LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả và số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện ở HTX DVTH NN
Đặng Xá không sao chép bất kì nguồn nào khác. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước nhà trường về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 04, tháng 06, năm 2014
Người thực hiện khóa luận
Nguyễn Thị Hoài
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô
Nguyễn Thị Minh Thu, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận
tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế Và PTNT,
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4
năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là
nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em
bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn tất cả các cô, chú, anh, chị cán bộ HTX Đặng Xá
đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại đây. Em xin gởi lời
cảm ơn đến Chú Nguyễn Tuấn Khanh, chủ nhiệm HTX DVNN TH Đặng Xá đã
giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị
trong HTX Đặng Xá luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt
đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Thị Hoài
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TẠI XÃ
ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI
Nguyễn Thị Hoài
Khóa học 2010 – 2014, ngành kinh tế.
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề mà cả xã hội
quan tâm. Rau là một mặt hàng không thể thiếu đối với sinh hoạt hàng ngày của
các hộ gia đình. Tuy nhiên hiện nay, rau sạch – rau an toàn không nhiều, chưa
đáp ứng đủ cho người tiêu dùng.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, để có được những sản phẩm RAT và
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một trong những vấn đề quan trọng được
đặt ra đó là cách thức sản xuất và tiêu thụ RAT hiện nay đang diễn ra như thế
nào. Nhận thức được tầm quan trọng của rau an toàn, em đã quyết định chọn đề
tài: “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm,
Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp.
Với đề tài này em sẽ thực hiện được 3 mục tiêu chính đó là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Đặng Xá trong
những năm qua từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ
rau an toàn tại địa phương.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn tại địa phương trong thời gian tới.
Để thực hiện được 3 mục tiêu trên, ngoài tìm hiểu các thông tin thứ cấp từ
nguồn internet, các báo cáo của HTX và UBND xã Đặng Xá, chúng tôi còn tiến
hành thu thập các số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra. Thông tin thu thập
được sẽ phân tích qua các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và
sử dụng excel để xử lý.
iii
Hiện nay, người dân Đặng Xá đã ý thức được việc sản xuất rau an toàn,
nó vừa đảm bảo sức khỏe cho con người vừa mang lại lợi ích kinh tế cao. Sản
phẩm rau an toàn sản xuất ra được hợp tác xã mua lại một phần, một phần được
bán cho các bếp ăn, nhà hàng, siêu thị, phần còn lại các hộ tụ mang ra chợ bán
và để dành tiêu dùng trong gia đình.
Do ý thức được nguồn lợi mà RAT mang lại, diện tích canh tác RAT đang
ngày càng được mở rộng, từ 80 ha năm 2009 tăng lên 90 ha năm 2013, song
song với việc mở rộng quy mô sản xuất thì với việc được tham gia tập huấn
năng cao trình độ, kỹ năng thực hiện quy trình sản xuất mà năng suất tăng từ
191 tạ/ha lên 200 tạ/ha, bước đầu đã đáp ứng được một phần của thị trường
Thành phố Hà Nội.
Với tuổi đời chủ yếu từ 30 – 50 tuổi, các hộ gia đình trồng RAT đã được
UBND xã tuyên truyền, khuyến khích trồng RAT đối với vùng đã được quy
hoạch thành vùng trồng RAT. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật của trồng
RAT, các hộ đã tự đào giếng, bón phân chuồng hoai mục cho rau. Tuy nhiên
chủng loại RAT chưa đa dạng, còn phụ thuộc vào mùa vụ.
RAT của xã Đặng Xá đã được UBND Thành phố Hà Nội cấp chứng nhận,
RAT có giá cao hơn so với rau thường, đặc điểm này đã phần nào hạn chế khả
năng mở rộng thị trường tiêu thụ của rau. Bên cạnh đó người tiêu dùng chưa
phân biệt được các loại RAT và rau thường khác nhau như thế nào. Hiện nay,
chỉ phân biệt nhờ bao bì sản phẩm, nhưng bao bì này chỉ có chức năng đóng gói
khi đã được người tiêu dùng mua. Khâu bảo quản sau thu hoạch còn yếu, dẫn
đến thất thoát nhiều.
