Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP hệ thống treo sử dụng trên xe JEEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.36 KB, 13 trang )

Cầu trước của xe JEEP:
a) Phân tích về hệ thống treo sử dụng trên xe JEEP:

Đây là loại xe phục vụ cho mục đích quân sự để tăng tính cơ động của xe cầu trước
của xe người ta sử dụng hệ thống treo độc lập (loại mà các bánh xe dịch chuyển
không phụ thuộc lẫn nhau). Dưới đây là sơ đồ động học của hệ thống treo cầu trước
trên xe JEEP

2
1

3

4
Hình 1: Sơ đồ động học hệ thống treo cầu trước trên xe JEEP.

1. Lò xo ; 2. Đòn dẫn hướng trên ; 3. Đòn dẫn hướng dưới ; 4. Gối cao su (khớp

bản lề).
Như trên hình vẽ ta thấy được ở cầu trước của loại xe này dùng hệ thống treo độc lập sử
dụng 2 đòn dẫn hướng có chiều dài đòn trên (2) và đòn dưới (3) khác nhau (đòn trên dài
hơn đòn dưới). Bộ phận đàn hồi sử dụng trong hệ thống treo này là loại lò xo trụ (1) một
đầu được lắp lên đế của đòn dẫn hướng dưới, đầu trên của lò xo lắp với khung xe. Lò xo
không lắp thẳng đứng mà được lắp nghiêng hơn có xu hướng nghiêng vào trong để tránh
hiện tượng lò xo bị cong và tuột khỏi vị trí lắp đặt khi xe làm việc làm tăng tính ổn định


của hệ thống. Các đòn dẫn hướng được nối với khung xe qua các gối cao su đặc biệt(chi
tiết số 4 trên hình 1) để làm giảm rung động tác động lên khung xe khi xe chạy.
b)



Các cụm chi tiết chính có trong hệ thống treo.
Lò xo:
Lò xo sử dụng làm bộ phận đàn hồi nó có nhiệm vụ tiếp nhận tải trọng thẳng đứng
làm giảm lực va đập từ bánh xe truyền lên khung xe tăng độ êm dịu khi chuyển
động. Lò xo dùng ở đây là loại lò xo trụ được lắp nghiêng vào trong so với phương
thẳng đứng để tăng độ ổn định khi làm việc (không bi tuột khỏi giá đỡ khi lò xo ở
trạng thái nén). Dưới đây là hình vẽ kết cấu của lò xo sử dụng trong hệ thống treo
trước của xe JEEP

Hình 2. Kết cấu của lò xo trụ bố trí trong hệ thống treo trước trên xe JEEP.


Đòn dẫn hướng.

Đòn dẫn hướng có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền lực dọc lực ngang, momen phản lực
của bánh xe lên khung xe đảm bảo tính động học của xe so với khung xe. Trong hệ


thống treo này sử dụng 2 đòn ngang dẫn hướng có chiều dài đòn trên ngắn hơn đòn
dưới. về mặt kết cấu của hai đòn này thường được làm thành dạng chử A để tăng khả
năng chịu được lực dọc lực ngang đảm bảo độ bền lớn từ đó làm tăng khả năng tin cậy
của hệ thống treo. Dưới đây là hình dạng kết cấu của dòn dẫn hướng được sử dụng.

Hình 3: Kết cấu của đòn dẫn hướng được sử dụng trên xe JEEP.


Gối cao su.
Gối cao su có nhiệm vụ để làm giảm lực va đập truyền từ bánh xe lên khung xe
đồng thời làm giảm được ma sát giữa các khớp.

Về kết cấu gối cao su thì mặt ngoài gối được bao bọc bởi vỏ kim loại, phía mặt
trong của gối cao su lắp với chốt cũng được bọc một lớp kim loại mỏng để tránh
làm việc lâu ngày gối bị mòn làm cho độ rơ tăng lên dẫn đến gây ra va đập thậm
chí làm sai lệch góc đặt bánh xe dẫn hướng.
Gối cao su thường được lắp vào trong vỏ kim loại bằng cách dùng thủy lực ép
mạnh vào trong.
Dưới dây là hình ảnh về kết cấu của gối cao su:


2
3

Hình 4 : Kết cấu của gối cao su.
1. Vỏ kim loại ngoài cùng ; 2. Gối cao su ; 3. Lớp kim loại trong cùng.


