Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và mật độ ban đầu đến sự sinh trưởng của vi tảo thalassiosira weissflogii tại công ty CP bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.25 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Thủy sản

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và
mật độ ban đầu đến sự sinh trưởng của vi tảo Thalassiosira
weissflogii tại công ty CP - Bình Thuận

Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thủy
Lớp: NTTS 46A
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Bộ môn: Nuôi trồng thủy sản

HUẾ 2016
1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC CÁC BẢNG

3



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè và
các anh chị đi trước, đặc biệt là sự động viên khích lệ từ gia đình để tôi có thể
hoàn thành tốt khóa luận này dù gặp rất nhiều khó khăn.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo Th.S.
Nguyễn Thị Thanh Thủy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện
giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các anh chị
công nhân viên công ty Cổ Phần chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh Cà Ná- Tuy
Phong- Bình Thuận, đặc biệt là các anh chị phòng tảo LAB đã hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ và tạo moi điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo, những người
đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt 4 năm học tại Khoa Thủy sản –
Trường Đại học Nông Lâm Huế.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, ba mẹ đã luôn ở bên, ủng hộ, động
viên, khích lệ trong suốt quãng đường tôi còn ngồi trên ghế nhà trường,…
Cảm ơn bạn bè và tập thể lớp NTTS46A là những người luôn giúp đỡ và góp ý
cho tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Võ Thị Thủy

4


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Nghề nuôi thủy sản đang ngày càng phát triển mạnh, do vậy, nhu cầu về

con giống có chất lượng tốt, nhưng vẫn đảm bảo được số lượng đang ngày
gia tăng và là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Trong quá trình ương
nuôi ấu trùng, thức ăn và kỹ thuật cho ăn là vấn đề rất quan trọng, quyết định
sự thành công của vụ nuôi. Trong sản xuất giống nhân tạo, thức ăn tự nhiên
đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sự sinh trưởng và
phát triển, chất lượng con giống trong ương nuôi ấu trùng. Vì nó đáp ứng
được nhu cầu dinh dưỡng, kích cỡ phù hợp với cỡ miệng của ấu trùng động
vật thủy sản,…Các đối tượng chủ yếu đang được quan tâm nghiên cứu, thử
nghiệm và nuôi sinh khối làm thức ăn cho động vật thủy sản như : Vi tảo, luân
trùng, Artemia,.. Trong đó, vi tảo là nguồn thức ăn tự nhiên có ý nghĩa rất lớn
trong nuôi trồng thủy sản, là đối tượng đã và đang được sử dụng phổ biến
hiện nay. Ngoài vai trò làm thức ăn, vi tảo còn đóng vai trò điều hòa khí hòa
tan trong nước, cân bằng độ đục và pH trong nước. Nhiều nghiên cứu cho
thấy rằng vi tảo là loại thức ăn tươi sống đặc biệt tốt cho ấu trùng thủy sinh
vật, đặc biệt có kích thước nhỏ phù hợp với hầu hết giai đoạn phù du của
động vật thân mềm hai mảnh vỏ, tôm he và cá biển. Ngoài việc cung cấp đầy
đủ các chất dinh dưỡng có giá trị như protein, lipide, carbonhydrate, vi tảo
còn là nguồn cung cấp các loại Vitamin B1, B6, B12, C và muối khoáng.
Thalassiosira là một trong những giống tảo silic sống trôi nổi được nhập
nội, rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các axit béo không no, cacbohydrate,
protein…hàm lượng DHA + EPA đạt 7,2 mg/ml (Brown al et.,1989), cộng với
kích thước siêu vi của nó nên rất phù hợp với các trại sản xuất cá biển, các
trại sản xuất nhuyễn thể và các trại sản xuất tôm giống từ giai đoạn Zoea đến
giai đoạn Mysis. Nó làm tăng tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của các đối
tượng trên. Trong giống tảo Thalassiosira phải kể đến các loài quan trọng
như: Thalassiosira pseudonana, Thalassiosira weissflogii,… chúng được
nghiên cứu và đem vào nuôi sinh khối rộng rãi trong các trại sản xuất giống
thủy sản nước mặn, lợ để làm thức ăn ở nhiều nơi trên thế giới.
Thalassiosira weissflogii là một loài tảo đơn bào có kích thước 120 170μm, sống ở biển, chứa một hàm lượng Eicosapentaenoic acid – EPA
(20:5w3) rất cao (chiếm khoảng 28% tổng số các acide béo). Loài tảo này còn

có hàm lượng vitamin C va riboflavin cao đạt giá trị tương ứng là 8 mg/g và
50 μg/g khối lượng khô. Với giá trị dinh dưỡng cao, tảo Thalassiosira
5


weissflogii được ứng dụng nuôi thu sinh khối trong các trại sản xuất giống
thủy sản với mục đích là làm thức ăn chính hoặc bổ sung cho sản xuất luân
trùng, để làm giàu luân trùng và tạo “hiệu ứng nước xanh” trong bể nuôi ấu
trùng cá, giáp xác, (Zhang Cheng-Wu và ctv, 2001).
Nghề nuôi các đối tượng thủy sản nước mặn, đặc biệt là tôm thẻ chân
trắng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy việc sản xuất sinh khối loài
tảo này có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất
giống tôm, quyết định đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm, đặc biệt là giai đoạn
Zoea. Nó là đối tượng được nhiều công ty chuyển giao công nghệ và nuôi sinh
khối theo hình thức nuôi dàn và điển hình cho mô hình này là công ty cổ phần
chăn nuôi C.P Việt Nam đã và đang hoàn thiện quy trình sản xuất và đã đem
lại những thành công lớn trong phục vụ sản xuất giống tôm.
Hiện nay, tảo Thalassiosira wessflogii được xem là một trong số những
loài tảo dễ nuôi nhưng hiệu quả chưa cao. Nên vấn đề đặt ra ở đây là phải
nghiên cứu tìm ra được môi trường dinh dưỡng và các điều kiện môi trường
thích hợp cho sự sinh trưởng của tảo Thalassiosira weissflogii, từ đó ứng
dụng để nuôi thu sinh khối đạt hiệu quả cao. Nhận thấy được tiềm năng và giá
trị kinh tế trong việc nuôi thu sinh khối để phục vụ sản xuất giống thủy sản
của loài tảo này và xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Ảnh hưởng của môi trườngdinh dưỡng và mật độ ban đầu đến sự sinh
trưởng của vi tảo Thalassiosira weissflogii tại công ty CP - Bình Thuận”.
Mục đích, yêu cầu của đề tài
- So sánh ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng khác nhau đến sự sinh
trưởng của vi tảo Thalassiosira weissflogii.
- So sánh ảnh hưởng của mật độ ban đầu đến sự sinh trưởng của vi tảo

Thalassiosira weissflogii.
- Lựa chọn được môi trường và mật độ ban đầu thích hợp nhất cho sự
sinh trưởng của vi tảo Thalassiosira weissflogii.

