Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại phường bắc lệnh, thành phố lào cai, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.62 KB, 49 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
BYT Bộ Y tế
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
COD Nhu cầu oxy hóa học
DO Hàm lượng oxy hòa tan
DS Chất rắn hòa tan
ĐV Động vật
HĐND Hội đồng nhân dân
NĐ - CP Nghị định – Chính phủ
NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ - TTg Quyết định - Thủ tướng
QĐ Quyết định
SS Chất rắn huyền phù
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan
TS Tổng chất rắn hòa tan
TSS Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
THCS Trung học cơ sở
VS Chất rắn bay hơi
VSV Vi sinh vật
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU

 !"#$%&'()*"+,
- !"#(.!$"/01!2
3)4!56
,7&89:


DANH MỤC CÁC HÌNH
;!)5;<
;!)5;<()46
-;!)5;<%&89:
3=>;%?@(-
MỤC LỤC
ABC
DEFGHCDI
F4$")JK
3L1!)JK
-M1!'!)JK
NO)JK
NOP?
NOQLR-
ABCFSCTUVWCFXY7YZV
[+\P?)JK
9<(/J!5]
F1!!^/<,
[+\"9"%_)JK,
-F`=R(!52
-a$!<!>*R(>^2
-D*O6
--C!`1`=R(6
-bQ%K(!5c
[+\QLR)JKc
F1!81Fc
F1!8d
-G$)JK"e7K[
ABC-DfYFghCTCiYaVCTGXAgjCTAkACTYlC[mV
-De&]"(/1!

-De&1!
-D*);(/K1!
-Cn!1!
-D99)J!P<Q1]Popn/01!
-D99$%&/01!
--D99Q;!>/J/</K>/<!58

-D99q/$)'5/K)Jo!$(ne"9"$%&
/01!
--A+"9"1!
--A+"9")*#
--A+"9")*%&
---A+"9""r/$)J!8,
-[9sL1!)99,
-[9sL1!( !,
-[9sL1!t%_2
[gjCTuFUVvCTYlC[mVGXFvw7VxC:
D99)J!P<Q1yPzopn/01!:
DJ!P<Q1:
DJ!P<Pzopnc
D99$%&/01!-
81)*>K"{7<-
F!$""{7<
-<8P!/Q1!,
-D99Q;!>/J/</K>/<!58
6
-3)4!56
-N6
D999/$)J|5/K)Jo!$(ne"9"$%&
/01!c

F!@%&/KPtPbc
DJo!$(ne"9"$%&/01!-d
[gjCT,uF7VxCGXYuCCT}-,
,%!@-,
,*-2
FXY7YZVFW3vw,
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hình thức sử dụng nước của người dân
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng nước của người dân
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện lượng nước người dân dùng trong 1 tháng
Hình 4.4: Mô hình bể lọc chậm

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí, môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh quốc gia. Hầu hết các
hoạt động trên đều cần nước ngọt. Quan trọng hơn nước là một loại thực
phẩm thiết yếu cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể. Nước
chiếm thành phần quan trọng trong cơ thể con người, nước tham gia vào quá
trình chuyển hóa các chất, đảm bảo cân bằng các chất điện giải, điều hòa thân
nhiệt. Trung bình một ngày mỗi người cần từ 1,5 – 2 lít nước để phục vụ hoạt
động sống.
Tuy nhiên trong nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người thì không
phải nguồn nước nào cũng có thể sử dụng được, Từ xa xưa, con người đã biết
khai thác những nguồn nước sạch để đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt
của mình như: đào giếng, khơi nguồn nước ngầm, dẫn nước chày từ các khe
núi để sử dụng… Khi nhận thức của con người lên một tầm cao mới mới con
người đã biết khai thác và sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh hơn như : giếng
khoan, lọc nước trước khi sử dụng…

