Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

quan niem cua ho chi minh ve dang cam quyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.49 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................
2
Chương 1: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam .....................................................
3
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền...............................................
6
2.1. Khái niệm Đảng cầm quyền
........................................................................................................................................
6
2.2. Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trở thành Đảng cầm quyền
........................................................................................................................................
10
2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
........................................................................................................................................
2.3.1. Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền
........................................................................................................................................
15
2.3.2. Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân
...........................................................................................................................
16
2.3.3. Đảng cầm quyền dân là chủ
........................................................................................................................................
Chương 3: Thực tiễn Đảng cầm quyền trong giai đoạn hiện nay .................................
12
3.1. Đại hội VI (tháng 12/1986)
........................................................................................................................................
12
3.2.


Đại

hội

VII
1

(tháng

6/1991)


........................................................................................................................................
13
3.3. Đại hội VII (tháng 6/11996)
........................................................................................................................................
13
3.4.
Đại
hội
IX
(tháng
4/2001)
........................................................................................................................................
14
3.5.
Đại
hội
X
(

tháng
4/2006)
........................................................................................................................................
15
KẾT LUẬN....................................................................................................................
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................
19

MỞ ĐẦU
Kể từ năm 1945 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có hơn 65 năm cầm
quyền và lãnh đạo đất nước và dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác, từ thành lập đến bảo vệ nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đánh bại
thực dân Pháp xâm lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đánh bại đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam thống nhất hai miền Nam-Bắc.
Đến khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
2


Dưới sự cầm quyền và lãnh đạo sáng suốt của Đảng chúng ta đã đạt được
một số thành tựu to lớn: đời sống người dân được nâng cao, GDP tăng trưởng
nhanh, kinh tế phát triển, vị thế nước ta ở khu vực vả thế giới được nâng cao, đặc
biệt là trước năm 2010 nước ta đã thoát khỏi danh sách những nước nghèo, kém
phát triển trên thế giới và đang phấn đấu đến năm 2020 nước ta sẻ trở thành một
nước công nghiệp phát triển . . .
Để có đươc thành tựu to lớn kể trên chúng ta cũng không thể nào quên được
công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh người cha đã sáng lập nên Đảng Cộng sản Việt
Nam và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những tư tưởng của Người về Đảng

Cộng sản Việt Nam nói chung và đặc biệt là tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng
cầm quyền nói riêng là một tài sản vô giá, để Đảng và Nhà nước ta học tập, nghiên
cứu, vận dụng vào trong việc cầm quyền và lãnh đạo đất nước đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1. Quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, đây là quá trình gian nan,
vất vả hàng chục năm trời, đi qua gần 30 quốc gia của 4 châu lục, phải làm nhiều

3


nghề cực nhọc để kiếm sống. Đó cũng chính là quá trình dày công học tập, nghiên
cứu, khảo sát, sàng lọc để tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc giành thời gian
nghiên cứu một số cuộc cách mạng lớn trên thế giới như: cách mạng tư sản Anh,
Pháp, Mỹ. Trên cơ sở đó Người đã rút ra kết luận: chủ nghĩa đế quốc là ngọn
nguồn của mọi sự đau khổ và dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống
người là người bóc lột và người bị bóc lột và cũng chỉ có một mốt tình hữu ái thật
sự mà thôi. Tình hữu ái vô sản.
Năm 1917 cách mạng Tháng 10 Nga bùng nổ và giành thắng lợi, nó thức
tỉnh giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế
giới,mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người. Cách mạng Tháng 10 Nga đã tác
động sâu sắc tởi tư tưởng và tình cảm của Người.
Tháng 7 /1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất “Những luận

cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin”, Người đã tìm thấy lời giải đáp về
con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam, vể vấn đề thuộc địa trong mối quan
hệ với phong trào cách mạng thế giới. Từ đó, Người đến với chủ nghĩa MarxLenin.
Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế
Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Dưới lăng kính của chủ
nghĩa yêu nước chân chính, Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô
sản”.
Quá trình Người chuản bị các điều kiện thàh lập Đảng được đánh dấu bằng
việc Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam thông qua các

4


bài báo đăng trên các báo: Người cùng khổ, Đời sống nhân dân và đặc biệt là Bản
án chế độ thực dân Pháp năm 1925.
Tháng 6/1925 Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với
mục đích làm cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới
Từ năm 1925-1927 tại Quảng Châu, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
mở các lớp huấn luyện đào tạo hơn 200 cán bộ cách mạng Việt Nam để truyền bá
chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam và hướng dẫn, lãnh đạo phong trào công
nhân. Sau này những bài giảng của Người được tập hợp trở thàn tác phẩm “Đường
Kách Mệnh” tác phẩm có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam.
Nhờ có Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà phong trào công nhân và
phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ đã kết lại thành một làng song dân tộc,
dân chủ mạnh mẽ khắp cả nước và có nhiều chuyển biến tích cực từ đấu tranh tự
phát sang đầu tranh tự giác. Cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng Việt
Nam là sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản Việt Nam ra đời:
- Đông Dương Cộng sản Đảng (tháng 6/1929).
- An Nam Cộng sản Đảng (tháng 7/1929).

