Y BAN NHN DN QUN THANH XUN
TRNG TIU HC NGUYN TRI
---***---
SNG KIN KINH NGHIM
ẹE
ẹE
TAỉ
TAỉI:I:
LM TH NO GI SINH HOT TP TH
T HIU QU CAO
Lĩnh vực
: Công tác chủ nhiệm
Ngời viết
:
Chức danh
: Giáo viên chủ nhiệm lớp 3C
Đơn vị công tác : Trờng Tiểu học Nguyễn Trãi
Nm hc 2013-2014
Sáng kiến kinh nghiệm
CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC NÊU
*
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
II.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP TRONG GIỜ SHTT
III.
MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG GIỜ SHTT
A. Trò chơi tập thể
B. Bài hát tập thể
C. Một số trò chơi phạt vui lí thú
D. Xem phim
E. Giáo dục các ngày lễ qua giờ SHTT
F. Thực hiện dạy lồng ghép các nội dung
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN VỪA
QUA
V. NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI
VI. PHẠM VI VẬN DỤNG
VII. LỜI KẾT
2
Sáng kiến kinh nghiệm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo bạn giờ sinh hoạt tập thể ( SHTT ) là gì ? Vậy bạn đã làm những gì
trong giờ sinh hoạt của lớp mình ? Theo tôi, giờ SHTT là giờ thầy và trò cùng
nhau trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn mà HS gặp phải trong
tuần và từ đó cả thầy và trò cùng nhau đưa ra cách khắc phục . Bên cạnh đó
giờ SHTT còn là giờ mà GV và HS có thể quên đi những hình thức rập
khuôn, một bức tường ngăn cách thầy trò để tạo nên sự gần gũi, vui vẻ.
Nắm được điều đó nên các Ban ngành giáo dục đã phân phối chương
trình cho chúng ta có 1 giờ SHTT với mục đích là giúp giáo viên ( GV ) có
thời gian trò chuyện, nắm bắt được tình hình học sinh của lớp mình. Giúp các
em nhìn lại những ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua và luôn có thái độ
cố gắng khắc phục những khuyết điểm đó.
Thế nhưng, hiện nay hầu như GV chúng ta đều xem nhẹ giờ SHTT. Hoặc
giả có thực hiện nhưng chỉ là qua loa. Giờ SHTT chỉ là giờ thầy, trò nhận xét
tình hình của lớp trong 1 tuần và GV thông báo các việc thực hiện trong tuần
tới. Thời lượng chỉ từ 5 phút đến 10 phút. Hơn thế nữa, hiện nay lại thực hiện
chương trình chuyên sâu thì càng làm cho giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) và
HS ít có thời gian gần gũi nhau hơn.
Nguyên nhân:
- Vì sao GV thường lấy giờ SHTT làm giờ ôn tập cho HS ?
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất và xét cho cùng
là vì GV lo cho HS của mình. GV tự nhận thấy trong tuần đó có 1 số kiến thức
cơ bản và khó thực hiện mà HS của mình ít có thời gian luyện tập thêm ( nhất
là các em yếu ). Do đo,ù GV lấy giờ SHTT nhằm rèn thêm những kiến thức,
khắc sâu hơn nội dung quan trọng và cũng để rèn HS yếu của mình. Mặt khác,
1 số GV lại tâm sự “ Nhiều khi cũng muốn thực hiện nhưng không biết làm gì
3
Sáng kiến kinh nghiệm
trong giờ đó ”. Nghóa là GV mình không biết phải làm gì sau khi đã nhận xét
tình hình học tập.
Nắm được tình hình này nên tôi xin mạn phép đưa ra 1 số phương pháp, nội
dung, hình thức nhằm giúp các thầy cô tham khảo để giờ SHTT của chúng ta
được sinh động hơn, tạo được mối quan hệ gần gũi hơn giữa thầy và trò, tạo
được sự thoải mái cho HS.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP TRONG GIỜ SHTT
Giờ sinh hoạt thường thực hiện theo chủ điểm của trường, Phòng Giáo dục đề
ra và thực hiện theo từng thời gian cụ thể.
• Giữa HKI: Thường là thời gian cho GV và HS tìm hiểu nhau. GV nắm
bắt về hoàn cảnh gia đình của từng em. Từ đó tạo cho HS sự gần gũi với GV
mình. GV còn tạo điều kiện cho HS được chia sẻ giao lưu với nhau. Đó là 2 mục
đích cao nhất trong giờ SHTT.
