TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm nghiệp
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu hiện trạng và chọn lọc cây trội loài Bời lời đỏ
(Machilus odoratissima Nees) tại tỉnh Quảng trị
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Nhân
Lớp: Lâm nghiệp 46
Giáo viên hướng dẫn 1: ThS. Hoàng Dương Xô Việt
Giáo viên hướng dẫn 2: PGS.TS. Đặng Thái Dương
Thời gian thực tập: Từ 28/12/2015 đến 01/05/2016
Địa điểm thực tập: Tỉnh Quảng Trị
Bộ môn: Lâm Nghiệp Xã Hội
NĂM 2016
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
Lời Cảm Ơn
Đợc sự phân công của khoa lâm nghiệp trờng đại học nông lâm huế, và sự
đồng ý của thầy giáo Hoàng Dơng Xô Việt, tôi đã thực hiện đệ tài:
Nghiên cứu hiện trạng và chọn lọc loài bời lời đỏ ( Machilus
odoratissima Nees) ở tỉnh Quảng Trị.
Để hoàn thành khoa luận nay, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
đã tận tình hớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
rèn luyện ở trờng đại học Nông Lâm huế.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hớng dẫn th.s Hoàng Dơng Xô Việt
và các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp đặc biết là thầy giáo Đặng ánh
Dơng đã tận tình, chu đáo hớng dẫn tôi thực hiện khoa luận này.
Mặc dù đã có nhiếu cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế sản xuất cũng nh hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể trảnh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân cha thấy đợc. Tôi
rất mong đợc sự góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khoa
luận đợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
DANH MC T VIT TT
T vit tt
Nguyờn ngha
OTC
Ô tiêu chuẩn
CHDCND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
KT – XH
Kinh tế xã hội
QP – AN
Quốc phòng an ninh
XNK
Xuất nhập khẩu
BCH
Ban chấp hành
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
PHẦN I
MỞ ĐẦU
Tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiện 473.982 ha, diện tích đất có rừng
241.105 ha, trong đó rừng tự nhiện 141.456 ha; rừng trồng 99.649 ha; độ che
phủ của rừng năm 2014 đạt 48,6% tăng 0,6% so với năm 2013. Thực hiện mục
tiêu phát triển lâm nghiệp trên tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động, tạo
ra các động lực cho nền kính tế nông nghiệp nói chung và lĩnh vực lâm nghiệp
nói riêng phát triển một cách đồng bộ , đáp ứng với mục tiêu hội nhập quốc tế
trong tương lai như rà soát sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp , đồng thời
tiến hành rà soát quy hoạch lại ba loại rừng , tạo điều kiện cho các địa phương
xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với mục tiêu
phát triển lâm nghiệp chung cho toàn tỉnh, đã chú trọng du nhập đưa các cây lâm
nghiệp mới vào trồng rừng sản xuất; một số cây bản địa như bời lời đỏ, sến,
muồng đen, sao đen đã được đưa vào trồng rừng phòng hộ. Trong đó, cây bời lời
đỏ được người dân chú trọng trồng phát triển ở tỉnh Quảng trị.
Cây bời lời đỏ thuộc họ Long não (Lauraceae), có tên khoa học là
Machilus odoratissima Ness. Là loài cây bản địa còn được gọi bởi các tên khác
như Rè vàng, Khảo thơm, Rè thơm, Kháo nhậm, Rố vàng, Bời lời đẹc và phân
bố khá rộng ở Việt Nam, thường gặp trong rừng nhiệt đới ẩm thường xanh mưa
mùa từ Bắc đến Nam, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên. Bời lời đỏ là loài cây gỗ trung bình, thường xanh, cao 20m-25m, đường
kính 20-30cm có khi đạt 40cm. Thân tròn, thẳng, cành nhỏ, phân cành sớm, vỏ
ngoài xám trắng. Là cây ưa sáng mọc nhanh, khả năng tái sinh hạt, chồi mạnh,
thích hợp đất sét pha, ẩm, thường mọc nơi đất có tầng dày,nhiều mùn. Bời lời có
thể trồng bằng nhiều phương pháp: Trồng bằng chồi rể của cây mẹ; trồng bằng
cây con tái sinh trong rừng; trông bằng hạt gieo thẳng hoặc trông bằng cây con
ươm trong bầu.