- Đông Dương Cộng sản liên Đoàn (tháng 9/1929).
Thế nhưng 3 tổ chức cộng sản này lại hoạt động riêng lẻ, phân tán, công kích
lẫn nhau gây ảnh hưởng xấu cho phong trào cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy
thực tiễn cách mạng dặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có sự lãnh đạo thống nhất của
một chính Đảng duy nhất của giai cấp công nhân.
Vì thế mùa thu năm 1929, được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn
Ái Quốc từ Xiêm về Hương Cảng triệu tập hội nghị đại biểu của ba tổi chức cộng
sản từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930 ở Cửu Long (gần Hương Cảng, Trung Quốc). Tại
5


hội nghị, Người đã phân tích tình hình trong nước và thế giới, phê phán những
hành động thiếu thống nhất về đề nghị hợp nhất thành 1 chính đảng duy nhất đó là
Đảng Cộng sản Việt Nam chính Đảng của giai cấp công nhân, nhân tố quyết định
mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

CHƯƠNG 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MIINH VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN
2.1. Khái niệm Đảng cầm quyền

6


Đảng cầm quyền là khái niệm dung trong khoa học chính trị, dùng để chỉ
một Đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ chính quyền để điều
hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.
Đảng cầm quyền đã từng được dùng phổ biến tại các nước tư bản chủ nghĩa.
Nếu một chính đảng có đại biểu giành được đa số phiếu tại các cuộc bầu cử trong
Quốc Hội thì đảng đó là Đảng cầm quyền.

Về thuật ngữ, trong di sản của Hồ Chí Minh có thể bắt gặp được các khái
niệm cùng chỉ một hiện tượng đảng lãnh đạo xã hội sau khi giành được chính
quyền nhà nước: Đảng nắm quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng cầm quyền.
Trong đó thuật ngữ Đảng cầm quyền phản ánh rõ nhất, chính xác nhất vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình cải tạo xã hội cũ thuộc địa nửa
phong kiến, xây dựng chế độ xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Theo GS.TS. Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS. Tô Huy Rứa, PGS.TS.Trần Khắc
Việt thì : Đảng cầm quyền là khái niệm chỉ thời kỳ Đảng đã nắm chính quyền và
sử dụng chính quyền như là một công cụ của giai cấp nhằm thực hiện thắng lợi
mục tiêu chính trị của giai cấp.
Ngoài ra thì tác giả Đỗ Hoài Nam cho rằng: Đảng cầm quyền là Đảng đã
giành được chính quyền và thực hiện quyền lãnh đạo về mặt chính trị đối với nhà
nước và xã hội nhằm thực hiện Cương lĩnh phát triển đất nước của Đảng cầm
quyền, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị và vỉ lợi ích quốc gia, dân tộc mà
Đảng cầm quyền và nhà nước đó đại diện.
2.2. Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành đảng cầm
quyền

7


Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng
Sản Việt Nam. Tên tuổi của Người luôn gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của
Đảng, với vận mệnh của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và toàn thể dân
tộc Việt Nam. Đi theo con đường của Người, Đảng và nhân dân ta đã giành được
những thắng lợi ngày càng to lớn trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Như đã biết qua những năm tháng hoạt động thực tiễn, tìm tòi học hỏi,
nghiên cứu lý luận. Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cách mạng ở chủ nghĩa
Mác-Lênin và quyết định đi theo con đường của cách mạng Tháng 10 vĩ đại. Khi

sắp trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh đã sớm xác định
độc lập dân tôc gắn liền với chủ nghĩa xã hội con đường tất yếu của cách mạng
Việt Nam.
Nhưng những năm đầu thế kỷ XX này, cái thiếu của dân tộc ta là lý luận
cách mạng tiên tiến, thiếu một tổ chức chính trị chặt chẽ để lãnh đạo quần chúng.
Chính vì vậy sau khi tìm thấy con đường cứu nước, vào tháng 6 năm 1925, Hồ Chí
Minh đã tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và trực tiếp đào tạo ra lớp
cán bộ đầu tiên. Các bài giảng của Người tập hợp lại và ấn hành vào đầu năm 1927
lấy tên là Đường Kách Mệnh.
Trong Đường Kách Mệnh, Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của Đảng cách mạng, nhân tố đầu tiên, quyết định sự thắng lợi của cách
mạng. Thấu hiểu bài học lịch sử về sức mạnh của quần chúng, lại được soi rọi dưới
ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lênin. Người chỉ rõ: công nông là gốc cách mạng,
nhưng trước hết phải làm cho dân giác ngộ. Nhưng dân phải được tổ chức, được
lãnh đạo thì mới trở thành lưc lượng to lớn, mới làm chủ, là gốc cách mạng được.
Nếu dân không được tổ chức thì như đũa mỗi nơi một chiếc. Để thực hiện điều đó
trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động, tổ chức quần chúng nhân
8


