Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình, đoạn chảy qua thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương 6 tháng đầu năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ,
chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo Khoa Môi trường,
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Em xin cảm ơn cô Bùi Thị Thư
– GVCN đã hết lòng tạo điệu kiện, giúp đỡ chỉ bảo em.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thị
Tuyết Thu đã định hướng, giúp đỡ, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quá trình thực
hiện đồ án tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị nhân viên tại Trung
Quan trắc và Phân tích Môi trường Hải Dương, đặc biệt là anh Lê Phú Đồng, người
đã hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ nên có thể
đồ án của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê
bình của quý thầy cô giáo để em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BOD
BTNMT
CN
COD
DO
KHKTTN & MT
LSB
QCVN
ISO
TCVN
TT
TSS
VSV
WQI

3

: Nhu cầu oxy sinh học
: Bộ Tài nguyên Môi trường
: Công nghệ
: Nhu cầu oxy hóa học
: Oxy hòa tan
: Khoa học kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
: Lauryl Sulphate broth (môi trường nuôi cấy vi sinh vật)
: Quy chuẩn Việt Nam
: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Thông tư
: Tổng chất rắn lơ lửng
: Vi sinh vật

: Chỉ số chất lượng nước


DANH MỤC BẢNG

4


DANH MỤC HÌNH

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo được, tuy nhiên việc cung cấp nước
ngọt trên thế giới đang từng bước giảm đi, nhu cầu nước đã vượt quá mức độ cung
cấp ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm
cho nhu cầu nước càng tăng. Nguy cơ thiếu nước đặc biệt là nước sạch và nước
ngọt là hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như sự sống trên Trái
Đất. Do đó con người cần nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên nước.
Con sông lớn nhất chảy qua địa bàn tỉnh Hải Dương là sông Thái Bình. Sông
này do sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và sông Đuống hợp lưu ở Phả Lại,
đoạn này gọi là Lục Đầu giang. Sông Thái Bình chảy suốt từ Tây Bắc đến Đông
Nam của tỉnh, có các chi lưu là sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn và sông Rang.
Phía Nam tỉnh còn có sông Luộc, làm ranh giới với tỉnh Thái Bình. Sông Đuống ở
phía Bắc, sông Luộc ở phía Nam nối sông Thái Bình với sông Hồng, chia sẻ lượng
nước với sông Hồng, góp phần hạn chế lũ lụt. Hệ thống nông giang Bắc Hưng Hải

có cống tháo mở để tháo nước và ngăn chặn nước thủy triều vào đồng ruộng.
Sông Thái Bình đoạn chảy qua thành phố Hải Dương vừa có giá trị giao
thông nối liền giữa thành phố Hải Dương và các tỉnh các huyện lân cận, vừa mang
giá trị cho nông nghiệp, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản.
Vì vậy, việc xem xét, đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình, xác định các
nguồn ô nhiễm và dự báo mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội của
thành phố Hải Dương đến môi trường nước là rất quan trọng. Đó là lý do tôi chọn
vấn đề: “Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình, đoạn chảy qua thành phố
Hải Dương, tỉnh Hải Dương 6 tháng đầu năm 2016” làm đề tài nghiên cứu đồ án
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được chất lượng nước sông Thái Bình, đoạn chảy qua thành phố
Hải Dương 6 tháng đầu năm 2016.
6


Luận giải được nguyên nhân ô nhiễm.
3. Nội dung nghiên cứu

Tổng quan tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, hiện trạng môi
trường của thành phố Hải Dương – tỉnh Hải Dương; số liệu quan trắc nước sông
Thải Bình, đoạn chảy qua thành phố Hải Dương 6 tháng đầu năm 2016.
Khảo sát thực tế và lập kế hoạch quan trắc môi trường nước sông Thái
Bình đoạn chảy qua thành phố Hải Dương.
Tiến hành quan trắc, lấy mẫu 2 đợt, tại 3 vị trí:
+ Đợt 1: tháng 3 năm 2016.
+ Đợt 2: tháng 5 năm 2016.
Các chỉ tiêu phân tích gồm: nhiệt độ, pH, độ đục, DO, BOD 5, COD, NH4+ N, NO3- - N, NO2- - N, F-, PO43- - P, Fe, TSS, tổng Coliform.
Đánh giá chất lượng môi trường nước sông bằng chỉ số chất lượng môi

trường nước WQI.
Luận giải nguyên nhân ô nhiễm.

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương,
tỉnh Hải Dương
1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Hải Dương
a.

Vị trí địa lý.
Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía bắc giáp huyện Nam
Sách, phía đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía tây giáp huyện Cẩm
Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đông nam giáp hai huyện Thanh
Hà và Tứ Kỳ. Thành phố Hải Dương nằm cách Thủ đô Hà Nội 57 km về phía tây,
cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía đông. Diện tích thành phố là 71 km 2, với
dân số: 253.893 người (2013)
- Ðơn vị hành chính: TP Hải Dương hiện có :

8


+ 15 phường: Bình Hàn, Cẩm Thượng , Hải Tân, Lê Thanh Nghị, Nhị Châu,
Ngọc Châu, Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Tân Bình, Thanh Bình,
Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Tứ Minh, Việt Hòa.
+ 6 xã: Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch Khôi, Thượng Đạt.