Bời lời đỏ có giá trị kinh tế cao, có thể tận dụng tất cả bộ phận của cây vào
nhiều mục địch sản xuất, tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống con người .Vỏ
bời lời chứa tinh dầu thơm, được chiết tinh dầu dùng trong y học, làm hương
thơm, nguyên liệu làm keo dán công nghệ, sơn; ngoài ra nó còn được dùng làm
nhang đốt trong tin ngưỡng tôn giáo của người dân. Gỗ bời lời đỏ có màu nâu
vàng , cứng không môi mọt, có thể sử dụng làm nguyên liệu giấy hoặc làm gổ
củi. Lá có thể làm thức ăn cho gia súc, quả được thu hái và ép dầu làm sáp, chế
8
xà bông. Cho thấy mục đích sử dụng của cây bời lời đỏ rất đa dạng và ưu việt
nên được trồng nhiều ở các vùng Tây Nguyên góp phần lớn phát triển kinh tế
dân cư, xóa đói giảm nghèo.
Việc áp dụng trồng cây bời lời đỏ ở miền Trung và Quảng trị nói riêng vẫn
còn nhiều những vướng mắc trong kỹ thuật và nguồn giống, người dân chưa
hiểu biết nhiều về cây bời lời và kỹ thuật để gây trồng nên cây bời lời đỏ là vẫn
chưa phổ biến ở các tỉnh miền Trung.Từ trước đến nay vẫn chưa có nhiều công
trình nghiên cứu liên quan đến loài Bời lời đỏ. Nhận thấy được sự cần thiết đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và chọn lọc cây
trội loài Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại tỉnh Quảng Trị”.
9
PHẦN II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Bời lời đỏ là loài cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nghiên cứu
về cây Bời lời đỏ trên thế giới chủ yếu chỉ tập trung vào nghiên cứu giá trị dược
liệu được lấy từ vỏ cây, nhưng những tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài về kỹ
thuật gây trồng, sản lượng… thì chưa được nghiên cứu.Bời lời đỏ phân bố ở các
nước như Ấn Độ, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,
Vân Nam),Bangladesh, Bhutan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, philippines,
Australia.
Tại Ấn Độ, các tác giả Radhakrishman. T. R; Ramasany . A ; Arfin. S
(1989) đã tách được từ vỏ cây Bời lời đỏ chất Sufoof-e-Musammin dùng làm
dược liệu trong y học[13]
Tại Indonesia, các tác giả: Rizan, Helmi và Zammi, Adel (1989) bằng
phương pháp quang phổ đã chiết xuất từ cành, rễ, vỏ cây cách chất như: 2,9
Dihydroxy; 1,10 Dimethoxyaporhine ; 6 methoxyphenanthrene 9% dùng trong
y học.[12]
Tại hội nghị Quốc tế khác về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại
Indonexia cũng đã xác nhận từ Bời lời đỏ có thể chiết suất một số một số hóa
chất dùng trong y dược (Soewarsono, 1990). Một tác giả khác ở Trung Quốc (
Wang, 2010) cũng đã công bố và mô tả cấu trúc hóa học về một số những chiết
suất biệt dược mới từ cây Bời lời có tác dụng trong việc chữa bệnh. Tác dụng
chữa bệnh này được mô tả cụ thể một nghiên cứu của Shahadat và các cộng sự
khác (2010), theo đó thì chiết suất tinh dầu cây Bời lời đỏ có tác dụng trong việc
điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây lan qua đường tình dục ở
người. Ngoài ra, Bời lời đỏ là một trong số ít các loài thực vật có khả năng tiết
ra chất kháng khuẩn do trong thân và lá có chứa rất nhiều tannin, alkaloid và
saponin (Prusti, 2008).[12]
Theo nghiên cứu của Rebena năm 2007 thì vỏ Bời lời đỏ chứa tinh dầu
thơm, được chiết suất dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu và làm
keo dán công nghiệp hoặc sơn, ngoài ra còn được dùng làm nhang đốt trong tín
ngưỡng tôn giáo của người dân, (Rabena, 2007). Điều này được chứng minh ro
hơn tại một tài liệu dùng để tập huấn công tác nhân giống các loài cây dược liệu
10
của Somashekhar và cộng sự (2002), theo tài liệu này đã tổng kết, mô tả thực vật
và phân loại những bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất biệt dược của những
loài cây tại Bangalore. Trong đó, đã xác nhận bộ phận dùng để làm thuốc và sản
xuất ra biệt dược của loài cây Bời lời đỏ là thân và vỏ thân .
