Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phan tich chien luoc cty duoc alpha (6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.54 KB, 11 trang )

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY
DƯỢC PHẨM ALPHA 2006 - 2010
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY
• Công ty dược phẩm ALPHA được thành lập năm 1998
• Vốn pháp định: 4.923 (triệu đồng)
• Vốn cố định: 3.449 (triệu đồng)
• Vốn lưu động: 1.474 (triệu đồng)
Công ty dược ALPHA là đơn vị sản xuất kinh doanh dược phẩm với chức
năng phục vụ đảm bảo nhu cầu thuốc thiết yếu, một số thuốc đặc trị cho bệnh viện
và nhân dân đồng thời phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài ra Công ty còn làm kiều hối, xuất khẩu một số sản phẩm khác tạo ngoại tệ.
1. Quá trình phát triển
Công ty dược ALPHA tiền thân là Xí nghiệp 2/9 được thành lập ngày
2/9/1974 tại rừng U Minh thuộc miền Tây Nam bộ. Trải qua thời gian dài nhập
tách và nhập từ các công ty – xí nghiệp trong địa bàn tỉnh Hậu Giang rồi Cần Thơ
có chức năng về dược phẩm. Công ty dược ALPHA ngày một phát triển vững
mạnh hơn. Năm 2001 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu: "Anh hùng lao
động". Năm 2001 – 2004 Công ty liên tục nhận giải bạc giải thưởng chất lượng
Việt Nam do Bộ khoa học công nghệ môi trường tổ chức - được người tiêu dùng
bình chọn một trong những doanh nghiệp có hàng Việt Nam chất lượng cao. Năm
2001 được Cục quản lý Dược Việt Nam công nhận đạt tiêu chuẩn GMP Asean cho
hầu hết các dạng sản phẩm của Công ty sản xuất, kể cả khu vực β-Lactam và
không β-Lactam.
2. Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh giai đoạn 2001 - 2005
Một số chỉ tiêu đã thực hiện qua các năm:
1


Chỉ tiêu
Doanh thu
Sản lượng:


+ Thuốc viên
nén
+ Thuốc viên
nang
+ Thuốc viên
bao
+ Thuốc cốm,
bột
+ Thuốc mỡ,
crime
+ Thuốc ống
tiêm
+ Thuốc ống
uống
+ Thuốc nước
Nộp ngân sách
Lợi nhuận
Lương bình
quân
(người/tháng)

ĐVT
Triệu
đồng

2001

2002

250789


276291

2042

2647

508

525

204

232

Kg

77237

91772

Kg

45136

57523

2680

2839


13040

14661

128

158

7170

7287

7340

7529

Triệu
viên
Triệu
viên
Triệu
viên

Nghìn
ống
Nghìn
ống
Nghìn
lít

Triệu
đồng
Triệu
đồng
Triệu
đồng

1,2

2003
327367

2004
397865

2005
476487

3568

4568

5789

558

635

725


278

345

425

123475

186345

256357

71354

93765

126542

3145

3945

4764

16125

18452

21215


210

245

305

8645

10536

14245

9235

12356

18765

1,5

1,7

2,0

1,35

3. Tình hình tổ chức (đến ngày 31/12/2005) :
Tổng số CBNV:

883


Trong đó:

Trên đại học:

02

Dược sĩ:

35

Kỹ sư (điện máy):

14

Cử nhân kinh tế:

22

Trung cấp dược:

213
2


Đại học khác:

20

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

GIÁM ĐỐC

PGĐ
CHẤT LƯỢNG

PGĐ
MARKETING

PGĐ
TÀI CHÍNH

PGĐ
SẢN XUẤT

KẾ TOÁN

NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT
TRIỂN

ĐƠN VỊ PHỤC VỤ
ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG

KẾ HOẠCH
MARKETING

1. KHO Y DƯỢC
2. CUNG ỨNG
3. TỔ CHỨC

4. BAN ĐỜI SỐNG
5. ĐỘI BẢO VỆ

XÂY DỰNG CƠ
BẢN

KIỂM NGHIỆM

NHÓM CHẤT
LƯỢNG

CỬA HÀNG
DƯỢC PHẨM
CHI NHÁNH
LIÊN DOANH

CỤC PHÂN
XƯỞNG

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP
Vận dụng mô hình PEST, 5 lực lượng thị trường của M. Porter, xác định được
những cơ hội, thách thức cơ bản sau đây của ALPHA:
A. Cơ hội (O)
1. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh. Trình độ dân trí phát triển dẫn đến
nhu cầu dược phẩm chất lượng ngày càng cao. Đặc biệt tiêu chuẩn thực hành tốt
sản xuất thuốc (GMP) được nhiều người sử dụng quan tâm.
2. Tỷ lệ dân cư có thu nhập trung bình và thấp cao, dẫn đến nhu cầu thuốc
nội với giá cả phù hợp rất cao
3



3. Vị trí địa lý giáp Campuchia và một số chi nhánh giáp Lào tạo điều kiện
xuất sản phẩm qua các nước Lào, Campuchia thông qua tiểu thương.
4. Khách hàng ngày càng gần gũi, chung thủy, gắn chặt với sản phẩm của
Công ty.
5. Nhà nước có chính sách ưu đãi cho công ty đã đạt GMP với các nội dung
nhằm ưu tiên và khuyến mãi sản xuất trong nước Chỉ thị 04 của Bộ trưởng Bộ Y tế
mở ra cho Công ty cơ hội lớn trong sản xuất thâm nhập thuốc vào khu vực bệnh
viện, bảo hiểm y tế.
6. Việc quản lý thuộc của nhà nước là loại hàng hóa đặc biệt ở tại tỉnh Cần
Thơ chặt chẽ và có hệ thống, đúng quy định. Sự ủng hộ của chính quyền các ban
ngành địa phương, có điều kiện tạo ngoại tệ và vay vốn ngày càng thuận lợi.
7. Có nguồn cung ứng vật tư ổn định.
8. Được sự ủng hộ, hợp tác của nhiều công ty trong ngành.
B. Các mối đe dọa đối với công ty (T)
1. Thị trường thuốc Việt Nam dung nạp hầu hết các sản phẩm của các nước
trên thế giới, kể cả những sản phẩm kém chất lượng giá rẻ của Ấn độ, Thái Lan,
Nam Triều tiên. Nhưng với tâm lý sính ngoại người dân vẫn chấp nhận dùng.
2. Các đối thủ cạnh tranh lớn tập trung dồn sức cạnh tranh với Công ty.
3. Sản phẩm trong nước chủ yếu dạng đơn generic. Trùng lặp lẫn nhau,
nhiều về số lượng, chưa nhiều về chủng loại, chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị và
phòng bệnh.
4. Các doanh nghiệp nhỏ vừa trong ngành chưa đạt GMP cạnh tranh khốc liệt
về giá với những sản phẩm cùng loại của Công ty. Tình trạng nhái mẫu mã của vài
công ty bạn tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.
6. Các công ty nước ngoài chi phí lớn cho công tác quảng cáo, tiếp thị,… có
chính sách ưu đãi về tiền bạc với hệ thống bệnh viện. Chính sách thu hút chất xám
của các công ty nước ngoài với nhiều đãi ngộ cao, các doanh nghiệp nhà nước
không thực hiện được.
7. Giá nguyên vật liệu tăng nhanh. Ngoại tệ biến động và khan hiếm.

III. PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
A. Những điểm mạnh của công ty (S)
4


1. Là một trong năm doanh nghiệp có sản lượng và doanh số dẫn đầu ngành
dược Việt Nam.
2. Hệ thống phân phối trải dài cả nước với đội ngũ bán hàng nhiệt tình và
chấp hành tốt các quy định doanh nghiệp về phương pháp bán hàng, giá cả…
3. Nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ ngày càng được người
tiêu dùng cả nước tín nhiệm.
4. Tình hình tài chính doanh nghiệp mạnh, lợi nhuận tăng trưởng cao, chăm
sóc tốt đời sống cán bộ công nhân viên và gia đình.
5. Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các bộ phận, chuyên gia, công nhân
trẻ, nhiệt tình làm việc, đoàn kết tốt, tích cực học tập, có ý chí tiến thủ và luôn phát
huy sáng tạo trong công việc và xây dựng doanh nghiệp.
6. Do sản lượng lớn nên mua nguyên phụ liệu giá rẻ, chất lượng đảm bảo, chi
phí hạ, hao hụt ít, giá thành sản phẩm phù hợp với thị trường, có hiệu quả.
7. Nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP Asean nên trong tiêu chuẩn sản xuất kinh
doanh có nề nếp, chất lượng cao.
B. Những điểm yếu của công ty (W)
1. Danh mục hàng hóa chưa tập trung, còn quá nhiều loại sản phẩm, sản xuất
chạy theo nhu cầu nên lô sản xuất thường nhỏ, mất nhiều thời gian và chi phí.
Chưa có nhiều danh mục sản phẩm đặc trị trong bệnh viện nên không bán được
nhiều cho khách hàng là bác sĩ và người trực tiếp điều trị.
2. Chưa có phương pháp marketing tốt, chưa có con người đủ trình độ trong
hoạt động marketing.
3. Chưa sử dụng hết mọi lợi thế mạng lưới phân phối..
4. Nhà xưởng chật hẹp, máy móc thiết bị đã chạy 24/24 vẫn không đáp ứng
kịp nhu cầu.

5. Trình độ văn hóa, tay nghề công nhân chưa đồng đều. Tỷ lệ công nhân
chưa hết cấp 3 còn cao.
6. Bộ máy quản lý, phòng ban chưa gọn nhẹ, lề lối làm việc chưa phù hợp ,
còn trùng lặp kéo dài thời gian. Đội ngũ cán bộ công nhân viên quá đông, mọi chi
phí đều phát sinh với số lượng lớn kể cả chi phí lúc lợi xã hội.

5


7. Đội ngũ dược sĩ – kỹ sư của Công ty có lòng nhiệt tình nhưng trình độ còn
hạn chế
8. Phòng nghiên cứu chưa lớn mạnh kịp với nhu cầu phát triển của doanh
nghiệp.
IV. SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY DƯỢC
PHẨM ALPHA
1. Công ty sản xuất các mặt hàng được Bộ Y tế cho phép lưu hành cả nước
gồm các dạng điều trị như: Kháng sinh, kháng viên, cảm sốt, giảm đau, hạ nhiệt,
bao tử, đường ruột v.v.
2. Khách hàng của Công ty là các khoa dược bệnh viện, các y bác sĩ, những
người bán thuốc sỉ và người tiêu dùng.
3. Thị trường mục tiêu của công ty là người dân có mức thu nhập vừa và thấp
ở khắp cả nước, nhất là các tỉnh thành Bắc – Trung – Nam.
5. Đến năm 2015 phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu ngành dược
Việt Nam.
4. Triết lý kinh doanh của Công ty là : "ALPHA hướng tới sự hoàn thiện và
đổi mới tổ chức – con người - sản phẩm và dịch vụ".
5. Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Sản xuất dược phẩm là một ngành đòi hỏi hàm lượng khoa học cao. Chính vì vậy
công nghệ là mối quan tâm hàng đầu của công ty.
6. Giá trị lớn nhất của công ty là con người. Việc chăm lo đời sống vật chất,

tinh thần của cán bộ công nhân viên được xem là một trong những mục tiêu cơ bản
của Công ty.
8. Toàn thể cán bộ công nhân viên công ty luôn quan tâm đến công tác xã
hội.

V. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010
• Doanh số tăng 20% hàng năm.
• Thực lực: tăng 15% năm
6


• Lương bình quân: Tăng 15% năm
• Giữ vững GMP Asean, tiếp tục đăng ký những dây chuyền sản xuất
còn lại.
VI. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC
Ma trận SWOT của Công ty dược ALPHA
Những điểm mạnh (S)
1. Thế mạnh về con
người.
2. Quản lý hệ thống lưu
thông phân phối cả
nước.
3. Uy tín nhãn hiệu.
……

Những điểm yếu (W)
1. Tay nghề, trình độ
công nhân yếu, không
đồng đều.
2. Máy chạy hết công

