Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến phát triển du lịch tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOÀNG THỊ HUỆ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU
ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOÀNG THỊ HUỆ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU
ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Sơn La, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ


Nguyễn Thị Hồng Nhung người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái, Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, phòng
công tác chính trị, Trung tâm thư viện, thầy cô trong khoa Sử - Địa đã tạo điều
kiện và giúp đỡ chúng em trong việc sưu tầm tài liệu.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, cùng các
bạn sinh viên lớp K52 Đại học sư phạm Địa lí đã luôn ủng hộ, động viên và giúp
đỡ em.
Khóa luận hoàn thành không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp từ thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị huệ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

STT

Đọc là

1

DL

Du lịch


2

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

3

ĐKKH

Điều kiện khí hậu

4

KT – XH

Kinh tế - xã hội

5

NXB

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................... 2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 7
7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về khí hậu .................................................................................. 8
1.1.2. Khái niệm về du lịch ................................................................................... 9
1.1.3. Khái niệm về tài nguyên du lịch ............................................................... 11
1.1.5. Ảnh hưởng của khí hậu đối với phát triển du lịch .................................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 12
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam .................................................. 12
1.2.2. Tác động của khí hậu đến phân vùng du lịch ở Việt Nam ........................ 16
1.2.3 Các nhân tố hình thành khí hậu ở tỉnh Yên Bái ......................................... 18
1.2.3.1. Bức xạ mặt trời ....................................................................................... 18
1.2.3.2. Hoàn lưu khí quyển ................................................................................ 19
1.2.3.3. Các nhân tố địa lí.................................................................................... 19
1.2.3. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Yên Bái ................................................. 20
CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH YÊN BÁI .................................. 24
2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ................................................................... 24
2.2. Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên ................................................ 25
2.2.1. Địa hình ..................................................................................................... 25
2.2.2. Khí hậu ...................................................................................................... 26


2.2.3. Thủy văn .................................................................................................... 28
2.2.4. Sinh vật ...................................................................................................... 30
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 31

2.3.1. Dân cư và nguồn lao động ........................................................................ 31
2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế chung ............................................................ 34
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VÀ
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH YÊN BÁI ......................... 36
3.1 Đặc điểm của điều kiện khí hậu Yên Bái ...................................................... 36
3.1.1. Chế độ bức xạ, nắng .................................................................................. 36
3.1.2. Chế độ gió ................................................................................................. 37
3.1.3. Chế độ nhiệt .............................................................................................. 38
3.1.4. Chế độ mưa, ẩm, bốc hơi .......................................................................... 39
3.1.4.1. Chế độ mưa ............................................................................................ 39
3.1.4.2. Chế độ ẩm............................................................................................... 41
3.1.4.3. Lượng bốc hơi ........................................................................................ 42
3.1.5. Hiện tượng thời tiết đặc biệt ...................................................................... 43
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tới phát triển du lịch tỉnh Yên Bái ............. 44
3.2.1. Một số thuận lợi của điều kiện khí hậu tới phát triển du lịch tỉnh Yên Bái..... 44
3.2.2. Một số khó khăn của khí hậu tới phát triển du lịch tỉnh Yên Bái ............. 47
3.3. Một số định hướng phát triển du lịch Yên Bái theo hướng bền vững ......... 47
3.3.1. Cơ sở khoa học định hướng phát triển du lịch .......................................... 47
3.3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Bộ đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 ................................................................................... 47
3.3.1.2. Những chiến lược phát triển du lịch ở Yên Bái đến năm 2030 ............. 48
3.3.2. Những định hướng phát triển du lịch Yên bái đến năm 2030 ................... 49
3.3.3. Một số giải pháp phát triển ngành du lịch Yên Bái .................................. 49
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Stt


Số hình

1

1.1

Tên hình
Số lượt khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam giai đoạn

Trang
14

2000 – 2013

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Tên bản đồ

Stt
1

Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái

2

Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Yên Bái

3

Bản đồ thể hiện số giờ nắng tỉnh Yên Bái


4

Bản đồ thể hiện nhiệt độ tỉnh Yên Bái

5

Bản đồ thể hiện lượng mưa tỉnh Yên Bái
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Stt

Số bảng

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1

Số lượng khách du Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013

13

2

Bảng 1.2 Các điểm du lịch tỉnh Yên Bái

22


3

Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính tỉnh Yên Bái

24

4

Bảng 2.2 Diện tích, dân số và các đơn vị hành chính tỉnh Yên Bái

31

5

Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 – 2013

34

6

Bảng 3.1 Số giờ nắng các tháng trong năm tại trạm quan trắc

36

Yên Bái
7

Bảng 3.2 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại


38

một số trạm quan trắc tỉnh Yên Bái
8

Bảng 3.3

Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số

40

trạm quan trắc tỉnh Yên Bái
9

Bảng 3.4 Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm tại một số

41

trạm quan trắc tỉnh Yên Bái
10

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với sức khỏe con
người

45


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch (DL) – ngành kinh tế không ống khói, là ngành kinh tế được ví như con

