Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu đa dạng các loài song mây tại vùng sinh thái hồ truồi huyện phú lộc tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu đa dạng các loài Song Mây tại vùng sinh thái Hồ
Truồi huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Ý Nhi
Lớp: Quản lý tài nguyên rừng và môi trường 45B
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Võ Thị Minh Phương
Thời gian thực tập: Từ 5/1-8/5/2015
Địa điểm thực tập: Hồ Truồi, Huyện Phú Lộc Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bộ môn: Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường

NĂM 2015


MỤC LỤC
2.1.2. Giá trị sinh thái.......................................................................................................................................6

2.2. Những nghiên cứu trên thế giới......................................................................6
2.2.1. Nghiên cứu về hình thái..........................................................................................................................6
2.2.2. Nghiên cứu về phân loại.........................................................................................................................8
2.2.3. Nghiên cứu về sinh thái..........................................................................................................................9
2.2.4. Nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển..............................................................................................10
2.2.5. Nghiên cứu về vật hậu..........................................................................................................................11
2.2.6. Các nghiên cứu về công tác bảo tồn.....................................................................................................11


4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................................................................32

4.2. Đánh giá tính đa dạng Song Mây tại khu vực nghiên cứu...........................36
4.2.1. Đa dạng thành phần loài Song Mây ở Lộc Hòa..................................................................................36
4.2.2. Đánh giá tính đa dạng sinh học loài Song Mây tại khu vực nghiên cứu thông qua các chỉ số Đa dạng
sinh học...........................................................................................................................................................39

Từ kết quả phân tích trên cho thấy số lượng cá thể (N) trong các ô tiêu chuẩn có
sự biến thiên lớn từ 4 cá thể thuộc 3 loài (OTC 24) đến 287 cá thể thuộc 3 loài
(OTC 29), trung bình là 82 cá thể/ô. Lý do khiến số lượng cá thể khác biệt ở mỗi
OTC là vì cây Mây nước và cây Mây nước nghé phân bố dày đặc với những
cụm có diện tích lớn. Số lượng cây cá thể có sự biến động đáng kể giữa các ô
tiêu chuẩn điều này cũng đúng với thực tế trong quá trình điều tra đo đếm, các
quần xã có số lượng cá thể ít đều nằm trong khu phục hồi sinh thái và đã bị tác
động.....................................................................................................................40
Nhiều nhất có 7 loài xuất hiện trong OTC 23 trong số 20 loài phân bố tại khu
vực điều tra, ít nhất co 2 loài xuất hiện trong mỗi OTC và trung bình có khoảng
4 loài trong các OTC. Số lượng cá thể cũng như thành phần loài của 2 tuyến
tương đối đồng đều..............................................................................................41
- Trong quá trình thu thập số liệu trong các ô chỉ thu thập thành phần Song Mây
(cả cây lớn và cây tái sinh) mà không thu thập thành phần thực vật gồm các loài
cây gỗ lớn, cây bụi, hạ mộc, thảm tươi; nên số liệu các ô tiêu chuẩn chưa phản
ánh hết tính đa dạng của thành phần thực vật tại khu vực nghiên cứu................44
4.3. Đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Song Mây trong khu vực điều tra...44
4.3.1. Mây nước mỡ - Deamonorops poilanei I. Dransf................................................................................44
4.3.2. Mây nước nghé - Daemonorops jenkinsiana (Griff.) Mart..................................................................45
4.3.3. Mây cám tre - Calamus bachmaensis Henderson, N. K. Ban & N. Q. Dung......................................46
4.3.4. Mây tôm - Calamus crispus Henderson, N. K. Ban and N. Q. Dung..................................................46
4.3.5. Mây tre - Calamus flagellum Griff......................................................................................................47
4.3.6. Mây song - Calamus palustris Griff....................................................................................................48


Cá thể mây Cuốn lá, gối, gai...................................................................................................49
4.3.7. Mây cun - Calamus bousigonii Becc...................................................................................................49
4.3.8. Mây đắng – Calamus walker Hance....................................................................................................50


4.3.9. Mây hèo - Calamus rhabdocladus Burret............................................................................................51
4.3.10. Mây voi - Plectocomia elongate Mart. & Blume..............................................................................52
4.2.11. Mây rả - Korthalsia laciniosa (Griff.) Mart.......................................................................................53
4.3.12. Mây rút - Plectocomiopsis songthanhensis Henderson & N. Q. Dung.............................................54

4.4. Hiện trạng tài nguyên Song Mây ở xã Lộc Hòa..........................................54
4.4.1. Mật độ trữ lượng Song Mây ngoài tự nhiên........................................................................................54
4.4.2. Đặc điểm tái sinh.................................................................................................................................56


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại các chi Mây..............................................................................9
Bảng 1.2. Thống kê các loài song mây phân bố tự nhiên ở các vùng sinh thái...................16
Bảng 1.3. Phân bố song mây theo độ cao tại Việt Nam.........................................................17
Bảng 1.4. Thành phần loài song mây tại một số địa phương ở Bắc Trung Bộ....................18
Bảng 1.5. Thời kì ra hoa, tạo quả của các loài song mây phổ biến......................................20
Bảng 1.6: Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Lộc Hòa...............................................................34
Bảng 1.7. Thành phần loài Song Mây ở rừng tự nhiên xã Lộc Hòa – Phú Lộc..................37
Bảng 1.8: Kết quả phân tích các chỉ số ĐDSH......................................................................39
Bảng 1.9. Trữ lượng trung bình các loài Song Mây/1 ha rừng ở K2 – TK209....................55
Bảng 1.10. Số lượng cây tái sinh tính trên 1ha rừng tại khu vực nghiên cứu.....................56
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ..................................................................................1
Khoa Lâm nghiệp.......................................................................................................................1
KHÓA LUẬN.............................................................................................................................1

TỐT NGHIỆP............................................................................................................................1
TÊN ĐỀ TÀI:.............................................................................................................................1
Nghiên cứu đa dạng các loài Song Mây tại vùng sinh thái Hồ Truồi huyện Phú Lộc tỉnh
Thừa Thiên Huế........................................................................................................................1
Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Ý Nhi......................................................................................1
Lớp: Quản lý tài nguyên rừng và môi trường 45B..................................................................1
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Võ Thị Minh Phương...................................................................1
Thời gian thực tập: Từ 5/1-8/5/2015.........................................................................................1
Địa điểm thực tập: Hồ Truồi, Huyện Phú Lộc Tỉnh Thừa Thiên Huế...................................1
Bộ môn: Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường..................................................................1
NĂM 2015..................................................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................................4
TÓM TẮT LUẬN VĂN..............................................................................................................9
CHƯƠNG I................................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................1
CHƯƠNG II...............................................................................................................................3


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................................................3

2.1. Giá trị kinh tế và sinh thái của song mây.......................................................3
2.1.1. Giá trị kinh tế..........................................................................................................................................3
2.1.2.Giá trị sinh thái........................................................................................................................................6

2.2.Những nghiên cứu trên thế giới.......................................................................6
2.2.1.Nghiên cứu về hình thái...........................................................................................................................6
2.2.2.Nghiên cứu về phân loại..........................................................................................................................8
2.2.3.Nghiên cứu về sinh thái...........................................................................................................................9
2.2.4.Nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển...............................................................................................10

2.2.5.Nghiên cứu về vật hậu...........................................................................................................................11
2.2.6.Các nghiên cứu về công tác bảo tồn......................................................................................................11

