Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chương 5: PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH VÀ VỤ VIỆC CẠNH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.01 KB, 16 trang )

Chương 5: PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
VÀ VỤ VIỆC CẠNH TRANH
5.1.Tranh chấp trong kinh doanh và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng
trọng tài thương mại (12)
5.1.1. Tranh chấp trong kinh doanh và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
a. Khái niệm
Tranh chấp kinh tế là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về quyền
và lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác
nhau. Trong các loại tranh chấp kinh tế, tranh chấp trong kinh doanh là loại hình tranh
chấp phổ biến nhất.
Ví dụ: tranh chấp về hợp đồng kinh tế; tranh chấp giữa các thành viên công ty với
công ty trong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể công ty; tranh chấp liên quan đến
mua bán chứng khoán; tranh chấp về liên doanh, liên kết;....
b. Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
• Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp không cần đến người thứ ba.
Các bên cùng nhau trình bày quan điểm, tìm ra các biện pháp thích hợp để đi đến thống
nhất giải quyết các bất đồng.
Nguyên tắc thương lượng: thiện chí, trung thực, hợp tác, có kiến thức chuyên môn
và pháp luật.
Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, tiền bạc, giữ được bí mật hoạt động kinh doanh và
uy tín cho nhau, đáp ứng cơ hội của các hoạt động kinh doanh.
Nhược điểm: dễ bị kéo dài, bế tắc khi hai bên chưa hiểu biết về nhau và thiếu sự
thiện chi, hợp tác trong giải quyết tranh chấp; kết quả thương lượng không được đảm bảo
bằng cơ chế pháp lý bắt buộc.
• Hòa giải
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh có sự tham gia của bên
thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định đóng vai trò trung gian để hỗ trợ
các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột.
Hòa giải viên: cá nhân, tổ chức có trình độc chuyên môn cao, có kinh nghiệm về
những vụ việc có liên quan đến các tranh chấp phát sinh.


Hòa giải được thực hiện dưới các hình thức: hòa giải trong thủ tục tố tụng và hòa
giải ngoài thủ tục tố tụng. Hòa giải trong thủ tục tố tụng là thủ tục được tiến hành trong
tòa án hoặc tại cơ quan trọng tài khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo đơn kiện
của một bên. Khi các bên hòa giải được với nhau, trọng tài hoặc tòa án sẽ ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận của được sự và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối


với các bên. Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng là việc các bên tiến hành hòa giải trước khi
đưa đơn kiện ra tòa án hoặc trọng tài.
Ưu điểm: ý chí các bên dễ dàng gặp nhau do có sự hướng dẫn của hòa giải viên,
khả năng duy trì hợp tác của các bên sau giải quyết tranh chấp cao, giữ được bí quyết
kinh doanh và uy tín các bên, đảm bảo khả năng thực thi của kết quả hòa giải.
Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào ý chí và sự hợp tác giữa các bên; bên không có
thiện chí có thể lợi dụng hòa giải để trì hoãn việc thực thi nghĩa vụ, dẫn đến bên bị vi
phạm mất quyền khởi kiện do hết thời hạn khởi kiện; chi phí cho quá trình hòa giải
thường cao hơn so với thương lượng.
• Giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án
Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn, trong đó trọng tài
viên sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên
tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng toà án là hình thức giải quyết tranh
chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước
để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành.
Ưu, nhược điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án: sách giáo trình
trang 292 – 294.
5.1.2. Tranh chấp trong kinh doanh do trọng tài thương mại giải quyết
a. Khái niệm trọng tài
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn,
theo đó, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giao vụ tranh chấp cho bên thứ ba trung
lập giải quyết và quyết định trọng tài có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tranh chấp.

Có 2 dạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
- Trọng tài thường trực: là loại hình trọng tài có một bộ máy tổ chức ổn định, có
trụ sở, có điều lệ tổ chức và hoạt động, có một đội ngũ trọng tài viên xác định, có một bộ
quy tắc tố tụng xác định, chặt chẽ và thống nhất.
- Trọng tài vụ việc: chỉ được thành lập theo từng vụ việc, không có bộ máy thường
trực, không có một đội ngũ trọng tài viên cố định, không có quy tắc tố tụng riêng. Loại
hình trọng tài này sẽ được giải thể ngay khi giải quyết xong một vụ việc tranh chấp.
b. Tranh chấp trong kinh doanh do trọng tài giải quyết
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
(Luật trọng tài thương mại, Luật số: 54/2010/QH12).
5.1.3. Các trung tâm trọng tài thương mại Việt nam