Khi xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ dân số làm cho
nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của con người ngày càng chịu áp lực nặng
nề hơn. Nhu cầu về nguồn nước hợp vệ sinh cho các hoạt động của con ngày
càng tăng cao trong khi đó lượng nước trên hành tinh của chúng ta là có hạn
và những hoạt động hàng ngày của con người cũng đã làm tăng nguy cơ gây ô
nhiễm nguồn nước.
Nguồn nước sinh hoạt trở thành vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. Vì
vậy đòi hỏi chúng ta phải sử dụng tài nguyên nước và quản lý nguồn tài
nguyên này sao cho hợp lý, tiết kiệm, khoa học và đạt hiệu quả cao. Để đạt
được mục tiêu đó các quốc gia trên thế giới đã thành lập nhiều tổ chức, đưa ra
nhiều chương trình hoạt động nhằm quản lý, quy hoạch và kêu gọi con người
bảo vệ nguồn tài nguyên này.
1
Phường Bắc Lệnh là phường nằm ở phía Nam của thành phố Lào Cai,
người dân trên địa bàn phường sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm và nước
từ nhà máy nước Lào Cai. Nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng
các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là bị ảnh hưởng từ
nước thải bệnh viện Y Học Cổ Truyền đóng trên địa bàn thành phố.
Xuất phát từ thực tiễn trên và được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa
Quản lý Tài nguyên và Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Nguyễn Duy
Hải, tôi tiến hành xây dựng đề tài : “ Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt
tại phường Bắc Lệnh – Thành Phố Lào Cai – Tỉnh Lào Cai ”. Nhằm đánh
giá chất lượng nước sinh hoạt của người dân địa phương, xác định các nguồn
gây ô nhiễm để từ đó đề xuất các giải pháp cái thiện và ngăn ngừa ô nhiễm
nguồn nước sinh hoạt cho người dân.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Thông qua việc tìm hiểu, lấy mẫu phân tích để đưa ra các kết luận
chính xác về chất lượng nước đồng thời xác định các yếu tổ gây ảnh hưởng
tới chất lượng nước.

- Nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý và cung cấp nước sạch tại
phường Bắc Lệnh.
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ và cải thiện chất lượng nước
sinh hoạt cho người dân địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực, khách quan.
- Thu thập mẫu, phân tích mẫu theo đúng quy định.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
- Đảm bảo đúng các TCVN, QCVN các kỹ thuật lấy mẫu và phân tích mẫu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác nghiên cứu sau này.
- Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn.
2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại phường Bắc Lệnh – Thành phố
Lào Cai – Tỉnh Lào Cai.
- Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường làm cơ
sở lý thuyết cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và nghiên cứu.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Khái niệm về nguồn nước, nước sinh hoạt
•Khái niệm về nguồn nước
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu
của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại phát triển bền vững của đất
nước, mặt khác cũng gây hại cho con người và môi trường. Tài nguyên nước

được chia thành 3 dạng chủ yếu theo vị trí cũng như đặc điểm hình thành,
khai thác và sử dụng. Đó là nguồn nước trên mặt đất (nước mặt), nước dưới
đất (nước ngầm), nước trong khí quyển (hơi nước) [5].
• Khái niệm về nước sinh hoạt
Sử dụng nước sạch là nhu cầu hết sức cần thiết của con người. Việc bảo
vệ và cung cấp nước sạch thể hiện tình ưu việt và tiến bộ của xã hội. Vấn đề
nước sạch và vệ sinh môi trường được nhà nước đặc biệt quan tâm do vậy
năm 1982 Ủy ban nước sạch và vệ sinh môi trường đã được thành lập [15].
Nước sinh hoạt được xác định là nước dùng để ăn uống, vệ sinh của con
người. Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt
hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế [15].
•Khái niệm về nước ngầm
Nước ngầm là chỉ loại nước chảy trong mạch kín ở dưới đất do các kiến
tạo địa chất tạo nên, có thể là các túi nước liên thông nhau hoặc là mạch nước
chảy sát với tầng đá mẹ [5].
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm
tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxto dưới bề
mặt trái đất có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người [5].
Nước ngầm là các dạng nước trong các lớp đất bên trên của quyển đá nó
là nước ngầm của vỏ trái đất hay còn gọi là nước trọng lực.Có hai loại nước
ngầm là có áp và không có áp [5].
4
2.2.2. Tiêu chuẩn vệ sinh cho nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt phải đủ tiên chuẩn vệ sinh theo quy định 505/BYT – QĐ về
“Tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống” do Bộ Y Tế ban hành ngày 13/4/1992. Một trong
những tiêu chí quan trọng về độ sạch của nước là tổng số vỉ khuẩn hiếu khí:
Nếu: < 100 vi khuẩn/ml – nước sạch
< 1000 vi khuẩn/ml – nước dùng được nhưng phải đun kỹ
< 10.000 vi khuẩn/ml – nước bẩn không được dùng
Một số tiêu chuẩn khác như sau :

1. Độ đục FTU < 25
2. Độ màu theo thang cobalt < 10
3. Mùi vị (đậy kín sau khi đun 60 độ C): không
4. Cặn không tan ≤ 20 mg/l
5. Cặn sấy khô ≤ 1000 mg/l
6. pH 6,5 - 8,5
7. Độ cứng (CaCO
3
) ≤ 500 mg/l
8. NO
2
: 0
9. NO
3
≤ 10 mg/l
10. Fe < 5 mg/
11. Mn <0,1 mg/l
12. Ecoli: 0 vsv/100ml
13. Ca
+2
< 75 mg/l
14. PO
4
-3
< 2,5 mg/l
15. SO
4
-2
≤ 400 mg/l
16. NH