2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam....................................................................12
2.3.1. Nghiên cứu về hình thái........................................................................................................................12
2.3.2. Nghiên cứu về phân loại.......................................................................................................................13
2.3.3. Nghiên cứu về sinh thái........................................................................................................................14
2.3.4. Nghiên cứu về phân bố và đa dạng các loài mây.................................................................................15
2.3.4.1. Nghiên cứu về phân bố......................................................................................................................15
2.3.4.2. Nghiên cứu về thành phần loài và sự đa dạng các loài mây ở một số địa phương............................17
2.3.5. Nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của song mây.......................................................................19
2.3.6. Nghiên cứu về vật hậu..........................................................................................................................19
2.3.7. Các nghiên cứu về bảo tồn...................................................................................................................20

CHƯƠNG III...........................................................................................................................21
MỤC TIÊU – PHẠM VI – NỘI DUNG..................................................................................21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................................21

3.1. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................21
3.1.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................................................21
3.1.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................................................21

3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................21
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................................21
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................................21

3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Lộc Hòa.............................................................................22
3.3.2. Điều tra, xây dựng danh lục các loài thực vật thuộc loài Song Mây ở hệ sinh thái Hồ Truồi xã Lộc
Hòa.................................................................................................................................................................22

3.3.3. Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên Song Mây ở khu vực nghiên cứu.........................................22
3.3.4. Mô tả các đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Song Mây trong vùng nghiên cứu............................22
3.3.5. Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên Song Mây và thực trạng khai thác quản lý..............................22
3.3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên Song
Mây ở địa phương...........................................................................................................................................22

3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................22
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................................................22
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp....................................................................................................................22
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp......................................................................................................................22
3.4.2. Phương pháp xử lý mẫu........................................................................................................................25
3.4.3. Xử lý số liệu.........................................................................................................................................25


CHƯƠNG IV............................................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................................................29

4.1. Thông tin tổng quan xã Lộc Hòa..................................................................29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................................................29
4.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................................................32

4.2.Đánh giá tính đa dạng Song Mây tại khu vực nghiên cứu............................36
4.2.1. Đa dạng thành phần loài Song Mây ở Lộc Hòa...................................................................................36
4.2.2. Đánh giá tính đa dạng sinh học loài Song Mây tại khu vực nghiên cứu thông qua các chỉ số Đa dạng
sinh học...........................................................................................................................................................39
4.2.1.1 Chỉ số Shannon H’..............................................................................................................................41
4.2.1.2 Chỉ số mức độ đồng đều Shannon J’..................................................................................................42
4.2.1.3 Chỉ số Simpson...................................................................................................................................42

4.3. Đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Song Mây trong khu vực điều tra....44

4.3.1. Mây nước mỡ - Deamonorops poilanei I. Dransf.................................................................................44
4.3.2. Mây nước nghé - Daemonorops jenkinsiana (Griff.) Mart...................................................................45
4.3.3. Mây cám tre - Calamus bachmaensis Henderson, N. K. Ban & N. Q. Dung.......................................46
4.3.4. Mây tôm - Calamus crispus Henderson, N. K. Ban and N. Q. Dung...................................................46
4.3.5. Mây tre - Calamus flagellum Griff.......................................................................................................47
4.3.6. Mây song - Calamus palustris Griff.....................................................................................................48
4.3.7. Mây cun - Calamus bousigonii Becc....................................................................................................49
4.3.8. Mây đắng – Calamus walker Hance.....................................................................................................50
4.3.9. Mây hèo - Calamus rhabdocladus Burret.............................................................................................51
4.3.10. Mây voi - Plectocomia elongate Mart. & Blume...............................................................................52
4.2.11. Mây rả - Korthalsia laciniosa (Griff.) Mart........................................................................................53
4.3.12. Mây rút - Plectocomiopsis songthanhensis Henderson & N. Q. Dung..............................................54

4.4. Hiện trạng tài nguyên Song Mây ở xã Lộc Hòa...........................................54
4.4.1. Mật độ trữ lượng Song Mây ngoài tự nhiên.........................................................................................54
4.4.2. Đặc điểm tái sinh..................................................................................................................................56

4.5. Vấn đề khai thác sử dụng nguồn tài nguyên Song Mây...............................57
4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên
Song Mây ở khu vực nghiên cứu.........................................................................58
CHƯƠNG V.............................................................................................................................60
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ..................................................................................60

5.1. Kết luận........................................................................................................60
5.2. Tồn tại...........................................................................................................61
5.3. Kiến nghị......................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................62
Biểu đồ 1: Tỷ lệ diện tích các loại đất sử dụng của xã Lộc Hòa...........................................31
Biểu đồ 2: Tỷ lệ số loài trong mỗi chi của Song Mây ở Lộc Hòa..........................................38
Biểu đồ 3: Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner trong các OTC..............................................42



Biểu đồ 4: Chỉ số mức độ đồng đều Shannon J’ trong các OTC..........................................42
Biểu đồ 5: Chỉ số đa dạng Simpson trong các OTC...............................................................43


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ các tuyến điều tra khu vực nghiên cứu..........................................................23
Hình 2: Mô hình OTC thiết kế cho hoạt động điều tra..........................................................24
Hình 3: Bản đồ vị trí xã Lộc Hòa – Huyện Phú Lộc.............................................................29


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hồ Truồi được biết đến là nơi mà du lịch sinh thái đang ngày càng phát
triển. Khu vực hồ thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hệ động thực vật phong
phú và đa dạng thích hợp cho nhiều loài thực vật sinh trưởng phát triển như là
Song Mây. Vì lợi ích mà Song Mây mang lại là rất lớn, quan trọng đối với môi
trường và sinh kế của người dân địa phương. Nhưng cho đến nay chưa có
nghiên cứu nào về đa dạng các loài song mây ở khu vực hệ sinh thái Hồ Truồi.
Để có thể làm rõ ở vùng này có những loài Song Mây nào, đặc điểm phân bố, đặc
tính, giá trị sử dụng của từng loài đó,...Từ đó, hiểu thêm về loài Song Mây ở đây,
lợi thế mà nó mang lại là gì để có thể tận dụng, phát triển, bảo vệ loài này ở địa
phương nơi mà lâm sản ngoài gỗ đang là thu nhập thường xuyên của người dân.
Đó là lý do chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đa dạng các loài Song Mây
tại vùng sinh thái Hồ Truồi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu chính như, lập danh lục
các loài Song Mây được tìm thấy ở vùng. Đánh giá tính đa dạng của Song Mây tại
khu vực nghiên cứu.. Đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên Song Mây và vấn đề
khai thác sử dụng chúng. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn phát triển và sử dụng
bền vững nguồn tài nguyên Song Mây trên địa bàn xã Lộc Hòa – huyện Phú Lộc

– tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để thực hiện được những mục tiêu trên cần có phương pháp nghiên cứu cụ
thể, xác thực như phương pháp thu thập số liệu, lập tuyến điều tra thực địa, ghi lại
mẫu bằng tranh ảnh, phỏng vấn người dân, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đặc
điểm phân bố, sinh vật học, sinh thái học, giá trị,…của từng loài mây. Ngoài ra
còn có phương pháp xử lý mẫu, sử dụng phương pháp hình thái so sánh, giám
định, tra cứu định danh loài, lập bảng danh lục thành phần loài Song Mây dựa
trên các tài liệu tham khảo và phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel,
sử dụng phần mềm BioDiversity Professional 2.0 để đánh giá mức độ đa dạng
sinh học của loài Song Mây.
Qua quá trình điều tra nghiên cứu và kết quả thu được chúng tôi đã mô tả,
xác định và lập danh lục được 12 loài thuộc 5 chi: Clamus L., Plectocomia
Mart.ex Blume., Korthalsia Blume., Daemonorops Blume, Plectocomiopsis
(chiếm 19,44% tổng số loài Song Mây trong danh lục các loài Mây Việt Nam
2003) trong đó, chi Calamus L. chiếm thành phần nhiều nhất 59% với 7 loài.
Thông qua việc sử dụng các chỉ số đa dạng Shannon và Simpson để đánh giá độ


