SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
MỤC LỤC
Đề mục
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................Trang 1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................Trang 1
2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu .........................................................Trang 1
PHẦN NỘI DUNG ..............................................................................Trang 2
I. Cơ sở căn cứ .......................................................................................Trang 2
II. Khai thác sử dụng hình ảnh ở từng bài dạy cụ thể ............................Trang 2
III. Kết luận và kiến nghị ....................................................................Trang 15
1. Kết luận .........................................................................................Trang 15
2. Kiến nghị .......................................................................................Trang 15
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong giảng dạy sinh học nói chung và giảng dạy sinh học 12 nói riêng, giáo cụ
trực quan (mô hình, tranh ảnh, dụng cụ thiết bị khác…) là hết sức quan trọng và
được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng đúng, hợp lý các giáo
cụ này thì chưa hẳn các giáo viên đã có thời gian để đầu tư nghiên cứu kỹ và sử
dụng hiệu quả vào bài dạy. Trong rất nhiều các giáo cụ, hình ảnh được xem là
tương đối cổ điển nhưng lại là phương tiện phổ biến và tất yếu, đặc biệt là các hình
ảnh, sơ đồ mô tả trong sách giáo khoa.
Là giáo viên giảng dạy môn sinh học, tôi nhận thấy gần đây, cơ sở vật chất các
trường THPT cũng đã tương đối đầy đủ, các giáo viên có thể sử dụng giáo án điện
tử để trình chiếu hình ảnh, thí nghiệm, phim, mô hình động …, sử dụng các thí
nghiệm, mô hình trong các tiết thực hành ở phòng thí nghiệm khá hiệu quả, nhưng
điều này cũng chỉ mới thực hiện được một số tiết nhất định, còn lại hầu hết các tiết
dạy giáo viên vẫn thực hiện chủ yếu hàng ngày trên lớp, với tư liệu chính, cơ bản
vẫn là sách giáo khoa và hình ảnh trong sách giáo khoa. Bên cạnh đó, ngày nay
công nghệ điện tử, mạng cộng đồng rất phổ biến nên việc tìm tư liệu, video, phim
ảnh . . . phục vụ cho việc giảng dạy những kiến thức trừu tượng là nhu cầu rất cấp
thiết.
Được phân công giảng dạy sinh học lớp 12 chương trình nâng cao, tôi nhận thấy
chương I: “ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ ” của phần 5 “DI TRUYỀN
HỌC” là phần kiến thức tương đối khó, trừu tượng, một tiết học lại gồm khá nhiều
kiến thức, nếu giáo viên không nghiên cứu, soạn giảng kĩ càng thì học sinh khó
nắm trọn vẹn được kiến thức bài học, thiếu thời gian để hoàn thành bài dạy, không
khai thác được hết kiến thức từ các hình ảnh minh hoạ, đặc biệt là về cơ chế, diễn
biến của các quá trình sinh học.
Suy nghĩ từ những điều đó, tôi đã cố gắng tìm hiểu để sử dụng và khai thác hợp
lý kênh hình sách giáo khoa nói chung và phần di truyền học nói riêng, tự mình rút
ra được một số kinh nghiệm nhỏ, tôi xin trình bày cách khai thác kiến thức, sử dụng
hình ảnh sách giáo khoa cho công việc giảng dạy chương I : “Cơ chế di truyền và
biến dị” trong chương trình sách giáo khoa 12 nâng cao, với đề tài :
“KHAI THÁC, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA
ĐỂ DẠY CHƯƠNG CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ SINH HỌC LỚP
12”
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
2. ĐỐÍ TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
* Đôí tượng :
- Các hình ảnh thuộc sách giáo khoa của chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
(Sách SH 12 NC)
- Một số hình ảnh bổ sung giáo viên có thể sử dụng thêm cho bài dạy.
* Phạm vi:
- Nghiên cứu hình ảnh.
- Sử dụng câu hỏi để khai thác kiến thức từ hình ảnh.
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
PHẦN NỘI DUNG
ĐỀ TÀI: “KHAI THÁC, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH
SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ DẠY CHƯƠNG : CƠ CHẾ DI TRUYỀN
VÀ BIẾN DỊ SINH HỌC LỚP 12”
I. CỞ SỞ CĂN CỨ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH:
- Các yêu cầu của mục tiêu bài học trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi bài dạy
cụ thể của Bộ Giaó Dục và Đào Tạo.