Theo tạp chí quốc tế về Công nghệ sinh học và sinh học phân tử nghiên cứu
Bời lời đỏ (Lour) C.B Rob (Tiếng Hin-du: Maida lakri) là một cây thuốc có giá
trị dược phẩm rất lớn. Loài này cực kì nguy cấp do tình trạng khai thác bừa bãi
để dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, nó được sử dụng
để sản xuất các loại thuốc giảm đau, có tác dụng hiệu quả trong điều trị tiêu chảy
và bệnh lỵ,....
Năm 2009 tại Ấn Độ, các tác giả S.P.Singh và Dipti Singh đã công bố
những nghiên cứu về việc tìm nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các loại
dầu sinh học từ những nguồn thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay
thế cũng đã mô tả đặc tính nguyên liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chế
biến từ hạt cây Bời lời.[13]
Gần đây, hai tác giả người Ấn Độ đã công bố những nghiên cứu về việc tìm
nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các loại dầu sinh học từ những nguồn
thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay thế cũng đã mô tả đặc tính
nguyên liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chế biến từ hạt cây của nó
(Singh, 2010).[13]
Tại Indonexia, các tác giả Rizan Helmi và Zamri Adel (1989) bằng phương
pháp quang phổ đã chiết xuất từ cành rễ và vỏ cây Bời lời các chất như 2,9
dyhydroxy, 1,10 dimethoxyaporhyne, 6 methonyphenan threne 9% dùng trong y
học. Tại hội nghị quốc tế về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại Indonexia
năm 1990 đã xác nhận cây Bời lời đỏ có thể chiết xuất một số hóa chất dùng
trong y dược. Các thông tin trên cho phép khẳng định một cách chắc chắn về giá
trị kinh tế của Bời lời đỏ, nhất là trong lĩnh vực y dược .[12]
Theo tạp chí quốc tế về Công nghệ sinh học và sinh học phân tử nghiên cứu
Bời lời đỏ (Lour) C.B Rob (Tiếng Hin-du: Maida lakri) là một cây thuốc có giá
trị dược phẩm rất lớn. Loài này cực kì nguy cấp do tình trạng khai thác bừa bãi
để dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, nó được sử dụng
để sản xuất các loại thuốc giảm đau, có tác dụng hiệu quả trong điều trị tiêu chảy
và bệnh lỵ,....[14]
Năm 2011, trong luận văn thạc sĩ : Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh
11
tế của một số mô hình trồng Bời lời đỏ tại một số huyện Gia Lai của Mai Minh
Tuấn đã bước đầu đánh giá sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của mô
hình trồng Bời lời đỏ xen Cà phê, xen Sắn và trồng thuần loài. Nhìn chung, đề
tài chỉ bước đầu so sánh sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trồng Bời lời ở các
phương thức trồng khác nhau. Những nghiên cứu về ảnh hưởng các biện pháp
kỹ thuật, điều kiện lập địa và chất lượng giống chưa được đề cập.
Ngoài ra hiện nay, cây Bời lời đỏ còn được sử dụng để chế tạo dầu sinh
học. Nguyễn Đình Hải, tác giả của đề án công nghệ sinh học từ cây Bời lời đỏ
cho biết, bình quân một mùa cây cho thu hoạch là 150 kg quả, khi sản xuất ra sẽ
thu hồi được hơn 100 lít dầu ứng với 2 triệu đồng (đã trừ kinh phí sản xuất 1 lít
dầu là 3.000 đồng). Công nghệ được Nguyễn Đình Hải chọn để sử dụng trong
việc sản xuất năng lượng từ cây Bời lời là công nghệ HTPM (High Temperature
and Pressured Methanol – Methanol) dưới nhiệt độ và áp lực cao đã được cấp
bằng phát minh sáng chế.
2.2. Ở Việt Nam
Trước đây có một số tác giả đã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời đỏ
nhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định tên loài, nêu giá trị công
dụng của nó để sử dụng trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng, trong
danh mục tài nguyên thực vật…Cụ thể:
Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1967 đã phát hành sách: “Tên cây rừng Việt
Nam của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự.