• Cuối HKI: GV đã tạo được sự gần gũi với HS của mình thì GV cho HS
tham gia 1 số trò chơi tập thể diễn ra trong lớp học. Qua các trò chơi giúp cho HS
vận động, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, trí nhớ và óc quan sát tốt. Bên cạnh
đó 1 số trò chơi còn giúp chúng ta phần nào cung cấp cho HS những vốn từ, những
câu ca dao, tục ngữ, giáo dục cho HS về an tồn giao thơng.
• Giữa HKII: Thường lồng ghép dạy cho HS những kiến thức về Quyền
trẻ em, Giáo dục Môi Trường, giáo dục kĩ năng sống.
• Cuối HKI: Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh.
• Tuy nhiên thời gian này không phải là phần cứng của mỗi GV, tuỳ
theo tình hình lớp mình mà GV đưa những nội dung phù hợp trong giờ SHTT. Dó
nhiên là không thể thiếu việc giáo dục cho các em ý nghóa của các ngày lễ trong
4
Sáng kiến kinh nghiệm
năm qua các hình thức vẽ tranh, trưng bày tranh ảnh ( Giáo dục các ngày lễ qua
giờ SHTT được nêu trong đề tài )
• Một số khó khăn trong quá trình thực hiện.
Khó khăn thường gặp
Biện pháp giải quyết
- GV luôn ôm đồm, muốn HS chiếm - BGH nhà trường cần yêu cầu GV nêu
lónh cả kiến thức văn hoá trong giờ rõ nội dung thực hiện giờ SHTT trong
SHTT.
kế hoạch giảng dạy hằng tuần.
- Họp khối để tìm ra nội dung trò chơi.
- GV không chọn được những trò chơi
cho HS thực hiện
- BGH và khối trưởng cần nêu rõ mục
- GV lớn tuổi ngại tham gia trò chơi đích và lợi ích của giờ SHTT để GV
cùng HS.
nhận thức.
III.MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG GIỜ SHTT
Tiến trình thực hiện 1 giờ SHCN thường gồm:
Thời gian đầu ( 10’ - 15’ )
- Nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua.
- GV thông báo các việc thực hiện trong tuần tới.
Thời gian sau ( 20’ )
- Trò chơi tập thể.
- Múa hát tập thể.
Một số nội dung sinh hoạt cụ thể:
A. Trò chơi tập thể
1. Trò chơi vận động đơn giản cho HS lớp 3.
Mục đích: Giúp HS khởi động tay, chân nhẹ nhàng. Rèn cho HS 1 số phản xạ
nhanh nhẹn, óc quan sát, trí nhơ,ù ôn luyện các kiến thức toán HS đã học trong
tuần…
Nội dung:
5
Sáng kiến kinh nghiệm
a.
Trò chơi- Hát to - hát nhỏ
Cách chơi:
- GV cho HS học thuộc bài hát “ Ta hát to, hát nhỏ, nhỏ, nhỏ. Ro ài
mình ngồi kể chuyện cho nhau nghe. ô! ố! ô. ô! ố! o à. Ta vui ca hát,
hát cho vui đời ta.”
- HS hát theo nhòp và làm đúng động tác:
+ Hát tiếng “ Ta” : 2 tay để ngay trên eo.
+ Hát tiếng “ Hát to” : 2 tay để trên vai.
+ Hát tiếng “ Hát nhỏ” : 2 tay để trên đầu.
+ Hát tiếng “ Nhỏ,nhỏ” : 2 tay đưa lên trời cùng vỗ.
-
Càng về sau càng hát nhanh và làm động tác đúng. Ai làm sai bò phạt.
Tương tự: có thể thay lời bài hát bằøng “ Trán.. cằm…. tay ” , “ Gái.... rồi….
trai”.
b.
Trò chơi - Đôi mắt
Cách chơi:
- GV hô “ Mắt đâu - Mắt đâu ”
- HS làm động tác giơ tay ra phía trước và đáp “Mắt đây - Mắt đây ”
- GV hô “ Mắt nhìn qua phải ”
- HS làm động tác giơ 2 bàn tay về bên phải.
- GV hô “ Mắt nhắm ”
- HS làm động tác nắm tay lại.
- GV hô “ Mắt mở ”
- HS làm động tác xoè tay ra và nhấp nháy.
6
Sáng kiến kinh nghiệm
c.