4
+
: 0 (nước mặt), ≤ 3 mg/l (nước ngầm)
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam do quốc hội thông
qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
- Quy định 505/BYT – QĐ về “Tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống” do Bộ Y Tế
ban hành ngày 13/4/1992
- Luật tài nguyên nước được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 20/05/1998.
5
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
- Nghị định 201/2013 thi hành Luật tài nguyên nước 2012.
- Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định
chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của chính
phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
xả nước thải vào nguồn nước.
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của thủ
tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và
vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
- Thông tư của Bộ Y Tế số 15/2006/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm
2006 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống, nhà tiêu và
hộ gia đình.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02: 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2009/BTY – Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về chất lượng nước ăn uống.
- Nghị định số 27/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định điều kiện của
tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2.3. Tình hình gây ô nhiễm nguồn nước
2.3.1. Dấu hiệu của nước bị nhiễm bẩn
- Xuất hiện chất nổi trên bề mặt và cặn lắng ở đáy.
- Thay đổi tính chất vật lý (độ nhìn thấy, màu sắc, mùi vị…).
- Thay đổi thành phần hóa học (phản ứng, số lượng chất hữu cơ, chất
khoáng và chất độc hại).
- Thay đổi hình dạng và số lượng vi trùng gây và truyền bệnh.
- Lượng oxy hòa tan giảm xuống [6].
6
2.3.2. Định nghĩa
Ô nhiễm nước là: sự thay đổi thành phần, tính chất của nước theo chiều
hướng xấu đi của các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước với sự xuất
hiện các chất lạ ở thế lỏng, rắn, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh
hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh học
trong nước [4].
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thẩm thấu xuống nước ngầm.
2.3.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
2.3.2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt
Nước sinh hoạt được dùng trong ăn uống và vệ sinh nhưng con người đã
làm cho nguồn này bị ô nhiễm bởi những chất thải, điều này gây ảnh tới đời
sống và sức khỏe con người. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
* Nguyên nhân tự nhiên:
- Do tuyết tan, lũ lụt, hạn hán, gió bão,…hoặc các sản phẩm do hoạt
động của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
- Cây cối, sinh vật chết đi bị vi sinh vật phân hủy thành các chất hữu cơ.
Một phần ngấm vào đất sau đó ngấm vào nước ngầm gây ô nhiễm. Hoặc theo

dòng chảy hòa vào dòng nước lớn.
- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên có thế rất nghiêm trọng, nhưng
không thường xuyên và cũng không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái
chất lượng nước.
* Nguyên nhân nhân tạo:
- Do hoạt động công nghiệp:
+ Nước thải từ các nhà máy: nước thải chưa xử lý từ các nhà máy xả thải
trực tiếp ra nguồn nước, đặc biệt là các chất phóng xạ nếu không xử lý mà xả
thải trực tiếp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước cũng như sức
khỏe của cộng đồng.
+ Nước thải từ các làng nghề: ở một số làng nghề sắt thép, đúc đồng,
nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm lượng nước thải hàng ngàn m
3
/ ngày không qua
xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
- Do hoạt động nông nghiệp:
7
Tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ
sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không
được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm
nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc dệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, phân
hóa học đã làm cho năng suất và sản lượng tăng cao tuy nhiên chính việc sử
dụng đó cũng làm cho môi trường nước bị ô nhiễm.
- Do nước thải sinh hoạt:
Trong sinh hoạt hàng ngày con thải vào môi trường một lượng nước thải
và rác thải đáng kể, thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu
cơ dễ bị phân hủy sinh học, chất rắn và vi trùng. Đây là cũng là một trong
những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà
quay trở lại vòng tuần hoàn của nước.
- Do chất thải y tế:
Rác thải y tế không được xử lý triệt để mà thải trực tiếp vào môi trường
hoặc chôn thải chung với rác thải sinh hoạt và chôn lấp cũng là nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường nước.
Nước thải bệnh viện có tính lan truyền rất cao các vi khuẩn gây bệnh
nhất là nước thải từ các bệnh viện chuyên về bệnh truyền nhiễm.
2.3.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm
Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố tác động của con
người. Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước bề mặt.Trong
nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt cặn lơ lửng. Các chỉ
tiêu vi sinh vật trong nước ngầm cũng tốt hơn các chỉ tiêu vi sinh vật trong
nước mặt. Trong nước ngầm không chứa các loại rong tảo là những thứ dễ
gây ô nhiễm nguồn nước.
Mặc dù vậy nước ngầm cũng có thể nhiễm bẩn do các hoạt động của con
người. Các chất thải của con người và động vật, các chất thải hóa học, các
chất thải sinh hoạt cũng như việc sử dụng phân bón hóa học. Các chất thải đó
theo thời gian ngấm dần vào nguồn nước, tích tụ dần và dẫn đến làm hư hỏng
8
nguồn nước ngầm. Đã có không ít nguồn nước ngầm do tác động của con
người đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân hủy, các vi sinh vật gây
bệnh và nhất là các hóa chất độc hại như kim loại nặng và không loại trừ các
chất phóng xạ.
2.3.4. Khả năng tự làm sạch của nguồn nước
Nguồn nước bị nhiễm bẩn tức là đã làm mất sự cân bằng sinh thái tự
nhiên ở đó. Để có sự cân bắng như ban đầu, trong nguồn nước xảy ra một quá
trình tái lập tự nhiên. Theo thời gian, qua nhiều sự biến đổi sinh hóa, hóa lý
và hóa học xảy ra trong nguồn, chất nhiễm bẩn do nước thải mang vào tuần tự
được giảm dần. Khả năng của nguồn nước tự giải phóng khỏi chất nhiễm bẩn