đa dạng giữa các OTC điều tra, lập biểu đồ và đưa ra kết luận: mức độ đa dạng
sinh học giữa các ô không đồng đều. Mức độ ưu thế của các loài cũng không
theo quy luật nào. Ngoài ra chúng tôi nhận thấy trừ Mây nước mỡ (Deamonorops
poilanei I. Dransf.), Mây nước nghé (Daemonorops jenkinsiana (Griff.) Mart.) còn
lại đa phần là mây tái sinh chồi <2m. Song mây ở vùng nghiên cứu tương đối ổn
định cây mây thuộc các cấp chiều dài khác nhau và cấp có thể khai thác được
tương đối nhiều nhiều (L>4m chiếm 40,98% so với các cấp còn lại). Do vậy,
khả năng tự phục hồi của loài mây ở đây cao nên có thể nói song mây nơi đây có
tiềm năng để phục vụ mục đích khai thác, tạo thu nhập thường xuyên cho người
dân.
Từ những kết quả đạt được cho thấy Song mây ở đây tương đối đa dạng,
trữ lượng phân bố không đều, có những loài số lượng cá thể nhiều như Mây

nước mỡ, Mây nước nghé và cũng có loài rất hiếm gặp như mây voi.
Để nguồn tài nguyên song mây tại địa phương phát triển bền vững qua
nghiên cứu chúng tôi có một số kiến nghị như cần tiến hành các biện pháp
khoanh nuôi, bảo vệ. Đối với các loài có giá trị kinh tế (Mây nước, Mây nước
nghé,vv…). Nên đưa vào gây trồng, nhân giống để phát triển thành nguồn
nguyên liệu cho địa phương. Xúc tiến các giải pháp lâm sinh làm tăng độ giàu
có của loài, đặc biệt là những loài hiện còn với số lượng ít như (Mây voi, Mây
rút, Mây đắng); Tiếp tục nghiên cứu về Phân loại và sinh thái đối với các loài
Song Mây; Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận những
thông tin mới, phương pháp mới và hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn
đa dạng các loài song mây..


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ Truồi là công trình thủy lợi cấp quốc gia, có diện tích khoảng 400 ha
được xây dựng từ năm 1996 với đập tràn cao 50m tạo nên dung tích lòng hồ đến
60 triệu m3 nước là nguồn nước tưới cho các xã đồng bằng huyện Phú Lộc. Đồng
thời Hồ Truồi cũng là địa điểm tham quan du lịch rất hấp dẫn đối với du khách.
Lòng hồ có mực nước thay đổi rõ rệt, nước tràn vào mùa mưa lũ, nước hạ vào
mùa khô. Sự thay đổi lượng nước dẫn đến sự thay đổi tiểu khí hậu của vùng, làm
cho vùng mang đậm chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính vì đặc điểm này, đã
tạo cho vùng Hồ Truồi có số lượng động thực vật phong phú và đa dạng. Hồ
Truồi thuộc vùng đệm thuộc vườn quốc gia Bạch Mã, là nơi được sự quan tâm
bảo vệ và tạo điều kiện thích hợp cho nhiều loài sinh trưởng và phát triển tốt đặc
biệt là Song Mây.
Song Mây là cây thân leo có gai thuộc họ Cau Dừa mọc rải rác trong rừng
tự nhiên ở hầu hết các vùng trong toàn quốc. Song Mây là lâm sản quan trọng
nhất sau gỗ ở vùng Đông Nam Á, còn ở Việt Nam chúng đứng sau gỗ và tre
nứa. Sản phẩm quan trọng nhất của Song Mây là phần thân đã tước bỏ hết bẹ lá,

thân chắc, đặc và thường dễ uốn cong không cần sơ chế.
Song Mây là tên gọi chung cho khoảng 600 loài cây, chủ yếu thuộc các chi
Calamus (khoảng 400 loài) và Daemonorops (khoảng 115 loài), phân bố tự nhiên
thuộc các khu vực nhiệt đới của châu Á, châu Úc, châu Phi. Là lâm sản ngoài gỗ
được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng
trong gia đình (nội thất) như bàn, ghế hay giỏ đựng... Chúng rất giống cây tre,
nhưng mây dễ phân biệt với tre là chúng đặc chứ không có thân rỗng như tre,
ngoài ra để sinh trưởng tốt, mây cần có một sự chăm sóc từ phía con người (tuy
nhiên nó cũng rất dễ sống trong điều kiện hoang dại), trong khi tre có thể không
cần điều này. Điều này làm cho nó trở thành một công cụ tiềm năng trong việc
bảo vệ rừng, góp phần tăng độ phì cho đất rừng, điều hòa dòng nước giảm dòng
chảy bề mặt, thân lá quả của mây là thức ăn của một số loài thuộc lớp chim và lớp
thú,vv… do đó Song Mây đem lại một số lợi ích lớn cho con người và môi
trường. Song Mây là loài có giá trị kinh tế, sinh thái cao. Là loài có đặc điểm phân
bố đa dạng, thích hợp ở những vùng khí hậu nhiệt đới, như vùng Hồ Truồi. Vì lợi
ích mà Song Mây mang lại là rất lớn nên đã có nhiều nghiên cứu về tính đa dạng,
đặc điểm phân bố, giá trị sử dụng,... của loài. Nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể về
1


loài Song Mây ở vùng sinh thái hồ Truồi nơi mà du lịch sinh thái đang ngày càng
phát triển. Trên thực tế đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa dạng
các loài Song Mây tại vùng sinh thái Hồ Truồi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế” để có thể làm rõ ở vùng này có những loài Song Mây nào, đặc điểm
phân bố, đặc tính, giá trị sử dụng của từng loài,...Từ đó, hiểu thêm về loài Song
Mây, lợi thế mà nó mang lại để có thể tận dụng, phát triển, bảo vệ loài có nhiều
giá trị ở địa phương nơi mà tiềm năng du lịch sinh thái phát triển, góp phần bảo
vệ đa dạng sinh học một cách hiệu quả hơn.