Thành phố Hải Dương là thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại loại 2
thuộc tỉnh Hải Dương, là Trung tâm công nghiệp - dịch vụ thuộc Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ [1].
b. Khí hậu.

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt:
xuân, hạ, thu, đông.
Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp
từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm
Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ
Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%
Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương
thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông.
c.

Giao thông.
Đường bộ:
Các tuyến Quốc lộ: 5, 191, 37, 17
Đường phố chính:
- Đại lộ: Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh
Nghị, 30/10.
- Phố: Phạm Ngũ Lão, Trường Chinh, Thanh Niên, Thống Nhất, Ngô Quyền,
Hồng Quang, Yết Kiêu, Điện Biên Phủ, Bạch Đằng, Hoàng Diệu, Nguyễn Thượng
Mẫn, Chi Lăng, Hoàng Hoa Thám, Bạch Năng Thi, Bùi Thị Xuân, An Thái, Phạm
Ngũ Lão, Chương Dương, Tam Giang, Quang Trung, Đoàn Kểt, Cẩm Thượng, Đỗ
Ngọc Du, Đức Minh...[1].

9



Đường sắt:
Hệ thống đường sắt Hà Hải đi qua địa phận thành phố Hải Dương khoảng
13 km, bắt đầu từ phường Việt Hòa và kết thúc tại xã Ái Quốc. Kết nối với các tỉnh
thành khác tại Nhà ga Hải Dương - đầu mối giao thông đường sắt của toàn tỉnh, và
Tiền Trung là nhà ga trung chuyển của khu vực Đông bắc tỉnh [1].
Đường thủy:
Thành phố Hải Dương có một hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi.
Từ thành phố Hải Dương, theo hệ thống sông Thái Bình, tàu thuyền có thể xuôi ra
Cảng Hải Phòng, hoặc ngược lên các tỉnh miền núi trung du phía Bắc.
Cảng Cống Câu là cảng đường thủy nội địa có chức năng là nơi bốc dỡ hàng
hóa - chủ yếu là nguyên vật liệu đến và đi các tỉnh thành khác. Cảng có công suất
300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ
một cách thuận lợi [1].
1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của
tỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm về công nghiệp của Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ.Thành phố Hải Dương hiện là một đô thị trong vùng Thủ đô Hà Nội.
Cùng với các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, thành phố Hải Dương được đầu tư
để trở thành một trong ba đô thị cấp trung tâm vùng (đô thị cấp 1) và là một trung
tâm công nghiệp của toàn vùng. Các đô thị phía Tây sẽ là nơi phát triển dịch vụ và
công nghệ cao. Các đô thị phía Đông Bắc và phía Bắc như Phủ Lý, thị xã Từ Sơn,
Bắc Ninh, thị xã Chí Linh, thành phố Vĩnh Yên, Hưng Yên... sẽ là các đô thị vệ
tinh, đảm bảo cho vùng thủ đô phát triển hài hoà.
Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 14,5%. Cơ cấu kinh
tế: Công nghiệp - Xây dựng 53,07%; Dịch vụ 45,68%; Nông nghiệp - Thuỷ sản
1,25%. Trên địa bàn thành phố, Chính phủ đã phê duyệt các khu công nghiệp, thu
hút 1.247 doanh nghiệp hoạt động.
Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 1.346 tỷ

đồng, tăng 52% so với năm 2007.

10


Cũng năm này, thành phố có 1.700 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Thu nhập bình quân
đầu người một năm đạt 1.344 USD/người.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP
Hải Dương đạt hơn 676 tỷ đồng, bằng 50,8% kế hoạch năm và tăng 14% so với
cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kinh tế tập thể đạt hơn 11 tỷ đồng, bằng 50,3% kế
hoạch năm; doanh nghiệp tư nhân gần 124 tỷ đồng, bằng 49,7%; công ty trách
nhiệm hữu hạn hơn 238 tỷ đồng, bằng 50,8%; công ty cổ phần hơn 206 tỷ đồng,
bằng 50,9%; hộ cá thể, gần 98 tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch năm. Thành phố hiện
có gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có gần 1.000
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Thành phố Hải Dương là một trong những trung tâm về công nghiệp của
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ [1].
1.2 Tổng quan về sông Thái Bình

Hình 1.2. Bản đồ hệ thống sông Thái Bình
Hệ thống sông Thái Bình là hệ thống sông lớn thứ hai của miền Bắc, hợp lưu
của ba con sông: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam chảy qua địa phận tỉnh
11


Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Sông Thái Bình là tên gọi của hai đoạn sông chính trong hệ thống sông Thái
Bình.
Đoạn sông ở phía thượng lưu có chiều dài khoảng 64 km được bắt đầu từ địa

phận xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), nơi giao nhau của hai con
sông Cầu và sông Thương (còn có tên gọi là Ngã ba Lác), chảy ngoằn ngoèo theo
hướng bắc - nam, đi qua và làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bắc Ninh và các huyện
Chí Linh, Nam Sách của Hải Dương. Từ địa phận xã Minh Tân (huyện Nam Sách)
đổi hướng chảy theo hướng tây – đông tới xã Nam Đồng thuộc thành phố Hải
Dương nó đổi hướng chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Đoạn sông này làm
thành ranh giới tự nhiên giữa các địa phương của ba tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và
Hải Dương; bao gồm các huyện, thị như thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách,
Cẩm Giàng, Thanh Hà, Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương), Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) và
Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh). Tại địa phận thành phố Hải Dương
nó nhận thêm nước của sông Sặt và sau đó tại ngã ba Mũi Gươm nó nhận nước từ
sông Gùa (dài khoảng 4 km, nối sông Thái Bình với sông Văn Úc).
Đoạn sông ở phía hạ lưu cũng có tên gọi là Thái Bình, được bắt đầu từ Quý
Cao, điểm tiếp giáp của xã Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) với các xã
Quang Trung, Nguyên Giáp (huyện Tứ Kỳ), nơi được tính là điểm cuối của sông
Luộc. Sông chảy theo hướng tây - đông khoảng 3 km để nhận thêm nước của sông
Kênh Khê (đoạn sông dài khoảng 3 km nối sông Thái Bình với sông Văn Úc), đổi
hướng thành bắc-nam, đến địa phận xã Kiến Thiết (Tiên Lãng) uốn vòng cung đổi
hướng chảy sang hướng tây bắc - đông nam và đổ ra biển Đông tại cửa Thái Bình.
Cách cửa sông khoảng 7 km nó tiếp nhận nước từ sông Hóa. Đoạn sông Thái Bình
thứ hai này có chiều dài khoảng 36 km và làm ranh giới tự nhiên giữa các huyện
Tiên Lãng và Vĩnh Bảo, giữa huyện Tiên Lãng và một phần đông bắc của huyện
Thái Thụy (tỉnh Thái Bình).
*) Sông Thái Bình đoạn chảy qua thành phố Hải Dương
Sông Thái Bình đoạn chảy qua thành phố Hải Dương có chiều dài khoảng 8
km bắt đầu phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương đi qua các phường Cẩm
Thượng, An Châu, Thượng Đạt, Nam Đồng, Nhị Châu, Ngọc Châu và điểm kết thúc
12



khỏi thành phố tại phường Hải Tân, thành phố Hải Dương. Tại địa phận thành phố
Hải Dương nó nhận thêm nước của sông Sặt – đoạn cảng Cống Câu. Sông Thái
Bình đoạn qua thành phố Hải Dương vừa là nơi tiếp nhận nguồn của các nhà máy,
bệnh viện, các khu dân cư; vừa mang ý nghĩa nông nghiêp: tưới tiêu, nuôi trồng
thủy sản; vừa có giá trị giao thông đường thủy, vận chuyển hàng hóa (cảng Cống
Câu) lại vừa là nơi cung cấp nước cho các nhà máy nước phục vụ cho đời sống
nhân dân thành phố Hải Dương [2].
*) Đặc điểm các vị trí lấy mẫu, các nguồn tác động chính:
Sông Thái Bình cách nhà máy nước Cẩm Thượng 500 m về phía thượng lưu:
Đoạn sông là nơi cung cấp nước cho nhà máy nước Cẩm Thượng cấp nước sinh
hoạt cho thành phố và một số huyện lân cận : Cẩm Giàng, Gia Lộc…Ngoài ra đây
là nơi hoạt động của tàu thuyền (nhỏ) có giá trị giao thông nối liền giữa thành phố
Hải Dương và các tỉnh lân cân; tiếp nhận nguồn thải từ các khu dân cư phường Việt
Hòa, Cẩm Thượng, An Châu, Thượng Đạt.
Sông Thái Bình tại cầu Phú Lương, thành phố Hải Dương: Đây là khu vực
diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng của người dân; các hoạt động
nông nghiệp, nguồn thải từ khu dân cư phường Nam Đồng, Nhị Châu, Ngọc Châu
thành phố Hải Dương.
Sông Thái Bình tại cảng Cống Câu, thành phố Hải Dương: Là nơi giao nhau
giữa sông Thái Bình và sông Sặt. Tại đây nước sông Thái Bình tiếp nhận nguồn thải
của sông Sặt, nước thải của khu dân cư phường Ngọc Châu, Hải Tân, là nơi diễn ra
các hoạt động giao thông đường thủy, vận chuyển vật liệu xây dựng.
1.3. Tổng quan các nghiên cứu sông Thái Bình, đoạn chảy qua thành phố Hải
Dương
Sông Thái Bình, đoạn chảy qua thành phố Hải Dương có vai trò quan trọng
trong cấp thoát nước của thành phố, sử dụng cho mục đích nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, giao thông đường thủy, tạo cảnh quan sinh thái không chỉ cho thành phố
mà còn các huyện, tỉnh lân cận.
Do con sông có vai trò quan trọng đối với thành phố Hải Dương nên đã có
nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng nước cũng như cảnh quan của sông Thái

Bình.
13


-

Báo cáo chất lượng nước mặt thành phố Hải Dương 2015 (Trung tâm Quan trắc và
phân tích môi trường tỉnh Hải Dương).