RAT hiện nay chủ yếu được hộ gia đình bán cho thương lái đến thu mua
tại ruộng, hoặc một phần mang đi bán lẻ trực tiếp tại các chợ. Đối với siêu thị,
nhà hàng RAT của xã Đặng Xá chưa được thu mua.
iv
Nhìn chung sản xuất RAT của xã Đặng Xá đã đạt yêu cầu, tuy nhiên vấn
đề tiêu thụ còn nhiều vướng mắc và chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cả sản xuất
và tiêu dùng như: Giống, Giá giống, Giá bán RAT, năng lực trình độ của người
sản xuất, khả năng nhận biết RAT của người tiêu dùng, thu nhập của người tiêu
dùng,….
Để khắc phục những khó khăn vướng mắc ấy chúng tôi đã đưa ra một số
giải pháp như:
- Thực hiện tốt quy hoạch vùng RAT: tiếp tục mở rộng vùng RAT, nhưng
lựa chọn vị trí thuận lợi, loại đất phù hợp với giống rau.
- Giống: Ngoài việc tuyển chọn giống tốt còn cần đa dạng hóa các loại
giống, ít phụ thuộc vào mùa vụ.
- Tăng tuyên truyền, khuyến khích cho người dân: Tuyên truyền động
viên người dân chuyển đổi sản xuất rau thường sang sản xuất RAT.
- Quy hoạch mạng lưới chợ bán buôn, bán lẻ: Hình thành chợ đầu mối cho
xã.
- Tiêu thụ sản phẩm RAT có tổ chức: Hình thành các hiệp hội trồng rau,
HTX dịch vụ, Tổ hợp tác tiêu thụ,…
- Tổ chức hợp lý kênh tiêu thụ RAT: khắc phục hình thức tự phát, đưa sản
xuất và tiêu thụ theo hình thức chuyên môn hóa.
- Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm để sản phẩm RAT có thể
đến với mọi nhà.
Do thời gian có hạn nên vấn đề trên được chúng tôi nghiên cứu chưa hoàn
chỉnh về mọi mặt, tuy nhiên cần khắc phục những có khăn trên chúng tôi cũng
đã đưa ra một số kiến nghị cho UBND xã Đặng Xá, HTX dịch vụ xã Đặng Xá,
Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội, quan
tâm sâu sát hơn nữa trong việc sản xuất và tiêu thụ RAT của các hộ gia đình xã
Đặng Xá. Được như thế thì việc sản xuất và tiêu thụ RAT sẽ ngày càng phát
triển hơn, tạo thu nhập ổn định cho hộ nông dân.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
MỤC LỤC Error: Reference source not found
DANH MỤC BẢNG Error: Reference source not found
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Error: Reference source not found
DANH MỤC HỘP vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ vii
I MỞ ĐẦU 13
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng rau trên thế giới giai đoạn 2008 – 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Tốc độ phát triển bình quân của RAT hàng năm một số nước trên thế
giới giai đoạn 2000 – 2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng các loại rau trên toàn thế giới năm 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng giai đoạn 2005-2013
Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng RAT cả nước giai đoạn 2008 – 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 3.1: Phân bố diện tích đất sử dụng ở Đặng Xá năm 2013 Error: Reference
source not found
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Đặng Xá từ trước năm
2000 đến nay Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Dân số và lao động của xã Đặng Xá năm 2013Error: Reference source
not found
Bảng 3.4: Kết quả SXKD của xã Đặng Xá qua 3 năm 2011-2013 Error:
Reference source not found
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất rau của xã Đặng Xá giai đoạn 2009-2013 Error:
Reference source not found
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng RAT năm 2013 của xã Đặng Xá.Error:
Reference source not found
Bảng 4.3. Tình hình sản xuất các loại rau của xã giai đoạn 2011-2013 Error:
Reference source not found
Bảng 4.4: Nhân khẩu và lao động của hộ điều tra Error: Reference source not
found
vii
Bảng 4.5: Diện tích trồng RAT của các hộ điều tra Error: Reference source not
found
Bảng 4.6: Tình hình vay vốn của hộ Error: Reference source not found
Bảng 4.7 Diện tích RAT của 3 thôn năm 2013Error: Reference source not found
Bảng 4.8 Tình hình sử dụng nước tưới ở các hộ điều tra Error: Reference source
not found
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng phân chuồng và phân vi sinh của các 60 hộ điều
tra năm 2013 Error: Reference source not found
Bảng 4.10: Hình thức tiêu thụ RAT ở hộ sản xuất Error: Reference source not
found
Bảng 4.11: Biến động giá một số loại rau an toàn trong năm 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 4.12: Dự kiến quy hoạch diện tích gieo trồng rau an toàn đến năm 2020
của xã Đặng Xá-Gia Lâm Error: Reference source not found
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Số lao động trong độ tuổi lao động của hộ điều tra xã Đặng XáError:
Reference source not found
Biểu đồ 4.2 Trình độ học vấn của hộ điều tra xã Đặng Xá Error: Reference
source not found
Biểu đồ 4.3 Độ tuổi của hộ điều tra xã Đặng Xá Error: Reference source not
found
Biểu đồ 4.4 Giới tính của hộ điều tra xã Đặng Xá Error: Reference source not
found
Biểu đồ 4.5 Thời gian hộ trồng RAT của hộ điều tra xã Đặng Xá Error:
Reference source not found
viii
Biểu đồ 4.6 Tổng hợp diện tích trồng RAT của hộ điều tra xã Đặng Xá Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.7 Lý do trồng RAT của hộ điều tra xã Đặng Xá Error: Reference
source not found
Biểu đồ 4.8 Số lượng người tham gia tập huấn của hộ điều tra Error: Reference
source not found
Biểu đồ 4.9 Đối tượng tập huấn cho hộ điều tra xã Đặng Xá Error: Reference
source not found
Biểu 4.10 Lý do chọn mua giống của hộ điều tra xã Đặng Xá Error: Reference
source not found
ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1: Những điểm bán rau an toàn đang ngày một thu hẹp lại vì vắng khách
Error: Reference source not found
Hình 2: Một số hình ảnh về trồng rau an toàn ở xã Đặng Xá Error: Reference
source not found
Hình 3: Một số loại rau của hộ sản xuất RAT xã Đặng Xá Error: Reference
source not found
Hình 4: Mẫu bao bì RAT của các hộ trồng RAT xã Đặng Xá Error: Reference
source not found
Sơ đồ 4.1 : Hướng tiêu thụ rau an toàn ở Đặng Xá Error: Reference source not
found
x
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Rau an toàn được bán ở nhiều nơi Error: Reference source not found
Hộp 4.2 Bây giờ vay vốn cũng không khó lắm đâu Error: Reference source not
found
Hộp 4.3 Tôi trồng RAT do UBND xã giới thiệu đấy Error: Reference source not
found
Hộp 4.4 Tôi không sắp xếp được thời gian để đi nghe tập huấn. .Error: Reference
source not found
Hộp 4.5: Tôi trồng RAT vì đảm bảo sức khỏe của mình và nhiều người khác nữa
Error: Reference source not found
xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACT : (Agricultural Criterions) Tiêu chí nông nghiệp
ADDA : Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu Á
APEC : Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
BVTV : Bảo vệ thực vật
CN-TTCN – XD: Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựng
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
FAO : Tổ chức lương thực thế giới
HAL : Cơ quan làm vườn
HTX : Hợp tác xã
IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp
LHQ : Liên Hợp Quốc
MPS : Hệ thống sản xuất vật chất
NN và PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTD : Người tiêu dùng
RAT : Rau an toàn
SNA : Hệ thống tài khoản quốc gia
SXKD : Sản xuất kinh doanh
UBND TP : Ủy ban nhân dân thành phố
VietGAP : Thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
xii
I MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Dân gian ta có câu “Cơm không rau như đau không thuốc”. Câu này
muốn khẳng định rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn
hàng ngày của con người. Rau là loại thực phẩm rất cần thiết, nó cung cấp
nhiều vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế được như vitamin A,
B, C, D, E… và các loại axit hữu cơ, các chất khoáng như Ca, P, K…cần thiết
cho sự phát triển của cơ thể con người. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn
giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng
gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi
thọ vì rau xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, bệnh đường ruột, vitamin C
trong rau có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày, viêm lợi… Theo tính toán
của các nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp
2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau. Rau được dùng
hàng ngày với khối lượng lớn, do vậy vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau luôn luôn
là đòi hỏi cấp thiết phục vụ đời sống con người. Sự phát triển của quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự gia tăng nhanh dân số đã làm cho sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng bị sức ép mạnh. Đất
đai bị thu hẹp, môi trường cho sản xuất rau an toàn bị ô nhiễm do phế thải từ
các khu công nghiệp và rác thải đô thị. Thêm vào đó, tập quán canh tác sản
xuất của người dân trong việc sử dụng phân bón, hóa chất thuốc bảo vệ thực
vật, nguồn nước tưới… không tuân thủ quy trình kĩ thuật đã làm chi sản phẩm
nông nghiệp mà đặc biệt là rau không được an toàn. Ngày nay, Việt Nam đang