2



CHƯƠNG II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giá trị kinh tế và sinh thái của song mây
2.1.1. Giá trị kinh tế
Với những đặc tính kỹ thuật như: thân bóng, đẹp, nhẹ, chịu lực cao, mềm
dẻo, đồng đều và dễ kết hợp với các vật liệu khác như kim loại, gỗ, da, nhựa
v.v…nên từ lâu song mây đã được sử dụng trong đời sống hằng ngày và công
nghiệp. Tuy nhiên, theo ước tính chỉ khoảng 20% số loài được sử dụng trong
thương phẩm, những loài khác vì số lượng quá ít, quá ngắn hoặc có đặc tính cơ
học kém hơn nên không được sử dụng phổ biến. Thân một số loài song mây có
thể để nguyên dạng thân tròn làm khung xương cho các đồ gia dụng, hoặc chẻ
nhỏ để làm nguyên liệu đan dệt chiếu, túi, giỏ, làn, rổ, rá v.v…
Ở nông thôn, song mây được sử dụng từ rất lâu đời trong cuộc sống hàng
ngày. Song mây được dùng để làm dây, thừng, vật liệu xây dựng, cầu treo qua
các con suối lớn, hàng rào, đan giỏ, thúng, rổ, rá, chiếu … Lá mây già được
dùng để lợp nhà, lá non được dùng làm giấy cuộn thuốc lá, mầm hoặc đọt non có
thể ăn được. Quả song mây có thể dùng để ăn hoặc làm thuốc; vảy quả của một
số ít loài có chứa nhựa trước đây đã được dùng để lấy tannin, làm vecni và thuốc
chữa bệnh.
Ngoài ra, mây cũng có thể sơn được và chúng có vân như gỗ, vì thế người
ta có thể tạo ra được nhiều chủng loại màu trên bề mặt đồ bằng mây và tạo ra
nhiều kiểu dáng khác nhau. Các phần của mây cũng có thể sử dụng như là roi
hay gậy mây trong một số trường phái võ thuật hoặc để xử phạt một số tội. Phần
lõi mây bên trong có thể tách riêng và làm thành các sợi mây. Mây tiết ra một
chất nhựa màu đỏ, đôi khi còn được gọi là máu rồng. Chất nhựa màu đỏ này thời
cổ đại được cho là có một số thuộc tính có ích trong y học và cũng đã được sử
dụng như là thuốc nhuộm cùng với một số chất khác để nhuộm đàn viôlông.
Về tài nguyên song mây, ước tính nước ta có khoảng 30 loài song mây

(trong đó có 10 loại có giá trị kinh tế cao) thuộc sáu chi, phần lớn diện tích được
phân bố và khai thác chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc,
Đồng Nai, Quảng Nam…
Điều đáng nói là tre nứa, song mây có biên độ sinh thái rộng, có khả năng
gây trồng tập trung ở các vùng đồi núi, đồng thời có thể gây trồng phân tán.
3


Không những vậy, việc trồng, khai thác, chế biến tre nứa, song mây đang góp
phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ
phận gia đình sinh sống dựa vào rừng.
Qua khảo sát ở những địa phương có điều kiện gây trồng, chế biến tre nứa,
song mây đã mang lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Điển hình như trồng luồng
ở tỉnh Thanh Hoá đã tạo thu nhập cho 30% gia đình, với gần 100 nghìn
đồng/ngày/lao động. Hay trồng thâm canh mây nếp ở tỉnh Thái Bình, sau năm
năm trồng có thể thu lãi ổn định từ 60 đến 90 triệu đồng/ha/năm…
Ngoài ra, hiện nay cả nước có 723/2.017 làng nghề chế biến mây, tre đan
và hơn một nghìn doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất và xuất khẩu thủ công
mỹ nghệ, trong đó có mặt hàng mây, tre đan, thu hút 342 nghìn lao động. Theo
đánh giá, hàng năm nước ta tiêu thụ từ 400 đến 500 triệu cây tre nứa và từ 600
đến 8000 tấn song mây nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và phục
vụ xuất khẩu.
Ở Việt Nam, song mây là một trong số những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ
có giá trị thương mại cao. Kim ngạch xuất khẩu sau 8 tháng đầu năm 2013 sản
phẩm mây, tre đang đạt hơn 127 triệu USD – tăng hơn 5% so với cung kì năm
2012 (Bộ Công Thương). Các sản phẩm này có sức hấp dẫn với thị trường đồ
gia dụng, nội thất truyền thống như Nhật Bản, Nga, Australia… Đặc biệt, Hoa
Kỳ - một thị trường có sức hấp dẫn không nhỏ với tất cả các mặt hàng nông sản,
thủ công mỹ nghệ - hiện đang dẫn đầu về lượng nhập khẩu hàng mây tre đan
nước ta với kim ngạch gần 30 triệu USD, tăng khoảng 32% so với 2012 và

chiếm 23% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện nay mới chỉ thống kê được 4 loài mây trồng là Mây nếp, Mây đắng,
Song Mật và Mây Nước (Calamus armarus), trong đó chỉ có loài song mật có
đường kính thân trên 3 cm, đang được trồng trên qui mô nhỏ ở Hòa Bình. Ba
loài còn lại có đường kính nhỏ, trên dưới 1cm. Một loài song có giá trị kinh tế
cao (giá thị trường thường cao gấp đôi các loại mây song khác) là Song bột
(Calamus poilanei), phân bố từ Thanh Hóa trở vào Nam cần sớm được nghiên
cứu và thu hái hạt giống để đưa vào gieo trồng.
Mây nếp (Calamus tetradactylus): Là loài phổ biến nhất ở Việt Nam. Sản
lượng khai thác hàng năm từ 1.500-2.000 tấn/năm cho sử dụng và chế biến. Mây
nếp đã được gây trồng ở nhiều tỉnh đồng bằng và Trung du Bắc bộ. Mây nếp là
loài sinh trưởng và tăng trưởng nhanh, có thể tăng trưởng được 2-3m/năm, cho
thu hoạch sau 5-7 năm. Sợi mây nếp có lóng dài, màu trắng đẹp, mềm dẻo nên
4


được ưa chuộng làm nhiều đồ dùng trong gia đình, hàng thủ công mỹ nghệ cho
xuất khẩu như khay, làn, rổ, rá lẵng hoa, hộp đựng đồ trang sức v.v…
Song mật (Calamus platyacanthus): có đường kính khá lớn (4-6cm hoặc
lớn hơn), thân dài, nhẵn, bóng, tròn đều. Phân bố ở hầu hết các tỉnh phía Bắc từ
Thừa Thiên Huế trở ra. Hiện nay song mật bị giảm sút về trữ lượng do khai thác
quá nhiều trong thời gian qua. Sợi song mật rất dai và bền nên được sử dụng là
dây buộc, cốn bè, làm khung bàn ghế sa lông, giá sách, xe nôi trẻ em v.v… Là
loại song xuất khẩu được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.
Song đá (Calamus rudentum): phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh trên toàn
quốc. Loài này hiện đang bị giảm sút nghiêm trọng về trữ lượng vì bị khai thác
quá mức. Đường kính thân đạt 2,5 – 4cm, cây leo dài 50 – 60m. Lá rất lớn, dài
tới 4m. Sợi song có mặt bóng đẹp, thường dùng làm khung bàn ghế, salon, làm
cạp rổ, rá. Song đá cũng được xuất khẩu nhưng giá rẻ hơn song mật. Thân và lá
song đá là thức ăn ưa thích của tê giác hoặc lợp nhà rất bền.