dân, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Để Đảng
vững được thì phải có chủ nghĩa làm nồng cốt. Thành lập Đảng là để mọi thành
viên trong Đảng thống nhất về tư tưởng, từ đó thống nhất tronh hành động nên
trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có
chủ nghĩa thì như người không có trí khôn, tầu không có bàn chỉ nam. Người đã
nghiên cứu nhiều học thuyết trên thế giớ, tìm tòi, suy ngẫm, so sánh, đối chiếu lựa
chọn và khẳng định bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa
chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin. Tóm lại Hồ Chí Minh nhất
quán cho rằng cách mạng Việt Nam muốn thành công pải đi theo chủ nghĩa MacLênin.
Như vậy Đảng Cộng sản Việt Nam bao giờ cũng là Đảng cách mệnh chân

chính, mang bản chất của giai cấp công nhân. Đảng không bao giờ hy sinh quyền
lợi của giai cấp công nhân hay nông dân cho gia cấp khác. Đảng dìu dắt giai cấp vô
sản, lãnh đạo giai cấp vô sản, lãnh đạo cách mạn Việt Nam để đem lại cuộc sống tự
do, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc. Đảng không phải là một tổ chức tự thân vì vậy
mục đích, tôn chỉ của Đảng là tận tâm, tận lực, phụng sự và trung thành với lợi ích
của dân tộc Việt Nam, ngoài lợi ích của giai cấp, của dân và toàn thể dân tộc Việt
Nam, Đảng không có lợi ích nào khác.
Chỉ có một Đảng như vậy mới mang lại đôc lập cho dân tộc, tự do, hạnh
phúc cho nhân dân, phồn vinh cho đất nước và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản là kết quả của sự vận động hợp quy luật, của
chân lý độc lập dân tộcc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là sản phẩm của sự kêt hợp
giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở
Việt Nam.
9


Với đường lới chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, Đảng đã lãnh đạo toàn
thể dân tộc giành chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó
cũng là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền.
Cụm từ Đảng cầm quyền được Hồ Chí Minh dặn lại chúng ta trong bản Di
chúc của Người năm 1969. Theo Hồ Chí Minh, Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân
dân dành được quyền lực Nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy Nhà nước
đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc , dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Khi chưa có chính quyền, nhiệm vụ chính của các cuộc đấu tranh của dân
tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là lật đổ chính quyển của bè lũ thực dân, phong kiến
thiết lập chính quyền của nhân dân. Phương thức lãnh đạo, công tác chủ yếu của
Đảng là giáo dục, thuyết phục, vận động tổ chức quần chúng, đưa quần chúng vào
đấu tranh giành chính quyền.

Khi Đảng ta lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, nhiệm vụ mới của Đảng
ta là sử dụng phương thức lãnh đạo, quản lý xã hội, tổ chức huy động lực lượng
quần chúng bằng biện pháp hành chính, pháp lý thông qua bộ máy nhà nước. Là
công cụ của Đảng Cộng sản trong quản lý xã hội, bộ máy nhà nước đó thật sự của
dân do dân và vì dân.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, bản chất của Đảng không thay đổi. mục đích lý
tưởng của Đảng vẫn là giải phóng giai cấp, triệt để giải phóng con người, xây dựng
cuộc sống ấm no cho nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí
Minh, khi có chính quyền trong tay, một vấn đề mới cực kỳ to lớn cũng là thử
thách hết sức nặng nề của Đảng là người đảng viên cộng sản không được lãng quên
nhiệm vụ, mục đích của mình, phài toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân: cán bộ,
đảng viên không được chủ quan, tự mãn dẫn tới thoái hóa, biến chất trở thành
10


“quan cách mạng”. Với chủ tịch Hồ Chí Minh “Độc lập, tự do, hạnh phúc” là bản
chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là điểm xuất phát đẩ xây dựng Đảng ta xứng đáng
với danh hiệu Đảng cầm quyền.
Đảng ta không có mục đích nào khác ngoài việc tận tâm tận lực phụng sự
cho nhân dân trung thành với lợi ích của dân tộc, lợi ích của gia cấp của nhân dân.
Chỉ có một Đảng chân chính như vậy mới có thể đem lại độc lập cho dân tộc và
đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mà sau khi Đảng
lãnh đạo nhân dân ta giành chính quyền đã trở thành Đảng cầm quyền của dân tộc
ta, đất nước ta.
2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
2.3.1. Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền
Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tồ
quốc, nhân dân. Đó là mục đích, lý tưởng của Đảng ta. Mục đích, lý tưởng đó
không bao giờ thay đổitromg suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người
chỉ rõ “Những người cộng sản như chúng ta không phút nào được quên lý tưởng