trong xu hướng phát triển chung của thời đại, việc phát triển sản xuất tiêu
dùng những sản phẩm sạch, an toàn là vấn đề có tính cấp thiết vì sự phát triển
kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy sản xuất nông
nghiệp sạch và bền vững là hướng đi đúng đắn cho đất nước, trong đó ngành
rau là một bộ phận. Đặng Xá là một xã nằm trong vành đai thực phẩm của
thành phố Hà Nội với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho sản xuất rau. Trong năm qua Đặng Xá đã cung cấp cho thị
trường khoảng 23 nghìn tấn rau xanh, sản xuất rau của Đặng Xá đạt hiệu quả
kinh tế khá. Giá trị canh tác 1 ha rau gấp 3-4 lần trồng lúa. Song một thực tế
mà người nông dân Đặng Xá đang phải đối mặt là tình trạng sản xuất manh
mún không theo quy chuẩn, tiêu thụ bấp bênh. Sản xuất rau an toàn( rau chất
lượng ) vẫn chưa thực sự phổ cập, quy mô sản xuất rau an toàn vẫn còn bị bó
hẹp và thiếu tính đồng bộ.Tuy đất nông nghiệp đang bị thu hẹp nhưng người
sản xuất đã thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao giá trị thu được trên một đơn vị
diện tích. Trong quá trình canh tác, việc sử dụng vật tư phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng đã bị lạm dụng quá mức, dẫn tới tình
trạng sản phẩm sản xuất ra có tồn dư về chất hóa học, vi sinh vật gây bệnh… ở
mức báo động, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, môi trường bị ảnh
hưởng. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiện
quy trình sản xuất rau an toàn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng
cao năng suất và chất lượng của rau an toàn. Kết quả là diện tích, năng suất,
sản lượng của rau an toàn đã không ngừng tăng lên. Mặc dù vậy, sản xuất rau
an toàn trên địa bàn Hà Nội nói chung và Đặng Xá nói riêng vẫn chưa thực sự
phát triển, thu nhập của người dân sản xuất rau an toàn vẫn chưa cao bởi quá
trình tiêu thụ rau an toàn còn gặp phải khó khăn đó là: người tiêu dùng chưa
thực sự tin sản phẩm rau là rau an toàn, quá trình tiêu thụ sản phẩm rau an
toàn còn mang tính tự phát, chưa có hệ thống. Nhận thức được các tồn tại đó
nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã
Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội”.
14
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Đặng Xá,
huyện Gia Lâm, Hà Nội. Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm
phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Đặng Xá trong
những năm qua và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau
an toàn tại địa phương.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và
tiêu thụ rau an toàn tại địa phương trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các cơ sở sản xuất rau ở Đặng Xá để làm rõ sản xuất và tiêu thụ rau
tại địa phương.
- Tham vấn các tác nhân tham gia tiêu thụ rau tại địa phương như:
Người thu gom, người bán buôn…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Nội dung
- Về sản xuất: Quy mô, tổ chức sản xuất, bố trí cơ cấu rau và các nhân
tố ảnh hưởng tới sản xuất rau an toàn ở Đặng Xá.
- Về tiêu thụ: Các hình thức, các kênh tiêu thụ, các tác nhân tham gia và
các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ rau an toàn ở Đặng Xá.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
- Xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội với 3 thôn trọng điểm: Đổng
Xuyên, Hoàng Long, An Đà.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2010 đến năm 2013.
- Số liệu sơ cấp thu thập thông tin của năm 2013.
15
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
RAU AN TOÀN
2.1 Một số vấn đề lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Sản xuất.
* Có nhiều khái niệm về sản xuất. Sau đây là hai khái niệm chính:
Theo giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp, trường ĐH Nông Nghiệp
I (1996): Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản
xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có
nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác
phục vụ cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác
và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người là lực
lượng sản xuất chủ yếu đóng vai trò quyết định. Do đó có 2 quan niệm khác
nhau về sản xuất, nên dẫn đến 2 cách tính khác nhau:
- Theo quan niệm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS) thì sản xuất là
tạo ra của cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có 2 ngành sản xuất là nông
nghiệp và công nghiệp.
- Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên hợp quốc, quan
niệm về sản xuất rộng hơn. Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, nên
trong xã hội có 3 ngành sản xuất là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Quá
trình sản xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào để tiến hành sản
xuất cho đến khi có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho.
* Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm
bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung
cấp cho thị trường.
16
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản
xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập
trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai.
Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào, thì người sản xuất cũng phải trả lời
được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế
nào?
Theo em: Sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối
tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ phục vụ đời sống con người.
2.1.1.2 Tiêu thụ và kênh tiêu thụ
a) Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất, là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ giữa
các chủ thể kinh tế. Quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ được chuyển từ hình
thái vật chất sang hình thái tiền tệ, vòng quay chu chuyển vốn của đơn vị sản
xuất kinh doanh được hoàn thành. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên
thị trường được cấu thành bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau bao gồm:
- Chủ thể tham gia vào quá trình tiêu thụ là người sản xuất, kinh doanh
các hàng hóa dịch vụ và các tác nhân trung gian trong khâu tiêu thụ.
- Đối tượng tiêu thụ là: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ.
* Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm:
- Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(1986), nền kinh tế nước ta
chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Cùng với sự đổi
mới tư duy kinh tế, các hoạt động, các quan hệ kinh tế đều được thương mại
hóa và như vậy tiếng nói của thị trường bắt đầu phát huy tác dụng, các doanh
nghiệp đã được đặt vào đúng vị trí của mình, có quyền chủ động sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, những hoạt động kinh doanh trên thị trường diễn ra sôi động
với sự cạnh tranh gay gắt, chiến lược tiêu thụ sản phẩm thể hiện rõ vai trò ở
những mặt sau:
17
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khâu sản xuất và khâu tiêu thụ có
mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau, ý nghĩa quan trọng
của sản xuất là ở chỗ nó tạo ra sản phẩm xã hội và phục vụ cho tiêu dùng xã
hội. Tiêu thụ tạo ra mục đích và là động cơ mạng mẽ thúc đẩy sản xuất phát
triển. Nó định ra khối lượng, cơ cấu, chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuất
của doanh nghiệp. Việc định ra kế hoạch sản xuất cái gì, với khối lượng bao
nhiêu, chất lượng như thế nào phải căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm trên
thị trường. Nếu sản xuất ồ ạt không tính đến tiêu thụ sẽ dẫn tới tình trạng ế
thừa, tồn đọng sản phẩm gây lãng phí và thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Tiêu thụ sản phẩm còn quyết định khâu cung ứng đầu vào. Tiêu thụ
quyết định khối lượng, chất lượng, nhịp độ sản xuất ra sản phẩm, do đó sản
xuất lại quyết định khâu cung ứng, phải cung cấp cho nó bao nhiêu những
phương tiện, thiết bị, nguyên vật liệu, với thời gian và nhịp điệu cung cấp thế
nào. Như vậy, thị trường đã gián tiếp thong qua sản xuất quyết định hoạt động
cung ứng.
- Tiêu thụ sản phẩm quyết định đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ càng có hiệu quả cao thì doanh
nghiệp thu được những khoản lại càng lớn.
- Đối với xã hội, hoạt động tiêu thụ phát triển có tác dụng thúc đẩy hoạt
động sản xuất hàng hóa, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất tăng lên, tạo
ra nhiều sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Bên cạnh đó
nếu công tác này thực hiện có hiệu quả sẽ là động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động,
góp phần gián tiếp vào việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Đồng thời nó giúp doanh
nghiệp thực hiện được nghĩa vụ đối với nhà nước thong qua việc đóng các
khoản thuế theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, ngân sách nhà nước ngày
càng được mở rộng đồng nghĩa với việc hoàn thiện dần các công trình công
cộng và các chương trình phúc lợi xã hội.
b) Kênh tiêu thụ: có rất nhiều khái niệm về kênh tiêu thụ, theo giáo trình
quản trị hệ thống phân phối sản phẩm – trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân: Một
18
số người cho rằng kênh tiêu thụ là đường đi của sản phẩm, hàng hóa từ nơi sản
xuất tới người tiêu dung. Một số người khác cho rằng kênh tiêu thụ là một dãy
chuyển quyền sở hữu các sản phẩm hàng hóa khi chúng chuyển qua các tác
nhân tới người tiêu dùng…
- Theo em: Kênh tiêu thụ là luồng các sản phẩm, hàng hóa đi từ sản
xuất đến người sử dụng cuối cùng, qua mỗi tác nhân, giá bán của nó lại tăng
lên.