6


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tìm hiểu chung về cơ sở thực tập
1. 2.1.1. Vai trò chiến lược của vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có mối liên hệ
chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ
Nam sang Tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa
độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o52'18"
kinh độ Ðông. Phía Bắc của tỉnh giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp
với Ninh Thuận, phía Tây giáp với Đồng Nai, và phía Tây Nam giáp Bà RịaVũng Tàu, ở phía Đông và Nam giáp Biển Đông.
Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi: là cửa ngõ giao lưu về kinh tế, văn
hóa, chính trị và xã hội của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;
Có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua kết nối Bình Thuận với
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành ở miền Nam, miền Trung và miền
Bắc; có quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối
liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu.
Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với
địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận có điều kiện mở rộng mối
quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. Sức
hút của các thành phố và các trung tâm phát triển như thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Nha Trang tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng
hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
2. 2.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu

Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu
nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa
thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 26 - 27 oC. Tổng lượng mưa
trung bình năm là 1.024mm. Độ ẩm tương đối là 79%. Tổng số giờ nắng trong
năm đạt 2.459 giờ.
7


3. 2.1.3. Tiềm năng kinh tế
Bình Thuận là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế. Bao gồm:


Thủy sản
Bình Thuận có đường bờ biển dài 192km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà
Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa- Vũng
Tàu, diện tích vùng lãnh hải rộng 52.000km 2, nằm trong ngư trường Ninh
Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, là một trong bốn ngư trường trọng
điểm của Việt Nam, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, bao gồm các
hoạt động nuôi trồng và đánh bắt, kinh doanh thủy sản.
Trữ lượng khai thác, đánh bắt hải sản khoảng 220.000 - 240.000 nghìn
tấn, với nhiều hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm, điệp, sò
lông, dòm, bàn mai… Diện tích đất có khả năng phát triển nuôi tôm bán thâm
canh khoảng 1.000 ha. Các vùng ven biển và đảo có thể phát triển nuôi cá lồng
bè các loại hải đặc sản như cá mú, tôm hùm. Trên biển Đông, huyện đảo Phú
Quý rộng hơn 24 km2, gần đường hàng hải quốc tế, là điểm giao lưu Bắc Nam
và ngư trường Trường Sa, thuận lợi cho phát triển ngành khai thác, chế biến
hải sản, đang được đầu tư để trở thành Trung tâm dịch vụ hàng hải và du lịch

quốc tế.
Bình Thuận còn có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với nhiều sông suối
bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) chảy ra biển. Tính chung, các
đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà
Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40
km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km)… rất thuận tiện để phát triển hệ
thống công trình thủy lợi.



Nông- Lâm nghiệp
Tỉnh Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có
trên 50.000 ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông
nghiệp.Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Tỉnh đã đầu tư phát triển
để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả: thanh long,
điều, bông vải, cao su, hạt tiêu. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển
các ngành công nghiệp chế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm...
Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu
m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát
triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc
8


9




Khoáng sản
Bình Thuận có gần 100 mỏ khoáng sản với 30 nhóm như: than bùn, dầu

mỏ, vàng, thiếc, vonfram, chì, kẽm, saphia, thạch anh, sét gạch ngói, sét
bentonite… Đặc biệt là một trong những tỉnh có trữ lượng lớn quặng titan
phân bố tập trung, hàm lượng zircon trong quặng cao. Ở huyện Tuy Phong có
suối nước khoáng Vĩnh Hảo chứa nhiều khoáng chất hòa tan tự nhiên trong
nước có lợi cho cơ thể người.
Bên cạnh đó, dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh
Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện nằm trên
thềm lục địa cách đất liền 60 km; các mỏ dầu: Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi
đang khai thác.



Du lịch
Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch
đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang
là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Bờ biển dài 192 km
với nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng, phong cảnh đẹp, nước biển trong xanh là
lợi thế để phát triển du lịch.
Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh
hấp dẫn như: lầu Ông Hoàng (thành phố Phan Thiết), Bàu Trắng, Bàu Sen
(Bắc Bình), Gành Son, Cổ Thạch Tự (Tuy Phong), hải đăng Kê Gà, núi Tà Cú
(Hàm Thuận Nam); thác Bảy tầng (Tánh Linh)..… là nguồn tài nguyên quý giá
để tỉnh có thể phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú.
4. 2.1.5. Vài nét về công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam và chi nhánh
sản xuất giống Bình Thuận
5. 2.1.5.1. Vài nét về công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam
Tập đoàn C.P. (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921 tại
Bangkok, Thái Lan. Là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề
mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công - nông nghiệp và chế biến thực
phẩm. Điển hình là lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi,

nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực thực phẩm chất lượng cao và an
toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với hơn
90 năm kinh nghiệm phát triển sản xuất, kinh doanh, hiện nay tập đoàn C.P
Thái Lan đã mở rộng địa bàn hoạt động đến 20 quốc gia với 200 công ty
10


thành viên, thu hút đông đảo một nguồn nhân lực lớn.
Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam(C.P Việt Nam ) là một thành viên
của C.P Thái Lan, được cấp phép đầu tư số 545/GP vào năm 1993 với hình
thức 100% vốn đầu đầu tư nước ngoài. C.P Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
nông – công nghiệp – thực phẩm khép kín. Các lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm: hạt giống, thức ăn chăn nuôi, thức ăn
thủy sản, giống heo, gà và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản,
nuôi gia công heo và chế biến thực phẩm.
6. 2.1.5.2. Chi nhánh sản xuất giống Bình Thuận
Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh sản xuất giống Bình
Thuận được thành lập ngày 06/10/2000 với diện tích: 5 hecta. Đây là một
trong những chi nhánh có hệ thống nhà nuôi hiện đại gồm 4 nhà nuôi tôm
giống, 1 khu vực nuôi tôm bố mẹ, 3 nhà sản xuất thức ăn tươi sống( 2 nhà tảo
Mass và 1 nhà ấp Artemia), 1 phòng nuôi tảo thí nghiệm và bộ phận Labolary
kiểm định chất lượng, các trang thiết bị đều được trang bị hiện đại nhằm
phục vụ cho việc sản xuất giống tôm Thẻ Chân Trắng chất lượng cao, sạch
bệnh và an toàn cho người nuôi, đáp ứng nhu cầu về nguồn giống cho khắp
các tỉnh miền Trung và miền Nam.
2.2. Đặc điểm sinh học của tảo Thalassiosira weissflogii Grunow)
Fryxell và Hasle 1977
7. 2.2.1. Hệ thống phân loại, phân bố
2.2.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Heterokontophya