cao cả của mình là phấn đấu cho Tố quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội
toàn thắng lợi trên đất nước và trên toàn thế giới”. khi trở thành Đảng cầm quyền
mục đích, lý tưởng đó không những không thay đổi mà còn có những sức mạnh
nhằm hiện thực hóa mục đích, lý tưởng ấy.
Như vậy, vấn đề mục đích, lý tưởng của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. tuy nhiên, việc nhận thức và thực hiện nó không phải dễ dàng. Khi Đảng trở
thành Đảng cầm quyền, phần lớn các cán bộ đảng viện được giao nhiệm vụ trọng
trách trong bộ máy hành chính – xã hội có liên quan trực tiếp tới vấn đề chính
quyền và lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, Người đã cảnh báo những đảng
viên cộng sản không được sao nhãng mục đích và lý tưởng của mình. Trước kia,
11


Đảng và nhân dân ta tập chung vào một kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc thực dân thì
nay kẻ thù bên trong là “chủ nghĩa cá nhân” đang tìm cơ hội ngóc đầu dậy trong
mỗi cán bộ đảng viên. Trên thực tế, một số đảng viên thoái hóa, biến chất từ một
người có công thành một người có tội. trong điều kiện mới, việc giữ vững và phát
huy phẩm chất cách mạng là một quá trình đấu tranh gian khổ, phức tạp bội phần.
Với Hồ Chí Minh, trong điều kiện Đảng cầm quyền thì một trong những kẻ thù
nguy hiểm nhất là “chủ nghĩa cá nhân” và nhiệm vụ của mỗi cán bộ đảng viên là
phải gia1c ngộ mục đích, lý tưởng của Đảng, nâng cao đạo đức cách mạng để đánh
thắng kẻ thù ấy. Mọi sự sao nhãng mục đích, lý tưởng của Đảng đều biến mỗi cán
bộ đảng viên thành quan nhân dân, quan cách mạng.
2.3.2. Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân
Quan điểm này của Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản cầm quyền là sự vận
dụng, phát triển hết sức sáng tạo lý luận Mác-Lênin về Đảng vô sản kiểu mới.
Các nhà kinh điển Mác-Lênin đã chỉ ra rằng: để thực hiện thắng lợi sứ mệnh
lịch sử vẻ vang đó, giai cấp vô sản trước hết phải có chính Đảng của mình. Tuyên
ngôn Đảng cộng sản chỉ rõ: mục đích trước mắt củ những người cộng sản cũng là

mục đích trước mắt của tất cả các tầng lớp vô sản khác, tổ chức những người vô
sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy
chính quyền và những người cộng sản không phải là một Đảng riêng biệt đối lập
với các Đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào khác tách
khỏi lợi ích của toàn thề giai cấp vô sản.
Như vậy, theo các ông, Đảng cộng sản có trách nhiệm hết sức lớn lao, lãnh
đạo giai cấp vô sản và nhân dân lao động lật đổ ách thống trị của giai cấp bốc lột,
giải phóng cho toàn thể nhân dân lao động thoát khỏi áp bức nô lệ, đem lại cuộc
12


sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho họ, bằng việc tổ chức xây dựng nên một chế độ
xã hội mới, đó là chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vể Đảng Cộng sản Việt Nam “là người lãnh đạo, là
người đầy tới trung thành của nhân dân” trước hết thể hiện trong việc xác định
“người lãnh đạo”, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, là quyền lãnh đạo duy nhất của
Đảng đối với toàn bộ xã hội khi có chính quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền nhà
nước, quyền đó không được chia cho bất kỳ ai. Đối tượng lãnh đạo của Đảng là
toàn thể quần chúng nhân dân trong toàn dân tộc, nhằm đem lại độc lập cho dân
tộc và tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân mà trước hết là quần chúng nhân
dân lao động. Nhưng muốn lãnh đạo được nhân dân thì Đảng trước hết phải có tư
cách, phải có đủ phẩm chất, năng lực cần thiết vì quần chúng chỉ quý mếm những
người có tư cách, đạo đức và chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần
chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì
Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo.
“Là người lãnh đạo” theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo phải bằng giáo dục, thuyết
phục để thu phục và thuyết phục quần chúng nhân dân, nghĩa là Đảng phải làm cho
dân tin, dân phục để dân theo. Đảng lãnh đạo nhưng quyền hành và lực lượng đều
ở nơi dân, cho nên Đảng phải đi đường lối quần chúng, không được quan liêu,
mệnh lệnh và gò ép nhân dân, mà phải lo giáo dục tuyên truyền, thuyết phục, giác

ngộ cho dân chúng để thuyết phục họ. Đồng thời Đảng phải tổ chức, đoàn kết họ
lại thành một khối thống nhất, bày sách lượt cho dân và hướng dẫn cho họ hành
động. Vì vậy nói đến Đảng là nói đến chức năng lãnh đạo, sự lãnh đạo của Đảng
phải đảm bảo trên tất cả các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội, phải quan tâm
chăm lo đến đời sống của nhân dân từ việc nhỏ đến việc lớn: Đảng vừa lo việc lớn,
đổi nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế, văn hóa tiên tiến.