Trò chơi - Tìm người đẹp
Cách chơi:
- GV : vỗ tay 2 cái và nói “ Tôi không ”
- HS : vỗ tay và nói “ chính bạn ”
- GV : vỗ tay 2 cái và nói “không phải tôi ”
- HS : vỗ tay và nói “ vậy là ai ”
- GV : vỗ tay 2 cái và nói “chính bạn Mai là người đẹp nhất trong trò chơi
này”
- Bạn Mai thay cô và lặp lại bài hát từ đầu và tìm tên 1 bạn khác thế vào tên
mình.
Hình phạt: nếu ai không đọc đúng nhòp và chậm sẽ bò phạt
d.
Trò chơi - Vi tính
- GV hô “ Vi tính – Vi tính ”
- HS: đưa 2 tay về trước, co duỗi các ngón tay thể hiện hình ảnh chớp
nháy của đèn báo vi tính.
- GV hô “ Vi tính – Vi tính ”
- HS: tính mấy, tính mấy
- GV hô: 2 x 3 – 4
- HS: giơ kết quả bằng các ngón tay. Phải giơ cả 2 bàn tay.
7
Sáng kiến kinh nghiệm
- GV lặp lại và thay đổi các phép tính.
- HS giơ sai kết quả là bò phạt.
e.
Trò chơi - Cục đất, cất cái đục
Cách chơi:
- GV hô “ Đất đâu - Đấét đâu ”
- HS đáp: “ Đất đây - Đất đây ” làm động tác 2 tay đưa ra phía trước và
làm động tác nắm lại.
- GV hô “ Đục đâu - Đục đâu ”
- HS đáp: “ Đục đây - Đục đây ” làm động tác 2 tay co lại.
- GV hô “ Cục đất ”
- HS đáp: “ Cục đất ” làm động tác đưa 2 tay ra
- GV hô “ Cất cái đục ”
- HS đáp “ Cất cái đục ” làm động tác co tay lại.
- GV hô càng lúc càng nhanh để giảm sự tập trung của HS.
2.Trò chơi tư duy
Mục đích: - Mở rộng cho HS 1 số từ ngữ, 1 số cậu ca dao, tục ngữ và luyện
nói nhanh các từ theo vần, điệu với nhau.
- Giúp HS biết chọn lựa các từ để tạo thành câu văn hoàn chỉnh.
a.
Trò chơi – Liên khúc 5-10
Với trò chơi này có thể áp dụng cho HS chơi vào các tuần 21, 22,23 khi dạy các
bài :” Từ ngữ về các loai chim’’: “ Từ ngữ về mng thú”
8
Sáng kiến kinh nghiệm
Cách chơi:
- Thi đua giữa 4 dãy.
- Mỗi dãy thi hát , tìm và hát các bài hát có tên một lồi chim.
- Sau muời giây đội đội nào khơng tìm và hát được bài hát có tên một loai
chim thì mất lượt .
- Trò chơi cứ thế tiếp tục. Sau hai vòng thi đội nào có số điểm cao hơn thì
đội đó thắng cuộc.
b.
Trò chơi – Hội chim
Cách chơi:
- Chia thành 2 nhóm. Cho HS thuộc câu hát “ Con chim manh manh. Nó
đậu cây chanh. Ai hỏi tôi con chim gì. Tôi nói con chim manh manh ”
- Hai nhóm lần lượt thi hát với nhau bằng cách thay thế tên loài chim và
tiếng có vần với tên loài chim đó.
- Ví dụ: Con chim chích choè. Nó đậu sau hè. Ai hỏi tôi con chim gì. Tôi
nói con chim chích choè.
c.
Trò chơi – Giải ơ chữ
9
Sáng kiến kinh nghiệm
Đối với trò chơi này ta có thể áp dụng theo các chủ điểm
Cách chơi:
- Có thể chia thành 2 đội
- GV đưa ra ơ chữ theo chủ đề có các từ hàng ngang và từ khóa hàng dọc.
- HS chọn ơ hàng ngang hay hàng dọc đều có câu hỏi gợi ý trả lời.
- Mỗi đội có thể trả lời ơ chữ hàng dọc bất kì lúc nào.
- Mỗi ơ chữ hàng ngang đúng được 10 điểm ,đội nào tìm được ơ chữ hàng
dọc được 50 điểm.
Trò chơi – Ra vườn hái quả
d.
Cách chơi:
- GV đưa ra 1 chữ cái và các nhóm phải viết ra tên những thứ trái cây mà
đầu chữ có chữ cái ấy.