- Các hình ảnh được cung cấp trong sách giáo khoa và của phòng thiết bị (nếu có).
- Gợi ý hướng dẫn giảng dạy của từng bài trong sách giáo viên.
- Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân giáo viên.
II. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH Ở TỪNG BÀI DẠY CỤ THỂ:
1. Bài 1 : Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN :
A. Hình ảnh 1.1 : Sơ đồ cấu trúc chung của gen
3’
5’
(1)
(2)
(3)
5’
3’
* Khai thác:
- Mạch nào là mạch gốc? vì sao? mạch nào là mạch bổ sung?
- Chú thích vào hình vẽ theo thứ tự các vùng của gen cấu trúc?
(* Phần trả lời:
- Mạch 3’ 5’ là mạch gốc vì chứa thông tin di truyền để thực hiện phiên mã,
mạch 5’ 3’ là mạch bổ sung.
- Gồm 3 vùng: 1. vùng điều hoà, 2. vùng mã hoá, 3. vùng kết thúc – HS lên bảng
chú thích vào hình vẽ, gv vấn đáp thêm về chức năng mỗi vùng.
B. Hình ảnh 1.2: Sơ đồ quá trình nhân đôi của ADN ở E.coli
*Khai thác:
- Liên kết nào bị cắt đứt? Enzim nào thực hiện ? kết quả ?
- Enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều nào của phân tử AND?
4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
- Enzim AND polimeraza có vai trò gì? Dịch chuyển theo chiều nào trên từng
mạch đơn AND? Tại sao enzim này không đi theo chiều ngược lại?.
- Hai mạch mới của AND được tổng hợp như thế nào? giải thích?
- Nhìn hình vẽ mô tả đoạn Okazaki , enzim nối là gì?
- Có bao nhiêu loại enzim tham gia ? Kể tên? Chức năng cơ bản của mỗi loại
enzim?
chiều tháo
xoắn
Enzim tháo xoắn
Các phân tử protein hỗ
trợ nhận dạng liên kết
Enzim Helicaza
Enzim AND polimeraza
Enzim ARN
Polimeraza
Enzim ADN
polimeraza
Enzim
Ligaza
Mạch gián đoạn
Đoạn mồi
Mạch liên tục
(* Phần trả lời:
- Liên kết hiđro giữa 2 mạch của gen bị cắt đứt, enzim helicaza thực hiện, kết quả
là 2 mạch đơn phân tử AND tách nhau chạc chữ Y.
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
- Enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều 3’ 5’ của mạch gốc.
- Enzim AND polimeraza có vai trò lắp ráp, liên kết các nu theo NTBS tạo nên
mạch đơn mới. Dịch chuyển theo chiều 3’5’ của từng mạch khuôn. Enzim này
không dịch chuyển theo chiều ngược lại vì: nó chỉ có thể bổ sung nu vào nhóm 3’OH của mạch gốc.
- Đoạn Okazaki là 1 đoạn mạch đơn của AND được tổng hợp trên mạch gián đoạn,
chúng nối với nhau nhờ enzim nối ligaza để tạo thành mạch đơn mới.
- Có 4loại enzim tham gia:
+ Enzim tháo xoắn: Tháo xoắn AND.
+ AND polimeraza: Lắp ráp nu tạo thành mạch đơn mới.
+ ARN polimeraza tổng hợp đoạn mồi.
+ Ligaza: Nối các đoạn Okazaki.)
2. Bài 2: Phiên mã và dịch mã:
A. Hình 2.1: Sơ đồ quá trình phiên mã (2 ảnh):
Chiều di chuyển của enzim
tổng hợp kéo dài ARN
Điểm khởi đầu
Điểm kết thúc
6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
Mạch bổ sung
Các nu tự do
ARN polimeraza
Hướng phiên mã
Mạch khuôn
Nu cấu tạo nên ARN
* Khai thác:
- Diễn biến phiên mã có mấy giai đoạn?
- Enzim nào tham gia vào phiên mã?
- Phiên mã bắt đầu ở vị trí nào trên đoạn ADN hay gen?
- Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN ? Có gì khác với nhân đôi ADN?
