Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tìm hiểu về nhận thức và thái độ hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 84 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Tên đề tài :

TÌM HIỂU NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ HÀNH VI CỦA NGƢỜI DÂN
VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRONG VIỆC PHÂN LOẠI, THU GOM
VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ LA HIÊN, HUYỆN VÕ
NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: CHÍNH QUY

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Khoa

: MÔI TRƢỜNG

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN – 2015




ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Tên đề tài :

TÌM HIỂU NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ HÀNH VI CỦA NGƢỜI DÂN
VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRONG VIỆC PHÂN LOẠI, THU GOM
VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ LA HIÊN, HUYỆN VÕ
NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: CHÍNH QUY

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Khoa

: MÔI TRƢỜNG

Khóa học


: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. LƢƠNG VĂN HINH

THÁI NGUYÊN – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý
thuyết và thực tiễn công việc, năng lực công tác thực tế của mỗi sinh viên sau khi ra
trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý
của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên em đã thực tập tốt nghiệp tại xã La Hiên - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái
Nguyên để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của bản thân.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới Ban chủ nhiệm Khoa, cùng các thầy cô giáo khoa Môi Trường
- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến
thức, cũng như tạo mọi điều kiện học tập và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập tại Trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
PGS.TS Lương Văn Hinh người đã định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú, anh, chị cán bộ của
UBND xã La Hiên và toàn thể nhân dân trong địa bàn xã La Hiên - huyện Võ
Nhai - tỉnh Thái Nguyên đã hết lòng tận tình, chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những
người thân đã động viên và khuyến khích em trong suốt quá trình học tập để
em có thể hoàn thành tốt 4 năm học vừa qua của mình.

Do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của
em còn những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ
sung của các thầy, cô giáo để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …..tháng …..năm 2015
SINH VIÊN
Nguyễn Thị Hải Yến


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Dân số của xã La Hiên, huyện Võ Nhai ......................................... 37
Bảng 4.2: Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình trên địa bàn
xã La Hiên ............................................................................................... 39
Bảng 4.3: Khối lượng rác thải phát sinh từ cơ quan, trường học, doanh nghiệp..... 40
Bảng 4.4: Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã La Hiên ... 41
Bảng 4.5: Thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình.................. 41
Bảng 4.6: Thành phần rác thải khu vực chợ La Hiên ..................................... 43
Bảng4.7: Tỷ lệ hộ gia đình phân loại rác trước khi xử lý ............................... 44
Bảng 4.8: Cách xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình .......................... 45
Bảng 4.9: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của việc xả rác không đúng
nơi quy định ............................................................................................ 48
Bảng 4.10: Nhận thức của người dân về lợi ích và hiệu quả của việc phân loại,
thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt............................................................. 49
Bảng 4.11: Nguyên nhân của việc xả rác không đúng nơi quy định của người
dân ........................................................................................................... 52
Bảng 4.12: Nhận thức của người dân về những hạn chế của các cơ quan quản
lý địa phương về vấn đề phân loại, thu gom, xử lý rác thải.................... 56

Bảng 4.13: Thái độ của người dân khi tham gia hoạt động dọn vệ sinh môi
trường công cộng .................................................................................... 58


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 :Tổng sản lượng chất thải rắn sinh hoạt của Mỹ năm 2010 [15] ..... 20
Hình 4.1: Bản đồ xã La Hiên .......................................................................... 35
Hình 4.2. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã La Hiên ........... 38
Hình 4.3: Biểu đồ mức độ tận dụng rác thải sinh hoạt để ủ phân hữu cơ của
người dân................................................................................................. 47
Hình 4.4: Biểu đồ đánh giá của người dân về việc xử lý rác thải sinh hoạt
trong xã hiện nay ..................................................................................... 50
Hình 4.5: Biểu đồ thái độ của người dân khi thấy người khác xả rác bừa
bãi ............................................................................................................ 51
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện phương tiện tiếp cận của người dân với vấn đề xử
lý rác thải và bảo vệ môi trường ............................................................. 54
Hình 4.7: Biểu đồ đánh giá của người dân về sự quan tâm của chính quyền địa
phương đến vấn đề phân loại, thu gom, xử lý rác thải............................ 55
Hình 4.8: Biểu đồ mức độ tham gia của người dân nếu được phát động tham
gia phân loại rác tại nguồn ...................................................................... 57
Hình 4.9: Biểu đồ mức độ tuyên truyền của người dân cho những người xung
quanh về việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt .................... 59


