Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bai 6 tieu chuan cho mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.23 KB, 6 trang )

KHÁM LÂM SÀNG
2.1. Tuổi:
Tối thiểu 18 tuổi và tối đa 60 tuổi. Ngoài giới hạn tuổi này, quyết định lấy máu hay
không do Bác sỹ khám bệnh chịu trách nhiệm căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của người hiến
máu. Riêng với những người dưới 18 tuổi còn phải có giấy phép của cha mẹ hay người giám
hộ theo pháp luật. Thường những người trên 60 tuổi vẫn có thể hiến máu nếu sức khoẻ cho
phép. Trẻ em dưới 18 tuổi có thể hiến máu tự thân nếu sức khoẻ cho phép.
2.2. Thể trọng:
Người hiến máu nam giới phải nặng từ 45kg trở lên, với nữ giới phải từ 40kg trở lên.
Tình trạng thiếu cân có thể là những biểu hiện của một bệnh lý tiềm ẩn. Do đó phải hỏi kỹ
những người nhẹ cân dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
2.3. Dáng vẻ bề ngoài:
Người hiến máu phải có dáng vẻ khoẻ mạnh bình thường. Nếu có vẻ mệt mỏi, ốm yếu
hoặc đang chịu ảnh hưởng của thuốc hay rượu thì không được hiến máu. Phải quan sát xem
người hiến máu có đỏ bừng mặt, vẻ thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, vàng da, tái tím, khó thở,
tâm thần bất định, lờ đờ do thuốc hay rượu không. Quan sát kỹ vùng trước của khuỷu tay xem
có vết tiêm hay sẩn ban, vẩy nến... Nếu có vết tiêm chích mà không được giải thích rõ phải
loại vĩnh viễn. Nếu có bệnh ngoài da, nhiễm trùng tại vùng chọc kim, chỉ hiến máu được sau
khi lành hẳn. Điều này để tránh tình trạng nhiễm trùnh của máu và các chế phẩm máu có hại
cho người nhận.
2.4. Mạch:
Phải đếm mạch kỹ trong ít nhất 30 giây và nếu có bất thường gì về số lần hoặc nhịp đập,
phải đếm cho đến 60 giây. Muốn hiến máu, người hiến phải có mạch đều, rõ và nằm trong
khoảng 50-100 lần/phút, hợc nêu người hiến là vận động viên tập luyện tốt, mạch có thể dưới
50 lần/phút mà vẫn xem là bình thường, do đó phải ghi rõ những trường hợp này vào lý lịch
người hiến máu. Trong khi lấy máu, nếu thấy mạch chậm lại đột ngột, phải ngưng lấy máu
ngay vì có thể là dấu hiệu khởi phát của ngất xỉu do vận mạch.
Mạch nhanh có thể do những nguyên nhân sinh lý như lo lắng, sợ hãi hay làm việc nặng.
Phải để người hiến máu thư giãn trong 10 - 15 phút rồi kiểm tra lại. Nếu mạch vẫn nhanh, báo
ngay cho bác sỹ và/hoặc không chấp nhận hiến máu.
2.5. Huyết áp:


Huyết áp tâm thu (tối đa) không quá 160mmHg, huyết áp tâm trương (tối thiểu) không
quá 100mmHg:
160mmHg ≥ Huyết áp tối đa ≥ 100mmHg
100mmHg ≥ Huyết áp tối thiểu ≥ 60mmHg
Không được lấy máu của người cap huyết áp đã được điều trị cao huyêt áp vì ngấ xỉu do
vận mạch kéo dài và nặng hơn ở những người này.
2.6. Thai nghén:
Phụ nữ có thai không được hiến máu ngoài trường hợp truyền máu tự thân hoặc lấy máu
người mẹ để truyền thay máu cho chính con mình nhưng phải có ý kiến của bác sỹ. Sau khi


sinh, thời gian không được hiến máu bằng thời gian thai nghén, hoặc ít nhất là trong thời gian
cho con bú.
Sẩy thai và sinh non không phải là lý do để cấm hiến máu. Tuy nhiên nếu được truyền
máu trong hoặc sau đó, người này sẽ không được hiến máu trong 12 tháng.
2.7. Thời gian giữa các lần hiến máu:
Thời gian giữa 2 lần hiến máu toàn phần không được dưới 2 tháng. Một năm, ma giới
hiến máu không quá 5 lần và nữ giới không quá 4 lần. Nếu hiến huyết tương, mỗi tuầncó thể
hiến 2 lần và không quá 10 lần/năm và nếu đã hiến huyết tương, ít nhất 48 giờ mới được hiến
máu toàn phần.
2.8. Lượng máu có thể cho:
Thể tích tối đa máu có thể cho là 7ml/kg thể trọng, nghĩa là với người nặng 50kg mỗi
lần có thể cho từ 300-400ml. Nếu lấy huyết tương, mỗi lần không được lấy quá 500ml.
2.9. Những hoạt động nguy hiểm:
Những người làm những nghề nguy hiểm hoặc có những sinh hoạt nguy hiểm ví dụ phi
công, lái xe tàu, làm việc trên cao, trên giàn giáo... chỉ được tiếp tục công việc 12 giời sau khi
hiến máu, và nên hiến máu vào cuối ngày để sau đó có thể nghỉ ngơi.
2.10. Tiền sử bệnh lý:
Phải hỏi kỹ tất cả những ngời hiến máu về tiền sử bệnh lý để phát hiện trường hợp nguy
cơ cao hoặc mang nhưng bệnh có hại cho người nhận cũng như phải hỏi kỹ về những thuốc

