Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển tỉnh thừa thiên huế, nghiên cứu trường hợp xã phú hải, huyện phú vang, TT huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.92 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Khuyến Nông & Phát triển nông thôn

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi
trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (Nghiên cứu
trường hợp: xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Anh
Lớp: Phát triển nông thôn 46B
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Truyền
Địa điểm thực tập: Xã Phú Hải, huyện Phú Vang
tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian thực hiện: Từ ngày 28/12/2015 đến 01/05/2016
Bộ môn: Hệ thống nông nghiệp

Huế, 05/2016

Lêi C¶m ¥n


Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trờng Đại Học
Nông Lâm Huế, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập và tiếp
thu những kiến thức nhất định. Để có đợc kết quả đó, ngoài sự
nổ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận đợc sự động viên của
gia đình, sự hớng dẫn, giảng dạy của thầy cô giáo trong nhà
trờng, sự giúp đỡ, chia sẽ của các anh chị và bạn bè.


Xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Ngọc Truyền, ngời
đã tận tình hớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong và ngoài khoa
Khuyến Nông & Phát triển nông thôn đã giảng dạy, cung cấp
kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND xã Phú Hải,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hu, ngy 27 thỏng 05 nm 2016
Sinh viờn thc hin

Trn Ngc Anh

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQC

Bình quân chung


ĐVT

Đơn vị tính

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

LHQ

Liên hợp quốc

IPCC

Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu

HTX

Hợp tác xã


DANH MỤC BẢNG BIỂU

4


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Bản đồ vị trí địa lý xã Phú Hải trong tổng thể huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế...................................................................................25


5


MỤC LỤC

6


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tác động của Biến đổi khí hậu đến hoạt
động nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên
cứu trường hợp xã Phú Hải, huyện Phú Vang, TT Huế
Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Anh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Truyền
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề lớn, mang tính toàn
cầu hiện nay. Sự biến đổi phức tạp của hệ thống khí hậu thời tiết toàn cầu đã và
đang tác động xấu đến thời tiết khí hậu các nước trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Những năm qua, các diễn biến xấu của thời tiết, khí hậu như: Lũ lụt, hạn
hán, rét, mưa bão,…diễn ra ở nhiều vùng trong cả nước đã gây ra không ít khó
khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân nước ta.
Phú Hải là một xã thuộc vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế với hoạt động
sản xuất chủ yếu là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích là 15,41ha
(2014) và đang ngày càng chịu tác động mạnh của BĐKH. Những tác động của
BĐKH bao gồm như bão, lũ, mưa, nhiệt độ đã này đã ảnh hưởng nặng nề và tiêu
cực đến sinh kế hằng ngày của người dân sống trong vùng, đặc biệt là người dân
sống phụ thuộc vào hoạt động nuôi trồng thủy sản. . Đây chính là lý do tiến hành
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động của Biến đổi khí hậu đến hoạt động
nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu
trường hợp xã Phú Hải, huyện Phú Vang, TT Huế”

2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu biểu hiện của biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu dựa vào kiến
thức người dân.
Đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản và phân tích hiệu
quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản
Phân tích giải pháp thích ứng với BĐKH trong NTTS.
2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu các nội dung nghiên cứu: (1) Điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của xã Phú Hải ;(2) Đặc điểm chung của hộ nuôi trồng thủy sản
tại điểm nghiên cứu;(3)Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Hải; (4) Tác
động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nuôi trồng thủy sản xã Phú Hải;(5)
7


Những hoạt động thích ứng với BĐKH trong nuôi trồng thủy sản; (6) Chiến
lược thích ứng với BĐKH trong tương lai.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành phỏng vấn 35 hộ bằng bảng hỏi bán cấu trúc, kết hợp với
phỏng vấn người am hiểu, tìm hiểu đặc điểm của các nông hộ có hoạt động nuôi
trồng thủy sản, những tác động do yếu tố biến đổi khí hậu gây ra đối với hoạt
động nuôi trồng thủy sản và giải pháp nhằm thích nghi với xu thế biến đổi khí
hậu hiện nay.Quan sát thực địa về tình hình nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng trong xử lý và
phân tích kết quả.
3. Kết quả nghiên cứu
Những năm qua, các hiện tương thời tiết khí hậu tại xã có những biểu hiện
bất thường: Nhiệt độ không khí có xu hướng tăng lên; xuất hiện nhiều đợt rét
đậm, rét hại kéo dài; bão lũ có những biểu hiện bất thường, mùa mưa bão đến
sớm và kết thúc muộn hơn; lượng mưa và thời gian mưa giảm, thường xuất hiện

