Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Ảnh hưởng của bệnh tiêu chảy cấp (PED) đến đàn lợn nuôi tại trại nái sinh sản công ty bình định xanh, thôn nam tượng 3, xã nhơn tân, thị xã an nhơn, tỉnh bình định và quy trình kiểm soát dịch bệnh tại trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn Nuôi Thú Y

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Ảnh hưởng của bệnh tiêu chảy cấp (PED) đến đàn lợn nuôi tại
trại nái sinh sản công ty Bình Định Xanh, thôn Nam Tượng 3, xã Nhơn
Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định và quy trình kiểm soát dịch bệnh
tại trại.

Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Quang
Lớp: Thú Y 45
Thời gian thực hiện: 1/2016 – 4/2016
Địa điểm thực hiện: Trại nái sinh sản công ty Bình Định Xanh, thôn
Nam Tượng 3, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn,
tỉnh Bình Định

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Hiền
Bộ môn: Ký sinh – Truyền nhiễm

NĂM 2016
1


DANH MỤC CÁC BẢNG

2



DANH MỤC HÌNH ẢNH

3


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

4

Từ viết tắt
BTBVDHMT
CTC
ĐBSH
ĐNB

ĐBSCL
ELISA
PED
PEDV
RNA
RNP
TGE
TDVMNBB

13

RT_PCR

14

PCR

Tên đầy đủ
Bắc trung bộ và duyên hải miền trung
Chlortetracyline Feed grande
Đồng bằng sông Hồng
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
Porcine Epidemic Diarrhoea
Porcine Epidemic Diarrhoea Virus
Ribonucleoic acid
Ribonucleoprotein
Transmissible Gastro Enteritis
Trung du vùng núi bắc bộ

Revert transvription Polymerase Chain
Reaction
Polymerase Chain Reaction


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp giữ một vị trí hết sức
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi nói
chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng đang trên đà phát triển và dần trở thành
ngành chính trong nền kinh tế nông nghiệp. Trong những năm gần đây ngành
chăn nuôi lợn đã cung cấp một lượng thịt lớn cho tiêu dùng trong nước và đóng
góp một phần đáng kể cho xuất khẩu cụ thể như: Theo Tổng cục Hải Quan, 5
tháng đầu năm 2014 [10] thịt lợn vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt trị giá
14.46 triệu USD, giảm 17,12% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 69,1% tổng
giá trị xuất khẩu cách loại thịt. Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 10/
2014 của tổng cục thống kê cả nước có 26.761,6 nghìn con lợn, tăng 1,8% so
với cùng kỳ [11].
Hiện nay, chăn nuôi trong nước đang phát triển mạnh và có cơ cấu chuyển
dịch theo hướng mới. Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ chuyển dịch sang chăn nuôi hộ
trang trại, hình thành các mô hình liên kết. Do đó, việc đưa các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là một yêu
cầu cần thiết. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mở rộng chăn nuôi đồng thời kéo theo
đó là các dịch bệnh phát triển. Trong năm 2008 – 2009, hầu hết các trại chăn
nuôi lợn của Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề do dịch tiêu chảy cấp [5]. Bệnh
tiêu chảy cấp ở lợn hay còn gọi là PED (Porcine Epidemic Diarrhoea). Lợn ở
mọi độ tuổi đều nhạy cảm với vi rút này. Lợn con theo mẹ nhạy cảm nhất, có tỷ

lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao (gần như 100%). Đối với lợn nái, bệnh chỉ gây
chết chỉ 30% nhưng những di chứng để lại trên đàn lợn nái rất đáng lo ngại.
PED gây thiệt hại 50-100% lứa đẻ trong vòng 24h sau khi đẻ trên đàn lợn nái tơ
[3]. Có thể nói PED là một trong những mối lo ngại lớn của các nhà chăn nuôi
lợn trên toàn thế giới.
Trước vấn đề đó, và trong tình hình dịch bệnh đang xảy ra tại trại, tôi tiến
hành đề tài: “Ảnh hưởng của bệnh tiêu chảy cấp (PED) đến đàn lợn nuôi tại
trại nái sinh sản công ty Bình Định Xanh, thôn Nam Tượng 3, xã Nhơn Tân,
thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định và quy trình kiểm soát dịch bệnh tại trại”.

5


1.2.




Mục đích nghiên cứu

Đánh giá mức độ thiệt hại của dịch bệnh PED tại trại trại nái sinh sản Bình Định
Xanh.
Đánh giá mức độ lây truyền bệnh PED tại trại trại nái sinh sản sản Bình Định Xanh.
Quy trình phòng chống bệnh PED hiệu quả tại trại.

6


PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.

Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam

2.1.1. Tổng số đầu lợn trong cả nước
Ở Việt Nam chăn nuôi lợn xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nghề
truyền thống của nông dân. Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với nghề
trồng lúa nước đã cho chúng ta thấy ngành chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu [6].
Theo số liệu của Tổng cục thống kê trong vòng nhiều năm trở lại đây, chăn nuôi
lợn luôn đứng vị trí số 1 trong ngành chăn nuôi ở nước ta.
Năm 2008, sau khi dịch lợn tai xanh và lỡ mồm long móng được khống
chế số lượng đầu lợn có xu hướng ổn định trở lại với 26701,6 nghìn con (tăng
0,5% so với năm 2007). Năm 2009 tổng số đàn lợn tiếp tục tăng lên đạt
27627,7 nghìn con (tăng 3,4% so với năm 2008). Nhưng sau đó tổng số đàn
lợn có xu hướng giảm xuống do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cùng
những khó khăn của ngành chăn nuôi, năm 2013 cả nước có 26.264,4 nghìn
con, giảm 4,9% so với năm 2009. Năm 2014 ngành chăn nuôi dần ổn định trở
lại, tổng số đàn lợn là 26.761,6 nghìn con, tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm
2013 [11].
Đồng thời sự phân bố đàn lợn là không đồng đều ở các vùng trong cả nước.
Theo Tổng cục thống kê số lượng đầu lợn năm 2014 phân bố ở các vùng trong
cả nước như sau: Vùng ĐBSH có 6.824,8 nghìn con chiếm 25,9% tổng đàn lợn
cả nước; vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ có 6.626,4 nghìn con, chiếm
23,96% tổng đàn lợn cả nước; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung có
5.207,5 nghìn con, chiếm 19,2% tổng đàn lợn cả nước; vùng Tây Nguyên có
1.742,4 nghìn con, chiếm 6,4% tổng đàn lợn cả nước; vùng đồng bằng song Cửu
Long có 3.470,4nghìn con, chiếm 14,1% tổng đàn lợn cả nước; vùng Đông Nam
Bộ có 2.890,1 nghìn con, chiếm 10,5% tổng đàn lợn cả nước [11].