Song bột (Calamus poilanei): Là loài song có kích thước lớn, đường kính
sợi song 4 – 6cm. Thân tròn đều, mặt nhẵn, bóng đẹp. Song bột phân bố từ
Thanh Hóa trở vào Nam, tập trung nhiều ở Bắc Trung Bộ. Loài này trở nên
khan hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Là loài được ưa chuộng để làm
khung bàn, ghế, giá sách v.v… và có giá trị xuất khẩu cao.
Mây đắng (Calamus tonkinensis Becc): Là loài có đường kính nhỏ từ 12cm. Phân bố ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Sợi mây dẻo, màu trắng
nhưng lóng ngắn nên không dùng làm hàng mỹ nghệ, thường được sử dụng làm
quang gánh, dây buộc trong xây dựng nhà cửa, dây phơi v.v… Quả và đọt rất
đắng, đồng bào dân tộc thường lấy ăn như rau.
Mây đọt đắng (Plectocomiopsis geminiflorus): Là loài có đường kính thân
cỡ trung bình (3cm). Phân bố nhiều ở vùng Cát tiên, Lâm Đồng và ở ven sông
Đồng Nai. tái sinh chồi và hạt rất mạnh. Dân địa phương thường lấy đọt để ăn
như rau. Loài này là thức ăn phổ biến của loài tê giác Java ở Việt Nam.
Mây nước Pie (Daemonorops pierreanus Becc): Là loài thân có đường
kính trung bình 2 – 3cm. Phân bố nhiều ở các tỉnh phía Nam từ đèo Hải Vân trở
vào đến Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình thuận, Đồng Nai và Sông Bé.
Phía Bắc Hải Vân trở ra cũng gặp ở Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Hà
tĩnh thường chỉ dùng làm dây buộc, quang gánh, làm khung bàn ghế.

5


Mây nước/mái (Calamus armarus): Thân có đường kính nhỏ từ 1 – 1,5cm.
Phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Sợi mây màu trắng đẹp, lóng ngắn
hơn mây nếp. Về sử dụng cũng được ưa chuộng và phổ biến khá rộng rãi trong
công việc gia đình, nhưng không bằng mây nếp.
Mây tàu (Calamus dioicus): Thân có kích thước nhỏ, đường kính từ 5 –
8mm. Phân bố từ Thừa Thiên Huế trở vào Nam. Sợi mây rất mềm, dẻo, màu
trắng đẹp được dùng nhiều cho đan lát rổ, rá, mặt ghế, dây phơi và làm hàng mỹ
nghệ xuất khẩu.

Mây hèo (Calamus pseudoscutellaris): Hèo có lóng ngắn, thân cứng,
đường kính thân trung bình 2 – 3cm. Phân bố từ Thừa Thiên Huế trở ra phía
Bắc. Hèo mọc rất nhiều trong rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau nương rẫy. Sợi
hèo dễ chẻ, khó uốn, nặng cứng, lớp silic dày, thường dùng để làm gậy, khung
bàn ghế salon, làm dây kéo gỗ, kéo thuyền bè v.v… Lá dùng lợp nhà rất bền.
2.1.2. Giá trị sinh thái
Với gần 600 loài mây phân bố khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiêt đới và có
mặt ở độ cao 3000 m trở xuống, song mây đã góp phần vào sự đa dạng và cân
bằng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Song mây là một phần của tầng cây bụi
trong tự nhiên, cùng với các cây bụi khác tạo nên một tầng tán bảo vệ đất rừng
hiệu quả và góp phần tăng độ phì cho đất rừng.
Bên cạnh đó, song mây còn góp phần điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy
bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm.
Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa
được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối
vào mùa khô, giảm lượng nước sông, nước suối vào mùa mưa). Thông qua quá
trình quang hợp song mây góp phần hấp thụ khí CO 2 và cung cấp O2 . Thân, lá,
quả của những loài song mây có thể làm thức ăn cho nhiều loài động vật trong
lớp chim và lớp thú tạo nên một mắt xích thức ăn trong mạng lưới thức ăn góp
phần tạo nên sự cân bằng trong sinh quyển.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
2.2.1. Nghiên cứu về hình thái
Theo Drasfield và Manokaran (1994), hầu hết các loài song mây là dây leo,
nhiều loài chỉ có một thân như Calammus manan Miq, hoặc nhiều thân như
Calamus caesius Blume. Những bụi mây hình thành bởi sự phát triển của các
chồi bên được sinh ra từ nách lá hoặc từ những chồi mầm, các chồi mầm phát
6


triển thành thân rễ ngắn sau đó vươn lên thành thân khí sinh như loài Calamus

trachycoleus Becc các chồi bên phát triển thành thân bò dài tới 3m trước khi
biến đổi thành thân vươn lên trong không trung. Một số loài của chi Korthalsia
thân chính thường phân cành không theo quy luật dưới tán rừng. Một số rất ít
loài song mây không có thân như Calamus pygmaeus Becc và Daemonorops
ingens J. Dransf, sự tái sinh sinh dưỡng có thể xuất hiện bởi sản phẩm chồi sinh
dưỡng mọc từ đỉnh các cụm hoa [14]
Thân song mây khi còn non được bao bọc kín bởi những bẹ lá đầy gai
nhọn, theo tuổi phát triển lá và bẹ lá già bong rơi rụng đi. Thân mây dài nhất đạt
tới 175 m (Burkill, 1935). Thân song mây có đường kính thay đổi từ vài milimét
đến trên 10 cm. Đường kính thân không tăng lên theo tuổi cây, tuy nhiên ở một
vài loài cũng có những thay đổi về đường kính dọc theo chiều dài của thân hoặc
cũng có thể thay đổi giữa các đốt mang cụm hoa và những đốt không mang cụm
hoa. Hầu hết các sợi có lát cắt ngang thân hình tròn hoặc gần tròn, nhưng ở chi
Calamus có dạng roi, vị trí của những của những roi này được đánh dấu bởi
những gờ dọc lóng, vị trí của những gờ này nằm trên đường trục của lá đối diện
với chúng. Phần lớn các loài thuộc chi Plectocomiopsis Becc lát cắt ngang thân
lại có hình tam giác (Dransfield và Manokaran, 1994)
Lá là đặc điểm dễ nhận biết nhất của họ Cau dừa, theo Dransfield và
Manokaran (1994), nó bao gồm phần gốc có bao hình ống là bẹ lá được mọc lên
từ mắt trên thân. Tận cùng phía trên, bẹ thu hẹp tạo thành cuống và tiếp tục hình
thành sống lá hay phần mang lá chét của lá. Ở nhiều loài sống lá tiếp tục kéo dài
quá đỉnh lá tạo thành tua cuốn. Lá của song mây chủ yếu là lá kép lông chim, ở
hầu hết các loài lá chét thường có một nếp gấp hình chữ V ngược. Những cây
non của chi Plectocomiopsis và Myrialepis Becc lá chét đôi khi có một vài nếp
gấp. Hình dạng lá chét, bề mặt, lông cứng và sự sắp xếp của chúng là các dấu
hiệu phân loại quan trọng [14]
Bẹ lá phát triển từ phần mô mềm phân sinh, chỉ từ 1/4 đến 1/3 chiều dài bẹ
lá được lộ ra ở phía trên phần bao của lá ra trước và thường phủ đầy gai. Sự sắp
xếp các gai rất đa dạng và là dấu hiệu phân loại quan trọng (Dransfield và
Manokaran 1994).

