Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm mộc nhĩ tại xã thạch hạ tp hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.82 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm mộc nhĩ tại
xã Thạch Hạ - Tp Hà Tĩnh – tỉnh Hà Tĩnh

Họ và tên: Lê Thị Duyên
Lớp: Phát triển nông thôn K46B
Thời gian thực hiện: 28/12/2015 – 1/5/2016
Địa điểm thực hiện: Xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Viết Tuân
Bộ môn : Hệ thống nông nghiệp

NĂM - 2016
1


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân, tổ chức và đơn vị.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Khuyến
nông và Phát triển nông thôn – Trường ĐH Nông Lâm Huế đã hết long giúp đỡ
và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường. Đặc biệt là sự quan tâm, tận tình chỉ dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Viết Tuân,
là người hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn UBND Xã Thạch Hạ, đặc biệt là HTX trồng
nấm, cũng như các phòng ban khác, ban lãnh đạo và các hộ nông dân trồng nấm


3 thôn Tân Học, Liên Thanh và Thôn Hạ đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan. Khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông
cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Lê Thị Duyên

2


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt

4


Chữ được viết tắt

TP

Thành phố

HTX

Hợp tác xã

SX

Sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội

CSHT

Cơ sở hạ tầng


KHKT

Khoa học kỹ thuật

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NL

Nguyên liệu


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

-

-

Tên đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm mộc nhĩ tại xã
Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh”
Mục tiêu nghiện cứu:
+ Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ nấm mộc nhĩ tại xã Thạch Hạ - TP hà Tĩnh –
Tỉnh Hà Tĩnh
+ Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ và kênh tiêu thụ nấm mộc nhĩ tại xã Thạch
Hạ- TP Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Duyên
Giáo viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Viết Tuân
Phần tóm tắt đề tài:
+ Giới thiệu đề tài:

Xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh là một nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển nghề trồng nấm nói chung và nghề trông nấm mộc nhĩ nói riêng . Thạch Hạ
hiện đang là xã dẫn đầu về sản lượng nấm của TP Hà Tĩnh. Trong các sản phẩm
nấm hiện nay của xã thì nấm mộc nhĩ đang là sản phẩm được trồng nhiều nhất và
có khối lượng tiêu thụ lớn. Tuy nhiên nghề trồng nấm ở xã Thạch Hạ hiện nay đang
gặp một số khó khăn như: quy mô vẫn còn nhỏ lẻ và thiếu ổn định , người dân vẫn
còn bị động về giá, kỹ thuật sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và còn phụ
thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. Mặc dù trong quá trình phát triển sản
xuất nấm của địa phương đã có những giải pháp để phát triển sản xuất nấm nhưng
mới chỉ là tình thế chưa mang tính hệ thống và đồng bộ . Việc nghiên cứu rõ tình
hình trồng và tiêu thụ nấm mộc nhĩ ở địa phương đang là vấn đề bức thiết và có ý
nghĩa quan trọng để góp phần giải quyết vấn đề khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ
nấm mộc nhĩ. Đồng thời phát huy những lợi thế của vùng về điều kiện tự nhiên ,
kinh tế xã hội đẻ cho sản xuất nấm mộc nhĩ được phát triển theo lối sản xuất hàng
5


hóa, tăng giá trị cho sản phẩm nấm mộc nhĩ. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài :
“Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm mộc nhĩ tại xã Thạch Hạ - Tp Hà
Tĩnh” để nghiên cứu.
+ Nội dung, phương pháp:
Qua việc tìm hiểu đề tài, thấy rõ được: Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh
tế, xã hội của xã Thạch Hạ ; hoạt động sản xuất nấm ăn nói chung và nấm
moojcnhix nói riêng tại địa phương: lịch sử phát triển nấm mộc nhĩ tại địa
phương địa phương, quy mô sản xuất nấm mộc nhĩ; hình thức sản xuất nấm mộc
nhĩ tại địa bàn xã; Các hình thức tiêu thụ nấm mộc nhĩ tại địa bàn xã, các kênh
phân phối sản phẩm nấm mộc nhĩ , sản lượng phân phối, giá mua và bán, chi
phí, lợi nhuận trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ nấm mộc nhĩ ; những thuận
lợi và khó khăn ; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt sản xuất và tiêu thụ
nấm mộc nhĩ tại xã.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp phân tích là phân
tích định tính và phân tích định lượng. Các dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu được
phân tích, đánh giá qua bảng biểu, sơ đồ bằng phương pháp phân tích định tính.
Dữ liệu phỏng vấn hộ được phân tích định lượng, mã hóa và quản lí bẳng phần
mềm excel 2007 gồm: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của những biến cần
nghiên cứu của các hộ điều tra.
+ Kết quả nghiên cứu:
Xã Thạch Hạ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nấm mộc
nhĩ. Hiện nay trên địa bàn xã có 107 hộ sản xuất nấm mộc nhĩ trong đó thôn
Liên Thanh, Thôn Tân Học và thôn Hạ là 3 thôn có diện tích và quy mô nguyên
liệu sản xuất nấm lớn nhất.Tổng diện tổng trồng nấm nấm mộc nhĩ trên địa bàn
xã Thạch Hạ năm 2015 là 19,8ha, quy mô nguyên liệu sản xuất là 1.204 tấn
nguyên liệu với tổng sản lượng đạt 102,72 tấn sản phẩm nấm mộc nhĩ.
Hiện nay, hoạt động trồng nấm mộc nhĩ ở xã Thạch Hạ đang tồn tại hai
hình thức tổ chức sản xuất cơ bản. Đó là hộ sản xuất độc lập và hộ sản xuất
trong HTX. Tùy vào quy mô, diện tích sản xuất và điều kiện cụ thể mà các hộ
lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Năm 2015, có đến 86 hộ sản
xuất theo hình thức sản xuất độc lập và 21 hộ sản xuất trong HTX trong tổng số
107 hộ sản xuất nấm mộc nhĩ trên địa bàn xã Thạch Hạ.
Lượng nấm mộc nhĩ xã Thạch Hạ được tiêu thụ trên thị trường ngày càng
tăng trong những năm gần đây dưới hình thức sơ chế(sấy khô),tốc độ tăng
trưởng nhanh, bình quân mỗi năm lượng nấm mộc nhĩ tiêu thụ tăng 25,34%.
Nhìn chung, sản lượng nấm mộc nhĩ sản xuất ra trên địa bàn xã đều được tiêu
6