7



Bảng 2.1. Số lượng đầu lợn (nghìn con) từ năm 2008 – 2014 ở các vùng kinh tế
khác nhau của cả nước
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Vùng
Cả nước
26701,6 27627,7 27373,1 27055,9 26494,0 26.264,4 26.761,6
ĐBSH
6971,9 7095,7 6946,5 7092,1 6855,2 6.759,5 6.824,8
TDVMNBB
6289,7 6665,4 6956,6 6424,9 6346,9 6.328,8 6.626,4
BTBVDHMT
5551,2 5544,9 5225,6 5253,3 5084,9 5.099,4 5.207,5
Tây Nguyên
1557,2 1636,1 1633,1 1711,7 1704,1 1.722,3 1.742,4
ĐNB
2701,6 2954,9 2812,4 2801,4 2780,0 2.758,8 2.890,1
ĐBSCL
3630,0 3730,8 3798,8 3772,5 3722,9 3.595,6 3.470,4
(Nguồn: Tổng cục thống kê [11])
2.1.2. Số đầu lợn nái
Theo Tổng cục thống kê, năm 2012 cả nước có 4025,6 nghìn con lợn nái,

(chiếm 15,2% tổng đàn), giảm 0,56% so với năm 2011. Sự phân bố số lượng lợn
nái ở các vùng trong cả nước như sau: Vùng ĐBSH có 1058 nghìn con, chiếm
26,28% tổng đàn lợn nái trong cả nước; vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có
934,4 nghìn con, chiếm 23,2% tổng đàn lợn nái trong cả nước; vùng Bắc Trung
Bộ và duyên hải miền Trung có 841,6 nghìn con, chiếm 20,9% tổng đàn lợn nái
trong cả nước; vùng Tây Nguyên có 224,2 nghìn con, chiếm 5,6% tổng đàn lợn
nái trong cả nước; vùng ĐNB có 404,8 nghìn con, chiếm 10,1% tổng đàn lợn nái
trong cả nước; vùng ĐBSCL có 562,5 nghìn con, chiếm 14% tổng đàn lợn nái trong
cả nước [11].
2.1.3. Sản lượng lợn thịt
Thịt lợn chiếm khoảng 76-77% tổng sản lượng thịt các loại thịt trong nước.
Đặc biệt kể từ năm 2004 – 2006, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm làm cho tỉ
lệ thịt lợn tăng lên 80%. Sản lượng thịt hơi năm 2000 là 1,42 triệu tấn, tăng lên
2,51 triệu tấn năm 2006. Sau đó từ năm 2006 – 2008 do tình hình dịch bệnh
bùng phát làm cho số đầu lợn trong cả nước giảm xuống, nhưng sản lượng thịt
không ngừng tăng lên, đạt 2,78 triệu tấn (tăng 5,2%/năm). Đến năm 2014 sản
lượng thịt lợn đã đạt được 3,33 triệu tấn, tăng 19,7% so với năm 2008. Kết quả
này cho thấy việc thay thế dần dần các giống lợn nội năng suất thấp, bằng các
giống ngoại nhập nội hoặc các tổ hợp lai với giống ngoại [11].

8


Bảng 2.2. Diễn biến sản lượng thịt hơi lợn Việt Nam qua các năm (2008-2014)
Năm
Sản lượng thịt lợn
hơi xuất chuồng

2008


2009

2010

2011

(Đơn vị: Nghìn tấn)
2012
2013
2014

2.782,8 3.035,9 3.036,4 3.098,9 3.160,0 3.228,7 3.330,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê [11])
Theo xu hướng tiêu dùng hiện nay, nhu cầu các loại thịt vẫn tăng cao trong
thời gian tới, đặc biệt thịt lợn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 63 – 65% trong tổng
số các loại thịt. Vì vậy ngành chăn nuôi lợn vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung
cấp thực phẩm trong tiêu dùng của chúng ta.
2.2.

Sơ lược về địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Vị trí địa lí
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải
dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng
lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa
độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam
có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108°54'00 Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực
Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ
biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành

phố Quy Nhơn, có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông. Bình Định được đánh
giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra
biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia [2].
2.2.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ
chênh lệch khá lớn (khoảng 1.000m). Các dạng địa hình phổ biến là:
Vùng núi, đồi và cao nguyên: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh với độ cao
trung bình 500 - 1.000m, đỉnh cao nhất là 1.202m ở xã An Toàn (huyện An Lão).
Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi
ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới
chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một
hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá.

9


Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích
khoảng 159.276 ha, có độ cao dưới 100m, độ dốc tương đối lớn từ 10° – 15°.
Vùng đồng bằng: Diện tích khoảng 1.000 km², được tạo thành do các yếu
tố địa hình và khí hậu, thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển
và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi.
Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy
dọc ven biển với hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Bình Định còn có
33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ, trong đó đảo Nhơn
Châu là đảo lớn nhất (364 ha) cách TP. Quy Nhơn 24 km, có trên 2.000
dân. Ngoài các vùng địa hình đặc trưng nói trên, Bình Định có khá nhiều sông.
Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ
lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Có 4 sông lớn là: Lại
Giang, Kôn, La Tinh và Hà Thanh.

Nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ cho việc phát triển nông
nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, đầm Thị Nại là đầm lớn, rất thuận
lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu
kinh tế Nhơn Hội.Đầm còn được biết đến là một di tích lịch sử - văn hóa và với
cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay [2].
2.2.3. Đặc điểm khí hậu
Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ không khí trung
bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1°C; tại vùng duyên hải là
27°C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5
- 27,9% và độ ẩm tương đối 79 – 92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung
bình là 27,9% và độ ẩm tương đối 79%. Tổng lượng mưa trung bình năm là
1.751mm, cực đại là 2.658mm, cực tiểu là 1.131mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng
9 – 12; mùa khô kéo dài từ tháng 01 – 8. Cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu làm
cho Bình Định tuy không có đồng bằng rộng lớn nhưng có đồng ruộng phì
nhiêu, đa dạng về sản phẩm nông, lâm, ngư …, nhiều tài nguyên khoáng sản và
tiềm năng thuỷ điện [2].
2.2.4. Sơ lược về trại lợn nái Bình Định Xanh


Giới thiệu về trại Bình Định Xanh
Trại được thành lập năm 2015, nằm giữa cánh đồng thôn Nam Tương 3, xã
Nhơn Tân, huyện An Nhơn. Cách khu công nghiệp Nhơn Hòa 15km về phía
Tây. Cách đường quốc lộ 1A 20km và đường quốc lộ 19 3km.Trại với quy mô
2500 lợn nái. Một trong những khách hàng lớn của công ty CP Việt Nam. Hệ
thống chuồng trại được xây dựng theo mô hình chăn nuôi khép kín theo thiết kế
10



-


-

-

-

-

của tập đoàn CP Việt Nam. Thức ăn, con giống, quy trình chăn nuôi tiên tiến của
tập đoàn CP Việt Nam, sở hữu một đội ngũ các cán bộ kỹ thuật, công nhân tâm
huyết và lành nghề.
Quy mô trại
Trại Bình Định Xanh có tổng diện tích 20 ha, bao gồm:
Trại cách ly:
Gồm có 3 trại dùng để nuôi lợn hậu bị.
Trại mang thai và chờ phối:
Gồm có 2 trại, mỗi trại có 12 dãy, mỗi dãy có 86 ô. Trong đó, có hai dãy
chờ phối và nhốt đực thí tình, có 6 ô rộng để thử và ép lợn.
Trại nọc:
Có một trại với 40 ô rộng để nhốt nọc, hai ô lấy tinh và một phòng pha chế tinh.
Trại đẻ:
Gồm có 6 trại đẻ, mỗi trại chia làm hai gian, mỗi gian chi làm hai dãy, mỗi
dãy có 28 ô nái.
Nhà kho:
Có 1 nhà kho có hai gian. Một gian lớn chứa cám với sức chứa 50 tấn và
một gian nhỏ chứa các dụng cụ, vật liệu khác.
Hầm hủy, hầm bioga, hồ xữ lý nước thải, nhà xuất lợn nái loại thải và nhà xuất
lợn con cai sữa.
Các dãy nhà khác:

Nhà ăn uống nghỉ trưa của công nhân và kỹ thuật, sát trùng xe và công
nhân trước khi vào làm.
Khu sinh hoạt và hành chính:
Gồm Nhà bảo vệ (kế bên cổng ra vào, có phòng sát trùng người ra vào trại,
sát trùng xe và đồ đạc. Nhà hành chính (phòng làm việc, nhà nghỉ của quản lí
trại). Nhà điều hành, nhà ở của công nhân và kỹ thuật, nhà ăn.

11




Tổ chức nhân sự

12


Giám đốc trại

01 người

Giám đốc kỹ thuật

01 người

Kỹ thuật trại

04 người

Văn phòng


02 người

Trại cách ly

02 người

Trại mang thai và chờ phối
Trại nọc
Trại đẻ

14 người
01 người
16 người

Nhà bếp

03 người

Kỹ thuật điện, nước và bảo trì

02 người

Bảo vệ

03 người

Lao động làm ngoài

05 người


B. CƠ SỞ KHOA HỌC
2.3.

Bệnh tiêu chảy cấp lợn (PED)

2.3.1. Đặc điểm
Dịch tiêu chảy cấp lợn (PED) là một loại dịch phổ biến của viêm ruột do vi rút
ở lợn được gây ra bởi vi rút PED (PEDV). Phù hợp với tên của bệnh, tiêu chảy là
triệu chứng chính của PED. Ngoài ra, PED biểu hiện với nhiều dấu hiệu lâm sàng
khác, bao gồm nôn mửa, chán ăn, mất nước, và mất trọng lượngvà tỷ lệ tử vong cao
ở lợn con sơ sinh. Mặt khác, PEDV cũng có thể gây tiêu chảy, và chu kỳ sinh sản bất
thường ở lợn nái mang thai. PEDV có thể lây nhiễm sang lợn ở mọi lứa tuổi, từ sơ
sinh cho đến lợn nái. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của PED ở lợn khác nhau tùy
theo độ tuổi. Quan trọng hơn, nhiễm PEDV ở lợn sơ sinh thường gây ra tử vong do
tiêu chảy và mất nước. Thật vậy, trong một nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu
nói rằng hơn 1.000.000 lợn con đã chết do nhiễm PEDV, với một tỷ lệ tử vong là 80% 100%. Tỷ lệ tử vong cao như vậy có liên quan đến thiệt hại kinh tế rất lớn [13].

