Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tham gia học tập và làm việc tại công ty TNHH trang trại langbiang farm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 27 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đợt thực tập
Theo một khảo sát tại Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM có 52,6 % sinh
viên năm cuối chưa có kế hoạch tìm việc cho mình, 46,3% sinh viên hiện nay
chưa có ý định tự trau dồi về nghề nghiệp, 44,8 % sinh viên không hình dung về
nghề nghiệp của mình sau năm năm. Đây là những con số chứng minh sự băn
khoăn của các bạn sinh viên với nghành nghề mình đang theo học cũng như định
hướng về nghành nghề mình sẽ làm trong tương lai.
Do đó, việc xác định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai sẽ giúp
các bạn nhận thấy rõ hơn mục đích học tập cũng như như đích đến lâu dài của
mình là gì?
Thực tập định hướng nghề nghiệp là một hoạt động quan trọng để sinh viên
có thể chọn lựa con đường học tập chính xác của mình. Những kinh nghiệm học
được trong suốt quá trình thực tập sẽ ảnh hưởng quan trọng trong sự lựa chọn
nghề nghiệp trong tương lại. Cùng lúc đó thực tập đưa ra cơ hội để xây dựng hay
mở rộng mạng lưới nghề nghiệp , hữu ích để tìm kiếm những cơ hội việc làm
sau khi học tập. Sinh viên sẽ trở nên có ý thức để nhận ra chất lượng cá nhân của
họ, phát triển quan điểm và năng lực nghề nghiệp trong bối cảnh của sự phát
triển nghề nghiệp.
Cùng với sự cho phép của nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của giáo
viên hướng dẫn, trong đợt thực tập từ ngày 18/4/2015 đến 30/03/2016 tôi chọn
đề tài “Tham gia học tập và làm việc tại công ty TNHH trang trại Langbiang
farm từ 18/04/2015 ngày30/03/2016“
2. Mục đích và mục tiêu của việc thực tập
2.1. Mục đích chung:
- Tích lũy, học hỏi và rèn luyện thêm các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
- Hiểu rõ hơn về nghề nghiệp, phát triển khả năng giao tiếp, thái độ nghề
nghiệp đúng đắn, linh động đối với từng đối tượng khác nhau trong công việc.
- Quan sát, tìm hiểu, học hỏi cách thức tổ chức, quản lý công việc trong
trang trại.


- Rèn luyện ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
 Về chuyên môn:
1


- Cần tiếp thu, bồi dưỡng, bổ sung thêm phần kiến thức lý thuyết đã được
học trên giảng đường.
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quản lý, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các
tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất của cơ sở.
- Học cách lên kế hoạch và quản lí công việc một cách hợp lí.
- Học cách trồng và chăm sóc một số loại cây trong nông nghiệp công nghệ cao
- Biết cách vận hành quản lý các thiết bị trong hệ thống nhà lưới như: hệ thống
tưới nước, bón phân nhỏ giọt, điều khiển môi trường( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…)
- Nâng cao hiểu biết về việc xác định và sử dụng thuốc BVTV hiệu quả
trong nghề làm vườn
 Về kĩ năng:
- Kỹ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động
ngoại khóa ở trung tâm…
- Kỹ năng truyền đạt thông qua học hỏi các kinh nghiệm làm việc của các kỹ sư
trong công ty , học hỏi cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kỹ năng lập kế hoạch, trình bày ý tưởng, kỹ năng lập luận
- Kỹ năng quản lý thời gian và con người
- Kỹ năng lãnh đạo…
2.3. Địa điểm và thời gian thực tập:
+ Địa điểm: Công ty TNHH trang trại Langbiang Farm
+ Địa chỉ:
- Khu vực 1: Số 42 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P7 – TP Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng
- Khu vực 2: Tổ 3 – thôn Măng Lin – Đà Lạt
- Khu vực 2: Thôn 1 – xã Dasar – huyện Lạc Dương – tỉnh Lâm Đồng

