Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Quy trình lắp đặt cửa nhôm thực tế tại công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.52 KB, 12 trang )

QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CỬA NHÔM KÍNH
1.

Mục đích
-

Quy trình nhằm thống nhất phương pháp lắp đặt cửa nhôm kính
định hình, nhằm đảm bảo tính chính xác và tiêu chuẩn lắp đặt cửa
của Công ty.

-

Làm công cụ thiết yếu trong công tác KCS (kiểm tra chất lượng
sản phẩm) nhằm loại bỏ các sai phạm, đảm bảo được yêu cầu về
thẩm mỹ và kỹ thuật.

-

Xác định được trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận
có liên quan.

2.

Phạm vi áp dụng

-

Quy trình này được áp dụng đối với việc triển khai các hoạt động lắp
đặt các loại cửa nhôm kính (Việt Pháp, XingFa) tại công trình.

-



Quy trình được áp dụng từ tổ viên, tổ trưởng, quản trị viên và ban
lãnh đạo Công ty.

3.

Yêu cầu đối với tổ viên sản xuất

-

Được đào tạo về nội dung lao động và văn hóa của Công ty.

-

Được đào tạo về an toàn vệ sinh lao động.

4.

-

Được đào tạo về cấu tạo, đặc tính, tiêu chuẩn kỹ thuật của thành
phẩm, nguyên vật liệu.

-

Được đào tạo về công nghệ sản xuất.

-

Được đào tạo về bản vẽ kỹ thuật.


-

Được đào tạo hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, dụng cụ cầm tay.

-

Được đào tạo về quy định bảo quản, đóng gói, vận chuyển.

Vật liệu dụng cụ thiết bị
-

Máy cắt cầm tay, máy cắt sắt, máy khoan bắn vít, khoan bê tông,
dây điện.


5.

-

Thước mét, livo, nêm, dọi, cọ quét bụi, búa sắt, đục, ke vuông, tua
vít, kìm, búa cao su.

-

Chìa lục giác, dao rọc giấy, mũi khoan φ 6, 7, 8, 11, 12, 13, mũi
khoan bê tông.

-


Súng bắn keo, súng bắn keo silicon.

-

Thanh nhôm làm cữ, miếng cữ Alu để kiểm tra độ hở (1, 2, 3, 4
mm).

-

Giấy carton, vải để kê sản phẩm, bạt che chắn.

-

Chai nước lau kính, súng bắn keo, bình rửa súng bắn keo, băng
keo.

-

Keo bọt nở, silicon, keo sữa, nhớt, tắc kê nhựa, tắc kê gỗ, đinh, vít...

Nội dung quy trình

5.1.

Quy trình lắp đặt

5.2.

Diễn giải quy trình


a.

Chuẩn bị mặt bằng lắp đặt
-

Khi sản phẩm cửa được vận chuyển đến công trình để lắp đặt thì
phải được sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng, tất cả đều được che chắn,
kê bằng bìa giấy carton hoặc vải để tránh xảy ra tình trạng trầy
xước gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến công tác bàn giao.

-

Không được bóc hộp bao gói, ném hoặc làm rơi cửa. Không được
tì, cọ xát mặt vào các vật dụng cứng như sắt hoặc các cạnh sắc và
không được đập mạnh góc khung cửa nhôm xuống sàn.

-

Khi xếp cửa phải lưu ý các PKKK không được tỳ vào mặt kính (Bản
lề, ổ khóa không được tỳ lên mặt kính).

-

Khi khênh cửa phải khênh ở tư thế thẳng đứng, không được khênh ở
tư thế nằm ngang.

-

Chuẩn bị dụng cụ thiết bị cần thiết cho công tác lắp đặt.



-

b.

c.

d.

Kiểm tra sản phẩm theo đúng yêu cầu của bản vẽ
-

Kiểm tra tổng thể: đúng chủng loại, số lượng, thẩm mỹ, kích thước
bao đúng bản vẽ thiết kế.

