Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN phat huy tinh tich cuc cua hoc sinh khi day cac bai hinh thanh cac bang nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.49 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
---------------

Mã SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
KHI DẠY CÁC BÀI HÌNH THÀNH CÁC BẢNG NHÂN”

Lĩnh vực/Môn: Toán


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

Năm học: 2015-2016

2/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................
2
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................
3
3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................
3
4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................


3
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
B. NỘI DUNG........................................................................................................
4
I. Cơ sở toán học và tâm lý học...............................................................................
4
1. Khảo sát tình hình học môn Toán tại lớp 2.........................................................
4
2. Quá trình dạy học................................................................................................
5
II. Thực trạng dạy và học môn toán lớp 2 nói chung và lớp 2A nói riêng..............
5
1. Hình thành bảng nhân..........................................................................................
5
2. Luyện đọc bảng nhân...........................................................................................
6
3. Luyện tập.............................................................................................................
6

3/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

4. Củng cố................................................................................................................
6
III. Các biện pháp tiến hành....................................................................................
7
1. Phương pháp sử dụng đồ dùng tổng quan...........................................................
7

2. Phương pháp luyện tập + thực hành....................................................................
8
3. Phương pháp trò chơi..........................................................................................
10
IV. Giáo án minh họa..............................................................................................
11
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục cấp tiểu học là nhằm trang bị kiến thức
phổ thông cho học sinh theo yêu cầu ngày càng cao. Có thể nói giúp học sinh
học tốt ngay từ những năm đầu cấp là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, đặt
nền móng cho giáo dục phổ thông, cho toàn bộ sự hình thành nhân cách con
người.
Toán là một trong những bộ phận cơ bản có vị trí rất quan trọng để hình
thành những sản phẩm trí tuệ và năng lực sáng tạo. Do đó giúp học sinh học tốt,
yêu thích môn Toán và phát huy được tính tích cực của học sinh là một việc
quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên.
Mặt khác, với học sinh tiểu học, việc cung cấp toán học cho các em chính
là chúng ta đặt viên gạch cho nền móng đầu tiên để xây dựng các kiến thức về
sau. Nếu việc dạy cho các em kiến thức đúng và chính xác ngay từ đầu là rất cần
thiết.
Ở bậc tiểu học từ khối 2 đến khối 5 ngày nào các em cũng được học Toán.
Ở lớp 2 học sinh được học phép nhân, phép chia 2,3,4,5. Khi dạy bài hình thành

phép nhân giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu được bản chất của phép nhân. Như
vậy học sinh mới hiểu, nhớ lâu và biết vận dụng và tính toán sau này và còn là
cơ sở cho phép nhân của lớp 3. Trong tiết dạy, giáo viên chỉ là người tổ chức,
làm định hướng để phát huy trí lực của học sinh nên việc giúp học sinh nắm
vững các phép nhân trong bảng nhân 3 là vô cùng quan trọng. Để đạt được hiệu
quả cao trong giờ dạy Toán này, giáo viên phải có những phương pháp dạy tốt
nhất. Chính vì lẽ đó tôi suy nghĩ tìm tòi phương pháp hình thức tổ chức dạy học
hợp lý cho bài bảng nhân. Vì vậy tôi làm đề tài: “Phát huy tính tích cực của
học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân” áp dụng tại lớp 2 ở trường
tiểu học..

5/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu biện pháp dạy học sinh thực hiện các bài hình thành
các bảng nhân.
+ Dạy cho học sinh biết làm phép tính nhân.
- HS nắm chắc được các phép tính nhân thì sẽ vận dụng tốt để giải các
bài toán liên quan đến giải toán có lời văn.
3. Đối tượng nghiên cứu,
Là những bài tập thuộc kiến thức “các bảng nhân” trong chương trình lớp 2
ở Tiểu học.
4. Phạm vi nghiên cứu.
 Trong chương trình toán 2

6/15



“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC:

1. Khảo sát tình hình học môn Toán tại lớp 2:
Đầu năm

Giữa kì 1
Chưa

Chưa hoàn

Hoàn

Hoàn

thành

thành

thành tốt

11

18%

40


66%

10

16%

hoàn
thành

6

9%

Hoàn

Hoàn

thành

thành tốt

35

58%

20

33%

Do vậy tôi đã tìm cách để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy bài