+ Thời gian thực tập: Từ 18/02/2016 đến 30/04/2016

2


PHẦN 2.MÔ TẢ VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ THỂ CHẾ
1. Giới thiệu về cơ sở thực tập
 Vài nét về công ty:
Công ty TNHH trang trại Langbiang Farm được thành lập từ tháng 7/2005
là công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, có 03 cơ sở tổng
diện tích gần 30ha. Cơ sở 1 tại 42 Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Đà Lạt: gần 1ha văn
phòng, khu làm giống, trưng bày sản phẩm. Cơ sở 2 tại Măng Lin diện tích 6ha,
cách văn phòng 6km với hệ thống tưới nhỏ giọt lập trình tự độngđược nhập khẩu
từ Israel, sản xuất nhiều loại hoa trồng chậu và hoa cắt cành. Cơ sở 3 tại Đarsa
có diện tích 20ha cách văn phòng 21km; sản xuất chủ yếu hoa, dâu tây; trong đó
gồm có nhà kính nhập từ Châu Ấu và hệ thống tưới nhỏ giọt lập trình tự động,
nhà máy sản xuất giá thể, phân compost có chứng chỉ ISO, OHSAD, Global
GAP, là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Công ty đang triển khai dịch vụ
tham quan du lịch” Nông nghiệp công nghệ cao”.
 Quá trình phát triển và lĩnh vực hoạt động:
Sau hơn 5 năm thành lập từ chỗ là một trong những công ty hoa đầu tiên
của Đà Lạt vượt qua những khó khăn ban đầu dần dần công ty đã khẳng định vị
trí của mình trên thị trường trong nước và nước ngoài với nhiều sản phẩm và
dịch vụ khác nhau.. Năm 2009 doanh nghiêp được cấp chứng chỉ Global Gap
3.0 điếu này khẳng định rằng doanh nghiệp luôn chú trọng nâng cao chất lượng
trong quản ly đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm an toàn chất lượng tốt. Đồng
thời nhận thưc được việc sản xuất an toàn và thân thiện với môi trường. Hiện
nay công ty chú trọng vào 3 nhóm hoạt động chính.
- Cung cấp các loại hoa cấy mô và gieo hạt.
- Trồng và kinh doanh các loại hoa chậu, hoa cắt cành.

- Tư vấn kỹ thuật canh tác và công nghệ sau thu hoạch cũng như cung cấp
dịch vụ, vật tư nông nghiệp.
2. Mô tả cơ sở thực tập
2.1.Vị trí địa lý

3


Bản đồ thể hiện vị trí công ty
Thành phố Đà Lạt có tổng diện tích tự nhiên: 393,29km 2. Với độ cao 1.500
mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao
quanh. Phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía
Đông giáp huyện Đơn Dương, phía Tây giáp huyện Lâm Hà.
Langbiang Farm có trụ sở văn phòng tại số 42 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh,
phường 7, thành phố Đà Lạt. Farm 2 tại Măng Lin, cách trụ sở công ty khoảng
6km về phía Tây Bắc. Farm 3 tại xã Đassar, thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồn; cách trụ sở văn phòng 21km về phía bắc; nằm tại ngã ba ranh giới giữa
Lâm Đồng với Đăk Lawk và Khánh Hòa.
2.2.Đặc điểm
a. Khí hậu:
Khí hậu mang tính chất ôn hòa miền núi. Một năm chia ra thành hai mùa rõ
rệt. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam( tháng 5-tháng 10), mùa khô trùng
với mùa gió mùa đông bắc( tháng 11-tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình
tháng ở Đà Lạt không vượt quá 200C, ngay cả trong những tháng nóng nhất.
Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11 0C, cao
nhất trong những tháng mùa khô, lên tới 13-14 0C và thấp nhất vào những tháng
mùa mưa, chỉ khoảng 6-70C.Trung bình một năm Đà Lạt có 161 ngày mưa với
lượng mưa 1.739mm, tập trung nhiều nhất vào ba tháng 7,9 và 10, ba tháng có
4



sự hoạt động mạnh của gió mùa tây nam.
Ở Đà Lạt cón có một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù,
dông, mưa đá và sương muối, chúng tác động không nhỏ tới sản xuất nông
nghiệp ở Đà Lạt.
Về thổ nhưỡng, các loại đất Đà Lạt thuộc hai nhóm chính: nhóm đất
feralit vàng đỏ phân bố ở độ cao 1.000-1.500m và nhóm mùn vàng đỏ trên núi
phân bố ở độ cao 1.000-2.000m; đất Măng Lin thuộc nhóm đất feralit vàng đỏ.
Trong khi đó, đất Lạc Dương có nhiều loại như đất đỏ vàng, đất cát, đất mùn đỏ
vàng, đất phù sa, đất bạc màu,…, đất Đasar là đất mùn đỏ vàng, độ chua cao nên
cần bón vôi khử chua đất trước khi trồng.
2.3.Kinh tế
Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông
nghiệp. Vào năm 2007, các ngành du lịch và dịch vụ chiếm đến 70% tổng sản
phẩm nội địa của thành phố. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế của
Đà Lạt năm 2011 đạt 2.047.400 tỷ đồng, tương đương với Bảo Lộc, thành phố
thứ hai của Lâm Đồng. Trong lĩnh vực công nghiệp, thu hút nhiều lao động nhất
là các ngành công nghiệp chế biến. Một số sản phẩm của Đà Lạt như rượu vang,
Giám
đốc từ lâu đã được chế biến rộng rãi.
trà Atisô hay mứt
trái cây
Trong nông nghiệp, diện tích gieo trồng hang năm 12.597ha, trong đó,
cây rau, đậu các loại chiếm 7.977ha với
lượng 290 ngàn tấn; cây hoa các
Bansản
an toàn
loại chiếm 3.982ha và sản lượng hoa ước lao
đạtđộng
trên 2 tỷ ( năm 2014).