13


Đồng thời luôn quan tâm đến những việc nhỏ như: tương, cà, mắm, muối những
thứ thiết yếu cho đời sống hang ngày của người dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là một
bộ phận của giai cấp và dân tộc, chứ không phải là tổ chức đứng trên giai cấp, trên
nhân dân. Mọi cán bộ đảng viên đều phải nhận thức được rằng: nhân dân là cội
nguồn sức mạnh của Đảng, của cách mạng, sức mạnh đó được bắt nguồn từ mối
quan hệ máu thịt với nhân dân, chứ không phải là vị cứu tinh của nhân dân. Đảng
phải luôn luôn một lòng một dạ phụng sự nhân dân vì lợi ích của giai cấp, của nhân
dân, của dân tộc thì Đảng ta không có lợi ích nào khác. Do đó mọi đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng đều xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng và những quyền
lợi cơ bản thiết thực của nhân dân, đồng thời Đảng phải chịu trách nhiệm với nhân
dân trước các quyết định cùa mình.
Với tư cách là “người lãnh đạo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng có nghĩa
bao hàm cả trách nhiệm “người đầy tớ” của dân. Song “người đầy tớ”nở đây theo
quan điểm của Hồ Chí Minh không có nghĩa là “tôi tớ, tôi đòi hay theo đuối quần
chúng”. Mà là “đầy tớ’ của Đảng cho tập thể đông đảo quần chúng nhân dân lao
động, là nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho quần chúng nhân dân, là thể hiện
sự tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân và Người nhấn mạnh: đã phụng sự nhân dân
thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì có lợi cho dân phải làm cho kỳ được,
việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh.

Người còn sử dụng cụm từ “đầy tới thật trung thành” là để nhắc nhở và chỉ
rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi đảng viên, cán bộ trong mọi hoạt động của mình và
ohai3 quan tâm thực sự đến lợi ích của nhân dân “khổ trước thiên hạ, vui sau thiên
hạ, tận tụy với công việc, gương mẫu trước nhân dân, phải thường xuyên tự kiểm
điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rữa mặt. Mặc khác, theo tư
tưởng Hồ Chí Minh còn đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên, cán bộ Đảng không chỉ có
14


sự nhiệt tình, lòng hăng hái mà còn phỉa có trí thức khoa học, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ giỏi, thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư. Không chỉ nắm vững và thực hiện tốt quan điểm đường lối của Đảng,
mà còn phải biết tuyên truyền, vận động lôi cuốn quần chúng, thâu phục quần
chúng quyết tâm đi theo Đảng đưa sự nghiệp cách mạng đi tới thắng lợi cuối cùng.
Như vậy, “là người lãnh đạo”, “là người đầy tớ” tuy là hai khái niệm, hai
cụm từ khác nhau, nhưng được Hồ Chí Minh sữ dụng để chỉ ra sự gắn bó thống
nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau làm toát lên sự trong sáng, vĩ đại của
một Đảng cách mạng chân chính, đó là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Dù
là “người lãnh đạo” hay “người đầy tới’ theo quan điểm của Hồ Chí Minh đều
cùng chung một mục đích là vì dân. Làm tốt chức năng “lãnh đạo” và làm tròn
nhiệm vụ của “người đầy tớ” của nhân dân, là cơ sở vững chắc nhất bảo đảm năng
lực lãnh đạo củ Đảng không những ăn sâu, bám chắc trong lòng giai cấp, mà còn
trong cả các tầng lớp quần chúng nhân dân lao động và trong toàn thể dân tộc Việt
Nam.
Trong quá trình xây dựng chũ nghĩa xã hội ở nước ta. Bên cạnh những thành
công chói lọi, nhựng thành tựu vẻ vang, song đứng trước những đòi hỏi của sự
nghệp cách mạng trong thời kỳ mới và trước sự biến đổi nhanh chống vô cùng
phức tạp của tình hình thế giới, đặc biệt là âm mưu, thủ đoạn, tinh vi, xảo nguyệt
của chủ nghĩa đế quốc. Từ thực trạng bản thân của Đảng chúng ta cũng phải cần
nghia6m túc và dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá một cách khách quan

vể những thành công và thất bại để tìm ra nguyên nhân, rút ra những bài học quý
báo nhằm khẳng định vị trí và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng cầm
quyền trong sự nghiệp công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Điều đó chỉ có thể có được trên cơ sở mỗi đảng viên, cán bộ thực sự
quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền vừa là người lãnh
15


