TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 10 ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
1). Trong những phương trình sau, phương trình nào biểu diễn qui luật của chuyển động
thẳng đều:
A). x = 5t + 3
B). x = 5t2 + 3
C). v = 5t + 3
D). x = 5/t + 3
2). Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều dương của trục Ox. Gia tốc
và vận tốc có giá trị:
A). v > 0, a < 0
B). v < 0, a < 0
C). v < 0, a > 0
D). v > 0, a > 0
3). Trong chuyển động tròn đều, ta có:
A). Vận tốc luôn thay đổi cả về phương và độ lớn.
B). Vận tốc luôn thay đổi về độ lớn.
C). Vận tốc luôn thay đổi về phương.
D). Tất cả đều sai.
4). Chọn câu SAI:
A). Sức cản của không khí là nguyên nhân làm các vật rơi nhanh chậm khác nhau.
B). Lực tác dụng làm vật rơi tự do là lực hút của trái đất.
C). Chuyển động rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.
D). Ở cùng một nơi trên trái đất, vật nặng rơi tự do với gia tốc lớn hơn vật nhẹ.
5). Trong những phương trình sau, phương trình nào biểu diễn qui luật của chuyển động
thẳng biến đổi đều:
A). x = x0 + vt + 1/2 at
B). v = v0t + 1/2 at2 C). v = v0 + at
D). x
= v0 + at
6). Trong chuyển động tròn đều, ta có:
A). Vận tốc có phương trùng với phương tiếp tuyến.
B). Gia tốc có phương trùng với phương tiếp tuyến.
C). Vận tốc có phương trùng với phương hướng tâm.
D). Gia tốc có phương trùng với phương chuyển động.
7). Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
A). Đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động.
B). Là đại lượng vô hướng.
C). Đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
D). Đo bằng thương số giữa độ dời và thời gian để thực hiện độ dời đó.
8). Chọn câu đúng:
A). Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều chính là độ dời của vật
trong khoảng thời gian đó.
B). Đường đi và tọa độ của vật không phụ thuộc vào việc chọn gốc tọa độ.
C). Quãng đường đi của vật được tính bằng tích của tốc độ trung bình và khoảng
thời gian đi.
D). Nếu chọn gốc tọa độ trùng với vị trí ban đầu thì quãng đường đi được trong
chuyển động thẳng đều bằng tọa độ chuyển động.
9). Chọn câu SAI. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A). Gia tốc tức thời có độ lớn bằng gia tốc trung bình.
B). Vận tốc là hàm bậc nhất theo thời gian.
C). Vectơ vận tốc luôn cùng chiều với vectơ gia tốc.
D). Gia tốc luôn có giá trị dương.
10). Sự rơi trong không khí của vật nào sau đây được xem là rơi tự do?
A). Hạt bụi
B). Hòn đá
C). Chiếc lá
D). Các vật trên
11). Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của ô tô có tính tương đối?
A). Vì chuyển động của ô tô không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
B). Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ qui chiếu khác nhau.
C). Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau
đứng bên đường.
D). Vì chuyển động của ô tô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
12). Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5 km/h
đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5km/h. Vận tốc của
thuyền đối với bờ sông là:
A). 5 km/h
B). 6 km/h
C). 7 km/h
D). 8 km/h
13). Chọn câu ĐÚNG. Vectơ vận tốc trung bình
A). Có giá trị đại số luôn dương.
B). Có phương trùng phương vectơ vận tốc tức thời.
C). Có phương trùng phương vectơ độ dời.
D). Có giá trị bằng vận tốc tức thời.
14). Vật rơi tự do từ độ cao h = 80m, lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là:
A). 40 m/s
B). 800 m/s
C). 1600 m/s
D). 0 m/s
r
r
r
15). Từ công thức cộng vận tốc: v13 = v12 + v 23 . Kết luận nào sau đây là SAI:
A). Ta luôn có v13 ³ v12 - v23
r
r
r
r
B). Nếu v12 ¯ v 23 và v12 > v 23 thì v13 = v12 - v 23
r
r
C). Nếu v12 v 23 thì v13 = v12 + v 23
D). Ta luôn có v13 = v122 + v 232
16). Chọn câu ĐÚNG NHẤT. Rơi tự do là chuyển động:
A). Nhanh dần đều.
B). Biến đổi đều. C). Thẳng đều.
D).
Chậm dần đều.
17). Phương trình chuyển động của chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t - 10 (km,
h)
Độ dời của chất điểm trong thời gian từ 2h đến 4h là:
A). 8 km
B). 4 km
C). -4 km
D). -8 km
18). Chọn câu ĐÚNG NHẤT cho một vật chuyển động với phương trình v = 20 - 10t
(km/h). Nêu tính chất chuyển động của vật:
A). Thẳng nhanh dần đều.
B). Chuyển động biến đổi đều.
C). Thẳng chậm dần đều.
D). Thẳng đều.
19). Phương trình chuyển động của chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t - 10
(km, h)
Quãng đường của chất điểm sau 2h chuyển động là:
A). 2 km
B). -2 km
C). 8 km
D). -8 km
20). Trong các yếu tố sau, yếu tố nào có tính tương đối:
A). Tọa độ.
B). Vận tốc.
C). Quỹ đạo.
D). Cả 3 đều đúng.