gà đẻ trứng vàng, đã và đang đem lại nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta hiện nay. Việt Nam là một trong số các quốc
gia có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên
nhân văn có giá trị nổi bật. Đây là tiềm năng và thế mạnh giúp ngành DL ngày càng đa
dạng về loại hình, chất lượng ngày một nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
tham quan, DL của người dân trong và ngoài nước.
Bên cạnh sự ảnh hưởng to lớn của các giá trị nhân văn, đối với hoạt động DL,
các thế mạnh về tự nhiên đang ngày càng phát huy tiềm năng của mình. Trong số các
nhân tố ảnh hưởng khá nhiều đến mùa DL, thời điểm DL, quyết định thời gian lưu
trú…, nhân tố khí hậu có vai trò quan trọng. Vì vậy, việc khai thác và sử dụng hợp lí
nguồn tài nguyên này có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững ngành DL
của cả nước nói chung và của mỗi địa phương nói riêng.
Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc – Đông Bắc của đất nước. Là
vùng núi cao có nhiều sông, suối, hồ, thác ghềnh, hang động, với thung lũng lòng chảo
rộng lớn, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử văn hóa,... là những điều kiện để phát triển ngành DL. Sự phát triển của DL chịu sự chi
phối của nhiều điều kiện, trong đó yếu tố khí hậu có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát
triển của ngành.
Vì vậy đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến phát triển du
lịch tỉnh Yên Bái” chính là nhằm xác định mức độ thuận lợi của điều kiện khí hậu đối
với toàn bộ hoạt động DL. Từ đó đề ra các phương hướng và biện pháp để khai thác sử
dụng hợp lí, phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh DL của tỉnh.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điều kiện khí hậu (ĐKKH) đến phát triển các
loại hình DL của tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp hợp lí góp
phần phát triển hoạt động của tỉnh theo hướng bền vững.

1



2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ chủ yếu của đề tài là:
- Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và kinh tế
- xã hội (KT – XH) tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến phát triển DL tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất các giải pháp phát triển DL Yên Bái theo hướng bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu là ĐKKH tỉnh Yên Bái với các thành phần: Nhiệt độ,
lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng trong năm...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Yên Bái với tổng diện tích tự
nhiên là 6.899,49 km2. Với hệ tọa độ địa lí từ 21o18’B (xã Minh An, huyện Văn Chấn)
đến 22o07’B (Tân Thượng, Lục Yên), từ 103o53’Đ (Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải)
đến 105o06’Đ (Đại Minh, huyện Yên Bình).
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2005 – 2014 và định hướng
giải pháp đến năm 2030.
- Về nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về ảnh hưởng của ĐKKH đến phát
triển DL: DL sinh thái, DL nghỉ dưỡng, DLcộng đồng, DL tham quan... tỉnh Yên Bái,
đồng thời đề xuất những giải pháp cho sự phát triển DL của tỉnh.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4.1. Trên thế giới
DL là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, với nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của
con người đã làm cho số lượng khách cũng như doanh thu DL ngày càng tăng. Hơn
935 triệu người DL ra nước ngoài năm 2010, hơn 76,9 triệu việc làm được tạo ra từ
DL, doanh thu của DL chiếm 10,8 % GDP cả thế giới.
Các công trình đầu tiên trong vĩnh vực địa lý DL tập trung nghên cứu các luồng
DL và cả khai thác các địa phương với mục đích tham quan, tìm hiểu, thăm dò thị
trường, tìm cơ hội truyền bá giáo lý. Những nghiên cứu đầu tiên của các nhà địa lí
được tiến hành ở Đức từ năm 1930 và được Poser (1939), Christal (1955)... phát hiện

về loại hình DL, khảo sát vai trò lãnh thổ, những nhân tố ảnh hưởng đến DL.

2


Ở Liên Xô có nhiều công trình nghiên cứu, như công trình của I.I Pirozhihic
(1985) đã phân tích hệ thống lãnh thổ DL, các vùng DL như là đố tượng cho quy
hoạch và quản lý. V.X.Perobrazanxnki, I.U.Vedenhim (1971) đưa ra hệ thống khái
niệm về nghỉ ngơi theo lãnh thổ. Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu về các
thể tổ hợp tự nhiên phục vụ cho DL (Mukhina, 1973). Các nhà địa lí cảnh quan học
của trường đại học tổng hợp Matxcova như E.D Ximirnova, V.B , Nhefedova.... Ở Ba
Lan có Kostoroviski (1970), Vacdanxka (1973) đã tiến hành đánh giá và lập bản đồ tài
nguyên DL tự nhiên và nhân văn. Ngoài ra, còn có các nhà địa lí của Canada như
Vônfơ (1966) và Hennayơ (1972) cũng tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiên
nhiên phục vụ mục đích DL.
Trong những năm gần đây, khi lợi ích của ngành kinh tế DL càng rõ rệt và
những tác động của ngành này đối với những vấn đề mang tính toàn cầu thì việc
nghiên cứu DL gắn với phát triển toàn diện, bền vững lại càng cấp thiết. Ở Pháp, Jean
Prerre – Lozoto (1990) nghiên cứu các tụ điểm DL và dòng DL, sau đó phân tích các
kiểu dạng không gian DL. Các nhà địa lí Anh, Mỹ gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ
DL với dự án DL trên một miền hay một vùng cụ thể.
4.2. Ở Việt Nam
Đối với nước ta, hoạt động DL đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại
nhiều lợi ích cho đất nước. Với nhu cầu ngỉ ngơi, giải trí của con người đã làm cho số
lượng khách DL và doanh thu từ DL của nước ta này càng tăng. Năm 2013, Việt Nam
đón hơn 43,6 triệu lượt khách trong đó lượng khách quốc tế đến nước ta đạt 8,6 triệu
lượt. Hơn 20 nghìn việc làm đã được tạo ra từ DL, doanh thu của DL chiếm 4,99%
GDP của cả nước.
Có được những kết quả như trên là do Việt Nam có nhiều tiềm năng về ĐKTN,
tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn có giá trị nổi bật. Đây là tiềm năng và

thế mạnh giúp ngành DL ngày càng đa dạng về loại hình, chất lượng ngày một nâng
cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tham quan, DL của người dân trong và ngoài
nước. Và trong những nhân tố ảnh ảnh hưởng nhiều đến DL thì nhân tố khí hậu đóng
vai trò quan trọng.
Vì vậy, để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này theo hướng phát
triển bền vững, đòi hỏi các nhà nghiên cứu quan tâm cũng như các nhà quản lý phải
chú ý đến việc hoạch định chiến lược trong phát triển DL. Nhận thức được tầm quan
3


