Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập trắc nghiệm dòng điện xoay chiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.86 KB, 4 trang )

Bài tập trắc nghiệm dòng điện xoay chiều
Câu 1: Một tụ điện C có điện dung thay đổi, nối tiếp với điện trở R= 10 3Ω và cuộn
0.2
cảm có độ tự cảm L =
(H) trong mạch điện xoay chiều có tần số của dòng điện 50Hz.
π
Để cho điện áp hiệu dụng của đoạn mạch R nối tiếp C là URC đạt cực đại thì điện dung C
phải có giá trị sao cho cảm kháng bằng:
A. 20 Ω
B. 30 Ω
C. 40 Ω
D. 35 Ω
Câu 2: Một điện trở R, tụ điện C và cuộn dây không thuần cảm mắc nối tiếp trong một
mạch điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng U= 120V, thì thấy điện áp uLr hai đầu cuộn
dây có giá trị hiệu dụng ULr = 2URC = 80 3 V. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Điện áp uRC vuông pha với điện áp toàn mạch.
B. Điện áp urc chậm pha hơn dòng điện trong mạch
π
C. Dòng điện chỉ có thể chậm pha hơn điện áp toàn mạch là
6

D. Điện áp uLr sớm pha hơn điện áp uRC là
3
Câu 3: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện có một mạch dao động gồm 1
cuộn cảm và 2 tụ điện C1, C2 (C1 < C2). Nếu C1 nối tiếp C2 thì máy thu bắt được sóng có
bước sóng 60m. Nếu C1 song song C2 thì máy bắt được sóng có bước sóng 125m. Tháo
bỏ tụ C2 thì máy bắt được sóng có bước sóng
A. 100m
B. 120m
C. 75m
D. 90m


Câu 4: Một cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện C trong mạch điện xoay chiều
có điện áp u = U0cos ωt (V) thì dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp u là ϕ 1 , điện
áp hiệu dụng 2 đầu cuộn dây là 30V. Biết rằng nếu thay tụ C bằng tụ điện dung C’ = 3C
thì dòng điện trong mạch chậm pha hơn điện áp u là ϕ 2 = π /2 - ϕ 1 và điện áp hiệu dụng
hai đầu cuộn dây là 90V. Hỏi biên độ U0 bằng bao nhiêu vôn?
A. 60V
B. 30 2 V
C. 60 2 V
D. 30V
Câu 5: Một cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được
trong mạch điện xoay chiều có điện áp u = U0cos ωt (V). Ban đầu dung kháng ZCvà tổng
trở ZLr của cuộn dây và Z của toàn mạch đều bằng 100 Ω . Tăng điện dung thêm 1 lượng
C’ = 0.125.10-3/ π (F) thì tần số dao động riêng của mạch này khi đó là 80 π (rad/s). Tần số
của nguồn điện xoay chiều bằng
A. 40 π (rad/s)
B. 100 π (rad/s)
C. 80 π (rad/s)
D. 50 π (rad/s)


Câu 6: Hai cuộn dây nối tiếp với nhau trong một mạch điện xoay chiều. Cuộn 1 có điện
trở thuần r1 lớn gấp 3 lần cảm kháng ZL1 của nó, điện áp trên cuộn 1 và cuộn 2 có cùng
π
giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau . Tỉ số độ tự cảm L1/L2 của 2 cuộn dây là:
3
A.3/2
B. 1/3
C. 1/2
D. 2/3
Câu 7: Một cuộn dây thuần cảm được mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp u =

U0cos ωt (V). tại thời điểm t1 và t2 thì điện áp và cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây
có độ lớn lần lượt là u1 = 100V, i1 = 2,5 3 A và u2 = 100 3 V, i2 = 2,5A. Hỏi U0 phải
bằng bao nhiêu?
A. 100V
B. 200V
C.200 2 V
D. 100 2 A
Câu 8: Mạch dao động LC thực hiện dao động điện từ tự do với điện áp cực đại trên tụ là
12V. Tại thời điểm điện tích trên tụ có giá trị q = 6.10-9 C thì cường độ dòng điện qua
cuộn dây là I = 3 3 mA. Biết cuộn dây có độ tự cảm 4mH. Tần số dao động của mạch:
A. 25.105 rad/s
B. 5.104 rad/s
C. 5.105 rad/s
D. 25.104 rad/s
Câu 9: Cho đoạn mạch RLC, đặt vào đoạn mạch điện áp xoay chiều u = U 2 cos100 πt
(V). Khi giá trị hiệu dụng U = 100V, thì cường độ dòng điện trong mạch trễ pha hơn điện
π
áp là
và công suất toả nhiệt của đoạn mạch là 50 W. Khi hiệu điện thế hiệu dụng U =
3
100 3 V, để cường độ dòng điện hiệu dụng không đổi thì cần ghép nối tiếp với đoạn
mạch trên điện trở R0 có giá trị:
A.50 Ω
B. 100 Ω
C. 200 Ω
D. 73,2 Ω
Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều u = U 2 cos100 πt (V) vào đoạn mạch RLC. Biết R =
100 2 Ω , tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi điện dung tụ điện lần lượt là C1 = 25/
π ( µ F) và C1 = 125/3 π ( µ F) thì điện áp hiệu dung trên tụ có cùng giá trị. Để điện áp
hiệu dụng trên điện trở R đạt cực đại thì giá trị C là