-

Bề mặt Profile không bị xước sơn, dị tật trên bề mặt.

-

Bản lề, khóa chốt phải đúng loại, đúng vị trí.

-

Ron phải được lắp đầy đủ, chắc chắn.

-

Phụ kiện đảm bảo đầy đủ.


Đo kích thước khung chờ
-

Kiểm tra chiều cao của khung chờ.

-

Độ hở của khung bao so với khung tường là 2mm để bắn keo.

-

Khung bao so với nền nhà là phải kín khít, liền lạc, không có khe
hở.

-

Độ hở của khung cánh so với nền nhà là 2mm.

Kiểm tra khung bao so với khung tường
-

e.

Dùng thước mét để kiểm tra chiều dài khung bao.

Kiểm tra độ dốc nền trước khi cắt nhôm khung bao
-

f.


Phải dùng bạt che chắn trong quá trình xử lý công tác lắp đặt: cắt
thanh nhôm, mài mép tường…thuận tiện cho công tác vệ sinh sau
cùng, không để bụi bay vào trong nhà.

Kiểm tra độ dốc nền bằng livo, kiểm tra 4 vị trí sau đó lấy giá trị
nhỏ nhất.

Tiến hành lấy mực và cắt chân khung bao
-

Lấy mực cắt chân khung bao, khi cắt khung bao phải được kê lên
sao cho bề mặt khung bao phải nằm trên một mặt phẳng, nếu
không thì mặt cắt sẽ không phẳng.

-

Sử dụng bạt để lót nền nhà nhằm tránh trầy xước khung nhôm và
hứng các mạt nhôm thuận tiện cho công tác vệ sinh sau này.


g.

Định vị khung bao cửa vào khung tường
-

h.

i.


j.

Gắn khung bao lên tường, dùng nêm chèn vào khe hở của 2 bên
khung bao với tường.

Kiểm tra khung bao
-

Dùng dọi để kiểm tra độ đứng của khung bao. Kiểm tra theo 2
phương làm sao cho khung bao không bị nghiêng vào trong hoặc
ra ngoài, nghiêng sang trái hoặc sang phải.

-

Khung phải vuông, thẳng đứng, cạnh nằm ngang phải thăng bằng.

Khoan tường
-

Dựa vào lỗ khoan trên khung bao, xác định lại vị trí lỗ khoan trên
tường.

-

Dùng khoan bê tông lỗ Ø 10 để lắp vít lắp đặt.

-

Lưu ý khi khoan phải giữ khoan và điều chỉnh khoan cho vuông
góc với mặt cần khoan, như vậy khi lắp vít cố định mới chính xác

và điều chỉnh được độ thẳng của khung. Đặc biệt khi lắp khung
cửa sát mép tường phải chú ý hướng khoan để giảm sự vỡ cạnh
tường.

-

Vị trí liên kết khởi đầu thông thường cách đầu thanh khoảng 5 10cm, các vị trí tiếp theo khoảng cách tối đa không quá 50cm/vị
trí liên kết tường, hoặc theo yêu cầu của chủ nhà.

-

Đối với profile có kích thước > 800mm khoan lỗ lắp đặt theo tiêu
chuẩn, thanh profile ≤ 800mm khoan 2 lỗ lắp đặt ở 2 đầu.

-

Đối với những lỗ khoan trước bị sai vị trí thì phải bịt lại lỗ khoan
bằng keo silicon.

Cố định khung bao vào khung tường
-

Cố định khung bao bằng tắc kê nhựa và vít.

-

Cắt tắc kê nhựa bằng dao rọc giấy theo kích thước yêu cầu của lỗ
khoan.



-

Tắc kê được đóng vào lỗ khoan nếu còn dư phần đầu phải dùng
dao rọc giấy để cắt gọt phần đầu.

-

Phần tắc kê bám vào tường phải chắc chắn (ren vít phải ăn vào
tắc kê hết tay).