-

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh hàng năm của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh
Hải Dương…
Qua các báo cáo cho thấy, có nhiều nguồn gây ô nhiễm cho nước sông Thái
Bình, đoạn chảy qua thành phố Hải Dương như: nước thải sinh hoạt của thành phố,
các nhà máy, KCN (KCN Đại An), bệnh viện (bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương,
bệnh viện phụ sản Hải Dương, bệnh viện Y học cổ truyền…). Ngoài ra có các hoạt
động nuôi trồng thủy sản (nuôi cá lồng), nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa, vật liệu
xây dựng (cảng Cống Câu)…
Từ kết quả thu thập được qua các báo cáo hàng năm, chất lượng nước sông
Thái Bình tương đối tốt, không bị ô nhiễm trầm trọng, ngoại trừ hàm lượng NH 4+ và
TSS khá cao. Tuy nhiên để được lựa chọn xem xét đánh giá chất lượng nước theo
mức A1 (Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt sau khi áp dụng xử lý thông
thường, bảo tồn động thực vật thủy sinh) và A2 (Dùng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp) của QCVN08MT:2015/BTNMT thì chất lượng nước sông chưa đạt được, ngoại trừ đoạn thượng
lưu sông khi bắt đầu chảy vào thành phố, chất lượng nước tốt, hàm lượng các chỉ
tiêu nằm trong giới hạn mức A2 nên ngay đoạn thượng lưu, nước sông được cung
cấp cho nhà máy nước Cẩm Thượng, còn lại ta áp dụng mức B1 (Dùng cho mục
đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước
tương tự) [8].


14


CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nước sông Thái Bình, đoạn chảy qua thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
6 tháng đầu năm 2016.

2.2.

Thời gian và địa điểm lấy mẫu
Để quan trắc môi trường nước mặt, tiến hành lấy mẫu và đo đạc một số chỉ
tiêu tại 3 vị trí. Điểm quan trắc và tọa độ lấy mẫu được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Địa điểm quan trắc và thời gian lấy mẫu

TT

1


hiệu

NM1
(điểm
nền)


Tọa độ điểm
quan trắc
Vĩ độ

Kinh
độ

Thời gian
lấy mẫu

15h ngày
9/03/2016
o

106 19’
40,78’’

o

20 58’
31,14’’
16h05 ngày
9/05/2016

15h25 ngày
9/03/2016
2

NM2


106o21’
19,39’’

20o56’
48,56’’
16h30 ngày
9/05/2016

3

NM3

106o20’
36,97’’

20o54’
44,92’’

15h55 ngày
9/03/2016
16h55 ngày
9/05/2016

15

Điểm lấy mẫu

Các nguồn thải
chính


Vị trí 1: Sông
Thái Bình cách
nhà máy nước
Cẩm Thượng
500 m về phía
thượng lưu

Nước thải dân cư
phường Việt Hòa,
Cẩm Thượng, An
Châu, Thượng Đạt

Vị trí 2: Sông
Thái Bình tại
cầu Phú
Lương, Tp Hải
Dương

- Nước thải dân cư
phường Nam Đồng,
Nhị Châu, Ngọc
Châu
- Hoạt động nuôi cá
lồng

Vị trí 3: Sông
Thái Bình tại
cảng Cống
Câu, Tp Hải
Dương


- Nước thải dân cư
phường Ngọc Châu,
Hải Tân
- Cảng hoạt động vận
chuyển vật liệu xây
dựng trên sông


Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu
Phương pháp nghiên cứu

2.3.

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Đồ án nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua
thành phố Hải Dương cần sử dụng, thu thập nhiều nguồn tài liệu tham khảo:
-

Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hải Dương: vị trí địa lý,
khí hậu, dân cư…

-

Thu thập các tài liệu: tổng quan sông Thái Bình - đoạn chảy qua thành phố Hải
Dương, Bản đồ sông Thái Bình đoạn chảy qua thành phố Hải Dương và các vị trí
lấy mẫu…

2.3.2.

a.

