Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá dìa bố mẹ (siganus guttatus) tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Thủy sản

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Kỹ thuật nuôi vỗ cá dìa bố mẹ (Siganus guttatus) tại xã Hải
Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Thoàng
Lớp: CĐNTTS K47
Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Như Bình
Bộ môn: Bộ môn quản lý nguồn lợi thủy sản

Huế 05/2016
1


2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Thủy sản

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:


Kỹ thuật nuôi vỗ cá dìa bố mẹ (Siganus guttatus) tại xã Hải
Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Thoàng
Lớp: CĐNTTS K47
Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Như Bình
Thời gian thực tập: Từ ngày 14/03 đến ngày 22/05/2016
Địa điểm thực tập: Xã Hải Dương, thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế
Bộ môn: Bộ môn quản lý nguồn lợi thủy sản

3


Hu 05/2016

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này bản thân tôi đã nhận đợc rất
nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báo về vật chất và tinh thần. Nhân đây cho phép
tôi đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
Thầy giáo TS. Mạc Nh Bình, ngời đã theo suốt tôi trong quá trình
nghiên cứu, trực tiếp hớng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Bác Phan Lân chủ tịch hội nghề cá Hơng Giang đã nhiệt tình giúp đỡ
và hỗ trợ trang thiết bị, kỹ thuật cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Các thầy cô trong Khoa Thủy Sản, Trờng Đại Học Nông Lâm Huế đã
trang bị cho tôi kiến thức trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trờng, luôn
quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành

đề tài này.
Với thời gian học tập ngắn ngủi nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong sự góp ý tận tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để khóa
luận đợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hu, thỏng 06 nm 2016
Sinh viờn

Phm Vn Thong

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

5


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

7


MỤC LỤC


8


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

TB

: Trung bình

HSTT

: Hệ số thành thục

TLTT

: Tỷ lệ thành thục

GI (Gonado index) : Hệ số thành thục sinh dục có nội quan
X

Xi

: Giá trị mẫu đo thứ i

N

: Tổng số mẫu cần đo

M


: Sai số

δ

: Độ lệch chuẩn.

n

: Số mẫu

22,33-38,40,43,45
-21,23-32,39,41,42,44,46-

9

: Giá trị trung bình


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Mở đầu
Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 126 km và có hệ sinh thái đặc trưng bởi
đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với tổng diện tích 21.918,47ha. Đây được xem
là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, bởi sự hiện hữu một nguồn lợi thủy
sản vô cùng phong phú với hơn 373 loài động vật thủy sinh trong đó nhiều loài
cá, tôm có giá trị kinh tế, nhiều loài thủy đặc sản (Kỷ yếu hội thảo quốc gia về
đầm phá Thừa Thiên Huế, 2005).
Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích
hơn 22.000 ha, có tính đa dạng sinh học cao. Trong 230 loài cá phân bố tại vùng
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá Hồng,
cá Mú, cá Dìa,…. Trong đó, cá Dìa (Siganus guttatus) là một trong những loài

cá biển có giá trị kinh tế cao phân bố phổ biến tại vùng đầm phá Thừa Thiên
Huế. Cá Dìa là loài rộng muối, có khả năng thích ứng với độ mặn từ 1‰ đến
30‰. Cá Dìa (S.gustatus) có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, phổ thức ăn rộng. Cá
Dìa là loài có khả năng thích ứng với sự thay đổi của các yếu tố môi trường và
nhu cầu thị trường cao, ổn định nên đang được người dân nuôi phổ biến.
Hiện nay nghề nuôi và khai thác cá Dìa (Siganus guttatus) tại vùng đầm
phá Tam Giang – Cầu Hai đang phát triển mạnh.Tuy nhiên, người nuôi trồng và
khai thác cá dìa vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định, nguyên nhân chủ yếu
do thiếu thông tin về đặc điểm sinh học, di cư và nguồn cung cấp con giống. Để
bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá dìa tại địa phương cần thiết phải có các nghiên
cứu về quy trình sản xuất giống nhân tạo.
Cá Dìa được coi là loài đặc hữu, có giá trị cao nhất, thịt cá ngọt và thơm. Ở
Huế có mô hình nuôi cá Dìa kết hợp nuôi tôm sú cho năng suất cao. Tạo ra hiệu
quả kinh tế rất lớn cho người dân. Mặc dù vậy, hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá
Dìa vẫn còn thấp, do nguồn giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Trong khi
đó nhiều nước trong khu vực như Philippines, Indonesia và nhiều nước ở vùng
Địa Trung Hải đã sản xuất thành công cá Dìa giống từ nhiều năm nay. Là loài có
hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên việc sản xuất giống cá Dìa hiện nay còn gặp rất
nhiều khó khăn. Nguồn giống hiện tại vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của
người dân. Vậy nên việc nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo cá Dìa là rất
quan trọng. Trong đó kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ là một trong những
khâu quan trọng đầu tiên trong quy trình sản xuất giống, cá bố mẹ có chất lượng
tốt sẽ cho cá giống tỉ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh (Nguyễn Văn
Kiểm, 1999).
10


Để tìm hiểu thêm về cá Dìa cũng như quy trình nuôi vỗ cá Dìa bố mẹ nên
hôm nay tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá dìa bố mẹ
(Siganus guttatus) tại Thừa Thiên Huế” mong tạo ra nguồn giồng tốt nhất,

chất lượng nhất.
1.2Mục tiêu đề tài




Tìm ra các tiêu chí điều kiện môi trường tốt cho quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ.
Ảnh hưởng của các loại thức ăn thích hợp cho cá Dìa bố mẹ.
Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ để chuẩn bị cho quá trình sinh sản nhân tạo.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học cho các nghiên
cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và ương giống cá Dìa.
Ý nghĩa thực tiễn: Chủ động được nguồn giống cá Dìa bằng hình thức sinh
sản nhân tạo.