Ở Gia Lai những năm qua, cùng với việc phủ xanh đất trống đồi trọc bằng
các loại cây lâm nghiệp như: thông ba lá, keo, bạch đàn…, cây bời lời cũng
được người dân các xã Lơ Pang, Đêr A, Đak Trôi, Kon Chiêng, Kon Thụp
(huyện Mang Yang) đưa vào trồng tại các rẫy, vườn hộ mà chưa nghĩ đến giá trị
kinh tế trên thị trường, vì cây bời lời tuy nhiều công dụng khác nhau như lá dùng
để làm bột nhang, vỏ ép thành keo, thân bán gỗ… nhưng cũng trồng 5- 7 năm
mới cho thu hoạch như các loại cây lâm nghiệp khác.
Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả
Đỗ Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này một cách tương
đối tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng: “…tất cả bộ phận của cây, nhiều nhất
là vỏ thân có chứa một chất nhầy (keo) và một ít tinh dầu nên người ta dùng vào
công nghệ keo dán trong kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làm hương nén. Vỏ
giã nát đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương…, vỏ còn dùng sắc nước uống
12
chữa bệnh ñường ruột, lỵ… Nước ngâm vỏ Bời lời dùng bôi đầu làm cho tóc
mượt. Dầu Bời lời dùng làm sáp chế xà phòng. Gỗ Bời lời dùng làm giấy, đóng
đồ gia dụng, làm nhà tạm…”.[1]
Trong sách “Danh mục thực vật Tây nguyên” của Viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng
cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và giới thiệu - Trong tạp chí Lâm nghiệp
tháng 7 năm 1994 có bài viết về “Trồng Bời lời nhớt” của Nguyễn Bá Chất. Ở
bài viết này, tác giả cũng đã đề cập đến một số vấn đề kỹ thuật trồng Bời lời
nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và mang tính chất định tính.[4]
Trong tài liệu thông tin chuyên đề “Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ” của kỹ sư
Nguyễn Hiền, Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Gia Lai, 1991, đã giới
thiệu một số nét cơ bản về kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng Bời lời đỏ. Song
những đặc điểm sinh thái học của loài cây này thì hầu như chưa được đề cập tới.
Năm 1997, trong luận văn Thạc sĩ với đề tài “Bước đầu nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Litsea glutinosa C.B.Roxb) làm cơ sở cho
công tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Thị Lý, Trường đại học Tây
Nguyên đã xác định được một số đặc điểm sinh học: mô tả thân, cành, lá, rễ,
hoa, mùa và chu kỳ ra hoa, khả năng nẩy mầm, kỹ thuật gieo ươm, dự tính sản
lượng vỏ trên mô hình trồng thuần và trồng xen trong cà phê. Tuy nhiên các dự
tính sản lượng vỏ mới chỉ là tạm tính trên cơ sở giải tích một số cây cụ thể mà
chưa đưa ra được các ước lượng trên cơ sở hàm tương quan về mối quan hệ giữa
sản lượng vỏ với tuổi cây, mật độ trồng…
Trần Văn Con (2001) trong báo cáo khoa học của Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam về đề tài Xác ñịnh một số cây trồng chính phục vụ trồng rừng
sản xuất vùng bắc Tây Nguyên, tác giả đã đề xuất trồng Bời lời đỏ trên các dạng
lập ñịa chính là đất đỏ nâu dưới trảng cây bụi, bằng phẳng, tương đối ẩm và đất
đỏ nâu dưới trảng cây bụi, cao nguyên bằng phẳng, khô nóng. Phương thức
trồng: Trồng theo phương thức hỗn giao, nông lâm kết hợp. Tỷ lệ hỗn giao 60%
6 Bời lời và 40% cây ăn quả hoặc Cà phê, với phương pháp hỗn giao theo hàng
hoặc theo đám. Cự ly hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m.[6]
Theo ý tưởng nghiên cứu của anh Nguyễn Đình Hải (2011), người ta hoàn
toàn có thể sản xuất dầu Diesel từ dầu của hạt cây bời lời để làm nhiên liệu sinh
học phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Lượng quả dồi dào của cây bời lời đỏ, sau khi
thu hoạch quả và qua sơ chế, sẽ được đưa vào máy ép tách dầu ra khỏi quả. Qua
13
công nghệ sản xuất dầu diesel từ lượng dầu trên, những lít xăng từ cây bời lời
đầu tiên ở Việt Nam sẽ ra đời. Sản phẩm có giá trị thương mại cao hơn đối với
công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và hóa dược, cũng có thể được dùng như dầu
diesel sinh học chất lượng hoàn hảo.[11]
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Tên Việt Nam: Bời Lời Đỏ
Tên khác: Bời lời nhớt, Bời lời dầu, nhớt mèo, mò nhớt.