thụ hết thông qua các kênh tiêu thụ. Nấm mộc nhĩ sau khi thu hoạch được sấy
khô sẽ được bán cho HTX ; thương lái hoặc đưa đi nhập cho các đại lý ở các chợ
và người tiêu dùng trong Thành phố Hà Tĩnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ nấm mộc nhĩ trên địa bàn xã

bao gồm : Nguyên liệu, kỹ thuật và công nghệ, thời vụ, trình độ lao động ,vốn
sản xuất, lao động, thì trường tiêu thụ, giá cả sản phẩm, hành vi của người tiêu
dùng,công tác quảng cáo và tiếp thị.

7


+ Kết luận
Sản xuất nấm mộc nhĩ trên địa bàn xã Thạch Hạ có nhiều điều kiện để phát
triển , tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ và chưa ổn định. Chính vì vậy, để phát triển
hoạt động sản xuất và tiêu thụ nấm mộc nhĩ cần có những giải pháp hỗ trợ kịp
thời nhằm khuyến khích, thu hút sự tham gia của người dân ở địa phương, đồng
thời phát huy vai trò của HTX và tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho người
sản xuất.
Giáo viên hướng dẫn

T.S Nguyễn Viết Tuân

8

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Duyên


PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính c. PHẦN MỞ ĐẦUn
Nghành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng
trăm năm nay. Do đặc tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang
hợp, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp vào thành một giới riêng. Ở Việt Nam

việt nghiên cứu và sản xuất nấm ăn mới bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Trong mấy chục năm qua , nghề nuôi trồng nấm có nhiều bước thăng trầm. Tuy
nhiên những năm gần đây kết quả nghiên cứu đã gắn liền với sản xuất đem lại hiệu
quả kinh tế thiết thực và những công nghệ phù hợp. Hiện nay ở nước ta đã và đang
hình thành một hệ thống khá đồng bộ từ khâu nghiên cứu đến khâu nuôi trồng, chế
biến, tiêu thụ sản phẩm.
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein
chỉ đứng sau thịt, các, rất giàu khoáng chất, axitamin không thể thay thế, các
Vitamin A, B, C, D,..và không chứa các độc tố. Nấm ăn là loại thực phẩm sạch,
giàu dinh dưỡng như một loại “rau sạch” và “thịt sạch” được nhiều người ưa
chuộng, mặc dù hàm lượng đạm cao nhưng nấm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể
mà không gây ra hậu quả bất lợi như đạm động vật, đường hay tinh bột của động
vật. Bên cạnh đó nấm còn nhiều loài nấm còn có khả năng phòng, chống bệnh
mà hiện nay đang được nghiên cứu rất nhiều trong đó có nấm mộc nhĩ. Đặc biệt
là tác dụng phòng chống virut, khối u, ung thư và các bệnh khác như tim mạch,
tiểu đường, huyết áp.
Công nghệ sản xuất nấm không phức tạp, nấm sinh trưởng nhanh, nguyên
liệu để sản xuất chủ yếu là xenlulô hêmixinlulô, các phế thải của nghành sản
xuất nông, công, lâm nghiệp dễ kiếm, dễ sử dụng. Chính vì thế mà nghề trồng
nấm trên thế giới đã được hình thành và phát triển từ nhiều năm nay ở quy mô
công nghiệp hiện đại, cũng như quy mô hộ gia đình ở nhiều nước như: Hà Lan,
Pháp,Ý, Mỹ,Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Ở nước ta nấm ăn cũng đã biết đến từ lâu. Tuy nhiên việc sản xuất chưa
được mở rộng do điều kiện trồng nấm chưa thuận lợi. mặc dù vậy, chỉ trong
vòng mười lăm năm trở lại đây, với sự chuyển giao công nghệ và việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nghề trông nấm đã được phát triển rất mạnh. Khi
đó nghề sản xuất nấm ăn mới được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Vì vậy mà hầu hết các tỉnh thành trong cả nước ta đều có nghề trồng
nấm, trong đó nấm mộc nhĩ là một trong những loại nấm ăn được sử dụng rất
rộng rãi, có giá trị dinh dưỡng khá cao.