“Hình thành các bảng nhân”.
Bài phép nhân, trong bảng của chương trình lớp 2 cải cách chiếm 8 tiết
Toán. Bảng nhân gồm các cấp độ từ dễ đến khó, từ bảng nhân 2 đến bảng nhân
5. Giáo viên dạy tốt bảng nhân 2 sẽ làm cơ sở cho các bảng nhân tiếp theo.
Hiện nay, theo hướng đổi mới phương pháp dạy học theo thầy tổ chức, trò
hoạt động. Theo hướng đổi mới này, học sinh tự phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức
mới của bài học. Tôi không làm thay, không áp đặt học sinh mà tôi là người tổ
chức ra nhiệm vụ học tập, học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo sự chỉ đạo
của tôi. Với phương pháp này, nếu tổ chức không khéo thì tiết học sẽ nhàm
chán, khô cứng. Tôi phải nghĩ “Làm thế nào để lôi cuốn, thu hút các em vào giờ
học, làm thế nào để tiết học sôi nổi, sinh động”. Theo tôi, để hình thành bài nhân
3 nên áp dụng phương pháp hoạt động vật chất cụ thể (có thể là que tính, bàn
tính, bông hoa, cái thuyền, tấm bia có 3 chấm tròn, con gà…) để ghi lại hoạt
động của mình (hoạt động ngôn ngữ…) bằng cách biểu thức số học, Cùng với
việc hình thành kiến thức mới, tôi cho học sinh ôn luyện, củng cố bằng nhiều
hình thức bài tập khác nhau sẽ giúp cho các em nắm chắc, học thuộc bảng nhân
ngay tại lớp, từ đó biết áp dụng vào giải toán có lời văn. Thêm vào đó học sinh
lớp 2, trẻ từ 7 đến 8 tuổi nhận thức từ cụ thể đến trừu tượng nên ta phải đổi mới
phương pháp giảng day, giáo viên phải biết dẫn dắt từ cái chưa biết, gây tò mò,
7/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

thích hiểu biết để các em tìm tồi. Qua đây giáo viên phối hợp các phương pháp
với nhau thì hiệu quả giờ dạy mới đạt kết quả cao.
2. Quá trình dạy học: Tôi nhận thấy muốn học sinh học tốt môn Toán thì
phải có ĐDTQ. Vì vậy bằng công nghệ thông tin tôi đã sử dụng máy chiếu để
học sinh từ tổng quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
Hiểu và vận dụng kiến thức Toán một cách chắc chắn, vững vàng, tự tin.

Dựa vào đồ dùng học Toán của học sinh, kết hợp với giáo cụ trực quan của giáo
viên để giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn sao cho học sinh đi đúng
hướng. Qua đó rèn cho các em tính độc lập, cẩn then, chính xác, hào hứng khi
học toán.
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TOÁN LỚP 2 NÓI CHUNG VÀ LỚP
2C NÓI RIÊNG:

Phần hình thành bảng nhân ở những năm trước giáo viên phải chuẩn bị đồ
dùng bằng bìa, bằng giấy để dán bảng và dùng dạy học mà dùng các biểu thức
số để hình thành phép nhân.
Giáo viên cho biểu thức có các số hạng bằng nhau. Yêu cầu các em tìm
kết quả. Sau đó học sinh nhận xét về số hạng từ đó chuyển thành phép nhân.
Dựa vào kết quả phép cộng, các em tìm được kết quả của phép nhân. Tiếp đó
giáo viên đưa phép nhân, học sinh chuyển thành phép cộng để tìm kết quả. Giáo
viên nêu 2,3 ví dụ, học sinh lập được bảng.
Ví dụ: Khi dạy bài phép nhân 3 đồng nghiệp đã đưa ra ví dụ SGK.
1. Hình thành bảng nhân.
a. 3 + 3 = ?
Học sinh tính toán và kết quả bằng 6.
Có mấy số hạng giống nhau? (2 số hạng)
Đổi thành phép nhân 3x2=6
b. 3x2 (chuyển phép nhân bằng phép cộng)
- Đổi tích thành tổng.
3x2=3+3
8/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