đạo, vừa là người đầy tới thật trung thành của nhân dân. Trước hết cần tập chung
thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
- Nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của Đảng, tiếp tục đổi mới
tu duy, bám sát thực tiễn cách mạng của Đảng một cách đúng đắn và thích hợp,
luôn thể hiện là danh dự, lương tâm trí tuệ của dân tộc. Trong tửng thời kỳ, điều
kiện cụ thể kịp thời vạch ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể, thiết thực khơi dậy được
mọi khả năng, tiềm lực của đất nước, huy động mọi lực lượng, thành phần kinh tế
của trong và ngoài nước thành một cao trào thi đua sôi nổi, rộng rãi trong toàn dân
phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Kết hợp một cách chặt chẽ giữa công tác xây dựng Đảng nói chung với
cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn, tiêu cực trong các cơ
quan lãnh đạo của Đảng và nhà nước nói riêng.
- Cùng với việc giáo dục, bồi dưỡng bản chất giai cấp công nhân cho
Đảng, Đảng phải thực sự coi trọng việc kiểm tra, rà soát lại và đánh giá đúng thực
trạng chất lượng đội ngũ đảng viên. Kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những
đảng viên thoái hóa, biến chất.
Nếu làm tốt những điều đó thì sẻ tăng cường lòng tin của nhân dân, nâng cao
sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng cầm quyền.
2.3.3. Đảng cầm quyền dân là chủ
Vấn đề cơ bản nhất của một cuộc cách mạng là chính quyền. Tuy nhiên, theo
Mác, đó mới là cánh cửa vào xã hội mới chứ chưa phải là xã hội mới. Vì vậy, vấn
đề quan trọng là chính quyền thuộc về ai, phục vụ ai. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu

kinh nghiệm lý luận của các cuộc cách mạng trên thế giới và kết luận: cách mạng
rồi thì giao cho quần chúng số nhiều, chớ để trong tay một số ít người. Như vậy
16


theo Hồ Chí Minh, quyền lực phải thuộc về nhân dân. Người đã đề cập đến vấn đề
xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người thấy được hai mặt của
quyền lực:
- Quyền lực là công cụ sắc bén cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
thúc đẩy bước tiến của lịch sử.
- Quyền lực là công cụ đàn áp, kìm hãm ghê gớm sự phát triển của xã
hội.
Quyền lực sẻ phát huy mặt tích cực khi Đảng cầm quyền còn là đầy tới trung
thành cùa nhân dân, được nhân dân ủng hộ. Quyền lực sẻ bộc lộ mặt tiêu cực, mặt
xấu và Đảng sẻ trở thành độc tài chuyên chế khi quyền lực phụ thuộc vào tay một
số ít người. Người nêu rõ quan điểm: Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích
điều vì dân, bao nhiêu quyền hạn điều của dân, quyền hành và lực lượng đếu ở nơi
dân. Hồ chí minh coi đây là sự khác biệt giữa Đảng cộng sản và Đảng tư sản.
Người nhấn mạnh rằng Đảng lãnh đạo cách mạng là để thiết lập và cũng cố quyền
làm chủ của nhân dân. Quyển lực thuộc về nhân dân là bản chất, nguyên tắc của
chế độ mới, một khi xa rời nguy tắc này, Đảng sẻ trở thành đối lập với nhân dân.
Dân làm chủ , Đảng lãnh đạo, là đầy tớ thì Đảng phải lấy dân làm gốc bởi : gốc có
vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.
Dân muốn làm chủ thì phải theo Đảng. Mỗi người dân phải biết lợi ích và
bổn phận của mình tham gia vao xây dựng chính quyền. Để phát huy vai trò làm
chủ của nhân dân Hồ Chí Minh luôn nêu gương sảng trong việc khuyến khích nhân
dân phê bình giám sát công việc của chính phủ.
Bản chất tốt đẹp mà chế độ chính trị , xã hội mả Đảng ta lựa chọn là tất cả
lợi ích và quyền hành thuộc về nhân dân và do nhân dân thực hiện. Sự cầm quyền
và lãnh đạo của Đảng phải thường xuyên đảm bảo cho nhân dân thuộc hiện được

17


công việc thuộc vế uyền hành và trách nhiệm của họ, trên cơ sở đó được hưởng tất
cả thành quả, lợi ích phát triển do họ làm ra. Trong quá trình cầm quyền và lãnh
đạo nhà nước Đảng phải luôn luôn tâm niệm cầm quyển phải vì dân và phải dự vào
dân, mọi lợi ích và quyền hành, mọi lực lượng đều ở nơi dân, đều thuộc về dân, tạo
môi trường và điều kiện để thực hiện trên thực tế quyền làm chủ, quyền quyết định
đích thực của nhân dân. Đồng thời với việc tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt
hơn nữa quyền dân chủ đại diện, cần rất coi trọng các hình thức để người dân thực
hiện quyền làm chủ trực tiếp, quyền quyết định và tự quyết định trực tiếp.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN ĐẢNG CẦM QUYỀN TRONG GIAI ĐOẠN
18