- Chiều tổng hợp và nguyên tắc nào được thực hiện trong phiên mã?
- Kết quả của phiên mã?
(* Phần trả lời:
- Có 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài, kết thúc
- Enzim ARN polimeraza tham gia vào quá trình phiên mã.
- Phiên mã bắt đầu từ điểm khởi đầu đứng trước gen phía đầu 3’ của mạch mã gốc)
- Chiều của mạch khuôn tổng hợp là 3’5’, Trong nhân đôi ADN thì cả 2 mạch
đơn đều dùng làm mạch khuôn tổng hợp.
- Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’3’, nguyên tắc bổ sung được thực
hiện: A-U, G-X.
- Kết quả: sau 1 lần phiên mã tạo ra 1 phân tử ARN .)
B. Hình 2.2: Qúa trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ:
7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
Chuỗi
polipeptit đang
tổng hợp
t
ARN
F.Met
Mã mở đầu (AUG)
Mã kết thúc
* Khai thác:
- Codon mở đầu trên mARN là gì? Tương ứng với aa nào ở sv nhân sơ?
- Anticodon có ở phân tử nào?
- Mối liên quan giữa cođon và anticodon?
- Tiểu phần nào tiếp xúc trước với mARN?
- Liên kết peptit đầu tiên xảy ra giữa 2 aa nào?
-Riboxom dịch chuyển theo chiều nào trên mARN?, một lần dịch chuyển tương
ứng bao nhiêu codon?
- Các codon kết thúc?
- Khi nào thì 2 tiểu phần của riboxom tách nhau trong quá trình sinh tổng hợp
protein?
(* Phần trả lời:
- Codon mở đầu là AUG, tương ứng với aa foocmin metionin.
- Anticodon có ở tARN.
- Anticodon tương ứng sẽ bổ sung với codon trong quá trình dịch mã.
- Tiểu phần bé của Riboxom tiếp xúc trước với mARN.
- Liên kết peptit đầu tiên xảy ra giữa aa mở đầu foocmin metionin và aa thứ nhất
- Riboxom dịch chuyển theo chiều 5’3’ trên m ARN. 1 lần dịch chuyển tương
ứng với 1 codon.
- UGA, UAG,UAA.
8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
- Khi riboxom tiếp xúc với 1 trong 3 mã kết thúc thì 2 tiểu phần của chúng tách
nhau.)
3. Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen:
Hình 3: Sơ đồ cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở E. coli
I. ỨC CHẾ:
Vùng khởi động (P)
Vùng vận hành (O)
Gen điều hoà (R)
P
R
P
O
Z
Y
A
Các gen cấu trúc (Z,Y,A)
Phiên mã và dịch mã
Không phiên mã
Chất ức chế
II.HOẠT ĐỘNG:
Vùng khởi động (P)
Vùng vận hành (O)
Gen điều hoà (R)
P
R
P
O
Z
Y
A
Các gen cấu trúc (Z,Y,A)
Phiên mã và dịch mã
Bất hoạt
Chất ức chế
Phiên mã và dịch mã
Các pro tạo thành bởi Z,Y,A
Lactozơ
9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
* hình bổ sung (dùng nếu cần giải thích thêm):
* Khai thác:
- Cấu tạo của 1 operon Lac gồm các thành phần nào?. Chú thích?
- Chất ức chế có nguồn gốc và được tạo ra như thế nào?
- Thế nào là chất cảm ứng? Trong hình trên là chất nào?
- Gen nào là luôn luôn hoạt động? Gen nào có lúc được hoạt động , có lúc bị ức
chế?
- Vùng nào chịu tác động trực tiếp của chất ức chế?
(* Phần trả lời:
- Cấu tạo 1 operon gồm 3 thành phần: 1 nhóm gen cấu trúcliên quan về chức năng,
vùng vận hành O nằm trước gen cấu trúc, Vùng khởi động Pnằm trước vùng vận
hành.
- Chất ức chế là ptotein được tổng hợp từ gen điều hoà qua cơ chế phiên mã và
dịch mã.
10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
- Chất cảm ứng là chất có khả năng làm bất hoạt protein ức chế, trong trường hợp
trên là lactozơ.
- Gen điều hoà luôn luôn hoạt động, nhóm gen cấu trúc có khi hoạt động, có khi bị
ức chế.
