Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.73 KB, 23 trang )

HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THÀNH TỰU, HẠN CHẾ
VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
PGS. TS. Nguyễn Văn Trình
Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP. Hồ Chí Minh
Ths. Trần Huy Hiếu
Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

1. Mở đầu
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường nhất thiết phải mở rộng
thị trường trong nước gắn với thị trường khu vực và thế giới, vì vậy hội
nhập quốc tế là xu hướng tất yếu khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường. Hội nhập quốc tế có tác động tích cực, tạo ra các cơ hội cho
sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia bởi vì hội nhập quốc tế làm
tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của mỗi quốc gia nhờ mở rộng
thị trường hàng hoá và dịch vụ; tạo điều kiện làm tăng khả năng thu hút
nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp từ bên ngoài nhờ môi trường đầu tư,
kinh doanh trong nước được cải thiện; thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịch
cơ cấu theo hướng hợp lý nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của
mỗi quốc gia; đổi mới và hoàn thiện thể chế chính trị, kinh tế, luật pháp,
chế độ quản lý ở mỗi quốc gia; thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại,
đầu tư, chuyển giao công nghệ và càng thúc đẩy xu hướng toàn cầu hoá,
quốc tế hoá đời sống kinh tế - xã hội của các nước. Tuy nhiên, hội nhập
quốc tế cũng tạo ra những tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế
như: làm cho quá trình cạnh tranh trở nên gay gắt, có thể dẫn đến nguy
cơ phá sản của các doanh nghiệp, ngành kinh tế làm ăn kém hiệu quả,
gây thất nghiệp, dễ dẫn đến bất ổn về chính trị và xã hội; Chính phủ
các quốc gia sẽ mất đi một nguồn thu ngân sách do phải cắt giảm thuế
quan; đối với các nước nghèo sẽ thiếu tài chính và các nguồn lực khác
cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh; dễ tạo sự phụ thuộc
275



của nước nghèo, thiếu công nghệ, vốn vào nước giàu, ảnh hưởng đến
sự độc lập dân tộc của các quốc gia yếu thế; Các giá trị đạo đức truyền
thống dễ bị xói mòn bởi văn hoá ngoại lai. Với những tác động tích cực
và tiêu cực trên của hội nhập quốc tế mà gần ba mươi năm qua (từ năm
1986 đến nay) Đảng ta đã kiên định đường lối chủ động hội nhập quốc
tế để phát huy những mặt tích cực của hội nhập, hạn chế những tiêu cực
nhằm đưa đất nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực và trên
thế giới.
2. Quan điểm về hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước
Những quan điểm về hội nhập của Việt Nam đã được xác định
trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Chính phủ
Việt Nam cụ thể hóa trong các văn bản luật và dưới luật, có thể điểm
qua những tiến triển trong quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hội
nhập quốc tế như sau:
Trước 1986 quan điểm hội nhập của Đảng đã được thể hiện trong
Nghị quyết Đại hội Đảng IV và V, nhưng chủ yếu là hội nhập vào cộng
đồng các nước xã hội chủ nghĩa với tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế
châu Âu. Tuy nhiên, khối cộng đồng kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa
dựa trên phân công lao động giữa các nước trong khối và việc trao đổi
hàng hóa không dựa trên nguyên tắc thị trường, không chịu sức ép của
sự cạnh tranh gay gắt của quy luật thị trường. Do trình độ công nghệ
và quy mô sản xuất của Việt Nam chưa cao nên mức độ và quy mô hội
nhập của Việt Nam vào khối các nước XHCN chưa sâu và chưa toàn
diện. Việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế còn hạn chế vì đây là thời
gian chiến tranh lạnh giữa hai khối: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa nên Việt Nam khó hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Vì vậy, thực
tiễn của đất nước đòi hỏi phải hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.
Tại Đại hội Đảng lần VI (1986), trên tinh thần đổi mới tư duy kinh
tế, cải cách mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, Đảng ta đã

khẳng định: “Chúng ta cần tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới về
hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi việc
276


phân công và hợp tác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, đồng thời tranh
thủ mở rộng quan hệ với các nước khác” [2, tr.78].
Trên cơ sở tinh thần đổi mới của Đại hội VI, Đại hội VII (1991)
của Đảng đã tiếp tục khẳng định đường lối mở rộng quan hệ quốc tế với
việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Trong Đại hội
này, Đảng đã đề ra “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội đến năm 2000 (1991 - 2000)” và đưa ra đường lối đối ngoại độc lập
tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá theo tinh thần: “Việt Nam muốn là
bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển”. [2, tr.288].
Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã tiếp nối đường lối mở rộng
quan hệ quốc tế của Đại hội VII khi khẳng định quan điểm: “Tiếp tục
thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá,
đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn
với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc
lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các
nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và
tranh chấp bằng thương lượng” [2, tr.365-366].
Quan điểm đường lối hội nhập được nâng lên khi Đảng chủ trương
phải chủ động hội nhập để có thể chủ động phát huy những thuận lợi,
nắm bắt thời cơ do hội nhập mang lại và chủ động khắc phục những
hạn chế, thách thức của hội nhập, trên tinh thần đó Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ IX (2001) đã khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy cao độ nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc, bảo vệ môi trường [2, tr.483]. Bộ Chính trị khoá IX đã có
Nghị quyết 07-NQ/TW triển khai tinh thần Nghị quyết Đại hội IX về
277


chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết
định số 37/2002/QĐ-TTg về chương trình hành động của Chính phủ để
thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị. Đồng thời vào tháng 02/2003
Chính phủ đã chủ trương các hoạt động ngoại giao phải phục vụ phát
triển hoạt động kinh tế đối ngoại (Nghị định 08/2003/NĐ-CP về công
tác ngoại giao phục vụ kinh tế). Vào ngày 05/2/2007 Ban chấp hành
Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết 08/NQ/TW về “Một số chủ
trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới”.
Tiếp tục thực hiện đường lối chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần X (2006) đã xác định Việt Nam
là bạn và là đối tác của các nước trong khu vực và trên thế giới: “Chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác
quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác
quốc tế và khu vực” [2, tr.650 - 651].
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa diễn ra trong khu vực
và trên phạm vi toàn thế giới thì quá trình hội nhập cũng ngày càng sâu
sắc, toàn diện, đa dạng đối với mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất
nước, vì vậy, Đảng ta đã khẳng định phải chủ động hội nhập quốc tế chứ
không chỉ hội nhập kinh tế quốc tế. Đây được xem là quan điểm mới

của Đảng và Nhà nước trước xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng của các
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên tinh thần đó, Đại hội Đảng
toàn quốc lần XI (2011) đã đề ra đường lối hội nhập quốc tế: “Thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế”. Và Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành một
nghị quyết riêng để thúc đẩy toàn đảng, toàn dân tiến hành chủ động hội
nhập quốc tế một cách tích cực và có hiệu quả đó là Nghị quyết số 22NQ/ TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 về “Chủ động hội nhập quốc tế”.
278


3. Kết quả quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
3.1. Quá trình bình thường hóa, hội nhập vào các tổ chức khu
vực và thế giới
Trước 1986 hội nhập quốc tế của Việt Nam chủ yếu chỉ hội nhập
vào khối Cộng đồng kinh tế Châu Âu (SEV) thuộc Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện chính
sách đổi mới kinh tế bắt đầu từ Nghị Quyết Đại hội Đảng Cộng sản toàn
quốc lần thứ VI, Việt Nam đã tìm mọi cách để mở rộng quan hệ hợp
tác với các nước, tăng cường trao đổi thương mại, thu hút đầu tư nước
ngoài, ký kết nhiều hiệp định song phương, đa phương liên quan đến
hội nhập quốc tế, cụ thể là:
- Tháng 10/1993, Việt Nam đã thiết lập quan hệ bình thường với
IMF, WB, ADB. Các nhà tài trợ quốc tế thông qua Câu lạc bộ Paris và
Câu lạc bộ London đã cam kết cho Việt Nam vay ưu đãi và thảo luận
việc xóa các khoản nợ cho Việt Nam.
- Tháng 10/1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập ASEAN và tháng
7/1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, chấp
nhận các nguyên tắc, quy định của tổ chức kinh tế khu vực này.

- Tháng 12/1994 Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập WTO và tháng
01/1995 WTO chính thức nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam để tiến
hành đàm phán cụ thể.
- Tháng 6/1996 Việt Nam tham gia thành lập Diễn đàn hợp tác Á
- Âu (ASEM). ASEM là một diễn đàn đối thoại không chính thức hoạt
động theo nguyên tắc đồng thuận, cùng nỗ lực tạo dựng một mối quan
hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn
của hai khu vực.
- Tháng 11/1998 Việt Nam đã chính thức được kết nạp và trở thành
thành viên APEC. APEC là diễn đàn kinh tế đầu tiên trong khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm 21 nền kinh tế thành viên, trải ra
trên bốn lục địa, đại diện cho hơn 1/3 dân số trên thế giới (khoảng 2,5
tỷ người), trên 50% GDP và khoảng 47% thương mại thế giới. APEC
279


được thành lập nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các
nền kinh tế thành viên, tăng cường tinh thần cộng đồng và các mối liên
hệ trong khu vực vì sự thịnh vượng của nhân dân toàn khu vực.
- Ngày 13/7/2000 đại diện Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký
hiệp định thương mại song phương (BTA) tạo điều kiện thuận lợi thúc
đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước.
- Đánh dấu quá trình mở cửa kinh tế, chủ động hội nhập sâu, rộng
vào khu vực và thế giới là việc kết thúc 11 năm đàm phán song phương,
đa phương với quyết định kết nạp Việt Nam vào WTO ngày 7/11/2006
và chính thức có hiệu lực vào 07/1/2007 sau khi Quốc hội Việt Nam phê
chuẩn để Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức
thương mại lớn nhất thế giới hiện nay.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong gần ba thập
niên qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc mở rộng

quan hệ kinh tế song phương và đa phương; thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức với 181 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó, có tất cả các nước
lớn như: Mỹ, EU, Nhật, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ…; có quan hệ kinh
tế - thương mại với trên 160 nước và 70 vùng lãnh thổ; bình thường hoá
quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế; thu hút được một
lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Ngoài ra, để đẩy mạnh quá trình hội nhập một cách chủ động tích
cực, Việt Nam đã tham gia và ký kết các hiệp định tự do thương mại
song phương (FTA) với các đối tác trong khu vực và trên thế giới trong
khuôn khổ WTO như: FTA ASEAN; FTA giữa ASEAN với từng đối tác
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Trung Quốc, Nga và
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Từ năm 2010 Việt Nam tham
gia đàm phán với các đối tác trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự
do xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 nước trong APEC với hy vọng
TPP sẽ được ký kết vào năm 2014.
Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh
tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần phải tỉnh
280


táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập
để từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ
phát triển của đất nước, vừa đáp ứng được các quy định của các tổ chức
quốc tế mà nước ta tham gia ký kết, tranh thủ những ưu đãi dành cho
các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh
tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường; kết hợp chặt chẽ quá trình
hội nhập quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng, thông qua
hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố
chủ quyền và an ninh đất nước.
3.2. Kết quả hoạt động của một vài lĩnh vực kinh tế đối ngoại