mà người hiến máu đang dùng.
-

Bệnh tim mạch: những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch như thấp tim, bệnh động
mạch vành, đau thắt ngực, loạn nhịp tim nặng, khuyết tật tim bẩm sinh, bệnh mạch
noã, tắc động tĩnh mạch tá diễn... đề không được hiến máu cũng như người cao huyết
áp dù đang được điều trị và có huyết áp bình thường.

-

Bệnh dị ứng: những người bị dị ứng mạnh như hen phế quản không được hiến máu.
Bệnh nhân bị dị ứng, những người đang được điều trị giải mẫn cảm chỉ được hiến
máu 72 giờ (3 ngày) sau lần nhắc cuối cùng. Những người bị dị ứng với loại thuốc sẽ
được cháp nhận hiến máu nếu xét ngiệm phát hiện IgG đặc hiệu cho kết quả âm tính.

-

Những người bị chàm (eczema) tại vùng chọc kim sẽ bị loại cho đến khi làm bệnh.

-

Những người bị bệnh tự miễn cũng không được hiến máu.

-

Bệnh hệ thống thần kinh như hay bị ngất, tâm thần bất định, nhất là động kinh sẽ bị
loại vĩnh viễn dù đang được điều trị hay không vì lấy máu có thể sẽ làm bệnh phát
cơn nguy hiểm.

-


Bệnh thận: người bị viêm cầu thận cấp chỉ có thể hiến máu sau khi đã lành bệnh hoàn
toàn được 5 năm. Viêm thận mạn và viêm đài bể thận vĩnh viễn không được hiến
máu.

-

Bệnh về máu: Người bị thiếu máu, rối loạn đông máu và các bệnh lý các tính về máu
không được hiến máu. Không được lấy máu của người đa hồng cầu nguyên phát để
truyền cho bệnh nhân. Bệnh nhân β thalassemi dị hợp tử tiềm ẩn nếu sức khoẻ tốt vẫn
có thể hiến máu.


-

Bệnh ác tính: những người đã hoặc đang bị bệnh ác tính vĩnh viễn không được hiến
máu ngoài trừ một vài trường hợp đặc biệt theo quyết định của bác sỹ.

-

Bệnh thấp khớp cấp: những người có tiền sử thấp khớp cấp không được hiến máu
trong vòng 2 năm, sau đó phải được kiểm tra lại xem có bị di chứng về tim hay
không, nếu có sẽ bị loại vĩnh viễn.

-

Viêm phế quản mạn là nguyên nhân vĩnh viễn không được hiến máu.

-


Cảm cúm, sốt trên 380C, chỉ được hiến máu ít nhát 2 tuần sau khi các triệu chứng biến
mất hoàn toàn, cũng như tất cả các bệnh nhiễm trùng khác. Nếu có tiếp xúc với một
nguồn bệnh lây, không được hiến máu trong thời gian ủ bệnh của bệnh đó hoặc, nếu
không biết rõ, ít nhất là 4 tuần.

-

Bệnh đái đường: vĩnh viễn không được hiến máu, cũng như một số bệnh khác như
Babesiose, Leshmaniose (Kalar-azar).

-

Bệnh lao: có thể hiến máu 5 năm sau khi được bác sỹ điều trị kết luận là lành bệnh.

-

Nhiễm toxoplasma: có thể hiến máu 1 năm sau khi lành bệnh.

-

Viêm tuỷ xương: có thể hiến máu 5 năm sau khi các triệu chứng biến hết.

-

Bệnh nhân bị mổ: những người bị cắt dạ dày vĩnh viễn không được hiến máu, những
người bị mổ lớn chỉ có thể hiến máu 6 tháng sau khi lành bệnh, mổ nhỏ (cắt ruột thừa,
cắt amiđan, nhổ răng... ) khoảng một tuần nếu không có biến chứng. Tuy nhiên ngày
nay người ta không phân biện mổ lớn hay mổ nhỏ mà chỉ quan tâm đến việc người
này có được truyền máu hay không. Nếu không truyền máu, những người này có thể
hiến máu ngay khi có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Nếu có truyền máu thì cũng

như tất cả các người khác, dù bị bệnh gì mà phải truyền máu hoặc các sản phẩm máu,
chỉ có thể hiến máu sau 12 tháng.

-

Bệnh giang mai hay lậu: không được hiến máu trong vòng 12 tháng sau khi lành bệnh.
Ngoài nguy cơ lây bệnh cho người nhận, đây còn là nhóm có nguy cơ cao về
HIV/AIDS.