HIỆN NAY
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng ở cả vị trí chưa cầm quyền và vị trí cầm
quyền, Đảng đã đi từ thắng lợi này đên thắng lợi khác: thắng lợi của cách mạng
Tháng 8/1945 và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thắng lợi vĩ đại
của cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đánh
thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những chiến thắng vĩ đại đó chứng tỏ năng
lực cầm quyền, lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp cách mạng. Uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao, sự tin tưởng của
nhân dân vào Đảng ngày càng sau sắc. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các kỳ Đại
hội của Đảng. Đặc biệt là từ sau Đại hội VI đã chứng tỏ những đường lối, chủ

trương đúng đắn của Đảng và ngày càng khẳng định, nâng cao vai trò cầm quyền
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3.1. Đại hội VI (tháng 12/1986)
Đảng đã quyết định đưa ra đường lối đổi mới bắt đầu từ đổi mới kinh tế,
trước hết là tư duy kinh tế. Vấn đề có ý nghĩa sống còn là Đảng phải đổi mới để
mang tầm với những nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền trong giai đoạn
mới, một Đảng duy nhất lãnh đạo nhân dân đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới bao gồm: đổi mới cơ cấu kinh tế, thực
hiện 3 chương trình kinh tế, xây dựng và cũng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế, thống nhất chính sách kinh tế và chính sách xã hội, đổi mới cơ chế Đảng
lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý và nêu ra một luận điểm mới: “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đại hội VI cho rằng: Đảng phải đổi mới về
19


nhiều mặt như đổi mới tư duy trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức, đổi mới
đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.
Đại hội VI đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta, tạo ra bước dột phá lớn và đem lại luồng sinh khí mới trong xã
hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên. Đại hội VI thực sự là kết
tinh trí tuệ của Đảng , toàn dân và thể hiện tinh thần trách nhiệm của một Đảng
cầm quyền trước đất nước và dân tộc.
3.2. Đại hội VII (tháng 6/1991)
Đại hội VII được coi là : Đại hội của trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương đoàn kết. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đề ra
nhiệm vụ 5 năm tới, đặc biệt là thông qua 4 văn kiện quan trọng: cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Chiến lược ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Đảng và sửa chữa điều
lệ Đảng; Điều lệ Đảng (sửa đổi).
Đại hội đặt cơ sở quyết định những bước đi tới cho sự phát triển mạnh mẽ

của đất nước. Đại hội đã nêu bật những vấn đề quang trọng sau đây:
- Đảng kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đổi mới hệ thống chính trị.
Đại hội VII có ý nghĩa vô cùng to lớn: lần đầu tiên Đảng thông qua Cương
lĩnh về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và đồng thời thông qua Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (1991-2000).
20


Nhờ có những đường lối, chính sách đúng đắn mà Đảng cầm quyền đề ra
trong Đại hội VII nhân dân ta đã tạo ra những bước chuyễn biến mới về tất cả các
mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng và dần dần
đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
3.3. Đại hội VIII (tháng 6/1996)
Đây là Đại hội mở đầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đại hội khẳng định nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, tiếp tục làm rõ hơn quan niệm về chặng đường đầu tiên và chặng đường
tiếp theo trong thời kỳ quá độ, chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước là phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào
năm 2020. Đại hội cũng làm rõ hơn định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây
dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tiếp tục khẳng định phát triển giáo
dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá trong
quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đại hội VIII của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cộc mốc
phát triển mới trong tiến trình phát triển đất nước ta. Đó là Đại hội tiếp tục đổi mới
vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Kết quả của
Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của dân tộc và tương lai đất nước.
3.4. Đại hội IX (tháng 4/2001)
Đại hội có nhiệm vụ đánh giá Việt Nam trong thế kỷ XX với hơn 70 năm

Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và dự báo sự phát triển trong thế kỷ XXI,
đánh giá 15 năm Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới, đánh giá 10 năm thực hiện
chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