QCVN08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp lấy mẫu.
Phương pháp quan trắc ngoài hiện trường được áp dụng theo quy định hiện
hành gồm:

16


Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT quy định quy trình kĩ thuật quan trắc môi
trường nước mặt lục địa.
TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần
6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
-

Chọn vị trí lấy mẫu tại 3 điểm theo kế hoạch quan trắc.
+ NM1: Sông Thái Bình cách nhà máy Cẩm Thượng 500 m về phía thượng
lưu: Đoạn sông là nơi cung cấp nước cho nhà máy nước Cẩm Thượng cấp nước sinh
hoạt cho thành phố và một số huyện lân cận: Cẩm Giàng, Gia Lộc…Ngoài ra đây là
nơi hoạt động của tàu thuyền (nhỏ) có giá trị giao thông nối liền giữa thành phố Hải
Dương và các tỉnh lân cân; tiếp nhận nguồn thải từ các khu dân cư phường Việt
Hòa, Cẩm Thượng, An Châu, Thượng Đạt.
+ NM2: Sông Thái Bình tại cầu Phú Lương, thành phố Hải Dương: Đây là
khu vực diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng của người dân; các hoạt
động nông nghiệp; nguồn thải từ khu dân cư phường Nam Đồng, Nhị Châu, Ngọc
Châu thành phố Hải Dương.
+ NM3: Sông Thái Bình tại cảng Cống Câu, thành phố Hải Dương: Là nơi
giao nhau giữa sông Thái Bình và sông Sặt. Tại đây nước sông Thái Bình tiếp nhận

nguồn thải của sông Sặt; nước thải của khu dân cư phường Ngọc Châu, Hải Tân; là
nơi diễn ra các hoạt động giao thông đường thủy, vận chuyển vật liệu xây dựng.

-

Tiến hành lấy mẫu: trước khi lấy nạp mẫu vào dụng cụ chứa mẫu cần tráng rửa
dụng cụ chứa mẫu.

-

Đo nhanh một số chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, độ đục, DO.
TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.

b. Đo đạc tại hiện trường.

Mẫu nước sau khi được lấy theo quy trình, phương pháp quy định trong
thông tư 29/2011/TT-BTNMT sẽ được thực hiện phân tích đo ngay một số thông số
tại hiện trường. Các phương pháp đo đạc tại hiện trường đối với các thông số nhiệt
độ, độ đục, DO, pH.

17


c.

Bảo quản mẫu
Mẫu lấy về được bảo quản theo TCVN 6663:3-2008 – Chất lượng nước –
Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
+ Thùng chứa, bảo quản mẫu: Sử dụng thùng chứa đá du lịch để bảo quản mẫu.

+ Hóa chất bảo quản: Tùy theo chỉ tiêu phân tích mà chuẩn bị hóa chất bảo
quản. Sau khi lấy mẫu, bổ sung hóa chất bảo quản thích hợp, kí hiệu, mã hóa mẫu
và cho vào thùng bảo quản, vận chuyển về phòng thí nghiệm.
Chi tiết cách bảo quản các chỉ tiêu phân tích được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Điều kiện và thời gian bảo quản mẫu

TT

Phân tích

Chai đựng

Thời gian bảo

Điều kiện bảo quản
o

o

Làm lạnh đến giữa 1 C và 5 C
Làm lạnh đến giữa 1oC và 5oC
Axít hóa đến pH từ 1 đến 2 với

quản tối đa
24 giờ
24 giờ

1
2


TSS
BOD

P
P

3

COD

P

4

NH4+

P

1- 2, làm lạnh đến giữa 1oC và

1 tháng

5oC
Làm lạnh đến giữa 1oC và 5oC
Làm lạnh đến giữa 1oC và 5oC
Làm lạnh đến giữa 1oC và 5oC,

24 giờ
24 giờ


H2SO4, nơi tối
Axit hóa với H2SO4 đến pH từ

5
6

NO3NO2-

P
P

7

PO43-

P

8

Fe

P

9

FTổng

P

đến 2

Làm lạnh từ 2-5oC

P

Làm lạnh 4oC, 0,008% Na2S2O3

10

18

Coliform

lọc ngay tại chỗ
Axit hóa với HNO3 đến pH từ 1

1 tháng

24 giờ
1 tháng
1 tháng
24 giờ


d. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.

• Xác định Florua theo Hach methods 8029
a. Phạm vi:
- Phạm vi áp dụng với đối tượng nước mặt và nước thải:
- Giới hạn phát hiện: 0,02 – 2mg/l F
b. Tiến hành

-

Chọn chương trình 190 cho chỉ tiêu F- trên máy đo quang.

-

Cho 10 ml mẫu vào cuvet là mẫu môi trường.

-

Cho 10 ml nước cất vào cuvet là mẫu trắng.

-

Cho 2 ml SPADNS Reagent (thuốc thử tạo phức) vào từng cuvet.

-

Lắc tròn.

-

Đặt thời gian phản ứng 1 phút trên máy đo.

-

Khi máy báo hết thời gian phản ứng, lau khô cuvet chứa mẫu trắng và đưa vào máy,
ấn Zero.

-


Lau khô cuvet chứa mẫu và chuyển vào máy đo.