13


2.3.2. Lịch sử bệnh
PED lần đầu tiên được quan sát thấy ở châu Âu vào năm 1971.Giống
coronavirus CV777 được phân lập từ lợn từng bị tiêu chảy trong một vụ dịch
PED tại Bỉ vào năm 1976 [13].
Giống Coronavirus CV777 này được chỉ định là PEDV và được xếp vào
chi Alphacoronavirus, họ Coronaviridae. Trong những năm 1970 và 1980, các
vi rút lây lan khắp châu Âu. Tuy nhiên, trong những năm 1980 và 1990, số
lượng các dịch PED giảm đáng kể trong khu vực. Chỉ có một vài vụ dịch
nghiêm trọng đã được báo cáo từ những năm 1980 ở châu Âu. Tuy nhiên, PED

đã trở thành một bệnh dịch ở các nước chăn nuôi lợn Châu Á như: Hàn Quốc,
Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan và Thái Lan [13].
Mặc dù nổi tiếng ở nước châu Á sản xuất lợn, PED không phải là một căn
bệnh nổi tiếng trên toàn thế giới. Ví dụ, bệnh đã không bao giờ xảy ra tại Hoa
Kỳ cho đến năm 2013. Trong tháng 5 năm 2013, đột nhiên PED xuất hiện tại
Hoa Kỳ và lan truyền nhanh chóng trên toàn quốc, cũng như Canada và Mexico,
cái chết gây ra hơn 8 triệu lợn con sơ sinh tại Hoa Kỳ. Sau đó, sự bùng phát
nghiêm trọng PED xảy ra ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật
Bản. PEDV hiện nay đã xuất hiện hoặc lại nổi lên như là một trong những bệnh
do vi rút phá hoại lợn nhất trên thế giới, là mối quan tâm trong ngành công
nghiệp thịt lợn toàn cầu, đòi hỏi sự chú ý khẩn cấp và sự hiểu biết sâu sắc hơn
về PEDV, sinh học và cơ chế gây bệnh [12].
2.3.3. Đặc điểm của PEDV
2.3.3.1. Hình thái và các tính
trạng lí, hóa
Vi rút gây tiêu chảy cấp lợn (PEDV) là một Alphacoronavirus, họ
coronaviridae. Virion hầu như hình cầu, đường kính 75 -160 nm. RNA genome
kết hợp với protein capsid hình thành ribonucleoprotein (RNP) dạng xoắn. Áo
ngoài bao bọc bên ngoài RNP, trong đó có 2 loại glycoprotein phân bố trong
màng phospholipid. Ether và các chất hoạt tính bề mặt làm dung giải áo ngoài
mà làm mất đi tính cảm nhiễm của [9].
2.3.3.2. Cấu tạo bộ gen
RNA genome một sợi dương, duỗi thẳng, có tính cảm nhiểm, có cấu trúc
mũ (7-Me-Gppp) ở đầu 5’ và đoạn poly-A ở đầu 3’. Phân tử lượng của RNA
genome khoảng 9 - 11 Mda, kích thước 27 – 33 kb [9].
2.3.3.3. Protein
14


Các protein của nucleocapsid được phosphoryl hóa, kích thước 50 – 60

kDa.Peplomer là glycoprotein 90 – 180 kDa. Còn cái glycoprotein mềm xuyên
suốt qua màng thì có độ lớn 20 – 35 kDa. Tất cả các loại protein trên đều là các
protein cấu trúc vi rút. Trong tế bào bị cảm nhiễm còn có enzyme RNApolymerase phụ thuộc vào RNA [9].
Protein S được coi là kháng nguyên nhất PEDV. Protein S chịu trách nhiệm
cho sự tương tác với các phân tử thụ thể của tế bào vật chủ. Sự tương tác này là
rất quan trọng đối với sự xâm nhập của vi rútcvà là liên quan đến cảm ứng trung
hòa kháng thể chống lại vi rút. Ngoài ra, những đặc điểm quan trọng của protein
S được sử dụng để phân tích dịch tễ học phân tử của PEDV [13].
PEDV mang glycoprotein S (spike) có khối lượng phân tử 180.000 200.000 dalton, protein màng M (membran) có khối lượng phân tử 27.000 32.000 dalton và protein N có khối lượng phân tử 57.000 - 58.000 dalton. Vi rút
không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.
Hiện nay, người ta mới chỉ phát hiện được 1 serotyp PEDV duy nhất. Có 2
chủng virus PED là:
+ Chủng PED 1 (ở Châu Âu): chỉ nhiễm trên lợn trong giai đoạn tăng
trưởng.
+ Chủng PED 2 (ở Châu Á): nhiễm trên tất cả các loại lợn, kể cả lợn nái
trưởng thành [8].
2.3.3.4. Tái sản
Người ta cho rằng vi rút cảm nhiễm tế bào thông qua thụ thể đặc hiệu. Sau
khi cảm nhiễm RNA genome làm khuông để phiên dịch tổng hợp enzyme RNApolymerase, sau đó dưới sự xúc tác của RNA-polymerase này sợi RNA âm được
tổng hợp. Từ khuôn này mà RNA genome tổng hợp, đồng thời, 5 – 7 loại mRNA
được hình thành nhờ quá trình cắt xén. Trên những khuôn mRNA này các phân tử
protein vi rút được tổng hợp, virion hình thành trong các thể tiểu bào và thể Golgi
rồi được phóng thích ra ngoài nhờ quá trình nẩy chồi khỏi màng của các cấu trúc
này [9].
2.3.3.5. Tính chất nuôi cấy
PEDV có thể nhân lên khi gây bệnh thực nghiệm bằng cách cho lợn con
uống vi rút. PEDV có khả năng thích ứng kém trong điều kiện nuôi cấy phòng
thí nghiệm. Người ta đã thử nghiệm nuôi cấy vi rút trên nhiều loại tế bào nhưng
ít thành công. Đến nay, tế bào VERO có thể cấy chuyển được PEDV, gây bệnh
tích tế bào, tuy nhiên sự phát triển của vi rút phụ thuộc vào sự có mặt của trypsin

trong môi trường nuôi cấy.
Hiệu giá vi rút đạt tối đa sau khi nuôi cấy 15 giờ. Ngoài ra, một số loại tế
15