9


Xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh là một nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển nghề trồng nấm nói chung và nghề trông nấm mộc nhĩ nói riêng . Thạch Hạ
hiện đang là xã dẫn đầu về sản lượng nấm của Thành phố Hà Tĩnh. Trong các sản
phẩm nấm hiện nay của xã thì nấm mộc nhĩ đang là sản phẩm được trồng nhiều
nhất và có khối lượng tiêu thụ lớn. Tuy nhiên nghề trồng nấm ở xã Thạch Hạ hiện
nay đang gặp một số khó khăn như: quy mô vẫn còn nhỏ lẻ và thiếu ổn định , người
dân vẫn còn bị động về giá, kỹ thuật sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và còn
phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. Mặc dù trong quá trình phát triển
sản xuất nấm của địa phương đã có những giải pháp để phát triển sản xuất nấm
nhưng mới chỉ là tình thế chưa mang tính hệ thống và đồng bộ . Việc nghiên cứu
rõ tình hình trồng và tiêu thụ nấm mộc nhĩ ở địa phương đang là vấn đề bức thiết
và có ý nghĩa quan trọng để góp phần giải quyết vấn đề khó khăn trong sản xuất và
tiêu thụ nấm mộc nhĩ. Đồng thời phát huy những lợi thế của vùng về điều kiện tự
nhiên , kinh tế xã hội đẻ cho sản xuất nấm mộc nhĩ được phát triển theo lối sản xuất
hàng hóa, tăng giá trị cho sản phẩm nấm mộc nhĩ. Vì vậy tôi quyết định chọn đề
tài : “ Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm mộc nhĩ tại xã Thạch Hạ - Tp
Hà Tĩnh” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.Tìm hiểu thực trạng sản xuất nấm mộc nhĩ tại xã Thạch Hạ-TP Hà TĩnhTỉnh Hà Tĩnh.
2. Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ và kênh tiêu thụ nấm mộc nhĩ tại xã Thạch
Hạ - TP Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ s II. TỔNG
10



2.1.1. Tổng quan về nấm mộc nhĩ
2.1.1.1 Khái niệm về nấm
Nấm là những thực vật bậc thấp không có hoa, không có lá và không có
chất diệp lục. Vì không có diệp lục tố, nấm không lấy năng lượng qua ánh sáng
mặt trời được nên phải sống ký sinh trên các cây khác hoặc trên chất mục nát.
Có loại nấm sống cộng sinh lấy chất dinh dưỡng của cây và cung cấp cho cây
khoáng chất như phospho [13].
Nấm vừa có ích vừa có hại với chúng ta. Nấm được dùng cho việc làm
bánh mì, bia, pho mát, rượu vang, các axit hữu cơ, enzym, các sinh tố và chất
kháng sinh. Thuốc penixilin được làm từ loại nấm penicilin có màu xanh lục và
xanh dương, rất hữu ích trong việc chữa trị nhiều căn bệnh.
Men nấm là loại nấm được dùng cho quá trình lên men. Một vài loại nấm
được làm thực phẩm (nấm ăn), một số nấm khác thì rất độc, không thể ăn được
và một số nấm gây ra các bệnh tật hoặc gây hại cho mùa màng [13].
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm ăn có hàm
lượng protein (đạm thực vật) rất cao: chỉ sau thịt, cá, đồng thời rất giàu chất
khoáng và các axit amin không thay thế (các vitamin: A, B, C, D, E, v.v...), nấm
ăn không có các độc tố nên có thể coi nấm ăn như một loại "rau sạch" và “thịt
sạch" giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Sản phẩm nấm được tiêu thụ
chủ yếu ở dạng tươi, đóng hộp, sấy khô và làm thuốc bổ[1, tr4].
Hiện nay trên thế giới đã có hàng chục loại nấm ăn (thu hái tự nhiên và
nuôi trồng), các món ăn từ nấm cũng được chế biến vô cùng phong phú và tinh
tế. Nấm ăn còn là nguồn nguyên liệu để chế biến các món ăn chay, ăn kiêng [1,
tr5].
Các loại nấm ăn được trồng phổ biến hiện nay thuộc các chi Nấm mỡ
(Agaricus), Nấm hương (Lentinus), Nấm rơm (Volvariella), Nấm sò (Pleurotus),
Mộc nhĩ (Auricularia)…của ngành Nấm đảm (Bsidiomycota)[15].
2.1.1.2. Khái niệm nấm mộc nhĩ
Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo hoặc là nấm tai mèo vì lúc còn tươi có
hình dạng giống tai mèo. Mặt ngoài tai nấm có màu nâu nhạt, mạch trong nhăn

màu nâu sẫm. Mộc nhĩ có tên khoa học là Auricularia polytricha sacc, chi
Auricularia Bull. ExMerat,thuộc họ Auriculariaceae. Mộc nhĩ nguyên là một loại
nấm mọc hoang trên những thân gỗ mục[16].
Nấm mộc nhĩ được phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Yên
Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên,Lạng Sơn, Quảng Ninh,Bắc Giang, Hà Nội,
11


Thanh Hóa,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Tây
Ninh[16].
Mùn cưa tạp xử lý bằng nước +n.vôi + sunphát amôn và đường saccarô tỷ lệ
0,5-1% so với trọng lượng khô của mùn cưa. Ủ đảo Chăm sóc, tưới nước sạch
Cấy giống Đóng bịch, hấp, thanh trùng ở 100 C 0 trong 1 ngày Ươm sợi Thu
hái, sơ chế,tiêu thụ Treo, rạch bịc
2.1.1.3. Khái niệm sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất
 Khái niệm về sản xuất

Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào để tạo ra sản
phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra . Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một
cách có hệ thống với trình độ sử dụng các đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm số sản xuất:
Q = f(X1,X2,X3…,Xn)
Trong đó: Q là số lượng một loại sản phẩm nhất định
X1,X2,X3…..,Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
- Vốn sản xuất : Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều
kiện năng suất lao động không đổi ki tăng tổng số vốn sẽ dẫn tới tăng thêm sản
lượng sản phẩm hàng hóa.
- Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi
hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao

động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kĩ năng lao động. Do đó chất lượng
lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
- Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với nghành nông
nghiệp và còn rất quan trọng với nghành sản xuất với nghành công nghiệp và
dịch vụ . Đất đai là yếu tố cố định lại bị gới hạn bởi quy mô nên người ta phải
đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhắm nâng cao hiệu quả
sửu dụng đất đai.
- Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất
đã giải phóng được lao động nặng nhọc , độc hại cho người lao động và tạo ra sự
tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản
xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành
phần kinh tế, các yếu tố về thành phần nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản
phẩm,.. cũng có tác động đến quá trình sản xuất.
12