11


PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá Dìa
2.1.1. Phân loại và phân bố
Hệ thống phân loại của cá Dìa như sau:
Lớp cá xương:
Phân lớp tia vây:

Osteichthyes
Actinopteryii

Bộ cá vược:


Perciformes

Họ cá dìa:

Siganidae

Giống:
Loài cá dìa:

Siganus
Siganus guttatus Bloch, 1787

Tên tiếng Anh: Golden rabbit fish, Orange-spotted Spinefoot
Theo Woodland (1983), hiện nay trên thế giới có 26 loài cá họ cá Dìa
(Siganidae), phân bố ở vùng biển của các châu lục, sống đáy nơi các dãy san hô
ngầm, nước lợ ven biển. Phân bố phía Đông Châu Á Thái Bình Dương, chủ yếu
các nước như là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan,
Philippine và phía Nam Trung Quốc. Cá có thể di chuyển từ phía Đông Nam
Châu Á Thái Bình Dương đến các khu vực và các địa phương phía Bắc .
Cá Dìa (Siganus guttatus) có kích cỡ trung bình, cá lớn nhất đạt 42cm và
trọng lượng khoảng 1,5kg. Giống (ấu trùng) thường tập trung ở vùng ven biển
có thảm cỏ quanh các lạch sông. Khi đạt kích thước nhất định chúng rời các cửa
sông đến vùng triều tìm đến các rạn san hô gần bờ có độ sâu 6m để đẻ trứng.
Theo Burgan và Zseleczky (1979) cá con sống quanh những rễ cây nơi có những
bóng râm ở vùng nước mặn, vịnh nước nông hoặc cửa sông. Cá trưởng thành
sống ven biển, nhưng thường ra vào các sông ngòi và cửa sông .
Cá Dìa thích nghi với môi trường sống ở biển, các rạn san hô vùng nước
lợ; Độ sâu: 0 - 25 m; Nhiệt độ: 24°C - 28°C. Cá phân bố ở các vùng biển thuộc
Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương: quần đảo Andaman, Thái Lan,
Malaysia, Singapore, Indonesia (bao gồm cả Irian Jaya), Việt Nam, Ryukyus,

miền nam và miền đông Trung Quốc, Đài Loan...
Cá Dìa có thể chịu được sự thay đổi độ mặn khá cao. Pilaii (1962) lưu ý rằng
cá Dìa có thể không chịu được độ mặn thấp và nhiệt độ cao. Tuy nhiên,
12


Carumbana và Luchavez (1979) lại quan sát thấy cá con S. guttatus (37- 43 mm
SL) có thể chịu được khi ở các điều kiện này. Tỷ lệ chết của loài S. guttatus là
28% sau 2 ngày. Nồng độ tối ưu cho sự phát triển và sống còn của các loài là
10‰. Cá Dìa có thể chấp nhận nồng độ oxy thấp. Cá con có thể chịu được sự thay
đổi nhiệt độ giữa 23 và 26 0C( từ 23-26°C). Theo Gundermann (1983) thì các loài
cá có thể chịu được pH ở phạm vi rộng và cũng có thể chịu được khi có yếu tố xử
lý mạnh.
2.1.2. Hình thái cấu tạo

Hình 1. Cá Dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787)
Cá Dìa có 13 tia vây lưng cứng, 10 tia vây lưng mềm, 7 tia cứng vây hậu
môn, 9 tia mềm vây hậu môn và 13 đốt sống. Lưng có màu sẫm, bụng có màu
bạc, có một điểm sáng màu vàng liền kề với vài tia cuối cùng của vây lưng. Góc
Preopercular 91° -102°; vảy mạnh đủ trang trải các má; đường giữa ngực thu
nhỏ. Lỗ mũi trước thấp, hơi mở rộng ra phía sau. Gai mập mạp, cay, có nọc độc.
Chiều dài tối đa: 42,0 cm ; chiều dài phổ biển: 25,0 cm.
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng
Giai đoạn ấu trùng: Ống tiêu hoá của S.guttatus được nghiên cứu về phôi
học và mô học. Bắt đầu như một ống thẳng, sau đó xoắn lại 8 - 9 giờ sau khi nở
cùng với việc hấp thụ noãn hoàng. Gan bắt đầu phát triển vào ngày thứ nhất như
một tấm mầm tế bào lỏng lẻo. Nó to lên và kích cỡ noãn hoàng trở nên nhỏ đi,
khác biệt đến ngày thứ năm. Noãn hoàng được hấp thụ lại sớm hơn các hạt dầu
nhỏ ở ngày thứ hai và thứ ba; điều đó nói lên rằng chất noãn hoàng được sử
dụng cho tổng hợp các cơ quan còn các hạt dầu nhỏ tích luỹ năng lượng. Ấu

13


trùng S. guttatus sinh trưởng rất nhanh trong 24 giờ. Mồm loài này mở ra tại 36
giờ sau khi nở, học cách ăn lúc 60 giờ sau khi nở và noãn hoàng tái hấp thu tại
72 giờ sau khi nở (Baraginao,1986). Ấu trùng của S. guttatus tiêu thụ noãn
hoàng của chúng và bắt đầu dinh dưỡng vào ngày thứ hai. Tuy nhiên, tỷ lệ chết
xảy ra rất cao ở những ngày đầu, đặc biệt rất cao ở ngày thứ 3 và 4, do thiếu loại
thức ăn phù hợp. Cho ăn bằng Brachionus (cỡ nhỏ hơn 90 µm) cỡ 10 - 20 cá
thể/ml tăng tỷ lệ sống sót trong giai đoạn ấu trùng. Chlorella, Tetraselmis và
Isochrysis là những nguồn thức ăn của ấu trùng nhưng chúng không được sử
dụng quá ngày thứ 4. Ấu trùng nauplius của giáp xác chân chèo (copepoda) nhỏ
hơn Brachionus và vì vậy thích hợp hơn cho giai đoạn dinh dưỡng đầu tiên của
ấu trùng cá Dìa. Trong các trại giống, ấu trùng cá Dìa dinh dưỡng bằng ấu trùng
nauplius của Brachionus, Artemia và thức ăn nhân tạo.
Ấu trùng mới nở thường trôi nổi rất yếu và có chiều dài toàn thân khoảng
1,5-2,6mm. Ruột của chúng thẳng, mắt chưa có sắc tố và miệng chưa hình thành,
ở loài S.guttatus túi noãn hoàng có kích thước 0,70 x 0,24mm và có 2 giọt dầu.
Ấu trùng của loài S. guttatus bộc lộ tính ưa ánh sáng và dòng chảy lần lượt thể
hiện khi cá đạt chiều dài toàn thân là 2,6mm và 2,7 mm; tính ưa ánh sáng biến
mất ở cỡ 9,2 mm. Ấu trùng ổn định ở bể đáy ương cỡ 19,6 mm.
Nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng Siganids cho đến nay vẫn còn chưa biết
rõ. Ấu trùng của S.guttatus ở 2,6 mm chiều dài toàn thân (TL) ban đầu dinh
dưỡng bằng luân trùng và ở chiều dài toàn thân 4,4 mm (ngày 12) dinh dưỡng
bằng tôm biển. Ấu trùng của loài S.guttatus từ ngày thứ 9 (3,7 mm TL), ngày 15
(5,8 mm TL) và ngày 21 (7,9 mm TL). Đối với mọi nhóm tuổi, tỷ lệ ấu trùng có
thức ăn trong dạ dày giảm xuống vào ban đêm và xuống tới 0 vào lúc 22h, ấu
trùng thường ăn mạnh vào sáng sớm. Sự chán ăn thường xảy ra vào khoảng 8 10 giờ sáng.
Giai đoạn cá con: Ở giai đoạn ấu trùng, cá Dìa ăn động vật phù du, sang
giai đoạn con non và con trưởng thành lại dinh dưỡng hoàn toàn bằng cỏ

