyền
máu. Ban này có nhiệm vụ tư vấn cho việc chỉ định truyền máu và các chế
phảm máu đúng, cũng như để kịp thời giải quyết những tai biến truyền máu xảy
ra trong bệnh viện...
III. KẾT LUẬN

Phong trào vận động HMNĐ cũng như công tác truyền máu ở nước ta đã và
đang có những thành công nhất định, như đã xây dựng được một phong trào
hiến máu tình nguyện (chủ yếu là có nhận tiền bồi dưỡng) và đã đáp ứng được
phần lớn nhu cầu máu và chế phẩm máu cho bệnh nhân. Điều này thực sự là
những minh chứng sinh động cho sự thành công đó.

Tuy nhiên để tính đến một sự an toàn truyền máu cho Quốc gia thì nhất định
phải đầu tư (sức lực, trí tuệ, tài chính ...) hơn nữa để xây dựng cho được một
phong trào hiến máu nhân đạo không lấy tiền. Muốn vậy thì cần thiết phải có
những biện pháp cụ thể và đồng bộ để tìm cách hạn chế những điều chưa hợp
lý, chưa đúng và chưa hiệu quả.
Với sự quan tâm của Nhà nước, của Bộ Y tế, của các cơ quan có liên quan
và đặc biệt là sự nỗ lực của các cán bộ nghành Huyết học- Truyền máu chúng ta
có đủ niềm tin để hy vọng xây dựng được một phong trào HMNĐ phát triển bền
vững .

22



×