Tên khoa học: Machilus odoratissima Nees
Họ: Long não (Lauraceae)
Chi: Litsea
3.2.Phạm vi nghiên cứu
3.2.1.Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 28/12/215 đến 1/5/216
3.2.2. Không gian nghiên cứu
Địa bàn tỉnh Quảng Trị
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
3.3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiện trạng phát triển rừng Bời lời đỏ và chọn lọc cây trội
làm cơ sở để chọn giống, phục vụ cho công tác trồng rừng.
3.3.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được hiện trạng phát triển rừng Bời lời đỏ của tỉnh Quảng Trị để
làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu
Chọn lọc được cây trội loài Bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Tìm hiểu và đánh giá được kĩ thuật trồng loài Bời lời đỏ tại tỉnh Quảng Trị.
Đề xuất được một số giải pháp trồng loài cây Bời lời
3.4. Nội dung nghiên cứu
14
3.4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Trị
- Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Trị.
- Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị.
15
3.4.2. Đánh giá hiện trạng rừng Bời lời đỏ của tỉnh Quảng Trị
3.4.3. Chọn lọc cây trội loài Bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Điều tra chọn lọc cây trội
- Đặc điểm sinh trưởng
3.4.4. Đánh giá ảnh hưởng kĩ thuật trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởngloài Bời
lời đỏ
- Ảnh hưởng của ví trí trồng đến sinh trưởng của loài Bời lời đỏ.
- Ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng của loài Bời lời đỏ.
- Ảnh hưởng của kích thước hố đến sinh trưởng của loài Bời lời đỏ.
3.4.5. Đề xuất một số giải pháp trồng loài Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees )
- Kĩ thuật trồng loài Bời lời đỏ.
- Chăm sóc quản lý và bảo vệ.
- kỹ thuật khai thác, bảo quản.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu, tôi vận dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
• Thông
tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu;
• Các
loại bản đồ, chương trình, dự án liên quan đến trồng cây bời lời đã và
đang thực hiện trên địa bàn nghiên cứu;
• Điều
tra xác định một số kiến thức bản địa liên quan đến kĩ thuật giống,
trồng, khai thác và chiết xuất keo bời lời đỏ ở địa phương.
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn người dân địa phương: Sử dụng công cụ PRA với phương pháp
chọn hộ điển hình – bao gồm: trưởng thôn, già làng, những hộ tham gia trồng
Bời lời đỏ.
Điều tra lập ô tiêu chuẩn:
16
• Dạng
1: Đánh giá sinh trưởng của cây ở các dạng lập địa chính
• Dạng
2: Ô tiêu chuẩn để xác định cây trội; Điều tra cây dự tuyển; Bấm tọa
độ GPS của các vùng nghiên cứu và cây trội chọn lọc
Điều tra tuyển chọn cây trội:
-
Điều tra cây ở rừng trồng: Lập OTC diện tích 500m 2 để đánh giá các chỉ tiêu
chọn lọc. Điều tra trên rừng trồng ở độ tuổi thành thục hoặc gần thành thục công
nghệ (7-9 tuổi). Phiếu đánh giá cây trội lặp sẵn theo tiêu chuẩn ngành (giống cây
rừng).
-
Điều tra tuyển chọn cây bời lời đỏ ở rừng tự nhiên: điều tra và đánh giá cá thể
bời vì hiện tại giống tự nhiên bị người dân khai thác nên số lượng cũng như chất
lượng giống còn rất thấp trong rừng tự nhiên, không thể áp dụng phương pháp
lập OTC điều tra như ở rừng trồng.