trong quá trình hội nhập quốc tế
3.2.1. Về hoạt động thương mại quốc tế
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên hàng năm. Nếu
như kim ngạch xuất khẩu năm 1992 chỉ có 2,58 tỷ USD thì đến năm
2011 đã tăng lên 96,905 tỷ USD (tăng 40 lần). Thời kỳ 1990-2000 tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 19,67%, cao gấp 3 lần tốc độ tăng
trưởng kinh tế 7,26%. Trong giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu là 17,5% vượt mức chỉ tiêu Đại hội IX đề ra (kế hoạch là
16%/năm). Trong giai đoạn 2006-2011, tăng trưởng xuất khẩu trung
bình là 21%, cao hơn nhiều so với các giai đoạn trước đó. Với tốc độ
phát triển nhanh của thương mại quốc tế, mức độ mở cửa nền kinh tế
nước ta ngày càng tăng. Đây cũng là thước đo mức độ hội nhập quốc tế
của Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn chung quy mô xuất khẩu của nước ta vẫn còn nhỏ
bé và chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế. Qua gần
30 năm thực hiện chính sách thương mại quốc tế chỉ có 3 năm là Việt
Nam xuất siêu (năm 1992 xuất siêu 40 triệu USD; năm 2012 xuất siêu
748 triệu USD và dự kiến năm 2013 xuất siêu gần 1 tỷ USD) còn lại
nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu. Tỷ lệ nhập siêu trung bình trong
giai đoạn 1986-1990 là 80% so với kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nhập
siêu cao nhất trong giai đoạn này là năm 1987 đạt đến 187%; giai đoạn
281


1991-1995 là 33%; giai đoạn 1996-2000 là 20%; giai đoạn 2001-2005
là 17% và giai đoạn 2006-2010 là 22%. Như vậy, xét theo từng giai
đoạn thì tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam có xu hướng giảm, phù hợp với
xu hướng phát triển của nền kinh tế, nhất là trong những năm gần đây
đã xuất hiện trạng thái xuất siêu, mặc dù còn nhiều tranh luận của các
nhà kinh tế xung quanh trạng thái này (Xem bảng 2.1).

Hai là, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay
đổi so với trước. Các mặt hàng công nghiệp chế tạo, chế biến có giá trị
kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng. Nếu vào năm 1997 Việt Nam
chủ yếu chỉ xuất khẩu sản phẩm thô (dầu thô, thuỷ, hải sản, gạo, v.v…)
chưa xuất khẩu được hàng công nghiệp chế tạo, chế biến như điện tử,
máy vi tính, v.v… thì vào năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu được trên
4,6 tỷ USD, năm 2012 tăng lên trên 7,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
những loại hàng hoá này. Riêng mặt hàng điện thoại di động và các linh
kiện điện thoại di động có mức tăng trưởng kim ngạch đáng ngạc nhiên,
năm 2005 chỉ có hơn 40 triệu USD kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này,
nhưng vào năm 2012 đã đạt mức 12,7 tỷ USD và năm 2013 ước đạt trên
21 tỷ USD. Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu hàng hoá xuất khẩu thay đổi
chậm, hàng xuất khẩu chủ yếu đại bộ phận là ở dạng lắp ráp, sơ chế.
Đồng thời khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn còn
rất yếu trên thị trường thế giới và khu vực (xem bảng 2.2).
Ba là, thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng với
trên 86 quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu trên thế giới. Trong đó, thị
trường khu vực các nước ASEAN có tổng kim ngạch xuất khẩu năm
2012 đạt khoảng 17,3 tỷ USD, thị trường khu vực các nước EU có tổng
kim ngạch xuất khẩu đạt 20,3 tỷ USD và khu vực APEC năm 2011 đạt
65,1 tỷ USD [10, tr. 531-532]. Tuy nhiên, nhìn chung thị trường hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn manh mún, vụn vặt, có thị trường
chỉ đạt vài chục triệu USD một năm như: Brunei vào năm 2012 kim
ngạch xuất khẩu chỉ đạt 16 triệu USD; Kuwait chỉ đạt 29 triệu USD;
Bulgaria chỉ đạt 37 triệu USD; Cộng hòa Síp chỉ đạt 17,7 triệu USD,
v.v... [10, tr. 531-532].
282


Bốn là, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần

kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu. Trong đó, khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài có tỷ lệ xuất khẩu cao nhất. Chẳng hạn trong năm 2010
kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chiếm 54,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nước, đạt trên 39,1 tỷ USD; năm 2011 khu vực này chiếm
56,9%, đạt trên 55,1 tỷ USD; năm 2012 khu vực này chiếm 63,1%, đạt
trên 72,2 tỷ USD [10 tr. 530] và dự kiến trong năm 2013 kim ngạch xuất
khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao
nhất, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trong
khi kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé, nhưng lại có quá nhiều doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa
các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.
Bảng 2.1. Tình hình xuất, nhập khẩu của Việt Nam 1992-2013
Kim ngạch XK Tốc độ tăng Kim ngạch NK Tốc độ tăng Cán cân thương mại
(triệu USD) trưởng XK (%) (triệu USD) trưởng NK (%) quốc tế (triệu USD
1992

2.580

23.68

2.540

8,7

40

1993

2.985


15.7

3.924

54,4

-939

1994

3.893

30.42

5.825

48,5

-1.932

1995

5.449

39.97

8.155

40,0


-2.706

1996

7.256

33.16

11.143

36,6

-3.887

1997

9.185

26.58

11.592

4,0

-2.407

1998

9.361


1.92

11.499

-0,8

-2.138

1999

11.540

23.3

11,742

2,1

-202

2000

14.482

25.5

15.636

33,2


-1.153

2001

15.029

3.8

16.217

3,7

-1.188

2002

16.706

11.2

19.745

21,8

-3.039

2003

20.149


20.6

25.255

27,9

-5.106

2004

26.485

31,4

31.968

26,6

-5.483

2005

32.447

22,5

36.761

15,0


-4.314

2006

39.826

22,7

44.891

22,1

-5.064

2007

48.561

21,9

62.764

39,8

-14.203

2008

62.685


29,1

80.713

28,6

-18.028
283


2009

57.096

-8,9

69.948

-13,3

-12.852

2010

72.263

26,5

84.838


21,3

-12.601

2011

96.905

34,2

106.749

25,8

-9.844

2012
Ước
2013

114.529

18,2

113.780

6,6

748


132.134

15,37

132.125

16,1

9,432

Nguồn: Tổng Cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011.
Tổng Cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012.
Tổng Cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013.