2.1.1.4. Tiêu thụ và và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
 Khái niệm về tiêu thụ

+ Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng
hóa. Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa chuyển dịch từ hình thái hiện vật sang
hình thái giá trị và vòng chuyển vốn được hình thành.
+ Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng
như người sản xuất (Trần Đình Đằng, Nguyễn Hữu Ngoan, 2003).
Do đó, hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố sau:
+ Chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua
+ Đối tượng là sản phẩm hàng hóa tiền tệ

+ Thị trường nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua
 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thông qua thị trường, thì trường được
coi là một nơi mà ở đó có người bán, người mua tự tìm đến nhau để thỏa thuận
nhu cầu của cả hai bên.
Chức năng của thị trường: Chức năng thừa nhân hoặc chấp nhận hàng hóa,
dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết kích thích sản xuất và tiêu thụ
xã hội; chức năng thồn tin.
 Các quy luật của thị trường: Quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh

tranh, quy luật giá trị thặng dư.
 Kênh phân phối sản phẩm:
+ Khái niệm: Kênh phân phối sản phẩm là sự kết hợp qua lại với nhau giữa
người sản xuất và người trung gian để thực hiện việc chuyển giao hàng hóa một
cách hợp lý nhất, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng [6].
+ Các loại kênh phân phối sản phẩm (Sơ đồ 1.1)
* Kênh trực tiếp
Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, không
thông qua khâu trung gian. Người sản xuất kiêm luôn bán hàng. Họ có hệ thống
các cửa hàng, siêu thị để bán các sản phẩm sản xuất ra.
Ưu điểm của kênh này là đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, đảm bảo
cho sự giao tiếp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo tín nhiệm của
13


doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh, doanh nghiệp thường thu lợi nhuận cao
hơn. Song cũng có nhiều hạn chế như: chi phí khấu hao bán hàng tăng, chu
chuyển vốn chậm, quản lý phức tạp.
Kênh trực tiếp

Người sản xuất

Người sản xuất
Người bán lẻ
Người sản xuất
Người bán buôn
Người
bán lẻ
Người sản xuất
Đại lý
Người bán buôn
Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Kênh một cấp

Kênh cấp hai

Kênh ba cấp

14


Hình 2.1 Sơ đồ các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
* Kênh gián tiếp: Người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng thông
qua hệ thống trung gian.
- Kênh một cấp: Gồm một người trung gian gần nhất với người tiêu dùng cuối
cùng trên thị trường, người trung gian này thường là người bán lẻ.
Kênh này có nhiều điểm tương đồng với kênh tiêu thụ trực tiếp. Tuy nhiên

là có hạn chế quy mô lưu thông hàng hóa còn ít, phân bố trong kênh chưa cân
đối hợp lý.
- Kênh cấp hai: Gồm hai người trung gian trên thị trường tiêu dùng, thành phần
trung gian có thể là nhà bán buôn hoặc bán lẻ. Kênh này có thể áp dụng đối với một số
nhà bán buôn hoặc bán lẻ.
Kênh này có ưu điểm là do mua bán theo từng đoạn nên có tổ chức kênh chặt
chẽ, quy mô hàng hóa lớn và quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên có nhiều rủi ro do phải
trải qua các khâu trung gian.
- Kênh ba cấp: Gồm ba người trung gian, kênh này dễ phát huy tác dụng tốt
nếu người sản xuất kiểm soát được và các thành phần trong kênh chia sẻ lợi ích
một cách hợp lý.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
- Sản xuất: Muốn tiêu thụ được thuận lợi khâu sản xuất phải đảm bảo số lượng
một cách hợp lý, cơ cấu sản phẩm thích hợp với người tiêu dùng, chất lượng sản
phẩm cao, giá cả sản phẩm hạ và phải được cung ứng đúng thời gian.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác nó còn ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá cả các mặt hàng: Giá cả là sự thể hiện bằng tiền của giá trị, trong nên kinh tế
thị trường giá cả là một tín hiệu phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người mua
và người bán, giữa các nhà sản xuất kinh doanh và thị trường xã hội. Đối cới
doanh nghiệp, giá cả được xem như là một tín hiệu đáng tin cậy phản ánh tình
hình biến động của thị trường.
- Chất lượng sản phẩm hàng hóa: Chất lượng sản phẩm hàng hóa là một trong
những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng
cao chất lượng sản phẩm tọa điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm,
tăng chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn đồng thời góp phần tăng cường uy tín
của doanh nghiệp trên thị trường.
15