-

Đọc kết quả đo mẫu trên máy theo hàm lượng mg/l
c. Kết quả
Hàm lượng F- được tính theo công thức: C = Cđo × f (mg/l) (f = 1)



Xác định NH4+ theo phương pháp của Hach methods 8038
Tiến hành:

-

Chọn chương trình đo chỉ tiêu amoni số 380 trên máy Hach DR 6000.

-

Cho 25 ml mẫu vào cuvet đo.

-

Thêm 3 giọt Minerral Stabilizen và 3 giọt Polynivyl Alcohol (thuốc thử tạo môi
trường) vào cuvet chứa mẫu.

-

Thêm 1 ml Nessler Reagent (tạo màu) đậy nắp và lắc đều.


-

Đặt thời gian phản ứng trên máy là 1 phút, lắc mạnh cuvet chứa mẫu trong thời gian
1 phút.

-

Khi máy báo hết thời gian phản ứng, lau khô cuvet chứa mẫu trắng và chuyển vào
máy đo, ấn Zero.

-

Sau khi thời gian phản ứng kết thúc, lau sạch cuvet chứa mẫu và chuyển vào máy
đo.
19


-

Đọc kết quả đo mẫu trên máy theo hàm lượng mg/l

Tính kết quả:
Hàm lượng NH4+ được tính theo công thức: C = Cđo x f (mg/l) (f = 1)


Xác định NO3- theo Hach methods 8039
Tiến hành
- Trước khi phân tích, đưa nhiệt độ mẫu về nhiệt độ phòng sau đó điều chỉnh
pH tới 7 bằng dung dịch NaOH 0.5N.


-

Chọn chương trình đo chỉ tiêu nitrat số 355 trên máy Hach DR 6000.

-

Cho 10 ml mẫu vào cuvet.

-

Mẫu trắng: cho 10 ml mẫu môi trường ống cuvet thứ 2.

-

Đổ 1 gói bột thuốc thử NitraVer 5 nitrat Regent (tạo phức) vào cuvet chứa mẫu, đậy nắp,
lắc tròn cho tan hóa chất, nếu có mặt nitrat mẫu chuyển màu hổ phách.

-

Đặt thời gian phản ứng trên máy là 1 phút, lắc mạnh cuvet chứa mẫu trong thời gian
1 phút.

-

Khi máy báo hết thời gian phản ứng, lau khô cuvet chứa mẫu trắng và chuyển vào
máy Hach, ấn Zero.

-


Sau đó ta lau khô mẫu phân tích và đặt vào máy Hach, đọc kết quả.
Kết quả
Hàm lượng NO3- được tính theo công thức: C = Cđo × f (mg/l) (f = 1)

• Xác định NO2- - N theo Hach methods 8507
Tiến hành
-

Chọn chương trình 371 cho chỉ tiêu nitrit trên máy đo quang.

-

Cho 10 ml mẫu vào cuvet.

-

Cho 1 gói NitriVer 3 Nitrite Regent (tạo phức) vào cuvet chứa mẫu.

-

Lắc tròn cho tan hết hóa chất, nếu có mặt nitrit mẫu sẽ chuyển sang màu hồng.

-

Đặt thời gian phản ứng 20 phút trên máy đo.

-

Chuẩn bị mẫu trắng: hút 10 ml mẫu vào cuvet.


-

Khi máy báo hết thời gian phản ứng, lau khô cuvet chứa mẫu trắng và đưa vào máy,
ấn Zero.

-

Sau đó lau khô cuvet chứa mẫu và chuyển vào máy đo.

-

Đọc kết quả đo mẫu trên máy.
20


Kết quả
Hàm lượng NO2- được tính theo công thức: C = Cđo × f (mg/l) (f = 1)


Xác định PO43- theo Hach methods 8048
Tiến hành:

-

Chọn chương trình đo số 490 trên máy Hach DR 6000.

-

Cho 10 ml mẫu vào cuvet.


-

Mẫu trắng: cho 10 ml mẫu vào cuvet thứ 2.

-

Đổ 1 gói bột thuốc thử PhosVer 3 (tạo phức) vào cuvet chứa mẫu, đậy nắp, lắc tròn
trong 30 giây cho tan hóa chất.

-

Đặt thời gian phản ứng trên máy là 2 phút.

-

Khi máy báo hết thời gian phản ứng, lau khô cuvet chứa mẫu trắng và đưa vào máy,
ấn Zero.

-

Sau đó ta lau khô mẫu phân tích và đặt vào máy Hach, đọc kết quả.
Tính kết quả:
Hàm lượng PO43- được tính theo công thức: C = Cđo × f (mg/l) (f = 1)



Phân tích BOD5 theo TCVN 6001-1: 2008
Tiến hành
Chuẩn bị:
- Nước cấy: nước thải sinh hoạt có COD tối đa là 300 mg/l.