Diện tích sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao năm 2014 đạt
Phó giám đốc
kỷ
4.500ha; giá trị sản xuất bình quân 1haPhó
đạtgiám
220đốc
tr.đồng/năm
(hoa cắt cành 650trưởng phòng kinh
thuật
700tr.đồng/ha/năm, rau cao cấp 550tr.đồng//ha/năm, chè cành chất lượng cao đạt
doanh

35tr.đồng/ha/năm).
Khối văn
phòng

BP. Kinh
doanh

Phòng nuôi
cấy mô

Trại giống

Trưởng trại
dasar

Trưởng trại
măng lin


3. Cơ cấu tổ chức, lĩnh vực sản xuất, nguồn lực
3.1. Cơ cấu tổ chức

BP. Kế
toán

BP. Nhân
sự

Xưởng sản
xuất giá thể

Sản xuất
ngoài trời

Sản xuất
trong nhà
lưới

5


3.2.Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Bảng 1: Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty
Sản phẩm
Cây giống

Số loại
4


Hoa chậu 20
Hoa
cắt 38
cành
Giá thể
Khác

2

Tên
Lyly
Địa lan
Địa lan(13)
Cẩm chướng(7)
Cát tường(10)
Lyly(9)
Trấu và vỏ thông
Đuôi chồn

Cát tường
Hoa môn
Hồ điệp(7)
Mõm sói(2)
Cẩm tú cầu(8)
Vỏ thông

6


3.3.Nguồn lực

Bộ phận
Phòng mô
Vườn ươm
TT Đasar
TT Măng Lin

Số kỹ sư (người)
1
0
2
2

Số công nhân

Số công nhân

biên chế(người)
3
1
6
6

thời vụ(người)
2
1
11
16

4. Đối tác, các tổ chức liên quan
 Các doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho sản xuất của công ty:

- Cung cấp phân bón: Dongxanh, Yara(Nauy), Haifa(Israel),…
- Cung cấp vật tư nông nghiệp: Bảo Nông Thịnh, Azud, Khang Thịnh,…
- Thuốc bảo vệ thực vật: Tan Phú Nông, Vĩnh Thành, Tân Sáng…
- Giống: Sakata, Takifukukean, Dejong( Nhật Bản), Hilrada(Hà Lan)

PHẦN 3: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TẠI CƠ SỞ
1. Các hoạt động thực tập về chuyên môn của sinh viên tại cơ sở
1.1.Tại Phòng mô
a.Chuẩn bị bịch đổ môi trường
7


+ Bước 1: Dụng cụ: khuôn, băng keo, bịch nilong
+ Bước 2: Đặt bịch nilong vào khuôn vuốt nhẹ các góc cho vuông góc
rồi dán băng keo cô định rồi lấy bao nilong ra khỏi khuôn

Băng dính được đục lỗ

Khung và băng dính để tạo hình cho túi

Đóng lỗ cho túi môi trường

Túi hoàn chỉnh

Lưu ý: Đối với túi nuôi cấy cẩm chướng cần có 2 lỗ thoát hơi nước ở 2 mặt
bên của túi do cẩm chướng thoát hơi nước kém.
Các lỗ đục có đường kính khoảng 1cm. Dùng băng keo được đục sẵn các lỗ
tương ứng với các lỗ trên túi và dán những miếng giấy lọc có kích cỡ phù hợp
với lỗ kín các lỗ đó.Tránh dán hở để không khí lọt vào được.
b. Pha chế môi trường nhân giống:

- Chuẩn bị một số dụng cụ, hóa chất cần thiết để pha môi trường nuôi
cấy.Trước khi pha môi trường cần pha dung dịch mẹ (6lít dung dịch đa lượng).
- Dụng cụ pha môi trường nuôi cấy: bình đựng môi trường, nồi pha môi
trường, ca đựng hóa chất, ống đong định lượng, máy hấp khử trùng…
Bảng 5: Hóa chất pha môi trường MS
Tên

Đa lượng
Khối
lượng(g)/10

Khối
lượng(g)/

Tên

Vi lượng
Khối
lượng(g)/

Khối
lượng(g)/
8


0l môi
trường
KNO3
190
NH4NO3

165
MgSO4.7H2O 18
KH2PO4
17
CaCl2
33,2

600l môi
trường
1140
660

100l môi
trường
H3BO3
0,62
MnSO4.7H2O 1,69
ZnSO4.7H2O 0,86
108
KI
0,083
199,2
Na2MoO4.H2O 0,025
CuSO4.2H2O 0,0025
CoCl2.6H2O
0,0025
Inositol
10
B1(thiamine) 1
B6(pridoxin) 0,1

Nicotinie acid 0,1
Glycin
0,2
FeSO4
2,79
Na2EDTA
3,74
Bảng 6: Công thức pha môi trường nhân cẩm chướng, dâu tây

Tên
Chất kích thích(BA và IBA)
Đường
Nước
Agar
Đa lượng
Vi lượng

600l môi
trường
3,72
10,14
5,16
0,498
0,15
0,015
0,015
60
6
0,6
0,6

1,2
16,74
22,44

Khối lượng/l
0.05ml mỗi loại
30g

Khối lượng/30l
1.5ml mỗi loại
900g

20g
10g

600g
300g

Lưu ý: Đối với môi trường cấy phần ngọn cần bổ xung bột than
 Thao tác pha môi trường
•Chuẩn bị dụng cụ hóa chất. Các ống đựng môi trường cần được làm sạch
để khô
•Các bước tiến hành pha chế:
B1: Cân đong đa lượng và vi lượng cho vào nồi pha hòa tan lần lượt các
chất cho đến khi tan hoàn toàn( riêng CaCl 2 cần hòa tan trong ca rồi mới đổ vào
nồi để tránh kết tủa).
B2: Bổ sung thêm đường khuấy đều cho đường tan hết
B3:Chuẩn độ dung dịch bằng máy đo, điều chỉnh PH trong khoảng 5.6-5.8(
nếu PH trên 5.8 thì bổ sung thêm HCl 0.1M, nếu PH thấp hơn 5.6 thì bổ sung
them NaOH hoặc KOH 0.1M)

9


B4:Lên thể tích bằng các ống định mức 500ml
B5: Chia dung dịch vào các bình đựng và đậy kín miệng bình
•Hấp khử trùng các bình đựng môi trường cùng các dụng cụ cấy và túi
đựng môi trường khoảng 120 phút.

Nồi pha môi trường

Đong dung dịch MS

Đổ agar

Nấu hóa chất

Xếp bình đựng môi trường vào máy hấp

Máy đo PH

Đổ môi trường vào túi

10


c. Nhân cây giống:
 Cấy nhân giống cẩm chướng
- Chuẩn bị
- Cây cẩm chướng F1
- Chuẩn bị dụng cụ cấy: pank, kẹp, dao, giấy-nilon, khăn lau…được hấp

khử trùng
- Chuẩn bị phòng cấy và bốc cấy(tủ cấy): Phòng cấy được dọn dẹp sạch sẽ,
bốc cấy được khử trùng bằng tia cực tím 20-30 phút. Dùng cồn 70 0C lau bốc cấy
từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới (2 lần).
- Trước khi vào phòng cấy cần vệ sinh sạch sẽ tay bằng nước rửa tay hoặc
cồn 700C

•Các thao tác cấy:
- Dùng kéo cắt miệng túi sau đó dùng pank gắp cây ra khỏi túi môi trường
cũ đặt lên giấy cấy.

Túi cây cẩm chướng cần nhân
- Tay trái dùng pank kẹp giữ cây, tay phải dung dao cắt cây theo từng
đoạn(mỗi đoạn 1 đốt, để riêng đoạn thân và ngọn), loại bỏ đoạn rễ và những cây
bị héo.
- Dùng pank gắp từng đoạn thân cấy vào môi trường …, cấy đoạn ngọn vào
môi trường ra rễ. Mật độ khoảng ….