Khớp cầu
Khớp cầu dùng để lắp mayơ bánh xe với bộ phận dẫn hướng. với kết cấu của loại
khớp này cho phép làm tăng độ tin cậy của hệ thống đảm bảo bánh xe luôn được
liên kết với đòn dẫn hướng. kết cấu của khớp như hình dưới.
Khớp cầu có kết cấu gồm có vỏ kim loại 1 bao bọc đệm cao su 2 mà đệm cao su
này lại bao bọc lấy đầu tròn của chốt hình côn để đảm bảo cho chốt này có thể quay
quanh được trong đệm cao su.


3

1
2


Hình 5: khớp cầu
1. Vỏ kim loại ; 2. Đệm cao su ; 3. Chốt hình côn.

Cầu sau xe JEEP:
a) Hệ thống treo của cầu sau xe này cũng thuộc loại hệ thống treo độc lập với bộ

phận đàn hồi dùng lò xo trụ liên kết một đầu với thanh dẫn hướng đầu còn lại lắp
lên khung xe. Bộ phận hướng chỉ sử dụng loại một đòn ngang. Trên đòn dẫn
hướng được lắp thêm bộ giảm chấn loại ống để góp phần dập tắt dao động một
cách nhanh chóng. Đồng thời trên đòn dẫn hướng cũng được gắn thêm ụ cao su để
hạn chế hành trình nén của hệ thống treo. dưới đây là sơ đồ động học của hệ thống


treo sau trên xe JEEP.

1

4

3

2

Hình 6 : Sơ đồ động học hệ thống treo sau trên xe JEEP.
1. Giảm chấn thủy lực ; 2. Lò xo giảm chấn ; 3. Khớp bản lề (gối cao su) ; 4. Ụ

cao su
b) Các cụm chi tiết chính trong hệ thống treo sau xe JEEP.

Hệ thống treo sau cũng có các chi tiết giống với hệ thống treo trước kết cấu cũng

tương tự nhưng cũng có thêm một số chi tiết chính sau:


Giảm chấn
Giảm chấn được dùng trên xe này là giảm chấn thủy lực dạng ống có nhiệm vụ dập
tắt dao động đảm bảo êm dịu khi chuyển động. kết cấu của nó được thể hiện như
hình dưới:




Ụ cao su:
Ở hệ thống treo này ụ cao su được lắp trực tiếp lên thanh đòn dẫn hướng dưới. nó
có nhiệm vụ chính là hạn chế hành trình nén của hệ thống treo khi xe làm việc vượt
quá tải trọng cho phép trên đường xấu đảm bảo an toàn cho hệ thống treo. kết cấu
của nó cũng rất đơn giản và được chế tạo từ vật liệu chính là cao su và có dạng
hình nón cụt.

Hệ thống treo trước trên xe SUZUKI.
a) Phân tích hệ thống treo trước trên xe SUZUKI.

Hệ thống treo sử dụng ở cầu trước là hệ thống treo độc lập loại đòn-ống macpherson.
Với kiểu kết cấu này trong ống macpherson được kết hợp luôn cả bộ phận đàn
hồi(loại lò xo) và bộ phận giảm chấn thủy lực được đặt nghiêng về phía trong so với
phương thẳng đứng


1

2


Hình 7: Sơ đồ động học hệ thống treo trên xe SUZUKI.
1. Đòn ống macpherson ; 2. Đòn dẫn hướng.
b) Các bộ phận chính trong hệ thống treo trước SUZUKI.


Ống macpherson:

Bộ phận này hoạt động vừa có chức năng đàn hồi vừa có chức năng giảm chấn. kết cấu
của nó bao gồm một lò xo trụ được lồng vào với một giảm chấn thủy lực, vì vậy khi
làm việc cả hai sẽ cùng hoạt động đảm bảo được khả năng đàn hồi và dập tắt dao động
nhanh chóng.