- Tính tổng: 3 + 3 = 6

- Rút ra kết luận: 3 x 2 = 6
Từ 2 ví dụ trên giáo viên cho học sinh thấy. Nếu lấy 2 lần thì kết quả tăng
lên 3 đơn vị do đó có thể lập bảng nhân 3 (Bảng thứ nhất)
3x1=3
3x2=6
…………
3 x 10 = 30
2. Luyện đọc bảng nhân: Sau khi lập được bảng nhân 3, giáo viên đọc
trước sau đó cho một vài em đọc lại rồi cả lớp đọc đồng thanh đến thực hiện xóa
dần để học sinh thuộc.
3. Luyện tập: Các bài luyện tập thường được giáo viên lấy nguyên văn
trong SGK.
Ví dụ: ở bài: Bảng nhân 3..
Bài 1: Điền kết quả vào phép tính (có thừa số bằng 3) cho học sinh làm, chữa.

Bài 2: Toán cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
Bài 4: Đếm thêm từ 3 đến 30. Giáo viên cho học sinh và nhiều em đọc lại.
1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Sau đó giáo viên + học sinh chữa bài.
4. Củng cố:
- Học sinh đọc lại bảng nhân 3.
- Giáo viên hỏi một vài phép nhân.
Ví dụ:

3x3=?

3x4=?

3x8=?


3 x 10 = ?

- Học sinh mới được học bảng nhân. Đây là phép nhân khó, hết sức trừu
tượng với học sinh tiểu học, học sinh khó tiếp thu, không hiểu được bản chất.
Nhiều em còn ngại học toán.
Sau đây sẽ là mô hình tiết dạy bảng nhân 3, tôi đã tiến hành:
9/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.

1. Phương pháp sử dụng đồ dùng tổng quan.
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn thành lập bảng nhân 3.
- Tôi sử dụng máy chiếu để giúp các em quan sát thành lập bảng nhân 3
- Tôi gắn 1 tấm bìa có 3 hình tròn lên bảng và hỏi có mấy hình tròn? (có 3
hình tròn)
- Tôi đưa 3 hình tròn lên mà hình và hỏi: Có mấy hình tròn? (có 3 hình tròn)
- 3 hình tròn được lấy mấy lần? (3 hình tròn được lấy 1 lần)
- 3 được lấy mấy lần? (3 được lấy 1 lần)
- 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 3 x 1 = 3
(Giáo viên đưa phép nhân 3 x 1 = 3)
- Sau đó, từ lần thứ hai, tôi cho học sinh thực hiện hàng loạt các thao tác
trên bộ thực hành Toán của các em theo hiệu lệnh của giáo viên.
+ Con lấy 2 tấm, mỗi tấm có 3 chấm tròn→học sinh thực hành trên bộ đồ dùng.

+ Giáo viên gắn lên bảng và nói: có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 hình tròn.
Vậy 3 hình tròn được lấy mấy lần? (3 hình tròn được lấy 2 lần)
Vậy 3 được lấy mấy lần? (3 được lấy 2 lần)
- Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần?

(đó là phép tính 3 x 2)
- 2 nhân với 2 bằng mấy? (3 x 2 = 6)
- Vì sao con biết 3 x 2 = 6? (vì 3 x 2 = 3 + 3 = 6 nên 3 x 2 = 6)
- Giáo viên đưa phép nhân lên màn hình viết phép nhân 3 x 2 = 6 và yêu
cầu học sinh đọc phép nhân này.
- Tôi hướng dẫn học sinh lập phép nhân 3 x 3 = 9 tương tự như đối với
phép nhân 3 x 2 = 6.
- Bạn nào có thể tìm được kết quả của 3 x 4 = ?
3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12
3 x 4 = 9 + 3 vì 3 x 4 = 3 x 3 + 3