Lớp: Bacillariophyceae Karsten
Bộ: Centrales Schutt
Họ: Thalassiosiraceae ( Lebour 1930) Hasle 1973
Giống: Thalassionema ( Cleve 1873) Hasle 10973
Loài: Thalassiosira weissflogii(Grunow) Fryxell và Hasle 1977 [5]
2.2.1.2. Phân bố
Tảo silic phân bố rất rộng trong môi truờng nước mặn, lợ, ngọt. Cũng
gặp trên đất đá, trong các thủy vực chúng có thể sống trôi nổi hoặc ở đáy. Số
11


lượng loài ở đáy nhiều hơn nhưng số lượng cá thể và sinh khối lại ít hơn so
với các loài sống trôi nổi. Ở các vùng biển lạnh tảo silic phân bố nhiều hơn các
vùng biển ấm.
Tảo Thalassiosira weissflogii thuộc lớp tảo silic trung tâm. Chúng được
tìm thấy cả trong môi trường biển và các vùng nước nội địaở nhiều nơi trên
thế giới. Loài tảo này chủ yếu sống trông môi trường nước mặn và đặc biệt là
chúng phát triển tốt nhất ở những nơi có độ mặn cao.
2.2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo

Hình 2.1: Tế bào tảo Thalassiosira weissflogii
-

Thalassiosira weissflogii là loài tảo đơn bào, chủ yếu sống đơn độc, đôi khi các
tế bào liên kết lại với nhau thành tập đoàn.
Tế bào tảo có dạng hình hộp, kích thước từ 6 -20µm × 8 - 15µm.
Mặt vỏ hình chữ nhật và có đường kính dài hơn trục vỏ tế bào.
Đai vỏ không đều, mép đai có 2 – 28 mấu nhỏ. Mỗi mấu có dạng hình môi để
liên kết với tế bào bên cạnh.
Thể sắc tố nhiều có dạng hạt.

Tế bào có một nhân, nhân có dạng hình cầu, nằm ở trung tâm tế bào tảo.
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của tảo được hiểu đó là sự phân chia tế bào trong điều kiện
nuôi cấy với các chất dinh dưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng của chúng.
Theo Cotteau ( 1996) cho rằng sự phát triển của tảo nuôi trong điều kiện
vô trùng được đặc trưng bởi 5 pha:
12


8. 2.2.3.1. Pha lag ( còn gọi là pha/ giai đoạn cảm ứng hay pha thích nghi)
Là giai đoạn bắt đầu nuôi cấy. Ở giai đoạn này các tế bào tảo lớn lên về
mặt kích thước nhưng không có sự phân chia nên mật độ tế bào tăng lên rất ít
do chúng chưa thích nghi với môi trường. Giai đoạn này sẽ xảy ra sự trao đổi
chất của tế bào giúp chúng thích nghi với các điều kiện vật lý của môi trường
để phát triển như là sự tăng lên của enzym và tăng các mức chuyển hóa bao
gồm sự phân chia tế bào và cố định cacbon. Thời gian của giai đoạn này tăng
nhanh hay chậm phụ thuộc vào nguồn tảo giống và thành phần của môi
trường dinh dưỡng có phù hợp cho sự sinh trưởng của tảo hay không, pha
này sẽ không thay đổi nếu pha này ở giai đoạn tăng trưởng nhanh. [24]
9. 2.2.3.2. Pha Log ( còn gọi là pha sinh trưởng)
Đây là giai đoạn tế bào tảo phân chia nhanh chóng do chúng đã thích
nghi tốt với điều kiện môi trường nuôi cấy. Tốc độ phân chia phụ thuộc vào
điều kiện môi trường dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, mật độ nuôi cấy ban
đầu,… Ở giai đoạn này mật độ tế bào tảo sẽ tăng theo hàm số mũ :
Ct=C0.emt .
Với:
Ct và Co là mật độ tảo tại thời điểm t và 0
m: tốc độ tăng trưởng đặc thù (tốc độ này phụ thuộc vào loài tảo, cường
độ ánh sáng, nhiệt độ). [24]
10. 2.2.3.3. Pha tăng trưởng chậm

Ở pha này tốc độ phát triển của tảo giảm dần khi các điều kiện về dinh
dưỡng, ánh sáng, pH, CO2… trở thành những yếu tố giới hạn. Pha này sẽ xảy ra
nhanh chóng với sự cân bằng giữa tốc độ phát triển và những yếu tố hạn chế
đối với sự sinh trưởng của tảo, lúc này sự sự sinh trưởng của tảo sẽ bước vào
pha cân bằng. [24]

13


Pha gia tốc dương
Pha logarit
Pha gia tốc âm
Pha cân bằng
Pha tàn lụi

Hình 2.2: Các pha sinh trưởng của tảo nuôi
11. 2.2.3.4. Pha cân bằng ( hay còn gọi là pha ổn định)
Sinh khối tảo không tăng thêm và đạt mật độ cực đại. Quá trình quang
hợp và phân chia tế bào vẫn xảy ra trong suốt pha này, nhưng số lượng tế bào
mới sinh ra gần như ngang bằng với số lượng tế bào chết đi. Do đó, ở pha này
không có sự tăng trưởng về số lượng tế bào. [24]
12. 2.2.3.5. Pha suy vong ( hay còn gọi là pha tàn lụi)
Đây là pha cuối cùng trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển của tảo. Ở
pha này, chất lượng môi trường nước xấu đi, các chất dinh dưỡng giảm
không đủ cho tảo phát triển. Mật độ tảo giảm nhanh chóng và suy tàn. Trong
thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự suy tàn của tảo như chất lượng môi
trường nuôi kém đi, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi
cạn kiệt, không đủ ánh sáng cung cấ, nhiệt độ cao, thiếu, pH thay đổi hoặc do
sự nhiễm bẩn. Mấu chốt của thành công trong sản xuất tảo là duy trì tảo ở
pha sinh trưởng theo hàm mũ. Khi thời gian nuôi vượt quá 3 pha thì giá trị

dinh dưỡng của tảo sản xuất sẽ thấp do tính tiêu hóa giảm, thiếu các thành
phần dinh dưỡng và có thể sản sinh ra các chất chuyển hóa độc hại. [24]
2.2.4. Đặc điểm sinh sản
Theo Hoàng Thị Sản (2007) tất cả các loài tảo silic đều có 2 hình thức
sinh sản: sinh sản bằng cách phân đôi tế bào và sinh sản bằng bào tử.