Đòn dẫn hướng:
Là loại đòn dẫn hướng được lắp nằm ngang có nhiệm vụ tiếp nhận lực dọc lực
ngang và các momen. Kết cấu của nó rất đơn giản thực chất chỉ là một thanh đòn
kim loại, một đầu của thanh đòn được lắp thêm khớp cầu để giúp cố định thanh đòn
với mayơ bánh xe. Kết cấu của nó có dạng như sau:


Hình 8: Đòn dẫn hướng hệ thống treo trước xe SUZUKI.
Hệ thống treo sau trên xe SUZUKI.
a) Phân tích hệ thống treo sau trên xe SUZUKI.

Hệ thống treo sau của xe SUZUKI là loại hệ thống treo phụ thuộc sử dụng nhíp.
Nhíp vừa làm nhiệm vụ đàn hồi vừa là giảm chấn, loại nhíp sử dụng trên xe là loại
nhíp không đối xứng có sử dụng nhíp phụ với số lá nhíp phụ là một lá được bố trí
phía dưới để tăng thêm khả năng chịu tải trọng cho xe. Nhíp chính bao gồm có 3
lá, tất cả các lá nhíp này được lắp thành bộ và được cố định chống xoay lệch tương

đối với nhau bằng các bó kẹp. dưới đây là kết cấu của bó nhíp.

Hình 9: Kết cấu của nhíp trên cầu sau SUZUKI.
So sánh ưu nhược điểm của hệ thống treo sau và trước của xe SUZUKI và xe JEEP


Ở cầu trước của cả hai loại xe:


Cả hai cầu trước của hai loại xe này đều sử dụng hệ thống treo độc lập và dùng lò
xo làm bộ phận đàn hồi với hệ thống treo loại này có ưu điểm vượt trội như sau:
a) Ưu điểm:
-

cho phép tăng độ võng tĩnh và độ võng động của hệ thống treo, nhờ đó tăng
được độ êm dịu chuyển động.

-

giảm được hiện tượng dao động các bánh xe dẫn hướng.

-

tăng được khả năng bám đường do đó tăng được tính điều khiển và ổn đinh
của xe.

-

Giảm được sự mòn lốp do các bánh xe bị trượt ngang khi chuyển động lên
chổ đường mấp mô.


b) Nhược điểm của loại hệ thống treo này là:
-

Với loại hệ thống treo này cần nhiều chi tiết do phải có bộ phận đàn hồi và
bộ phận dẫn hướng riêng.



Khi bố trí nó trên cầu chủ động rất phức tạp về kết cấu và đắt tiền.

Ở cầu sau:
1) Xe JEEP:

Cầu sau sử dụng hệ thống treo độc lập nên tất cả ưu điểm và nhược điểm của nó
đã được trình bày ở trên. Vì sử dụng loại hệ thống treo này nên xe này sẽ có tính
năng thông qua (có khả năng vượt dốc, vượt lầy, đi được trên các địa hình
xấu…vv) đáp ứng tốt theo yêu cầu cần thiết sử dụng.
2) Xe SUZUKI:

Cầu sau sử dụng hệ thống treo phụ thuộc dùng nhíp. Loại này có một số ưu
điểm sau:


a) Ưu điểm:
-

Kết cấu đơn giản bảo dưởng và sữa chữa dể dàng.

-


Giá thành rẻ hơn do đơn giản trong việc chế tạo.

-

Ít chi tiết nếu là loại dùng nhíp thì không cần bố trí đòn dẫn hướng và bộ
phận giảm chấn riêng nữa( do nhíp làm luôn nhiệm vụ dẫn hướng và đàn
hồi).

b) Nhược điểm:
-

Khó giảm được trọng tâm của xe do kích thước của hệ thống treo khá lớn.

-

Các bánh xe dịch chuyển phụ thuộc lẫn nhau nên rất dễ mòn lốp do khi xe bị
nghiêng tải trọng tác dụng lên hai bánh xe không đều tạo ra sự trượt.

-

Độ bám của các bánh xe với mặt đường không cao bằng hệ thống treo độc
lập.