-
Ví dụ + GV đưa chữ M
+ HS viết các loại trái cây: Mít, Mơ, Mận, Mẵng Cầu…
Tương tự: -Yêu cầu viết về hoa, cá, tên các vò anh hùng.
- Có thể thay đổi tìm tên trái cây có 2 hoặc 3 tiếng.
e.
Trò chơi – Hái hoa dân chủ
Với trò chơi này GV có thể áp dụng cho HS chơi theo từng chủ điểm của tháng
hay theo từng chủ điểm các bài học.
10
Sáng kiến kinh nghiệm
Cách chơi:
- Chia làm 4 đội. HS có thể đối đáp với nhau hoặc viết lên bảng từ của
nhóm mình trả lời các câu hỏi.
Trò chơi – Đấu trường bốn bốn
Với trò chơi này GV có thể áp dụng cho HS chơi theo từng chủ điểm của tháng
hay theo từng chủ điểm các bài học.
Cách chơi:
-Chọn một HS là người chơi chính nhận vost số 1 còn các bạn khác nhận các
vost còn lai, người chơi chính và các đối thủ sẽ thi trả lời với nhau các câu
hỏi từ dễ đến khó. Nếu người chơi chính loại được 43 đối thủ sẽ là người
chiến thắng. Nếu như người chơi chính thua ở những câu hỏi đầu tiên bạn
trả lời câu hỏi ở những giây nhanh nhất sẽ được quyền thay thế người chơi
chính.
- Trò chơi cứ thế tiếp tục.
B. Bài hát tập thể, biểu diễn thời trang.
Mục đích:
- Học sinh biết và được hát các bài hát theo chủ điểm.
- Giúp HS biết thêm 1 số bài hát để áp dụng vào các giờ nghỉ giữa tiết,
đổi tiết trong buổi học.
- Giúp HS đỡ căng thẳng và mạnh dạn hơn.
Ví dụ: Chủ điểm Mừng Đảng mừng xn có hát các bài hát.
- Em là mầm non của Đảng – Mùa xn của bé…
- Thơ mùa xn nho nhỏ.
C. Một số trò chơi phạt vui lí thú
11
Sáng kiến kinh nghiệm
Mục đích: Khi HS tham gia trò chơi thì sẽ có những em làm sai. Do đó GV
cần có một số hình phạt để trò chơi thêm vui và đúng với luật chơi.
a.
Phạt “ Bơm xe”
Cách phạt:
- Người bò phạt 2 tay để ngang hông ngồi chồm hổm.
- GV làm động tác bơm xe. GV hô “ xòt, xòt, xòt, cà xòt”
- HS bò phạt nhổm người lên dần và đến khi cô không hô nữa thì dừng lại.
- GV hô “ xì, xì, xì”
- HS ngồi xuống.
- GV hô “ Bùm” ( bánh xe bể ) thì HS chạy về chỗ.
- HS chạy về chỗ.
Phạt “ Giống ngun xi”
b.
Cách phạt:
- Người bị phạt đến hỏi từng người “ Bạn thích con vật nào ”. Sau đó người
bị phạt phải làm cho giống con vật đó.
c.
Phạt “ Con vẹt ngoan ”
12
Sáng kiến kinh nghiệm
Caùch phaït:
- Người bị phạt đến trước mặt 1 số người chơi và nói “ Nếu tôi là con vẹt,
bạn dạy tôi điều gì ”. Khi được trả lời , người bị phạt thực hiện đúng yêu
cầu của người đưa ra với những câu nói cử chỉ gây mắc cười.
d.
Phaït “ Người lịch sự ”
Caùch phaït:
- GV hô và người bị phạt làm theo hiệu lệnh:
- + Chào binh. Người bị phạt làm động tác theo kiểu nhà binh.
- + Chào cô. Người bị phạt làm động tác 2 tay vòng trước ngực.
- + Chào sư cô. Người bị phạt làm động tác chấp lạy 2 tay.
- + Chào thầy đồ. Người bị phạt làm động tác 2 tay nắm lại trước ngực.
D. Xem phim
Mục đích: Với những chủ đề mà HS ít được tiếp xúc, vốn kiến thức của các
em ít ỏi thì giờ xem phim này sẽ giúp các em có thêm kiến thức và GV sẽ dễ dàng
dạy cho các em.
