Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN, LỊCH SỬ, GDCD, TOÁN HỌC VÀO BÀI ĐỊA LÍ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 11 trang )

Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1.Tên hồ sơ dạy học:
Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường, truyền thống lịch sử, kĩ năng xử lí số
liệu, kĩ năng sản xuất trong nông nghiệp qua kiến thức các môn học vào bài dạy môn Địa
Lí 9, tiết 22- Bài 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2. Mục tiêu dạy học:
2.1. Kiến thức:
2.1.1 Môn Địa:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với phát triển
kinh tế .
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên của vùng và những thuận lợi
khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội .
- Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với
phát triển kinh tế - xã hội. Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới môi
trường.
2.1.2.Môn Sử:
- Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ
chức bộ máy nhà nước thời Lý.
- Trình bày được những biện pháp làm chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa
thời Lý.
2.1.3.Môn Văn:
Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của
người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong truyền
thuyết.
2.1.4.Môn toán:
Làm được phép tính dạng phân số (tính được mật độ dân cư của vùng, so sánh
diện tích, dân số và vẽ được biểu đồ).
2.1.5.Môn công nghệ:
Hiểu được khái niệm thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ.
2.1.6. Môn giáo dục Công dân:
- Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải phát huy và kế thừa truyền


thống dân tộc.
- Bổn phận của công dân- học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống
tốt đẹp đó.
2.2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
-Tính toán số liệu mật độ dân cư, tính diện tích đất sử dụng theo đầu người
(ha/người).
- Sử dụng bản đồ, phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.
+ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu và bài viết
về vị trí giới hạn, đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của Đồng bằng sông Hồng.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe phản hồi tích cực, giao tiếp và
hợp tác tích cực khi làm việc theo nhóm.
1


- Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm.
2.3. Thái đô:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường giảm nhẹ biến đổi khí
hậu.
2.4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng
bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Mô tả về đối tượng học sinh:
+ 48 học sinh khối lớp 9.
+ Học sinh được phân nhóm học tập theo hướng “ Nghiên cứu bài học” dễ dàng

cho việc thảo luận nhóm.
+ Trong các nhóm đều có những “ hạt nhân” học đều các bộ môn Văn, Sử,
Toán, ..sẽ giải quyết được mục tiêu của bài học này.
4. Ý nghĩa của bài học:
- Qua bài học giúp học sinh thấy được nội dung kiến thức của nhiều môn học được
vận dụng vào trong một bài, nghĩa là phải tích hợp kiến thức liên môn đề giải quyết mục
tiêu của một bài học.
- Qua bài học giúp cho việc phát huy kiến thức tổng hợp liên môn của học sinh và
sự hợp tác của nhiều thành viên trong một nhóm.
- Qua bài học giúp giáo viên phải không ngừng nỗ lực hơn nữa để tìm kiếm, trau
dồi kiến thức của bộ môn mình đảm nhận mà cần phải thu thập tri thức, thông tin của
nhiều bộ môn khoa học khác.
- Giúp cho việc tương tác, chia sẽ thông tin giữa giáo viên với học sinh, giữa học
sinh với học sinh.
- Qua bài học, học sinh thấy được việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn đời
sống xã hội cần phải vận dụng kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
5.1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Một số tranh ảnh liên quan đến vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Máy chiếu, phiếu học tập, bảng nhóm.
5.2. Học sinh:
Átlat Địa lí Việt Nam, máy tính bỏ túi.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
6.1. Ổn định:
9/1................. 9/2..................
6.2 Kiểm tra:
- Kiểm tra, thu vở thực hành của tiết trước.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: máy tính bỏ túi
6.3. Bài mới:

Khám phá: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Học sinh trả lời, Giáo viên kết nối.
2


Kết nối: Trong quá trình hình thành lãnh thổ của nước ta, vùng Đồng bằng sông
Hồng được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo.Việc được hình thành rất muộn nhưng
vùng này lại rất trù phú, có sự xuất hiện con người và nền văn minh lúa nước sớm nhất ở
nước ta. Lí do tại sao? Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu được cơ sở tạo nên sự phát
triển và vai trò đặc biệt của vùng đồng bằng sông Hồng.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động1:Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
+ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử
dụng: Động não, làm việc cá nhân, tư duy.
B1: Nêu khái quát về vùng đồng bằng sông Hồng.
B2: Quan sát hình 20.1:
Chiếu slide 1( vị trí, giới hạn của vùng )

Kiến thức cơ bản
I.Vị trí địa lí và giới hạn lănh
thổ:
Diện tích:14806 km2
Dân số:17.5 triệu người (2002)
1. Vị trí:
+Giáp vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và
Vịnh Bắc Bộ.
+Đồng bằng châu thổ lớn thứ hai
của nước ta.