những cơn mưa lớn, đột ngột gây ngập úng. BĐKH đã làm gia tăng dịch bệnh
trên vật nuôi, làm giảm năng suất, chất lượng, tăng chi phí sản xuất và tàn phá
hệ thống bờ ao.
Trước các hiện tượng thời tiết cực đoan có những diễn biến bất thường, khó
dự đoán và có chiều hướng gia tăng, chính quyền và người dân địa phương đã
thực hiện các giải pháp thích ứng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản như: rút
ngắn thời gian nuôi, nuôi muộn, giảm mật độ nuôi, phòng trừ dịch bệnh kịp thời.
4. Kết luận
Nhìn chung, việc thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH trong nuôi
trồng thủy sản của chính quyền, người dân đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội,
giúp người dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên việc thích ứng vẫn gặp khá nhiều khó
khăn như thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu lao động… và hiệu quả của các biện
pháp này chủ yếu vẫn phụ thuộc vào mức độ các loại thiên tai xảy ra. BĐKH sẽ
còn diễn biến phức tạp, khó lường trước hết được những hậu quả mà nó gây ra. Vì
vậy, việc không ngừng tìm hiểu về BĐKH và các biện pháp thích ứng với tình
hình BĐKH hiện nay là điều rất cần thiết từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ để
hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông dân đạt hiệu quả và bền vững.
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Ngọc Truyền
8

Sinh viên thực hiện
Trần Ngọc Anh


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng
đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các

hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số ), làm trái đât nóng dần
lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi như sẽ làm băng tan ở hai
cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao sẽ nhấn chìm một số
đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Biến đổi khí hậu
(BĐKH) tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống, và môi trường trên
phạm vi toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với các biểu hiện
như: Nhiệt độ tăng, nước biển dâng, nhiễm mặn nguồn nước, độ ẩm không
khí giảm…những biểu hiện dường như một cách trực tiếp tác động vào nông
nghiệp, từ đó cũng gây rủi ro lớn cho các ngành công nghiệp chế biếnViệt
Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu,
nhất là đối với các tỉnh vùng ven biển.
Thừa Thiên - Huế có khoảng trên 56.000ha đất sản xuất nông nghiệp, trong
đó, khoảng 40.000ha đang được sử dụng canh tác, tập trung chủ yếu ở các huyện
Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Thủy. Phần lớn
diện tích đất nông nghiệp của Thừa Thiên - Huế nằm trong vùng thấp trũng, hệ
thống đê bao nằm sát đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và cửa biển Thuận An - Tư
Hiền, nên có nguy cơ chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Vì vậy đất ở đây trở
nên thiếu dinh dưỡng làm cho những thửa ruộng lúa trên địa bàn xã Phú Hải,
huyện Phú Vang ngày càng ít dần và trở thành những thửa ruộng chết do đât bị
nhiễm mặn. Bên cạnh đó, khu vực ven biển Thừa Thiên Huế là nơi chịu nhiều
ảnh hưởng của xói mòn đất do 2 yếu tố đó là gió và nước, nó đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc sản xuất nông ngiệp của cộng đồng dân cư sống tại đây.
Những tác động của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến việc phát triển
nông nghiệp tại xã là vô cùng lớn, vì vậy cần phải có những biện pháp thích ứng
với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp như sử dụng các loại cây trồng,
vật nuôi thích hợp hay bằng hoạt động nuôi trồng thủy sản.Tuy nhiên, trong khi
tài chính và công nghệ tiên tiến của xã còn nhiều hạn chế thì việc nghiên cứu các
kinh nghiệm của người dân để thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua hoạt
dộng nuôi trồng thủy sảnlà giải pháp tối ưu để cải thiện sinh kế người dân, cũng
9



như phát triển kinh tế của xã.
“Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng
thủy sản vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế , trường hợp nghiên cứu tại xã
Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” có ý nghĩa hết sức thiết
thực trong hoàn cảnh tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu biểu hiện của biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu dựa vào kiến
thức người dân.
Đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản và phân tích hiệu
quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản
Phân tích giải pháp thích ứng với BĐKH trong NTTS.

10


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khí hậu
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó, thí dụ
như một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc toàn cầu trên cơ sở chuỗi số liệu dài,
khoảng 30 năm trở lên. Khi ta nói, khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng và ẩm, điều đó có nghĩa là nước ta thường xuyên có nhiệt độ trung
bình hằng năm cao và lượng mưa trung bình hằng năm lớn, đồng thời thay đổi
theo mùa [3], [5]
Nhìn chung, khí hậu tại một nơi nào đó mang tính ổn định tương đối.
Nhưng mặt khác, khí hậu là kết quả của sự tương tác giữa các quá trình vật lý,
hóa học và sinh học dưới tác động của năng lượng mặt trời. Sự tương tác này là
quá trình phức tạp. Vì vậy, chế độ khí hậu không phải mang tính chất cố định

mà có sự biến động. Sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BĐKH. BĐKH
sẽ có tác động hết sức lớn lao đến sự sống cũng như các hoạt động của con
người. [3], [5]
2.2. Biến đổi khí hậu
2.2.1. Khái niệm
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng
có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh
thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã
hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của
LHQ về biến đổi khí hậu).
Theo Rex và đồng tác giả (2007), BĐKH ở Việt Nam đó là gia tăng nhiệt
độ và ngày càng nóng lên trong mùa hè và nhiệt độ cực thấp kéo dài vào mùa
đông, cũng như tần suất và cường độ của lụt, hạn, bão, rét hại và mưa thất
thường xảy ra trong năm. [2]
Theo báo cáo của IPCC năm 2007, biến đổi khí hậu được hiểu là mọi thay
đổi của khí hậu theo thời gian do sự thay đổi tự nhiên hoặc kết quả hoạt động
của con người [2]. Với định nghĩa này, nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do
chính bản thân của điều kiện tự nhiên, nội tại của nó hoặc là do bên ngoài tác
động vào.
11