(Suyehiro, 1942). Chúng ăn bằng cách rỉa thực vật dưới biển, thường cúi đầu
gặm cỏ, đầu hướng xuống dưới cả ngày lẫn đêm (Gunderman, 1983). Phân tích
dạ dày cho thấy những cá bị nhốt thích tảo trong khi cá ngoài tự nhiên thì không
thích (Merta, 1982). Loài S.guttatus rất thích Eteromorpha. sp trong phòng thí
nghiệm nhưng ngoài tự nhiên thì ngược lại (Westernhagen,1974). Siganus
guttatus và một số loài cá Dìa khác khi được nuôi chấp nhận nhiều loại thức ăn
(Carumbana và Luchavez, 1979). Con non và con trưởng thành ngoài tự nhiên
14


ăn bất cứ loài tảo nào mà chúng có thể kiếm được và tiêu hoá. Chúng ăn rất tích
cực vào buổi sáng và ít hơn về ban đêm (Zseleczky,1979; Hasse, 1977). Để có
những hiểu biết tốt hơn về tính ăn của cá Dìa, các nghiên cứu về dinh dưỡng và
enzym đã được tiến hành, Parazo (1989) đã chỉ ra tỷ số tăng trưởng cụ thể của
cá Dìa non (S.guttatus) tăng lên theo từng mức protein và năng lượng. Fao cũng
thừa nhận rằng cá Dìa có khả năng sử dụng khẩu phần là mỡ và cacbonat trong
một chừng mực nào đó để sử dụng protein cho tăng trưởng.
Giai đoạn cá trưởng thành: Loài Siganus guttatus dinh dưỡng bằng thức
ăn dạng viên thương phẩm (20% protein) với khối lượng 2% trọng lượng của cơ
thể được giữ thường xuyên trong các bể. Cá đẻ trứng hàng tháng nếu được dinh
dưỡng bằng thức ăn có hàm lượng protein cao, nhưng vẫn có sự suy giảm trong
tỷ lệ thụ tinh, nở và chất lượng ấu trùng với tuổi cá bố mẹ. Soletchnick (1984)
đã gợi ý rằng cá bố mẹ cần được duy trì ở một khẩu phần ăn ít năng lượng và
protein có hàm lượng cao. Đối với mục đích đẻ trứng, cá nên được cho ăn thức
ăn giàu năng lượng và protein. Một cá mẹ có thể đẻ 4 tháng liên tục khi được
dinh dưỡng bằng khẩu phần ăn có cho thêm 10% pollack hoặc dầu từ gan cá
tuyết to đầu. Thức ăn chứa nhiều dầu từ gan cá tuyết to đầu hoặc kết hợp thêm
đậu tương hoặc lecithin làm cho cá đẻ liền trong 13 tháng. Cá bố mẹ của loài S.
guttatus dinh dưỡng với khẩu phần ăn có chứa 18% mỡ từ các nguồn này sẽ
giúp cho cá có thể đẻ nhiều hơn và tỷ lệ sống sót của ấu trùng cao hơn những cá

dinh dưỡng bằng khẩu phần thức ăn chỉ có 12 - 15% mỡ. Ấu trùng từ những
nguồn cá bố mẹ này thường to hơn. Không có tác động đáng kể nào tới sự thụ
tinh, dung lượng của noãn hoàng và tỷ lệ nở theo 3 mức dinh dưỡng.
Rất nhiều nghiên cứu về sự phát triển cá Dìa đã cho các kết quả mâu
thuẫn có thể là do sự khác nhau về hệ thống nuôi và chế độ cho ăn. Cá S.
guttatus trong lồng chậm ở giai đoạn cá con nhưng rất nhanh ở giai đoạn
tiền trưởng thành. Theo Miranda (1984), tỷ lệ thả giống thích hợp ở ao là
50 con/m 2. Khi cho ăn cám gạo cá phát triển nhanh hơn nhưng tỷ lệ sống
thấp. Lumot (tảo lục dạng sợi) làm thức ăn tốt hơn lap-lap của tảo lục- lam,
tảo silic và các vi khuẩn khác.
2.1.4. Đặc điểm sinh sản
Cá Dìa có chu kỳ sinh sản hàng năm, trong thời gian nhất định vào mùa
xuân và đầu mùa hè (Lam,1974). Lam (1974) báo cáo rằng juvenile của
Siganuscanaliculatus xuất hiện vào cuối mùa xuân, thành thục sinh dục vào mùa
đông sau, và đẻ trứng vào mùa xuân. Hasse và ctv (1977) lưu ý rằng cá có thể đẻ
15


trứng nhiều lần trong một năm nhất định, và có thể đạt ít nhất hai năm tuổi thọ.
Sinh sản tự nhiên của các loài thuộc Siganidae đã được quan sát ở S.argenteus
(Tobias, 1976; Luchavez và Carumbana,1982), S. Canaliculatus (McVey, l972),
S. Chrysosphilos (Tridjoko và ctv.,1985); S. Guttatus (Soletchnik, 1984; Juario
và ctv.,1985; Hara và ctv.,1986), S. Rivulatus (Popper và ctv.,1973), S. Virgatus
(Tridjoko và ctv.,1985) và S. Vermiculatus (Popper và Gtmdermann,1976).
McVey (1972) phát biểu rằng mức độ thủy triều là yếu tố quan trọng nhất trong
sinh sản của S.canaliculatus; điều này cũng giống với khẳng định của Manacop
(1937) rằng loài này đẻ khi thủy triều rút. Lavina và Alcala (1974) ghi nhận là
việc sinh sản xảy ra trong ở tầng gần mặt của những vùng nước mở.
Sinh sản tự nhiên tuân theo chu kỳ trăng, ví dụ S.guttatus, sinh sản vào khoảng 2-3
ngày sau 7 ngày đầu tiên của chu kỳ trăng trong suốt cả năm (Hara và ctv.,

