Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP " NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC NGỌT " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.02 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài : NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NUÔI
VỖ CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC NGỌT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá chim trắng có nguồn gốc từ vùng Amazôn Nam Mỹ, người dân địa phương
gọi nó là Môgôcôtô hoặc Papu. Cá chim trắng không phải là “ cá hổ”, “cá dao”- một
loài cá rất hung dữ tại Nam Mỹ, mà chỉ là “ bà con xa” của cá hổ cho nên chúng không
tấn công người và gia súc trong ao nuôi, chúng không ăn thịt cá khác mà chỉ gặm đuôi,
vây của một số loại cá ăn chìm khi nuôi chung.Khả năng tranh mồi của cá chim trắng
rất lớn, bởi vậy trong ao nuôi ghép khi thiếu thức ăn cá chin trắng có khả năng tìm
kiếm, tranh giành mồi lớn hơn các loài khác, chúng vẫn có thể lớn trong khi các loài
khác không lớn. Bởi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên cá chim trắng bỏ ăn khi trời
lạnh dưới 15
0
C, đến 10
0
C cá đã có dấu hiệu bất thường, khi lạnh đến 8
0
C cá bắt đầu
chết.
Ðây là loài cá ăn tạp, phổ thức ăn rộng, tốc độ sinh trưởng nhanh. Cá chim
trắng được du nhập vào Việt Nam từ năm 1999. Từ đó đến nay, nhiều địa phương
trong cả nước đã nuôi. Qua thực tế nuôi cho thấy đây là loài cá hoàn toàn thích nghi
với khí hậu Việt Nam. Trong cơ cấu giống loài cá nuôi nước ngọt hiện tại, cá chim
trắng đang được bà con nông dân quan tâm rất nhiều.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm loài cá này ngày càng lớn trên
thị trường nên em đà chọn đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá chim trắng nước
ngọt” này. Hy vọng đề tài này thành công sẽ góp phần tích cực trong việc cung cấp
giống cho bà con nông dân tại địa phương và các vùng lân cận.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá Chim trắng nước ngọt.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá Chim trắng và sau đó đề xuất ra những biện
pháp khắc phục trong quá trình sinh sản của cá tại địa phương.
1.3. Cơ sở khoa học của những nghiên cứu
Dựa trên những tài liệu của nhiều nơi đã nuôi nhưng hiệu quả đạt được vẫn
chưa cao. Và thị trường tiêu thụ rộng lớn loài cá này hiên nay trên thị trường.
1.4. Đặc điểm đối tượng
1.4.1 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chim trắng nước ngọt là loài cá ăn tạp. Chúng có thể ăn các thức ăn có
nguồn gốc thực vật, động vật như thực vật thủy sinh, tôm, cá con, các loài nhuyễn thể.
Cá rất tích cực bắt mồi, nuốt rất nhanh. Thức ăn trong dạ dày của mẫu cá thu được
trong ao chủ yếu là chất xơ thực vật, hạt ngũ cốc, lúa.
1.4.2. Đặc điểm sinh trưởng
Cá chim trắng nước ngọt lớn rất nhanh. Trung bình, cá có thể tăng trọng 100
g/tháng. Trong điều kiện thích hợp, sau 6 đến 7 tháng nuôi, cá có thể đạt từ 1,2 - 2
kg/con. Cá có thể sống đến 10 năm tuổi.
3. Đặc điểm sinh học
Cá sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 21 - 32
0
C, nhưng thích hợp trong
khoảng từ 28 - 30
0
C. Cá chim trắng nước ngọt chịu nhiệt độ thấp tương đối kém, dưới
10
o
C có biểu hiện không bình thường và chết, lúc này cá giống rất dễ mắc bệnh trùng
quả dưa, trùng bánh xe, nấm. Cá có thể sống bình thường ở độ mặn dưới 5 - 10, cá
chết ở độ mặn 15. Cá có thể sống ở trong các thủy vực chật hẹp như ao, hồ, đầm. với

độ pH từ 5,6 - 7,4. Cá có tập tính sống tập trung thành bầy đàn và di chuyển theo bầy.
1.5. Phân bố
Thế Giới: cá có nguồn gốc ở sông Amazon Nam Mỹ, được du nhập vào Trung
Quốc năm 1985.
Trong Nước: đến cuối năm 1999 loài cá này được nuôi ở Việt Nam trong đó có
Nghệ An. Hiện nay thì loài cá này được nuôi ở nhiều nơi trong nước.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cá chim trắng nước ngọt.
- Tên khoa học là Colossoma brachypomum
- Bộ: Characiformes
- Họ: haracidae
- Tên địa phương: cá chim trắng
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn ao nuôi vỗ
a. Điều kiện ao nuôi vỗ
- Vị trí ao: Chọn ao nuôi vỗ có nguồn nước chủ động, trong, sạch, gần khu vực bể đẻ
để tiện quản lý, chăm sóc và vận chuyển cá.
- Chất lượng nước ao: Nước có hàm lượng oxy cao ≥ 4mg/l; pH dao động 6 - 7,5; độ
trong 20 - 30cm; nước ao duy trì màu xanh nõn chuối.
- Diện tích ao nuôi: từ 1.500 - 2.500 m
2
.
b. Cải tạo ao nuôi
- Phải tháo hoặc bơm cạn nước ao, bón vôi bột với lượng từ 7 - 12kg/100m2, sau 3 - 5
ngày tháo nước vào ao (nuớc phải được lọc qua lưới lọc thô).
- Rút cạn nước, vét bùn sâu, giữ lại bùn từ 20-30cm
- Làm vệ sinh ao: Tẩy trùng bằng vôi, 8-10kg/m
2