Như vậy, BĐKH là những thay đổi bất thường của thời tiết thông qua giá
trị trung bình của các yếu tố khí tượng trung bình quan sát trong một khoảng
thời gian dài. Sự thay đổi này theo chiều hướng xấu không có lợi cho sinh vật
sống trên trái đất và các hoạt động của con người. [1]
2.2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Các biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu là [7]:
- Sự nóng lên của nhiệt độ bề mặt trái đất hay còn gọi là hiện tượng nóng

lên toàn cầu.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các
hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
2.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản
Trong các hoạt động nuôi trồng thủy sảnven biển thì nuôi tôm nước lợ chịu
nhiều bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra. Ngược lại, một số hình thức nuôi tôm
cũng đã và đang làm tăng phát thải khí nhà kính (như: nuôi bán thâm canh, thâm
canh, hoặc nuôi ở quy mô công nghiệp). Như vậy, để thích ứng với biến đổi khí
hậu, cần xác định các tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng thực tế, từ đó
xây dựng giải pháp đặc thù cho từng mô hình nuôi nhằm dần dần thích ứng với
những điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra. [18]
Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ do đặc thù địa hình và điều kiện tự nhiên, là
vùng thường xuyên phải chịu tác động bất lợi của thời tiết và khí hậu, như hạn
hán, bão, lũ lụt, gió Tây Nam khô nóng, nước biển dâng, đặc biệt là gia tăng nhiệt
độ và thay đổi lượng mưa… gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản trong vùng.
Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ mùa hè tăng từ 1,4-1,80C (giữa thế
kỉ 21) lên 3,1-3,70C (cuối thế kỉ 21) [18]. Mức tăng nhiệt độ này bắt đầu vượt
12


ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng cho sự

sinh trưởng của các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Vào mùa mưa, lượng mưa tăng
mạnh đã gây lũ lụt, nhưng đến mùa khô thì không có mưa, gây hạn hán. Lượng
mưa thay đổi cũng làm thay đổi độ mặn và dòng chảy của các sông và cửa sông
chính. Mặc dù vùng Bắc Trung Bộ có hệ thống đê ven biển nhưng vẫn bị ảnh
hưởng về diện tích nuôi trồng thủy sản trong và ngoài đê (thu hẹp hoặc mở rộng).
Chính vì vậy, hoạt động nuôi trồng thủy sản của khu vực Bắc Trung Bộ được dự
báo là sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Các tác động bất lợi và tiêu cực này nếu không có biện pháp can thiệp, sẽ
đe dọa các mục tiêu tăng trưởng bền vững của ngành thủy sản. Một số nghiên
cứu đã cho thấy, biến đổi khí hậu có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
nuôi trồng thủy sản thông qua nguồn nước, diện tích nuôi, môi trường nuôi, con
giống, dịch bệnh… và qua đó gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và cơ sở
hạ tầng của các vùng nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản ven
biển nói riêng. Các hiện tượng thời tiết bất thường như bão lũ, hạn hán, nắng
nóng hoặc giá rét kéo dài có thể tác động tiêu cực đến nguồn nước và sức đề
kháng của các đối tượng nuôi, gây bùng phát dịch bệnh.
2.2.3. Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
Đánh giá tác động do BĐKH là nghiên cứu xác định các ảnh hưởng của
BĐKH lên môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài
các ảnh hưởng bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi. Đánh giá tác động của
BĐKH cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với
BĐKH. [6]
2.2.3.1. Đánh giá tác động dựa vào kịch bản của biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học đánh giá tác động của BĐKH từ quá khứ đến hiện tại và
tương lai chủ yếu dựa trên những kịch bản của BĐKH.
Kịch bản BĐKH được tính toán trên các kịch bản phát thải toàn cầu, có
tính đến các thay đổi của địa phương. Các kịch bản phát thải được xác định dựa
trên tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ tăng dân số, mức độ đưa vào sử dụng kỹ
thuật mới, mức độ sử dụng năng lượng hóa thạch của các nghành công nghiệp,
những chủ đề cơ bản lớn khác như sự hội tụ gữa các vùng, khả năng xây dựng

và tương tác văn hóa xã hội và khả năng làm giảm sự khác nhau về thu nhập
theo vùng. [9]
13