- Dung dịch muối:
+ Đệm photphat: Hòa tan hỗn hợp (0,85 g KH 2PO4+2,175 g K2HPO4+3,34 g
Na2HPO4. 7H2O + 0,17 g NH4Cl) trong 100 ml nước cất.
+ Dung dịch MgSO4: 2,25 g MgSO4.7H2O/100 ml nước cất.
+ Dung dịch CaCl2: 2,75 g CaCl2 khan/100 ml nước cất.
+ Dung dịch FeCl3: 0,025 g FeCl3.6H2O/100 ml nước cất.
- Nước pha loãng: Đem 1lít nước cất sục khí trong 1giờ, sau đó hút 1ml mỗi
loại muối trên cho vào nước đã sục.
- Nước pha loãng cấy vi sinh vật: thêm 10 ml nước cấy vào 1 lít nước pha
loãng. Nồng độ khối lượng của oxi của nước pha loãng cấy vi sinh vật chính là giá
trị của mẫu trắng.
- Dung dịch HCl 0,5M
- Dung dịch NaOH 20g/l: Cân 2,000g NaOH hòa tan bằng nước cất được
100ml dung dịch.
21


- Dung dịch kiểm tra (glucozo (C6H12O6) và glutamic (C5H9NO4)): Làm khô
glucozo và glutamic ở nhiệt độ trong 1 giờ, cân mỗi loại 150 g pha trong 1lít nước cất.
- Dung dịch ức chế quá trình nitrat hóa: Dung dịch allythioururea (ATU) 1.0 g/l.
- Dụng cụ:
+ Bình ủ BOD5: chai thủy tinh có nút mài, tối màu, có thể tích 300 ml.
+ Máy đo DO.
+ Tủ ủ có khả năng duy trì nhiệt độ 20oC.
+ Thiết bị sục khí, bình chứa khí nén hoặc máy nén khí.
Thực hành:
- Xử lý sơ bộ: Lấy mẫu về giữ mẫu ở 4 oC, phân tích mẫu trước 24h sau khi
lấy mẫu. Nếu pH của mẫu không nằm trong 6 - 8 thì phải trung hòa mẫu bằng HCl
0,5M hoặc dung dịch NaOH 20 g/l.
- Phân tích mẫu:

Với mẫu môi trường:
+ Lấy chính xác V mẫu vào bình pha loãng (300 ml).
+ Thêm 2 ml dung dịch ATU.
+ Thêm nước pha loãng cấy vi sinh vật đến đầy bình.
+ Đậy nút bình để cho các bọt khí bay đi hết.
+ Mỗi mẫu làm 2 bình giống nhau: 1 bình đem đo DO 1. Còn lại đem ủ trong
bóng tối nhiệt độ 20oC trong 5 ngày.
Độ pha loãng điển hình để xác định BODn
BODn dự đoán (mg O2/l)
3 đến 6
4 đến 12
10 đến 30
20 đến 60
40 đến 120
100 đến 300
200 đến 600
400 đến 1200
1000 đến 3000
2000 đến 6000

Ghi chú:
-

R: Nước sông.
22

Hệ số pha loãng
1-2
2
5

10
20
50
100
200
500
1000

Mẫu nước
R
R, E
R, E
E
S
S, C
S, C
I, C
I
I


-

E: Nước thải được làm sạch sinh học.

-

S: Nước thải được làm trong hoặc nước thải công nghiệp bị ô nhiễm nhẹ.

-


C: Nước thải chưa xử lý.

-

I: Nước thải công nghiệp bị ô nhiễm nặng.
Với mẫu trắng: Làm tương tự như mẫu môi trường. DO 1 là nồng độ khối
lượng của oxi của nước pha loãng cấy vi sinh vật. DO 5 là nồng độ khối lượng của
oxi của nước pha loãng cấy vi sinh vật sau 5 ngày ủ.
- Tiến hành phép kiểm tra:
+ Hút 20 ml dung dịch kiểm tra (glucozo (C6H12O6) và glutamic (C5H9NO4))
vào bình pha loãng, thêm 2ml dung dịch ATU rồi định mức đến vạch 1000 bằng
nước pha loãng cấy vi sinh vật.
+ Nạp đầy dung dịch vừa pha được ở trên vào 2 bình ủ BODn.
Bình 1: xác định nồng độ oxy hòa tan của từng bình (DO1).
Bình 2: Cho vào tủ ủ trong tối ở nhiệt độ 20 oC trong 5 ngày. Sau đó lấy ra
xác định nồng độ oxy hòa tan (DO5).
Kết quả
BODn = [(DO1 – DOn)MMT - (DO1 – DOn)MT] × f (mgO2/l)
MMT: mẫu môi trường
MT: mẫu trắng
f: hệ số pha loãng



Xác định COD theo Hach methods 8000
Tiến hành

-


Bật thiết bị phá mẫu COD, đặt nhiệt độ ở 150oC.

-

Mở nắp ống phá mẫu COD, chú ý lấy đúng dải ống phá mẫu.

-

Để nghiêng các ống 45o, dùng pipet hút 2 ml mẫu vào các ống, đối với ống mẫu
trắng hút 2ml cất.