A.C = 100/3 π ( µ F) B. 50/ π ( µ F)
C. 20/ π ( µ F)
D. 200/3 π ( µ F)
Câu 11: Cho 3 linh kiện : điện trở thuần R = 60 Ω , cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Lần
lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp RL học
RC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là i1 = 2 cos(100 πt - π /12)
(A) và i2 = 2 cos((100 πt + 7 π /12) (A). Nếu đặt điện áp trên vào hai đầu đoạn mạch
RLC nối tiếp thì dòng điện trong mạch có biếu thức
A. 2 2 cos(100 πt + π /3) (A)
B. 2 cos(100 πt + π /3) (A)
C. 2 2 cos(100 πt + π /4) (A)
D. 2 cos(100 πt + π /4) (A)
Câu 12: Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos100 πt (V) vào mạch điện gồm cuộn dây, tụ
điện C và điện trở R. Biết điện áp hiệu dụng của tụ điện C, điện trở R là Uc = UR = 80V,
dòng điện sớm pha hơn điện áp của mạch là π /6 và trễ pha hơn điện áp cuộn dây là π /3.
Điện áp hiệu dụng cảu đoạn mạch có giá trị:


A. U = 117,1 V

B. U = 160V

C. U = 109,3V

D. U = 80 2 V

Câu 13: Đặt điện áp xoay chiều u = 120 2 cos100 πt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm
cuộn dây không thuần cảm độ tự cảm L = 1/ π H và tụ điện C thì điện áp hiệu dụng 2 đầu
cuộn dây và tụ điện lần lượt là 160 V và 56 V. Diện trở thuần của cuộn dây là
A. r = 128 Ω

B. r = 332 Ω
C. r = 75 Ω
D. r = 24 Ω
Câu 14: Cho đoạn mạch RLC với L/C = R2. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên điện áp
xoay chiều u = U 2 cos ω t (V), (với U không đổi, ω thây đổi được). Khi ω = ω 1 và ω
= ω 2 = 9 ω 1 thì mạch có cùng hệ số công suất, giá trị hệ số công suất đó là
3
2
2
4
A.
B.
C.
D.
73
13
21
67
Câu 15: Cho mạch điện gồm cuộn dây không thuần cảm mắc nối tiếp với biến trở R. Đặ
voà đoạn mạch trên điện áp xoay chiều ổn định u = U0 cos ω t. Khi R = R0 thì thấy điện áp
hiệu dụng trên biến trở và trên cuộn dây bằng nhau. Sau đó tăng R từ giá trị R0 thì
A. công suất toàn mạch tăng rồi giảm
B. công suất trên biến trở tăng rồi giảm
C. công suất trên biến trở giảm
D. cường độ dòng điện tăng rồi giảm
Câu 16: Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos ω t( với U0, ω không đổi) vào hai đầu đoạn
mạch RLC, trong đó cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi. Khi L = L1 hay L = L2
với L1 > L2 thì công suất tiêu thụ của mạch điện tương ứng P1, P2 với P1 = 3P2; độ lệch pha
giữa điện áp hai đầu mạch điện với cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là ϕ 1 và
ϕ 2 với | ϕ 1| + | ϕ 2| = π /2. Độ lớn của ϕ 1 và ϕ 2 là:

A. π /3; π /6
B. π /6; π /3
C.5 π /12; π /12
D. π /12;5 π /12.
Câu 17: Cho mạch điện RLC, tụ điện có điện dung C thay đổi. Điều chỉnh điện dung sao
cho điện áp hiệu dụng của tụ đạt giá trị cực đại. khi đó điện áp hiệu dụng trên R là 75V.
Khi điện áp tức thời hai đầu mạch là 75 6 V thì điện áp tức thời của đoạn mạch RL là 25
6 V. Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch là
A. 75 6 V
B. 75 3 V
C. 150V
D. 150 2 V.
Câu 18: Đặt một hiệu điện thế u = 120 2 cos ω t(V) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm
điện trở R, cuộn dây có điện trở thuần r = 0,5 Ω , và một tụ điện có điện dung thay đổi, thì
thấy giá trị cực tiểu của hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch có cuộn dây nối tiếp với tụ C là
A. 60 2 V
B. 60V
C. 40 2 V
D. 40V
Câu 19: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V, tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn
0,4
mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 30 Ω , cuộn cảm thuần có độ tự cảm
(H) và tụ
π
điện có điện dung thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện thì thấy điện áp hiệu
dụng giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị cực đại bằng
A. 160V
B. 60V
C. 160 2 V
D. 60 2 V



Câu 20: Một mạch điện xoay chiều gồm tụ điện C nối tiếp với một cuộn dây. Đặt vào hai
dầu đoạn mạch một hiệu điện thế u = 100 2 cos ω t(V) thì hiệu điện thế hiệu dụng hai
đầu tụ điện C và hai đầu cuộn dây lần lượt là 100 2 (V) và 100V. Cường độ hiệu dụng
trong mạch I = 2 (A). Tính tần số góc ω , biết rằng tần số dao dộng riêng của mạch là
ω 0 = 100 2 π (rad/s)
A. 100 π (rad/s)
B. 50 π (rad/s)
C. 60 π (rad/s)
D. 50 2 π (rad/s)
*

Đáp án: 1. B
6. C
11. C
16. B

*

2. C
7. B
12. C
17. C

*

Hết

3.C

8. C
13. C
18. D

*

*

*

4. A
9. B
14. A
19. A

5.C
10. B
15. C
20. A

Theo tôi làm thì các bạn cần chú ý câu 17, câu 15, câu 11, câu 2, câu 16, câu 18.
Đây vừa là những câu khó ( câu 17, câu 11) vừa là thuộc dạng câu hỏi dễ thi đại học năm
sau. Giải chi tiết tôi sẽ soạn thảo và đăng lên sau.



×