Mục tiêu của việc xây dựng kịch bản về BĐKH (nhiệt độ, lượng mưa, nước
biển dâng…) là đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế BĐKH trong tương lai
trên cơ sở các kịch bản khác nhau về sự phát triển kinh tế - xã hội ở quy mô toàn
cầu và thông qua đó là mức độ phát thải khí nhà kính trong thế kỷ 21.
Khi đánh giá tác động và xác định các giải pháp thích ứng cần tính đến
những trường hợp khác nhau về sự thay đổi khí hậu và các kịch bản phát triển có
thể xảy ra trong tương lai. Bên cạnh đó, cần có sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực
chịu tác động đang xem xét, vị trí địa lý, các đặc điểm khác nhau của địa bàn.
Cập nhật khi có các thông tin bổ sung về các kịch bản BĐKH hoặc các thay đổi
về định lượng phát triển của địa phương. Khi tham gia vào hoạt động đánh giá
tác động của BĐKH thì các bên cần phải được tập huấn về kiến thức cũng như
kỹ năng liên quan đến tổ chức thực hiện đánh giá.
Cơ sở để xây dựng kịch bản BĐKH: (1) Sự phát triển kinh tế ở quy mô
toàn cầu; (2) Dân số và mức độ tiêu dùng; (3) Chuẩn mực cuộc sống và lối sống;
(4) Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên năng lượng; (5) Chuyển giao công nghệ;
(6) Thay đổi sử dụng đất…
2.2.3.2. Đánh giá tác động dựa vào sự thay đổi các hiện tượng thời tiết cực
đoan
Đánh giá tác động của BĐKH dựa vào sự thay đổi của các hiện tượng thời
tiết cực đoan như: Lũ lụt, rét, hạn hán, bão…để chỉ ra được ảnh hưởng của
BĐKH đối với địa phương như thế nào, vào thời điểm nào, mức độ thiệt hại ra
sao và đối tượng nào bị tác động mạnh nhất.
Trước tiên để đánh giá tác động thì cần phải làm rõ được sự thay đổi của
các hiện tượng thời tiết cực đoan về cường độ mạnh hay yếu, tần suất xuất hiện
nhiều hay ít, thời gian xuất hiện sớm hay muộn và tính bất thường được thể hiện

như thế nào. Đánh giá tác động cần phải xác định được mối liên hệ giữa các hiện
tượng thời tiết cực đoan với các đối tượng chịu ảnh hưởng để tìm ra được hiện
tượng nào tác động mạnh nhất và đối tượng nào bị tác động nhiều nhất. Trên cơ
sở đó đưa ra được các giải pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại do tác động của
BĐKH gây ra. Hỗ trợ cho việc chuyển đổi từ đối phó sang thích ứng đòi hỏi
những nổ lực hợp tác và cùng tham gia. Tâp trung hàng đầu trong tương lai cho
việc đầu tư về BĐKH là nâng cao khả năng phục hồi của các hệ thống xã hội và
sinh thái. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự tham gia
tích cực của cộng đồng gắn với những sinh kế của người dân, để có thể quản lý
tốt hơn nguồn tài nguyên và cải thiện sự bền vững trong các hoạt động tạo sinh
14


kế của chính họ.
Trong nghiên cứu này, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp dựa vào sự thay đổi cường độ, tần suất và tính hoạt
động bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
2.3. Biểu hiện biến đổi khí hậu trên thế giới, tại Việt Nam và tại tỉnh Thừa
Thiên Huế
2.3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC, nhiệt độ trung bình toàn cầu
tăng 0,740C trong thời kỳ 1906 – 2005 và tốc độ tăng nhiệt độ của 50 năm trở lại
đây gấp đôi so với 50 năm trước đó [1]. Nhiệt độ ở lục địa cao hơn so với nhiệt
độ ở đại dương . Trung bình, nhiệt độ trái đất đã được bổ sung nhiều hơn hoặc ít
hơn 0,0740C trong mỗi thập kỷ. Tuy nhiên, mức độ tăng nhiệt độ phụ thuộc vào
các thời kỳ khác nhau và ở các khu vực địa lý khác nhau, trong đó nhiệt độ tại
hai cực tăng gấp hai lần so với trung bình toàn cầu. Gần đây xu hướng tăng lên
của nhiệt độ trong 50 năm cao hơn gấp đôi tỷ lệ trung bình của 100 năm là
0,10C/thập kỷ. Hai năm được ghi nhận là có nhiệt độ trung bình toàn cầu cao
nhất từ trước đến nay là 1998 và 2005 [8] . Nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực trung

bình tăng 0,150C/100 năm [8], gấp hai lần so với tăng trung bình toàn cầu. Đến
năm 2100, nhiệt độ trung bình toàn cầu được dự đoán sẽ tăng thêm 1,4 – 5,80C.
Khi nhiệt độ tăng lên, các dòng sông băng nằm chủ yếu ở Bắc Cực, Nam
Cực và Greenland đã tan chảy ngày càng tăng và tương ứng với mực nước biển
sẽ cao hơn từ 0.09 – 0,88m .[12]
Nhiệt độ trung bình đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đã tăng 3 0C kể
từ năm 1980. Theo IPCC (2001), vào những năm cuối thập niên 1960 diện tích
bao phủ của băng giảm khoảng 10% được quan sát thấy thông qua các dữ liệu vệ
tinh. Kích thước biển băng ở Bắc bán cầu giảm bình quân đến 2,7% mỗi thập
kỷ, đặc biệt là 7,4% trong mùa hè từ năm 1978 [8]. Bên cạnh đó, về độ dày của
biển băng trong thời gian cuối mùa hè đến đầu mùa thu ở Bắc cực giảm 40%
trong những thập kỷ gần đây. Mực nước biển trung bình toàn cầu tăng với tỷ lệ
trung bình 1,8mm/năm, từ năm 1961 – 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ
3,1mm/năm trong thời kỳ 1993 – 2003. Tổng cộng mực nước biển toàn cầu tăng
0,31m trong 100 năm gần lại đây. [10]
Trong thế kỷ 20 trung bình mực nước biển dâng tại Châu Á là 2,4mm/năm
và chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1mm/năm, và dự báo tiếp tục tăng cao hơn
15