Tua cuốn là phần kéo dài của sống lá vượt quá đỉnh của lá, trong khi đó roi
là cụm hoa bất thụ mọc ra từ bẹ lá gần với gối. Roi chỉ thấy ở một số loài thuộc
chi Calamus. Roi và tua cuốn độc lập nhau, nhưng ở một số loài của chi
Calamus (như Calamus semoi Becc) có các roi ngắn nhưng đồng thời cũng có
7


tua cuốn phát triển mạnh. Theo tác giả không phải tất cả song mây đều có tua
leo bám hoặc roi. Các loài của chi Pogonotium, Retispatha J. Dranf và
Calospatha không có roi leo bám (Dransfield và Manokaran, 1994).
Cụm hoa khác nhau khá lớn về kích thước cũng như cấu trúc tổng thể và
cấu trúc của cụm hoa là cơ sở để phân biệt các chi. Ở hầu hết các loài của chi
Calamus và Daemonorops hoa đực được sinh ra trên các cành cấp 3, còn hoa cái
lại được sinh ra trên các cành cấp 2. Các loài của chi Korthalsia có hoa lưỡng
tính, một số chi khác có hoa đơn tính khác gốc. Các chi Myrialepis, Plectocomia
và Plectocomiopsis tiếp theo sau giai đoạn ra hoa thì thân mang hoa sẽ chết.
Trong khi đó các loài C. Tetradactylus, C.simplicifolius, C. diosius, C.
margaritae lại ra hoa và quả quá nhiều. [14]
Theo Corner (1996) thì sự tiến hóa của các loài Mây được thực hiện theo
hướng giảm dần hoa lưỡng tính thành hoa đơn tính.
Theo Dransfield và Manokaran (1994), quả của các loài song mây đều được
bao bởi các vảy xếp lợp thành hàng thẳng đứng. Ở chi Korthalsia vỏ quả trong
dày và có áo hạt khô, các chi khác vỏ quả mỏng, hạt được bao bởi một lớp cùi nạc
ở phía ngoài. Quả khi chín thường biểu hiện bởi sự biến màu nhẹ của vảy.
Theo Uhl & Dransfield (1987), sự nảy mầm của hạt song mây là kiểu lưỡi
liền kề, lá đầu tiên mang một phiến (tiền lá) thường là cơ quan lá tiếp theo xuất
hiện. Hình dạng của tiền lá và số lượng lá chét là khác nhau giữa các loài và là
dấu hiệu phân loại song mây quan trọng ở giai đoạn cây con. [15]
2.2.2. Nghiên cứu về phân loại
Theo Uhl & Dransfield (1987), các chi song mây nằm trong tông

Calameae thuộc phân họ Calamoideae (bảng1.1). Tuy vậy có sự khác nhau nổi
bật về cụm hoa và cấu trúc của hoa của các nhóm chi song mây. Các chi
Laccosperma, Eremospatha và Oncocalamus là 3 chi đặc hữu của châu Phi. Các
chi Calamus, Calospatha,Ceratolobus, Daemonorops và Pogonotium đều có
những đặc điểm không bình thường ở cụm hoa như các chi không leo Salacca
Reinw và Eleiodoxa (Becc). Cây khác gốc, trên các cụm hoa đực hoa mọc đơn
độc hoặc thành cặp, trên cụm hoa cái, mỗi hoa cái sinh ra cùng một hoa đực bất
thụ với bao phấn không có hạt. Chi Retispatha không có hoa đực bất thụ nhưng
giống với các chi trên. Tất cả chúng đều thuộc phân tông Calamiinae. Các chi
còn lại Myrialepis, Plectocomia và Plectocomiopsis là những cây đực cái khác
gốc, mang hoa ở đỉnh sinh trưởng, sau giai đoạn nở hoa thì thân mang hoa cũng
chết. Chúng thuộc phân tông Plectocomiinae. [15]
8


Bảng 1.1. Hệ thống phân loại các chi Mây
Họ Palmae (Arecaceae)
Phân họ Calamoideae
Tông Calameae
Phân tông Ancistrophyllinae
Laccosperma
Eremospatha
Phân tông Metroxylinae
Korthalsia
Phân tông Calamiinae
Daemonorops
Calamus
Calospatha
Pogonotium
Ceratolobus

Retispatha
Phân tông Plectocomiinae
Myrialepis
Plectocomia
Plectocomiopsis
Phân tông Oncocalaminae
Oncocalamus
(Nguồn: Uhl & Dransfield, 1987)
2.2.3. Nghiên cứu về sinh thái
Nghiên cứu về chế độ ánh sáng của Xu và cộng sự (2000) đã cho thấy loài
Calamus egregious không ưa sáng hoàn toàn, loài C. simplicifolius cần che sáng
50% khi trồng ở trên rừng.
Khi nghiên cứu về song mây khu vực Đông Nam Á tác giả Dransfield và
Manokaran (1994) đã ghi nhận:
Các loài song mây có thể đòi hỏi những điều kiện nghiêm ngặt về khí hậu,
thể hiện sự giới hạn của chúng ở các vùng khí hậu khác nhau. Ở miền cực bắc
trong giới hạn phân bố của song mây, có trường hợp nó có thể chiụ đựng được
nhiệt độ thấp dưới 00C.
Về độ cao so với mực nước biển, phạm vi phân bố của song mây có thể lên
tới 3.000 m. Độ cao tuyệt đối đã được ghi nhận với loài Calamus gibbsianus
9


Becc là 3.000 m. Thường có sự khác nhau về khu hệ song mây theo từng độ cao
khác nhau.
Theo Dransfield (1979), có sự khác nhau rất nhiều về chế độ ánh sáng ở
trong rừng và những biểu hiện tương ứng của song mây để thích nghi với sự
khác nhau của chế độ ánh sáng. Một số loài thích nghi với chế độ ánh sáng thấp
như Calamus manna và C. ornatus, riêng các loài Plectocomiopsis geminiflora
(Griff) Becc và Myrialepis paradoxa (Kurz) J. Dransf, sinh trưởng trong rừng

nghèo và rừng chưa có trữ lượng do cần tiếp nhận lượng ánh sáng với cường độ
mạnh và đầy đủ cho sự sinh trưởng tối đa và để kéo dài tuổi thọ. Một số loài
phát triển chậm khi ở dưới tán rừng, bao gồm những loài thân ngắn không leo
như Daemonorops calicarpa (Griff.) Mart. và cả loài thân leo như D. collarifera
Becc. Ánh sáng thích hợp là yếu tố quan trọng quyết định đến sinh trưởng của
song mây, tuy nhiên những cây con của các loài song mây có thân leo không
chụi được ánh sáng đầy đủ suốt ngày.
Trong phạm vi các vùng phân bố tự nhiên của song mây, có thể gặp các
loài song mây ở hầu hết các kiểu rừng và trên hầu hết các loại đất. Một vài loài
song mây chỉ phân bố hạn chế trong một kiểu rừng trên một loại đất nào đó.
Ở mỗi phạm vi phân bố, song mây thích nghi với các chế độ ẩm khác nhau
của đất, từ đầm lầy đến đồi núi khô hạn. Một số thử nghiệm cho thấy song mây
phát triển tốt trên đất không quá khô hạn, một số rất ít có thể chiụ đựng được đất
úng nước thường xuyên như loài C. trachycoleus. [14]
Khi nghiên cứu về loài mây Phun được phát hiện ở tỉnh Quảng Nam,
Andrew Henderson, Bùi Văn Thanh, Nguyễn Thiện Vũ và Koos Tua (2009) ghi
nhận phân bố và môi trường sống của loài mây Phun là ở những vùng bị tác
động bởi đường giao thông hoặc những vùng bị tác động. [13]
2.2.4. Nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển
Công trình nghiên cứu về sinh thái quần thể của Manokaran (1985) cho
thấy, tăng trưởng chiều cao của cây Mây chủ yếu phụ thuộc vào tính đa dạng
loài, mật độ, tỷ lệ cây đực và cây cái trong quần thể. Ngoài ra, tăng trưởng còn
phụ thuộc vào nguồn giống, điều kiện thổ nhưỡng, thực vật, tiểu khí hậu, sự
hình thành và giai đoạn phát triển của thân cây.
Theo Dransfield và Manokaran (1994), phần lớn song mây sinh trưởng từ
những cây con trong tự nhiên, nhưng tỷ lệ chết cao là do cạnh tranh về ánh sáng,
nước, chất dinh dưỡng và qua thời gian chỉ một số ít cây con sống sót và trưởng
thành. Những loài song mây leo cao, sinh khối của thân tăng lên trong mỗi bụi
10