Sinh sản bằng cách phân đôi tế bào: Trong quá trình phân cắt cơ thể mẹ, xảy
ra sự phân cắt theo mặt phẳng ngang. Mỗi tế bào con đều được nhận một
14




mảnh vỏ của tế bào mẹ có chứa nguyên sinh chất và trỏ thành mảnh vỏ trên.
Sau đó chúng tự tổng hợp và hình thành nên mảnh vỏ dưới có kích thức nhỏ
hơn và lồng vào mảnh vỏ trên, tạo thành một tế bào mới. Sau nhiều lần phân
chia, kích thước tế bào giảm dần
Sinh sản bằng bào tử:
- Hình thành bào tử nghỉ: Trong điều kiện môi trường bất lợi, nguyên
sinh chất co lại tích trữ chất dự trữ, mất nước và hình thành một vỏ mới dày
cứng gồm hai mảnh, đôi khi có thêm nhiều gai. Chúng sống lơ lửng trong
nước hoặc chìm xuống đáy thủy vực
- Hình thành bào tử sinh trưởng: Sau nhiều lần phân chia kích thước tế
bào bị nhỏ đi, tảo silic dùng hình thức này để khôi phục kích thước tế bào
bằng cách nội chất tế bào thoát ra, lớn lên và hình thành vỏ mới.
- Sinh sản vô tính bằng động bào tử:
- Sinh sản hữu tính theo kiểu tiếp hợp: Hai cá thể tiến lại gần nhau và
mở hai mảnh vỏ ra, nguyên sinh chất kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Sau
đó phân chia giảm nhiễm tạo vỏ mới bao bọc bên ngoài và tách cơ thể mới

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tảo
2.3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng
Cũng như tất cả các loài thực vật khác, vi tảo cũng quang hợp và thông
qua quá trình quang hợp chúng đồng hoá cacbon vô cơ để biến đổi thành các
hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. Ánh sáng là nguồn năng lượng chính
cho quá trình quang hợp của tảo cũng như tất cả các loài thực vật khác. Nó
không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi tảo mà nó còn ảnh hưởng đến
thành phần sinh hóa của vi tảo. Ánh sáng ảnh hưởng đến vi tảo trên cơ sở
chất lượng ánh sáng (quang phổ ánh sáng), cường độ ánh sáng và thời gian
chiếu sáng. Do đó có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của cường độ ánh
sáng lên sự phát triển của tảo.
Brand và Guillard (1981) khi nghiên cứu trên 22 loài tảo cho thấy một số
loại tảo không sinh trưởng trong điều kiện chiếu sáng liên tục. Một số loại
sinh trưởng tốt nhất ở chế độ chiếu sáng 16 giờ sáng và 8 giờ tối trong ngày.
Một số loài sinh trưởng tốt nhất ở chế độ chiếu sáng 14 giờ, cũng có loài sinh
trưởng tôt nhất trong điều kiện 12 giờ chiếu sáng. Còn một số lại sinh trưởng
tốt nhất trong điều kiện chiếu sáng liên tục. Theo Guillard (1975), chỉ những
loại vi tảo được nuôi làm thức ăn cho các đối tượng thủy sản mới thích ứng
trong điều kiện chiếu sáng liên tục và ánh sáng khuyếch tán chứ không phải
ánh sáng mặt trời trực tiếp. [36]
15


Lê Viễn Chí (1996) cho rằng hầu hết các loài tảo sống trong môi trường
ánh sáng yếu (4800-8000 lux) và chu kỳ chiếu sáng ngày đêm ở khoảng
(12/12). Theo Coutteau (1996) cường độ ánh sáng thích hợp cho tảo nuôi ở
bình tam giác là 1000 lux , đối với các dung tích lớn hơn thì 5000 - 10000 lux.
Cường độ ánh sáng tối ưu là 2500 - 5000 lux, cường độ ánh sáng quá lớn có
thể làm ức chế quá trình quang hợp. Tuy nhiên đối với ánh sáng tự nhiên hay
nhân tạo cũng cần tránh nóng quá mức. Tốt nhất nên dùng các đèn huỳnh

quang phát sáng ở phổ ánh sáng xanh da trời hoặc đỏ vì đó là những phần
tích cực nhất của phổ ánh sáng đối với sự quang hợp. [36]
Cũng theo Coutteau (1996), thời gian chiếu sáng nhân tạo nên duy trì ở
mức tối thiểu 18 giờ mỗi ngày, mặc dù thực vật phù du nuôi phát triển bình
thường trong điều kiện chiếu sáng liên tục. Tuy nhiên, theo O’Meley và
Daintith(1993) thời gian chiếu sáng đối với các bình thể tích từ 150 ml đến
2.5l chỉ cần 12 giờ/ngày, còn đối với bình 200l mới cần 18 giờ / ngày. [13]
Theo Brown (1991) và Guillard (1975) khi cường độ ánh sáng quá cao sẽ
xảy ra hiện tượng quang oxy hóa. Nguyên nhân có thể do quá trình quang hợp
của tảo diễn ra quá mạnh làm cho lượng oxy sản sinh ra trong tế bào tảo quá
nhiều làm ức chế sinh trưởng và có thể gây độc cho tế bào. Tuy nhiên, cũng có
một số loài tảo có khả năng chịu được cường độ ánh sáng mạnh là do chúng
có loại men chống lại qúa trình oxy hóa. [22]
2.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhìn chung các loài vi tảo có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 16-30 oC.
Nếu nhiệt độ cao hơn 35 o C tảo có thể chết (kể cả những loài tảo nhiệt đới) và
nếu thấp hơn 16 oC tảo phát triển rất chậm. Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết
các loài tảo phát triển tốt là khoảng 20-25 oC (Coutteau 1996). Theo Lương
Văn Thịnh (1999) mỗi một lòai tảo thích ứng với khoảng nhiệt độ khác nhau
và được chia thành 4 nhóm sau:
-