trong thế kỷ 21 ít nhất từ 2,8 – 4,3mm/năm (IPCC, 2007).
Khi nhiệt độ cao hơn, lượng mưa sẽ thay đổi do sự gia tăng lượng nước bốc
hơi, lượng mưa toàn cầu tăng khoảng 1% trong vài thập niên qua [11]. Tuy
nhiên, xu thế thay đổi lượng mưa khác nhau theo các khu vực địa lý khác nhau.
Lượng mưa có chiều hướng tăng trong thời kỳ 1900 – 2005 ở 300 vĩ độ Bắc,
nhưng lại có xu hướng giảm kể từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới. Trong các khu
vực nhiệt đới của Bắc bán cầu lượng mưa của mỗi thập kỷ đã được quan sát thấy
tăng 0,2 – 0,3%. Ngược lại, trên các khu vực cận nhiệt đới lượng mưa giảm
0,3% mỗi thập kỷ [8]. Một phần từ sự thay đổi lượng mưa, lượng mưa ít hơn ở
các khu vực khô hạn, bán khô hạn và ẩm ướt hơn đối với những vùng nằm từ vĩ

độ trung bình đến vĩ độ cao.
Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ
năm 1970. Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh gia
tăng từ những năm 1970 và ngày càng xuất hiện nhiều hơn các cơn bão có quỹ
đạo bất thường.
Có sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên cả lục địa và đại
dương, dẫn đến sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Nino. Biến đổi
khí hậu không chỉ liên quan với thay đổi của các yếu tố khí hậu trung bình trong
khoảng thời gian dài mà còn thay đổi trong sự hình thành các hiện tượng khí hậu
cực đoan: Bão, giông, tố, lốc…với cường độ và tần suất ngày càng cao hơn. Tần
suất của các trận mưa lớn đã tăng 2 – 4% ở vùng vĩ độ trung bình đến vĩ độ cao
của Bắc bán cầu [8] . Tần suất và cường độ của bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng
tăng lên dưới sự tăng giảm của các điều kiện khí hậu trung bình của nhiệt độ và
lượng mưa [14]. Mưa lớn, lũ lụt thường xảy ra ở khu vực xích đạo Đông Thái
Bình Dương, miền tây Hoa Kỳ, Chi Lê, Ác-hen-ti-na và Châu Phi. [12]
2.3.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Theo Cục Bảo vệ môi trường, tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt
Nam mỗi năm khoảng 120,8 triệu tấn. Khí nhà kính của Việt Nam gồm 4 loại
chủ yếu: CO2, CH4, NO2, NO và phát thải chủ yếu do các hoạt động trong các lĩnh
vực năng lượng, công nghiệp và giao thông. Trong đó, giao thông chiếm tới
85% khí CO, công nghiệp chiếm 95% khí NO2…Với đà phát triển như hiện nay,
lượng phát thải khí nhà kính nước ta sẽ còn tăng mạnh. Theo đó hiện tượng
nóng lên của khí hậu sẽ đến sớm hơn cả dự báo. Tại TP.Hồ Chí Minh và Cần
Thơ, số liệu đo đạc cho thấy nhiệt độ đang tăng lên: Từ năm 1960 đến 2005 tăng
khoảng 0,020C, từ năm 1991 đến 2005 tăng lên khoảng 0,033 0C. Riêng tại
16


TP.Vũng Tàu, từ năm 1960 đến nay đã tăng lên 2 0C. Điều đó không chỉ thể hiện
sự ấm lên về nhiệt độ mà sẽ kéo theo nhiều thứ như nước biển dâng, hiện tượng

khí hậu cực đoan và thiên tai bão, lụt, hạn hán tăng nhanh… Theo đà tăng nhiệt
độ trên toàn thế giới, từ năm 1920 đến nay nhiệt độ tại Việt Nam cũng tăng lên
từ 0,2 đến 10C nhưng tăng nhanh chủ yếu là từ năm 1980 đến nay. [13]
Biến đổi khí hậu tại Việt Nam ảnh hưởng đến đời sống của người dân ngày
càng rõ ràng. Khảo sát của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường
cho biết, tại Bến Tre, mực nước biển đã dâng lên khoảng 20cm so với cách đây
10 năm, hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều. “Trước đây
vùng này không hề có bão nhưng năm 2007 đã có bão…”. Do BĐKH, ô nhiễm
mặn đã tăng lên khoảng 20% so với trước đó 10 năm. Tại Thừa Thiên Huế, thay
đổi khí hậu còn đậm nét hơn, cường độ mưa tăng rõ rệt [16] . Từ năm 1952 đến
2005 đã có 32 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và lũ lụt thường xuyên hơn nửa đầu
thế kỷ trước. Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn cao hơn
lần trước. Chỉ riêng năm 1999, mực nước biển tháng 11 đã lên đến mức cao nhất
so với trước đây. “Thay đổi khí hậu làm gia tăng thiên tai ở nhiều vùng miền của
Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua hiện tượng bão lụt xảy ra liên tiếp tại
khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam những năm gần đây”. [16].
Biến đổi khí hậu tại Việt Nam có những diễn biến ở nhiều yếu tố như:
Nhiệt độ, lượng mưa, không khí lạnh, bão và áp thấp nhiệt đới, mực nước biển.
-