- Vùng vận hành O chịu tác động trực tiếp của chất ức chế.).
4. Bài 4: Đột biến gen
Hình 4.1 :Các dạng đột biến điểm
I.
ATGAAGTTT
TAXTTXAAA
AUGAAGUUU
- Met- Lys –Phe …
II.
ATGAAGTTT
TAXTTXAAA
AUGAAGUUU
- Met- Lys –Phe …
III.
ATGAAGTTT
TAXTTXAAA
AUGAAGUUU
- Met- Lys –Phe …
IV.
ATGAAGTTT
TAXTTXAAA
AUGAAGUUU
- Met- Lys –Phe …
* Khai thác:
- Thế nào là đột biến điểm? có những dạng nào?
- Hình II : là hình mô tả dạng đột biến câm, em hãy nêu nguyên nhân và giải thích?
- Hình III : Là hình mô tả dạng đột biến dịch khung, em hãy nêu nguyên nhân và
giải thích?
11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
- Hình IV : là hình mô tả dạng đột biến vô nghĩa, em hãy nêu nguyên nhân và giải
thích?
(* Phần trả lời:
- Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên qua đến 1 cặp nu. Có 3 dạng:
mất 1 cặp nu, thay thế 1 cặp nu, thêm 1cặp nu.
- Tất cả các biến đổi cođon này thành cođon khác nhưng cùng mã hoá 1 loại aa là
đột biến đồng nghĩa hay đột biến câm, do thay thế 1cặp nu.
- Đột biến thêm,mất cặp nu làm thay đổi khung đọc mã là đột biến dịch khung.
- Đột biến làm biến đổi cođon xác định aa thành cođon kết thúc là đột biến vô
nghĩa, do thay thế cặp nu).
\
5. Bài 5: Nhiễm sắc thể
A. Hình bổ sung: Cấu trúc hiển vi của NST
Tâm động
Các cromatit
* Khai thác:
- Mô tả cấu trúc tổng quan của NST ở kì giữa của quá trình phân bào?
- Vị trí tâm động? Vai trò?
(* Phần trả lời:
- Cấu trúc gồm 2 cánh(cromatit), 1tâm động, thường có hình chữ V.
- Tâm động là điểm eo vào, chỗ dính nhau của 2 cromatit trong 1 cặp, là điểm bám
của NST vào thoi vô sắc để phân li về các cực tế bào).
12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
B. Hình 5: Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST:
* Khai thác:
- Hình 5 thể hiện bao nhiêu mức cấu trúc siêu hiển vi của NST? Tên gọi ở các
mức?
- Kích thước (chiều ngang của NST ) ở các mức cấu trúc?
- Thế nào là cấu trúc 1 nucleoxom?
- Cơ chế hình thành từ mức 1 mức 6?
(* Phần trả lời:
- Hình 5 thể hiện 6 mức cấu trúc siêu hiển vi của NST. Gồm: AND, sợi cơ bản, sợi
nhiễm sắc,vùng xếp cuộn, cromatit, NST kì giữa (xoắn cực đại).
- Kích thước lần lượt là: 2nm 11nm30nm300nm700nm1400nm.
- Cấu trúc 1 nucleoxom là: gồm 8 phân tử protein histon tạo thành khối cầu, quấn
quanh bởi 1 đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nu, quấn 1,3/4 vòng.
- Cơ chế hình thành từ mức 1 mức 6 : Sợi ADN cuộn quanh khối cầu gồm 8
phân tử protein histon tạo thành đơn vị nuclêoxôm, các nucleoxom nối với nhau
bởi 1 1đoạn AND gắn với 1 phân tử protein histon tạo thành sợi cơ bản, sợi này
xoắn cuộn 1 lần nữa tạo thành sợi nhiễm sắc, sợi nhiễm sắc xoắn gấp khúc tạo nên
các vùng xếp cuộn, các vùng như vậy xoắn 1 lần nữa tạo thành sợi cromatit, sợi
cromati xoắn cực đại tạo thành cấu trúc NST. )
13
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
* CÁC MỨC CẤU TRÚC SIÊU HIỂN VI CỦA NST
ADN xoắn kép
Sợi cơ bản
Sợi nhiễm sắc
Vùng xếp cuộn
Cromatit
NST ở kì giữa
14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
6. Bài 6: Đột biến cấu trúc NST
A. Hình bổ sung: Một số dạng đột biến cấu trúc NST
NST bình thường
Mất đoạn
Chuyển đoạn
Đảo đoạn
MỘT SỐ DẠNG ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
* Khai thác:
-Có mấy dạng đột biến cấu trúc NST? Từ đó khái niệm như thế nào là đột biến
NST?