lúc cây có đầy đủ ánh sáng thích hợp ; theo Manokaran (1985), ánh sáng làm
tăng thêm độ dài của thân, sự gia tăng độ dài thân diễn ra liên tục nhưng rất thay
đổi trong các giai đoạn khác nhau .
2.2.5. Nghiên cứu về vật hậu
Quá trình ra hoa, kết quả của các loài song mây cũng đã được nhiều tác giả
nghiên cứu, chi Plectocomia chỉ ra hoa 1 lần rồi chết, các chi khác ra hoa hàng
năm. Một số loài ra hoa nhưng lại không đậu quả. Theo Corner (1966) thì sự
tiến hóa của các loài Mây được thực hiện theo hướng giảm dần hoa lưỡng tính
thành hoa đơn tính.
Theo Dransfield và Manokaran (1994), song mây có 2 kiểu ra hoa chủ yếu.
Kiểu thứ nhất (hapaxanthy: một lần ra hoa trong đời), thời kì sinh dưỡng xảy ra
đồng thời ngay sau sự hình thành cụm hoa từ nách của những lá tận cùng. Sự nở
hoa (ở hoa đực) và kết quả tiếp theo là sự chết đi của thân. Còn kiểu thứ hai
(pleonanthy: nhiều lần ra hoa trong đời), các cụm hoa được hình thành liên tục
sau mỗi giai đoạn sinh trưởng mới, sự ra hoa và kết quả không dẫn tới sự chết đi
của thân. [14]
Cũng theo Dransfield và Manokaran (1994), sự phát triển của hoa và kết
quả xảy ra theo mùa và chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố ngoại cảnh. Tín hiệu
nở hoa của phần lớn các loài thường là sau thời kỳ tương đối khô hạn, nhiệt độ
lên cao và tiếp theo là thời kỳ mưa nhiều. Theo Manokaran (1989), thời hạn từ
khi hình thành nụ đến lúc nở hoa ở loài C. caesius khoảng 1,5 - 2 tháng và thời
gian từ khi hình thành hoa đến lúc quả chín dài 16-18 tháng ở loài C. caesius.
Theo Darus & Abdul Rasip (1989), từ sau khi nở hoa đến lúc quả chín của loài
C. manan cần khoảng 15 tháng.
2.2.6. Các nghiên cứu về công tác bảo tồn
Theo Xu, Zeng, Yin và Liu (1996), mây là một trong những lâm sản phụ
quan trọng ở miền Nam Trung Quốc. Trung Quốc có khoảng 70.000 lao động
làm nghề thủ công và hàng gia dụng từ Mây. Nhu cầu nguyên liệu Mây ngày
càng tăng, trong khi gần 2/3 nhu cầu Mây nguyên liệu được nhập khẩu từ nước

ngoài. Loại Mây bản địa phổ biến là Calamus hainanensis đang bên bờ tuyệt
chủng. Do vậy, vấn đề bảo tồn và đẩy mạnh nguồn Mây ở Trung Quốc đang
thực sự cấp bách.

11


Giữa thập niên 1970, vấn đề bảo tồn được quan tâm và Khu bảo tồn rừng
nhiệt đới nguyên sinh (Virgin Tropical Forest Reserve) được thành lập ở
Jianfengling (Hải Nam) bắt đầu nghiên cứu về các đặc điểm sinh học, sinh thái
của Mây. Một số “bộ sưu tập” Ex situ được thiết lập và được đặt ở RITF.
Guangzhou (tức Quảng Châu) và ở Jianfengling (Hải Nam).
Năm 1989, nghiên cứu về nuôi cấy trong ống nghiệm cho 8 loài Mây. Kết
quả cho thấy rằng việc bảo tồn trong ống nghiệm có thể khả thi.
Theo Florentino O. Tesoro (2002), những nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học
loài Mây ở Philippine không được quan tâm đáng kể. Việc bảo tồn đa dạng sinh
học loài Mây chỉ là kết quả chung của việc bảo tồn rừng tự nhiên một cách
chung chung.
Việc bảo tồn nguồn gen bên ngoài sinh cảnh tự nhiên của Mây được thực
hiện qua ngân hàng gen. Năm 1983, một ngân hàng gen, (nơi mà các loài Mây
địa phương và từ nơi khác đưa đến có thể sinh trưởng được) được thiết lập trên 5
hecta ở Mt. Makiling, Los Banos, Philippines. Theo Baja-Lapis and Santos
(1993), ban đầu có 44 taxon Mây được sưu tập trên toàn quần đảo Philippines
được trồng ở ngân hàng gen.
Để quản lý và bảo tồn một cách hiệu quả thì phương thúc quản lý được áp
dụng là đảm bảo khả năng nhận ánh sáng của quần thể song mây, giảm tác động
đến những thân còn non, có chu kỳ khai thác hợp lý (không khai thác 100% thân
có chiều dài trên 6 mét và không khai thác hàng năm). Theo Sunderland và
Dransfield (2002), bất kỳ cách quản lý nào đối với song mây cũng đòi hỏi việc
quản lý rừng có nhiều tầng.

Theo Belcher (1999), việc quản lý song mây nội vi lâu dài ở nơi hoang dã
là rất hiếm. Còn theo Belcher (1999), Sunderland và Dransfield (2002), Ticktin
(2004), ở Đông Nam Á những năm gần đây quản lý ngoại vi được tiến hành và
có kết quả khi quyền sở hữu tài nguyên được rõ ràng, có sự tham gia của cộng
đồng địa phương và lợi ích của họ được đảm bảo.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Nghiên cứu về hình thái
Theo Trần Phương Anh, Nguyễn Khắc Khôi (2001), khi nghiên cứu một số đặc
điểm hình thái của các chi trong họ cau ngoài thiên nhiên ở Việt Nam đã ghi nhận:
Thân họ Cau dừa có hình trụ và hầu như không phân cành. Thân dây leo
hay bò dài tới hàng trăm mét và đường kính tới vài centimet ở các loài Calamus,
Korthalsia, Daemonorops, Plectocomiopsis.
12