trọng nói trên, các nhà khoa học, đi đầu là một số nhà địa lý chuyên nghiệp hàng đầu
của đất nước đã có những công trình nghiên cứu rất có giá trị.
Khởi xướng đầu tiên là các tác giả tập trung vào nghiên cứu đặc điểm khí hậu
Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đã được các NXB in ấn như
cuốn: Khí hậu và khí tượng đại cương (Trần Công Minh, 2006, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội) cho chúng ta cái nhìn tổng quan về các đặc điểm của khí hậu, khí tượng trên
thế giới cũng như liên hệ phân vùng khí hậu Việt Nam. Tương tự, trong cuốn: Khí hậu
Việt Nam (Phạm Ngọc Toàn – Phan Tất Đắc, 1978, NXB khoa học – kĩ thuật Hà Nội)
nêu rõ đặc điểm khí hậu Việt Nam và các vùng khí hậu. Trong cuốn: Giáo trình tài
nguyên khí hậu (Mai Trọng Thông – Hoàng Xuân Cơ, 2000, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội) tác giả cung cấp các khái niệm, các nhân tố hình thành khí hậu ở nước ta từ đó
đánh giá các tài nguyên khí hậu và liên hệ phân vùng khí hậu Việt Nam... Ngoài ra còn
rất nhiều công tình nghiên cứu khác. Nhìn chung, các công trình này đều hướng tới
nghiên cứu đặc điểm khí hậu Việt Nam và phân vùng khí hậu Việt Nam. Và đây chính
là tiền đề cho việc nghiên cứu phát triển DL ở nước ta.
Để đánh giá được các điều kiện (ĐKTN, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên
nhân văn,…) ảnh hưởng đến phát triển DL có rất nhiều các công trình nghiên cứu tiêu
biểu như: Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam (Lê Thông, 2005, NXB giáo dục), Địa lí
dịch vụ (Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông, 2012, NXb sư phạm), Địa lí du lịch (Nguyễn
Minh Tuệ và các tác giả, 1997, NXB TP Hồ Chí Minh). Một số luận ấn tiến sĩ như:

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La – TS. Đỗ Thúy Mùi... Với bài báo
báo: Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sơ La – Ths.
Trần Thị Thanh Hằng. Một số đề tài, khóa luận của sinh viên như: Đánh giá điều kiện
sinh khí hậu phục vụ phát triển lâm nghiệp và du lich tỉnh Nghệ An – Võ Trọng
Hoàng, 2008, khóa luận tốt nghiệp; Tiềm năng – thực trạng và những giải pháp phát
triển du lịch Yên Bái, sinh viên Phạm Thị Phương, 2011, khóa luận tốt nghiệp; Nghiên
cứu tình hình phát triển nông – lâm – thủy sản tỉnh Yên Bái, Trần Ngọc Đỉnh, 2014,
khóa luận tốt nghiệp; đề tài cấp bộ: Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở Tây Bắc
– TS Đỗ Thúy Mùi... Các công trình nghiên cứu của các tác giả đều nhằm nghiên cứu
ảnh hưởng của các điều kiện trên ảnh hưởng đến phát triển DL, phân vùng DL của
Việt Nam nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng.

4


Nhìn một cách tổng quan, các công trình nghiên cứu về khí hậu cũng như về DL
luôn có mối quan hệ với nhau, khí hậu luôn luôn tác động đến các hoạt động DL. Bởi
vậy, khi nghiên cứu phát triển DL cần tìm hiểu chặt chẽ ảnh hưởng của khí hậu đối với
hoạt động DL. Như vậy, mới hướng tới được sự phát triển ngành DL một cách bền
vững cho nước nhà.
Đề tài đã tiếp cận được những vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn trên phạm vi và
quy mô lãnh thổ nghiên cứu khác nhau của những công trình trên để áp dụng vào địa
bàn cụ thể là tỉnh Yên Bái.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống, cấu trúc
ĐKKH được xem như là một thành phần tác động trực tiếp đến phát triển DL
của tỉnh Yên Bái. Bởi vậy, ĐKTN và DL có mối quan hệ gắn bó với nhau. Quan điểm
hệ thống cấu trúc cho phép phân tích, tổng hợp và xác định được mối quan hệ hữu cơ
trong hoạt động sử dụng tài nguyên và phát triển KT - XH tỉnh Yên Bái. Cụ thể xác

định mối quan hệ giữa khí hậu và phát triển DL Yên Bái. Từ đó thấy được những ảnh
hưởng cụ thể của khí hậu đối với DL từ đó có những chính sách phát triển DL phù hợp
với điều kiện của tỉnh.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Tính tổng hợp và hệ thống đã trở thành những tiêu chuẩn khoa học không thể
thiếu để đánh giá giá trị của các công trình nghiên cứu địa lí. Hệ thống lãnh thổ được
xem như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi nhiều yếu tố: Tự nhiên, văn hóa, kinh
tế, dân tộc..., khi nghiên cứu phải xác định đánh giá các nguồn lực trong mối quan hệ
tổng thể đó. Quan điểm này giúp cho chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về những
nguồn lực và tiềm năng phát triển DL tỉnh Yên Bái.
5.1.3. Quan điểm lịch sử
Quan điểm này cũng được chú trọng trong đề tài khi nghiên cứu DL Yên Bái.
Với một bề dày lịch sử, trải qua một quãng thời gian dài đấu tranh dựng nước và giữ
nước, nhiều di tích lịch sử trên địa bàn Yên Bái đã được ghi dấu những năm tháng hào
hùng của nhân dân Yên Bái. Yên Bái còn có nhiều nét văn hóa – lịch sử, phong tục
độc đáo. Sử dụng quan điểm này trong nghiên cứu giúp tác giả liệt kê được những nét
văn hóa độc đáo để phát triển DL văn hóa.
5