-

Độ êm dịu không bằng với hệ thống treo độc lập.

Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục hệ thống treo trên hai xe:



Bộ phận hướng:
-

Do các khớp trụ và khớp cầu có đệm cao su nên làm việc lâu ngày có tạp
chất bẩn vì vậy sẽ dẫn đến mòn. Khắc phục bằng cách thay mới do các loại
khớp này rất khó phục chế hoàn toàn.

-

Biến dạng các khâu, đòn giằng, bệ xoay, dầm cầu, lá nhíp và quang nhíp làm
mất tính động học của xe. Khắc phục bằng cách có thể dùng các máy thủy
lực nắn lại các chi tiết này.

-

Sai lệch các thông số cấu trúc, các bộ điều chỉnh và các ụ hạn chế va chạm
dẫn đến bánh xe mất quan hệ động học, gây nên mài mòn lốp rất nhanh mất


tính dẫn hướng của xe. Khắc phục bằng cách điều chỉnh lại các khe hở cho
hợp lý, thay thế ụ hạn chế nếu bị dập nát.
Bộ phận đàn hồi:


-

Giảm độ cứng : làm giảm chiều cao của thân xe, tăng khả năng va đập khi
phanh và tăng tốc, làm giảm độ êm dịu của xe. Khắc phục bằng cách nếu là
bộ phận đàn hồi dùng lò xo thì phải thay mới vì phục chế lò xo rất khó và

nhanh hư hỏng trở lại, còn nếu là dùng nhíp ta có thể làm tăng lại độ võng
cho các lá nhíp.

-

Bó kẹt nhíp: làm tăng độ cứng gây ra rung sóc mạnh khi đi trên đường xấu
tăng áp lực lên khung xe và giảm khả năng bám đường kéo theo tuổi thọ
giảm chấn giảm đi. Biện pháp khắc phục là bảo dưởng tra mở vào các bề
mặt lá nhíp( loại mỡ phấn chì), nếu quá hư hỏng nặng phải thay mới.

-

Gãy bộ phận đàn hồi: làm giảm độ cứng, gãy lá nhíp chính sẽ làm mất vai
trò dẫn hướng, gãy lò xo thanh xoắn làm mất khả năng đàn hồi. Biện pháp
khắc phục chỉ có thể thay mới.

-

Vỡ ụ tăng cứng: làm mềm bộ phận đàn hồi, tăng tải trọng tác dụng lên bộ
phận đàn hồi gây ra va đập và tiếng ồn lớn. biện pháp khắc phục là phải thay
mới các ụ này.

-

Rơ lỏng các mối liên kết xô lệch cầu xe gây khó điều khiển xe làm nặng
thêm tay lái. Biện pháp khắc phục là phải điều chỉnh lại các khe hở trong
mối liên kết.
Bộ phận giảm chấn:



-

Mòn bộ đôi pít tông – xylanh làm giảm sức cản giảm chấn. Biện pháp khắc
phục là gia công lại bề mặt này bằng cách mạ thêm lớp crôm trên bề mặt.


-

Hở phốt chắn dầu : dầu bị trào ra ngoài làm thiếu dầu trong hệ thống gây
mất tác dụng của giảm chấn. biện pháp khắc phục là thay thế phốt mới và
làm sạch bề mặt trước khi lắp ráp.

-

Dầu bị biến chất : do độ nhớt thay đổi khi có tạp chất lẫn trong dầu. biện
pháp khắc phục là lọc lại dầu hoặc thay dầu mới.

-

Kẹt giảm chấn :làm tăng lực cản giảm chấn. biện pháp khắc phục là làm
sạch các bề mặt của pít tông –xylanh.

-

Nát su chổ liên kết. biện pháp khắc phục là chỉ có thể thay mới miếng đệm
cao su khác.
Thanh ổn định:


-


Hư hỏng gối tựa cao su làm giảm độ cứng làm cho xe bị nghiêng một bên
khi chạy. biện pháp khắc phục là thay mới các gối tựa này vì gối tựa cao su
không thể dễ dàng phục chế.



×