Cắt cây

Cấy cây vào túi môi trường mới

Túi hoàn chỉnh
11


•Các thao tác sau khi cấy
- Khi không cấy nữa cần đem dụng cụ cấy ra khỏi bốc cấy
- Lau lại bốc cấy bằng cồn
- Dọn vệ sinh sạch sẽ bốc cấy và khu vực xung quanh

- Tắt đèn và máy khử trùng.
- <!> Chú ý:
- Trong khi thao tác trong bốc cấy không được đưa tay qua mặt giấy
- Sau khi dừng thao tác cần cắm pank và kẹp vào hộp khử trùng
- Không để cây rơi ra khỏi giấy cấy. Nếu cây rơi khỏi giấy cấy cần loại bỏ ngay
- Sau khi cấy một khoảng thời gian cần lau vị trí cấy bằng cồn 700C
- Tay phải hơi nghiêng khi cấy cây
- Không để pank chạm vào môi trường
- Loại bỏ giấy cấy sau mỗi lần cắt.
1.2. Tại vườn ươm:
a. Gieo hạt:
- Chuẩn bị các khay giá thể xơ dừa
- Gieo hạt bằng máy và thủ công
- Kiểm tra các khay gieo hạt được gieo bằng máy. Mỗi lỗ để 1 hạt
- Dùng pank gắp các hạt từ lỗ có nhiều hạt qua lỗ không có hạt.
- Các khay được ghi tên loại hạt và ngày tháng gieo để tiện theo dõi và
chăm sóc

Dồn giá thể vào khay bằng máy

Kiểm tra các khay gieo hạt

Các giống hạt cúc

Gieo hạt bằng máy

Lấp giá thể lên sau khi gieo

Chăm sóc khay hạt


- Hạt giống sau khi gieo tưới nước thường xuyên, mỗi ngày tưới nước 1-2
lần tùy thuộc vào thời tiết đảm bảo độ ẩm cho hạt phát triển.
12


- Cây con sau một tuần có 2 lá thật bắt đầu kết hợp tưới nước và bổ xung
thêm phân bón.

Cây con đã nảy mầm
b. Giâm cành cây cúc
 Chọn cành giâm từ cây mẹ
- Chọn ngọn trên cây mẹ không bị sâu bệnh, không dị dạng xanh tốt có
chiều dài từ 12-15 cm; 6-8 lá; đường kính thân: 0,3 - 0,4cm, sau đó dùng dao cắt
ngang cành.

Cắt ngọn cúc
Ngọn cúc sau khi cắt
•Lưu ý: Vườn cúc mẹ thường bị sâu vẽ bùa vào mùa khô nên thường sử
dụng thuốc trừ sâu để phun

Thuốc trừ sâu
 Xử lý thuốc
- Sử dụng dung dịch kích thích ra rễ RIP để xử lý cành trước khi giâm bằng
cách nhúng ngập phần gốc từ 1-2 cm, trong thời gian từ 3- 5 giây rồi tiến hành
giâm vào khay xốp.

13


Chất kích thích ra rễ cây thân gỗ và thân thảo

 Kỹ thuật giâm:
- Giâm trên khay: Khay giâm có kích thước 40x60cm, có 875 đến 880 lỗ,
đường kính lỗ 0,5cm.
- Chú ý: Dùng tay cắm cành thẳng đứng, sâu khoảng 1cm. cây được cắm
xen kẻ nhau.

Khay cúc giâm
- Sau khi giâm đặt lên dàn rồi trùm phủ lưới tối màu lại tránh ánh nắng trực
tiếp, dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động 5 phút tưới 1, để luôn đảm bảo độ ẩm
giá thể đạt 90%, sau đó giảm dần (ẩm độ giá thể đạt 70-80%).
c. Ra cây cẩm chướng ở phòng nuôi cấy mô
Khi phần ngọn của cây cẩm chướng được nuôi cấy từ 20-22 ngày kiểm tra
nếu cây con sinh trưởng bình thường có rễ hoàn chỉnh thì có thể đem ra trồng.
 Các bước ra cây:
B1: Lấy cây ra khỏi môi trường, rửa sạch môi trường dính trên cây
B2: Chuẩn bị khay giá thể (xơ dừa)
B3: Tưới ẩm giá thể và trồng cây vào các lỗ khay
Cây cẩm chướng nuôi cấy mô Rửa sạch agar dính vào cây
Cây đã được cấy
d.
d.
d.