Lá là cơ quan sinh dưỡng thể hiện sự khác biệt và đặc điểm dễ nhận biết nhất
của họ Cau dừa. Thìa lìa và bẹ chìa có ở Calamus, Korthalsia, Daemonorops,
Plectocomiopsis. Phần phiến, đặc tính xếp nếp của phiến lá là một đặc điểm hình
thái quan trọng trong tiêu chuẩn phân loại của họ. Phiến gập ra ngoài khi các thùy
lá gập với nhau theo hướng lưng của gân lá đại diện có chi Metroxylon, Calamus,
Daemonorops, Plectocomiopsis. Dạng phiến xẻ lông chim thường gặp ở các chi
Calamus, Korthalsia, Daemonorops, Plectocomiopsis.
Một đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng cần chú ý là trên thân và lá, một số
đại diện có phủ gai nhọn như Calamus, Daemonorops. Ở các đại diện như
Calamus gân giữa kéo dài về đỉnh lá tạo thánh tua cuốn.
Trong cụm hoa, hoa có thể mọc đơn độc hay thành cụm 2 cụm 3, xếp 2 hay
xếp nhiều hàng trên trục thứ cấp. Hoa cụm 2 gồm 2 hoa (Metroxylon,
Daemonorops, Plectocomia) bao gồm 2 hoa đực ở hai bên và hoa cái ở giữa.
Hoa của họ cau dừa có loài mang hoa lưỡng tính (Korthalsia), có loài mang hoa
đơn tính khác gốc như (Myrialepis, Calamus, Daemonorops, Plectocomia) và

một phần ít của loài (Plectocomiopsis).
Quả có hình trứng, cầu hay bầu dục, kích thước bé đến vài chục centimet,
vỏ ngoài nhẵn hay phủ bởi vẩy (Myrialepis., Calamus, Daemonorops,
Plectocomia, Metroxylon, Plectocomiopsis). Quả bầu dục, đầu nhụy và bao hoa
tồn tại (Korthalsia). [10]
2.3.2. Nghiên cứu về phân loại
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), đã xác định Việt Nam có 30 loài song mây
thuộc 6 chi gồm: Chi Calamus (21 loài), chi Daemonorops (3 loài), chi
Plectocomia (2 loài), chi Korthalsia (2 loài), chi Mirialepis (1 loài), chi
Metroxylon (1 loài). [7]
Vũ Văn Dũng (2002), nước ta có 6 chi với khoảng 30 loài song mây. Do
nhu cầu thị trường cao nên các loài mây song bị khai thác rất mạnh, một số loài
có khả năng bị tiêu diệt trong tương lai. Tác giả cũng cho rằng, để phát triển
song mây, chúng ta cần tiến hành các nghiên cứu về phân loại, sinh thái, kỹ
thuật gieo trồng, đặc biệt là khoanh nuôi, gieo trồng trong tự nhiên. [12]
Theo Trần Phương Anh, Nguyễn Khắc Khôi, (2003), ghi nhận song mây có
ở Việt Nam gồm 6 chi với 31 loài, trong đó chi Korthalsia (1 loài), chi
Daemonorops (5 loài),chi Calamus (20 loài), chi Plectocomia (3 loài), chi
Myrialepis (1 loài) và chi Plectocomiopsis (1 loài). [10]
13


Theo Bùi Mỹ Bình (2009), song mây Việt Nam đã được nghiên cứu và
phân loại lần đầu tiên bởi nhà thực vật học Gagnepain từ năm 1908-1937, thời
điểm mà vùng Đông Dương còn là thuộc địa của thực dân Pháp. Gagnepain đã
phân biệt 26 loài mây thuộc 5 chi ở Việt Nam [2]. Theo Henderson (2009), hiện
tại, có 36 loài thuộc 6 chi đã được phân biệt ở Việt Nam. Theo phân loại gần đây
nhấtcủa họ cau dừa (Arecaceae), thì các chi mây được đưa vào phân họ
Calamoideae, thuộc tông Calameae. [10]
Theo Đặng Thái Dương và cộng sự (2013) song mây ở Miền Trung Việt

Nam có 19 loài thuộc 5 chi, trong đó chi Calamus chiếm đến 12 loài. [6]
Phân loại các chi mây của Việt Nam (Uhl và Dransfield 1987, Dransfield
và Manokaran 1994, Anh 2008, Dransfield et al. 2008, Henderson 2009)
Palmae (Arecaceae)
Phân họ Calamoideae
Tông Calameae
Phân tông Calaminae
Calamus: 28 loài
Daemonorops: 3 loài
Phân tông Korthalsiinae
Korthalsia: 1 loài
Phân tông Plectocomiinae
Myrialepis: 1 loài
Plectocomia: 2 loài
Plectocomiopsis: 1 loài
2.3.3. Nghiên cứu về sinh thái
Theo Thái Văn Trừng (1999) đã căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh
quần thể thực vật, với quan điểm là trong một môi trường sinh thái cụ thể chỉ có
thể xuất hiện một kiểu thảm thực vật nguyên sinh nhất định. Trong môi trường
đó, có 5 nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng quyết định đến tổ thành loài cây
rừng, hình thái, cấu trúc và hình thành nên những kiểu thảm thực vật rừng tương
ứng. Năm nhóm nhân tố đó là: nhóm nhân tố địa lý-địa hình, nhóm nhân tố khí
hậu thủy văn, nhóm nhân tố đá mẹ-thổ nhưỡng, nhóm nhân tố khu hệ thực vật và
nhóm nhân tố sinh vật-con người. [9]
Cũng theo tác giả, trong hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới, những hệ sinh thái rừng thuộc kiểu thảm thực vật này có nhiều tầng, cấu
trúc tầng thứ có 5 tầng. Ngoài 5 tầng trên còn có nhiều thực vật ngoại tầng,
chúng tham gia vào tất cả các tầng trong hệ sinh thái rừng như dây leo, thực vật
14



phụ sinh, thực vật ký sinh. Có những loài dây leo điển hình của rửng nhiệt đới
thuộc họ cau dừa thuộc các chi Calamus, Daemonorops đặc hữu của vùng Đông
Nam Á.
Theo Ninh Khắc Bản (2008), khi nghiên cứu họ cau dừa tại khu vực Hương
Sơn, Hà Tĩnh đã ghi nhận các loài song mây phân bố rộng ở độ cao dưới 200m
chủ yếu là mây Nước, mây Cám, mây Cun, song Voi. Thành phần loài song mây
phong phú nhất là ở độ cao 500 đến 550m. Trạng thái rừng IB, IC, IIA, IIB rất
phù hợp cho các loài song mây phát triển. [5]
Theo Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường (1996) và Ninh Khắc Bản, Henderson
(2008), song mây phân bố trong nhiều loại hình sinh thái khác nhau. Có thể tìm
thấy chúng sinh trưởng ở những khu vực có độ cao, loại đất, các thành phần
dinh dưỡng trong đất tương đối đa dạng, tùy theo loài mà chúng ta có thể gặp
song mây sinh trưởng ngoài tự nhiên ở những khu vực có cường độ ánh sáng
thay đổi trong phạm vi rộng. [12]
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Quang Việt và Nguyễn Quang Khải
(2004), các loài Mây Việt Nam hầu hết phân bố tập trung ở các kiểu rừng cây gỗ
lá rộng thường xanh nhiệt đới, kiểu rừng thường xanh ẩm Á nhiệt đới, kiểu rừng
lá rộng rụng lá và kiểu rừng lá rộng nửa lá rụng lá nhiệt đới. Ngoài ra, ở các
dạng rừng gỗ thứ sinh có độ tàn che 0,4 – 0,5, rừng gỗ xen tre nứa cũng tồn tại
nhiềuloài Mây với số lượng phong phú. Chúng thường mọc rải rác ở ven suối,
lưu vực các dòng sông, chân núi và trong các thung lũng.
2.3.4. Nghiên cứu về phân bố và đa dạng các loài mây
2.3.4.1. Nghiên cứu về phân bố
Phạm Văn Điển (2006) đã cho biết các loài song mây ở nước ta được phân
bố trên 5 vùng sinh thái khác nhau: Vùng Tây Bắc 7 loài, vùng Đông Bắc 9 loài,
vùng Bắc Trung Bộ 9 loài, vùng Nam Trung Bộ 11 loài và Tây Nguyên 9 loài.
Trong số này có 2 loài: C. tetradactylus Hance và C. armarus Lour có mặt tại tất
cả 5 vùng sinh thái đã nêu ở trên. [8]


15


×