-

-

-

Nhiệt độ: Từ 1951 đến 2000 nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên
0,70C. Những năm gần đây, số ngày nắng đã tăng lên ở nhiều nơi rõ rệt nhất là
các tỉnh phía Nam, xu thế tăng nhiệt độ đang dần chuyển biến rõ. [12]
Lượng mưa: Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình trong 9 thập kỷ vừa qua

từ 1911 đến 2000 không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có
các giai đoạn tăng lên nhưng cũng có những giai đoạn giảm xuống. Số lượng
trận mưa lớn diễn ra ngày một nhiều hơn nhưng thời gian có mưa bị ngắn lại.
Điều đáng quan tâm trong một vài năm gần đây, mưa lớn có thể xuất hiện ở bất
cứ tháng nào trong năm và lượng mưa cực lớn có thể xảy ra vào những tháng ít
có mưa. [5]
Không khí lạnh: Hiện nay xu thế nhiệt độ tăng lên ở toàn cầu do BĐKH làm cho
những đợt không khí lạnh tràn về Việt Nam có giảm đi nhưng cường độ và diễn
biến của không khí lạnh khá phức tạp so với những diễn biến như trước đây theo
một chu kỳ. [10]
Bão và áp thấp nhiệt đới: Bão ở Việt Nam thường bắt đầu vào tháng 5 và kết
thúc vào tháng 12. Tuy nhiên, trong những thập kỷ vừa qua bão thường kéo dài
và kết thúc muộn hơn có thể đến tháng 2 năm sau. Các cơn bão và áp thấp nhiệt
17


đới xảy ra dị thường và trái quy luật hơn. [15]

18


-

Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua mực nước biển
trung bình đã tăng lên 20cm. [6]
2.3.4. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo kịch bản dự báo, nhiệt độ ở Thừa Thiên Huế sẽ tăng 0, 5oC vào năm
2020, 1,4OC vào năm 2050 và 2,6OC vào năm 2100. Lượng mưa trung bình năm
tăng tương ứng 0,5% vào năm 2020, 3,7% vào năm 2050 và 6,8% vào năm 2100
với xu thế giảm trong mùa khô và tăng trong mùa mưa. Do vậy, về mùa khô,

hạn càng nặng nề hơn, về mùa mưa lũ, lụt càng dữ dội hơn. [19]
Nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Việt- Chuyên gia khí tượng thủy văn
của Thừa Thiên Huế cho thấy, tổng lượng mưa ở Huế so với cách đây 30 năm
thấp hơn 5%. Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp giảm 30% so với 30 năm trước
[19]. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ngày càng xuất
hiện nhiều cơn bão cường độ mạnh như bão Yangsane (2006), Ketsana (2009),
Haiyan (2013)... gây thiệt hại rất lớn về người và của. Trong 20 năm gần đây,
dưới tác động của biến đổi khí hậu, số trận lũ tăng 26% và đỉnh lũ tăng 11%.
2.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu
2.4.1.Khái niệm
Theo IPCC(1996) cho rằng khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều
chỉnh có thể trong hành động, xử ký, cấu trúc của hệ thống đối với những dự
kiến có thể xảy ra hay thực sự đã và đang diễn ra của khí hậu. Sự thích ứng có
thể là tự phát hay được chuẩn bị trước và có thể được thực hiện để đối phó với
những biến đổi trong điều kiện khác nhau. [17]
Nghiên cứu của Burton (1998) cho rằng: thích ứng với khí hậu là một quá
trình mà con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe
và đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang
lại.Ở đây thích ứng là làm thế nào giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu, tận dụng
những thuận lợi nếu có thể.
Theo Smit(1999), thích ứng có nghĩa là điều chỉnh trong các hệ thống kinh
tế - xã hội - môi trường để đối phó lại với thực tế hoặc những thay đổi của thời
tiết, những tác động hay ảnh hưởng của chúng. [2]
Trong nghiên cứu này, thích ứng là các điều chỉnh trong cộng đồng và cá
nhân, hoặc những điều chỉnh dựa trên cộng đồng để đáp ứng những thay đổi
điều kiện tác động theo thời gian. Đó là những kinh nghiệm thực tiễn đã và đang
19


được người dân áp dụng trong điều kiện hiện tại, ngay tại địa phương của họ.