1986). Những quả trứng được phóng thích khi sinh sản tự nhiên ở loài S.guttatus
chiếm khoảng 12% số lượng tế bào trứng trong buồng trứng và mất 5-10% trọng
lượng cơ thể của con cái mỗi tháng (Soletchnik, 1984). Theo kết quả nghiên cứu
về mô (Juario và cộng sự, 1985), cá đực S. guttatus sinh ra từ trại giống, thành
thục ở 10 tháng tuổi đạt chiều dài toàn thân 19 cm, con cái thành thục 12 tháng
tuổi chiều dài 21,5 cm.
Soletchenik (1984) quan sát thấy sự thành thục đầu tiên của con S. guttatus cái nuôi
nhốt ở cỡ 200g (34cm) và con cái sinh ra từ trại giống ở cỡ 260g (20-22cm).
Chất lượng và số lượng cho ăn là yếu tố quan trọng đối với sự thành thục của
loài. Hầu hết con cái ăn thức ăn công nghiệp chứa 43% protein đều đặn một
tháng một lần trong suốt thời gian sinh sản 11 tháng, cá dìa càng lớn cho lượng
trứng càng nhiều (Soletchenik, 1984).
Cá 400g có chỉ số so sánh dinh dưỡng sinh sản (GSI) là 13,8 đẻ 0,8 triệu trứng. Cá
520g có 12,6 GSI cho 1,2 triệu trứng (Soletchenik, 1984). Hara (1987) dựa trên
cơ sở sự theo dõi hàng tuần GSI và cỡ trứng của cá ở thủy vực Cebu- Bohol
(Philippin) trong 12 tháng cho thấy khi GIS lớn hơn 7,0 cá có thể đẻ được. Theo
Soletchenik (1984) trứng cá Dìa (S.guttatus) xuất ra trong 1 đợt sinh sản tự
nhiên chiếm khoảng 12% số lượng noãn bào và làm mất khoảng 5-10% trọng
lượng con cái mỗi tháng.
Tại bang nuôi trồng thủy sản thuộc SEAFDC, người ta đã tiến hành cho loài cá
dìa(Siganus gutatus) sinh sản nhân tạo và đã thành công. Cá cái sinh sản hàng
tháng trong bể bằng vải bọt đường kính 6cm cá cái được kích thích đẻ tự nhiên
bằng các loại hoocmon HCG, Citrat clomiphine. Để đáp ứng về tinh của cá Dìa
đực trưởng thành người ta đã tiêm cho cá đực loài S. guttatus hoocmon LHRH
16

a


6

cùng với spermatocit (68%) và một số tinh trùng là 14.1*10 tinh trùng 1ml tinh
dịch: việc sản xuất tinh dịch được duy trì suốt 3 tuần liên tiếp bằng các cách
tiêm thường xuyên 200ml LHRH . Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tổng số trứng đẻ
a
bằng tổng số ấu trùng sinh ra cũng giống như trong sinh sản tự nhiên. Các nhà
nghiên cứu còn cho rằng, sự thay đổi môi trường (có thể giảm mực nước, gây
phản ứng stress cũng có tác dụng làm tăng sự sinh sản hằng tháng nhưng để đảm
bảo 100% cá đẻ vẫn còn có thêm kích dục tố ngoại sinh. Trứng nở tự nhiên
thường được độ mặn từ 3-7‰ với tỷ lệ nở là 90%. Trứng đẻ do kích thích chịu
,
được độ mặn tới 68‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mặn thích hợp là từ 2032‰ để ấp trứng và ương ấu trùng, tỷ lệ sống củng được cải thiện khi ương ở
°
nhiệt độ từ 22-26 C.
Sự biến thái của ấu trùng gần như thay đổi nhanh chóng và rõ ràng về hình dạng bên
ngoài. Ấu trùng loại S. guttatus khi nở dài 1.42mm, nhưng chúng phát triển cực
nhanh trong 16 giờ đầu mặc dù khối lượng cơ thể giảm đi trong giờ đầu tiên, cỡ
miệng chỉ đạt 0.08 mm, khoảng 1.5 giờ sau thì chúng ăn lần đầu tiên. Thức ăn
chúng ưa thích là luân trùng nhỏ (80-120 µm). Juario và cộng sự (1985) đã tiến
hành cho loài cá Siganus guttatus ăn tảo, luân trùng, artemia, thức ăn nhân tạo
trong quá trình ương cá bột và đã đạt được những thành công. Sau khi nở 45
ngày, ấu trùng chuyển thành cá bột với độ dài khoảng 10mm. Cá Dìa (S.
guttatus) đã được nuôi ở các môi trường khác nhau với các kích cỡ khác nhau,
sau đây là tốc độ phát triển trung bình của cá Dìa (S. guttatus) ở những môi
trường nuôi khác nhau.
Một số loài cá Dìa đã được nuôi từ lâu đời ở Philippin dưới các hình thức nuôi đơn,
ghép với cá Măng và phần lớn là nuôi trong ao. Ao nuôi cá Dìa có thể lấy nước
lợ trực tiếp từ sông, nếu phải phụ thuộc vào nguồn nước từ các ao bên cạnh
thường thất bại vì chất lượng nước không đảm bảo. Ao ương chiếm khoảng 1/5
tổng diện tích, cá đựợc nuôi trong ao ương khoảng 1 tháng với tỷ lệ thả giống là
200.000-300.000 con/ha. Ao chuyển tiếp chiếm khoảng 1/4 hoặc 1/3 diện tích,

được đặt gần ao ương hoặc ao nuôi vỗ, cá được nuôi ở đây khoảng 1 tháng với
mật độ thả giống là 60.000-100.000 con/ha. Cá nuôi vào khoảng 3-4 tháng với
mật độ thả giống là 1.500-2.000 con/ha phụ thuộc vào thức ăn trong ao và cỡ cá
giống.
Ở Indonesia, cá Dìa là loài cá có giá trị và sinh sống ở nhiều đầm phá. Yếu tố liên
quan tới sự phát triển nghề nuôi cá Dìa ở nước này trong tương lai bao gồm mối
quan hệ về lợi ích kinh tế và nhu cầu thị hiếu (Woodland, 1979; Duray, 1990).
17


Tuy cá Dìa đã được nuôi phổ biến ở một số nước nhưng vẫn còn nhiều vấn đề
phải nghiên cứu tiếp. Có 6 vấn đề cần được xác định là: Cần điều tra về loài để
xác định loài nuôi phù hợp và các yếu tố thị trường; Cần nghiên cứu kỹ về thức
ăn có sử dụng các nguyên liệu giá rẻ và sẵn có ở địa phương, nhu cầu thức ăn
của cá bố mẹ và ấu trùng; Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trong các điều kiện khác
nhau như nuôi ao, lồng bè …; Hiện sinh sản nhân tạo không còn là trở ngại
nhưng phải nghiên cứu sản xuất giống có quy mô lớn đối với các loài khác nhau
nhất là ở Việt Nam việc sản xuất giống đại trà vẫn chưa được tiến hành, người
dân chủ yếu là vớt giống ngoài tự nhiên để ương nuôi; Cần hoàn thiện thêm để
đưa ra các tiêu chuẩn về các phương pháp thu hoạch, vận chuyển. Nghiên cứu
tiếp về các loại bệnh và cách phòng trị. Và điều cuối cùng là cũng cần tìm hiểu
các vấn đề về kinh tế xã hội của các trại nuôi cá Dìa và nghề nuôi cá Dìa nói
chung.
Hara và ctv. (1986) tiến hành quan sát các hành vi sinh sản của S.guttatus. Trước khi
sinh sản thực sự, con đực và con cái bơi kèm sát nhau. Chúng bơi từ từ gần mặt
nước, con đực thường theo sau con cái. Khi đẻ trứng, con đực tiếp cận con cái,
chạm vào vùng hậu môn của con cái, sau đó tách ra khỏi con cái. Sau thời gian
kích thích của con đực, con cái đẻ một lượng nhỏ trứng và con đực phóng tinh
dịch. Chúng sẽ trở lại tĩnh lặng trong một thời gian, sau đó trứng và tinh dịch
được phóng ra nhiều hơn. Sinh sản này tương tự như của S.Vermiculatus