-
Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê: giá trị trung bình, phương sai, sai tiêu
chuẩn và phân tích phương sai để chọn lọc cây trội theo các chỉ tiêu chọn lọc.
Xác định cây trội theo công thức:
Xch ≥ Xtb + (2÷3)ðx
Trong đó, Xch: Cá thể được chọn theo chỉ tiêu chọn lọc; Xtb: Giá trị bình
quân của chỉ tiêu chọn lọc và ðx : độ lệch chuẩn của chỉ tiêu chọn lọc x.
-
Áp dụng phương pháp “chọn lọc trước sau” để xác định các chỉ tiêu chọn lọc và
lựa chọn cây trội. Trong đó ưu tiêu chỉ tiêu về độ dày vỏ, tỷ lệ keo trong vỏ và
sinh trưởng để chọn lọc cây trội.
Nguyên tắc chung khi chọn lọc cây trội
1. Phải lấy mục tiêu kinh doanh để xác định các chỉ tiêu chọn lọc và đánh
giá cây trội. Mục tiêu khác nhau thì chỉ tiêu chọn lọc khác nhau.
2. Cây trội phải có độ vượt cần thiết (theo chỉ tiêu chọn lọc) so với trung
bình của lâm phần (của quần thể). Theo Schreiner (1963) thì tiêu chuẩn chung
để đánh giá cây trội phải có độ vượt so với trung bình của quần thể 1,5 – 3 lần
độ lệch chuẩn.
3. Việc chọn lọc cây trội nên tiến hành ở rừng thuần loài, đồng tuổi và hoàn
cảnh đồng đều.
4. Rừng được chọn phải là rừng thành thục hoặc gần thành thục công nghệ.
Cây còn nhỏ tuổi dễ bị biến đổi, dễ biến dị; khi cây thành thục hoặc gần
thành thục công nghệ thì nó mới ít thay đổi và thể hiện đầy đủ các tính trạng.
17
5. Rừng chọn cây trội phải có sinh trưởng trung bình trở lên (ít nhất có 60%
cây sinh trưởng trung bình trở lên), tính trạng được chọn phải trên mức trung
bình.
6. Rừng chọn cây trội phải có điều kiện lập địa tương tự hoặc xấu hơn nơi
định trồng đại trà sau này.
7. Đối với cây lấy gỗ hoặc vỏ, lá phải chưa khai thác, đặc biệt chưa bị chặt
ngọn.
8. Trong rừng trồng có thể chọn cây gần nhau, trong rừng tự nhiên phải
chọn cây cách xa nhau ít nhất 100m (tránh 2 cây trong cùng một gia đình).
9. Để chọn cây trội trong một khu rừng cần phải điều tra một cách tỷ mỉ và
có hệ thống trên toàn bộ diện tích rừng để tránh tình trạng bỏ xót.
Phương pháp xác định cây trội
1.
Phương pháp áp dụng cho rừng thuần loài đều tuổi
a.
Phương pháp điều tra thống kê
−
Bước 1: Khảo sát toàn khu rừng để chọn ra những cây đáp ứng sơ bộ yêu
cầu của mục tiêu chọn giống. Những cây này được gọi là cây trội dự tuyển.
Bước này chủ yếu điều tra bằng mắt để xác định cây thích hợp mà chưa theo tỷ
lệ cây hay tỷ lệ diện tích cần đo đếm. Cây trội dự tuyển có gần khớp với cây trội
hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kỹ xảo của nhà chọn giống.
−
Bước 2: Điều tra đo đếm toàn bộ cây trội dự tuyển trên ô mẫu để xác định
trị số trung bình của sản phẩm theo chỉ tiêu chọn giống và xác định mức độ biến
động cho từng tính trạng. Ô tiêu chuẩn thường có từ 50 cây trở lên.
−
Bước3: Đánh giá cây trội dự tuyển. So sánh cây trội dự tuyển với cây còn
lại trong lâm phần (nếu điều kiện hoàn cảnh đồng đều) hoặc so với cây còn lại
trong khu rừng. Chỉ những cây nào đạt độ vượt theo tiêu chuẩn đặt ra mới được
coi là cây trội.