-

Đối với lỗ khoan quá to do bị phá trong quá trình khoan, không
vừa với tắc kê nhựa thì phải sử dụng tắc kê gỗ (lưu ý: không được
sử dụng gỗ cốp pha hoặc gỗ tạp để làm tắc kê).
+

Gia công tắc kê gỗ cho vừa: cắt, gọt.

+

Điều chỉnh lỗ khoan cho vừa với tắc kê gỗ.

+

Bơm keo silicon vào lỗ sau đó đưa tắc kê gỗ vào.

+

Xác định tâm của tắc kê gỗ tiến hành khoan mồi bắt vít.


-

Vít khi bắn vào tắc kê phải bôi thêm nhớt để dễ di chuyển, không
bị ảnh hưởng đến khung bao.

-

Vít không được vặn quá chặt để căn chỉnh khung bao cho chính
xác.

Chú ý: Vít chỉ có tác dụng định vị, khung bao được chắc chắn là nhờ
vào keo bọt nở, keo sữa.
k.

Kiểm tra lại khung bao
-

Dùng ke vuông để kiểm tra các góc vuông, dùng miếng cữ alu để
chêm vào các góc khung bao.

-

Dùng thanh nhôm làm cữ để kiểm tra lại chiều ngang của khung
bao, kiểm tra 3 vị trí: trên, giữa, dưới. Không nên dùng thước mét
để kiểm tra do sai số của thước mét và sai số của người đo.

-

Dùng dọi để kiểm tra độ thẳng đứng của khung bao.


-

Sau khi đạt yêu cầu thì vặn vít khung bao.

-

Vít phải lắp đúng chủng loại, phù hợp với từng yêu cầu của sản
phẩm, đối với vít đầu côn phải được lắp sao cho bằng mặt với vật
liệu nền. Không vênh lệch hoặc nổi lên nền quá 1mm, những khe


của đầu vít để làm điểm tựa cho tuốt nơ vít không được sứt mẻ
hoặc biến dạng gây mất giá trị của sản phẩm.
l.

m.

n.

o.

Treo cánh vào khung
-

Trước khi lắp cánh vào phải dùng chổi, cọ quét để làm sạch bụi
trên nền nhà đảm bảo không có sai số.

-


Lắp cánh cửa vào kiểm tra sơ bộ, gắn ốc bản lề.

-

Căn chỉnh các khe hở bằng các miếng Alu.

Kiểm tra khung cánh
-

Các cạnh của cánh cửa luôn song song với khung bao. Vận hành
êm và chính xác, đúng chiều hoạt động.

-

Khe hở giữa cánh với khung bao nhỏ nhất không quá 2mm, lớn
nhất không quá 4mm.

-

PHẦN HỞ NỀN: Nếu cửa mở ra ngoài thì khi đóng cửa, cửa luôn
phải phủ qua nền nhà để che nước bên ngoài tạt vào. Nếu mở vào
trong thì khe khở nền chổ sát nền nhất không quá 2mm, lúc ở tình
trạng đóng khoảng cách hở nền tối đa là 6mm.

Lắp kính
-

Kiếng hoặc các vật liệu tương đương khi lắp vào phải được kiểm
tra trước nhằm loại bỏ hoặc khắc phục các khuyết tật.


-

Phải được lắp đặt vị trí theo yêu cầu kỹ mỹ thuật, nếu là kiếng
phải kê đệm cách ly chu đáo, phòng tránh tình trạng kiếng bị vỡ
do quá căng, do chêm đệm không đúng cách.

-

Khi hoàn thiện thì bề mặt các vật liệu này phải sạch không trầy
xước, sứt mẻ, móp, cong vênh.

-

Các cạnh tiếp xúc với khung sườn phải đều, đẹp và chắc chắn. Đối
với nhôm hỗn hợp bề mặt phải phẳng tuyệt đối.