2.4.2. Các nhóm phương pháp thích ứng
Có rất nhiều biện pháp thích ứng có khả năng được thực hiện trong việc đối
phó với biến đổi khí hậu. Báo cáo đánh giá thứ 2 của nhóm công tác II của IPCC
đã đề cập mà miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau . Vì thế cần phân
loại các biện pháp thích ứng theo khung tổng quát.
Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm: [20]
1. Chấp nhận tổn thất: Tất cả các phương pháp thích ứng khác có thể được
so sánh với cách phản ứng cơ bản: “ không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay
chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu
tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào hay ở nơi mà
giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao hơn so với các rủi ro hay thiệt hại
có thể.
2. Chia sẽ tổn thất: Loại phản ứng này liên quan đến việc chia sẽ những tổn
thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong
một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã
hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng
mở rộng, như giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay các cộng đồng nhỏ
tương tự. Các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu
trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất
cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm cá nhân.
3. Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát
được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng tự nhiên
như: lũ lụt, hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đắp
đập, đào mương, đắp đê). Đối với biến đổi khí hậu, có thể điều chỉnh thích hợp
làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối
cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.
4. Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để
thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu.
5. Thay đổi cách sử dụng: Khi những rủi ro của biến đổi khí hậu làm cho sự
tiếp tục các hoạt động kinh tế là không thể được hoặc rất mạo hiểm, người ta có

thể thay đổi cách sử dụng.
6. Thay đổi/chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là sự thay
đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Ví dụ, việc di chuyển các cây
trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát
20


mẻ thuận lợi hơn và có thể sẽ thích hợp hơn với các loại cây trồng trong tương lai
7. Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể phát triển bằng cách nghiên cứu
lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.
8. Giáo dục thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt
động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin
công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trước
đây ít được chú ý đến và ít được ưu tiên , nhưng nay tầm quan trọng của chúng
tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Như vậy, sự thích ứng diễn ra cả ở trong tự nhiên và hệ thống kinh tế, xã hội
của con người. Thích ứng với biến đổi khí hậu điều quan trọng chính là sự phù
hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng kinh tế, phong tục tập quán của con người
ở mỗi vùng miền khác nhau. Trong phạm vi đề tài này sẽ nghiên cứu các tác động
và biện pháp thích ứng với nhiễm mặn của cộng đồng ven biển. Và nghiên cứu
thích ứng ở đây chủ yếu là những hoạt động thực tiễn của nông hộ, những kinh
nghiệm thực tiễn được áp dụng trong điều kiện của vùng nghiên cứu.
2.5. Ứng phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia đều bị ảnh
hưởng. Những nạn nhân nhạy cảm nhất, bao gồm các quốc gia và tầng lớp dân
chúng nghèo nhất, sẽ phải hứng chịu sớm nhất và nặng nề nhất, mặc dù họ lại
góp phần nhỏ nhất trong việc tạo ra các nguyên nhân biến động khí hậu. Chúng
ta có thể tránh được nguy cơ thảm họa khí hậu của thế kỷ 21 cho các thế hệ
tương lai nếu chúng ta lựa chọn hành động ngay hôm nay.

Ứng phó với BĐKH có hai khía cạnh: giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với nó.
-

Để giảm nhẹ BĐKH, phải ngăn ngừa sự nóng lên toàn cầu, muốn vậy phải giảm
phát thải để nồng độ khí nhà kính tăng chậm lại.
Thích ứng bao gồm tất cả những hoạt động, điều chỉnh trong hoạt động của con
người để giảm thiểu hậu quả tác động của BĐKH và khai thác những mặt thuận
lợi của nó.
Với điều kiện thực tế của nước ta, thích ứng với BĐKH là yêu cầu tất yếu.
Khả năng tổn hại của Việt Nam khi chịu tác động của BĐKH là rất lớn, nên chỉ
có thích ứng tốt với sự BĐKH, chúng ta mới đảm bảo được sự phát triển bền
vững và ngược lại, chỉ phát triển theo hướng bền vững mới giúp chúng ta có
điều kiện thích ứng, nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH. [4]

21


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ có hoạt động NTTS trong vùng nghiên
cứu chịu ảnh hưởng từ BĐKH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở vùng ven biển với
hoạt động nuôi trồng thủy sản là chính tại xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập thông tin liên quan đến vấn đề
nghiên cứu giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12/2015 đến 05/2016.
3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Hải, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế
3.3.2. Đặc điểm chung của hộ nuôi trồng thủy sản tại điểm nghiên cứu
- Tình hình sử dụng đất của xã.
- Thông tin chung của chủ hộ: đặc điểm hộ, trình độ học vấn, nhân khẩu, số
lao động, lao động nữ, số người phụ thuộc, các hoạt động sản xuất tạo thu nhập.
3.3.3.Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại vùng nghiên
cứu
3.3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của
vùng nghiên cứu
3.3.5. Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong hoạt động nuôi trồng thủy
sản
3.3.6. Giải pháp thích ứng với BĐKH
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này điểm nghiên cứu phải đảm bảo các điều kiện sau:
22