Bảng 2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2005-2012
Mặt hàng

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011


2012

7.241,5

8.211,9

Dầu thô (triệu USD)

7.373,5 8.312,0 8.487,6 10.356,8 6.194,5 5.023,5

Dệt may (triệu USD)

4.772,4 5.854,8 7.732,0 9.120,5

9.065,6 11.209,8 14.043,3 15.090,2

Giầy dép (triệu USD)

3.038,8 3.595,9 3.999,5 4.769,9

4.071,3 5.123,3

6.549,3

7.261,9

Thủy sản (triệu USD)

2.732,5 3.358,0 3.763,4 4.510,1


4.255,3 5.016,9

6.112,4

6.088,5

Gạo (triệu USD)

1.408,4 1.275,9 1.490,2 2.895,9

2.666,1 3.249,5

3.656,8

3.672,8

Cà phê (triệu USD)
Điện tử máy tính (triệu
USD)
Điện thoại

740,3

1.217,2 1.916,7 2.113,8

1.730,6 1.851,4

2.752,4


3.672,8

1.427,4 1.807,8 2.165,2 2.640,3

2.763,0 3.590,1

4.669,6

7.838,8

593,3

6.396,7 12.716,7

Cao su (triệu USD)

806,6

1.286,4 1.393,8 1.604,1

1.227,1 2.386,2

3.234,7

2.859,8

Than đá (triệu USD)
Gỗ và sản phẩm gỗ
(triệu USD)
Hàng nhựa (triệu USD)

Dây điện và cáp điện
(triệu USD)
Ba lô, túi, cặp, ví, mũ, ô
dù (triệu USD)
Hạt điều (triệu USD)

669,9

914,8

1.388,5

1.316,6 1.614,6

1.632,2

1.238,9

1.561,4 1.943,1 2.384,6 2.767,2

2.597,6 3.444,5

3.955,3

4.665,2

357,7

452,3


709,5

933,7

867,4

1.130,2

1.359,9

1.595,5

518,2

705,7

882,3

1.009,0

891,8

1.316,0

443,6

618,8

470,9


502,1

627,1

773,1

824,1

985,5

1.384,8

503,1

503,9

645,1

915,8

849,7

1.136,9

1.473,1

10,4
999,8

2.307,3


1.470,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009, tr.457-460;
Niên giám thống kê 2011, tr. 495-496; Niên giám thống kê 2012, tr. 534-535.

Về tình hình hoạt động nhập khẩu, trong những năm qua khi
thực hiện chính sách nhập khẩu, Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc

284


nhập khẩu để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
phục vụ nhu cầu tiêu dùng của sản xuất và cá nhân, nhất là phục vụ
sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Do đó, kim ngạch nhập khẩu luôn tăng
qua các năm để đảm bảo phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Quy mô nền
kinh tế càng lớn thì nhu cầu nhập khẩu càng gia tăng. Nếu năm 1992,
kim ngạch nhập khẩu chỉ có 2,5 tỷ USD thì đến năm 2012, kim ngạch
nhập khẩu đã tăng lên đến 113,7 tỷ USD, tức tăng đến 45,4 lần và trong
nhiều năm liền Việt Nam phải chịu tình trạng thâm hụt cán cân thương
mại quốc tế.
Bảng 2.3. Trị giá nhập khẩu hàng hóa theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại
thương của Việt Nam từ 2005-2011 (ĐVT: triệu USD)
2005

2006

2007

2008


2009

2010

2011

Hàng thô hoặc mới sơ chế

9.308,2 11.481,3 15.420,8 21.766,1 16.340,8 19.962,6 27.620,0

- Lương thực, thực phẩm

1.955,2 2.299,3 3.279,6 4.525,0 4.631,2

6.225,1

7.379,8

- Đồ uống và thuốc lá
- Nguyên liệu thô, không dùng để
ăn, trừ nhiên liệu
- Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật
liệu liên quan
- Dầu, mỡ, chất béo, sáp động,
thực vật
Hàng chế biến hoặc đã tinh chế

175,8


341,6

292,9

318,5

1.623,2 2.084,3 2.740,8 4.005,8 3.388,5

4.622,3

6.497,5

5.365,7 6.699,0 8.744,2 12.329,7 7.497,4

8.140,3

12.531,1

188,3

682,0

893,1

- Hóa chất và sản phẩm liên quan
- Hàng chế biến phân loại theo
nguyên liệu
- Máy móc, phương tiện vận tải và
phụ tùng
- Hàng chế biến khác

Hàng hóa không thuộc các nhóm
trên

145,0

253,7

183,3

472,9

269,4

636,2

482,1

26.633,1 31.531,0 46.027,8 65.219,4 53.225,4 63.910,6 77.056,1
5.309,9 6.317,4 8.368,7 10.297,8 10.225,4 12.491,3 15.550,4
10.172,2 12.164,0 17.062,3 20.112,8 17.777,4 22.449,6 25.594,5
9.252,3 10.805,7 17.859,8 22.425,3 21.908,0 24.713,5 31.092,1
1.898,7 2.243,9 2.737,0 3.383,5 3.314,6