(Gundermann và ctv., 1983; Popper và Gundermann,1975), S.Canaliculatus
trong tự nhiên (Manacop, 1937), và S.rivulatus, S. luridus trong điều kiện nuôi
nhốt (Popper và Gundermann, 1975).
Trứng của cá Dìa khi chín có dạng cầu, nhỏ, bám dính mạnh, có nhiều giọt dầu hình
cầu, chìm trong nước (Lam, 1974; Leis và Rennis, 1983) trừ trứng của loài S.
argenteus là dạng trứng trôi nổi tự do và không bám dính (Burgan và Zseleczky,
1979; Luchavez và Carumbana, 1982). Manacop (1937) cho rằng sự cấu tạo lưới
ở màng trứng của loài S. canaliculatus là nguyên nhân gây ra sự bám dính của
trứng. Cấu tạo lưới này không thấy rõ ở trứng của S. guttatus (Hara và ctv.,
1986). Trứng phát triển nhanh chóng và nở trong 25 đến 32 giờ ở 27-29°C (May
và ctv., 1974; Popper và ctv,1973; Von Westernhagen và Rosenthal, 1975). Ấu
trùng mới nở có kích thước từ 0,76mm ở S.canaliculatus (Thresher, 1984) đến
2,60mm ở S.fuscescens (Fujita vàUeno,1954). Ấu trùng cá Dìa là sinh vật phù
du và dinh dưỡng bằng noãn hoàng của chúng trong vòng hai hoặc ba ngày
(Poppervà ctv., 1973). Thời gian trung bình của giai đoạn phù du khoảng 25
ngày (23ngày đối với S.canaliculatus (May và ctv.,1974); 29ngày đối với
S.leneatus (Bryan và Madraisau,1977). Hầu hết các loài cá Dìa có thể đẻ trứng
18


trong điều kiện nuôi nhốt nhiều tháng trong năm. Khả năng đẻ trứng liên tục
quanh năm của S.guttatus ở điều kiện bị giam cầm đã được báo cáo bởi Hara và
ctv(1986). Phát hiện này cho rằng xử lý nội tiết tố (Bryan và ctv, 1975) có thể
không cần thiết nếu cho sinh sản vào đúng những ngày tháng âm lịch. Bên cạnh
đó, dinh dưỡng của cá mẹ là một yếu tố thành công tự nhiên (Lam, 1974; Hara
và ctv, 1986).
Người ta đã quan sát hiện tượng sinh sản tự nhiên diễn ra trong điều kiện nuôi nhốt
ở loài S. guttatus (Soletchnik, 1984; Juario và cộng sự,1985; Hara và cộng
sự,1986). Việc sinh sản tự nhiên diễn ra theo chu kỳ trăng, loài S. guttatus sinh
ra vào khoảng 2-3 ngày sau 7 ngày đầu tiên của chu kỳ trăng trong suốt cả năm

(Hara và cộng sự, 1986). Cá Dìa cũng được kích thích đẻ tự nhiên bằng
hoocmôn. Đối với cá Dìa (S. guttatus) tiêm HCG với liều 2IU/g tỷ lệ cá đẻ là
25% sau 4 lần tiêm (Palma,1978), với Clomiphinecitrate 2IU/g đẻ sau 2 lần
tiêm, kết quả phụ thuộc vào đường kính noãn bào (Juario và cộng sự, 1985); Với
HCG 2IU/g đẻ 100% (Ayson 1990,1989); với LRH-a 6,7mg/viên/250g cá, cá đẻ
8-9 ngày sau khi cấy hoocmôn dạng viên (Havey và cộng sự, 1985). Trứng xuất
ra trong một đợt sinh sản tự nhiên của loài S. guttatus (Soletchnik, 1984) chiếm
khoảng 12% số lượng noãn bào và làm mất 5-10% trọng lượng con cái mỗi
tháng.
Về tập tính sinh sản ở loài S.guttus, Hara và cộng sự (1986) quan sát thấy con đực
đuổi theo và thúc vào bụng con cái. Con đực tiếp tục bơi gần con cái, thỉnh
thoảng lại thúc lần lượt vào nắp mang, vùng hậu môn và cuống đuôi. Con cái
sau đó đẻ trứng và con đực xuất tinh, cả hai con bơi rất năng động quanh bể. Tất
cả những lần quan sát được đều xãy ra vào khoảng giữa những ngày trăng non
và trăng rằm. Các kết quả của một nghiên cứu trong một năm về chu kỳ sinh sản
của cá Dìa (S. guttatus) ở các vùng nước ở Cebu-Bohol (Philipin) trùng với quan
sát trước đây là cá nuôi nhốt sinh sản trong tuần đầu tiên của chu kỳ trăng (Hara
và cộng sự,1986). Hầu hết cá Dìa trong tự nhiên có một mùa đẻ nhất định, cá
Dìa nuôi nhốt sinh sản suốt năm. Theo Soletchnik (1984); Hara và cộng sự
(1986 ) cá S. guttatus ở Philipin đẻ quanh năm.
Sự phát triển của phôi phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và đường kính trứng. Trứng cá
S. guttatus đã thụ tinh có đường kính 0,46mm mất khoảng 28 - 31 giờ để nở ở
nhiệt độ 25 - 27oC (Palma, 1978), đường kính 0,55mm nở sau 20 - 26 giờ ở nhiệt
độ 26 - 30oC (Juario và cộng sự, 1985), còn đường kính 0,54 - 0,60mm mất 18 20 giờ ở nhiệt độ 26 - 28oC (Hara và cộng sự, 1986).
Ấu trùng mới nở thường trôi nổi rất yếu và có chiều dài toàn thân khoảng 1,52,6mm. Ruột của chúng thẳng, mắt chưa có sắc tố và miệng chưa hình
19


thành, ở loài S.guttatus túi noãn hoàng có kích thước 0,70 x 0,24mm và có
2 giọt dầu (Hara và cộng sự, 1986). Ấu trùng của loài S. guttatus bộc lộ tính