- Là một xã ven biển, sinh kế chính của người dân là nuôi trồng thủy sản.
- Là xã có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, trong những
năm trở lại đây hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản bị chi phối nhiều bởi
các yếu tố của BĐKH.
- Phải có điều kiện thuận lợi cho loại hình nuôi trồng thủy sản phát triển: Vị
trí địa lí, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên…
- Thuận tiện cho quá trình thu thập thông tin nghiên cứu.
Qua quá trình điều tra tìm hiểu xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế là xã đã đáp ứng các điều kiện trên nên được lựa chọn làm điểm
nghiên cứu. Đề tài nhằm tìm hiểu đặc điểm của các nông hộ có hoạt động nuôi
trồng thủy sản, những tác động do yếu tố biến đổi khí hậu gây ra đối với hoạt

động nuôi trồng thủy sản và giải pháp nhằm thích nghi với xu thế biến đổi khí
hậu hiện nay.
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Tiêu chí chọn mẫu: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các
nông dân có hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã, từ danh sách hộ do
Uỷ ban nhân dân (UBND) xã cung cấp để điều tra.
Cách chọn mẫu: Phương pháp chọn ngẫu nhiên không lặp lại, cụ thể dựa
trên danh sách do UBND xã cung cấp cung cấp. Lấy người đầu tiên bằng cách
bốc xăm, sau đó cách 03 người chọn 01 người cho đủ số lượng 35 người.
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp đã được công bố từ cấp huyện và cấp xã thông qua
các báo cáo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội năm 2014.
Tài liệu thống kê, báo cáo thống kê: hằng năm, báo cáo giai đoạn, báo cáo về
các kết quả nghiên cứu đã được công bố,...của các cơ quan thống kê huyện, xã...
Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài được công bố trên các trang
báo, tạp chí, trên internet...
3.4.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp phỏng vấn nông dân bằng bảng hỏi bán cấu trúc.
Số lượng người phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn 35 nông dân (đã chọn
được theo các tiêu chí chọn mẫu ở trên) trên địa bàn xã để thu thập các thông tin
phục vụ cho việc nghiên cứu.
23


Nội dung phỏng vấn: Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn, diện
tích nuôi trồng thủy sản, các giống vật nuôi đang sản xuất và sản lượng, các biển
hiện của biến đổi khí hậu theo quan điểm của người được phỏng vấn, những
thuận lợi và khó khăn do biến đổi khí hậu mang lại và các biện pháp thích ứng
của hộ, của cộng đồng cũng như các biện pháp hỗ trợ từ phía chính quyền.

Phương pháp thảo luận nhóm:
Thành phần: Đề tài tổ chức thảo luận nhóm với thành phần là 5 nông dân
nòng cốt, giàu kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản và am hiểu về tình hình tại
địa phương, được chọn từ danh sách hộ điều tra và 3 người am hiểu tại vùng
nghiên cứu.
Nội dung thảo luận: Liệt kê các loại thiên taixảy ra tại địa phương, tần suất,
cường độ, thời điểm xuất hiện và tác động của đến hoạt động nuôi trồng thủy
sản; vẽ lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản và các giải pháp thích ứng của tập
thể/chính quyền, hiệu quả của các giải pháp và những khó khăn, thuận lợi khi
thực hiện các giải pháp. Những kiến nghị, đề xuất đối với các cấp chính quyền
có liên quan.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn Phó chủ tịch UBND xã,
cán bộ Nông-Lâm-Ngư tại xã về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và các vấn đề khác
có ảnh hưởng đến hoạt động sản nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Nội dung phỏng vấn: Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động nuôi
trồng thủy sản tại địa phương do tác động của BĐKH; Các chính sách của các
cấp chính quyền đối với nuôi trồng thủy sản tại địa phương; quá trình tiếp nhận
các kỹ thuật, chính sách mới của người dân trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Quan sát thực địa: Tiến hành quan sát tổng thể địa bàn nghiên cứu về tình
hình kinh tế, văn hóa, xã hội, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
3.4.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được phân loại, mã hoá, nhập và xử lý bằng phần mềm Excel.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng để mô
tả phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu

24


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
Vị trí địa lý
Phú Hải là một trong những xã nằm trong vùng Bãi ngang ven biển thuộc
huyện Phú Vang, nằm về phía Tây của huyện Phú Vang. Với tổng diện tích tự
nhiên là 335,35 ha. Ranh giới hành chính được giới hạn như sau:
+ Phía Đông giáp biển Đông.
+ Phía Tây giáp phá Tam Giang.
+ Phía Nam giáp xã Phú Diên và phá Tam Giang.
+ Phía Bắc giáp xã Phú Thuận và biển Đông.

Hình 1. Bản đồ vị trí địa lý xã Phú Hải trong tổng thể huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế
Khí hậu
Là xã nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung, nên Phú Hải chịu
sự chi phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng khí
hậu đại dương vì vậy những đặc trưng chủ yếu về khí hậu thời tiết là:
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 24 – 25 0C. Mùa khô chịu ảnh
hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ trung bình từ 29 – 30 0C, ngày
25


×