d. Chuyển cây dâu tây con sang bầu mới
B1. Rữa sạch cốc nhựa
B2. Cho một lớp giá thể vào đáy cốc sau đó lấy cây ra khỏi bầu cũ và
chuyển qua cốc mới
•Lưu ý: phải cho phần bầu của cây con lên trên miệng li khoảng ¼ bầu
14



Lấy cây ra khỏi túi bầu

Cho cây vào cốc mới

Cây đã được chuyển

1.3. Tại trang trại Măng Lin
a. Thu hoạch, đóng gói, xữ lý loại hoa cắt cành
Thu hoạch hoa chủ yếu vào buổi sáng sớm
 Đối với hoa cúc:
- Nhổ cúc lên khỏi mặt đất và cắt bỏ 12 – 15cm gốc, tuốt 15cm lá chân, bó
hoa có chiều dài từ 65 – 70cm
- Bó cúc thành từng bó ngay tại ruộng, mỗi bó 5-7 cành. Buộc dây thun
cách gốc 3– 5cm
- Khi cắt xong các bó cúc được chuyển tới nhà phân loại, đóng gói và bảo
quản.
- Cúc được cắm vào chậu nước cho cành không bị mất nước và héo.

Thu hoạch và đóng gói cúc
 Đối với hoa cẩm chướng:
- Chọn nụ hoa nở khoảng 1/2 bông thì cắt thu hoạch hoa. Hoa cắt cách gốc
3 – 5 cm (cắt dưới tầng lưới thứ 3 của lưới)
- Hoa cắt xong được vận chuyển tới nhà phân loại và đóng gói, bảo quản
 Đối với hoa lyli :
- Chiều cao bông thứ nhất 12,7cm, bông thứ 2 là 11,9cm, bông thứ 3 là
10,1cm tương ứng với đường kính bông là 2,6cm, 2,1cm và 1,8cm.
15



- Màu sắc bông thứ nhất chuyển sang màu hồng nhạt, búp hoa phồng to.

 Tỉa nụ cẩm chướng

1.4. Tại trang trại Đasar
a.Trồng cây cúc nhật:
 Các thao tác chuẩn bị và trồng:
B1.Làm đất lên luống trồng: luống rộng 1,5-2m, cao 20cm, rãnh rộng 20cm
B2.Phủ nilon đã được đục lỗ lên trên mặt luống( Phủ nilon giúp hạn chế cỏ
dại và giúp đất giữ ẩm).
B3.Chuyển các vỉ cây giống cúc nhật giàn đều ra theo chiều dọc luống.
B4.Tưới ẩm và lấy cây ra khỏi khay
B5.Trồng mỗi cây vào một lỗ
•Lưu ý: Khi trồng cây xong tưới lại một lần nữa.

16


b.Phòng trừ sâu, bệnh hại:
Loại
Sâu
hại

Tên
Rệp sáp
Nhện đỏ
Sên nhớt
Sâu xám, sâu tơ

Nấm

bệnh

Virus

Loại thuốc công ty
dung
Hoa lily, cúc nhật,…
TASIEU 1.9EC
Cúc nhật, cẩm chướng, dâu Kumulus 80WG,
tây, hoa lily,..
Dâu tây
Mocap 3G
Cúc nhật, dâu tây, cát Mapy 18EC
tường…
Cúc nhật, dâu tây. Hoa lily
TASIEU 1.9EC
Cúc nhật, hoa lily
TASIEU 1.9EC,
Cúc nhật, cát tường…
CAREN THAI 50SC
Dâu tây, hoa lily
CAREN THAI 50SC,
Eugenol
Đối tượng gây hại

Bọ trĩ
Vẽ bùa
Fusarium
Bệnh mốc xám:
Thối trái do

(Botrytis cinerea)
Rhizoctonia solani Cúc nhật, cát tường, mẫu CAREN THAI 50SC
đơn…
Phytophthora
Dâu tây, cúc nhật, cẩm AGRI-FOS 400
chướng…
Bệnh khảm lá Hoa lily
virus(CMV)

c.Trồng, thu hoạch, đóng gói dâu tây
 Cách trồng:
- Cây giống được ngâm trong dung dịch kích thích sinh trưởng 5 – 10 phút,
đặt cây vào giữa lỗ trống phủ giá thể 2/3 bầu là được, lẹn chặt xung quang gốc
để cây không bị nghiêng đổ. Sau khi trồng tưới đãm nước.