-

Nhóm rộng nhiệt: Gồm các lòai tảo thích ứng với khoảng nhiệt độ từ 10 oC đến
30 oC như Tetraselmis suecia, Tetraselmis chuii, Dunaliella tertiolecta,
Nanochloris atomus, Chaetoceros calcitrans.
Nhóm nhiệt đới và cận nhiệt: Gồm những loài tảo phát triển tốt ở nhiệt độ từ
15-30 oC như Isochrysis sp, Chaetoceros gracilis va Pavlova salina.
Nhóm các loài chỉ phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ từ 10 oC đến 25 oC,

ngừng phát triển ở 30 oC như Pavlova lutheri.
Nhóm các loài tảo chỉ phát triển tốt ở nhiệt độ 10 oC đến 20 oC như tảo
16


Thalassiosira pseudonana, Skeletonema costatum va Chrodomonas salina.
Tảo Thalassiosira pseudonana tăng trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt độ
nước từ 10- 30 oC. Ở 10 oC, tảo sinh trưởng chậm lại (Jeffrey, Brown và
Gakland, 1994). [2] [36]
Thành phần sắc tố của tảo Thalassiosira pseudonana thay đổi theo nhiệt
độ. Hàm lượng Chlorophyll a cao nhất ở25 oC, thấp nhất ở 18 oC. Hàm lượng
Carotenoid thay đổi không tương xứng với Chlorophyll a , thấp nhất ở 25 oC
và cao nhất ở 32 oC. Hàm lượng lipid đạt cực đại ở 32 oC. Tỷ lệ EPA tăng cao
nhất ở 25 oC (Sekenik, 1993). [2], [36]
Trong khoảng nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ tăng thì quá trình trao đổi
chất tăng, tảo tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và đẩy nhanh qúa trình
phân chia tế bào nên mật độ tảo tăng nhanh. Một số loài tảo tăng trưởng
nhanh, tỷ lệ thuận với nhiệt độ nhưng chúng nhanh đạt đến pha cân bằng và
sau đó tàn lụi nhanh chóng. Nhiệt độ cao còn gây tác động ngược đến chất
lượng dinh dưỡng của tảo nuôi. Nhiệt độ thấp hơn có thể ảnh hưởng đến tăng
trưởng của những sinh vật gây nhiễm tảo nuôi. Một số loài nguyên sinh động
vật và vi khuẩn tăng trưởng chậm ở nhiệt độ thấp. Điều này cho phép tảo có
thể giữ lâu ở pha logarit, để đạt tới mật độ thu hoạch trước khi bị nhiễm. Khi
tiến hành nuôi ngoài trời cần chú ý chọn loài tảo có ngưỡng nhiệt độ thích
hợp với điều kiện địa lý của vùng nuôi vì nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng
của các loài tảo khác nhau thường khác nhau. [2], [36]
2.3.3. Ảnh hưởng của độ mặn
Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của vi tảo.
Điều này có thể thấy rõ trong thực tế sản xuất. Khi độ mặn biến đổi đột ngột
sẽ dẫn đến sự thay đổi thành phần vi tảo trong thuỷ vực. Theo Coutteau

(1996), thực vật phu du biển có khả năng chịu đựng rất lớn những thay đổi về
độ mặn. Hầu hết các loài đều phát triển rất tốt ở độ mặn hơi thấp hơn độ mặn
của môi trường sống và điều này có thể thực hiện bằng cách dung nước ngọt
để pha loãng nước biển. Theo Ukeles 1976, độ mặn thích hợp để ương nuôi
các loại vi tảo là 12 - 40‰, tối ưu là 20 - 24‰. [2], [24]
Theo Lê Viễn Chí (1996), độ mặn thay đổi làm thay đổi áp suất thẩm thấu
của tế bào, hạn chế quá trình quang hợp, hô hấp, tốc độ sinh trưởng của tế
bào bị hạn chế và giảm sự tích luỹ glucose (khi độ mặn giảm đột ngột 4,8‰).
Ngòai ra, độ mặn còn ảnh hưởng đến thành phần sinh hóa và thành phần acid
béo của tảo (Renaud và ctv, 1991). [2]
17


Tảo biển có khả năng chịu đựng khá tốt với sự thay đổi của độ mặn. Hầu
hết các loài tảo có roi (Flagellates) sinh trưởng trong khoảng độ mặn dao
động từ 12-40 ‰ , nhưng phát triển tốt nhất ở độ mặn từ 20-24 ‰. Theo kết
quả nghiên cứu của Phạm Thị Lam Hồng (1999). Tảo Thalassiosira
pseudonana nuôi ở Nha Trang có thể phát triển trong biên độ độ mặn từ
10÷35‰, nhưng ưa thích ở độ mặn cao từ 30÷35‰. Thành phần acid béo
của tảo Thalassiosira pseudonana đạt cao nhất ở độ mặn 30‰ . Độ mặn tốt
nhất cho sản xuất tảo Thalassiosira pseudonana để có hàm lượng lipid và EPA
cao nhất là 20÷30‰. [7]
2.3.4. Ảnh hưởng của pH
Theo Lê Viễn Chí (1996), pH được coi là yếu tố biến đổi nội tại. Sự thay
đổi nhiệt độ, cường độ ánh sáng đều đều có động đến giá trị pH thông qua
quá trình quang hợp của tảo. PH của môi trường quá cao hay quá thấp đều
làm giảm tốc độ sinh trưởng của tảo nuôi. Mức giao động pH thuận lợi cho sự
phát triển của hầu hết các loài tảo nuôi là khoảng từ 7-9; tốt nhất là từ 8.28.7 (Ukeles 1971). Theo O’Meley va Daintith(1993) pH thích hợp dao động từ
7.5 - 8.5 tùy vào loài tảo, một số tảo lục chịu được pH dưới 7.5. Tuy nhiên, có
nhiều loài tảo chịu đựng được khoảng giao động pH khá rộng như