5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này được xuyên suốt trong nội dung đề tài. Trong đề tài không
những chỉ khái quát ra các đặc điểm của các thành phần tự nhiên, mà còn đi sâu đánh
giá những mặt thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển DL Yên Bái. Từ đó
đưa ra những giải pháp, những định hướng nhằm khai thác có hiệu quả và khắc phục
những hạn chế để phát triển DL.
5.1.5. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá đặc điểm ĐKTN, hơn cả là
ĐKKH cũng như trong việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên với
những khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi. Những giải pháp đưa ra đều xuất

phát từ thực tiễn. Quan điểm này chi phối đến giới hạn nghiên cứu của đề tài.
5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lí tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng và xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài.
Những thông tin, các nguồn tài liệu cho phép chúng tôi hiểu biết những thành tựu khi
nghiên cứu về lĩnh vực này. Việc phân tích, phân loại và tổng hợp các vấn đề liên quan
đến nội dung nghiên cứu sẽ giúp chúng ta dễ dàng phát hiện ra những vấn đề trọng tâm
cũng như những vấn đề đang bị bỏ ngỏ. Trên cơ sở nguồn tài liệu phong phú, việc tổng
hợp sẽ giúp chúng tôi có cách nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt hiện nay,
công nghệ thông tin phát triển mạnh, việc khai thác các nguồn tài liệu quan trọng qua
internet sẽ là nguồn dữ liệu quý hỗ trợ cho việc tổng hợp các vấn đề nghiên cứu.
5.2.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này được thực hiện trong đề tài thông qua việc tổng hợp những
thông tin, nguồn tài liệu, số liệu từ những nguồn khác nhau, đặc biệt là các kết quả tính
toán qua số liệu của cục thống kê… của tỉnh Yên Bái được chọn lọc để rút ra những
nội dung cần thiết. Sau đó, phân tích nhằm đưa ra những nhận định, những kết luận
làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của ĐKKH đến phát triển DL tỉnh Yên Bái.
5.2.3. Phƣơng pháp bản đồ, biểu đồ
Là phương pháp đặc trưng của địa lí, đề tài sử dụng phương pháp bản đồ, biểu
đồ giúp cho việc nắm được những thông tin quan trọng, cập nhập, đáp ứng việc đi lại,
tham quan, giải trí. Trong đề tài có sử dụng các biểu đồ thành phần như: Hành chính,
bản đồ tài nguyên DL, các bản đồ thành phần về khí hậu như số giờ nắng, nhiệt độ,

6


lượng mưa và các số liệu thống kê của tỉnh Yên Bái để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu.
5.2.4. Phƣơng pháp thực địa
Thực địa là phương pháp không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lí. Phương

pháp nghiên cứu thực địa giúp ta tiếp cận được vấn đề một cách nhanh chóng và chủ
động. Việc điều tra thực tiễn ở các điểm DL giúp chúng ta có số liệu, những nhận xét
thực tế, tránh được sự đánh giá chủ quan, mơ hồ, làm tăng hiểu biết thực tế, khả năng
vận dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu.
Trong qua trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở một số điểm DL
của Yên Bái như Căng và Đồn Nghĩa Lộ, khu tưởng niệm Hồ Chí Minh, khu DL sinh
thái Suối Giàng. Đây là cơ sở cần thiết để giúp tác giả đưa ra những giải pháp thiết
thực gắn với thực tiễn.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ có một số đóng góp cơ bản sau:
- Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên nghiên cứu
khoa học, cho giáo viên địa lí ở trường phổ thông khi giảng dạy địa lí địa phương.
- Đánh giá được ĐKKH ảnh hưởng lớn đến phát triển DL của tỉnh từ đó có
những bước đi mới.
- Đề xuất kiến nghị, định hướng để hoạt động DL gắn với ĐKKH phát triển một
cách bền vững hơn.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du
lịch tỉnh Yên Bái.
Chương 3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và định hướng phát triển du
lịch tỉnh Yên Bái.

7


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về khí hậu

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các
hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời
gian dài ở một vùng, miền xác định. Khí hậu là tập hợp của những điều kiện khí quyển
(nhân tố bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển) đặc trưng cho mỗi địa phương và phụ
thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh địa lí của địa phương. Hoàn cảnh địa lí không những
chỉ vị trí của địa phương tức là vĩ độ, kinh độ và độ cao trên mực biển mà còn chỉ đặc
điểm của mặt đất, địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật v.v...
Trước hết, có thể thấy khí hậu được đặc trưng bởi chế độ thời tiết trong nhiều
năm là điều kiện thời tiết nói chung có thể xảy ra ở một nơi nào đó.
Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài.
Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm, nhưng có thể khác tùy theo mục đích sử
dụng. Khí hậu cũng bao gồm các số liệu thống kê theo ngày hoặc năm khác nhau.
Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về khí hậu như:
- Theo Vôâycốp: Khí hậu là trạng thái thời tiết trung bình;
- Theo Phêđôrôp: Khí hậu là tổng hợp của thời tiết;
- Theo Bec: Khí hậu là một bộ phận của quá trình địa lý;
- Theo các quan điểm hiện đại: Khí hậu là trạng thái vật lý tổng quát của hệ thống
không khí bao quanh Trái Đất, hình thành dưới tác dụng tương hỗ giữa bức xạ mặt
trời, hoàn lưu khí quyển và điều kiện địa lý.
Theo từ điển thuật ngữ của Nhóm hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu (The
Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) định nghĩa như sau:
“Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính
xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên
quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu
năm. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí
tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO). Các số liệu thường
xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió. Khí hậu trong nghĩa
rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu”.