-

Viêm gan và vàng da: những người có tiền sử vàng da hay viêm gan mạn vẫn có thể
được bác sỹ cho phép hiến máu nếu các xét nghiệm về HBsAg và HCV cho kết quả
âm tính. Tuy nhiên xét nghiệm không đảm bảo loại 100% nguy cơ truyền bệnh viêm
gan, cũng như bệnh sử và thăm khám, do đó phải kết hợp một xét nghiệm nhạy đáng
tin cùng thăm khám kỹ và nhất là với sự trung thực của người hiến máu để giảm thiểu
tối đa nguy cơ này. Vĩnh viễn không được hiến máu những người:


Đã bị viêm gan virus sau 1 tuổi



Có xét nghiệm HBsAg dương tính



Có kết quả dương tính với anti HBc




Đã hợc đang có dấu hiệu nhiễm HCV (lâm sàng hoặc xét nghiệm)



Hiện có lượng ALT cao hơn 2 lần bình thường hoặc đã 2 lần có kết quả
cao hơn giới hạn trên của bình thường.



Đã hoặc đang dùng ma tuý




Đã có người nhận máu của người này bị viêm gan do truyền máu.

Những người có tiếp xúc thân mật những người dùng chung các tiện nghi gia đình, bếp
núc, tắm rửa. Có thể bao gồm cả học sinh trong ký túc xá hoặc trong tù, trại tâm thần… có
người bị viêm gan. Định nghĩa này không dùng cho nhân viên y tế đã áp dụng đúng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU
A. KHÁM LÂM SÀNG:

* Những người dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi tuyệt đối không được hiến máu vì: Đúng
có hại cho sức khoẻ.
1. Nam giới muốn hiến máu phải có trọng lượng cơ thể:
a. Trên 40kg
b. Trên 45kg

c. Trên 50kg
d. Trên 35kg
e. Không giới hạn
2. Không được hiến máu vì người hiến máu có mạch:
a. > 80lần/ml
b. < 100 lần/ml
c. < 80 lần/ml
d. > 120 lần/ml
e. không giới hạn
3. Không được hiến máu nếu người hiến máu có huyết áp tâm thu:
a. > 100mmHg
b. > 150mmHg
c. > 160mmHg
d. < 120mmHg
e. không giới hạn
4. Thời gian tối thiểu giữa 2 lần hiến máu
a. 3 tháng
b. 3 tháng rưỡi
c. 2 tháng
d. 2 tháng rưỡi
e. không giới hạn
5. Trong mỗi lần hiến có thể hiến tối đa
a. 7 ml/kg thể trọng
b. 5 ml/kg thể trọng

Sai


c. 6 ml/kg thể trọng
d. 10 ml/kg thể trọng

e. tùy theo nhu cầu
6. Không được hiến máu nếu:
a. Thân nhiệt 370C
b. Mạch 90 lần/ml
c. Huyết áp 140/60 mmHg
d. Hematocrit 35%
e. Với các điều kiện trên vẫn có thể hiến máu
7. Nam giới mỗi năm không được hiến máu quá:
a. 3 lần
b. 4 lần
c. 5 lần
d. 6 lần
e. không giới hạn
8. Phụ nữ có thai không được hiến máu: Đúng

Sai

9. Phụ nữ sẩy thai không được hiến máu: Đúng

Sai

B. XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC

1. Ngoài các trường hợp cấp cứu tất cả các đơn vị cấp phát máu đều phải sàng
lọc:
a.

HIV, HTLV, CMV

b.


HIV, HBV, HTLV, CMV, sốt rét, giang mai

c.

HIV, HBV, HCV

d.

HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét

e.

HIV, HTLV, CMV, giang mai, sốt rét

2. Có thể phát hiện HIV bằng cách:
a. Phát hiện kháng nguyên
b. Phát hiện kháng thể
c. Kỹ thuật ELISA
d. Kỹ thuật ngưng kích hồng cầu
e. Tất cả những các trên
3. Không nhận máu của những người:
a. Trong 12 tháng qua có mổ
b. Trong 12 tháng qua có xẩy thai
c. Ở trong nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV/AIDS
d. Vừa hiến máu 3 tháng trước


e. Tất cả những trường hợp trên
4. "Thời kỳ cửa sổ" thời gian:

a. giữa lúc bị nhiễm HIV/AIDS và lúc xuất hiện các triệu chứng trên
b. giữa lúc tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS và lúc xuất hiện các
triệu chứng trên
c. giữa lúc HIV/AIDS xâm nhập và lúc xét nghiệm cho kết quả dương
tính
d. tất cả đều sai
5. ELISA là kỹ thuật để phát hiện:
a. HIV

ĐÁP ÁN
A. KHÁM LÂM SÀNG

B. XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC

1. B

1. E

2. B

2. E

3. C

3. C

4. C

4. C


5. A

5. E

6. D

6. C

7. C

7. B

8. SAI

8. SAI

9. ĐÚNG

9. ĐÚNG

10. SAI

10. SAI



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×