Cách thực hiện: GV chiếu 1 đoạn phim tư liệu, hình ảnh về 1 nội dung mà
HS sẽ học trong tuần sau
Lớp 2 – Một số bài theo chủ đề
13
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài Mng thú, Bác Hồ, Sơng biển….
Một số lưu ý khi cho HS xem phim
- GV cần xác định kĩ mục tiêu của giờ xem phim
Chủ nhằm giúp HS thư giãn, thích thú, bồi dưỡng lòng ham thích
xem các chương trình phim tài liệu, khơng đặt nặng các câu hỏi trong giờ xem
phim để tránh tình trạng biến giờ xem phim trở thành 1 giờ học tập.
HS xem phim để có thêm kiến thức chứ khơng phải xem phim để
trả lời đầy đủ các câu hỏi mà cơ đã đưa ra.
E. Giáo dục các ngày lễ qua giờ SHTT
Mục đích:
- Giúp HS ghi nhớ được các ngày lễ trong năm.
- Rèn kỹ năng vẽ của HS.
- Giáo dục lòng ham thích vẽ tranh.
Ví dụ minh hoạ:
Ngày 20 tháng 11: Hướng dẫn HS vẽ tranh tặng thầy, cơ.
Ngày 22 tháng 12: Thi vẽ tranh về bộ đội theo đề tài tự chọn
(chân dung chú bộ đội, bộ đội với thiếu nhi…)
Mừng Xuân: Học sinh thi đua làm việc tốt tặng thầy cô, cha
mẹ.
Ngày 8 tháng 3: Hướng dẫn HS làm thiệp tặng mẹ.
F. Thực hiện dạy lồng ghép các nội dung:
“ Quyền trẻ em, An toàn giao thông, Giáo dục môi trường , ….. “
Mục đích:
- Giáo dục học sinh nhận biết những quyền và bổn phận ở lứa tuổi của
mình.
14
Sáng kiến kinh nghiệm
- Giúp học sinh có những kiến thức và kó năng cơ bản khi đi đường.
- Giúp học sinh hình thành nếp sống văn minh và góp phần bảo vệ môi
trường.
Cách thực hiện:
Giáo viên phân bố nội dung từng chủ đề theo tiết học.
VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN
VỪA QUA
Qua đợt khảo sát thực tế tại trường về việc áp dụng nội dung của đề tài vào
giờ SHTT thì kết quả khả thi. Đại đa số HS đều vui vẻ, thích được cơ tổ
chức trò chơi và các em còn có thêm vốn kiến thức mở rộng từ bài học.
-
Sau đây là 1 số hình ảnh tơi đã tổ chức trò chơi cho HS thực hiện trong giờ
SHTT:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CƠ VÀ TRỊ ĐANG CHƠI TRỊ CHƠI
15
Sáng kiến kinh nghiệm
16
Sáng kiến kinh nghiệm
17
Sỏng kin kinh nghim
Kế hoạch giảng dạy
Môn: Sinh hoạt tập thể
Chủ đề: Mừng Đảng Mừng xuân
I. Mục tiêu:
- Thông qua trò chơi giúp các em tìm hiểu về thời tiết, cây cối, món ăn phong
tục ngày Tết khi mùa xuân đến kết hợp giáo dục kĩ năng sống.
- Giáo dục tình cảm kính trọng biết ơn Đảng bằng những việc làm cụ thể: vâng
lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, chăm chỉ thi đua học tập từ đó có ý thức học tập và rèn
luyện tốt.
- Giúp học sinh nhớ lại một số bài hát, bài thơ về mùa xuân, về Đảng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời Nội dung kiến thức
Phơng pháp
Hoạt
động
của
thầy
Hoạt động của trò
gian
Và kỹ năng cơ bản
2 1. giới thiệu bài:
- Cả lớp hát: Em là mầm non - HS hát.
của Đảng.
- GV giới thiệu tiết sinh hoạt.
18
Sỏng kin kinh nghim
Thời Nội dung kiến thức
gian
kỹhoạt
năngđộng:
cơ bản
18 2.Và
Các
Hoạt động 1: Tiểu
phẩm Bánh chng kể
chuyện
Mục đích: Hiểu bánh
chng bánh tét là món
ăn cổ truyền. Để từ đó
biết trân trọng truyền
thống dân tộc
10 Hoạt động 2:
Ai nhanh ai đúng.
Mục đích: Tìm hiểu về
mùa xuân về Đảng và
từ đó các em biết ơn
Đảng cố gắng phấn
đấu trong học tập.