8



Vậy hiện nay, khái niệm về khí hậu thường được dùng phổ biến nhất là theo quan
niệm của Alixôp, chúng ta có thể định nghĩa như sau: “Khí hậu của một nơi nào đó là
chế độ thời tiết đặc trưng nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc tính của bề
mặt đệm và hoàn lưu khí quyển”. [10]
1.1.2. Khái niệm về du lịch
Trước thế kỉ XIX, DL được coi là một đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và
người ta coi đây là một hiện tượng cá biệt trong đời sống KT - XH. DL được coi là
một hiện tượng xã hội, góp phần làm phong phú hơn cuộc sống của con người. Đó là
hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều
mục đích khác nhau trừ mục đích tìm kiếm việc làm mà trong thời gian đó họ phải tiêu
tiền do họ kiếm được.
DL được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung
văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển DL nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và du khách quốc tế,
góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh
xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh
quốc phòng.
Ngày nay, DL thực sự trở thành một hiện tượng KT - XH phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta mà trên thế giới nhận thức về DL
vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau
mà mỗi người có cách hiểu riêng về DL. Đúng như một chuyên gia DL đã nhận định:
“Du lịch có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Ở nước Anh, DL xuất phát từ tiếng “To tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi. Trong
tiếng Pháp bắt nguồn từ tiếng “Le tour” là cuộc dạo chơi dã ngoại. Còn theo nhà sử
học Trần Quốc Vượng thì du có nghĩa là chơi, lịch có nghĩa là lịch lãm, hiểu biết, từng
trải… DL được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm hiểu biết, kiến thức.
Giáo sư Hunziken và giáo sư Krapf (người Thụy Sĩ) đã đưa ra khái niệm: “Du

lịch là tổng thể các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của
những người ngoài địa phương, những người không có mục đích định cư và không liên
quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào” .

9


Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị liên hợp quốc tế về DL ở
Rôma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về DL: “Du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay
tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ nhằm mục đích
hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ”.
Tổ chức DL thế giới đã định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả những người du
hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi
trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích là làm tiền. Du lịch
cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” .
Về tầm quan trọng, nội dung và nội hàm của hoạt động DL có lẽ đầy đủ và hàm
xúc nhất là khái niệm trong tuyên bố Ô-sa-ca của hội nghị Bộ trưởng DL thế giới:
“Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế”. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: “Du lịch là một
ngành kinh tế liên ngành, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên
vùng và xã hội hóa cao”. Quan niệm này được thể chế thành luật. Luật DL được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì họp thứ VII Quốc hội
khóa XI đã khẳng định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” .
DL ngày càng phát triển và đa dạng về hình thức. Trên thế giới những năm gần
đây xuất hiện nhiều khái niệm về DL: DL cộng đồng, DL sinh thái.

DL cộng đồng (community tourism) là hoạt động DL có sự tham gia tích cực của
nhân dân địa phương từ các khâu quản lý, làm việc, ra quyết định bảo vệ. DL cộng
đồng được chú trọng ở những vùng nghèo và xa xôi cách trở, hoạt động DL này phải
thu hút cả cộng đồng địa phương và đem lại lợi ích cho họ.
DL sinh thái hiện nay đang phát triển ở nhiều nơi. Theo định nghĩa quốc tế “Du
lịch sinh thái là du lịch tới những khu nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ
với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và quy mô nhỏ nhất” .
Hiệp hội DL sinh thái Anh – Lindberg và D.E Hawkins, 1993 đã đưa ra khái
niệm: “Du lịch sinh thái là lữ hành có trách nhiệm tới các khu thiên nhiên, bảo tồn
10


môi trường và cải tạo phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Theo Phạm Trung Lương
và Nguyễn Tài Cung (Viện Nghiên cứu và phát triển DL 1998) cho rằng: “Du lịch
sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi
trường, có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi
ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” .
Trong Luật DL Việt Nam, năm 2005 có một định nghĩa khá ngắn gọn: “Du lịch
sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên gắn với bản sắc địa phương với
sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [7].
Như vậy, DL là một hoạt động của con người liên quan tới việc di chuyển chỗ ở
đến một nơi khác, trong một khoảng thời gian ngắn để thỏa mãn việc nghỉ ngơi, giải
trí, tìm hiểu, khám phá…. Trong đó, hình thức DL sinh thái và DL cộng đồng có ý
nghĩa rất lớn đối với tỉnh Yên Bái. Phát triển loại hình DL này vừa khai thác có hiệu
quả tài nguyên DL vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
1.1.3. Khái niệm về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch (TNDL) là tổng thể tự nhiên văn hóa – lịch sử cùng các thành
phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra
các dịch vụ DL nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng
lao động và sức khỏe của con người.

Theo Luật DL Việt Nam (2005) quy định tại điều 4, Chương I “Tài nguyên du
lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao
động sáng tạo của con người và cá giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch,
tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quan niệm TNDL, nhưng về cơ bản có điểm
chung là đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra
có sức hấp dẫn với du khách. TNDL được phân loại thành TNDL tự nhiên và TNDL
nhân văn.
TNDL tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao
quanh chúng ta bị lôi cuốn vào hoạt động DL. Theo luật DL Việt Nam (2005), tại
Chương II, Điêu 13: “ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên có thể được sử dụng phục
vụ mục đích du lịch.”
11