Việc xác định số cây cần đo đếm có thể dựa theo công thức:
nct =
Trong đó:
18
( S %) 2
( ∆% ) 2
•
nct là số cây cần đo đếm
•
S% là độ biến động của chỉ tiêu đo đếm (thường cho trước)
•
∆% là độ chính xác
19
Khi chọn cây trội trong rừng tự nhiên không đồng tuổi thì một mặt sử dụng
phương pháp hồi quy đưa về dạng cây cùng tuổi để so sánh; mặt khác phải dùng
phương pháp đánh giá và cho điểm các tính trạng chọn lọc. Tuy nhiên, xác định
cây trội trong rừng tự nhiên là công việc hết sức khó khăn, ít có ý nghĩa thực tế.
b.
Phương pháp cây so sánh
−
Bước 1: Điều tra toàn bộ khu rừng như phương pháp trên để chọn cây trội
dự tuyển.
Bước 2: Lập OTC
−
+
Chọn 5 cây tốt nhất trong một vòng tròn cách cây trội khoảng 25 - 30m để làm
cây so sánh hoặc cây kiểm tra. Nếu không có cây thích hợp trong vòng tròn thì
cây so sánh có thể ở ngoài. Trường hợp điều tra trên đất dốc thì cây so sánh phải
nằm trên đường đồng mức với cây trội dự tuyển. Nói chung, cây so sánh không
nên lấy ở lập địa xấu hơn cây dự tuyển.
+
Cây so sánh phải được chọn theo các đặc điểm mong muốn như đối với cây trội.
Sau khi đo đếm các chỉ tiêu thì tiến hành đánh giá so sánh cây trội với cây kiểm
tra bằng cách cho điểm. Theo Zobel và Talbert (1984), những chỉ tiêu được đánh
giá cho điểm: chiều cao, thể tích, tán cây, độ thẳng thân, khả năng tỉa cành,
đường kính cành và góc phân cành.
Sau khi cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu đo đếm, tỷ trọng được so sánh với
cây kiểm tra, cây nào có điểm cao hơn là cây trội. Nếu càng nhiều tính trạng
phân cấp thì càng khó chọn cây thích hợp.
2.
Phương pháp đường hồi quy
Thể tích
B
A
C
Tuổi cây
Phương pháp đường hồi quy thường được áp dụng cho rừng hỗn loại và
không đồng tuổi. Để áp dụng phương pháp này phải xây dựng một bảng các tính
trạng định lượng có tương quan với tuổi của cây.
20
Hệ thống chọn lọc cây trội theo phương pháp đường hồi quy được xây
dựng bằng cách lấy mẫu nhiều cây theo một đặc tính mong muốn, sau đó biểu
đồ hóa theo tuổi cây. Các đường hồi quy phải được xây dựng cho các lập địa
riêng biệt vì liên quan đến tốc độ sinh trưởng.
Đường hồi quy được sử dụng như sau:
1. Cây dự tuyển được chọn phải dựa trên các tính trạng định lượng chủ yếu
(như đường kính, chiều cao, thể tích, sản lượng các sản phẩm khác…) theo mục
tiêu chọn giống.
2. Tính trạng được vẽ thành biểu đồ sử dụng riêng cho từng tuổi và lập địa.
Những cây nằm ở một khoảng nhất định phía trên đường hồi quy thì được thừa
nhận là cây trội và càng cao hơn càng tốt.
Chú ý: Phải đánh giá tính trạng chất lượng trước khi sử dụng đường hồi
quy vì tính trạng chất lượng có khả năng di truyền cao, ít chịu ảnh hưởng của
tuổi cây, dễ mang lại hiệu quả mong muốn.
Xây dựng đường hồi quy là công việc rất khó khăn và phức tạp, vì thế
phương pháp này có ý nghĩa trong nghiên cứu nhiều hơn, ít áp dụng ngoài
thực tế.
3.5.3.Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý dựa trên nền các phần mềm
Excel, và các phần mềm chuyên dụng khác;
- So sánh các mẫu về lượng: Sử dụng phương pháp phân tích phương sai để
đánh giá mức độ biến động giữa các công thức thí nghiệm. Sử dụng tiêu chuẩn t
(Student) để chọn ra công thức thí nghiệm tốt nhất
- So sánh các mẫu về chất: Sử dụng tiêu chuẩn χ 205 để so sánh đánh giá và
chọn ra công thức tốt nhất.