 Thu hoạch dâu:
- Chọn quả dâu tây chín đều, có màu đỏ tươi.
- Hái quả: Nguyên tắc là càng chạm vào quả ít nhất càng tốt.Sử dụng ngón
trỏ và ngón giữa giữ lấy cuống sau đó dùng ngón cái giữ lấy đáy quả rồi bẻ
ngang cuống quả.
17


 Đóng hộp dâu tây:
Sau khi thu các quả chín về phân loại quả A, B, C để đóng hộp.

d. Ngoài ra còn làm một số công việc:
 Tỉa lá dâu tây:
Chọn các lá già, lá bị cháy mép, các nụ hoa bị hỏng, các quả nhỏ dị dạng,
cuống quả để loại bỏ. Khi tỉa lá nắm sát vào gốc lá, cuống quả để tỉa tránh làm

đứt ngang.

 Tìm hiểu về hệ thống nhà lưới của công ty:
- Hiện công ty đang sử dụng hệ thống nhà lưới được nhập khẩu ở nước
ngoài với mức đầu tư 1tỷ đồng/1ha.
- Bên trong nhà lưới thiết kế các luống trồng cây theo hướng Bắc-Nam để
cây trồng có thể thu nhận lượng ánh sáng đồng đều và nhiều nhất.
18


 Tìm hiểu về hệ thống cung cấp nước và dinh dưỡng:
- Gồm các thùng đựng phân nước với dung tích 200lít: gồm 4 thùng được
gọi là các tank đánh dấu Tank 1 đến tank 4
- Bộ lọc dung dịch: lọc các chất cặn trong dung dịch dinh dưỡng để tránh
tắc ống, lỗ nhỏ giọt và béc tưới
- Máy bơm nước: Bơm nước vào bình dung dịch và dẫn nước ra vườn
- Hệ điều hành: Máy tính nối với bộ điều khiển để chạy chương trình tưới,
bón phân khác nhau cho từng loại cây và trong các giai đoạn khác nhau.

- Tham quan hệ thống sản xuất giá thể ở công ty:
- Công ty hiện nay cung cấp mỗi năm hàng chục tấn giá thể trồng cây, đảm
bảo an toàn và sạch bệnh cho thị trường tiêu dùng.
- Sản phẩm của công ty được sản suất theo một dây chuyền hiện đại với các
máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ tự động hóa.

19


•Một vài hình ảnh về các bệnh phổ biến trong nông trại:


•Lưu ý:
- Khi sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật phải tuân thủ theo hướng dẫn sau
- Các nội dung tưới nước, bón phân, phun thuốc BVTV được người quản lý
ghi lại trên bảng tin và lưu lại trong hồ sơ làm việc.

2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. Nhận thức nghề nghiệp
Công việc của các kỹ sư ngành nông nghiệp rất đa dạng và vất vả. Đòi hỏi
phải có lòng yêu nghề, chịu đựng được những thay đổi của khí hậu và thời tiết.
Cần cù, cẩn thận, có khả năng quan sát, phân tích tổng hợp, có ước vọng tạo ra
những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu trong và
ngoài nước.
2.2. Môi trường nghề nghiệp
Công ty có đầy đủ trang thiết bị để chủ động trong mọi công tác. Con
20


người ở đây rất chuyên nghiệp trong công việc, hiền hòa, đoàn kết, biết giúp đỡ
nhau trong cuộc sống.
2.3. Về những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần có
 Về kiến thức:
- Trang bị và hiểu biết nhiều hơn về sâu bệnh hại trên cây hoa, biết cách sử
dụng hiệu quả một số loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc,
thu hoạch, đóng gói và bảo quản cây cúc nhật, cẩm chướng, địa lan, lyli, dâu tây.
- Có thêm nhận thức đầy đủ hơn về nghề nghiệp của mình, cảm nhận được
sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế.
 Về kỹ năng:
- Đây là môi trường giúp tôi được hoàn thiện hơn kỹ năng giao tiếp của bản
thân, là môi trường để tôi có thể chủ động tham gia nhiều việc, biết nhiều điều