10/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

- Nếu học sinh tìm đúng kết quả thì tôi cho học sinh nêu cách tìm và nhắc
lại cho học sinh cả lớp ghi nhớ. Nếu học sinh không tìm được thì tôi chuyển 3 x
4 thành tổng 3 + 3 + 3 + 3 rồi hướng dẫn cho học sinh tính tổng để tìm tích.
VD; Tôi có thể yêu cầu học sinh tìm thêm cách thứ hai: 3 x 4 có kết quả
chính bằng kết quả 3 x 3 cộng thêm 3.
- Đến đây tôi yêu cầu học sinh cả lớp tìm kết quả của các phép nhân còn
lại trong bảng nhân 3 và viết vào phần bài học (tôi cho 6 học sinh lần lượt lên
bảng viết kết quả phép nhân còn lại trong bảng nhân 3).
- Sau đó tôi chỉ vào bảng nhân 3 và nói: “Đây là bảng nhân 3” rồi cho các
con nhận xét các thừa số trong bảng nhân 3? (các phép nhân trong bảng đều có
thừa số thứ nhất là 3, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, 4…10.
-Tôi yêu cầu học sinh đọc bảng nhân 3 vừa lập được.
Đó là những ví dụ nhỏ của việc chuyển thao tác trước kia là hoàn toàn của
cô nay là của trò trên đồ dùng học Toán của học sinh. Biện pháp này tạo cho lớp

học sôi nổi, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và 100% các em được
tham gia vào bài mới, không thụ động nghe và quan sát giáo viên làm như trước
kia.
Ví dụ 2: Học thuộc bảng nhân 3.
Sau khi thành lập được bảng nhân, tôi luyện cho học sinh thuộc bảng nhân
bằng cách đọc thầm 3 lượt, đọc đồng thanh 1 lượt. Học sinh đọc, tôi có thể che ở
mỗi phép tính đi 1 thừa số hoặc tích để luyện trí nhớ cho học sinh. Tôi thay đổi
nhiều hình thức để học sinh luyện học thuộc như vậy sẽ giúp các em thuộc ngay
tại lớp. Để kiểm tra việc nắm được bảng nhân 3, tôi chia học sinh thành nhóm để
học sinh kiểm tra lẫn nhau bảng nhân 3. Tôi gọi học sinh đọc thuộc, nếu em nào
đọc tốt tôi cho điểm để động viên.
2. Phương pháp luyện tập+ thực hành:
Để củng cố khắc sâu kiến thức bài học trên lớp hoặc để học sinh xây dựng
bài mới một cách khoa học thì cần phải cho học sinh luyện tập thực hành nhiều,
phù hợp với mọi đối tượng trên lớp.
11/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

Ví dụ: Khi đã thuộc bảng nhân rồi, các em cần luyện tập khắc sâu bài học.
Để đạt được hiệu quả cao đối với mỗi tiết dạy, tôi phải phối hợp các hình
thức tổ chức dạy học hợp lý trong môn Toán làm cho giờ học hấp dẫn. Hệ thống
các bài tập đưa ra phải đa dạng, phong phú. Sau bảng nhân, tôi có những bài tập
sau:
TG

Nội dung các hoạt
động daỵ học


Bài tập 1:

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động
dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

-Yêu cầu HS đọc đề bài

- HS làm vào SGK

Tính nhẩm
- Gọi 2AS lên bảng chữa
? Dựa vào đâu để tính nhanh kết Bảng nhân 3
quả của các phép nhân này?

Bài tập 2: Bài toán - Yêu cầu HS đọc đề bài

- 1HS đọc đề bài

có lời văn.
- Đề bài cho biết gì? Bài toán - Suy nghĩ trả lời,
hỏi ta điều gì? → GV tóm tắt quan sát.
lên bảng.
- HS lên bảng chữa bài tập, cả - 1HS lên bảng
lớp nhận xét, chữa

chữa, cả lớp nhận
xét trả lời


? Vì sao con lấy 3x10?
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài - Kiểm tra vở bạn
làm của bạn để đánh giá kết phát hiện bài làm
quả học tập của học sinh.
Bài tập 3: Đếm - Đưa phần hướng dẫn bài tập
thêm 3.
3 lên màn hình.
? HS yêu cầu của bài.
? Cho thảo luận cách làm và
làm bài vào SGK
- Gọi HS chữa bài
? Con làm thế nào để tìm
được ô trống thứ 3 là 9 (6+3)
- Cho cả lớp nhận xét bài của

