Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.99 KB, 2 trang )
VnDoc.com - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG
MẠI
Điều đầu tiên và cũng là điểm cốt yếu cần đạt được khi soạn thảo hợp đồng đó là đảm bảo tính
pháp lý. Một điều khoản dù hay bao nhiêu, có lợi bao nhiêu nhưng nếu trái pháp luật thì nó vẫn bị
tuyên vô hiệu khi tranh chấp xảy ra. Do đó khi bạn tự mình soạn thảo hợp đồng cần tổng hợp các quy
định trong Luật thương mại, Luật dân sự về các nội dung bắt buộc và ràng buộc của nó. Các vấn đề khác
bạn có thể tự do sáng tạo dựa trên hai yêu tố đó là: Mình cho là hợp lý và đối tác sẽ chấp thuận khi
đàm phán hợp đồng.
Điểm tiếp theo VnDoc.com muốn chia sẻ thêm các lưu ý khi soạn thảo một hợp đồng kinh doanh thương
mại.
1. Nên tự mình soạn thảo
Bạn nên tự soạn thảo bản dự thảo đầu tiên của hợp đồng, bởi như vậy bạn sẽ có nhiều lợi thế trong khi
đàm phán, đồng thời còn có thể đưa ra những điều khoản có lợi nhất cho mình. Hơn nữa, tự mình soạn
thảo hợp đồng thường có hiệu quả về mặt chi phối tốt hơn so với việc nghiên cứu, chỉnh sửa hợp đồng
khi thuê luật sư soạn thảo.
2. Điều khoản thanh toán không rõ ràng
Hầu hết mọi người đều hiểu rằng các điều khoản thanh toán là phần không thể thiếu trong hợp đồng và
không được phép bỏ qua hay để tới tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét. Một hợp đồng chặt chẽ thì các
điều khoản thanh toán phải được quy định rõ ràng, như tránh những quy định tối nghĩa về số tiền được
nợ, hay phải có công thức rõ ràng để xác định số nợ, đưa ra các điều khoản quy định rõ ràng số tiền
được nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào, các hình thức chế tài nếu một bên không thanh toán hay thanh
toán chậm, quy định phân chia trách nhiệm thanh toán các khoản thuế liên quan tới hợp đồng.
3. Thiếu các điều khoản chung
Hợp đồng phải có các điều khoản chung. Đó không chỉ là các căn cứ pháp luật mà còn là những vấn đề
cơ bản quyết định việc tham gia vào hợp đồng bao gồm:
Lý do ký kết hợp đồng với đối tác là gì?
Đối tác có kinh nghiệm tham gia hoạt động lĩnh vực kinh doanh này không?
Đối tác cam kết sẽ làm gì cho bạn và bạn cam kết làm gì cho đối tác?
Khi nào các bên đồng ý thực hiện hợp đồng?
Có những chi tiết đặc biệt nào được thảo luận trong quá trình đàm phán hợp đồng để đi đến quyết