và tự tin hơn trong công việc.
- Về nhận thức và thái độ nghề nghiệp: Thực tập nghề nghiệp giúp tôi có
điều kiện áp dụng các kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tế, có điều kiện
làm việc độc lập.
- Kinh nghiệm nhóm: Tham gia hoạt động nhóm tích cực, nêu ra ý kiến cá
nhân cùng nhau trao dổi và rút ra bài học cho bản thân.
- Kinh nghiệm cá nhân: Phải chủ động, biết chịu khó, yêu nghề và luôn vui
vẻ để thích ứng với công việc và hoàn thiện bản thân.
- Nhận nhiệm vụ: Trong thời gian thực tập thường xuyên đề nghị với quản
lý để được làm các công việc đúng chuyên môn của mình.
- Lập kế hoạch thực hiện: Tự lên kế hoạch làm việc cho bản thân trong suốt
quá trình thực tập.
- Làm việc với cấp trên: Biết học hỏi và tiếp thu ý kiến của cấp trên và ứng
xử linh hoạt, bản thân phải trung thực trong mọi lúc.
- Làm việc với đồng nghiệp: Luôn sống cởi mở, hoà đồng và giúp đỡ mọi
người để cùng hoàn thành tốt công việc.
- Thao tác thực hành công việc: Làm việc nghiêm túc, vừa làm vừa học
hỏi, luôn có thái độ tích cực trong công việc.
2.4. Các kỹ năng chưa học được và cần bổ sung trong thời gian tới
- Việc nhận biết các loại sâu, bệnh còn bị hạn chế
- Tích cực học hỏi, trau dồi, kiến thức chuyên ngành BVTV
2.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ bản thân qua đợt thực tập này
21


- Tìm hiểu kỹ về hoạt động của công ty để không bở ngỡ khi vào thực tập
- Liên hệ với cơ sở sớm giúp mình chủ động trong việc lên kế hoạch thực tập.
- Trước khi đi thực tập cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết sẽ thuận
lợi trong việc di chuyển và ăn ở tại cơ sở.
- Tìm kiếm và liên hệ với các cơ sở thực tập mới sẽ học hỏi được nhiều

hơn.
- Khi đi thực tập xa cần chú ý chỉ mang những vật dụng cần thiết tránh
mang quá nhiều đồ.
2.6. Thuận lợi và khó khăn thực tập trong thời gian qua của sinh viên
 Thuận lợi
- Được sự hỗ trợ nhiệt tình từ khoa Nông học và giáo viên hướng dẫn.
- Cơ quan tạo điều kiện tốt tới đời sống sinh hoạt và sinh viên có thể làm
việc, học tập trên thực địa.
- Cán bộ cơ quan truyền đạt các kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tế,
những kỹ năng công tác rất cụ thể và nhiệt tình.
 Khó khăn
- Lần đầu tham gia vào quá trình nghiên cứu nên chưa chủ động được trong
công việc được nhiều.
- Còn thiếu kiến thức thực hành
- Vì chưa được tiếp xúc với thực tiển nhiều nên khi sử dụng những thiết bị
phục vụ cho quá trình nghiên cứu và lao động đang còn lúng túng và tốc độ làm
việc còn chậm
- Lần đầu tiên được tiếp xúc với thực tế công việc nên hành động còn rụt
rè, thiếu tự tin.

22


23


PHẦN 4:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Về chuyên môn:
- Đã nắm bắt học hỏi được khá nhiều kiến thức thực tế sản xuất

- Rèn luyện kỹ hơn các kiến thức trong sách vở và bài giảng của các thầy cô
- Hiểu được khó khăn của nghề và định hướng mục tiêu tương lai
 Về kỹ năng:
- Rèn luyện một số kỹ năng mềm: giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc độc
lập, thu thập và xử lý thông tin, đánh giá và xử lý số liệu…
- Làm quen với môi trường, con người và hoàn cảnh mới giúp tôi dễ dàng
hòa nhập với công việc sau này.
2. Kiến nghị
 Đối với nhà trường
- Tạo mối liên kết với các cơ sở sản xuất
- Mong muốn nhà trường sắp sếp thời gian đi thực tập sau tháng giêng để
tránh tình trạng đi tàu xe khó khăn và giá cước cao hơn ngày bình thường.
 Đối với cơ sở
- Khi các bạn sinh viên thực tập tại các trang trại người quản lý sắp sếp cho
các bạn thực hiện các công việc liên quan đến kỹ thuật nhiều hơn nữa, tránh làm
nhiều một công việc và những công việc ít liên quan đến kỹ thuật
- Tăng hổ trợ cho sinh viên thực tập

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy trình kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng và công nghệ sau thu
hoạch của cây hoa cúc tại Đà Lạt.
2. />3. />4. />%ADt+tr%E1%BB%93ng+d%C3%A2u+t%C3%A2y+th%E1%BB%A7y+canh
5. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Lily – Công ty Langbiang Farm
6. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc – Công ty Lang bia ang Farm
7. Sổ tay thực tập nghề nghiệp II
8. />
25



×