TNDL nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá
trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu DL. Các loại TNDL nhân văn đó là: các
di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, các đối tượng DL gắn với dân tộc học và các đối
tượng văn hóa – thể thao.
1.1.5. Ảnh hƣởng của khí hậu đối với phát triển du lịch
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối với
hoạt động DL. ĐKKH có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến DL hoặc hoạt
động dịch vụ DL. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ
và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố khác như gió, áp suất khí
quyển, ánh nắng mặt trời, và nhất là các hiện tượng thời tiết đặc biệt cũng thường
xuyên tác động đến sức khỏe con người. Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa
thường được khách DL ưa thích. Khách DL thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm
hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát

triển của DL.
Mỗi loại hình DL đòi hỏi những ĐKKH khác nhau. Điều kiện thời tiết cũng ảnh
hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc các hoạt động DL. Du khách thường
mong muốn những ngày nắng đẹp để đi lại, tham quan, mua sắm, quay phim, chụp
ảnh kỉ niệm. Ở mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới các hiện tượng thời tiết đặc
biệt làm cản trở tới kế hoạch DL, ví dụ như tai biến thiên nhiên (bão, gió mùa, gió bụi,
lũ lụt…).
Tính mùa vụ của DL chịu tác động chủ yếu của yếu tố khí hậu. Tác động của
khí hậu đối với viêc triển khai các hoạt động DL diễn ra theo chiều hướng khác nhau ở
những thời điểm khác nhau trong năm. Điều đó gây nên sự khác biệt về hoạt động DL
theo mùa, mà trước hết là về số lượng khách, thời gian lưu trú, kéo theo những thay
đổi về công suất sử dụng giường, buồng, doanh thu và tạo ra mùa vụ trong năm của
hoạt động DL.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam
Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển DL: Có phong cảnh thiên nhiên tươi
đẹp, có nhiều di sản thế giới như: vịnh Hạ Long, Cố Đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh
địa Mỹ Sơn, động Phong Nha - Kẻ Bàng, lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc
Cung đình Huế…; dọc bờ biển có hàng trăm bãi biển đẹp, nhiều bãi biển miền Trung,
12


miền Nam có thể khai thác du lịch trong suốt 12 tháng. Biển xanh, chan hòa ánh nắng,
đó là điểm đến lý tưởng cho khách DL nước ngoài; nhiều lễ hội, nhiều di tích lịch sử,
văn hóa như: Lễ hội đền Hùng, hội Lim… hay các di tích lịch sử như: Văn Miếu
Quốc Tử Giám, Kinh thành Huế, Ngọ Môn (Thừa Thiên Huế)… Các di tích lịch sử
văn hóa, lễ hội truyền thống đã khẳng định đất nước Việt Nam có bề dày lịch sử
hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, nay là đất nước yên bình, là điểm đến hấp
dẫn du khách; thêm vào đó với nhiều làng nghề, nhiều kiểu kiến trúc, nhiều món ăn
đặc sản mang đậm hồn quê.

Với những tiềm năng DL lớn và đặc biệt là lợi ích kinh tế do ngành này mang lại,
Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển DL, ngay từ những năm
1960 Chính phủ đã ban hành nghị định số 26/CP (9/7/1960) thành lập công ty DL Việt
Nam, từ đó ngành DL Việt Nam đã ra đời. Mặc dù muộn so với các nước khác, nhưng
do có nhiều lợi thế và hiệu quả kinh tế cao, ngành DL Việt Nam đã nhanh chóng phát
triển, hội nhập được với DL của các nước trong khu vực và trên thế giới. Số lượng và
doanh thu DL trên thế giới tăng nhanh, các sản phẩm DL ngày càng hấp dẫn hơn, lao
động trong ngành DL đã tăng đáng kể và được đào tạo cơ bản. Cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật của ngành đã được đầu tư nhiều hơn và ngày càng hoàn thiện, công
tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh của đất nước Việt Nam ngày càng được
chú trọng hơn.
- Về số lƣợng khách du lịch và doanh thu du lịch
+ Số lượng khách du lịch
Nửa thế kỉ trôi qua, ngành DL Việt Nam đã có những bước phát triển mới. Có
nhiều điểm DL hấp dẫn được khai thác, chất lượng DL đã tăng đáng kể. Bởi thế số
lượng du khách tăng nhanh.
Bảng 1.1. Số lƣợng khách du Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013
(Đơn vị: ngàn lượt người)
Năm
Tổng lượt khách
Khách quốc tế
Tỷ lệ %

2000

2005

2010

2013


11.202,14

16.003,478

33.048,9

43.684,7

2.140,0

3.478

5.048,9

8.684,7

19,1

21,7

15,2

19,8
(Nguồn:7)

13


Như vậy, tổng lượt khách đến Việt Nam tăng nhanh. Từ năm 2000 đến 2013

tăng 3,9 lần. Trong đó khách Quốc tế tăng nhanh năm 2012 đạt 6,8 triệu lượt khách.
Năm 2013, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh và đạt 8,6 triệu lượt. Tuy
nhiên, tỉ lệ khác Quốc tế còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2000, lượng khách Quốc tế chỉ
chiếm 19,1 %, năm 2013 chiếm chiếm 19,8 %.
Nghìn lượt gười
10000

8684,7

9000
8000
7000
6000

5048,9

Số lượt khách quốc tế

5000

3478

4000
3000

2140

2000
1000
0

2000

2005

2010

2013

Năm

Hình 1.1: Số lƣợt khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2013
+ Doanh thu du lịch
DL mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Doanh thu DL nước ta tăng lên
liên tục năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỉ đồng thì đến năm 2004
con số đó là 26.000 tỉ đồng, gấp 20 lần. Riêng năm 2005, mặc dù gặp rất nhiều khó
khăn, song hoạt động DL vẫn diễn ra sôi động, đạt 30,3 ngàn tỉ đồng, năm 2006 đạt 31
ngàn tỉ đồng, năm 2007 tăng lên 57 ngàn tỉ đồng. Năm 2009, đạt khoảng gần 70 ngàn
tỉ đồng. Năm 2013 đạt 200.000 tỉ đồng, chiếm 4,99 % GDP cả nước.
+ Sản phẩm du lịch
Các sản phẩm DL cũng đa dạng hơn. Ngoài các sản phẩm DL truyền thống và
các sản phẩm DL đặc thù như: DL nghỉ dưỡng, DL văn hóa lịch sử, DL núi, DL biển
đảo.... Đã phát triển một số loại hình DL mới như: DL thể thao, DL sinh thái, DL cộng
đồng... ở các tỉnh miền núi đã chú trọng phát triển các loại hình DL như: DL sinh thái,
DL cộng đồng, DL nghỉ dưỡng, DL leo núi, DL thể thao săn bắt...
14