4.256,2

4.818,8

819,8

965,4


2.073,7

1.878,8 1.316,1 2.728,3

382,6

Nguồn: Tổng Cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009, tr.461;
Niên giám thống kê 2011, tr. 497; Niên giám thống kê 2012, tr. 536.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trong thời gian qua
thể hiện trong Bảng 2.3. Qua đó ta thấy rằng hàng hoá nhập khẩu của
Việt Nam chủ yếu là hàng máy móc, thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu
285


phục vụ cho sản xuất, nhất là sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, cơ cấu hàng hoá
nhập khẩu này là tương đối hợp lý, đây là những mặt hàng cần thiết phải
nhập. Vậy để hạn chế và tiến đến cân bằng cán cân thương mại, nhiệm
vụ sống còn của ngoại thương Việt Nam là phải đẩy mạnh xuất khẩu,
chứ không thể giảm nhập khẩu được.
3.2.2. Về tình hình đầu tư quốc tế của Việt Nam
Về đầu tư trực tiếp (FDI), từ khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam có hiệu lực cho đến 31 tháng 12 năm 2012, trên cả nước có khoảng
13.440 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 228,8 tỷ
USD, với số vốn đăng ký còn hiệu lực gần 198 tỷ USD và tổng vốn đã
thực hiện khoảng 90,3 tỷ USD. Nếu chia theo nhóm ngành đăng ký thì
lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đạt 115,9 tỷ USD, chiếm 50,6% tổng
vốn đăng ký; lĩnh vực dịch vụ đạt 89 tỷ USD, chiếm tỷ lệ gần 38,8%;

lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chỉ đạt trên 3,2 tỷ USD, chiếm 1,4%.
Trong giai đoạn 1988-1990, khi mới thực hiện chính sách thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua Luật đầu tư nước ngoài năm
1987 thì vốn đăng ký còn ít, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ mới thăm dò
chính sách, họ chỉ đầu tư vào những lĩnh vực và ngành nghề cần vốn ít,
dễ thu hồi vốn và thông qua hình thức liên doanh với các công ty nhà
nước trong nước, tổng vốn đăng ký giai đoạn này chỉ có 1,6 tỷ USD,
năm 1988 đạt 342 triệu USD, năm 1989 đạt 526 triệu USD và năm 1990
cũng chỉ đạt có 735 triệu USD. Tuy nhiên, qua số liệu trên ta cũng thấy
nhà đầu tư dần dần tin tưởng hơn vào chính sách kinh tế đối ngoại của
Việt Nam nên số vốn đăng ký đã tăng lên qua các năm, mặc dù chưa có
số vốn nào được thực hiện trong những năm này.
Trong giai đoạn 1991-2000, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện
của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu gia tăng, với tổng
vốn đăng ký đạt trên 43,9 tỷ USD và tổng vốn thực hiện đạt trên 20,8 tỷ
USD. Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn bùng nổ vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trong giai đoạn này là trên 168,6
286


tỷ USD, vốn thực hiện là trên 58,4 tỷ USD. Đây cũng là giai đoạn đánh
dấu sự chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công
nghiệp đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao, điều đó cũng chứng minh cho sự
tin tưởng của các nhà đầu tư ngày càng vững chắc vào chính sách đầu
tư nước ngoài của Việt Nam, tin tưởng vào chính sách nhất quán trong
phát triển kinh tế đối ngoại rộng mở của Việt Nam.
Về các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đến nay nếu xét về vốn
đăng ký đứng nhất là Nhật Bản với trên 28,6 tỷ USD, thứ hai là Đài
Loan với tổng vốn đăng ký là 27,1 tỷ USD, đứng thứ ba là Singapore
với số vốn đăng ký trên 24,87 tỷ USD, thứ tư là Hàn Quốc với 24,81 tỷ

USD, thứ năm là Quần đảo Virgin của Anh với hơn 15,3 tỷ USD, Hoa
Kỳ đã vươn lên đứng thứ sáu với tổng vốn đăng ký là trên 11,9 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã chuyển dịch ngày càng hợp lý
theo đúng hướng của chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam là phục vụ
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, vốn đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến
là dịch vụ và nông nghiệp. Đồng thời vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã hiện diện ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, trong khi trước đây
chỉ tập trung ở những thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà
Nẵng hoặc những tỉnh có điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội
thuận lợi như các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng
kinh tế đồng bằng sông Hồng. Qua bảng 2.4 ta thấy trong số những
tỉnh, thành thu hút trên 2 tỷ USD vốn FDI đã có tên những tỉnh mà điều
kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phú
Yên, v.v… (xem bảng 2.4). Đặc biệt, trong năm 2013, Thái Nguyên đã
thu hút dự án đầu tư của Samsung với số vốn lên đến hàng tỷ USD (1,2
tỷ USD), làm cho Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong thu hút FDI,
đứng hàng thứ hai trong cả nước năm 2013 trong thu hút FDI với số vốn
FDI đăng ký lên đến trên 3,3 tỷ USD.

287


288

5) Quần đảo Virgin (Anh): 15.386,4
6) Hồng Kông: 11.966,7
7) Hoa Kỳ: 10.507,2
8) Malaysia: 10.196,4
9) Quần đảo Câymen: 7.506,0

10) Thái Lan: 6.063,7

2006-2010: 148.071

-2006: 12.004
-2007: 21.348
-2008: 71.726
-2009: 23.107
-2010: 19.886
2011: 15.598
2012: 12.700

6) Hà Tĩnh: 10.564,4
7) Hải Phòng: 7247,8
8) Thanh Hóa: 7150,2
9) Phú Yên: 6.531,2
10) Hải Dương: 5.379,5

5) Bình Dương: 17.969,3

1) TP.HCM: 32.403,2
2) BR – VT: 26.298
3) Hà Nội: 21.205,6
4) Đồng Nai: 19.945,4

3. Địa bàn trên 1 tỷ USD (**)

3. Dịch vụ: 89.091

2. Công nghiệp, xây dựng:

115.990
Trong đó:
Công nghiệp: 105.938
Xây dựng: 10.052

1. Nông, lâm, thuỷ sản: 3.263

4. Chia theo nhóm ngành và ngành
đạt trên 1 tỷ USD vốn đăng ký (**)

Nguồn: (*) Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2012-2013, tr.83.
(**) Tổng Cục Thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê 2012, tr.174–177.