12/15

sai
- Quan sát
- 1HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm
2

Phương
tiện sử
dụng


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”


bạn?
? Dãy số này là tích của bảng Quan sát, suy nghĩ
nào.
trả lời.
? Số sau hơn số trước mấy
đơn vị?
? 24 là tích của số nào?
- Cho HS đổi chéo vở.
- Đổi chéo vở
- GV hướng dẫn lại HS còn
làm bài sai.
- Gọi HS đọc từ 3 đến 30
- Gọi HS đọc từ 30 đến 3

2AS đọc
1 HS đọc

3. Phương pháp trò chơi:
Ngoài việc hướng dẫn HS sử dụng đồ dùng học Toán, suy luận vì luyện
tập thực hành tôi còn tổ chức cho HS chơi mà học “để củng cố khắc sâu kiến
thức”. Đó chính là các bài toán vui, các trò chơi phù hợp với mỗi lứa tuổi các
em.
Chẳng hạn khi dạy bài “Bảng nhân 3”
Sau khi đã cho học sinh giải quyết xong các hệ thống bài tập ôn luyện.
Để củng cố lại kiến thức cho học sinh đồng thời giảm sự căng thẳng và tăng sức
hấp dẫn của giờ học, tôi còn tổ chức cho học sinh chơi trò chơi như sau:
Tôi cho hiều học sinh cùng chơi trò chơi: “Tìm bạn nhanh hơn” bằng cách
cho 6 học sinh lên bảng, mỗi học sinh nhận 1 mảnh giấy, có ghi phép tính hoặc
kết quả của phép tính (đeo bên cổ). Học sinh nhận được tờ giấy sẽ phải tính
nhẩm để tìm kết quả hoặc sẽ phải tìm đúng phép tính của mình. Đội nào tìm

nhanh và đúng là thắng cuộc (3 đội, mỗi đội 2 em).
3x3+9=

3x5-7=

3 x 8 - 20 =

Kết qủa ghi trong giấy ghi là: 18 , 8 , 4
Với trò chơi này học sinh được củng cố lại kiến thức vừa được học, đồng
thời rèn luyện cho học sinh tính nhanh nhẹn, tự tin trong việc học Toán.

13/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

Tóm lại để phát huy tính tích cực trong học sinh phải có sự phối hợp các
phương pháp với các hình thức khác để tiết dạy đạt hiệu quả cao.
IV. GIÁO ÁN MINH HỌA:

Sau đây tôi xin minh họa bằng một giờ dạy cụ thể đã phối hợp các
phương pháp với các hình thức tổ chức khác để phát huy tính tích cực của học
sinh.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
BÀI: BẢNG NHÂN 3
1. Mục tiêu:
- HS nắm vững và thuộc bảng nhân 3.
- Vận dụng bảng nhân 3 để làm tốt các bài tập.
- Quan tâm đến các đối tượng học sinh.

2. Bài mới:
TG

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt Phương
động dạy học
tiện sử
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò dụng
Bước 1: Thành lập - GV đưa 3 hình tròn lên - Quan sát, trả lời
Nội dung các hoạt
động daỵ học

bảng nhân 3.

màn hình và hỏi: Có câu hỏi.
mấy hình tròn?
? - 3 hình tròn được lấy - 3 hình tròn được
mấy lần?
lấy 1 lần.
?- 3 được lấy mấy lần.
- 3 được lấy 1 lần.
- 3 được lấy 1 lần nên ta
lập được phép nhân: 3 x
1 = 3 (GV đưa phép tính
HS đọc)
- Nêu yêu cầu: Con lấy - HS thao tác trên
2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 bộ thực hành toán.
hình tròn.
- Đưa lên màn hình và


14/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

hỏi:
+ Có 2 tấm bìa, mỗi tấm - 3 hình tròn được
có 3 hình tròn. Vậy 3 lấy 2 lần
hình tròn được lấy mấy
lần?
+ Vậy 3 được lấy mấy 3 được lấy 2 lần
lần?
+ Hãy lập phép tính 3x2
tương ứng với 3 được
lấy 2 lần?
+ 3 nhân với 2 bằng 3 x 2 = 6
mấy?
+ Vì sao con biết 3 x 2 Vì 3x2=3+3=6
=6
-GV ghi bảng.
3 được lấy 2 lần, ta có:
3x2=3+3=6
Vậy 3x2=6