, phơi đáy ao 2-3 ngày khi thấy thấy
mặt bùn nức chân chim là tốt nhất.
2.2.2. Nuôi vỗ cá bố mẹ
a. Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ
- Ngoại hình: chọn cá khỏe mạnh, có thân hình cân đối, màu sắc tươi sáng, không xây
sát, không bệnh tật, không dị hình, cá không bị dị tật.
- Trọng lượng: 3 - 5 kg.
- Tuổi cá: 36 tháng trở lên kích thước từ 35 - 45 cm.
b. Mật độ nuôi vỗ
- Mật độ nuôi vỗ từ 20 - 25 con/1.000m
2
.
- Tỷ lệ cá đực : cá cái là 1,2 : 1.
c. Thức ăn nuôi vỗ
- Hàng ngày cho cá ăn vào 8 giờ sáng và 4 giờ chiều. Nên có sàn cho cá ăn để thuận
lợi trong việc điều tiết lượng thức ăn cho phù hợp không để dư thừa thức ăn ảnh hưởng
tới môi trường ao nuôi.
- Thức ăn xanh cho cá chim trắng là: Bèo tấm, lá rau các loại
- Các loại thức ăn tinh khác: Có thể dùng cám gạo, bột ngô, bột sắn, khoai, bã rượu, bã
đậu, chất thải lò mổ khối lượng cho ăn hàng ngày được tính theo trọng lượng đàn cá
thả (ước lượng):
d. Quản lý và chăm sóc
- Chế độ cho ăn: Trong thời gian nuôi vỗ cho ăn thức ăn phối chế theo công thức: khô
dầu lạc: 23%, bột cá nhạt: 30%, bột đậu tương: 20%, cám ngô:5%, cám gạo: 5%, muối
ăn + các chất khoáng: 2%, nhộng tằm hoặc ốc sên: 15%.
- Cho cá ăn thêm bột mỳ trộn thành từng nắm để hạn chế thức ăn tan trong nước.
- Lượng thức ăn tinh cho ăn từ 5 - 6% trọng lượng thân cá/ngày. Ngoài ra, còn cho cá
ăn thêm mầm mạch, rau xanh với lượng 1 - 2% trọng lượng thân cá/ngày.
- Thường xuyên theo dõi màu nước để điều chỉnh chất lượng nước trong ao. Màu nước
trong ao tốt nhất là màu xanh nõn chuối. Ðể duy trì màu nước này, có thể dùng phân

chuồng ủ mục bón từ 15 - 20 kg/15 ngày/lần, phân xanh 30 - 40kg/15 ngày/lần, kết
hợp bón phân vô cơ.
- Chế độ sục nước: Ðây là một yếu tố kích thích tuyến sinh dục của cá phát triển.
Trong thời gian đầu nuôi vỗ cứ 3 - 5 ngày sục nước một lần, mỗi lần sục 2 - 3 giờ.
Theo dõi tuyến sinh dục của cá phát triển đến giai đoạn 4, mỗi ngày sục nước 2 lần
vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần sục 2 - 3 giờ.
Trong quá trình nuôi vỗ cá chim trắng phải thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng
thức ăn của cá, môi trường ao nuôi, cũng như sức khỏe của cá.
Khi tuyến sinh dục của cá ở giai đoạn 4, chuyển sang giai đoạn 5, tiến hành cho cá
sinh sản.
2.3. Ý nghĩa thực tiển của đề tài
Giúp cho chúng ta tìm được quy trình nuôi vỗ cá chim trắng nước ngọt tại địa phương
đạt hiệu quả cao và áp dụng được ở nhiều địa phương khác nhau.
2.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả đạt được khoảng 85% vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế và nguồn tài liệu
chưa được đầy đủ.
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH, KINH PHÍ VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kế hoạch thực hiện đề tài
Địa điểm thực tập tại trại giống Phú Ninh thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam.
Đề tài bắt đầu thực hiện vào tháng 3/2011 và kết thúc vào tháng 5/2011.
3.2. Dự toán kinh phí thực hiện đề tài
3.3. Kiến nghị
Mong nhà trường và thầy cô tạo điều kiện giúp đỡ để sinh viên có thể truy cập
mạng trong quá trình thực hiện đề tài.
Do chưa có kinh nghiệm nên khả năng tìm và tổng hợp tài liệu còn nhiều hạn
chế và sai sót mong giáo viên hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa giúp đỡ em
được hoàn thành đề tài trong thời gian sớm nhất và đạt được kết quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách:
[1]. Đoàn Khắc Độ, Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng, Nxb Đà Nẵng

[2]. Đỗ Đoàn Hiệp – Phạm Tân Tiến, Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, NXB giáo dục
Tài liệu internet:
[3]. />[4]. />[5]. />Đà Nẵng, ngày…Tháng… năm 2011
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG

×