- Hành vi của người tiêu dùng: Mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hóa độ khả
dụng, vì thế trên thị trường người mua lựa chọn sản phẩm hàng hóa xuất phát từ
sở thích, quy luật cầu và nhiều nhân tố khác. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm
hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản
phẩm.
- Chính sách của chính phủ trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Các chính sách trong
hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng có tác độngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào
số lượng cấp doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng đó.
Do đó từng doanh nghiêp phải có đối thủ cạnh tranh, bởi vậy có doanh nghiệp
phải có những đối sách phù hợp tron cạnh tranh để tăng khả năng tiêu thụ sản
phẩm của mình.
2.1.2. Nội dung phát triểnsản xuất và tiêu thụ nấm ăn
2.1.2.1. Phát triển sản xuất nấm ăn
Phát triển sản xuất nấm ăn được hiểu là:
- Quá trình tăng lên về quy mô, bao gồm: tăng về sản lượng; tăng giá trị sản
xuất nấm; tăng về năng suất nấm ăn; tăng về diện tích nuôi trồng nấm ăn.
- Quá trình thay đổi cơ cấu:
+ Cơ cấu theo loại sản phẩm nấm ăn: những loại sản phẩm nấm ăn chủ yếu
và thích hợp nhất được tăng lên để đem lại lợp ích lớn nhất.
+ Cơ cấu theo kỹ thuật, công nghệ sản xuất: muốn phát triển sản xuất nấm
ăn tốt nhất là phải tìm ra được công nghệ sản xuất nấm phù hợp cho từng vừng,
địa phương để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể cho vùng, địa phương
đó. Kiểu mô hình theo hộ gia đình, mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn(trang
trại nấm, làng nấm, HTX, doanh nghiệp). Hiện nay phổ biến nhất là tổ chức sản
xuất theo hộ gia đình trên cơ sở tập trung phế phẩm của ngành nông nghiệp tạo
ra sản phẩm vừa để ăn và vừa để bán. Mô hình tổ chức tập trung quy mô lớn
hiện nay còn hạn chế.

+ Phối hợp các yếu tố trong sản xuất: trong phát triển sản xuất nấm ăn thì
các yếu tố như vốn, lao động tư liệu sản xuất theo mô hình phù hợp.
- Quá tình nâng cao chất lượng sản phẩm nấm ăn: người tiêu dùng ngày
càng có xu thế đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng tốt nhất (ăn ngon mặc đẹp).
Vì vậy trong quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu kỹ thuật đặt
ra trong quá trình công nghệ sản xuất.
Quá trình trên góp phần nâng cao tăng hiệu quả sản xuất nấm ăn bao gồm
hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả môi trường.
16


2.1.2.2. Phát triển tiêu thụ nấm ăn
Quá trình phát triển tiêu thụ nấm ăn cũng là một quá trình thể hiện sản
phẩm ngày càng được tiêu thụ với số lượng lớn và hoàn thiện hơn về cơ cấu tiêu
thụ cho thích hợp với nhu cầu của thị trường. Do đó phải đặc biệt chú ý đến thị
trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển tiêu thụ là tìm cách mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm .
- Đặc điểm của thị trường tiêu thụ nấm ăn.
+ Thị trường tiêu thụ nấm ăn được coi là cầu nối giữa người sản xuất nấm
ăn và người tiêu dùng nấm ăn.

17


+ Cung về sản phẩm nấm ăn được hiểu là khả năng ngành sản xuất nấm ăn
có thể cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm nấm ăn trong điều kiện
các yếu tố khác không thay đổi.
Cung về sản phẩm nấm ăn do những nguồn sau: sản xuất trong nước, nhập
từ nước ngoài.
Tùy theo điều kiện của từng nước mà tỷ trọng của những sản phẩm nấm ăn

hàng hóa lưu thông trên thị trường là không giống nhau. Việc xác định số lượng
cung căn cứ vào diễn biến của tình hình thực tế sản xuất, việc xác định khả năng
cung cho thị trường thì căn cứ vào khối lượng sản phẩm nấm ăn hàng hóa.
Khối lượng sản phẩm nấm ăn hàng hóa cung cấp cho thị trường phụ thuộc
vào: Khối lượng tổng sản phẩm nấm ăn và tốc độ tăng lên của nó. Trình độ
chuyên môn hóa của sản xuất nấm ăn. Những giải pháp về thị trường, vốn công
nghệ. Các nhân tố về cơ chế chính sách, về sản xuất và lưu thông sản phẩm nấm
ăn của Chính phủ trong từng thời kỳ và hiệu lực của nó.
+ Cầu về sản phẩm nấm ăn: cầu về sản phẩm nấm ăn được hiểu là nhu cầu
các loại sản phẩm nấm ăn của xã hội. Nhu cầu này có thể bao gồm các loại khác
nhau, nhu cầu về các loại sản phẩm nấm ăn làm thực phẩm ngày càng tăng về
số lượng, chất lượng và chủng loại không chỉ dừng lại ở sản phẩm tươi sống mà
còn cả những sản phẩm đã qua chế biến, nhu cầu cho tiêu dùng trong nước, nhu
cầu sản phẩm nấm ăn cho xuất khẩu….
+ Nhân tố giá cả: giá cả các loại nấm ăn khác nhau có tác động đến người
sản xuất và người tiêu dùng, người sản xuất muốn cung ra thị trường những loại
sản phẩm nấm ăn có giá trị và giá bán cao trên thị trường.
Giá cả nấm ăn khác nhau trong từng loại hình kênh phân phối sản phẩm
trên thị trường, giá cả nấm ăn các loại kênh phân phối trực tiếp là cao hơn đối
với người sản xuất, so với quá trình phân phối theo kênh gián tiếp. Tuy nhiên,
phân phối theo kênh gián tiếp người sản xuất tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, có
điều kiện tăng doanh thu và thu nhập.
+ Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hành thành và phát triển của thị
trường tiêu thụ sản phẩm nấm ăn:
Chủng loại và chất lượng sản phẩm nấm ăn.
Quan hệ cung cầu về sản phẩm nấm ăn và kết cấu sản phẩm tiêu dùng.
Giới hạn khả năng có thể sản xuất một loại sản phẩm nấm ăn nào đó và cũng
như giới hạn tiêu thụ loại sản phẩm nấm ăn đó.
• Giá cả sản phẩm nấm ăn hàng hóa trên thị trường.