* KẾT QUẢ:

Trên đây là tiến trình tôi đã áp dụng trong giờ Toán khi dạy bài phép nhân
3. Tôi nhận thấy rằng:
Trong giờ Toán của lớp tôi, học sinh tiếp thu bài nhanh, hiểu bài, nhớ bài
lâu và giải được tất cả các bài tập có liên quan với phép nhân từ dễ đến khó.

- Phát huy được tính tích cực của học sinh. Các em chủ động, tự tin trong
việc chiếm linh kiến thức mới, học sinh hứng thú khi được thực hành trên đồ
dùng tạo ra không khí sôi nổi, thầy trò làm việc nhịp nhàng, từ chỗ học sinh sợ
học Toán nay các em đã rất hứng thú học tập, mong được tìm hiểu, khám phá ra
những kiến thức mới. Các em phấn khởi với kết quả mình đạt được.
- Tôi không phải nói nhiều, chỉ là người gợi mở cho các em.
15/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

Kết quả qua các bài kiểm tra định kỳ với số liệu sau:
Chưa hoàn thành
0

Cuối kì 1
Hoàn thành
30
50%

Hoàn thành tốt
30
50%

Với phương pháp tôi đã nêu ở trên được đồng nghiệp, Ban giám hiệu ủng
hộ, đồng ý. Sau giờ dạy người dự cảm thấy giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn học sinh
nắm chắc bài một cách thoải mái không gò bó, căng thẳng. Nhìn bảng thống kê
trên ai cũng nhận thấy sự chênh lệch về tỷ lệ học sinh giỏi về môn Toán trong 1
năm. Tôi nghĩ rằng phương pháp mà tôi tiến hành trong tiết dạy Toán đã có hiệu
quả tốt.


16/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

- Muốn xây dựng tiết học toán trong bảng nhân nói chung và bảng nhân 3
nói riêng, người giáo viên cần phải:
1. Nắm chắc mục đích yêu cầu của bài.
2. Xác định trọng tâm của bài.
3. Dạy bài nhân trong bảng (từ bảng 2 đến bảng 10) ta cần tiến hành theo
4 bước sau:
+ Hình thành bảng nhân.
+ Học sinh thuộc bảng nhân
+ Luyện tập thực hành
+ Củng cố chơi các trò chơi vui
4. Ngoài ra còn tiến hành các phần sau cho tốt.
+ Chọn đồ dùng học tập cho sinh động, hấp dẫn, đảm bảo tính chất Toán học.

+ Thiết kế bài tập cho phù hợp,hình thức đa dạng.
+ Hệ thống câu hỏi đưa ra phải cụ thể, dễ hiểu
+ Tìm trò chơi hấp dẫn, sôi nổi
+ Cần cho điểm để động viên, khích lệ các em trong giờ học.
+ Quan tâm đến 3 đối tượng học sinh.
Trên đây là một số những suy nghĩ và phương pháp mà tôi đã tiến hành
trong giờ Toán dạy bài thành lập phép nhân 3 nói chung và cũng là các bước bài
nhân trong bảng “Nhân trong bảng” chỉ là một phần của kiến thức toán lớp 2
nhưng nó vô cùng quan trọng. Có thuộc được bảng nhân thì mới có thể làm

nhanh những bài toán có phép tính nhân và những bài toán tính giá trị biểu thức
toán học sau này.
Muốn học sinh giỏi Toán cần phải chắc ngay từng bài. Chính vì vậy, tôi
rất coi trọng đến việc thiết kế một bài giảng sao cho hiệu quả nhất.
Ngày 11 tháng 3 năm 2016
T«i xin cam ®oan ®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiÖm do
m×nh viÕt kh«ng sao chÐp néi dung cña ngêi kh¸c

17/15


“Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân”

NhËn xÐt cña héi ®ång xÐt duyÖt SKKN

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

18/15




×