Isochrysisgalbana có thể phát triển tốt trong khoảng dao động pH từ 5-9
(Fukls va Main
1991 hoặc Pavlova lutheri chịu được giá trị pH là 9.8. Sự biến động pH
trong môi trường nuôi tảo phụ thuộc vào sự cân bằng sau:
HCO3-

CO2 - + OH-

Trong quá trình quang hợp, tảo hấp thụ CO 2 mạnh nên thường làm pH
tăng lên rất cao. Khắc phục tình trạng này bằng phương pháp sục khí có bổ
sung khí CO2 hoặc bổ sung NaHCO3 vào môi trường nuôi tảo hoặc thay đổi chu
kỳ chiếu sáng. [2]
2.3.5. Mật độ nuôi cấy ban đầu
Mật độ ban đầu là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến
sinh khối và thời gian tảo đạt cực đại (Lê Viễn Chí, 1996). Tuỳ thuộc vào từng
loài tảo mà mật độ cấy ban đầu cũng khác nhau. Việc xác định mật độ ban
đầu thích hợp có ý nghĩa rất lớn trong thực tế sản xuất. Nó quyết định đến
mật độ cực đại, thời gian đạt mật độ cực đại và khả năng cho sinh khối, đồng
18


thời nó giúp tiết kiệm lượng tảo giống cần thiết. Tùy thuộc vào nhu cầu sản
xuất, chúng ta có thể tăng mật độ ban đầu ở mức độ nào đó nhằm rút ngắn
thời gian tảo đạt sinh khối cực đại.Trong trường hợp khác, cần duy trì lượng
tảo nuôi trong thời gian dài thì cần một mật độ nuôi cấy thích hợp.[11]
Khi nuôi với mật độ ban đầu càng cao sẽ càng rút ngắn thời gian đạt mật
độ cực đại, tuy nhiên để đạt được mật độ cực đại cao nhất trong khoảng thời
gian thích hợp thì chưa chắc cần mật độ cấy ban đầu cao nhất. Mật độ thích
hợp cho nuôi sinh khối tảo Chaetoceros calcitrans trong phòng sản xuất: 2 x
105 - 6 x 105 tb/ml. Sự khác nhau về mật độ nuôi cấy ban đầu ảnh huởng

quyết định đến số lượng tế bào tham gia phân chia trong từng thời điểm khác
nhau (Nguyễn Thanh Mai và ctv, 2009) [12]. Ở Tetraselmis sp. mật độ thích
hợp nhất 3 x 103 tb/ml theo Đặng Thị Thanh Hoà và Phạm Thị Diệu Thơm
(1999). E Valenzuela-Espinoza (2007) cho rằng mật độ nuôi cấy thích hợp của
tảo Thalassiosira pseudonana là 1,15 ± 0,057x105 tb/ml.

19


2.3.6. Ảnh hưởng của sục khí (xáo trộn nước)
Theo Coutteau (1996) việc xáo trộn nước là rất cần thiết để ngăn chặn tình
trạng tảo lắng đáy, đảm bảo cho tất cả các tế bào đều tiếp cận được ánh sáng và
chất dinh dưỡng, hạn chế tình trạng phân tầng về nhiệt độ và nâng cao khả
năng trao đổi khí giữa môi trường nuôi cấy và không khí . Việc bổ sung CO 2 sẽ
đảm bảo cung cấp đủ CO2 cho quá trình tảo quang hợp và điều chỉnh pH. [24],
[8], [9]
2.3.7. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và phát triển của vi tảo. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến số
lượng và chất lượng vi tảo (Harrison va ctv 1990; Flynn và ctv) . Cụ thể như
sau:
-

-

Nito là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất sau cacbon đóng góp đến việc
sản xuất sinh khối. Hàm lượng nitơ của tảo có thể dao động từ 1% đến hơn
10% và nó không chỉ khác nhau giữa các nhóm khác nhau (nhu cầu Nitơ của
tảo lục là cao nhất, sau đó đến tảo lam, tảo khuê không thích hợp với môi
trường có hàm lượng Nitơ cao (De Pauw va cộng sự 1983), mà còn thay đổi

trong nội bộ một loài riêng biệt, tùy vào nguồn cung cấp và hàm lượng có sẵn
trong nước nuôi. Các phản ứng đặc trưng đối với sự hạn chế nitơ là sự mất
màu của tế bào (giảm về chlorophyll va carotennoid) và sự tích lũy các hợp
chất cacbon hữu cơ như polysaccharide, các loại lipid nào đó như PUFA (Tôn
Nữ Mỹ Nga, 2006). [5], [13]
Photpho là chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với vi tảo, hàm lượng
photpho cần không lớn nhưng là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình
nuôi tảo (Huckison, 1957) vì photpho có tác dụng lên hệ keo dưới dạng các
ion. Photpho ở dạng vô cơ liên kết với các ion kim loại tạo nên hệ đệm đảm
bảo cho pH tế bào luôn xê dịch trong phạm vi nhất định (6,0 - 8,0), là đều kiện
tốt nhất cho các hệ men hoạt động. Photpho tham gia vào cấu trúc tế bào, có
vai trò quan trọng trong những khâu chuyển hóa trung gian và có ý nghĩa
then chốt trong trao đổi năng lượng. Ngoài ra photpho còn ảnh hưởng đến
hàm lượng lipid và thành phần acid béo có trong tảo. Theo Reitan (1994), khi
tăng lượng photpho trong một giới hạn thich hợp thì làm tăng hàm lượng
lipid có trong tảo thuộc lớp Bacillariophyceae và lớp Prymnesiophyceae
nhưng lại làm giảm hàm lượng lipid. Do đo photpho được coi như là một yếu
20