18












Sức mua hay nhu cầu có khă năng thanh toán của người tiêu dùng.
Phương thức tiêu thụ của sản phẩm nấm ăn.
Thị hiếu và phong tục tập quán của sản phẩm nấm ăn.
Sự phát triển của thương mại quốc tế và khả năng hòa nhập các loại sản phẩm
nấm ăn trên thị trường thế giới.
Các chính sách về sản xuất, tiêu dùng và lưu thông hàng hóa của Nhà nước tong
từng thời kỳ.
Trình độ tập trung chuyên môn hóa trong sản xuất nấm ăn.
Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nấm ăn.
Sự hoàn thiện của kết cấu hạ tầng và mức sống dân cư.
Sự phát triển các nhu cầu tự nhiên của người tiêu dùng.
+ Thị trường sản phẩm nấm ăn xét về khía cạnh cung: khối lượng sản phẩm
nấm ăn đưa ra thi trường tuy có thay đổi nhưng không thể có biến đổi lớn trong
một thời gian nhất định. Không phải cứ có nhu cầu tiêu dùng và giá đắt là người

sản xuất muốn cung ngay một khối lượng sản phẩm ra thị trường được vì sản
phẩm nấm ăn còn tùy vào tính thời vụ.
+ Thị trường sản phẩm nấm ăn có tính thời vụ: nhất là những sản phẩm
nấm rơm,nấm mỡ. Chính vì vậy mà cung và cầu về sản phẩm nấm ăn trên thi
trường thường không cân bằng về thời gian và không gian.
+ Sự hình thành và phát triển của thị trường sản phẩm nấm ăn gắn chặt với
việc sử dụng các yếu tố sinh học và có quan hệ chặt chẽ với việc duy trì sức
khỏe và đời sống con người.
+ Sự hình thành và phát triển của thị trường sản phẩm nấm ăn gắn chặt với
việc khai thác và sử dụng lời thế so sánh các điều kiện tự nhiên,khí hậu và thời
tiết.
- Cấu trúc của thị trường tiêu thụ nấm ăn
+ Thị trường trong nước: tiêu thụ tươi và chế biến thông qua các kênh phân
phối sản phẩm trực tiếp và gián tiếp.
+ Thị trường nước ngoài: tiêu thụ thông qua hình thức xuất khẩu.

19


2.1.3. Giá trrường nước ngoài:
2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Từ xưa đến nay, nấm ăn được coi là thực phẩm cao cấp, đặc biệt cho người
giàu vì vị ngon và lạ của nó.Ngày nay tính phổ biến của nó không chỉ là do giá
trị nấu nướng của nó mà còn do tiềm năng của nó như một nguồn protein tăng
cường cho sự thiếu hụt ở người, đặc biệt là các nước đang phát triển, nơi mà
thực phẩm còn thiếu và đắt tiền.
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của nấm mộc nhĩ

Loại nấm


Mẫu
phân
tích
(100g)

Hàm
lượng
nước
%

Protein
thô
%

Chất
béo
%

Carbon
hydrat
%

Sợi

Tro

%

%


K.
Callo

Nấm mộc nhĩ

Tươi

87.1

7.7

0.8

87.6 14.0

3.9

347

(Auricularia spp)

Khô

13.0

7.9

1.2

84.2


6.7

357

9.1

(Theo FAO, 1972)
Lượng Protein cung cấp cho cơ thể con người hằng ngày chủ yếu là thực
phẩm động vật như thịt, cá. Thực phẩm có nguồn gốc từ đông vật có hàm lượng
protein cao nhưng chúng lại chứa nhiều lipid, khi sử dụng nhiều sẽ gây béo phì và
tăng hàm lượng cholesterol trong máu. Trong thành phần của protein có chứa 20
loại amino acid, trong số đó có 8 loại mà cơ thể người không thể tổng hợp được mà
nhất thiết phải do protein của thực phẩm cung cấp, 8 loại đó là lysine, threonin,
methionin, leuxin,isoloxin,tryptophan, phenilalanin, và valin, trong rau hàm lượng
8 loại amino acid này rất ít, trong ngũ cốc thường thiếu 1- 2 loại, còn nấm có đủ 8
loại mà hàm lượng lại cao ( Cục khuyến nông và khuyến lâm, 2003).
2.1.3.2. Giá trị dược liệu
Mộc nhĩ có tính hàn, không độc có tác dụng giải nhiệt, tăng cường khả
năng đề kháng của cơ thể tham gia chữa bệnh, mộc nhĩ đen có khả năng giảm
được tình trạng máu vón cục, làm dịu hiện tượng động mạch bị xơ cứng và do
đó phòng được tác hại hình thành mạch máu bị tắc nghẽn, có hiệu lực tốt với
bệnh tim mạch ( Mão, 1989). Qua thực nghiệm cho thấy, chất đa đường có tính
acid của nó đạt hiệu quả khống chế khối u trong cơ thể chuột bạch tới 42,6%
( dương, 1988).Ngoài ra moojcn hĩ còn có khả năng phòng chống một số bệnh
khác như bướu cổ, máu xấu, lão hóa.