- Khái niệm mất đoạn? Mô tả?
- Khái niệm đảo đoạn? Mô tả?
- Khái niệm lặp đoạn? Mô tả?
- Khái niệm chuyển đoạn? Mô tả?
- Những dạng nào có thể làm thay đổi tính tương đồng của NST so với cặp của
chúng? Từ đó có thể dự đoán hậu quả ?
(* Phần trả lời:
- Có 4 dạng đột biến cấu trúc NST. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong
cấu trúc của NST, Thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng
và cấu trúc NST.
- Là đột biến làm mất từng đoạn NST, Đoạn mất có thể chứa 1 hoặc vài gen, ở đầu
mút hoặc giữa cánh NST.
15
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
- Là đột biến mà 1 đoạn của NST bị đứt ra và quay 1800, nối lại vào NST, đoạn đảo
có thể chứa hoặc không chưá tâm động.
- Lặp đoạn là hiện tượng 1 đoạn NST chứa 1hoặc vài gen lặp 1 hoặc vài lần.
- Là có sự trao đổi đoạn trong 1 NST hay giữa các NST khác nhau.
- Các dạng mất, lặp, chuyển đoạn có thể làm mất tính tương đồng của các NST
trong cặp của chúng. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp hợp của NST trong
giảm phân khả năng sinh sản của cơ thể. ).
B. Hình 6: Sơ đồ hình thành giao tử khi chuyển đoạn tương hỗ của NST:
NST13
NST 18+13
NST 13+18
NST 18
* Khai thác:
- Mô tả hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ của cặp NST số 13 và 18?
- Các loại giao tử tạo ra?
(* Phần trả lời:
- Một đoạn của NST số 18 chuyển sang gắn vào NST số 13 NST 13+18 và
ngược lại.
- Khi giảm phân cho 4 loại giao tử sau:
+ Giao tử 13 + 18 (bt).
+ Giao tử 13 + nst 18+13.
+ Giao tử 13+18 và 18+13.
+ Giao tử 13+18và NST 18 Có 3 loại giao tử chuyển đoạn. )
7. Bài 7: Đột biến số lượng NST
16
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
A. Hình bổ sung: Các dạng đột biến lệch bội (Ruồi giấm 2n=8)
**
,,
..
TB thể 0 nhiễm
//
,,
TB thể 1 nhiễm
//
**
,,
….
TB thể bốn nhiễm
// **
,,, .
.
*
..
/
,,
TB thể 3 nhiễm
*
..
TB thể 1 nhiễm kép
//
***
,,, .
.
TB thể 3 nhiễm kép
*Khai thác:
- Quan sát và khái niệm đột biến lệch bội?
- Nêu khái niệm và hình thành công thức tổng quát các thể: thể 0 nhiễm, thể 1
nhiễm, thể 3 nhiễm, thể 4 nhiễm?
- Nêu khái niệm và hình thành công thức tổng quát thể 1 nhiễm kép? thể 3 nhiễm
kép?
- Vận dụng hình vẽ trên hãy tính số lượng NST ở các dạng dị bội trên của ruồi
giấm?
(* Phần trả lời:
- Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng.
- Thể 0: Bộ NST bị mất hẳn 1 cặp : 2n-2
- Thể 1: Bộ NST có 1 cặp NST bị mất 1 chiếc : 2n-1
- Thể 3 : Bộ NST có 1 cặp NST thêm 1 chiếc: 2n+1
- Thể 4: Bộ NST có 1 cặp NST thêm 2 chiếc: 2n+2.
- Thể 1 kép: Bộ NST có 2 cặp nào đó , mỗi cặp mất 1 chiếc : 2n-1-1.
- Thể 3 kép: Bộ NST có 2 cặp nào đó, mỗi cặp thêm 1 chiếc: 2n+1+1 .