-

-

-

tố giới hạn sự phát triển của tảo. Vì vậy khi nuôi tảo cần phải cung cấp đầy đủ
hàm lượng photpho để có thể thu được thành phần acid không no thiết yếu đa
nối đôi như 20:5ω3 va 22:6ω3 với hàm lượng cao nhất. Theo Zyceb (1952)
tảo silic, tảo lục , tảo lam phát triển mạnh ở hàm lượng photpho 0.1-0.8 mg/l,

hàm lượng 0.065 mg/l thì phát triển yếu. [5], [9]
Đối với tảo khuê, Silic đóng vai trò rất quan trọng vì nó tham gia vào cấu trúc
màng tế bào. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khi thiếu Silic thì sự phát
triển tế bào không ngừng trệ nhưng màng tế bào bị thay đổi cấu trúc nên khó
xác định được loài. Theo Gusep (1952), tảo Silíc phát triển tốt nhất ở hàm
lượng 1 – 3mg/l. [11]
Các nguyên tố vi lượng gồm một số muối kim loại với nồng độ thấp như
CuSO4, ZnSO4, CoCl4, FeCl3, MnCl2, MgSO4… đóng vai trò quan trọng tác động
đến quá trình trao đổi chất của tảo. Sắt là thành phần vi lượng được bổ sung
nhiều nhất so với các muối kim loại khác. Nó không có chức năng tham gia
vào cấu tạo diệp lục nhưng là tác nhân hổ trợ hoặc là thành phần tham gia
vào cấu trúc của các hệ men và chủ yếu là các men oxy hóa khử, tham gia tích
cực vào quá trình sinh tổng hợp của các chất quan trọng. Sắt đóng vai trò
quan trọng vào quá trình vận chuyện điện tử, quang phân ly nước và quá
trình Photphorin hóa quang hợp. Do đo, sắt cần cho quá trình sinh trưởng và
phát triển của tảo nhưng chỉ ở hàm lượng thấp, khi hàm lượng sắt quá cao có
thể gây độc cho tảo.[9]
Các vitamin bổ sung vào môi trường dinh dưỡng chủ yếu là thiamin,
cyanocobalamin và đôi khi cả biotin. Đối với biotin thì chỉ một số loài tảo có
roi sử dụng có hiệu quả. [9]
Tóm lại việc bổ sung nguồn dinh dưỡng vào môi trường nuôi là hết sức
cần thiết vì mật độ của tảo trong hệ thống nuôi luôn luôn cao hơn so với mật
độ của chúng trong tự nhiên, nếu chỉ sử dụng chất dinh dưỡng có sẵn trong
nước biển thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho tảo. Thành phần dinh dưỡng
đa lượng cần thiết cho tảo nuôi như muối nitơ, muối photpho, silic. Thành
phần dinh dưỡng vi lượng gồm những nguyên tố vi lượng (Cu, Fe, Mg, Mo,Mn,
Zn…), các vitamin như thiamin (B1), Cyanocobalamin (B12) va Biotin. [9]
Hiện nay đã có nhiều loại môi trường dinh dưỡng được nghiên cứu và
ứng dụng trong thực tiễn trong đó có hai loại môi trường bổ sung dinh dưỡng
đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và phù hợp cho hầu hết các loài vi

tảo nuôi hiện nay là môi trường Guillard F2 và môi trường Walne (Guillard
1975) (Coutteau 1996). Ở Việt Nam môi trường bổ sung dinh dưỡng của Viện
21


Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III (môi trường TT3) và Hoàng Thị Bích Mai
(môi trường TH04), đang được sử dụng phổ biến tại các cơ quan nghiên cứu
và các trại giống ở Nha Trang. Tuy nhiên do sự phức tạp và chi phí của các
môi trường trên nên chúng không được sử dụng trong hệ thống nuôi quy mô
lớn. Môi trường giàu dinh dưỡng thay thế thích hợp đối với sản xuất hàng
loạt các loài tảo trong hệ thống nuôi quy mô lớn chỉ chứa chất dinhdưỡng
thiết yếu nhất là các loại phân bón dung trong nông nghiệp thay thế phân bón
dùng trong phòng thí nghiệm. [9], [24]
2.4. Các hình thức nuôi sinh khối vi tảo
Hiên nay có rất nhiều hình thức nuôi sinh khối tảo.Tùy vào từng mục
đích, nhu cầu và điều kiện nuôi cụ thể mà ta có thểáp dụng các phương pháp
khác nhau, từ các phương pháp nuôi được kiểm soát chặt chẽ áp dụng trong
phòng thí nghiệm đếncác phương pháp ít được kiểm soát trong các hệ thống
nuôi ngoài trời nhằmđáp ứng nhu cầu của sản xuất đồng thời có thể giảm chi
phí sản xuất.
2.4.1. Nuôi trong nhà và nuôi ngoài trời
Nuôi trong nhà là hình thức nuôi tảo trong các bình kín, bể đặt trong
nhà. Hình thức nuôi này ta có thể kiểm soát được cường độ và thời gian chiếu
sáng, nhiệt độ, hàm lượng chất dinh dưỡng, kiểm soát được các sinh vật ăn
mồi sống và các loài tảo cạnh tranh, hạn chế tối đa sự nhiễm tạp. Hình thức
nuôi này có thể tiến hành nuôi một loài tảo đặc thù trong thời gian dài. Hình
thức nuôi trong nhà khắc phục được nhược điểm của hình thức nuôi ngoài
trời .
Nuôi ngoài trời là hình thức nuôi tảo trong các ao, bể đặt ngoài trời
không có che chắn, nắp đậy. Với hình thức nuôi này ta có thể tận dụng được

nguồn ánh sáng tự nhiên, từ đó có thể làm giảm chi phí sản xuất sinh khối tảo.
Tuy nhiên, nuôi tảo ngoài trời ta không thể kiểm soát được các yếu tố môi
trường tác động vào loài tảo nuôi, [16], [20]
2.4.2. Nuôi hở, kín
Nuôi hở là hình thức nuôi tảo trong các ao, bể không có che chắn nắp
đậy, tảo nuôi tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí. Ở mật độ tảo được
cấy thấp và chất dinh dưỡng được bổ sung một lần vào lúc bắt đầu cấy giống.
Tiến hành thu hoạch tòan bộ thể tích nuôi khi tảo phát triển đến giai đoạn
22