bào có thể nuôi cấy vi rút như tế bào túi mật lợn và tế bào thận lợn [8].
2.3.3.6. Sức đề kháng
Vi rút rất mẫn cảm với ether và chloroform. Với nhiệt độ lớn hơn 60 oC vi
rút mất hoạt tính sau 30 phút, nhưng lại tương đối bền ở 50 oC. Ở 4oC, pH dao
động từ 4 – 9 hoặc ở nhiệt độ 37oC, pH từ 6,5 – 7,5 vi rút tương đối bền [8].
2.3.4. Truyền nhiễm học
2.3.4.1. Loài mắc bệnh
Bệnh xảy ra ở loài lợn. Lợn có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Trong nhiều ổ dịch
tỷ lệ lợn ốm lên đến 100%, tỷ lệ chết trung bình ở lợn con là 50% nhưng cũng
có thể rất cao đến 100%.
- Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 0 - 5 ngày tuổi: tỷ lệ chết 100%.
- Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 6 - 7 ngày tuổi: tỷ lệ chết khoảng 50%.
- Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi > 7 ngày tuổi: tỷ lệ chết khoảng 30% [8].
2.3.4.2. Cơ chế gây bệnh
Khi lợn khỏe mạnh tiếp xúc với các nguồn gây bệnh như: lợn mang mầm
bệnh, phân, tinh lợn, vật dụng chăn nuôi có mầm bệnh, xe tải, con người, nguồn
nước…Vi rút sẽ từ các nguồn đó xâm nhập vào cơ thể lợn chủ yếu thông qua
đường tiêu hóa.
Tại đường tiêu hóa của lợn (chủ yếu là đoạn không tràng và hồi tràng của
ruột non), vi rút (PEDV) nhân lên trong các tế bào nhung mao ruột non làm cho
lông nhung ruột hư hại, teo đi và ngắn hơn, dẫn đến giảm khả năng hoạt động
của các men tiêu hóa trong ruột, từ đó giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng trong
thức ăn hay trong sữa (đối với lợn con) [3].

16



(Nguồn: [3])
Hình 2.1. Cơ chế gây bênh của PEDV
2.3.4.3. Cách lây nhiễm
Bệnh phát ra trong trại một cách nhanh chóng, từ khi vi rút xâm nhập đến
khi có triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng 18 – 24 giờ. Bệnh lây lan nhanh
chóng đến tất cả các đàn lợn trong trại với triệu chứng điển hình là tiêu chảy.
Lây lan gián tiếp là từ các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là xe và người ra
vào mua bán lợn. Bệnh lây truyền trực tiếp qua phân, dịch tiết ở mũi, chất ói lợn
con, qua sữa lợn mẹ và đặc biệt qua không khí (các nhà nghiên cứu từ Đại học
Minnesota, Mỹ đã có bài viết trên tạp chí Veterinary Research cho biết rằng họ
đã chứng minh PEDV có thể bay trong không khí, có thể lây nhiễm trong khi lơ
lửng trong không khí) [1].
2.3.5. Triệu chứng
Khi virus xâm nhiễm lần đầu vào đến trang trại lây lan nhanh chóng gây
bệnh tiêu chảy trên tất cả lợn giống và phát triển với gần 100% tỷ lệ mắc bệnh
trong vòng 5-10 ngày. Thời kỳ ủ bệnh 2-4 ngày [14].
Lợn con theo mẹ: bú ít hoặc bỏ bú, ỉa chảy phân lỏng, tanh, màu vàng, và
ói mửa ra sữa không tiêu, do đó lợn con sụt cân nhanh do mất nước, trở nên gầy
ốm, đi xiêu vẹo, phân trắng dính bết ở hậu môn, da nhăn, lông dài, thân nhiệt
giảm vì vậy triệu chứng điển hình là lợn con thích nằm lên bụng mẹ cho ấm.
Bệnh lây lan nhanh chóng đến tất cả các đàn lợn trong trại. Điều trị bằng các
loại kháng sinh đặc trị tiêu chảy không có kết quả [1].
17


Lợn con theo mẹ do có hệ thống lông rung phát triển chưa hoàn thiện và
sức đề kháng yếu nên khi vi rút tấn công thì nó là đối tượng bị lây nhiễm nhiều
nhất (gần như 100%) và bị tổn thương nặng nhất. Ngoài ra, trong ruột lợn con

theo mẹ chủ yếu là sữa nên phân thường có màu vàng, nhiều nước (lỏng), mùi
hôi và có cả sữa không tiêu hóa hết. Một thời gian ngắn sau khi tiêu chảy, lợn
bắt đầu có hiện tượng nôn, dịch nôn chủ yếu là sữa chưa tiêu hóa hết còn trong
dạ dày và có màu trắng sữa, nhiều nước, vị chua (do sữa lên men).
Sau khi ống tiêu hóa bị tổn thương, nó phát ra một kích thích bất thường
tác động lên trung tâm gây nôn trên não. Sau đó, trung tâm này tác động ngược
trở lại cơ hoành, cơ bụng làm cho hai cơ này co thắt lại làm tăng áp lực ổ bụng
dẫn đến co các cơ hô hấp, cơ thực quản giãn ra tống các chất từ dạ dày ra ngoài
(hay còn gọi là hiện tượng nôn).
Tiêu chảy quá nhiều kết hợp với nôn làm cho những lợn con này mất nước
nặng dẫn đến lợn lạnh, nằm chồng lên nhau và nằm lên bụng lợn mẹ. Chúng sẽ
chết trong vòng 3-4 ngày do mất nước. Khi chết, xác lợn gầy kèm theo các triệu
chứng như mắt lõm sâu.
Đối với lợn choai hay lợn nái, sức đề kháng cao hơn đồng thời hệ thống
lông rung trên niêm mạc ruột cũng khó bị phá hủy hơn nên tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ
chết không cao như lợn con. Những lợn lớn trong hệ tiêu hóa có rất nhiều loại
chất chứa (không chỉ có mỗi sữa như lợn con theo mẹ) nên khi hệ thống lông
rung ruột bị phá hủy, thức ăn không được tiêu hóa triệt để, các chất chứa trong
ống tiêu hóa lên men làm cho phân tiêu chảy có màu xám, hay xám đen giống
như xi măng hoặc có màu vàng (chủ yếu lợn choai).
Đối với những lợn choai và lợn nái không chết, triệu chứng tiêu chảy sẽ
biến mất sau 3 đến 4 tuần và đàn lợn bắt đầu phục hồi. Một thời gian sau, lợn nái
hình thành miễn dịch và truyền sang sữa cho lợn con [3].
2.3.6. Bệnh tích
Các bệnh tích đại thể:
- Thành ruột rất mỏng, trong suốt và có thể nhìn thấy chất chứa bên trong
do lớp lông rung trên niêm mạc bị phá hủy và bào mòn.
- Dạ dày có chứa nhiều sữa bị đóng vón.
- Hạch màng treo ruột sưng to [3].