- Xác định phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Hồng, đảo
Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.
- Vùng bao gồm những tỉnh – thành phố nào?
- Giới hạn lãnh thổ của vùng bao gồm những bộ phận nào?
B3: Dựa vào bản đồ em hãy nêu ý nghĩa vị trí địa lí và giới
hạn lãnh thổ của vùng.
* Chuyển ý: Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa rất quan trọng.
Còn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên có đặc điểm gì
nổi bật ? Có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế –
xã hội?
Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên
+ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử
dụng:
- Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, tư duy phân tích, giao
tiếp...
B1:Làm việc cá nhân: Quan sát vào hình 20.1 SGK, atlat Địa
lí hoặc trên máy chiếu.
Slide 2 (các bộ phận của vùng )

3

2. Ý nghĩa: Thuận lợi cho lưu
thông, trao đổi với các vùng khác
và thế giới; phát triển kinh tế
biển.

II. Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên:


1. Đặc điểm:


- Hãy nêu các bộ phận của đồng bằng sông Hồng.
- Hãy giải thích đồng bằng châu thổ sông Hồng khác với
vùng đồng bằng sông Hồng ở điểm nào?
( chỉ là vùng đất do sông Hồng bồi đắp; vùng đồng bằng
sông Hồng bao gồm: đất liền+ biển +đảo)
slide 3( khí hậu )

- Đồng bằng châu thổ sông
Hồng.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
có mùa đông lạnh.
- Hãy nêu đặc điểm khí hậu của vùng?
- So sánh đặc điểm khí hậu của vùng với vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ?
Slide 4 ( tài nguyên đất)

- Đất phù sa chiếm diện tích lớn.

-Hãy xác định phạm vi phân bố các loại đất của vùng?
-Vì sao đất phù sa có diện tích lớn nhất?
Slide 5 ( tài nguyên nước+khoáng sản)

- Nguồn nước dồi dào.
-Nêu vai trò, ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển
nông nghiệp và đời sống dân cư?
- So sánh số lượng và trữ lượng tài nguyên khoáng sản của

4

-Khoáng sản có giá trị: sét, cao
lanh, khí tự nhiên, đá vôi…


vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ?
- Chỉ trên bản đồ một số loại khoáng sản và nơi phân bố?
Slide 6( tiềm năng biển)

- Nguồn tài nguyên biển đang
được khai thác hiệu quả.
-Tiềm năng tài nguyên biển –đảo đã và đang được khai thác
như thế nào?
B2: Làm việc cá nhân.
- Dựa vào lược đồ H20.1 SGK, kiến thức điều kiện tự nhiên
vùng Đồng bằng sông Hồng. Hãy phân tích, giải thích các
đặc điểm đó có những thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh
tế -xã hội?
TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN CÔNG NGHỆ 7
- Với khí hậu có mùa đông lạnh, đất đai phù sa màu mỡ,
thủy văn dồi dào sẽ cho vùng đồng bằng sông Hồng trồng
được những loại cây trồng gì?
-Người dân trong trong vùng đã trồng cây vụ đông như thế
nào? Vào thời gian tháng mấy trong năm?
(Sẽ trồng được cây vụ đông, cây ưa lạnh: rau cải, khoai tây,
su hào, ngô...) vào tháng 11 năm nay sang tháng 1 năm sau.
Slide 7( cây trồng nông nghiệp vụ đông)


2. Thuận lợi:

- Thâm canh, tăng vụ cây lương
thực, trồng một số cây ưa lạnh
(cây vụ đông).