ưa ánh sáng và dòng chảy lần lượt thể hiện khi cá đạt chiều dài toàn thân là
2,6mm và 2,7 mm; tính ưa ánh sáng biến mất ở cỡ 9,2mm. Ấu trùng ổn định ở
bể đáy ương ở cỡ 19,6mm (Hara,1987).
Ở lần mở miệng đầu tiên, cỡ miệng của S.guttatus chỉ là 0,08mm ở 30,5 giờ sau khi
nở. Lần ăn đầu tiên xuất hiện vào 1,5 giờ sau khi mở miệng và thức ăn ưa thích
là luân trùng nhỏ (80 -120µm).
2.2. Tình hình nghiên cứu cá dìa ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu họ cá dìa tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của các nhà ngư loại học, họ cá Dìa (Siganidae) ở Việt Nam có 15
loài (danh mục cá biển Việt Nam, 1996). Vùng đầm phá Thừa Thiên Huế chỉ có
4 loài; S. guttatus, S. oramin, S.sp, S. fusceceus (Nguyễn Văn Tiến, 2000, Võ
Văn Phú, Lê Văn Miên, 2001). Trong đó, cá Dìa ( S. guttatus) là loài cá nước lợ
điển hình, có giá trị kinh tế nhất, loài này thường gặp ở vùng nước nông ven bờ.
Ở vùng đầm phá, chúng phân bố rộng từ cửa biển nơi có nồng độ muối khá cao
(>20‰) đến vùng cửa sông, nơi có nồng độ muối thấp (1-2‰), (Võ Văn Phú,
2001). Nhờ sự thích nghi rộng muối và rộng nhiệt, cá Dìa xuất hiện quanh năm
và có thể nuôi trên toàn bộ đầm phá.
Các nghiên cứu về thành phần thức ăn tự nhiên của cá dìa, đã xác định được 34 loài.
Trong đó tảo Silic chiếm ưu thế 20 loài. Về khối lượng các loài thực vật chiếm
ưu thế, ngoài ra còn có một ít động vật có xương sống. Phổ thức ăn của cá phù
hợp với thức ăn có trong môi trường (Võ Văn Phú, 2001). Dựa vào đặc điểm
này có thể thấy cá là đối tượng nuôi thả tốt. Các nghiên cứu gần đây về nguồn
lợi cá Dìa cho biết sản lượng cá Dìa trong thời gian qua suy giảm rõ rệt. Nguyên
nhân là do người dân sử dụng nhiều loại ngư cụ khác nhau: lưới vây, chuôm, te
máy, xiết điện …để khai thác quanh năm. Đặc biệt nghề đáy dùng đụt đáy có
mắt lưới quá nhỏ nên hầu hết cá Dìa giống trôi từ biển vào đều bị chết, làm cho
nguồn lợi cá Dìa trong đầm phá gần như cạn kiệt. Việc sản xuất thức ăn và kỹ
thuật cho ăn là một trong những khâu quan trọng trong sản xuất giống. Ngày
nay, với nhiều kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất thức ăn nhân tạo cho ấu trùng,
những loại thức ăn tươi sống như: tảo, luân trùng, giáp xác và Artemia vẫn được

xem là nguồn thức ăn quan trọng và có tiềm năng lớn trong sản xuất giống.
Nhiều loại tảo đã được nghiên cứu nuôi trong phòng thí nghiệm và nuôi sinh
khối như: Thalasiossirapseudomonas,Skeletonema, Chaetoceroscalcitrans,
Chaetocerosmulleri, Nannochloropsis ocula, Chlorella minutissma, Isochrisis
20


galbana, Pavlova viridi, Phaeodactylum triconutum, Tetraseomis, luân trùng
(Brachionusplicatilis), ấu trùng 2 mảnh vỏ, ấu trùng tôm, cá theo nhiều phương
pháp khác nhau.
Theo Lê Đức Ngoan và CTV., 2003 có kết quả nghiên cứu khoa học cấp bộ đã xác
định thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Dìa là 37 chi thuộc 8 ngành
động vật và thực vật. Ở Thừa Thiên Huế, cá Dìa là loài cá nước lợ đặc sản nổi
tiếng, có nhiều ở đầm Cầu Hai. Giá cá Dìa tại các nhà hàng hiện nay là từ
130.000-150.000đ/kg, Nguyễn Văn Huy và Nguyễn Văn Huệ, 2007.
Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thủy sản năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ
kế hoạch năm 2006 của Sở thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh đã phát triển đa
dạng hóa đối tượng, trong lúc tình hình nuôi tôm gặp khó khăn, năm 2006 nhiều
địa phương đã mạnh dạn chuyển sang nuôi các đối tượng khác, nghề nuôi cá
Dìa, cá Hồng , cá Mú …bằng lồng phát triển mạnh ở vùng gần cửa biển Tư
Hiền, Hải Dương, Lộc Bình,…Tổng số lồng nuôi là 246 cái, sản lượng thu
hoạch là 53 tấn. Quảng Điền đã thử nghiệm nuôi xen ghép trong ao nuôi tôm các
đối tượng mới như cá Dìa,…có kết quả và mở ra triển vọng phát triển mô hình
này đối với các loại ao chìm trên đầm phá hiện nuôi tôm không hiệu quả. Năm
2005, trung tâm khuyến ngư đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá Dìa, mở
ra hướng mới cho sản xuất cung cấp giống cá Dìa cho nuôi trồng thủy sản năm
2006 đồng thời đưa ra những mô hình mới có kết quả tốt như nuôi tôm Sú kết
hợp cá Dìa và trồng rong câu. Toàn tỉnh sẽ chuyển đổi đối tượng nuôi thủy sản
từ 15-20 ha ao nuôi vùng hạ triều bị ô nhiễm không nuôi tôm được sang nuôi cá
Dìa, rong câu và tôm.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu cá Dìa chưa được công bố nhiều trên các tài liệu cũng
như các phương tiện thông tin mà chỉ là những báo cáo khoa học nhỏ, lẻ, chưa
có hệ thống. Người dân đa phần nuôi cá theo kinh nghiệm chứ chưa có kỉ thuật
nuôi hoàn thiện. Do vậy cần nhiều hơn sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu của các
nhà khoa học Việt Nam. Một số thành công bước đầu nghiên cứu về cá Dìa ở
nước ta:Theo nghiên cứu của các nhà ngư loại học, họ cá Dìa ở Việt Nam có 15
loài (Danh mục cá biển Việt Nam, 1996). Ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế có 4
loài (Võ Văn Phú, 2001) . Trong đó cá Dìa S. Guttatus là loài cá nước lợ điển
hình có giá trị kinh tế nhất, thường gặp ở vùng nước nông ven bờ. Vùng đầm
phá chúng phân bố rộng từ vùng cửa biển có nồng độ muối cao đến vùng cửa
sông nơi nồng độ muối chỉ đạt 1 – 2ppt. Nhờ sự thích nghi rộng muối và rộng
nhiệt cá Dìa xuất hiện quanh năm và có thể nuôi trên toàn bộ đầm phá. Theo Lê
Thị Nam Thuân (1996) cá Dìa trong điều kiện tự nhiên, chín muồi sinh dục và
đẻ vào tháng 4. Chúng có thể đẻ trứng kéo dài và kết thúc vào tháng 8. Một số
21


nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá Dìa như: Dự án sản xuất giống cá Dìa do
Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện (2003 – 2005) dưới sự
hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu ngề cá Đông Nam
Á. Nghiên cứu của Lê Văn Dân (2006) về sự phát tiển tuyến sinh dục cá Dìa, một
số chỉ tiêu sinh học sinh sản và nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Dìa ở Thừa Thiên
Huế. Tuy đã có những nghiên cứu về sản xuất giống cá Dìa ở Việt Nam, nhưng đến
nay vẫn chưa sản xuất được con giống để cung cấp cho người nuôi.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu cá dìa tại Thừa Thiên Huế
Cá Dìa là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá Dìa từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau (Lê Văn
Dân và cộng sự, 2006). Cá Dìa có kích thước 1,5 - 5 cm xuất hiện ở đầm phá
Thừa Thiên Huế từ tháng 3 đến tháng 9, tập trung vào các tháng 3, 4, 5 tại khu
vực Tam Giang, Đầm Sam và cửa Tư Hiền.

Năm 1980, Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú nghiên cứu về đặc tính sinh học
của cá Dìa - Siganus guttatus ở đầm phá nam tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1991,
Võ Văn Phú dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế ở vùng đầm
phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1995, Võ Văn Phú nghiên cứu khu hệ cá và đặc
điểm sinh học 10 loài cá đầm phá Thừa Thiên Huế . Năm 1998, Võ Văn Phú
nghiên cứu dẫn liệu bước đầu về đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá Dìa
(Siganus guttatus) ở đầm phá Thừa Thiên Huế. Năm 2006, Lê Đức Ngoan
nghiên cứu phát triển nuôi cá Dìa (Siganus guttatus) và tôm he Rằn (Peanus
semisulcatus) ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lê Đức Ngoan, Lê Văn Dân, 2006 “Nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục
của cá Dìa (Siganus guttatus, Bloch, 1787) ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế, đã
nghiên cứu được chu kỳ phát dục của noãn sào cá Dìa không rõ ràng, chỉ bắt gặp
cá thành thục vào tháng 3 và tháng 5, tỷ lệ thành thục thấp (8,3%). Trong năm,
thời gian thành thục của cá Dìa đực từ tháng 3 đến tháng 7 năm sau, tỷ lệ thành
thục cao vào tháng 3 (72,7%) và tháng 6 (61,5%). Cá Dìa là loài cá đơn tính,
trong cấu trúc tế bào học tuyến sinh dục có nhiều tế bào sinh dục phát triển qua
các thời kỳ khác nhau, tế bào trứng chín có kích thước khác nhau chứng tỏ cá đẻ
nhiều đợt, nhiều lần trong năm và thời gian đẻ kéo dài. Không tìm thấy tuyến sinh
dục của cá Dìa ở giai đoạn V và VI, chứng tỏ cá không sinh sản ở vùng đầm phá
Thừa Thiên Huế. Lê Văn Dân, Lê Đức Ngoan, 2006, Một số tiêu chí sinh sản của
cá Dìa (Siganus guttatus, Bloch, 1787) ở đầm phá Thừa Thiên Huế. Lê Văn Dân,
Lê Đức Ngoan, 2006, Kết quả bước đầu về sinh sản nhân tạo cá Dìa (Siganus
guttatus, Bloch, 1787).
22


“Nuôi cá Dìa giống sinh sản nhân tạo (Siganus guttatus, Bloch, 1787) kết
hợp với Rong Câu chỉ vàng (Gracilaria Verrucosa) và tôm sú (Penaeus
monodon)” tại xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do Lê
Thị Bích Thủy nghiên cứu năm 2007. Năm 2007, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Châu

Thị Tuyết Hạnh nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp và rong biển
(Gracillaria sp) đến sinh trưởng và phát triển của cá Dìa (Siganus guttatus) nuôi
thương phẩm. Năm 2008, Nguyễn Văn Huy “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh
dưỡng và khả năng tiêu hóa của cá Dìa (Siganus guttatus) đối với một số loại thức
ăn khác nhau ở đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đặc điểm sinh
thái dinh dưỡng của cá Dìa: Vùng phân bố đặc điểm môi trường, thành phần thức
ăn tự nhiên, tập tính ăn.
Nguyễn Hữu Khánh, Hồ Thị Bích Ngân, Đặng Đình Dũng, Ngô Nguyên Đáng đã
công bố kết quả thử nghiệm nuôi cá Dìa (Siganus guttatus), cá Kình (Siganus
oramin) kết hợp với cá Nâu (Scatophanus argus) và cá Đối (Mugil cephslus) ở
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên Huế.
Năm 2012, Nguyễn Tý với đề tài nghiên cứu một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên
cá Dìa (Siganus guttatus) giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở đầm phá Tam
Giang, Thừa Thiên Huế. Phạm Thị Hải Yến xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh
dưỡng và axit amin của một số loại thức ăn cá Dìa (Siganus guttatus).
2.2.3. Sự sinh sản nhân tạo cá dìa
Người ta đã quan sát hiện tượng sinh sản tự nhiên diễn ra trong điều kiện
nuôi nhốt ở loài S. guttatus (Soletchnik, 1984; Juario và cộng sự,1985; Hara và
cộng sự,1986). Việc sinh sản tự nhiên diễn ra theo chu kỳ trăng, loài S. guttatus
sinh ra vào khoảng 2-3 ngày sau 7 ngày đầu tiên của chu kỳ trăng trong suốt cả
năm (Hara và cộng sự, 1986). Cá Dìa cũng được kích thích đẻ tự nhiên bằng
hoocmôn. Đối với cá Dìa (S. guttatus) tiêm HCG với liều 2IU/g tỷ lệ cá đẻ là
25% sau 4 lần tiêm (Palma,1978), với Clomiphinecitrate 2IU/g đẻ sau 2 lần
tiêm, kết quả phụ thuộc vào đường kính noãn bào (Juario và cộng sự, 1985); Với
HCG 2IU/g đẻ 100% (Ayson 1990,1989); với LRH-a 6,7mg/viên/250g cá cá đẻ
8-9 ngày sau khi cấy hoocmone dạng viên (Havey và cộng sự, 1985). Trứng xuất
ra trong một đợt sinh sản tự nhiên của loài S. guttatus (Soletchnik, 1984) chiếm
khoảng 12% số lượng noãn bào và làm mất 5-10% trọng lượng con cái mỗi
tháng.
Về tập tính sinh sản ở loài S.guttus, Hara và cộng sự (1986) quan sát thấy