S-W-O-T
suất không đáp ứng đủ
hàng hóa.
3. Danh mục quá nhiều
không tập trung và có
chọn lọc.
…….
Các cơ hội (O)
O/S
O/W
1. Nhu cầu tiềm năng 1. Phát triển sản phẩm.
Phát triển thị trường.
lớn
(O2 S2).
Chú ý khu vực điều trị
2. Chính sách nhà nước 2. Chiến lược thâm nhập bệnh viện.
ưu đãi nhà máy GMP và phát triển thị trường (O2W3).
Asean.
kể cả xuất khẩu (O4 S3). …..
3. Khách hàng gần gũi.
…..
4. Vị trí địa lý.
…..
Mối đe dọa (T)
T/S
T/W
1. Thị trường dung nạp 1. Phát triển sản phẩm Chiến lược chỉnh đốn
nhiều loại ở nhiều nước. với hàm lượng khoa học đơn giản
2. Đối thủ cạnh tranh kỹ thuật cao(T4 S3).
(T4 W2,3)

gay gắt.
2. Đa dạng hóa đồng tâm …….
3. Ngoại tệ biến động và (T3 S4).
khan hiếm.
3. Hội nhập về phía
4. Tình trạng sản xuất trước (T1 S2).
trùng và nhái mẫu mã …….
lẫn nhau.
……

VII. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU
Dựa vào các tiêu chí đánh giá tính tương thích, hiệu lực, hiệu quả và bền
vững, công ty lựa chọn những chiến lược sau đây để thực hiện các mục tiêu phát
triển đến năm 2010:
7


1. Chiến lược doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh
1. Chiến lược thâm nhập thị trường: Phát huy thế mạnh của Công ty về giá
thành sản phẩm, đội ngũ cán bộ công nhân – tập trung thâm nhập sâu vào thị
trường khu vực bệnh viện, khu vực phòng khám nhằm tăng sản lượng hàng hóa
bán ra.
2. Chiến lược phát triển thị trường: Phát huy uy tín Công ty, uy tín nhãn hiệu
và thế mạnh về danh mục sản phẩm, đưa sản phẩm ra nhiều thị trường mới ở các
tỉnh xa trung tâm đô thị lớn và các nước đang phát triển nhằm khắc phục sự cạnh
tranh tại các thị trường tập trung như Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng và các
thành phố lớn.
3. Chiến lược phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm đặc chủng với hàm
lượng khoa học cao nhằm cung cấp cho khu vực điều trị và người tiêu dùng có thu
nhập tăng nhanh.

4. Tăng cường đầu tư cho phát triển các sản phẩm đặc trị.
5. Đầu tư mở rộng công xuất của các dây chuyền sản xuất những loại thuốc
công ty có thị phần lớn, tăng trưởng thị trường cao như thuốc kháng sinh, vitamin,
thuốc bổ có nguồn gốc tự nhiên.
6. Thu hẹp đầu tư vào những loại thuốc thông thường đang bị cạnh tranh
mạnh bởi các doanh nghiệp nhỏ tại các địa phương.
7. Cạnh tranh bằng giá đối với các loại thuốc thông thường; bằng chất lượng
- giá tốt nhất với các sản phẩm đặc trị, thuốc kháng sinh; bằng chất lượng vượt trội
đối với các sản phẩm vitamin và thuốc bổ có nguồn gốc tự nhiên.
8. Tăng cường hợp tác theo chuỗi giá trị với cỏc nhà cung ứng, cỏc nhà phân
phối.
9. Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và các
doanh nghiệp quốc tế có uy tín để nghiên cứu, triển khai các sản phẩm thuốc đặc trị
mới.
2. Các chiến lược chức năng
2.1. Quản trị
a. Các mục tiêu hàng năm:
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010
8



Doanh số (tỷ)
Lợi nhuận (tỷ)
Lương bình
quân/người/tháng
(triệu)
Sản phẩm mới

571
21,5

685
25,1

822
28,9

987
33,2

1184
38,2

2,3

2,6

3,0

3,4


3,9

40

40

45

45

50

Dựa vào đó các bộ phận tự đề ra cho mình mục tiêu cụ thể hàng năm theo
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
b. Phân bố nguồn lực trong tổ chức:
Sắp xếp thứ tự ưu tiên:
+ Kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển.
+ Nhân lực.
+ Máy móc thiết bị.
2.2. Nguồn nhân lực
- Chính sách trả lương theo doanh số bán, theo lợi nhuận của nhóm hàng và
mặt hàng mới.
- Chính sách khen thưởng theo sản phẩm mới, sáng kiến cải tiến giảm giá
thành, chi phí.
- Chính sách khen thưởng khi tăng khách hàng.
- Khuyến khích đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng.
2.3 . Marketing
- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng thị trường, từng vùng,
từng khu vực, chú ý khu vực điều trị y bác sĩ. Từ đó có phương án tiếp cận, sản