+ Về đầu tư phát triển du lịch
Trong thời gian qua, ngành DL đã được đầu tư đáng kể, cả nước đã nâng cấp, xây

dựng mới 50.000 phòng khách sạn (tăng gấp trên 2 lần của 30 năm trước). Đến nay, cả
nước có khoảng 6.717 cơ sở lưu trú, với 130.000 buồng trong đó 2.575 cơ sở được xếp
hạng đạt tiêu chuẩn 5 sao với tổng số 72.458 buồng, (18 khách sạn 5 sao với 5.251
buồng; 48 khách sạn 4 sao với 5.797 buồng; 119 khách sạn 3 sao 8.724 buồng; 449
khách sạn 2 sao so với 18.447 bường; 434 khách sạn 1 sao với 10.757 buồng và 923
khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 23.482 buồng). Chất lượng phòng từng bước
được nâng cao. Đặc biệt ở Hà Nội đã xây dựng khách sạn 7 sao: Khách sạn Chermit
Plaza sẽ mở ra triển vọng cho ngành DL Việt Nam.
Các cơ sở kinh doanh ăn uống cũng phát triển nhanh về số lượng và quy mô.
Chất lượng phục vụ cũng không ngừng nâng cao. Các khu vui chơi giải trí, sân golf, các
trung tâm thể thao đã được xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của du khách. Đáng chú ý hơn cả là một số khu vui chơi DL ở thành phố Hồ Chí Minh (Đầm
Sen, Suối Tiên...).
Một số khu DL nghỉ dưỡng. sân golf, công viên chủ đề và cơ sở giải trí được đưa
vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của khách DL và nhân dân.
Mạng lưới giao thông vận tải cũng được đầu tư đáng kể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
du khách. Phương tiện vận chuyển khách DL phát triển đa dạng các đường ô tô, đường sắt,
đường thủy dần được hiện đại hóa. Năng lực vận chuyển khách DL tăng, chất lượng
được nâng lên. Phương tiện vận chuyển khách DL chuyên ngành với hàng nghìn xe ô
tô, tàu thuyền các loại, chất lượng phương tiện được tăng cường, đổi mới thường
xuyên, nhiều đội lái xe taxi ở các điểm DL được thành lập, đáp ứng phục vụ kịp thời.
Nhu cầu đi lại của khách DL, nhiều tuyến DL đường biển, đường sông Hải Phòng Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ... đã sử
dụng tàu cao tốc với trang thiết bị hiện đại.
Lực lượng lao động trong ngành DL tăng khá nhanh về chất lượng và số lượng.
Năm 1990 toàn ngành mới có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến nay đã có trên 20 vạn
lao động trực tiếp (tăng gấp 10 lần so với 30 năm tnrớc, phần đông từ các ngành khác chuyển
sang) và trên 50 vạn lao động gián tiếp, chiếm 2.5 % lao động toàn quốc, phần lớn là ở các
độ tuổi dưới 30 (60 %); phân bố trên phạm vi cả nước (miền Bắc 40 %, miền Trung 10
%, miền Nam 50 %). Lao động quản lí chiếm tỷ trong khá cao (25 %); lao động phục
15



vụ trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu chiếm 75 % trong đó lễ tân chiếm 9 %, phục
vụ buồng là 14,8 %, phục vụ ăn uống là 15 %, nhân viên nấu ăn là 10,6 %, nhân viên
lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9 %, nhân viên lái xe, tàu DL là 10,6 % và 36,5 % còn
lại là các lao động làm nghề khác.
- Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến DL đƣợc tăng cƣờng
Trong những năm qua, ngành DL và chú trọng xúc tiến quảng bá DL ở cả thị
trường trong nước và quốc tế. Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng hơn. Đã
thành lập Cục Xúc tiến DL đã có chương trình xúc tiến cho thời gian 5 năm. Tính
chuyên nghiệp được nâng dần. Chất lượng tổ chức các sự kiện tốt hơn. Tổng cục DL
đã chủ động phối hợp với hàng không Việt Nam, các Đại sứ quán Việt Nam ở nước
ngoài, Bộ Văn hóa - Thông tin, các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình,
tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến DL ở nước ngoài. Hàng năm tham gia diễn đàn DL
ASEAN tổ chức các nước trong khu vực ASEAN, các hội chợ báo Nhân Đạo, Top
Desa tại Pháp, ITB tại Đức, các hội chợ DL Malaixia, Thái Lan, hội chợ JATA tại
Nhật Bản, WTM tại Anh, tuần Việt Nam tại Nhật Bản, các buổi DL Việt Nam tại các
nước Thụy Điển, Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Singapo, Thái Lan và Úc. Triển khai các
chương trình Rocolshol giới thiệu điểm đến DL Việt Nam tại các thị trường Đức,
Pháp, Anh, Nhật Bản, Bắc Âu, Hồng Kông, Thái Lan. Việt Nam đã tổ chức thành công
diễn đàn DL ASEAN (2009) và hội chợ TRAVEX 2009 đã góp phần khẳng định vị thế
DL Việt Nam thiết lập quan hệ với nước ngoài.
Các đơn vị trong ngành DL đã tích cực tham gia nhiều hội thảo, hội nghị, diễn
đàn quốc tế để quảng bá thu hút khách DL và vốn đầu tư. Tổng cục DL đã liên tục
xuất bản sách hướng dẫn, sản xuất băng video và đĩa CD - ROM giới thiệu về đất
nước, con người và DL Việt Nam đến các nước trên thế giới. Các thông tin được cập
nhật trên viễn thông ngày càng nhiều, bám sát tình hình hoạt động thời sự của các đom
vị trong ngành và đáp ứng nhu cầu của các đối tượng trong lĩnh vực DL, số người truy
cập những website ngày càng nhiều, chỉ riêng website vietnamtourism.com đã có gần 9
triệu lượt người truy cập, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá DL, thu hút