- Ở ruồi giấm 2n = 8, nên:
Thể 0: 6 , thể 1: 7, thể 3:9, thể 4:10, thể 1kép : 6, thể 3 kép : 10).
17
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
B. Hình 7.2: Kết quả của cây lai : cải củ (Raphanus) với cải bắp(Brassica):
P: Cải củ (2n=18) x Cải bắp (2n=18)
n=9
F1 :
n=9
Cải lai (2n = 9+9)
(bất thụ)
Đa bội hóa
F:
Cải tứ bội (4n= 18+18)
(hữu thụ)
* Khai thác:
- Từ sơ đồ trên, khái niệm dị đa bội? Thể dị đa bội?
- Viết công thức mô tả ngắn gọn sơ đồ trên?
- Khái niệm như thế nào là song nhị bội?
(*Phần trả lời:
- Dị đa bội là hiện tượng khi cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1
tế bào. Thể dị đa bội được hình thành từ lai xa kết hợp với đa bội hoá.
-
P:
Cải củ 2n =18 x
Gp:
F1:
ĐBH: F:
n=9(A)
cải bắp 2n = 18
n=9(B)
2n = 18 (9A+ 9B)
4n = 36 (18A + 18B) - Thể song nhị bội )
18
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Để khai thác và sử dụng kênh hình nói chung và hình trong sách giáo khoa nói
riêng, các thầy cô giáo cần:
- Nghiên cứu kĩ hình ảnh, đặc biệt là các kiến thức có thể khai thác từ hình ảnh.
- Nghiên cứu và sưu tầm thêm các hình ảnh liên quan hoặc những hình ảnh khác
nhưng có chung nội dung kiến thức để có thể sử dụng thêm hoặc giới thiệu cho học
sinh tham khảo.
- Đặt câu hỏi và chọn lọc câu hỏi phù hợp để khai thác triệt để hình ảnh nhằm rèn
kĩ năng quan sát, tổng hợp, phân tích, so sánh… và kiến thức cho học sinh.
- Trong một bài dạy, giáo viên có thể linh hoạt khai thác kĩ hình ảnh nào là trọng
tâm, có những hình ảnh đơn giản, ít kiến thức chỉ cần giới thiệu để học sinh tự
nghiên cứu.
- Giaó viên có thể sử dụng thêm các hình ảnh thậm chí không có trong sách giáo
khoa nhưng tốt cho việc khai thác kiến thức bài dạy.
- Từ sự nghiên cứu các kiến thức trong hình ảnh, giáo viên nắm kiến thức rất chắc
chắn và chính xác từ đó có thể tự làm đồ dùng dạy học (tranh, mô hình…) để giảng
dạy rất hiệu quả.
- Nếu giáo viên dạy bằng giáo án điện tử thì cơ bản cũng sử dụng hình ảnh và khai
thác tương tự như vậy.
- Ở bước củng cố bài, sử dụng lại tranh nhưng không chú thích và yêu cầu học sinh
chú thích đúng là một cách ghi nhớ và khắc sâu kiến thức cho học sinh rất tốt.
- Đối với các chương, bài có kiến thức trừu tượng thì khai thác hình ảnh, mô hình
là cách truyền đạt kiến thức có rất nhiều ưu điểm.
2. Kiến nghị:
- Đây chỉ mới là một chương trong chương trình sinh học 12, còn nhiều chương,
bài học ở từng khối lớp khác nhau sử dụng nhiều hình ảnh hoặc mô hình ở phòng
thiết bị mà chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả, mong các thầy cô và các em tích
cực nghiên cứu, tìm hiểu.
19
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA …
- Từ đề tài này mong quý thầy cô giáo và các em không ngừng nghiên cứu và sáng
tạo để sưu tầm và làm được ngày càng nhiều đồ dùng dạy học tốt phục vụ cho việc
dạy và học.
Với những kinh nghiệm trình bày ở trên, tôi đã vận dụng dạy học sinh học các
lớp được phụ trách trong ba năm qua thấy kết quả rất khả quan. Xin được trình bày
để quý thầy cô giáo tham khảo và đóng góp ý kiến. Trong phần trình bày không
tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự ủng hộ, cộng tác và góp ý chân
thành từ quý thầy cô giáo và tất cà các em học sinh. Xin trân trọng cảm ơn!
20