20



2.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
2.1.4.1. Mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
Giữa sản xuất và tiêu thụ nấm ăn có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít không
tách rời, trong đó sản xuất quyết định đến quá trình tiêu thụ. Vì sản xuất tạo ra
khối lượng sản phẩm cho quá trình tiêu thụ. Sản xuất nấm ăn phải đảm bảo đủ
số lượng cho các hợp đồng tiêu thụ lớn, nhất là trong xuất khẩu, thế mới lấy
được lòng tin của nước nhập khẩu. Ngược lại tiêu thụ nấm ăn lại có tác động trở
lại với quá trình tiêu thụ nấm ăn. Chỉ mới tiêu thụ được snr phẩm thì mới quyết
định có nên sản xuất nữa hay không? quy mô bao nhiêu? việc tìm kiếm thị
trường tiêu thụ nấm ăn hiện nay cũng rất quan trọng bởi vì tiêu thụ nấm ăn
nhiều, giá bán hợp lý sẽ kích thích sản xuất phát triển. Quan hệ giữa chuyên
môn hóa và tập trung hóa với sản xuất tự cấp tự túc: để thỏa mãn một phần nhu
cầu về dinh dưỡng người nông dân bất cứ ở đâu cũng có thể sản xuất nấm ăn để
tiêu dùng. Hiện vấn đề sản xuất nấm ăn với khối lượng sản phẩm hàng hóa phục
vụ cho xuất khẩu là một vấn đang đặt ra, cần tìm hướng giải quyết. Do vậy, phải
hết sức quan tâm đến xây dựng các vùng sản xuất nấm ăn mang tính chất chuyên
môn hóa cao, quy mô lớn ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Tạo điều kiện phát
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước.
2.1.4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất nấm ăn
a. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện khí hậu thời tiết: khí hậu, thời tiết,thủy văn có ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất của từng chủng loại nấm ăn. Vì mỗi loại nấm ăn đều đòi
hỏi những giới hạn nhất định về nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng…và khả năng chịu
đựng những bất lợi về điều kiện thời tiết. Vì vậy, phải không ngừng nghiên cứu
tự nhiên, tìm hiểu những giải pháp của nó những biện pháp phù hợp nhất.
- Dịch hại và sâu bệnh: là yếu tố làm tổn hại lớn về năng suất và phẩm chất
của mỗi loại nấm ăn. Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng phải tuân thủ những quy
định nghiêm ngặt về vệ sinh, đảm bảo cho nấm ăn không bị nhiễm bệnh.
- Môi trường: không khí, nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và
phát triển của nấm ăn.

b. Nhóm nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số: dân số tạo ra nhu cầu lớn và đa dạng các sản phẩm của ngành nấm
ăn đồng thời cung cấp lao động cho quá trình sản xuất nấm ăn. Đây là một trong
những nhân tố kích thích để cho ngành nấm ăn không ngừng phát triển, nâng cao
21


năng suất, chất lượng các chủng loại nấm ăn và cải tiến phương thức tổ chức tiêu
thụ để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: trong sản xuất nấm ăn muốn đạt năng suất cao và
phẩm chất tốt phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để thực hiện nuôi trồng
theo phương pháp công nghiệp. Hiện nay ở nước ta vấn đề này chưa thực hiện
được.
- Nguồn nguyên liệu: nguyên liệu sẵn có và cung ứng kịp thời tạo điều kiện
cho sane xuất nấm ăn phát triển,đặc biệt với vùng nông thôn.
- Hệ thống chính sách của Nhà nước: bao gồm chinh sách đầu tư của Nhà
nước, chính sách thuế, chính sách giá cả đều có những ảnh hưởng nhất định đối
với quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn.
c. Nhóm nhân tố về tổ chức và kỹ thuật
- Giống và cơ cấu mùa vụ: trong sản xuất nấm ăn giống là yếu tố kỹ thuật
quan trọng để không ngừng tăng năng suất và sản lượng. Sự tiến bộ jtrong công
tác giống nấm tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mùa vụ ảnh
hưởng nhất định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm, vì vậy phải bố
trí thích hợp về thời từng thời vụ cho từng loại nấm ăn.
- Kỹ thuật và công nghệ:làm thay đổi bản chất của quá trình sản xuất nấm
ăn truyền thống nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất nấm.
- Quy mô sản xuất: có tác động đến phát triển nấm, nên phát triển theo
chiều hướng tăng quy mô sản xuất lớn. Trong sản xuất nấm ăn chủ yếu là tăng
quy mô sử dụng nguyên liệu.
- Hình thức tổ chức sản xuất: điều đáng quan tâm trong công tác tổ chức là

sản xuất các loại nấm ăn được tiến hành theo phương thức nào?Hợp tác xã hay
hộ nông dân, tổ chức kinh tế. Hình thức tổ chức sản xuất phải làm sao tạo sự chủ
dộng cao nhất cho người nông dân.
- Trình độ người lao động: phải được nâng cao để thực tốt các biện pháp kỹ
thuật trong quá trình sản xuất nấm ăn.
- Đầu tư chi phí: ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất nấm ăn.
2.1.4.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ nấm ăn
- Nhân tố sản xuất: Sản xuất với lượng vừa phải, cơ cấu sản phẩm nấm ăn
thích hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, giá sản phẩm nấm ăn ngày càng hạ
và chất lượng nấm tươi, chất lượng nấm chế biến ngày càng tăng, bên cạnh đó
phải chứ ý đến khâu cung ứng phải kịp thời.
- Thị trường tiêu thụ nấm : Thị trường tiêu thụ nấm chịu ảnh hưởng bởi quy
luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu như các thị trường khác. Nó là
sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường chấp nhận
thì quy mô của sản xuất sẽ duy trì và phát triển mở rộng.
22


- Giá cả sản phẩm nấm ăn: Được xem như một tín hiệu đáng tin cậy, phản
ánh tình hình biến động của thị trường. Vì vậy luôn luôn phải quan tâm đến giá
bán, tránh tình trạng làm mất khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm: Để tạo điều kiện cho quá trình tiêu thụ phải
tăng cường chất lượng các loại sản phẩm nấm ăn, đảm bảo theo đúng quy
trình kỹ thuật.
- Hành vi người tiêu dùng: Khi thu nhập của người tiêu dùng cao họ có nhu
ầu tiêu thụ những sản phẩm nấm chất lượng cao, tuy nhiên không phải lúc nào
điều này cũng đúng vì nó bị giới hạn bởi đặc tính, thói quen tiêu dùng nấm ăn và
đặc tính sinh học của các loại nấm ăn.
- Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: Hiện nay vấn đề này chưa
được đặt ra trong tiêu thụ nấm ăn.