Bắn keo
-

Bắn keo bọt nở vào khe hở xung quanh khung bao với tường.


p.

q.

-

Keo có 3 công dụng: Tạo liên kết, chống nước, tạo các đường ron.


-

Khung nhôm không được lột nhãn dán ra để tránh quá trình bắn
keo thì keo không dính lên khung nhôm gây khó khăn cho công tác
vệ sinh sau này. Nếu lỡ lột nhãn ra rồi thì phải dán lại bằng băng
keo.

-

Trong quá trình bắn keo tránh cho keo rớt xuống nền nhà, bắn
vào mắt. Khi bơm đường keo phải có đủ độ nén, ép (phải vuốt ép
đường keo vừa bơm ra khỏi chai bằng tay hoặc bằng mũi chai
keo).

-

Keo phải đủ khối lượng cần thiết để keo bám chặt vào bề mặt vật
liệu. Cấm bơm keo phớt qua chỉ vừa đủ che phủ vì khi đường keo
mỏng (thiếu khối lượng) thì chỉ một thời gian sau keo sẽ khô và co
lại làm bung, rách đường keo gây mất tính liên kết lúc này hậu
quả sẽ là rất xấu.

-

Đường keo phải bám đều ở các mép vật liệu, không tụ dồn ở các
góc; Ở những chỗ thao tác khó, đường keo không lớn hoặc nhỏ
hơn 20% so với lượng đa số đường keo đã bơm trước đó (khi ở
tình trạng bơm tự do bằng tay không đảm bảo các yêu cầu trên
thì phải dùng băng keo khống chế để tạo đường thẳng được như ý
muốn).


-

Sau khi bắn keo xong phải tuyệt đối súc rửa súng bắn keo, không
để keo còn tồn đọng trong súng dẫn đến khô keo và hư súng.

-

Sau khi keo khô tiến hành cắt keo bọt thừa.

Khoan lỗ chốt khóa xuống nền nhà
-

Xác định vị trí của lỗ chốt.

-

Đánh dấu vị trí xuống nền nhà.

-

Khoan lỗ chốt và vệ sinh.

Vệ sinh, chống thấm
-

Bóc băng bảo vệ, vệ sinh sản phẩm.


-


Thị giác của con người quyết định đến 90% cảm xúc của người đó,
vì vậy để khách hàng tiếp nhận hàng hoá hoặc công việc bàn giao,
thì phải làm thật tốt việc vệ sinh.

-

Khái niệm vệ sinh ở đây phải được hiểu là “triệt tiêu những gì có
thể làm giảm giá trị của sản phẩm” như làm sạch bề mặt hàng
hoá, làm sạch khu vực thi công trước khi bàn giao, gọt giũa những
góc cạnh có ba via, trám trét các chổ hở.

-

Đối với các khung nhôm kính ngoài trời cần chống nước thẩm
thấu thì phải đảm bảo khả năng chống nước tuyệt đối kể cả khi
thời tiết mưa bão dài ngày, các chỗ ghép nối phải được vệ sinh
sạch sẽ trước khi trám bằng keo AB hoặc keo silicon (nếu không
vệ sinh tốt bề mặt thì keo cũng bám nhưng không chắc, nước dễ
vào), nếu là keo AB phải được pha trộn với 1 tỷ lệ phù hợp.

-

Chú ý: chống nước là một đặc tính cơ bản của khung nhôm kính
(Đây là ưu thế vượt trội của vật liệu nhôm kính so với các vật liệu
khác). Do đó cần phải có sự quan tâm đúng mực về tính năng
chống nước.

r.


Kiểm tra

s.

Nghiệm thu nội bộ

t.

Bàn giao cho khách hàng

6.

Mẫu biểu sử dụng trong quy trình

(Đang cập nhật)
-

Phiếu báo hỏng sản phẩm

-

Bản nghiệm thu nội bộ

-

Bản bàn giao sản phẩm








×