• Quy định về trung tâm trọng tài thương mại theo Luật trọng tài thương mại
2010.
Điều 23. Chức năng của Trung tâm trọng tài
Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ
giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.
Điều 24. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt
Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành
lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập;
b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có

đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ
Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm
trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 25. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài
phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung
tâm trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy
phép không còn giá trị.
Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể
từ ngày nhận được yêu cầu đăng ký.
Điều 26. Công bố thành lập Trung tâm trọng tài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng
tài phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động
trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm trọng tài;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm trọng tài;
c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm trọng tài.
2. Trung tâm trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung quy định tại khoản 1 Điều
này và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài.
Điều 27. Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.


2. Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước
ngoài.
4. Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm
trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định.

Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể
có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng
tài viên.
5. Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên.
Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài
1. Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy
định của Luật này.
2. Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài
viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.
3. Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung
tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.
4. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy
định tại Luật này.
5. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại khác theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết
tranh chấp.
7. Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.
8. Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.
9. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài
viên.
10. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi
Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động.
11. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên
tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 29. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài
1. Hoạt động của Trung tâm trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp được quy định tại điều lệ của Trung tâm trọng tài;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
2. Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng

ký hoạt động và trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài.
• Danh sách các trung tâm trọng tài


Stt

Tên tổ chức
trọng tài

1

Trung tâm
trọng tài quốc
tế Việt Nam

2

Trung tâm
trọng tài
thương mại Á
Châu

3

Trung tâm
trọng tài
thương mại
Thành phố Hồ
Chí Minh


4

Trung tâm
trọng tài
thương mại
Cần Thơ

5

Trung tâm
trọng tài quốc
tế Thái Bình
Dương

6

Trung tâm
trọng tài
thương mại
Tài chính
Ngân hàng
Việt Nam

7

Trung tâm
trọng tài
thương mại
Tài chính


Tên viết
tắt

Quyết định thành lập/
Giấy phépthành lập

Chủ tịch
Trung tâm

VIAC

Quyết định số 204/TTg
ngày 28/4/1993 của
Thủ tướng Chính phủ

Ông
Trần Hữu
Huỳnh

149

ACIAC

Giấy phép thành lập số
03/GPTT ngày
16/5/1997của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà
Nội

Ông

Trần Quang Mỹ

37

TRACENT

Giấy phép thành lập số
2404/GP-UB ngày
08/01/1997 của Ủy ban
nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh

Ông
Nguyễn Văn On

27

CCAC

Quyết định số
268/TCCB ngày
30/01/1999 của Ủy ban
nhân dân thành phố Cần
Thơ

Ông
Lê Văn Cường

12


Giấy phép thành lập số
01/TP-GP ngày
28/8/2006
của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp

Ông
Nguyễn Đăng
Trừng

50

VIFIBAR

Giấy phép thành lập số
03/BTP/GP ngày
22/6/2012
của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp

Ông
Lê Thiết Hùng

7

FCCA

Giấy phép thành lập số
04/BTP/GP ngày
21/11/2012

của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp


Nguyễn Thị
Kim Vinh

6

PIAC

Tổng số
trọng
tài viên

5.1.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Địa chỉ liên hệ
Số 9, Đào Duy Anh,
quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội.
Số điện thoại:
0435744001
Tầng 3, số 37 Lê Hồng
Phong, Ba Đình, thành
phố Hà Nội.
Số điện thoại:
0437344677
460 Cách mạng Tháng
tám, phường 4, quận

Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí
Minh.
Số điện thoại:
0838446975
296 đường 30/4,
phường Xuân Khánh,
quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
Số điện thoại:
0903849428
12 Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, phường
Nguyễn Thái Bình,
quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Số điện thoại:
0838212351
Phòng 3, Lầu 7, tòa
nhà TKT tower số
569-573 Trần Hưng
Đạo, phường Cầu Kho,
quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Số điện thoại:
0839208526
215/42 Nguyễn Xí,
phường 13, quận Bình
Thạnh,
Thành phố Hồ Chí

Minh.
Số điện thoại:
0838212357


- Nguyên tắc có thỏa thuận trọng tài
Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài
thương mại các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương
mại. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức tương đương
văn bản, có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng độc lập
với hợp đồng.
Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có thoả thuận giữa các bên
về việc đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài thương mại.
Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện
tại toà án thì toà án từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu. Thoả thuận
trọng tài vô hiệu trong các trường hợp sau:
+ Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại theo quy định của Pháp
lệnh trọng tài thương mại;
+ Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của
pháp luật;
+ Một bên ký thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh
chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết mà sau đó các bên không có thoả thuận
bổ sung;
+ Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định của Pháp lệnh trọng tài
thương mại;
+ Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ, và có yêu cầu tuyên bố thoả
thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là 6 tháng
kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài nhưng phải trước ngày Hội đồng trọng tài mở phiên
họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp theo quy định của Pháp lệnh trọng tài Thương mại.