- Các thành viên tham gia kênh tiêu thụ: Người sản xuất, người thu
gom, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dung.
* Có thể khái quát qua các kênh tiêu thụ chủ yếu như sau:
- Kênh trực tiếp: Là kênh cấp không, bao gồm người sản xuất và người
tiêu dùng/ người sử dụng cuối cùng, không qua tác nhân trung gian nào.
- Kênh gián tiếp: gồm 3 kênh chủ yếu sau
+ Kênh 1 cấp, bao gồm: một tác nhân trung gian là người bán lẻ.
+ Kênh 2 cấp, bao gồm: hai tác nhân trung gian là người bán buôn, và
người bán lẻ.
+ Kênh ba cấp, bao gồm: ba tác nhân trung gian là người bán buôn,
người môi giới và người bán lẻ.
2.1.1.3 Rau an toàn
Rau an toàn là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, an
toàn cho người và gia súc. Sản phẩm rau xem là an toàn khi đáp ứng được các
yêu cầu sau: hấp dẫn về hình thức, tươi sạch không bụi bẩn và lẫn tạp chất, thu
đúng độ chin khi có chất lượng cao nhất, có bao bì hấp dẫn.
Khái niệm rau an toàn bao hàm rau có chất lượng tốt, với các hóa chất
bảo vệ thực vật, các kim loại nặng(Cu, Pb, Cd, As), nitrat cũng như các vi sinh
vật có hại đối với sức khỏe của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn cho phép
theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của FAO, WTO. Đây là các chỉ tiêu
quan trọng nhất nhằm xác định mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho mặt
hàng rau quả sạch.
• Những quy định về sản xuất rau an toàn:
19
Ngày 19/01/2007, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã ban hành quyết định số 04/2007/QĐ-BNN về việc ban hành “ quy định về
sản xuất và chứng nhận rau an toàn”. Cụ thể là những sản phẩm rau tươi bao
gồm tất cả các loại rau ăn than, lá, củ, hoa và quả có chất lượng đúng như đặc
tính của nó, hàm lượng các hóa chất độc hại và mức độ ô nhiễm các vi sinh
vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng
và môi trường thì được coi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt
là rau an toàn. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm của rau đặt ra như sau:
+ Về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu
của từng loại rau, đúng độ chín kĩ thuật(hay thương phẩm); không dập nát, hư
thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
+ Về nội chất phải bảo đảm quy định mức cho phép:
- Dư lượng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau.
- Hàm lượng nitrat(NO3) tích lũy trong sản phẩm rau.
- Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb),
thủy ngân (Hg), Asen (As), Cadimi (Cd), Đồng (Cu),…
- Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samollela, trứng
giun, sán,…)
Sản phẩm rau chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi
hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu sau không vượt quá giới hạn quy định.
20
2.1.2 Vai trò và đặc điểm của sản xuất rau an toàn
2.1.2.1 Vai trò của sản xuất rau an toàn
Cung cấp loại thực phẩm không thể thiếu được cho tiêu dùng hằng ngày
của con người.
Sản xuất rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao so với một số cây trồng
khác, tạo nhiều việc làm cho người sản xuất, góp phần tăng thu nhập, cải thiện
đời sống của người sản xuất.
Cung cấp nguyên liệu chế biến, sản phẩm, hàng hóa cho xuất khẩu tạo
khả năng thu ngoại tệ quan trọng trong xuất khẩu nông sản.
Thực hiện quy hoạch phát triển rau an toàn làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Phát triển sản xuất rau an toàn nhằm góp phẩn giảm thiểu các vụ ngộ
độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và cho cả chính người
sản xuất.
Tạo cho nông dân có thói quen khi tiếp cận với các tiến bộ kĩ thuật mới.
Sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kĩ thuật không chỉ bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng, người sản xuất mà còn có tác dụng bảo vệ thiên địch,
bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, làm cho đất, nước, khôn khí
không bị ô nhiễm do dư thừa các hóa chất độc hại.
Tóm lại, sản xuất rau an toàn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, nó cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên
liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông
nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân,
giải quyết việc làm cho người lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái.