và biến đổi chúng theo quy luật oxy hóa tự nhiên gọi là khả năng tự làm sạch
của nguồn nước, và quá trình diễn biến gọi là quá trình tự làm sạch [5].
Quá trình tự làm sach của nguồn nước có thể chia làm 2 giai đoạn: xáo
trộn và tự làm sạch.
2.4. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Nước chiếm từ 60 – 70% trọng lượng các sinh vật sống và rất cần thiết
cho sự quang hợp. Nước trên trái đất trải qua chu trình từ bay hơi – kết tủa –
lắng đọng tuần hoàn giữa đại dương, đất liền và không khí.
Nước bao phủ 75% bề mặt Trái đất – nhưng 97,5% lượng nước là nước
mặn, chỉ có 2,5% là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt có trên trái đất thì
có khoảng hơn ¾ lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm
quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng
tuyết trong lục địa. Chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao hồ
mà con người đã và đang sử dụng.
Trong vòng 25 năm tới, một nửa dân số thế giới có thế sẽ gặp khó khăn
trong việc có đủ nước ngọt để uống vè dùng cho mục đích tưới tiêu. Hiện nay,
40% dân số thế giới ở hơn 80 quốc gia đang bị thiếu nước nghiêm trọng. Các
điều kiện sống có thê tồn tại hơn 50 năm tới nếu như dân số thế giới tăng
nhanh và sự nóng lên của toàn cầu phá vỡ kiểu mưa hiện tại. 1/3 thế giới ở
những khu vực bị áp lực về nước nơi mà sự tiêu thụ vượt quá khả năng cung
cấp. Tây Á là khu vực có mối đe dọa lớn nhất, trên 90% dân số ở khu vực này
9
phải trải qua những áp lực nặng nề về nước khi mà lượng nươcd tiêu thụ vượt
quá 10% lượng nước ngọt có thể tái tạo được.
Theo các số liệu Diễn đàn Quốc tế về Nước ngọt cung cấp vào năm
2013, hiện còn 4 tỷ người trên Trái đất không có nước ngọt để dùng 24/24 giờ
và có 3 tỷ người không có máy nước trong nhà. Đến năm 2025, con số này sẽ
tăng gấp đôi.
Trên cơ sở các kết quả đo đạc và dự báo, các nhà khí tượng thế giới đã

cảnh báo về việc nhân loại sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước do
các dòng sông lớn trên thế giới đang cạn dần với tốc độ đáng lo ngại.
Liên Hợp Quốc dự báo rằng đến năm 2020, nhu cầu về nước ngọt để
phục vụ cho công nghiệp tăng lên gấp đôi so với hiện tại; nhu cầu của các hộ
gia đình sẽ tăng thêm 130%; 40% trên tổng số 9 tỷ con người sẽ sống ở những
vùng bị thiếu nước.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn
trung bình từ 1800mm – 2000mm nhưng lại phân bố không đồng đều mà lại
tập chung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4–5 đến tháng 10.
Việt Nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho
mỗi người đạt tới 17000m
3
/người/năm. Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển
nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác
được 500m
3
/người /năm nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước tự nhiên
cung cấp và chủ yếu là chỉ khai thác lớp nước mặt. Theo thống kê của Viện Y
học lao động và Vệ sinh môi trường Việt Nam hiện nay có khoảng 17,2 triệu
người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nước sinh hoạt từ giếng
khoan, chưa được qua kiểm nghiệm hay xử lý.
Việt Nam cũng nằm trong khu vực có nhiều lưu vực sông lớn nên có
lượng nước mặt tương đối dồi dào, tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm
khoảng 830 - 840 tỷ m
3
/năm. Trữ lượng nước ngầm ở Việt Nam khoảng 50 –
60 tỷ m
3
/năm, tuy nhiên chỉ được khai thác khoảng 20% dự trữ nước ngầm