10
1
Phơng pháp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV đa ra 3 câu hỏi dới hình - HS hoạt động theo
thức trắc nghiệm.
đội giơ thẻ A, B, C
Đáp án:
thích hợp với đáp án.
1. Cả 2 ý trên.
2. Gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn,
hạt tiêu.
3. Hình vuông
-GV phổ biến trò chơi: luật
chơi
- GV đa ra 6 câu hỏi dới dạng
trắc nghiệm.
Đáp án:
1. Chợ tết.
2. Tiễn ông táo về trời.
3. Hồ Chí Minh
4. Hoa đào
5. Lễ hội
6. 3/2/1930
Hoạt động 3:
Hát múa mừng Đảng 1. Hát múa: Mùa xuân của
bé
mừng Xuân
2.Đọc thơ: Mùa xuân nho
nhỏ
3. Biểu diễn thời trang du xuân
4. Hát: Bác Hồ Ngời cho
em tất cả.
- Trao phần thởng.
3. Củng cố:
- HS hoạt động theo
nhóm, ghi đáp án
đúng vào bảng con.
- HS trả lời
- Tốp ca cùng cả lớp.
- 1 HS
- 10 HS biểu diễn.
- Cả lớp hát cùng tốt
ca biểu diễn.
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
19
Sáng kiến kinh nghiệm
20
Sáng kiến kinh nghiệm
IV.
NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI
1. Ưu điểm:
- Sinh hoạt tập thể là thời gian cho HS vui chơi. Giờ SHTT giúp GV nắm bắt
được tình trạng học tập của lớp mình trong tuần qua, giúp HS nhận ra các
khuyết điểm của mình và từ đó có cố gắng trong tuần sau.
- Tạo cho HS sự thích thú và có tâm trạng chờ đợi tới tiết SHTT cuối tuần.
- Gíup HS vừa vui chơi vừa rèn cho các em 1 số kỹ năng cơ bản, khả năng
nhanh nhẹn trong thao tác, nhạy bén vấn đề.
-
Với nội dung được trình bày trong đề tài thì SHTT còn giúp HS củng cố 1
phần kiến thức đã học trong tuần. Mở rộng 1 số kiến thức mà trong tiết dạy
GV khơng có đủ thời gian mở rộng cho HS
- Khơng tốn kém nhiều và khơng q khó khi GV thực hiện.
2. Khuyết điểm:
Trong 1 số trò chơi có lồng ghép củng cố các kiến thức đã học. Nếu GV khơng
khéo léo và khơng xác định rõ mục tiêu thì giờ SHTT lại là giờ ơn tập gây căng thẳng
cho HS.
V. PHẠM VI VẬN DỤNG.
Được áp dụng cho tất cả các GV . Tuỳ theo khả năng và kiến thức của lớp mình
mà GV có thể chỉnh sửa, thay đổi và chọn lựa nội dung phù hợp.
VI. LỜI KẾT.
Nhìn hình ảnh mà tôi minh hoạ ở phần trên, chắc thầy cơ cũng thấy được sự
vui thích của các em khi tham gia trò chơi. Tơi mong rằng với 1 số nội dung mà tơi
đã nêu trong đề tài sẽ góp phần làm cho HS của chúng ta thêm vui tươi, thoải mái.
Tóm lại với một phần ý tưởng nhỏ của mình tôi hy vọng được góp 1 phần
trong việc tạo cho HS hứng thú và vui thích khi đến trường. Tôi chỉ mong sao
21
Sáng kiến kinh nghiệm
chúng ta làm cho HS luôn có cảm giác mong đợi tới ngày cuối tuần để được gặp cơ
chủ nhiệm. Bên cạnh đó sẽ giúp thầy cơ phần nào giải đáp được câu hỏi “ Khơng biết
làm gì vào giờ SHTT ?”. Hy vọng rằng đề tài của tơi được thầy cơ quan tâm, ủng hộ
và chia sẻ nhiệt tình để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2014
T«i xin cam ®oan ®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiƯm do
m×nh viÕt kh«ng sao chÐp néi dung cđa ngêi kh¸c
Người thực hiện
Cấn Thị lan Anh
NhËn xÐt cđa héi ®ång xÐt dut SKKN trêng
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
NhËn xÐt cđa héi ®ång xÐt dut skkn phßng gd Thanh Xu©n
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
22
Sáng kiến kinh nghiệm
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
23