giữa hoặc cuối giai đoạn logarite. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản,
môi trường nuôi tảo ít bị ô nhiễm do thời gian nuôi ngắn, nhưng đồng thời
cũng co hạn chế đó là vào thời gian đầu mật độ tảo còn thưa, môi trường giàu
dinh dưỡng vì vậy dễ bị tảo khác phát triển lấn át tảo nuôi .
Nuôi kín là hình thức nuôi tảo trong các túi, bình, bể kín hoặc trong các
ống thẳng trong suốt. Đây là hệ thống nuôi với tỷ lệ chiếu sáng cao (>90%)
nhưng không chiếu trực tiếp lên tế bào tảo nuôi mà htoong qua thành (trong
suốt) của hệ thống nuôi để nuôi các tế bào vi tảo. Vì vậy các hệ thống nuôi kín
1không cho phép hoặc giới hạn mạnh sự trao đổi khí và các chất bẩn (bụi, vi
sinh vật…) với không khí bên ngoài. Hình thức nuôi này có thể hạn chế tối đa
sự nhiễm các loài tảo tạp, đồng thời ta có thể kiểm soát các yếu tố môi trường
phù hợp cho sự sinh trưởng của tảo. Tuy nhiên hình thức nuôi này ta phải sử
dụng hệ thống đèn chiếu sáng liên tục, làm tăng chi phí sản xuất. [16], [20]
2.4.3. Nuôi vô trùng và nuôi không vô trùng
Nuôi vô trùng là hình thức nuôi nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của các
vi sinh vật ngoại lai, tảo tạp. Phương pháp này đòi hỏi các dụng cụ, thiết bị nuôi
phải được khử trùng toàn bộ và được kiểm soát nghiêm ngặt. Với hình thức nuôi
này ta có thể kiểm soát được chất lượng của các loài tảo nuôi.Trong thực tiễn
sản xuất phương pháp nuôi vô trùng không được sử dụng phổ biến vì nó làm

tăng chi phí sản xuất sản xuất , hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Phương
pháp này thường được áp dụng trong các phòng thí nghiệm để lưu giữ và nhân
giống.
Nuôi không vô trùng là hình thức nuôi tảo trong điều kiện không được
kiểm soát nghiêm ngặt, các dụng cụ, thiết bị nuôi không được khử trùng. Đây
là hình thức nuôi đơn giản, dẽ áp dụng và làm giảm chi phí sản xuất. Tuy
nhiên hình thức nuôi này tảo có thê dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm tạp, làm giảm
chất lượng tảo nuôi. [16], [20]
2.4.4. Nuôi từng đợt, nuôi liên tục và bán liên tục
Nuôi từng đợt là hình thức nuôi đơn giản, mật độ tảo được cấy thấp và
chất dinh dưỡng được bổ sung một lần vào luc bắt đầu nuôi cấy. Tiến hành
thu hoạch tòan bộ thể tích nuôi khi tảo phát triển đến giai đoạn giữa hoặc
cuối giai đoạn logarite. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, môi
trường nuôi tảo ít bị nhiễm do thời gian nuôi ngắn, cho phép thay đổi các loài
tảo nuôi và khắc phục nhanh chóng những sai sót, nhưng đồng thời cũng có
23


hạn chế đó là vào thời gian đầu mật độ tảo còn thưa, môi trường giàu dinh
dưỡng vì vậy dễ bị các loài tảo khác phát triển lấn át tảo nuôi, khi mật độ tảo
tăng cao dễ bị giới hạn về ánh sáng và dinh dưỡng .
Nuôi liên tục là hình thức nuôi tảo trong đó nước, chất dinh dưỡng, CO 2
liên tục được cấp vào đồng thời tảo cũng liên tục được lấy ra cho vào bể ấu
trùng động vật thủy sản. Ưu điểm của phương pháp này là lượng tảo có thể
đóan trước được, có thể tự động hóa nhưng nhược điểm la chi phí sản xuất
cao và ta không thể thay đổi được loài tảo nuôi .
Nuôi bán liên tục là hình thức nuôi tảo được thu hoạch từng phần theo
định kỳ sau đó bổ sung thêm nước, chất dinh dưỡng mới đúng bằng thể tích
thuhoạch nhằm duy tri thể tích nuôi ban đầu. Tảo được thu hoạch với một tỉ
lệnhất định (pha logarit) từ 50% - 70%. Nhược điểm của phương pháp này là

môitrường nuôi dễ bị ô nhiễm, chất lượng tảo nuôi có thể bị suy giảm theo
thời gian nuôi. Tuy nhiên, phương pháp này có thể duy trì mật độ tảo lâu và
giảm được chi phí sản xuất…[16], [20]
2.5. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo trong nuôi trồng thủy sản
Vi tảo là loại thức ăn tươi sống đặc biệt quan trọng trong ngành nuôi
trồng thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất giống. Chúng đóng vai trò quan
trọng trong tất cả các giai đoạn sống của động vật thân mềm 2 mảnh vỏ: Hàu,
Vẹm, Điệp, Sò, Ngao,… Chúng còn là thức ăn cho ấu trùng của hầu hết các loài
tôm, cá, ốc và các loài động vật phù du. Vi tảo có giá trị trong nuôi trồng thủy
sản được đánh giá dự trên các tiêu chí sau: kích thước phù hợp, khả năng tiêu
hóa, thành phần sinh hóa và việc sản sinh ra các chất độc hại. Kích thước tảo
phù hợp phù hợp với cỡ miệng của động vật thủy sản là từ 1 - 15 μm cho
những loài ăn lọc, 10 - 100 μm cho những loài khác (Webb và Chu, 1983;
Robert va Nicholson, 1998). [16], [20]
Mặc dù đã có rất nhiều loài được nghiên cứu và sử dụng làm thức ăn,
nhưng không phải tất cả các loài đều mang lại hiệu quả như nhau, cho tới nay
chỉ có khoảng 20 loài là được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Giá
trị dinh dưỡng của vi tảo phụ thuộc vào từng loài tảo, các điều kiện môi
trường nuôi cấy: nhiệt độ, cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng,…Tính ưu
việt của tảo đơn bào là không gây ô nhiễm môi trường, cung cấp đầy đủ các
vitamin, khóang chất, vi lượng, đặc biệt là chúng rất giàu protein và các loại
acid béo không no thiết yếu. Hơn nữa, vi tảo có tốc độ sinh trưởng nhanh, có
khả năng thích ứng với những thay đổi môi trường như nhiệt độ, ánh sáng
24


nên được nuôi sinh khối lớn làm thức ăn cho nhiều đối tượng thủy sản. [16],
[20]
Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của vi tảo có thể thay đổi rất lớn ở các pha
phát triển và dưới các điều kiện nuôi khác nhau (Enright va ctv, 1986; Brown

va ctv, 1997). Kết quả nghiên cứu của Renaud, Thinh & Parry (1999), chỉ ra
rằng tảo phát triển đến cuối pha logarit thường chứa 30 - 40% protein, 10 20% lipid va 5 -15% hydratecacbon.

25


×