- Nguyên tắc lựa chọn hình thức trọng tài
Các bên có quyền lựa chọn Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên
thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo quy định về tố tụng trọng tài của trung tâm .
- Nguyên tắc áp dụng pháp luật
+ Đối với những tranh chấp giữa các bên VN, hội đồng trọng tài áp dụng luật
tương ứng của VN để giải quyết tranh chấp, không được lựa chọn luật nước ngoài.
+ Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật
do các bên lựa chọn và không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN. Nếu các
bên không lựa chọn được luật để giải quyết thì hội đồng trọng tài quyết định.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư khi giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, không một ai được can thiệp vào hoạt động
của trọng tài viên. Các trọng tài viên trong hội đồng trọng tài bình đẳng với nhau, xét xử


độc lập căn cứ vào những điều khoản của hợp đồng và các quy định của pháp luật hiện
hành.
5.2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân (13)
5.2.1. Khái quát về hệ thống tòa án ở VN
Hệ thống tòa án ở VN có chức năng xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân
và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định
của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức:
a. Tòa án nhân dân tối cao
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Công hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Thẩm quyền của tòa án nhân dân tối cao
+ Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo, kháng nghị.
+ Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật của toà án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

- Cơ cấu của toà án nhân dân tối cao
+ Hội đồng thẩm phán của Toà án nhân dân tối cao: Chánh án, các phó chánh án
và một số thẩm phán.
+ Toà án quân sự trung ương
+ Toà án hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính
+ Các toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao
+ Bộ máy giúp việc: văn phòng, các vụ, viện,...
b. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Thẩm quyền:
+ Sơ thẩm các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng
+ Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của
pháp luật của toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố
tụng.
+ Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của toà án cấp huyện bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
+ Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức: Uỷ ban thẩm phán, toà hình sự, toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động, toà
hành chính, bộ máy giúp việc.
c. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Thẩm quyền: xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng, giải quyết các việc
khác theo quy định của pháp luật.


- Cơ cấu: Chánh án, một hoặc hai phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký
toà án, và bộ máy giúp việc.
d. Toà án quân sự quân khu và tương đương
Thẩm quyền:
- Sơ thẩm những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của Toà án quân sự khu vực
hoặc vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án khu vực nhưng Toà quân sự quân khu
lấy lên để giải quyết.

- Phúc thẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật của toà án quân sự cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố
tụng.
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Toà án quân sự khu vực bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
e. Toà án quân sự khu vực
* Tổ chức của toà án nhân dân
* Thủ tục tố tụng
5.2.2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại của tòa án nhân
dân
a. Thẩm quyền theo vụ việc
Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Những tranh chấp về kinh
doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án bao gồm:
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;


l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;

m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với
nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công
ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Ngoài ra, có những việc phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại có thể yêu
cầu toà án giải quyết gồm:
Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:
1. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh
chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh,
thương mại của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh,
thương mại của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại
của Trọng tài nước ngoài.
4. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
b. Thẩm quyền xét xử theo cấp
- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh
chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký
kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, bao gồm:
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;

g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
Ngoại trừ những tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải
uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài.


- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh
chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký
kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung
ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng;
Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường
thuỷ nội địa;
Ngoại trừ những tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ
thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài.
Toà án cấp huyện còn có thẩm quyền giải quyết các việc khác theo quy định của
pháp luật.
- Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các tranh
chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án, trừ các tranh
chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. Toá án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm
quyền của toà án nhân dân cấp huyện.
Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của pháp
luật của toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của toà án cấp huyện bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật
- Toà án nhân dân tối cao:
Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng cáo, kháng nghị.

Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của
toà án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
c. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ
- Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án về kinh doanh, thương mại là toà án
nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở.
- Các bên tranh chấp cũng có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu toà án
nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở.
- Trường hợp vụ án liên quan đến bất động sản thì toà án nơi có bất động sản có thẩm
quyền giải quyết.
d. Thẩm quyền xét xử theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Nguyên đơn có quyền lựa chọn toà án giải quyết trong các trường hợp sau:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu
Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải
quyết;


b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể
yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp
việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải
quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu
Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo
hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều
kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu
cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có
vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là
chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian

cư trú, làm việc giải quyết;
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án
nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể
yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì
nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
5.2.3. Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa
án
a. Nguyên tắc tự định đoạt
Chỉ có nguyên đơn, bị đơn và người có quyền, nghĩa vụ liên quan mới có quyền quyết
định khởi kiện hay không khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp. Toà án chỉ thụ
lý giải quyết khi có yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu. Trong
quá trình giải quyết tại toà án, các bên có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình
hoặc tự thoả thuận với nhau mà không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
b. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh
Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp những tài liệu chứng cứ chứng minh
cho yêu cầu của mình và là căn cứ để toà án đưa ra phán quyết. Toà án không có trách
nhiệm điều tra mà chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những điều kiện cần
thiết.
c. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật


Tất cả các chủ thể kinh doanh, không kể địa vị pháp lý đều có sự bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
d. Nguyên tắc hoà giải
Hoà giải là một nguyên tắc quan trọng và bắt buộc trong tố tụng dân sự. Toà án có
trách nhiệm hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về
việc giải quyết vụ việc dân sự.

5.2.4. Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án
Các bước:
1. Khởi kiện và thụ lý vụ án
2. Chuẩn bị xét xử
3. Phiên toà sơ thẩm
4. Thủ tục phúc thẩm
5. Thủ tục xem xét lại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
a. Khởi kiện và thụ lý vụ án
* Khởi kiện
- Khái niệm: Khởi kiện vụ án kinh tế là việc cá nhân, pháp nhân làm đơn yêu cầu toà án
giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại đề bảo vệ quyền và lợi ích của mình
đang bị tranh chấp hay vi phạm.
- Thời hiệu khởi kiện:
Thời hiện khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu toà
án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Thời hiện khởi kiện là 2 năm kể từ ngày quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác như:
+ Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm: thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ thời điểm
phát sinh tranh chấp.
+ Chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế: 10 năm kể
từ thời điểm mở thừa kế.
+ Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại: 3 năm
kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thủ tục khởi kiện:
Nguyên đơn gửi kèm theo đơn kiện các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu
của mình tại Toà án có thẩm quyền hoặc gửi theo đường bưu điện.
* Thụ lý vụ án
- Khái niệm: Thụ lý vụ án là việc toà án có thẩm quyền nhận đơn kiện của người khởi
kiện và ghi vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết.
- Các trường hợp trả lại đơn kiện:



+ thời hiệu khởi kiện đã hết,
+ Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi
tố tụng dân sự,
+ Sự việc đã được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của toà án hay cơ quan có thẩm quyền khác;
+ Hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí mà người khởi kiện không nộp. Trừ trường
hợp có lý do chính đáng như: chưa đủ điều kiện khởi kiện, vụ án không thuộc thẩm
quyền của toà án.
- Thủ tục thụ lý vụ án
Khi nhận đơn kiện, toà án phải xem xét:
+ Nếu vụ án thuộc thẩm quyền và không rơi vào các trường hợp bị trả lại đơn kiện
thì sẽ thong báo để nguyên đơn nộp tiền tạm ứng phí. Thời hạn nộp tiền tạm ứng phí là
15 ngày kể từ ngày người khởi kiện được thong báo nộp tạm ứng phí. Toà án chính thức
thụ lý vụ án khi nguyên đơn xuất trình hoá đơn nộp tiền tạm ứng phí.
+ Nếu rơi vào trường hợp trả lại đơn kiện thì toà án trả lại đơn kiện cho người khởi
kiện và có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn kiện.
b. Chuẩn bị xét xử
- Thời hạn chuẩn bị xét xử
- Các bước chuẩn bị
+ Thông báo
+ Hoà giải
+ Công nhận kết quả hoà giải
- Các trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
c. Phiên toà sơ thẩm
- Thời hạn mở phiên toà sơ thẩm
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án phải
mở phiên toà xét xử sơ thẩm, nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.
- Thành viên hội đồng xét xử: một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân, trường hợp đặc

biệt thì hội đồng có thể gồm hai thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân.
- Các bên tham gia phiên toà: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan hoặc đại diện hợp pháp của họ, kiểm soát viên, người làm chứng, người phiên dịch,
người giám định nếu cần.
- Các trường hợp hoãn phiên toà:
+ Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên toà, kiểm soát viên phải thay đổi
mà không có người thay thế.
+ Tại phiên toà hội đồng xét xử ra quyết định thay thế người giám định, người
phiên dịch mà không có người thay thế.


+ Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng.
+ Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà mà không thuộc trường
hợp phải hoãn phiên toà nhưng có người đề nghị hoãn phiên toà thì Hội đồng xét xử
quyết định hoãn hoặc không hoãn phiên toà.
- Các bước tiến hành
+B1: Thủ tục bắt đầu phiên toà
Bao gồm các công việc: chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, thư
ký phiên toà báo cáo sự vắng mặt, có mặt của những người được triệu tập, phổ biến
quyền và nghĩa vụ của đương sự.
+ B2: Thủ tục hỏi tại phiên toà
Hội đồng xét xử nghe lời trình bày của các đương sự, hỏi các đương sự, người đại
diện của đương sự, người làm chứng, người giám định về từng vấn đề của vụ án. Theo
thứ tự: chủ toạ phiên toà hỏi trước, đến hội thẩm nhân dân, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các đương sự, đương sự, kiểm soát viên và người tham gia tố tụng khác.
+ B3: Tranh luận tại phiên toà
Các bên đương sự, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự căn cứ vào tài
liệu chứng cứ và những quy định của pháp luật đưa ra ý kiến của mình, hỏi đáp lại ý kiến
của đương sự khác.

+ B4: Nghị án
Sau khi kết thúc tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án với
thời hạn không quá 5 ngày. Các quyết định của hội đồng xét xử phải được các thành viên
thảo luận và biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Quá trình nghị án phải được ghi thành văn
bản với chữ ký của tất cả các thành viên.
Sau khi nghị án, nếu xét thấy cần thiết, hội đồng xét xử có thể quay trở lại việc hỏi và
tranh luận.
+ B5: Tuyên án
Mọi người trong phòng xử án đứng dậy nghe chủ toạ hoặc một thành viên khác
của hội đồng xét xử đọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và
quyền kháng cáo.
Trong thời hạn 10 ngày sau khi tuyên án, toà án phải giao hoặc gửi bản án cho các
đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
d. Thủ tục phúc thẩm vụ án
- Khái niệm
- Kháng cáo và kháng nghị
+ người đề nghị
+ Thời hạn


+ Hình thức
- Hậu quả của kháng cáo và kháng nghị
- Thời hạn xét xử phúc thẩm
- Hội đồng xét xử
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
- Quyết định phúc
e. Thủ tục xem xét lại nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Khái niệm giám đốc thẩm và tái thẩm
- Phân biệt giám đốc thẩm và thẩm
+ Người đề nghịtái

+ Căn cứ đề nghị
+ Thời hạn
+ Thẩm quyền giám đốc thẩm/tái thẩm
5.2.5. Thi hành án, quyết định giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại của
tòa án
a. Quy định chung về thi hành án
- Bản án, quyết định được đưa ra thi hành
- Thời hạn thi hành án
- Cơ quan thi hành án
- Trách nhiệm thi hành án
b. Thủ tục thi hành án
- B1: cấp bản án, quyết định của toà án
- B2: Ra quyết định thi hành án
+ Người ra quyết định
+ Các bản án, quyết định được ra quyết định thi hành án
+ Thời hạn ra quyết định
- B3: Thực hiện quyết định thi hành án
+ Nghĩa vụ thực hiện quyết định thi hành án
+ Các biện pháp cưỡng chế thi hành án
5.3. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có yếu tố người nước ngoài
5.3.1. Nguyên tắc xác định pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh có yếu
tố người nước ngoài
a. Khái niệm
- Khái niệm tranh chấp có yếu tố nước ngoài: là tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh, thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước
ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát
sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài.


- Các đặc trưng của tranh chấp có yếu tố nước ngoài:

b. Xung đột pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố
nước ngoài
c. Các điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng toà án trong hợp đồng
thương mại quốc tế
- Điều khoản lựa chọn luật áp dụng cho hợp
- Điều khoản giải quyết tranh đồng
5.3.2. Một số quy tắc trọng tài quốc tế thông dụng
a. Toà án trọng tài thuộc Phòng thương mại quốc tế
b. Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư
c. Quy tắc trọng tài của uỷ ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc



×