21
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
1. Vị trí địa lý
Quảng Trị là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên
4.739,8224km2. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính, gồm
thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và
08 huyện là Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu
Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đakrông
và huyện đảo Cồn Cỏ. Thành phố
Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh.
Là nơi chuyển tiếp giữa hai miền Bắc –
Nam, ở vào vị trí trung độ của cả nước,
Quảng Trị là nơi mang tính đặc thù về
lãnh thổ, khí hậu của cả phía Bắc lẫn phía
Nam.
Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị
Nằm trên tọa độ địa lý từ 16 018 đến 17010 vĩ độ Bắc,
107034 kinh độ Đông.
-
Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
-
Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
Phía Đông giáp Biển Đông.
-
Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.
106032 đến
Những lợi thế về vị trí địa lý đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền
tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong
nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế,
đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
2. Địa hình
22
Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang
Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: Vùng núi cao phân bố ở phía
Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, vùng trung du và đồng bằng
nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh, kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình
phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.
- Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi
bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000m, độ dốc 20-30 0. Địa
hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối
núi điển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa
hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại
gia súc.
- Địa hình gò đồi, núi thấp: Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa
hình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có
độ cao trên 500m. Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các
dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 - 250m dạng bán bình nguyên, lượn sóng thoải, vỏ
phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ
50-100m
- Địa hình đồng bằng: Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống
các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30m. Bao
gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu
mỡ, đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu
- Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển.
Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu
vực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa
lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm
cho đời sống dân cư thiếu ổn định .
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
1. Đặc điểm khí hậu
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ
23
bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị
được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng
10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa
nên dễ gây nên lũ lụt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 240-250C ở vùng đồng bằng, 220230C ở độ cao trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ
xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 22 0C ở đồng bằng, dưới 200C ở
độ cao trên 500m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình
280C, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40 0-420C.
Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 70-90C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500mm,
số ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị
biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung
vào các tháng 9, 10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp
xỉ 65% lượng mưa trung bình nhiều năm. Mùa khô thường từ tháng 12 đến
tháng 7 năm sau, khô nhất vào tháng 7, đây là thời kỳ có gió Tây Nam thịnh
hành.
- Độ ẩm: Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-88%.
Giữa hai miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời
gian. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến
22%, trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên
85%, có khi lên đến 88-90%.
- Nắng: Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ ngày, có sự
phân hóa theo thời gian và không gian ro rệt: miền Đông có tổng số giờ nắng lên
tới 1.910 giờ, miền Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường
vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho
quang hợp, tăng năng suất sinh học cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài,
nhiệt độ cao dẫn đến hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư.
- Gió: Tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa
Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng ở Quảng Trị là
hiện tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi
24
năm có khoảng 45 ngày.
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh
hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường
suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất nông nghiệp và đời sống dân cư .
2. Thủy văn
Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1
km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía
Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có
12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông
Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh)
- Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao
1.257 m, có chiều dài 65km. Lưu lượng trung bình năm 43,4 m3/s.
- Hệ thống sông Thạch Hãn: Có chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn
nhất 2.660km2. Nhánh sông chính là Thạch Hãn bắt nguồn từ các dãy núi lớn
Động Sa Mui, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán) và động Ba Lê, động Dang
(nhánh Đakrông). Sông Thạch Hãn đổ ra biển ở Cửa Việt.
- Hệ thống sông Ô Lâu (sông Mỹ Chánh): Được hợp bởi hai nhánh sông
chính là Ô Lâu ở phía Nam và sông Mỹ Chánh ở phía Bắc.
Bảng 4.1. Các đặc trưng hình thái các lưu vực sông Quảng Trị
Hệ số
Độ cao Chiều Chiều Diện Đặc trưng trung bình lưu vực uốn
nguồn
dài dài lưu tích lưu
khúc
sông
sông
vực
vực Độ Độ Độ Mật độ
(m)
(km) (km) (km2) cao dốc rộng lưới sông
(m) (%) (km) (km/km2)
TT
Sông
1
Bến Hải
500
64,5
51,5
809
115
15,7
1,15
1,43
2
Thạch Hãn
(Quảng Trị )
700
156
69
2660
301 20,1 38,6
0,92
2,50
3
Rào Quán
1400
39
30
251
517 25,6
1,36
1,43
25
8,6
8,4