Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Chương 3 PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 24 trang )

Chương 3

PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI


3.1. Khái quát pháp luật hợp đồng ở Việt nam

3.1.1. Khái niệm, phân loại hợp đồng
a. Khái niệm
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
=> Chủ thể hợp đồng dân sự?


b. Phân loại

o Theo nội dung hợp đồng
o Theo tính chất đặc thù của hợp đồng
o Theo sự tương xứng quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
o Theo hình thức của hợp đồng
o Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng
o Theo tính công dụng của hợp đồng


Phân loại theo nội dung hợp đồng

Hợp đồng không có tính chất kinh doanh
Hợp đồng kinh doanh, thương mại
Hợp đồng lao động



Phân loại theo tính chất đặc thù của hợp đồng

Hợp đồng chính
Hợp đồng phụ
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Hợp đồng có điều kiện
Ví dụ: - đối với hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản thì hợp đồng phụ chỉ có hiệu lực khi hợp đồng
cho vay tài sản tức là hợp đồng chính có hiệu lực

Hợp đồng mua bán có chuộc lại


Phân loại theo sự tương xứng quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

Hợp đồng song vụ
Hợp đồng đơn vụ
Ví dụ: Hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo lãnh


Phân loại theo hình thức của hợp đồng

Hợp đồng bằng văn bản
Hợp đồng bằng lời nói
Hợp đồng bằng hành vi cụ thể
Hợp đồng công chứng, chứng thực, hợp đồng phải đăng ký


Phân loại theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng


 Hợp đồng thương mại
 Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
 Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản của quyền tác giả
 Hợp đồng chuyển giao công nghệ
 Hợp đồng giao thầu


Phân loại theo tính thông dụng của hợp đồng

 Hợp đồng mua bán tài sản
 Hợp đồng trao đổi tài sản
 Hợp đồng tặng cho tài sản
 Hợp đồng vay tài sản
 Hợp đồng thuê tài sản
 Hợp đồng mượn tài sản
 Hợp đồng dịch vụ
 Hợp đồng vận chuyển
 Hợp đồng gia công
 Hợp đồng gửi, giữ tài sản
 Hợp đồng bảo hiểm
 Hợp đồng ủy quyền
 Hứa thưởng và thi có giải


c. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng kinh doanh, thương mại

 Bộ luật Dân sự 2005
 Luật Thương mại 2005
 Luật Lao động 2012
 Các văn bản pháp luật chuyên ngành

 Điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế


3.1.2. Nội dung và biện pháp thực hiện hợp đồng

a. Nội dung của hợp đồng

 Khái niệm
Nội dung của HĐ là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết HĐ thỏa thuận xác
lập nên sau khi đã tự do bàn bạc, thương lượng.

 Nội dung cơ bản
Đối tượng của HĐ
Số lượng, chất lượng
Giá, phương thức thanh toán
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
Quyền, nghĩa vụ của các bên
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng
Các nội dung khác


b. Biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng

 Cầm cố tài sản
 Thế chấp tài sản
 Đặt cọc
 Ký cược
 Ký quỹ
 Bảo lãnh

 Tín chấp


cầm cố tài sản

 Khái niệm: Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình
cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

 Hình thức: việc cầm cố phải được thực hiện bằng văn bản, có thể lập thành văn
bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng, trong đó ghi rõ đối tượng, giá trị tài sản, thời
hạn cầm cố và phương thức xử lý tài sản cầm cố


thế chấp tài sản

 Khái niệm: Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản
thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên
kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế
chấp.

 Hình thức: việc thế chấp phải được thực hiện bằng văn bản, có thể lập
thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng.
=> Phân biệt cầm cố, thế chấp tài sản?


Đặt cọc

 Khái niệm: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền
hoặc kim quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một
thời hạn để đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự.


 Hình thức: việc đặt cọc phải được thực hiện bằng văn bản, ghi rõ đối
tượng, giá trị bằng tiền hoặc tài sản đặt cọc, thời hạn đặt cọc.


Ký cược

 Khái niệm: Ký cược là việc bên thuê tài sản là bất động sản giao cho bên
thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài
sản ký cược) trong thời hạn để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê.


Ký quỹ

 Khái niệm: Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim
khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một
ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
=> Phân biệt đặt cọc, ký cược, ký quỹ?


Bảo lãnh

 Khái niệm: Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên nhận bảo lãnh) nếu khi đến thời
hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

 Hình thức: lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
 Phạm vi: bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được
bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại,

trừ trường hợp có thỏa thuận khác.


Tín chấp

 Khái niệm: tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở đảm bảo bằng uy tín
chủa mình cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc
tổ chức tín dụng khác, nhằm mục đích để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo
quy định của Chính phủ.

 Hình thức: phải được lập thành văn bản ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn
vay, quyền nghĩa vụ trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng nào
cho vay và tổ chức bảo đảm vay.
=> Phân biệt bảo lãnh, tín chấp?


3.2. Những quy định chung về hợp đồng trong hoạt động thương mại

3.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng thương mại.
a. Khái niệm
Hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa các thương nhân để thực hiện
hoạt động thương mại.
⇒ Thương nhân?
⇒ Hoạt động thương mại?


b. Đặc điểm hợp đồng thương mại

Chủ thể: thương nhân
Nội dung: hoạt động thương mại

Hình thức: văn bản (điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu,…)


c. Phân loại hợp đồng thương mại

o Hợp đồng mua bán hàng hóa
o Hợp đồng dịch vụ


3.2.2. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại

a. Vi phạm hợp đồng

 Khái niệm: Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực
hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận
giữa các bên hoặc theo quy định của Luật thương mại.

 Phân loại: - Vi phạm cơ bản
- Vi phạm không cơ bản


b. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm



×