-

Các bệnh tích vi thể:
Sự hình thành không bào và hiện tượng tróc vẩy ở tế bào ruột trên lông nhung
18


-

ruột non vào lúc sau 24h sau khi bị cảm nhiễm vi rút, cũng là lúc bắt đầu tiêu
chảy.
Lông nhung ruột non teo ngắn lại.
Hiện tượng loét nhỏ ở các vòm biển mô trên khắp các mảng peyer đặc biệt là
phần trên của ruột non [4].
2.3.7. Chẩn đoán
2.3.7.1. Chẩn đoán lâm sàng
và giãi phẫu bệnh
Dựa vào triệu chứng: lợn con tiêu chảy với tỷ lệ chết cao,lây lan nhanh, lợn
con thích nằm trên bụng mẹ. Điều trị bằng các loại kháng sinh không có kết quả,
tỷ lệ chết đối với lợn dưới 5 ngày tuổi lên đến 100% [1].
Nếu vẫn chưa khẳng định được chắc chắn dựa vào các triệu chứng lâm
sang, ta nên tiến hành mổ khám để kiểm tra các bệnh tích. Nếu như có sữa trong
dạ dày, thành ruột mỏng, hạch màng treo ruột sưng thì có thể khẳng định đó là
PED hoặc là bệnh TGE (viêm dạ dày ruột truyền nhiễm) [3]. Vì rất khó phân
biệt được với TGE chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích, kể cả xem vi
rút trên kính hiển vi điện tử [1].
2.3.7.2. Chẩn đoán phòng thí
nghiệm
Tuy nhiên, muốn khẳng định chính xác mầm bệnh có phải là PEDV hay
không ta có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

như: phản ứng RT_PCR, ELISA, hóa miễn dịch huỳnh quang.
Hiện nay, trên thị trường có 1 loại dụng cụ chẩn đoán gọi là test kit đối với
bệnh PED nhằm giúp người chăn nuôi cũng như các cán bộ thú y phát hiện bệnh
1 cách nhanh chóng nhất. Với nguyên lý là phản ứng miễn dịch sắc ký, bản chất
là phản ứng bắt cặp giữa kháng nguyên và kháng thể bằng phương pháp sắc ký
nhằm xác định có kháng nguyên PEDV trong mẫu thử nghiệm hay không [3].

19


2.3.7.3. Chẩn đoán phân biệt
Như chúng ta đã biết ngoài tiêu chảy do vi rút (PED) có rất nhiều bệnh
khác cũng gây ra triệu chứng tiêu chảy, đó là phản ứng của cơ thể và hậu quả có
liên quan đến đường ruột như:
 Bệnh viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm (TGE - Transmissible Gastro
Enteritis)
Đây là một bệnh mới được phát hiện trong vòng 20 năm trở lại đây, bệnh
gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi tập trung. Nguyên nhân do vi rút thuộc
nhóm Coronavirus gây viêm dạ dày ruột, lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao
trong vòng vài ngày, tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường xảy ra ở lợn con dưới 2 tuần
tuổi, lợn mất nước sút cân nhanh, lợn bị nôn mửa và ỉa chảy phân có nhiều
nước, màu vàng hoặc hơi xanh, lổn nhổn mùi khó chịu. Do vi rút TGE phá hủy
gần như toàn bộ nhung mao của ruột nên khi mổ khám thành ruột non mỏng như
tờ giấy cuộn thuốc lá và dạ dày có chứa sữa không tiêu màu trắng. Bệnh này xảy
ra chủ yếu với lợn con gây tổn thất rất lớn, ở lợn trưởng thành bệnh này ở thể
mang bệnh ít biểu hiện [4].
 Bệnh do Rotavirus
Bệnh do vi rút thuộc họ Reoviridae gây ra. Bệnh hay xảy ra ở lợn 1 - 5
ngày tuổi, tỷ lệ chết cao 50 - 100%. Triệu chứng điển hình của bệnh là phân
nhão như hồ rồi đến phân lẫn nhiều nước màu vàng trắng hoặc xám, chứa nhiều

chất vón. Do vi rút cư trú và hủy hoại làm thoái hóa lớp nhung mao ruột nên khả
năng tiêu hóa và hấp thu kém. Do vậy khi lợn khỏi bệnh nếu được nuôi tiếp lợn
sẽ còi cọc và chậm lớn, ở lợn ít có biểu hiện lâm sang [4].
 Bệnh do E. coli (Colibaccillosis)
Sau khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa trước hết vi khuẩn bám dính vào tế
bào nhung mao ruột non bằng các yếu tố bám dính.Tại đây vi khuẩn phát triển
nhân lên, phá hủy tế bào tổ chức, gây viêm và sản sinh Toxigenic và Verotoxin,
gây tụ huyết, xuất huyết gây tử vong rất nhanh, hoặc vi khuẩn cư trú tại ruột tạo
ra chứng viêm ruột cấp. Nếu con vật vượt qua giai đoạn này thường để lại bệnh
tích ở hạch màng treo ruột, gan, lách và túi mật. Với những gia súc trưởng thành
khỏe mạnh có thể không có triệu chứng lâm sàng nhưng có bệnh tích ở phủ tạng,
vùng bụng. Căn cứ vào các giai đoạn gây bệnh cho các lứa tuổi chia ra làm hai
loại. Bệnh lợn con phân trắng và bệnh tiêu chảy ở lợn.
+ Bệnh phân trắng lợn con: thường xảy ra ở lợn sơ sinh đến 21 ngày tuổi
với những đặc điểm: lợn xù lông, gầy còm, suy nhược, các ñầu xương nhô ra,
20