được khai thác. Do chưa được quan tâm đặc biệt đến tài nguyên nước, công
tác quản lý nguồn nước lỏng lẻo nên tình trạng khai thác bừa bãi và sử dụng
lãng phí nước đã làm biến đổi số lượng và chất lượng nguồn nước, gây thiếu
10
nước trầm trọng. Nước thải không được xử lý gây nên tình trạng ô nhiễm
nguồn nước mặt và cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm.
Trong thời gian dài, vai trò của nước với sự phát triển bền vừng của đất
nước, đối với sức khỏe và cuộc sống chưa được nhận thức đấy đủ; giá trị kinh
tế của nước chưa được chú trọng, chưa thực sự coi nước là tài nguyên, công
tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước chứ được đặt vào một vị thế đúng mực.
Do chưa có sự quan tâm đặc biệt đến tài nguyên nước, giá nước không
hợp lý, sự quản lý lỏng lẻo là nguyên nhân gây nên tình trạng khai thác bừa
bãi và sử dụng lãng phí nước làm biến đổi só lượng, chất lượng nước. Nước
thải và nước mưa không được xử lý gây nên tình trạng ô nhiễm nước mặt và
đang có xu hướng tăng. Phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát không đạt
tiêu chuẩn chất lượng dòng xả nước thải ra ngoài môi trường. Nước thải sinh
hoạt thành phố, đô thị cũng được xả trực tiếp vào hệ thống sông, suối dẫn đến
tình trạng ô nhiễm cục bộ. Nguồn nước cũng bị mất mát khá phí phạm, tới 37%
nguồn nước đã bị thất thoát trên toàn quốc và tại một số địa phương, lượng
nước thất thoát lên đến 50%. Một yếu tố khác khiến cho nguồn nước sạch của
Việt Nam bị hao hụt là do lũ lụt và hạn hán. Thiếu nước sạch và điều kiện vệ
sinh kém là một trong những nguyên nhân gây hại cho sức khỏe con người.
Nhận thức rõ về tầm quan trọng và giá trị của tài nguyên nước Việt Nam
đã đưa ra những chương trình, dự án mang tầm cơ quốc gia về nước sạch để
đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và đảm bảo cho người dân được sử
dụng một nguồn nước hợp vệ sinh. Việt Nam đã đưa cuộc chiến chống nạn
thiếu nước lên hàng ưu tiên sau cuộc chiến chống nạn đói. Theo số liệu của
chương trình phát triển Liên hợp quốc, Việt Nam đã đạt được một số thành
tích đáng kể trong công tác này: tính chung số người có thể sử dụng nước
sạch tăng 13% và được xem là một trong mức độ tăng nhanh nhất thế giới.

Tuy nhiên, sự tăng này không đồng đều. Hiện nay, có 46% số dân nông thôn
được cấp nước sạch, con số này ở thành thị là 70%.
Đáp ứng những cam kết quốc tế tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về
phát triển bền vững, Việt Nam đạt mục tiêu cung cấp cho 80% dân chúng
nông thôn mỗi người được sử dụng 60 lít nước sạch mỗi ngày vào năm 2010
và tỷ lệ này sẽ tăng lên 100% vào năm 2020.
11
2.4.3. Vấn đề nước sinh hoạt tại thành phố Lào Cai
Ở Lào Cai có nguồn nước khá phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước và được biểu hiện:
Là tỉnh miền núi cao nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, có tốc độ đô
thị hoá, công nghiệp hoá khá cao so với các tỉnh trong vùng. Theo Quyết định
số 46/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 3 năm 2008 về
phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, với
mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển
của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và là tỉnh khá của cả nước; thành phố
Lào Cai trở thành Trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng
về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế; giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội
và bảo vệ môi trường tự nhiên; giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự an
toàn xã hội và chủ quyền quốc gia”.
Phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, khu dân cư tập trung, gia
tăng cơ sở sản xuất, khu/cụm công nghiệp thì việc khai thác, sử dụng nước
cũng gia tăng. Trong khi, nguồn nước mặt, nước dưới đất là hữu hạn và đang
chịu tác động của biến đổi khí hậu và của việc khai thác sử dụng nước ở
thượng nguồn các sông xuyên biên giới.
Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số toàn tỉnh Lào Cai có trên 0,65
triệu người, qua đó ước tính lượng nước khai thác, sử dụng cho sinh hoạt
khoảng 45 nghìn m
3
/ngày. Ngoài ra, lượng nước đang khai thác, sử dụng cho

sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 200 nghìn m
3
/ngày,
trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Lào Cai và các đô thị lớn như
Sa Pa, Bảo Thắng, Mường Khương, Bắc Hà, Văn Bàn.
Khai thác, sử dụng nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là rất cần
thiết, nhưng nếu khai thác, sử dụng không có kế hoạch, quy hoạch dẫn đến
suy giảm nguồn nước, cạnh tranh, tranh chấp về nguồn nước.
Qua kết quả phân tích mẫu nước trên địa bàn tỉnh thuộc các tiểu vùng
quy hoạch của dự án quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh Lào Cai cho thấy:
Lấy mẫu phân tích chất lượng nước tại Ngòi Đường thuộc địa phận xã
Cam Đường và Ngòi Đun thuộc địa phận phường Kim Tân, thành phố Lào
Cai, quả kết quả phân tích thì các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn cho phép.
12
Theo kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy: nước trong, không màu,
vị nhạt, pH = độ pH từ 6,9 đến 7,5, nước thuộc loại trung tính hoặc kiềm yếu.
Suối Ngòi Đường có trữ lượng nước lớn,chất lượng nước khu vực
thượng lưu tốt, tuy nhiên chất lượng nước khu vực hạ lưu thường xuyên bị ô
nhiễm do người dân xả rác, nước thải tự phát và chưa có biện pháp bảo vệ
nguồn nước. Do đó, muốn đưa vào sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì cần
phải qua công nghệ xử lý.
Sông Nậm Thi có trữ lượng nước, chất lượng nước tốt hơn sông Hồng và
hiện đang là nguồn cấp nước thô cho nhà máy nước Lào Cai. Sông Nậm Thi
có thể đưa vào quy hoạch sử dụng cho nguồn nước dự phòng cho tương lai
khi thành phố Lào Cai mở rộng. Đối với chất lượng nước thô cần phải được
theo dõi chặt chẽ và có dự phòng phương án xử lý đặc biệt.
Về chế độ thủy văn vào mùa cạn, mực nước lưu lượng thấp, tốc độ dòng
chảy chậm dẫn đến khả năng tự làm sạch của các con sông thấp. Đối với sông
Hồng do chảy qua địa phận thành phố Lào Cai có nhiều khúc quanh, lòng
sông và bên bờ có công trình kè sông Hồng đang thi công gây cản trở dòng

chảy cộng thêm thời tiết không mưa nhiều ngày dẫn đến dòng sông bị cạn các
chất hữu cơ trong bùn phân hủy mạnh trong điều kiện kỵ khí gây mùi tanh
yếu, làm cho chỉ số BOD
5
, COD cao.
Các công trình cấp nước tại Lào Cai với đặc thù là các công trình có quy
mô nhỏ, phân tán theo địa hình vùng miền núi và được Sở NN và PTNT thực
hiện theo kế hoạch hàng năm với nhiều nguồn vốn khác nhau theo quyết định
của chính phủ.
Theo kết quả điều tra thực tế năm 2013 và kết quả điều tra của Sở NN và
PTNT: trên địa bàn Lào Cai có 25 công trình cấp nước tập trung tự chảy,
1.797 giếng đào, 32 giếng khoan, 745 lu, bể chứ nước mưa… Nhiều nơi đã sử
dụng nước máy của nhà máy nước Cam Đường, Lào Cai, Cốc San.
Hiện nay, có 02 công trình bị hư hỏng, xuống cấp, chủ yếu hỏng đường
ống, đầu nối, bể van…cần sửa chữa nâng cấp.
13
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng nước sinh hoạt.
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- Thời gian: 01/01 – 30/04/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
3.2.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại vùng nghiên cứu
3.2.3. Đánh giá sự hiểu biết của người người dân về việc sử dụng và bảo vệ
nguồn nước trong sinh hoạt