-

Đậy nắp lại, rửa bên ngoài ống bằng nước cất, lau khô.

-

Lắc đều các ống để trộn đều, ống đựng mẫu sẽ nóng lên rất nhanh trong quá trình
lắc.

-

Mang đi phá mẫu bằng bộ phá mẫu COD trong 2 giờ với nhiệt độ 150oC.

-

Sau 2 giờ lấy mẫu ra, để nguội đến nhiệt độ phòng.
23



-

Bật máy Hach DR 6000 chọn chương trình đo COD:
+ Đối với dải thấp chọn chương trình 431 (40mg/l)
+ Đối với dải trung bình chọn chương trình 430 (150mg/l)
+ Đối với dải cao chọn chương trình 435 (1500mg/l)

-

Lau sạch mẫu bên ngoài bằng khăn giấy.

-

Cho mẫu trắng vào máy và nhấn Zezo, màn hình máy sẽ hiển thị 0.0 mg/l.

-

Bỏ mẫu trắng ra cho mẫu môi trường vào và đọc kết quả.
Chú ý: Trong quá trình phá mẫu COD khoảng 30 phút, kiểm tra các ống, nếu
ống nào chuyển màu xanh chứng tỏ mẫu đó đã vượt dải, cần nâng lên dải cao hơn
hoặc pha loãng mẫu.
Kết quả
Hàm lượng COD được tính theo công thức:
C = Cđo × f (mg/l) (f = 1)



Xác đinh TSS theo TCVN 6625:2000
Chú ý:
- Các mẫu nước thường không ổn định, nghĩa là hàm lượng chất rắn lơ lửng

phụ thuộc vào thời gian lưu giữ mẫu và cách vận chuyển, vào pH và các yếu tố
khác. Kết quả nhận được từ các mẫu không ổn định cần được lưu ý khi trình bày.
- Kết quả xác định phụ thuộc vào loại cái lọc được dùng. Bởi vậy cần chỉ rõ
loại cái lọc.
Thiết bị, dụng cụ

-

Thiết bị dùng để lọc chân không, có các giấy lọc phù hợp.

-

Tủ sấy, có khả năng duy trì nhiệt độ 105oC + 2oC.

-

Cân phân tích, có thể cân với độ chính xác ít nhất là 0,1 mg.

-

Giá sấy dùng để đỡ giấy lọc trong tủ sấy.
Cách tiến hành
Sấy giấy lọc ở 103oC trong 2 giờ sau đó để nguội tự nhiên rồi đem cân được
m1 (mg)
Để mẫu về nhiệt độ phòng.
Đặt giấy lọc vào phễu ở thiết bị lọc, đặt mặt nhám lên trên phễu lọc và nối
thiết bị với máy bơm chân không.
24



Lắc bình mẫu và chuyển ngay 25 ml mẫu vào ống đong.
Lọc mẫu, tráng ống đong bằng nước cất và dùng lượng nước này để rửa giấy
lọc. Tráng phần trong của phễu bằng 20 ml nước cất khác.
Tháo bỏ nguồn chân không khi thấy giấy lọc đã khô. Cẩn thận gỡ giấy lọc
khỏi phễu bằng kẹp gắp. Đặt giấy lọc lên giá sấy và sấy trong tủ sấy ở 105 oC + 2oC
từ 1 - 2h. Lấy giấy lọc ra khỏi tủ sấy, để cho nó cân bằng với không khí xung quanh
cân được m2 (mg)
Tính toán
Hàm lượng chất rắn lơ lửng, tính bằng mg/l, được tính bằng phương trình:
TSS =

1000 × (m2 − m1 )
V

Trong đó:
m2: là khối lượng giấy lọc sau khi lọc (mg)
m1: là khối lượng giấy lọc trước khi lọc (mg)
V: là thể tích mẫu (ml)

• Xác định Tổng Fe theo Hach methods 8008
Tiến hành
-

Chọn chương trình 265 cho chỉ tiêu Fe trên máy đo quang.

-

Cho 10 ml mẫu vào cuvet là mẫu môi trường.

-


Mẫu trắng: cho 10ml mẫu vào cuvet.

-

Cho 1 gói FerroVer Iron Reagent Powder Pillow (tạo phức) vào cuvet, lắc tròn.

-

Đặt thời gian phản ứng 5 phút trên máy đo.

-

Lắc mẫu trong 3 phút trong quá trình đợi thời gian phản ứng.

-

Nếu xuất hiện màu cam thì có mặt tổng Fe trong mẫu môi trường.

-

Khi máy báo hết thời gian thì lau khô cuvet chứa mẫu trắng và đưa vào máy, ấn
Zero.

-

Lau khô cuvet chứa mẫu và chuyển vào máy đo.

-


Đọc kết quả đo mẫu trên máy theo hàm lượng mg/l.
Tính toán
Hàm lượng tổng Fe được tính theo công thức: C = Cđo × f (mg/l) (f = 1)



Xác định tổng Coliform theo phương pháp MPN
25


×