mắt trũng sâu, phân lỏng nhiều nước thay đổi từ màu sáng trong sang màu trắng.
+ Bệnh tiêu chảy ở lợn con: thường xuyên xảy ra ở lợn từ 4 tuần tuổi đến
sau cai sữa. Bệnh này có triệu chứng giống bệnh phân trắng lợn con, nhưng mức
độ tiêu chảy của lợn không nặng và phân đổi màu nâu xám hoặc xám xanh [4].
 Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis)
Salmonellosis là vi khuẩn gây bệnh viêm ruột chủ yếu do 2 chủng
Salmonella cholera suis chủng Kunzendorf hay Salmonella typhysuis chủng
Voldargsen gây bệnh thể mãn tính. Bệnh này thường xảy ra ở lợn sau cai sữa đến
4 tháng tuổi lợn lớn ít mắc hơn.
Triệu chứng: thời gian nung bệnh từ 1 đến 2 ngày. Con vật mệt nhọc, kém
ăn hoặc bỏ ăn, sốt cao 40,5 oC - 41,6oC, con vật khó thở, thở nhanh, có tiếng khò
khè, ho khan từng tiếng, ho co rút toàn thân [7]. Con vật lúc đầu đi táo, sau khi

nhiệt độ hạ xuống, con vật ỉa chảy nặng, phân lỏng sống màu vàng bột như cám,
da xuất hiện những đám tụ máu, gan có những điểm hoại tử hoặc áp se, lợn chết
ở những ngày đầu lách sưng to, tụ máu. Nếu lợn mắc ở thể mãn tính lách dai
như cao su. Niêm mạc ruột già viêm loét, vết loét lan tràn bờ nông, có khi vết
loét chất lên nhau. Do ỉa chảy nhiều, con vật dễ dẫn đến lòi dom và giai đoạn
sau liệt cơ vòng hậu môn cho nên phân tự chảy ra. Da nhợt nhạt lông xù, bụng
hóp lại hõm sâu xuống. Do đặc tính của bệnh nên kháng sinh điều trị chúng ta
phải thận trọng vì rất dễ làm tăng khả năng mang trùng [4].
 Bệnh hồng lỵ do Treponema
Bệnh do xoắn khuẩn Treponema hyodysenteria gây nên thường kết hợp với
phẩy trùng Vibro và các nhóm vi khuẩn đường ruột khác. Nếu chỉ có một mình
vi khuẩn Treponema thì không gây bệnh trong môi trường sạch các vi khuẩn
khác. Bệnh thường xảy ra ở lợn sau cai sữa từ 3 - 6 tháng tuổi, dấu hiệu lâm
sàng chủ yếu là tiêu chảy, phân có lẫn máu tươi màng niêm mạc và dịch lầy
nhầy do viêm ruột già, manh tràng, trực tràng. Cơ thể suy nhược, mất nước,
chậm lớn và ảnh hưởng đến chỉ số tiêu tốn thức ăn [4].

21


 Bệnh viêm ruột cấp tính lúc sơ sinh

Bệnh do Clostridium perfringens gây ra. Bệnh xảy ra ở lợn trong vòng 1
tuần tuổi nhất là thời điểm 1 - 3 ngày tuổi sau khi sinh. Bệnh là do cảm nhiễm kế
phát làm cho diễn biến ở mức độ trầm trọng khác nhau. Triệu chứng chủ yếu là tiêu
chảy ra máu, tỷ lệ chết cao, có bệnh tích ở ruột non xuất huyết máu đỏ tươi [4].
 Bệnh tiêu chảy do protozoa
Các loại protozoa có sẵn trong hệ tiêu hóa của lợn. Cryptospodium gây ra
ỉa chảy cho lợn con mới đẻ, các loại khác như: Balantium coli, Coccidia... đều
gây ra hội chứng tiêu chảy, trong trường hợp kết hợp các yếu tố khác sẽ gây ra

rối loạn tiêu hóa [4].
2.3.8. Phòng bệnh
2.3.8.1. Thực hiện chăn nuôi
theo phương pháp an
toàn sinh học [1]
Có hàng rào ngăn cách giữa trong và ngoài trại, xe vào bắt lợn không được
vào trong trại mà phải đỗ ở ngoài trại đúng nơi qui định.
- Tăng cường kiểm soát người và các phương tiện ra vào trại đặc biệt là
các xe và người vào bắt lợn, mua lợn đây là nguyên nhân chính làm lây lan
dịch bệnh.
- Công nhân chăn nuôi hạn chế ra ngoài trại.
- Xe vận chuyển trong trại sau khi vận chuyển lợn phải được rửa, sát trùng,
để khô mới được vận chuyển lợn tiếp.
- Có chuồng bán lợn nằm sát vòng ngoài của trại
- Cấm đưa lợn từ khu vực bán trở về trại.
- Không cho nước thải của chuồng bán chảy trở về trại
- Người lao động không nên tiếp xúc với lợn khác ngoài khu vực làm việc
của mình.
- Hạn chế khách tham quan nếu không thật sự cần thiết.
- Làm vệ sinh lối đi thường xuyên, có hố sát trùng ở cửa ra vào chuồng.
-Thực hiện phương pháp chăn nuôi “Cùng vào, cùng ra”.
-Không nuôi nhiều loài gia súc, gia cầm chung trại.
-Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, tiêu độc sát trùng, diệt
côn trùng gặm nhấm…
- Cô lập khu vực chăn nuôi;
+ Hạn chế tham quan.
+ Hạn chế các loài vật khác vào chỗ nuôi lợn như chó, gà…
+Hạn chế ghép bầy.