khách DL đến Việt Nam. Ngoài ra, còn hợp tác với các kênh BBC, world news... để quảng
bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
1.2.2. Tác động của khí hậu đến phân vùng du lịch ở Việt Nam
Khí hậu có tác động chính tới việc phân vùng DL Ở Việt Nam. Các nhân tố
hình thành nên khí hậu nước ta gồm 3 yếu tố chính là vị trí địa lý, bức xạ mặt trời,
hoàn lưu khí quyển.
16


Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa của một bán đảo kéo dài trên 15 vĩ
độ,nằm ở Đông Nam đại lục Á – Âu. Bản chất của khí hậu được quy định bởi vị trí địa
lý của lãnh thổ. Do vị trí địa lý như đã nêu trên, khí hậu Việt Nam có những nét đặc
thù: có sự khác biệt về khí hậu giữa hai miền đất nước, nếu miền Bắc có một mùa hè
và một mùa đông lạnh thì miền Nam có hai mùa mùa mưa và mùa khô... Tuy nhiên do
nằm trong vùng nội chí tuyến nên chế độ nắng ít thay đổi giữa mùa đông và mùa hè.
Về điều kiện bức xạ: Trên lãnh thổ Việt Nam, bất luận vùng cao hay vùng thấp,
đất liền hay hải đảo đều có chế độ bức xạ nội chí tuyến. Với lượng bức xạ tổng cộng
hàng năm dao động trên 100 kcal/cm2.năm, cấn cân bức xạ luôn luôn đạt giá trị dương
trên 70 kcal/cm2.năm.
Hoàn lưu khí quyển: Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vùng
biển xích đạo Thái Bình Dương trong mùa đông lẫn mùa hè. Vừa có mối quan hệ chặt
chẽ với gió mùa Nam Á, vừa chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bác Á. Lại
vừa chịu tác động của hoàn lưu cực đới và ôn đới của bán cầu Bắc, vừa liên kết chặt
chẽ với hoàn lưu nhiệt đới và cận nhiệt đới của bán cầu Nam. Chính nhân tố này đã tạo
cho Việt Nam một nền khí hậu đa dạng và phức tạp.
Các thành phần trên được thể hiện qua sự phân bố các yếu tố: khí áp và gió, chế
độ mây – nắng, nhiệt độ, lượng mưa – độ ẩm, các hiện tượng thời tiết đăc biệt trên khắp
lãnh thổ Việt Nam. Làm cho mỗi vùng miền của đất nước lại mang những đặc trưng
riêng về khí hậu, chính nó đã tạo nên sự phân vùng trong phát triển DL Việt Nam.
Miền khí hậu: phân định theo tài nguyên nhiệt (biên độ/năm, tổng bức xạ/năm);

hiện có hai miền DL là miền Bắc và miền Nam.
Nước ta có 7 vùng khí hậu và cũng tương đương với 7 vùng DL gồm có: Vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La,
Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các
cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào.
Các địa bàn trọng điểm phát triển DL: TP. Lào Cai - Sa Pa - Phan Xi Păng; TP.
Điện Biên Phủ và phụ cận; TP. Lạng Sơn và phụ cận Đền Hùng.... Với phát triển một
số loại hình DL điển hình như nghỉ dưỡng, tham quan, nghỉ mát..., với một số địa điểm
DL như: Đồi chè Mộc Châu, Sa Pa...
17


- Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc Bộ: Gồm thủ đô Hà Nội và các
tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình,
Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Với lợi thế có thủ Đô Hà Nội, vị trí giáp biển nên nguồn lợi DL khá phong phú,
với một số điểm DL điển hình như: vịnh Hạ Long, khu DL Tràng An...
- Vùng Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với DL
hành lang Đông Tây và hệ thống biển đảo Bắc Trung Bộ.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, với hệ thống biển đảo nam Trung Bộ. Phát triển DL biển, với một số
địa điểm như: Bãi biển Mỹ Khê, biển Nha Trang...
- Vùng Tây Nguyên: Gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng gắn với Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia Các địa bàn trọng
điểm: TP. Đà Lạt và phụ cận, TP. Buôn Mê Thuột và phụ cận; khu vực Bờ Y- TX.

Kon Tum - TP. Pleiku. Nơi đây phát triển DL sinh thái, nghỉ mát… với các địa điểm
điển hình như: Đà Lạt, …
- Vùng Đông Nam Bộ: Gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với các vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và hành lang DL xuyên Á.
- Vùng Tây Nam Bộ: Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu
Giang và TP. Cần Thơ gắn với DL tiểu vùng sông Mêkông.
1.2.3 Các nhân tố hình thành khí hậu ở tỉnh Yên Bái
1.2.3.1. Bức xạ mặt trời
Do nằm trong khu vực nội chí tuyến (giữa chí tuyến và xích đạo) nên luôn được
Mặt Trời chiếu sáng quanh năm với độ cao lớn. Vì vậy bức xạ tổng cộng cũng lớn
trung bình năm trên 100 kcal/cm2, tháng ít nhất cũng trên 10 kcal/cm2.
Thực tế bức xạ tổng cộng giảm đi là do lượng mây lớn (có tháng chiếm tới 80 –
90 % bầu trời). Cán cân bức xạ luôn dương, khoảng 60 – 70 kcal/cm2.
Đồng thời có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh với khoảng cách nhỏ nên khí hậu có
một cực đại và một cực tiểu.
18


×