2.1.2.2 Một số đặc điểm trong sản xuất rau an toàn
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp, sản xuất rau an
toàn còn có những đặc điểm sau:
- Rau là loại cây trồng ngắn ngày, phần lớn các loại rau có thể trồng
được nhiều vụ trong 1 năm. Cải ngọt, cải canh từ khi gieo đến khi thu hoạch
21
trong khoảng 30-40 ngày, thậm chí gieo trong nhà lưới chỉ cần sau 21 ngày đã
cho thu hoạch; cải bắp 75-90 ngày; một số loại rau gia vị, xà lách chỉ cẩn 19-
20 ngày đã cho thu hoạch… Một số loại rau còn có ưu điểm trồng 1 lần cho
thu hoạch trong nhiều lứa như cà chua, các loại đậu, dưa chuột… tuy nhiên do
thời gian sinh trưởng ngắn nên sản phẩm thu hoạch rau an toàn khá tập trung.
- Sản xuất rau an toàn đòi hỏi phải đầu tư nhiều công lao động, khác với
những cây trồng khác, rau luôn đòi hỏi công chăm sóc cao, vì rau là loại cây
trồng dễ bị sâu bệnh, đòi hỏi nhiều nước tưới và dinh dưỡng hơn cây trồng
khác. Nếu người sản xuất không chăm sóc thường xuyên và đúng cách thì sẽ
không đạt hiệu quả như mong muốn. Đầu tư kĩ thuật vật chất lớn hơn các loại
cây trồng khác do chi phí sản xuất lớn.
- Rau an toàn là sản phẩm tươi xanh nhiều chất dinh dưỡng khả năng nhiều
sâu bệnh hại. Quá trình canh tác sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Đây là vấn
đề có tính hai mặt, do vậy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng quy định.
- Sản phẩm của rau an toàn không chỉ được sử dụng trong vùng, mà còn
cung cấp cho các vùng khác và đặc biệt còn được xuất khẩu sang các thị trường
quốc tế. Vì vậy chúng là nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong xuất khẩu nông sản.
2.1.3 Vai trò và đặc điểm của tiêu thụ rau an toàn
2.1.3.1 Vai trò của tiêu thụ rau an toàn
Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm rau sản xuất ra, bù đắp chi phí, có
tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
Tiêu thụ rau an toàn là mục đích và động lực cho sản xuất rau phát
triển.
Đáp ứng nhu cầu hằng ngày cho người tiêu dùng. Đảm bảo lợi ích của
người sản xuất và các tác nhân tham gia quá trình tiêu thụ rau.
2.1.3.2 Đặc điểm của tiêu thụ rau an toàn
22
Rau được tiêu thụ hàng ngày với khối lượng lớn. Rau đưa vào tiêu thụ
phải đảm bảo các yếu tố tươi, non, ngon, hình thức mẫu mã đẹp, an toàn thực
phẩm…
Địa bàn cung ứng rau rộng, chủng loại rau nhiều, mùa vụ ngắn và dễ
thay đổi chủng loại, nên bên cung dễ thâm nhập thị trường, nhưng lại khó dự
đoán nhu cầu. Vì vậy sử dụng tốt thông tin thị trường sẽ làm tăng hiệu quả rõ
rệt.
Sản phẩm sau khi thu hoạch có 85-99% sản lượng trở thành hàng hóa
trao đổi trên thị trường. Do đó, sự thay đổi về sản xuất cũng kéo theo sự thay
đổi của công tác thu mua, vận chuyển và lưu thông phân phối.
Rau tươi chứa hàm lượng nước lớn nên chúng rất cồng kềnh, dễ bị dập
nát, dễ bị héo, tỷ lệ hao hụt về khối lượng và chất lượng cao, khó vận chuyển
và bảo quản.
Sau khi thu hoạch, phần lớn rau được tiêu thụ dưới dạng rau tươi; Một
phần đưa rau vào bảo quản theo phương pháp làm lạnh hay đông lạnh tùy theo
chủng loại và mục đích sử dụng. Nhưng chi phí cho bảo quản rau thường lớn,
tỷ lệ hư hỏng trong quá trình bảo quản cao. Bởi vậy tiêu thụ rau trên thị trường
chủ yếu vẫn là rau tươi.
Rau là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, trong số gần 700
triệu tấn rau sản xuất hằng năm trên thế giới, gần 20% tổng số rau được chế
biến công nghiệp ở các dạng đồ hộp, sấy khô, nước uống. Sản phẩm rau sau
chế biến phong phú, dễ bảo quản, vận chuyển, tiện sử dụng và hiệu quả kinh tế
cao.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
* Về số lượng sản xuất rau
- Đó là quy mô, diện tích trồng rau, hệ số sử dụng đất.