3.2.4. Đánh giá những vấn đầ tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao
chất lượng nước sinh hoạt tại vùng nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp định tính
- Thu thập tài liệu từ thư viện, các luận văn, luận án đã từng nghiên cứu
trước đó về chất lượng nước sinh hoạt hoặc từ internet…
- Các thông số từ tài liệu lưu trữ có tại địa phương.
- Khảo sát thực tế, đi quan sát nguồn nước.
3.3.2. Phương pháp định lượng
Tiến hành lấy mẫu mang về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu:
PH, DO, BOD, COD, TSS…
* Cách lấy mẫu
- Trước khi lấy mẫu dụng cụ lấy mẫu phải sạch để tránh đánh giá sai gây
ảnh hưởng đến chất lượng nước.
- Lấy mẫu ở giếng ta lấy mẫu ở nhiều vị trí khác nhau.
- Lấy mẫu từ các vòi nước.
- Ghi tên mẫu, địa điểm lấy mẫu để tránh nhầm lẫn.
14
* Cách bảo quản mẫu
- Lấy mẫu cần đưa ngay về phòng thí nghiệm, nếu mẫu vận chuyển quá
2h thì mẫu phải được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ trực tiếp và
vận chuyển mẫu không quá 24h.
- Sắp xếp cho các mẫu không va, chạm vào nhau, tránh giao động mẫu.
3.3.3. Phương pháp phỏng vấn điều tra
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được, tiến hành điều tra dã
ngoại nhằm thống nhất tất cả các tài liệu, số liệu đã thu thập phát hiện và bổ
sung những thiếu sót và chênh lệch giữa thực tế và tài liệu đã thu thập.
3.4. Các chỉ tiêu đánh giá
3.4.1. Các chỉ tiêu cảm quan
* Xác định nhiệt độ

- Nước tự nhiên sạch: Nhiệt độ phụ thuộc vào khí hậu thời tiết.
* Xác định mùi, vị của nước
- Nước tự nhiên sạch: không có mùi vị.
* Màu của nước
- Nước tự nhoiên sạch: Trong suốt, không màu, ánh sang mặt trời
chiếu được các tầng nước sâu.
* Hàm lượng chất rắn trong nước
- Là phần chất rắn bao gồm: chất vô cơ, chất hữu cơ, chất hữu cơ tổng hợp.
- Các chất vô cơ là dạng các muối hào tan hoặc không tan như đất, đá ở
dạng huyền phù lơ lửng.
- Xác của các VSV, tảo, ĐV nguyên sinh, động thực vật phù du, phân
bón, các chất thải công nghiệp.
- Tổng chất rắn (TS): là trọng lượng khô tính bằng mg của phần còn lại
sau khi bay hơi 1 lít nước trong nồi hơi hấp thủy, sấy khô ở 103
0
C cho đến
trọng lượng không đổi.
- Chất rắn huyền phù (SS): là chất rắn ở dạng lơ lửng trong nước, tính bằng
trọng lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít
mẫu nước, sấy khô ở 103
0
C cho đến trọng lượng không đổi. Đơn vị: mg/l.
- Chất rắn hòa tan (DS): DS=TS-SS (mg/l)
- Chất rắn bay hơi (VS): trọng lượng mất đi khi nung chất rắn huyền
phù ở 550
0
C.
15
- Chất rắn có thể lắng: là lượng thể tích tính bằng ml của phần chất rắn
có trong 1 lít nước mẫu đã lắng xuống sau một khoảng thời gian xác định

(thông thường là 1 giờ).
Chất rắn ở trong nước làm trở ngại cho việc sử dụng và lưu truyền nước,
làm giảm chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất.
Chất rắn ở trong nước phân thành 2 loại (theo kích thước hạt)
- Chất rắn qua lọc có đường kính hạt nhỏ hơn 1um.
- Chất rắn không qua lọc có đường kính trên 10
-6
m.
* Độ cứng
- Độ cứng của nước là đại lượng biểu thi hàm lượng các ion canxi, magie
có trong nước. Trong xử lý nước thường phân biệt ba loại độ cứng: độ cướng
tạm thời, độ cứng toàn phần và độ cứng vĩnh cửu. Dùng nước có độ cứng cao
có tác hại là các ion canxi, magie phản ứng với axit béo tạo ra các hợp chất
khó hòa tan.
- Độ cứng được chia làm 2 loại:
•Độ cứng vĩnh cửu (phi cacbonat): Ca
2
+
, Mg
2
+
do các muối sunfat và
clorua gây nên. Sau khi đun thì không mất độ cứng này.
•Độ cứng cacbonat (độ cứng tạm thời): của muối MgCO
3
, CaCO
3
sau
khi đun tạo cặn lắng có thể tách.
* Độ dẫn điện