- Vùng biển thuận lợi cho nuôi
5


trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
3. Khó khăn

- Học sinh chỉ bản đồ và đọc tên một số bãi tắm, bãi tôm cá
của vùng. Tiềm năng của biển sẽ tạo cho vùng phát triển kinh
tế biển như thế nào?
- Thiên tai ( bão, lũ lụt, sương
B3: Thảo luận theo 5 nhóm trong thời gian 5 phút.
muối, khô hạn, gió mùa đông
- Quan sát một số hình ảnh trên máy chiếu, hãy cho biết:
lạnh) thời tiết thất thường diễn ra.
Slide 8 ( thiên tai của vùng)
 sử dụng nhà kính nhằm hạn
chế ảnh hưởng của thời tiết lạnh,
sương muối.
- Ít tài nguyên khoáng sản, đất bị
nhiễm phèn, mặn..sử dụng hợp
+ Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng có
lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
những khó khăn gì đối với phát triển kinh tế -xã hội?

tài nguyên đất, nước, rừng ngập
+ Hãy đề xuất các biện pháp cho nhân dân trong vùng khắc
mặn… để giảm nhẹ những biểu
phục và hạn chế những biểu hiện của Biến đổi khí hậu ảnh
hiện của biến đổi khí hậu.
hưởng đến đời sống và sản xuất.
B4:- Học sinh thảo luận ghi kết quả ra bảng nhóm.
- Học sinh tự kiểm tra chéo, đối chiếu, trình bày và nhận
xét.
B5: - Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
- Giáo viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, sử
dụng tiết kiệm năng lượng: Tài nguyên đất quan trọng nhất
và có giới hạn, trong khi dân số ngày càng tăng do đó đất thổ
cư và nhu cầu đất chuyên dùng tăng, nên phải sử dụng khai
III. Đặc điểm dân cư và xã hội
thác đất tiết kiệm và hợp lí.
* Chuyển ý: điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của
vùng đã có vai trò rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi và
cũng gây ra những khó khăn cho phát triển kinh tế. Vậy dân
cư – xã hội của vùng như thế nào ?
Hoạt động 3 : Đặc điểm dân cư và xã hội
+ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử
dụng : Động não, thảo luận cặp/ nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.
• Học sinh quan sát bảng số liệu, biểu đồ mật độ về dân số,
diện tích của các vùng kinh tế trong cả nước:
B1: Hãy so sánh dân số, diện tích của vùng Đồng bằng sông

6

1. Đặc điểm :


- Dân số đông


Hồng với một số vùng như: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây
Nguyên, cả nước. Qua đó em rút ra kết luận gì về dân số của
vùng ?
VẬN DỤNG KIẾN THỨC MÔN TOÁN 6
- Dựa vào số liệu dân số, diện tích ở mục I, hãy cho biết mật
độ dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng, năm 2002.
- Hãy so sánh mật độ dân cư của vùng Đồng bằng sông
Hồng với một số vùng: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây
Nguyên, cả nước.
Slide 9 ( biểu đồ mật độ dân cư các vùng )
- Mật độ dân số trung bình 1.179
người/km2,(2002) cao nhất cả
nước.

- Em có nhận xét gì về mật độ dân cư của vùng.
• Dựa vào bảng 20.1 SGK và trên máy chiếu.
Slide 10 (một số chỉ tiêu về dân cư, xã hội)

B2: - Nêu một số đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Đồng
bằng sông Hồng có tiêu chí phát triển hơn cả nước?
- Dân số đông có những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh
tế ?

2. Thuận lợi
- Nguồn lao động dồi dào có kĩ
thuật, thị trường tiêu thụ lớn .

- Người lao động có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất, có chuyên
môn kĩ thuật.

- Người lao động ở đây có những ưu điểm gì?
TÍCH HỢP MÔN SỬ 7
- Hãy cho biết kinh thành Thăng Long ra đời trong hoàn
cảnh nào?
(Vua Lý Công Uẩn ra chiếu dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về
Thăng Long (Hà Nội) vào năm 1010).
- Hãy cho biết một số công trình kiến trúc văn hóa - lịch sử
nổi tiếng của Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nam
Định trong thời Lý, Trần, Lê.
7

- Có một số đô thị được hình
thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải
Phòng, Nam Định)


- Sự xuất hiện các đô thị từ rất lâu đời điều đó chứng tỏ cuộc
sống của nhân dân trong vùng như thế nào?
Slide 11(công trình kiến trúc, di tích lịch sử
tiêu biểu của vùng)

Slide 12 ( công trình kiến trúc )

B3: Quan sát hình ảnh trên máy chiếu, nhận xét về kết cấu hạ
tầng của vùng.
Slide 13 ( kết cấu hạ tầng của vùng )


- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn
thiện nhất cả nước.