- Số lượng, chủng loại rau, năng suất rau trên một đơn vị diện tích trong
từng vụ và cả năm.
* Về chất lượng sản xuất rau
23
- Phải là ngành sản xuất có hiệu quả cao, bao gồm: Hiệu quả kinh tế cao
cho người sản xuất. Hiệu quả xã hội: Cung cấp các loại rau có chất lượng an
toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Hiệu quả môi trường: Không gây ô
nhiễm môi trường, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
- Phải là ngành sản xuất tiên tiến: có tỷ lệ ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật
cao, bao gồm: giống, kĩ thuật canh tác, bảo quản chế biến sau thu hoạch…
* Về tổ chức sản xuất và cung ứng cho thị trường
- Do nhu cầu tiêu dùng rau an toàn rất lớn và đa dạng, việc sản xuất
manh mún nhỏ bé không đáp ứng được yêu cầu khối lượng lớn, chất lượng,
tính đều đặn, độ đồng đều của sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và phù
hợp cho chế biến. Điều này chỉ có thể giải quyết được với hình thức sản xuất
tập trung chuyên môn hóa, bên cạnh đó rất cần sự hợp tác giữa các cơ sở trong
sản xuất và cung ứng rau cho các đối tượng khách hàng khi có yêu cầu lớn về
khối lượng, chất lượng, đảm bảo tính đều đặn và đồng đều trong cung ứng sản
phẩm…
- Quy hoạch hợp lý vùng sản xuất rau bao gồm: quy hoạch tổng thể và
quy hoạch cụ thể cho từng loại rau, trên cơ sở đó xây dựng vùng rau chuyên
canh tận dụng được các lợi thế so sánh trong sản xuất và tiêu thụ, có như vậy
sản xuất và tiêu thụ mới phát triển bền vững, hiệu quả sản xuất rau cao, ổn
định.
- Phát triển các hình thức hợp tác sản xuất và hợp tác sản xuất – cung
ứng – tiêu thụ rau an toàn một cách có hiệu quả.
- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho xuất rau an
toàn, đó là việc nâng cao trình độ cho người sản xuất rau an toàn, thong qua
các lớp tập huấn kĩ thuật sản xuất. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn của
các cán bộ chủ chốt trong các tổ chức sản xuất như HTX, Tổ hợp tác…
24
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
2.1.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất rau an toàn
(1) Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
Cây rau là loại cây ngắn ngày, sinh trưởng và phát triển của nó phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, bao gồm: khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý,
địa hình, địa mạo đất đai, môi trường, sinh thái… trong đó có yếu tố đất đai
đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất rau; các nhân tố này ảnh hưởng rất
lớn đến các thời kì sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rau, đồng thời là cơ
sở quyết định lịch gieo trồng, định hướng đầu tư thâm canh, lịch thu hoạch sản
phẩm.
(2) Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
Thói quen tiêu dùng: Phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng, mỗi quốc
gia, cũng như trình độ dân trí của vùng đó, như ở Việt Nam có thói quen dùng
cà chua phần lớn dưới dạng được nấu chín; ở Ý, cà chua được dùng nhiều
dưới dạng đã được cô đặc, Pháp thì bên cạnh dùng nhiều cà chua cô đặc giống
như người Ý còn dùng cà chua ăn tươi với lượng khá lớn trong các bữa ăn. Do
đó, yêu cầu về cà chua mỗi nơi sẽ khác nhau. Chính thói quen tiêu dùng đã
làm cho chủng loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm rau cho một lần sử dụng
khác nhau… ảnh hưởng tới các quyết định sản xuất.
Thu nhập nói lên mức sống của người tiêu dùng, thu nhập thấp thì sức
mua của người tiêu dùng giảm và ngược lại. Có thu nhập cao, người tiêu dùng
sẵn sang chi trả với giá cao hơn và mua nhiều hơn các loại rau có chất lượng
cao như ngô bao tử, ớt ngọt, dưa chuột bao tử… và các loại rau trái vụ như cà
chua, bắp cải phục vụ nhu cầu quanh năm của họ.
Tập quán sản xuất: Liên quan tới chủng loại rau, giống, kĩ thuật canh
tác, thu hoạch. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, giá
trị thu được trên một đơn vị diện tích.
Thị trường và các chính sách nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường,
cầu – cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất
hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất những hàng
25