22



-Tiêm sắt (FER-B12) đầy đủ cho lợn con theo đúng quy trình.
- Chủng ngừa vắc xin đầy đủ và đúng quy trình cho lợn mẹ
- Luôn tuân thủ qui tắc: KHÔ, SẠCH, ẤM cho chuồng nái nuôi con và
chuồng lợn con.
- Lợn mẹ trong thời gian mang thai nên đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho
bào thai [1].
2.3.8.2. Chủng ngừa vắc xin
Bệnh PED có thể chủng ngừa cho lợn mẹ với vắc xin DS PED PigVac
(Daesung Microbilogical Labs - Korea); PED - nhược độc đông khô dùng để
uống, do GreenCross (Hàn Quốc) sản xuất. PED là vắc xin dạng đông khô được
sản xuất từ vi rút gây bệnh tiêu chảy truyền nhiễm (PEDV) chủng nhược độc
DR13, được nuôi cấy trên môi trường tế bào [1].
Chúng ta có thể tạo miễn dịch cho lợn con bằng cách cho lợn mẹ ăn ruột
của lợn con bị PED trước khi đẻ (làm vắc xin chuồng). Vắc xin chuồng được
làm bằng cách lấy ruột 2- 3 lợn con có triệu chứng ỉa chảy do PED đang còn
sống, có độ tuổi nhỏ hơn 5 ngày tuổi, cho vào máy xay sinh tố, xay nhỏ. Trộn
hỗn hợp thu được với 1.000ml nước cất, lọc qua vải gạc lấy phần nước trong cho
vào 100g Colistin để diệt tạp khuẩn. Đem dung dịch trên trộn với thức ăn trong
toàn trại cho lợn nái, lợn hậu bị ăn (mỗi con 10ml). Sau khi ăn nếu lợn xuất hiện
triệu chứng tiêu chảy hoặc ủ rủ, bỏ ăn là đạt yêu cầu; nếu không phải làm
lại. Sau 2 tuần kháng thể mới xuất hiện, vì vậy đối với nái mang thai tuần 15 –
16, lợn con sinh ra vẫn chết vì bệnh PED. Nếu phát hiện, xử lý nhanh có thể sau
3 tuần dập tắt được dịch bệnh trong toàn trại [1].

23


PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Lợn nuôi tại trại nái Bình Định Xanh, thôn Nam Tượng 3, xã Nhơn Tân, thị
xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: trong thời gian dịch xảy ra tại trại từ 2/2016 đến 4/2016.
Địa điểm: trại nái sinh sản công ty Bình Định Xanh thôn Nam Tượng 3, xã
Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Chủ động thu thập số liệu tại chuồng nuôi và từ các kỹ thuật trại.
Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và điều trị dịch bệnh cho lợn
con và lợn nái.
3.3. Nội dung nghiên cứu




Ảnh hưởng của PED đến trại:
- Ảnh hưởng đến lợn nái.
- Xác định tỉ lệ chết lợn con do PED ở cái lứa tuổi từ: Sơ sinh đến 5
ngày tuổi, từ 6 đến 10 ngày tuổi, từ 11 đến 21 ngày tuổi.
Đánh giá kết quả quy trình kiểm soát dịch bệnh.

3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm excel.

24


PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của PED đối với trại nái.
4.1.1. Đối với lợn nái
Dịch bệnh xảy ra tại trại diễn biến nhanh và phức tạp, vì vậy, tôi không có
điều kiện để ghi chép và thu thập các số liệu cụ thể về thiệt hại đối với lợn nái.
Lợn nái mắc bệnh biểu hiện các triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy, sốt, bỏ ăn, sẩy
thai và giảm sức đề kháng.
Biểu hiện bỏ ăn của nái thể hiện qua lượng thức ăn còn thừa trong máng ăn.
Khi các nhà đẻ bị vi rút lây nhiễm thì sau hai ngày tất cả các lợn nái có biểu hiện
bỏ ăn và kém ăn. Lượng thức ăn đã được phân phối từ 2.5kg/nái/ngày giảm
xuống còn 1kg/nái/ngày, nhưng phần lớn các máng ăn vẫn còn thừa thức ăn.
Một số nái bị tiêu chảy nặng. Ngoài ra, tình trạng nái bị viêm tử cung xảy
ra nhiều hơn, nặng hơn, phải điều trị dài ngày hơn và dùng phác đồ điều trị với
liều cao gấp đôi. Mặt khác, số nái tái phát viêm tử cung cũng tăng lên.
Thêm vào đó, việc làm auto vắc xin đã cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của
nái ở nhà mang thai cũng tương tự nhà đẻ, đó là bỏ ăn, nôn mửa tiên chảy và còn
cả sẩy thai, chủ yếu là lợn mang thai dưới 6 tuần.
4.1.2 Đối với lợn con theo mẹ
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của PED với lợn con, tôi tiến hành điều tra
thu thập số liệu trực tiếp tại chuồng và gián tiếp qua kỹ thuật tại trại. Kết quả
được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Số lượng lợn chết khi chưa có sự bảo hộ của auto vắc xin.
Độ tuổi
Dưới 5 ngày tuổi
Từ 6 – 10 ngày tuổi
Từ 11 – 21 ngày tuổi

Tổng số lợn
con được
sinh (con)
3352

374
1287

Số lợn con
chết (con)
3352
200
175

Tỷ lệ
chết
(%)
100%
53,4%
13,5%

Qua bảng 4.1 cho thấy, thiệt hại do PED gây ra đối với lợn con là rất lớn.
Lợn có độ tuổi càng nhỏ thì càng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, lợn dưới 5 ngày tuổi
thì tỷ lệ chết 100%, lợn 6 – 10 ngày tuổi tỷ lệ chết 53.4%, lợn từ 11 – 21 ngày
tuổi tỷ lệ chết 13,5% và lợn trên 21 ngày tuổi chỉ ảnh hưởng biểu hiện ra cái
triệu chứng lâm sàng của bệnh, như là: lợn con bỏ bú, nôn sau đó tiêu chảy. Con
vật mất nước, ốm hẳn đi nhưng không gây chết.
25


×