- Kể tên những con sông ở vùng Đồng bằng sông Hồng đã đi
vào lịch sử và gắn liền với những chiến công hiển hách của
quân và dân ta.
TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN VĂN 6
-Vì sao vùng đồng bằng sông Hồng lại có hệ thống đê dài và
được bảo vệ nghiêm ngặt ?
Học sinh giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc
Bộ và khát vọng của con người trong việc chế ngự thiên tai
lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong truyền thuyết Sơn

8

- Sông Hồng và hệ thống đê đã
gắn liền với đời sống, văn hóa


Tinh –Thủy Tinh.

của nhân dân trong vùng.

TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
( Giáo dục ý thức vượt khó vươn lên, kế thừa và phát huy
những giá trị truyền thồng tốt đẹp của dân tộc)
- Trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt của tự nhiên, con
người nơi đây rất dũng cảm khí phách và hiếu học. Đây là
quê hương của nhiều hiền nhân,lãnh tụ kiệt xuất trong các thế

kỉ từ trước tới nay. Em hãy cho biết một số hiền nhân đã có
công hình thành, xây dựng nên lịch sử của vùng từ trước tới
nay?
(Lý Công Uẩn, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Nguyễn
Trãi, Chu Văn An..Nguyễn Phú Trọng.)
- Các em phải làm gì để phát huy và gìn giữ những giá trị
truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã tạo dựng nên?
* Quan sát bảng 20.1, hình trên máy chiếu.
Slide 14 ( một số chỉ tiêu dân cư xã hội)
3. Khó khăn :

Slide 15 ( một số khó khăn về dân cư- xã hội của vùng)

B4:- Nhận xét tình hình dân cư - xã hội của vùng đồng bằng
sông Hồng có những khó khăn gì so với cả nước?
- Dân cư đông gây ra những hậu quả gì đối với vùng?
Tích hợp giáo dục môi trường: dân cư đông và ngày càng
tăng, trong khi diện tích đất nhỏ hẹp, cuộc sống và sản xuất

9

- Dân cư đông
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Cạn kiệt tài nguyên.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm.


phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Vậy nhân dân trong
vùng cần phải làm gì để phát triển bền vững?

+Thực hiện tốt chính sách pháp lệnh dân số của Đảng và Nhà
nước ban hành.
+Phân bố lại lao động, dân cư cho hợp lí.
+Khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
+Thích ứng với những biến động của thị trường và tự nhiên.
B5: Gv chuẩn xác và chốt kiến thức .
IV. Tổng kết - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
4.1 Tổng kết : ( câu hỏi trắc nghiệm trên máy chiếu slide 16-18)
4.2: Hướng dẫn về nhà: slide 19
- Hướng dẫn vẽ biểu đồ bài tập 3:
+ xử lí số liệu: quy đổi đơn vị đất thành hécta. Triệu người thành người.
+Thực hiện phép toán có đơn vị là ha/người.
+ Vẽ biểu đồ hình cột trên một hệ trục tọa độ.
- Chuẩn bị bài 21:Vùng Đồng bằng sông Hồng( tiếp theo )
+ Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ dựa vào yếu tố nào?
+ Vùng có những trung tâm kinh tế nào ?
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Học trả lời 3 bài tập trắc nghiệm trên máy chiếu: slide 16- 18
1. Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng?
A. Đất phù sa
B. Đất feralit
C. Đất mặn, đất phèn
D. Đất xám
2. Điều kiện thuận lợi để phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính là:
A. Đất phù sa sông Hồng phì nhiêu
B. Nguồn nước tưới dồi dào
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh
3. Vùng đồng bằng sông Hồng không phải là vùng có:
A. Mật độ dân cư nông thôn quá cao
B. Kết cấu hạ tầng ở nông thôn còn nhiều hạn chế.

C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh
D. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển còn chậm
8. Các sản phẩm của học sinh:
- Học sinh trong quá trình học tập được thảo luận theo nhóm và kết quả thảo luận học tập
được thể hiện trên bảng nhóm.
- Các nhóm thảo luận 2 câu hỏi và hoàn thiện phần trả lời khá đầy đủ.
PHIẾU HỌC TẬP

10


1.Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng có những khó khăn gì đối với phát
triển kinh tế -xã hội?
2.Hãy đề xuất các biện pháp cho nhân dân trong vùng để khắc phục, hạn chế những biểu
hiện của Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
KHÓ KHĂN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
BIỆN PHÁP
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

11




×