con đực đuổi theo và thúc vào bụng con cái. Con đực tiếp tục bơi gần con cái,
thỉnh thoảng lại thúc lần lượt vào nắp mang, vùng hậu môn và cuống đuôi. Con
23


cái sau đó đẻ trứng và con đực xuất tinh, cả hai con bơi rất năng động quanh bể.
Tất cả những lần quan sát được đều xãy ra vào khoảng giữa những ngày trăng
non và trăng rằm. Các kết quả của một nghiên cứu trong một năm về chu kỳ sinh
sản của cá Dìa (S. guttatus) ở các vùng nước ở Cebu-Bohol (Philipin) trùng với
quan sát trước đây là cá nuôi nhốt sinh sản trong tuần đầu tiên của chu kỳ trăng
(Hara và cộng sự,1986). Hầu hết cá Dìa trong tự nhiên có một mùa đẻ nhất định,
cá Dìa nuôi nhốt sinh sản suốt năm. Theo Soletchnik (1984); Hara và cộng sự
(1986 ) cá S. guttatus ở Philipin đẻ quanh năm.
Sự phát triển của phôi phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và đường kính trứng. Trứng cá
S. guttatus đã thụ tinh có đường kính 0,46mm mất khoảng 28 - 31 giờ để nở ở
nhiệt độ 25 - 27oC (Palma, 1978), đường kính 0,55mm nở sau 20 - 26 giờ ở nhiệt
độ 26 - 30oC (Juario và cộng sự, 1985), còn đường kính 0,54 - 0,60mm mất 18 20 giờ ở nhiệt độ
26 - 28oC (Hara và cộng sự, 1986).
Ấu trùng mới nở thường trôi nổi rất yêú và có chiều dài toàn thân
khoảng 1,5-2,6mm. Ruột của chúng thẳng, mắt chưa có sắc tố và miệng
chưa hình thành, ở loài S.guttatus túi noãn hoàng có kích thước 0,70 x
0,24mm và có 2 giọt dầu (Hara và cộng sự, 1986). Ấu trùng của loài S.
guttatus bộc lộ tính ưa ánh sáng và dòng chảy lần lượt thể hiện khi cá đạt chiều
dài toàn thân là 2,6mm và 2,7 mm; tính ưa ánh sáng biến mất ở cỡ 9,2mm. Ấu
trùng ổn định ở bể đáy ương ở cỡ 19,6mm (Hara,1987).
Ở lần mở miệng đầu tiên, cỡ miệng của S.guttatus chỉ là 0,08mm ở 30,5 giờ
sau khi nở. Lần ăn đầu tiên xuất hiện vào 1,5 giờ sau khi mở miệng và thức ăn
ưa thích là luân trùng nhỏ (80 -120µm).
2.2.4. Tình hình nuôi cá dìa tại Hải Dương, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Nghề nuôi cá lồng tại đây được hình thành cách đây không lâu và phát triển

một cách tự phát ở một số hộ gia đình.Vì trước những năm 1990,số lượng và sản
lượng các loài thủy sản ở đây rất phong phú, người ta chỉ cần khai thác là có thể đảm
bảo cuộc sống gia đình.Những năm gần đây do việc khai thác quá mức cộng thêm
công tác bảo vệ chưa được coi trọng nên nguồn lợi thủy sản này ngày càng khan
hiếm, số lượng các loài tôm, cá ngày càng giảm. Tuy nhiên đến mùa sinh sản thì số
lượng các loài cá giống vẫn đáp ứng một phần nhu cầu con giống của ngư dân, nhiều
ngư dân đả đưa con giống về nuôi trong các lồng quanh phá, nghề nuôi cá lồng đã
xuất hiện từ đó.
Đối tượng nuôi chính là các loài cá có giá trị kinh tế như cá Mú, cá Hồng, cá
Chẻm, cá Dìa.Với đối tượng nuôi đa dạng đa dạng như vậy nên nghề nuôi trồng thủy
sản ở đây phát triển có tính bền vững cao và hiệu quả mang lại cho người dân ngày
24


càng nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh về diện tích và quy
mô nghề nuôi trồng ở đây.
Cá Dìa là đối tượng nuôi cá giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon. Nhưng
điều kiện quan trọng nhất là cá Dìa có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi
trường nuôi, đặc biệt là sự thay đổi của nồng độ muối nên đây là đối tượng được
người dân rất ưa chuộng đưa vào nuôi.Nguồn giống cá Dìa được thu vào tháng 5
đến tháng 7 âm lịch, dùng lưới, nò sáo để đánh bắt quanh phá, kích thước cá
giống từ 0.5 đến 1cm.
2.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển nuôi trồng
thủy sản tại vùng ven biển Xã Hải Dương, Thị Xã Hương Trà
Nhìn chung vùng ven biển Xã Hải Dương có môi trường sinh thái phù hợp
cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.Tuy nhiên do đặc thù về khí hậu nên có
sự phân mùa sâu sắc, nắng nóng, mưa lũ…đả tác động mạnh đến việc phát triển
nuôi trồng thủy sản ở đây.
Đầu năm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rét kèm theo mưa kéo dài
đến tháng 4 nên làm cho độ mặn tương đối thấp gây khó khăn cho việc nuôi

trồng thủy sản.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.Như vậy việc nuôi trồng
thủy sản chỉ thuận lợi trong vòng 6 – 7 tháng từ tháng 2 đến tháng 8.
Đặc điểm này tạo tính chất căng căng thẳng về thời vụ trong nuôi trồng
thủy sản. Do vậy, trong xây dựng cần chú ý cao trình để hạn chế ảnh hưởng của
thiên tai và xác định lịch thời vụ thích hợp để thu hoạch trước mùa mưa bão.
2.3. Một số cơ sở khoa học về nuôi vỗ các loài cá
Sản xuất giống cá trong thực tiễn là thực hiện các biện pháp kỹ thuật sinh
học nhằm tạo ra thế hệ con có sức sống từ những cá đã trưởng thành để thả nuôi
ở các vùng nước. Vì thế nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ là khâu quan trọng đầu tiên
trong quy trình sản xuất giống, làm tiền đề cho những khâu kỹ thuật kế tiếp. Sau
đó mới là việc kích thích sinh sản (có thể gồm cả việc gieo tinh nhân tạo), ấp
trứng và ương cá mới nở đến khi thành cá giống, nghĩa là có đủ sức sống để thả
vào các vùng nước.
Nuôi vỗ cá bố mẹ là quá trình cho ăn, chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự thành thục, tức là để có buồng tinh (tinh sào) và buồng trứng (noãn sào) phát
triển tốt ở cá đực và cá cái một cách tương ứng vào thời gian thích hợp trong
điều kiện nhân tạo. Cá phát triển đầy đủ sẵn sàng chuyển sang tình trạng sinh
sản khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, hoặc được kích thích bằng phương
pháp sinh lý (Nguyễn Tường Anh, 2005).
25


×