21


Đại hội đánh giá sâu sắc hơn về vị trí, vai trò và nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh, khẳng định đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa – mô hình kinh tế tổng quát cho sự phát triển đất nước, làm rõ vai trò động
lực to lớn của đại đoàn kết toàn dân, của dân chủ, của việc quam tâm tới lợi ích
chính đáng của con người. Đại hội quyết định nhiều vấn đề quan trọng tới sự phát
triển của đất nước với tinh thần phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tiếp tục đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm rõ
về lý luận cũng như thực tiễn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đại hội IX có ý nghĩa quan trọng mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội,
vượt qua thử thách tiến vào thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng đất
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và phát
huy tối đa vai trò làm chủ của nhân dân.
3.5. Đại hội X (tháng 4/2006)
Đại hội với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đã khách quan, nghiêm túc
đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010, nhìn lại 20 năm đổi mới, quyết định phương hướng
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, bổ sung sửa đổi một số quan điển trong điều lệ Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nổ lực của cả cá dân tộc Việt Nam, thành
tựu đã đạt được của 20 năm đổi mới là to lớn có ý nghĩa lịch sử, của 5 năm thực
hiện Nghị quyết Đại hội IX là rất qua trọng. Nó tạo cơ sở để đất nước phát triển
nhanh và bền hơn, gắn kết tốt hơn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giãm nghèo, giải
quyết tốt hơn yêu cầu phát triển của văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học
và công nghệ, quốc phòng an ninh, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc

tế . . .
22


Nhìn chung dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng cầm
quyền duy nhất ở Việt Nam đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cùng
với những chủ trương, chính sách, nhận định đúng đắn qua các thời kỳ thì Đảng
cầm quyền của ta luôn luôn giữ vững sự lãnh đạo, cầm quyền đất nước về tư
tưởng. Nhiều tổ chức Đảng và đảng viên đã thông qua các đợt sinh hoạt chính trị,
những cuộc trao đổi, thảo luận tập chung, dân chủ, thẳng thắn, những cuộc tiếp súc
cá nhân giữa cấp ủy viên, đảng viên với quần chúng, những ý kiến trao đổi qua thư
góp ý . . . nhiều vấn đề về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng đã từng
bước được sáng tỏ, được quần chúng đồng tình ủng hộ. Đối với những người có ý
kiến trái với quan điểm của Đảng, các tổ chức của Đảng cầm quyền đã phát hiện
kịp thời, bình tĩnh, kiên trì thuyết phục và cảm hóa họ. Đối với những người có
luận điệu xuyên tạc, bôi đen chế độ, truyền bá quan điểm sai trái, Đảng cầm quyền
đã đấu tranh kiên quyết và khi cần thì xử lý kỷ luật nghiêm minh. Đảng cầm
quyền cũng đã tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi cho các phương tiện thông
tin đại chúng vừ tuyền truyền đường lối, chính sách của Đảng, vừa là diễn đàn của
nhân dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và về Đảng cầm quyền chắc chắn
sẽ còn được làm sáng tỏ hơn nữa trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng sắp tới.

KẾT LUẬN

23


Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền luôn được Đảng ta trung thành, vận
dụng sáng tạo và phát triển. Nói Đảng cầm quyền hoàn toàn không có nghĩa là

Đảng tự biến mình thành chính quyền, một mình mình nắm giữ chính quyền và
làm chức năng của chính quyền. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ là cơ chế vận hành của chế độ ta. Theo cơ chế ấy, Đảng, Nhà nước và nhân
dân đều là những chủ thể của quyền lực, nhưng quyền lực của mỗi chủ thể ấy lại
không giống nhau. Quyền lực của Đảng là quyền lãnh đạo, bao gồm cả quyền lãnh
đạo chính quyền, nhưng bản thân Đảng lại không phải là chính quyền Nhà nước,
không làm thay cho Nhà nước. Quyền lực nhà nước bao gồm các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp, nhưng quyền lực ấy không phải do Nhà nước tự có mà là do
nhân dân giao phó cho những cơ quan quyền lực do mình cử ra. Quyền lực của
nhân dân là quyền của người làm chủ đất nước và quyền làm chủ ấy được thực
hiện thông qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, kể cả dân chủ
tự quản ở cơ sở. Mẫu số chung của ba loại quyền lực nêu trên (lãnh đạo, quản lý và
làm chủ), xét cho cùng, là tư tưởng Bác Hồ từng nêu lên trong bài báo “Dân vận”
viết năm 1949 cách đây đúng 61 năm “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích
đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. . . Chính quyền từ xã đến Chính phủ
Trung ương đều do dân cử ra. . . Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là một lý luận hoàn toàn đúng đắn
chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta cần phải hiểu rõ và phát huy làm sáng tỏa tư
tưởng của Người về Đảng cầm quyền để có thể vận dụng đề ra những chủ trương,
chính sách, đường lối đúng đắn cho sự phát triển của đất nước và phát huy tối đa
vai trò, sức mạnh từ quần chúng nhân dân bên cạnh đó không ngừng nâng cao vị
thế, phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHỎA
24


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khao học
Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Đình Huỳnh (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
Đổ Hoài Nam (2008), Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong điều kiện mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh di sản văn hóa dân tộc, Nxb. Quân
đội Nhân dân.

25


×