- Do có sự hiện diện của ion các muối như NaCl, KCl, Na
2
SO
4
, KNO
3

Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc
hại của các ion tan trong nước.
3.4.2. Các chỉ tiêu hóa lý
* Xác định độ PH
- Nước bình thường PH = 7 ,PH< 7 nước có tính axit, PH >7 nước có
tính kiềm. PH có ảnh hưởng đến điều kiện sống bình thường của các sinh vật
thủy sinh.
- Đo bằng máy theo TCVN 6492:1999
* Độ axit và độ kiềm
- Là sự xuất hiện cúa các axit vô cơ (có nhiều trong nước ngầm khi chảy
lớp khoáng chứa bản chất lưu huỳnh) và CO
2
.
- Độ kiềm: hydroxit (tính kiềm mạnh), Bicacbonat (tính kiềm yếu),
Cacbonat. Độ kiềm ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật và độ cứng của nước
16
- Độ axit: do axit vô cơ H
2
SO
4
, HNO
3
, HCl.

* Xác định DO (oxy hòa tan)
- Là lượng oxy trong không khí có thể hòa tan trong nước, tham gia quá
trình trao đổi chất, tái sản xuất các VSV, động vật trong nước.
- DO thấp: nước có nhiều chất hữu cơ ô nhiễm đã tiêu thụ nhiều O
2
.
- DO cao: nhiều rong, tảo tham gia quá trình quang hợp giải phóng O
2
.
- Yếu tố quyết định các quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm
trong nước diễn ra theo điều kiện yếm khí hay háo khí. Nồng độ này trung
bình khoảng 8 – 10 ppm. Khi nồng độ DO thấp các loài sinh vật thiếu oxi sẽ
giảm hoạt động hoặc chết.
- Các yếu tố ảnh hưởng:
• Sự khuếch tán oxi từ không khí vào nước
• Sự tiêu hao oxi do quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ
- Để xác định hàm lượng DO sử dụng phương pháp Winkler theo TCVN
5499:1995
*Xác định BOD (nhu cầu oxy hóa học)
- Là lượng oxi cần thiết cung cấp để VSV phân hủy các chất hữu cơ
trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian cần dùng để oxi hóa các
chất hữu cơ trong nước.
- BOD tăng  lượng oxy cần dùng cho oxy hóa chất hữu cơ tăng  chất
hữu cơ tăng.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ (VSV) trong nước. Đơn vị: mgO
2
/l.
* Xác định COD (nhu cầu oxy sinh hóa)
- Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa toàn bộ các hợp chất hữu cơ trong
nước. Như vậy COD là lượng oxi cần để oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ

trong nước. Trong khi đó BOD là lượng oxi cần thiết để oxi hóa một phần các
hợp chất hữu cơ phân hủy bởi vi sinh vật.
* Tổng coliform
- Phương pháp màng lọc theo TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-
1:2000/Cor 1:2000)
* Kim loại nặng:
- Hg, Cd, Pb, Cr, Cd, Zn, Mn…Có trong nước với nồng độ lớn sẽ làm
cho nước ô nhiễm.
17
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Bắc Lệnh nằm ven sông Hồng có diện tích tự nhiên là 339,00
ha, với ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp phường Bình Minh;
- Phía Tây giáp xã Cam Đường;
- Phía Nam giáp phường Pom Hán;
- Phía Bắc giáp xã Nam Cường.
Phường có tuyến giao thông đường bộ như QL 4E, đại lộ Trần Hưng
Đạo và hệ thống giao thông nội thị đang được chỉnh trang, đầu tư xây dựng.
Phường nằm giáp với trung tâm chính trị, văn hóa xã hội mới của tỉnh.
Với vị trí địa lý như trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phường phát
triển kinh tế, giao lưu văn hóa xã hội với các phường khác và các trung tâm
kinh tế lớn của tỉnh, thành phố.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Phường thuộc vùng địa hình trung bình, nằm trong khu vực thung
lũng sông Hồng. Địa hình có xu thế dốc dần xuống theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam

Địa hình có độ cao trung bình từ 75m đến 100m so với mực nước biển.
Địa hình có độ dốc trung bình khoảng 12
0
, nơi có độ dốc nhất từ 18
0
đến 24
0
;
nơi có độ dốc thấp nằm ở ven sông Hồng.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu của đài khí tượng tỉnh Lào Cai, khí hậu thành phố Lào Cai
nói chung và phường Bắc Lệnh nói riêng có những đặc trưng của vùng khí
hậu Tây Bắc nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của nhiều địa hình. Khí
hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt, đó là mùa đông và mùa hè
- Nhiệt độ: trung bình trong năm khoảng 22
0
C - 23
0
C; cao nhất khoảng
29,5
0
C vào các tháng 6, 7, 8; thấp nhất trong năm khoảng 16,1
0
C vào các
tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau
18

×