- Sự hoàn thiện các kênh phân phối sản phẩm: Công tác tiếp thị quảng cáo
cũng ảnh hưởng rõ rệt đến quá trìh tiêu thụ nấm ăn. Nếu kênh phân phối nào
hoàn hảo thì lượng nấm ăn lưu thông ngày càng nhiều, công tác quảng cáo và
tiếp thị tốt khách hàng biết đến sản phẩm nấm ăn nhiều hơn, tạo điều kiện cho
cả quá trình tiêu thụ.
- Chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
2.1.5. Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế:
 Khái niệm chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi
để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục
đích thu lợi nhuận[17].
 Chỉ tiêu hiệu quả:
- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra. Công
-

thức: VA= GO-IC.
Hiệu suất đồng vốn (HS): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể
gọi là "Hiệu quả sử dụng đồng vốn"; Công thức tính là: HS=VA/IC.
Lợi nhuận (Pr): Pr = GO-TC.
Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kinh tế tuyệt đối (H0): Là so sánh tuyệt đối giữa giá trị gia tăng
(VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản
xuất này so với phương án sản xuất khác ...; công thức tính: H0 = VA1-VA2
hoặc Pr1- Pr2.
+ Hiệu quả kinh tế tương đối (H1): Là so sánh tương đối giữa giá trị gia
tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phương
23



án sản xuất này so với phương án sản xuất khác ...; công thức tính: H1 =
VA1/VA2 hoặc Pr1/Pr2.
+ Hiệu quả kinh tế tăng thêm (ΔH) = ΔGO/ΔIC hoặc ΔGO/ΔTC; ΔGO =
GO2 - GO1; ΔIC = IC2-IC1; ΔTC = TC2-TC1.
Trong đó: GO2 là giá trị sản xuất ở mức đầu tư IC2 hoặc TC2, GO1 là giá
trị sản xuất ở mức đầu tư IC1 hoặc TC1.
 Doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu[17].
Công thức: TR=P*Q Trong đó: P là giá bán, Q là sản lượng
 Lợi nhuận (Pr): Là phần thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC), bao gồm








chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu hoa tài sản cố
định. Công thức tính: Pr = GO-TC[3].
Hiệu suất đồng vốn (HS): Chỉ tiêu này phải ánh trong một năm hoặc một chu kỳ
sản xuất một đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
Nói cách khác, đây là tỉ số giữa giá trị gia tăng và chi phí trung gian. Công thức
tính là: HS= VA/IC.
Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho
biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản
xuất.
Lợi nhuận tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (LN/IC): Thể hiện 1 đơn vị chi

phí mua ngoài bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được bao
nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản
xuất.
2.2. Kết quả một số nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Đã có rất nhiều nghiên cứu phân tích những khía cạnh khác nhau về SX và
tiêu thụ nấm ăn của các địa phương, các tỉnh, từ đó có những giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả nấm ăn cho những giai đoạn tiếp theo.

24


Tác giả Đinh Nho Toàn (2006), đã nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nấm ăn tại tỉnh Bắc Giang”, luận văn
thạc sĩ kinh tế, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đề tài đã hệ thống hóa được
cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh tế, đánh giá thực
trạng sản xuất nấm ăn tại địa bàn nghiên cứu, so sánh kết quả và hiệu quả của
các loại nấm trồng, có phân tổ theo quy mô để phân tích [4].
Tác giả Phạm Thị Hoa (2009) , Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ
nấm ăn ở huyện Yên Khánh – Ninh Bình, luận văn tốt nghiệp, trường Đại Học
Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Đình An (2009), đã tiến hành đề tài “ Nghiên cứu
phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang” , luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Hai
nghiên cứu này đã đánh giá được thực trạng, những thuận lợi, khó khăn và những
nhân tố ảnh hưởng đến SX và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn nghiên cứu [11].
Đề tài mà tôi nghiên cứu : “Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm
mộc nhĩ tại xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh” đã sử dụng chỉ tiêu phân
tổ theo quy mô sử dụng nguyên liệu để đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ nấm mộc nhĩ. Đồng thời đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và
những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ nấm mộc nhĩ từ đó sẽ góp

phần đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm
ăn đặc biệt là nấm mộc nhĩ của địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới nói riêng
và có những khuyến nghị với các cấp nhà nước, để mô hình sản xuất nấm
chuyên canh hàng hóa thực sự trở thành mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới
Ngày nay, đã phát hiện trên 2000 loại nấm, trong đó có khoảng 80 loài có
thể ăn được và nuôi trồng thành công như nấm mỡ, nấm rơm, nấm bào ngư, nấm
mộc nhĩ, nấm kim châm, nấm đùi gà,… và nấm sử dụng trong lĩnh vực dược
liệu như nấm linh chi, nấm phục linh, nấm vân chi, nấm đầu khỉ,… Có trên 100
quốc gia/ vùng lãnh thổ trồng nấm, sản lượng nấm trên thế giới đạt khoảng 25
triệu tấn/ năm, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 7% - 10% / năm. Các nước sản
xuất nấm hàng đầu thế giới( số liệu năm 1994) là: Trung Quốc 2.850.000 tấn
( trong đó Đài Loan 71.800 tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng nấm thế giới,
Hoa Kỳ 393.400 tân( 7,61%),Nhật Bản 360.100 tấn( 7,34%), Pháp 185.000 tấn,
25


×