1) Nhật Bản: 28.699,6
2) Đài Loan: 27.129,1
3) Singapore: 24.875
4) Hàn Quốc: 24.816,0

1988-1990: 1.603
1991-1995: 17.662
1996-2000: 26.259
2001-2005: 20.720

Tổng số:
242.613

2. Đối tác gần 2 tỷ USD trở lên (**)

1. Chia theo năm (*)


Bảng 2.4. Tình hình FDI tại Việt Nam từ 1988-2012 (ĐVT: triệu USD)


4. Đánh giá chung
4.1. Những thành tựu đạt được
Trong thời gian qua các hoạt động hội nhập quốc tế đã gặt hái được
những thành tựu nhất định, thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, chủ trương phát triển các hoạt động hội nhập quốc tế đã
được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quán triệt từ rất sớm và những quan
điểm đó đã được thể hiện xuyên suốt qua nghị quyết của các kỳ Đại hội
Đảng toàn quốc, qua các nghị quyết, nghị định của Chính phủ cũng như
qua công tác điều hành trong thực tế của lãnh đạo các cấp ủy đảng và
chính quyền từ Trung ương xuống địa phương.
Thứ hai, kết quả của quá trình thực hiện chính sách chủ động hội
nhập đã giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế
khu vực và thế giới, điều đó thể hiện qua việc Việt Nam đã trở thành
thành viên của nhiều tổ chức quốc tế tầm khu vực cũng như tầm thế giới
như: ASEAN, APEC, ASEM, WTO, v.v…
Thứ ba, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã phát triển
mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu Việt Nam, mở rộng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập
khẩu. Thương mại quốc tế đã đóng góp phần lớn cho tăng trưởng GDP
của Việt Nam và góp phần lớn vào tạo việc làm cho lao động.
Thứ tư, Việt Nam cũng đạt được những thành công nhất định trong
thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế, tăng
thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam và nhìn chung góp phần giúp kinh tế của Việt
Nam tăng trưởng trong thời gian qua.
4.2. Những mặt hạn chế
Tuy đã được những thành tựu kể trên nhưng trong quá trình hội

nhập quốc tế của Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định, thể hiện
qua những điểm dưới đây:
Một là, những hạn chế do điều kiện kinh tế - xã hội tác động làm
cho các hoạt động hội nhập của Việt Nam không ổn định, đôi lúc, đôi
289


nơi có dấu hiệu chững lại, chẳng hạn như trong vài năm gần đây thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm sút so với trước đây, những hạn chế
đó làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây
tương đối thấp hơn trước. Các cân đối vĩ mô còn chưa vững chắc, ảnh
hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như tỷ lệ đầu tư
và tiết kiệm chưa hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm
chạp, tăng trưởng kinh tế còn dựa chủ yếu vào chiều rộng, chưa đi vào
chiều sâu, v.v…
Hai là, môi trường kinh doanh và đầu tư còn nhiều bất cập, chưa
thông thoáng, chưa hấp dẫn các nhà kinh doanh, đầu tư lớn trong và
ngoài nước, nhất là các tập đoàn kinh doanh quốc tế. Môi trường kinh
doanh và đầu tư chưa tốt thể hiện ở những điểm sau: (i) hạ tầng cơ sở
kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế và dân sinh, nhất
là phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hệ thống giao thông, vận
tải, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải các loại, kho
hàng, v.v… thường xuyên biểu hiện quá tải; (ii) cơ sở hạ tầng xã hội còn
nhiều bất cập, các cơ sở giáo dục thiếu thốn, chương trình giáo dục và
đào tạo lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, hệ thống
khám chữa bệnh quá tải, chất lượng khám chữa bệnh chưa ngang tầm
khu vực, v.v…; (iii) cơ chế quản lý hành chính còn nặng thủ tục, rườm
rà, các văn bản chồng chéo, không nhất quán gây khó khăn cho các nhà
kinh doanh, đầu tư trong nước và nước ngoài; (iv) giá thuê đất còn quá
cao do quá trình đô thị hoá làm cho giá đất tăng lên, đồng thời do cơ chế

quản lý đất đai bất cập nên dẫn đến đầu cơ đất đai góp phần đẩy giá đất
lên cao, gây khó khăn cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Ba là, chủ trương, chính sách hội nhập tuy có nhiều, nhưng chưa
phù hợp với các yêu cầu của hội nhập. Điều đó cũng do trình độ cán bộ
quản lý các cấp còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu hội nhập,
nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sự am hiểu thị trường thế giới,
am hiểu các luật và thông lệ quốc tế, kinh nghiệm hoạt động trên thị
trường quốc tế còn yếu, trình độ đàm phán còn thấp và nhất là trình độ
ngoại ngữ chưa bảo đảm làm việc với các đối tác nước ngoài một cách
290


chủ động. Thậm chí những hiện tượng suy thoái đạo đức của cán bộ
quản lý như nhận hối lộ, tham nhũng trong cấp phép dự án, đấu thầu dự
án, v.v… đã góp phần làm méo mó, sai lệch các chính sách hội nhập của
Đảng và Nhà nước.
Bốn là, hoạt động thương mại quốc tế như xuất nhập khẩu, gia
công xuất khẩu của Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,
còn thâm hụt cán cân thương mại lớn. Tất nhiên trong quá trình công
nghiệp hoá nhập siêu là không tránh khỏi, nhưng nếu nhập siêu lâu dài
sẽ dễ dẫn đến mất cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô
của Việt Nam.
Năm là, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.
Trong thời gian qua, các dự án đầu nước ngoài có quy mô vừa và nhỏ,
trong đó quy mô nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu đầu tư vào các ngành
công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, da giày, cơ khí lắp ráp.
Đầu tư nước ngoài vào các ngành thâm dụng vốn và công nghệ chưa
nhiều như các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy, công nghiệp phụ
trợ, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, phần mềm, vật liệu mới,
công nghệ sinh học, di truyền; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực

kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn rất thấp và có xu hướng ngày càng
giảm. Vẫn còn tình trạng đầu tư nước ngoài tập trung lớn ở những vùng,
miền có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội dẫn đến
mất cân xứng vùng miền. Khu vực FDI chưa giải quyết nhiều việc làm
cho lao động trong nước, nhất là lao động có trình độ, đã qua đào tạo
và việc gây ô nhiễm môi trường, cũng như trốn thuế qua việc chuyển
giá, v.v… là những mặt tiêu cực của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lớn trên thế giới còn chưa biết nhiều đến
Việt Nam.
Ngoài ra, việc phát triển đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam
còn chưa tương xứng với tiềm năng. Thị trường tài chính - tiền tệ của
Việt Nam còn chưa mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất
là các tập đoàn tài chính lớn. Tỷ lệ đầu tư gián tiếp tư nhân nước ngoài
291


