Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài thuyết trình Tế bào học thực vật Nhóm 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 4 trang )

Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

7/31/15

/>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
HÀ NÔI
KHOA NÔNG HỌC
ĐỀ TÀI
KHÁI QUÁT VỀ CẤU TẠO VÀ CHỨC
NĂNG CỦA PROTEIN MÀNG

MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề

B. Nội dung

• I. Cấu tạo protein màng
• II. Phân loại protein màng
• III. Chức năng của protein

C. Tổng kết

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

B. NÔI DUNG

• Protein là thành phần cấu tạo của tế bào, tham gia
vào chức năng vận động và dự trữ năng lượng.
Protein màng tế bào thực hiện tất cả các chức
năng của tế bào sống như vận chuyển các chất
qua màng dưới dạng các bơm ion, bơm proton


chức năng cấu trúc chống đỡ như các protein
bộ khung tế bào, chức năng truyền tín hiệu
thông tin trao đổi chất và chức năng bảo vệ như
các thụ thể màng và quang hợp tạo năng lượng
cho cơ thể sống.

I. Cấu tạo protein màng
1, Cấu tạo
o Protein chiếm <25%, tỉ lệ 1/50 so với lipid
màng.
o Các màng tham gia vào sự chuyển hóa năng
lượng như là trong màng trong của ty thể và lục
lạp có tỷ lệ protein cao nhất, thường là 75%
o Protein quyết định tính chất sinh học đặc hiệu
cho mỗi màng.

I. Cấu tạo protein màng
2. Sự liên kết giữa protein và lipid đôi

Màng sinh chất

o Sự liên kết giữa protein màng với lipid đôi rất
phức tạp ( liên quan đên chức năng sinh học
của từng loại màng).
o Trên phân tử protein có những khu vực ưa
nước và kị nước. Khu vực kị nước xuyên qua
lớp lipid đôi và tương tác với đuôi kị nước của
phospholipid, trong khi khu vực ưa nước được
phô bày trong tế bào chất.


1


Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

7/31/15

/>
II. Phân loại protein màng

1. Protein xuyên màng
o Gọi là xuyên màng vì phân tử protein có một
phần nằm xuyên suốt màng lipid và 2 phần
đầu của phân tử thì thò ra hai phía bề mặt của
màng…
o Các protein này nằm xuyên qua chiều dày của
màng và liên kết rất chặt chẽ với lớp kép lipid
qua chuỗi acid béo.

• Phần xuyên suốt của màng, tức là phần dấu trong màng lipid
là phần kỵ nước, vẫn là hình sợi nhưng có thể chỉ xuyên qua
màng một lần, nhưng cũng có loại xuyên qua màng nhiều lần.
Các phần thò ra hai phía bề mặt màng đều ưa nước và nhiều
loại phân tử protein màng đều có đầu thò vào phía tế bào
chất, đó là nhóm cacboxyl (COO-) mang điện tích âm nên
chúng đẩy nhau và cũng vì vậy mà các phân tử protein xuyên
màng, tuy có di động nhưng vẫn phân bố đồng đều trong toàn
bộ màng tế bào (tính chất này có thay đổi khi độ pH thay đổi)

o Protein Band3 xuyên màng

- Loại này được nghiên cứu đầu tiên ở màu hồng
cầu.
- Là 1 phân tử protein dài, phần kị nước xuyên
trong màng rất dài, lộn ra lộn vào đến 6 lần.
- Phần thò ra trên màng tế bào liên kết với các
olysaccharide.
- Phần xuyên màng có nhiệm vụ vận chuyển 1 số
anion qua màng. Và với vai trò như vậy thì Band3
được coi là một phân tử độc lập.

Các loại protein xuyên màng
o Glycophorin
- Là loại protein xuyên màng 1 lần tìm thấy ở
màng hồng cầu.
- Cấu tạo gồm 131 axit amin, có phần kị nước
xuyên màng ngắn.
- Chiếm phần lớn các protein xuyên màng

2. Protein ngoại vi
• Protein ngoại vi chỉ gắn lỏng lẻo với mặt ngoài hoặc
mặt trong của màng lipid kép.
• Loại này chiếm khoảng 30% thành phần protein màng,
gặp ở mặt ngoài hay mặt trong màng tế bào.
• Chúng liên kết với đầu thò ra 2 bên màng của các
protein xuyên màng. Kiểu liên kết này được gọi là hấp
phụ, không phải là liên kết cộng hoá trị mà bằng lực
hút tĩnh điện hay bằng các liên kết kỵ nước.
• Ngoài ra, sự hiện diện của các protein ngoại vi này làm
cho cấu trúc màng có tính bất xứng.


2


Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

7/31/15

/>
Các loại protein ngoại vi

Cấu trúc màng bào tương

• Tất cả 4 loại protein ngoại vi này làm thành
một mạng lưới protein lát bên trong màng
hồng cầu, bảo đảm tính bền vững và hình lõm
hai mặt cho màng hồng cầu:
- Phía trong màng: Actin, Spectrin, Ankyrin
- Phía ngoài màng: Fibronectin

1:kênh, 2:lỗ, 3:cholesterol, 4: protein ngoại vi, 5: protein
xuyên màng, 6: lớp kép phospholipid, 7: phần ưa nước của
phospholipid, 8: glycoprotein, 9: glycolipid, 10: protein ngoại
vi, 11: dịch ngoại bào, 12: bào tương, 13: phần kỵ nước của
phân tử phospholipid

III. Chức năng của protein
• Chức năng cấu trúc: Tham gia vào thành phần cấu trúc
của màng. Trong khi photpholipid tạo nên tính linh hoạt,
dễ thay đổi hình dạng của màng thì protein lại giúp cho
màng có được tính ổn định tương đối.

• Chức năng vận chuyển vật chất qua màng: Phần lớn các
protein màng đóng vai trò là các kênh vận chuyển vật
chất giữa môi trường bên trong và môi trường bên
ngoài, có thể là kênh vận chuyển thụ động (các lỗ
protein vận chuyển nước) hoặc 42 kênh vận chuyển chủ
động (còn gọi là các bơm ion như: bơm Ca2+, bơm Na+,
bơm proton,...).

• Chức năng thu nhận và truyền tín hiệu giữa các tế bào
và trong nội bộ tế bào: Chức năng này thường do các
glicoprotein đảm nhiệm hoặc một số loại đặc biệt như
protein G, Rhodopsin của màng võng mạc.
• Chức năng miễn dịch: protein màng đóng vai trò là các
kháng nguyên bề mặt (CD) và thụ thể (receptor) tế bào,
tham gia vào quá trình miễn dịch.
• Hình thành các phức hệ enzym tham gia vào các phản
ứng hoá sinh của tế bào
• Đóng vai trò là các protein dung hợp màng.
• Liên kết với bộ khung của tế bào, giúp tế bào có được
hình dạng bền vững và ổn định.

C. TỔNG KẾT
• Màng tế bào là ranh giới ngăn cách tế bào sống
với môi trường xung quanh nó. Protein trong
màng sinh chất chiếm 25 - 75% (trung bình
50%) khối lượng màng. Tuỳ thuộc vào dạng tế
bào mà hàm lượng và bản chất các protein có
thể khác nhau và thực hiện các chức năng rất
đa dạng và phong phú. Đó là các chức năng:
cấu trúc, enzym, vận chuyển chất qua màng, thụ

thể màng, thu nhận thông tin, ức chế tiếp xúc,
miễn dịch,...

3


Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

7/31/15

/>
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ
LẮNG NGHE

4



×