xuất sản phẩm mới phù hợp với địa bàn, với nhu cầu sử dụng.
- Mở rộng mạng lưới ở những địa bàn chưa có liên doanh hoặc chi nhánh,
giới thiệu đầy đủ danh mục hàng truyền thống và sản phẩm mới với khách hàng .
Phấn đấu tăng lượng khách hàng theo chỉ tiêu đã chia cho từng địa bàn.
- Phát huy thế mạnh của nhà máy GMP ASEAN quảng cáo giới thiệu uy tín,
nhãn hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức mời khách hàng, lãnh

9


đạo y tế ở địa phương thăm nhà máy nhằm giới thiệu máy móc hiện đại – quản lý
có chất lượng từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm ở doanh nghiệp.
2.4. Sản xuất
- Tập trung cải tiến những quy trình sản xuất có quy mô sản lượng lớn nhằm
giảm giá thành sản phẩm. Trong nghiên cứu sản xuất chú ý đến giá thành sản phẩm
khi đưa ra thị trường, tránh tình trạng sản xuất xong giá thành không cạnh tranh nổi
với các doanh nghiệp khác.
- Tính toán lại kế hoạch sản xuất, có kế hoạch quản trị tồn kho, đặt hàng phù
hợp và có số lượng lớn nhằm giảm giá mua và hạn chế dự trữ kho cũng như giảm
thời gian vệ sinh máy móc – tiết kiệm nhân công và thời gian.
2.5. Tài chính
- Ưu tiên nguồn vốn cho nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất để tăng
sản lượng và hạ giá thành.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc đặc trị.
- Sắp xếp lại phòng kế toán - đảm bảo tính chính xác, kịp thời nhằm giúp
Ban giám đốc có những thay đổi trong hoạt động phù hợp với tình hình tài chính
tránh lỗ lãi hoặc biến động đột xuất.
2.6. Nghiên cứu và phát triển
- Triển khai phân xưởng sản xuất thùng giấy, bế hộp, in lụa, in giấy nhôm, in
offset phục vụ cho việc quản lý đầu vào của bao bì và giảm giá thành sản xuất giá

thành vận chuyển từ TP. Hồ Chí Minh về Cần Thơ.
- Nghiên cứu sản xuất nhiều sản phẩm mới có hàm lượng khoa học cao,
tránh bớt tình trạng bắt chước nhái mẫu mã của đối thủ cạnh tranh, giảm bớt trong
danh mục những sản phẩm giá trị thấp, cạnh tranh cao.
- Cố gắng giữ vững việc huấn luyện, đào tạo, thực hiện GMP Asean và ISO.
- Đăng ký với Cục sở hữu công nghiệp sản phẩm của Công ty đang có uy tín
trên thị trường, rà soát lại tất cả danh mục mặt hàng với Cục quản lý dược. Có kế
hoạch chuẩn bị sản phẩm mới thay thế.
10


VIII. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THÀNH
CÔNG
1. Đối với Công ty
- Xây dựng hệ thống các kế hoạch tác nghiệp để triển khai chiến lược.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức để tinh giản bộ máy. Thiết kế lại các quy trình
hoạt động theo định hướng khách hàng, sản phẩm cuối cùng, tối ưu hóa chi phí.
- Tăng cường truyền thông chiến lược đến từng nhân viên. Trong quá trình
thực hiện, các chiến lược phải được bàn bạc thống nhất và có được sự cam kết
hành động.
- Thường xuyên đánh giá, điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với thực tế.
2. Đối với Nhà nước
- Có tiêu chuẩn cụ thể khi xét duyệt các Công ty sản xuất thuốc.
- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chỉ thị 04 của Bộ trưởng Bộ y tế.
- Có chính sách quản lý chất lượng và giá cả với hàng ngoại nhập nhằm tạo
sự công bằng trong cạnh tranh.

11




×