ở Việt Nam còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1% trong tổng đầu tư
nước ngoài. Ngoài ra, việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) cũng còn nhiều bất cập do khó khăn trong chính sách đền bù,
giải toả, giải phóng mặt bằng, còn hiện tượng tham nhũng, bớt xén, rút
ruột công trình, vừa gây mất lòng tin đến đối tác cho vay, vừa mất lòng
tin của quần chúng, nhân dân.
5. Gợi ý giải pháp chủ động hội nhập quốc tế
Để chủ động hội nhập quốc tế một cách có hiệu quả, trong thời
gian tới cần chú ý thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần tích cực và chủ động tham gia đàm phán
ký kết các hiệp định thương mại, đầu tư song phương và đa phương
trong khuôn khổ của WTO, APEC, ASEAN, ASEM, v.v… nhằm tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư của Việt Nam phát
triển. Trước mắt, cần tham gia tích cực xây dựng thành công Cộng đồng

Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 và sớm kết thúc đàm phán Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2014.
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực để thực hiện thành công ba đột
phá chiến lược: cải cách thể chế; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển
nguồn nhân lực. Để thực hiện thành công ba đột phá chiến lược, cần chú
ý những việc làm sau:
- Về đẩy mạnh cải cách thể chế: trong hai năm 2014 - 2015 cần
đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cho phù hợp luật
chơi quốc tế và thể chế kinh tế thị trường, bao gồm các bộ luật chủ yếu
như: Luật chính quyền địa phương; Luật đầu tư công; Luật quản lý vốn
Nhà nước; Luật chống độc quyền; Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi);
Luật ngân sách (sửa đổi); Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật
doanh nghiệp (sửa đổi); Luật đầu tư (sửa đổi); Luật cạnh tranh (sửa
đổi), v.v… Điểm mấu chốt trong công tác xây dựng luật là cần xây
dựng các bộ luật để khi ban hành chúng có hiệu lực và đi vào đời sống
kinh tế - xã hội ngay mà không phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn
luật của Chính phủ như hiện nay. Nếu thực hiện được điều này là một
292


bước đột phá trong cải cách thể chế, tránh tình trạng “nợ xấu” văn bản
hướng dẫn thi hành luật như hiện nay, làm cho luật khi ban hành không
được thực hiện kịp thời, thậm chí các văn bản hướng dẫn luật nhiều khi
lại trái với nội dung luật, gây bức xúc trong nhân dân.
Điểm mấu chốt của cải cách thể chế là hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự tham gia điều tiết
của Nhà nước. Vì vậy, cần nhanh chóng hoàn thiện các hệ thống luật
pháp để Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường có hiệu quả mà
không cản trở thị trường phát triển.
- Về huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng: để phát

triển các hoạt động kinh tế đối ngoại trong hội nhập quốc tế, nhất thiết
đất nước phải có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Để huy động mọi
nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng một cách thành công, cần thiết
phải thực hiện minh bạch hóa và đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, tăng
cường kiểm tra kiểm soát việc vay vốn và sử dụng vốn vay một cách có
hiệu quả. Kiên quyết triệt để chống lãng phí và tham nhũng để lấy lại
niềm tin vào Chính phủ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, niềm
tin của nhân dân vào tiền thuế của mình được sử dụng đúng mục đích và
có hiệu quả, không bị thất thoát bởi tệ nạn lãng phí và tham nhũng.
- Về phát triển nguồn nhân lực: chất lượng nguồn nhân lực cao,
thấp không phải chỉ được quyết định bởi hệ thống giáo dục - đào tạo
mà còn phụ thuộc vào cơ chế sử dụng nguồn nhân lực. Với cơ chế sử
dụng và đãi ngộ nhân tài hiện nay ở Việt Nam, nhất là ở các cơ quan
Nhà nước thì không thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy,
cần thiết phải cải cách cơ chế sử dụng và đãi ngộ nhân tài theo hướng
sử dụng và đãi ngộ người có thực tài chứ không chỉ dựa vào bằng cấp.
Kiên quyết loại bỏ các loại “chạy”: chạy chức; chạy biên chế; chạy tiêu
chuẩn; chạy bằng cấp; chạy lương; chạy danh hiệu; chạy chức danh,
v.v….Các loại chạy này ngày càng trở nên phổ biến, có tính hệ thống
thành cơ chế chạy trong đào tạo, sử dụng và phát triển nhân lực. Vì vậy,
để nâng cao chất lượng lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp
293


công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế
nhất thiết phải xóa bỏ cơ chế chạy này. Phải xây dựng cho bằng được cơ
chế sử dụng và đãi ngộ xứng đáng người tài trên cơ sở thi tuyển khách
quan dựa trên các tiêu chí bình đẳng để chọn lựa người thực tài vào
các vị trí, chức danh.
Thứ ba, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các chính sách ổn định

kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh để thu hút
đầu tư trong và ngoài nước tham gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ cung
cấp cho trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường khu vực
và thế giới. Trong đó, cần chú ý các chính sách sau:
- Phát triển các loại thị trường một cách đầy đủ từ thị trường hàng
hóa và dịch vụ cho đến các thị trường yếu tố sản xuất: thị trường tiền tệ,
thị trường chứng khoán, thị trường đất đai và bất động sản, thị trường
khoa học - công nghệ, v.v…và quan trọng là thực hiện giá thị trường
cho tất cả các mặt hàng kể cả điện, nước, xăng dầu… Vấn đề ở đây là
Nhà nước phải xây dựng cơ chế tham gia can thiệp thị trường một cách
hiệu quả khi cần khắc phục những khuyết tật của thị trường trên nguyên
tắc dung hợp với thị trường chứ không cản trở thị trường. Nhà nước nên
nhanh chóng ban hành Luật chống độc quyền để bảo vệ thị trường hoạt
động có hiệu quả.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô: tiếp tục thực hiện chính sách tiền
tệ linh hoạt theo tín hiệu thị trường và điều hành theo lạm phát mục tiêu
và tăng trưởng kinh tế mục tiêu; thực hiện chính sách ổn định tỷ giá tiền
đồng Việt Nam một cách linh hoạt theo tín hiệu thị trường trong nước
và các biến động trên thị trường thế giới, tránh tình trạng dồn nén tỷ giá
cũng như phá giá mạnh tiền đồng. Các thái cực trên đều gây thiệt hại
cho nền kinh tế trong hội nhập quốc tế. Khi có điều kiện chín muồi sẽ
biến VNĐ thành đồng tiền chuyển đổi trong khu vực và trên thế giới.
Ở đây, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng cơ chế hoạt động của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo mô hình một ngân hàng Trung
ương như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, để đến
294


năm 2019 khi Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị
trường thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng sẽ trở thành ngân

hàng Trung ương đúng nghĩa.
- Các chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong hội
nhập: Chính phủ cần thực hiện các chính sách trong khuôn khổ các hiệp
định thương mại cho phép để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chuỗi
hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu nhằm chủ động tổ chức sản xuất những
hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu chủ lực, phát triển thị trường xuất khẩu
chủ yếu. Đồng thời, nhanh chóng hoàn thiện Luật chống bán phá giá,
chống trợ cấp trong khuôn khổ cho phép của WTO để bảo vệ thị trường
trong nước trước sự thâm nhập của các hàng hóa ngoại nhập khi thực
hiện các hiệp định thương mại quốc tế.
- Chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư quốc tế: trước sức cạnh
tranh ngày càng mạnh mẽ của các nước trong khu vực về thu hút đầu
tư nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Lào,
Campuchia, v.v… Chính phủ cần cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư
để thu hút mạnh hơn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) vào Việt
Nam. Trước mắt, đối với đầu tư trực tiếp cần thực hiện chính sách thu
hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ
điện tử, công nghệ thông tin - truyền thông, công nghiệp phụ trợ, công
nghệ môi trường… Để thu hút đầu tư gián tiếp vào phát triển thị trường
chứng khoán Chính phủ nên nhanh chóng nới room cho các nhà đầu
tư ngoại, kể cả trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm.
6. Kết luận
Ngày nay hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, khách quan trong
quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa. Hội nhập quốc tế không những có
mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế mà nó còn vừa
là kết quả, vừa là yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội
của đất nước nâng lên một trình độ mới. Thời gian qua, Việt Nam đã
đạt được nhiều thành tựu trong hội nhập, đã trở thành quốc gia có vị trí
cao trong khu vực, đã tham gia vào tất cả các tổ chức quốc tế lớn: Liên
295



Hợp Quốc và các định chế của nó; WTO; ASEAN, ASEM, APEC và
tham gia ký kết hàng hoạt các Hiệp định thương mại tự do song phương
với các đối tác trong khu vực và trên thế giới. Trong từng lĩnh vực cụ
thể của kinh tế đối ngoại như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, v.v…
cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, mặc dù vẫn còn nhiều hạn
chế phải khắc phục. Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng trong thời
gian tới, Việt Nam xác định quan điểm tiếp tục thực hiện chính sách
nhằm chủ động hội nhập một cách có hiệu quả nhất. Trong quá trình chủ
động hội nhập, Việt Nam sẽ phải tận dụng mọi lợi thế do hội nhập tạo ra
và hạn chế đến mức thấp nhất các thách thức mà hội nhập quốc tế đặt ra,
nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên các lĩnh vực hoạt động,
tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tập trung thực
hiện các chương trình thích nghi với hội nhập, cần đổi mới môi trường
kinh doanh, đầu tư theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, pháp lý,
tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ giữa chính quyền và doanh nghiệp, nhất
là hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong xu thế hội
nhập, Việt Nam cũng cần tạo thế chủ động, tự tin hội nhập cho tất cả các
tầng lớp dân cư và các giới doanh nhân bằng cách tích cực thực hiện
các chương trình tuyên truyền hội nhập, tạo sự thích ứng hội nhập của
các quan chức chính quyền các cấp, tạo những quy tắc ứng xử phù hợp
thông lệ quốc tế trong các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội.

296


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế
toàn cầu hoá: Vấn đề và giải pháp, NXB. CTQG, HN.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐH Đảng thời kỳ đổi mới và
hội nhập (ĐH VI, VII, VIII, IX, X), NXB CTQG, Hà Nội. 2008.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần XI,
NXB CTQG, 2011.
4. Bộ Chính trị, Nghị quyết 22- NQ/TW ngày 10/4/2013.
5. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (Chủ biên) (2002), Giáo
trình Kinh tế quốc tế, NXB LĐ-XH, Hà Nội.
6. Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia (1999), Giáo
trình Kinh tế học chính trị Mác - Lê-nin, NXB CTQG, Hà Nội.
7. Kemp MC (2001), International Trade and National Welfare,
London: Routledge, England.
8. Lê Thanh Bình (2002), Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn
cầu hoá. NXB CTQG, Hà Nội.
9. Tổng cục thống kê Việt Nam (2012), Niên giám thống kê 2011,
Hà Nội.
10. Tổng cục thống kê Việt Nam (2013), Niên giám thống kê 2012,
Hà Nội.
11. Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2012-2013 Việt Nam và thế
giới.
12. Website của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính.

297



×