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTN&MT: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

HDND

: Hội đồng nhân dân

IPCC

: Intergovernmental Panel on Climate Change
(Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu)

JICA

: The Japan International Cooperation Agency
(Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản)

PGS.TS

: Phó giáo sư - Tiến sĩ

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

: Trung học cơ sở

TP

: Thành phố

UBND

: Uỷ ban nhân dân

UNEP

: United Nations Environment Programme
(Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc )

URENCO :Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội
WB

: Ngân hàng thế giới World Bank


v

MỤC LỤC

Phần 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ....................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.2.3. Yêu cầu..................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 8
2.1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 9
2.2. Tình hình nghiên cứu nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và
hiện trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam ................................ 18
2.2.1. Hiện trạng vấn đề rác thải sinh hoạt trên thế giới .................................. 18
2.2.2.Hiện trạng vấn đề về rác thải sinh hoạt ở Việt Nam .............................. 22
2.2.3. Những nghiên cứu về nhận thức người dân về các vấn đề môi trường ...... 25
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 31
3.1. Phạm vi, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................. 31
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 31
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 31
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 32
3.3.1. Phương pháp kế thừa.............................................................................. 32
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài thứ cấp .............................................. 32
3.3.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn ........................................................... 32



vi

3.3.4. Phương pháp xác định thành phần rác thải ............................................ 32
3.3.5. Phương pháp phân tích xử lý và tổng hợp số liệu.................................. 34
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 35
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên ..................................................................................................... 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 35
4.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ....................................................... 36
4.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã La Hiên..................................... 38
4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ......................................................... 38
4.2.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã La Hiên .. 38
4.2.3. Thành phần rác thải ................................................................................ 41
4.3. Thực trạng công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải của xã La Hiên ......... 43
4.3.1. Thực trạng việc phân loại rác thải sinh hoạt .......................................... 43
4.3.2. Thực trạng việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của xã La Hiên ........ 45
4.4. Nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường
trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt .................................... 48
4.4.1. Nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường trong việc
phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ................................................. 48
4.4.2. Thái độ, hành vi của người dân khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ....................... 53
4.5. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề ô
nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt...... 60
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 63
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 63
5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 65
I. Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................... 65
II. Tài liệu từ Internet ....................................................................................... 66



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề quan
tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Trong đó, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom xử lý thích hợp là một trong
những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê hiện
nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8 triệu
tấn/năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54%) lượng chất thải
rắn còn lại tập trung tại các huyện lỵ, thị xã, thị trấn. Dự báo tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 sẽ là khoảng 22 triệu tấn/năm. Đối mặt với
nhiều vấn đề về môi trường lớn như vậy để đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ môi
trường không phải chỉ ở các cơ quan chức năng chính quyền địa phương mà còn
cần sự phối hợp thực hiện chặt chẽ của mỗi người dân. Vì bảo vệ môi trường là
trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi người dân đều phải có trách nhiêm với hành
động của mình khi gây tác động đế môi trường. Việc giải quyết rác thải sinh hoạt
(thu gom, phân loại và xử lý) là một yêu cầu bức thiết, quan trọng cần sự tham gia
của tất cả mọi người, đồng thời cần sự phối hợp của cơ quan chức năng (sở Giao
thông công chính, sở Tài nguyên và Môi trường,…).
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều người đã quan tâm đến vấn đề môi
trường và nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống hàng
ngày. Tuy nhiên, còn một số người chưa thật sự chú ý đến vấn đề môi trường đặc
biệt là việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt và việc xử lý rác của chính quyền
địa phương. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến và tập huấn cho người dân
vẫn chưa được các cơ quan quản lý chú trọng. Cần thiết phải có các biện pháp tuyên
truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của

việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ đó thay đổi thái độ và hành vi
của người dân trong việc bảo vệ môi trường.


2

Xã La Hiên - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên là xã miền núi nằm ở
phía Tây của huyện Võ Nhai cách trung tâm huyện lỵ (thị trấn Đình Cả) 17km
và cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 20km trên trục quốc lộ 1B. Trước
những tác động mạnh của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá,
cùng với sự gia tăng dân số, lao động tập trung vấn đề rác thải sinh hoạt ngày
càng tăng lên với khối lượng lớn chưa thể xử lý kịp thời triệt để. Thêm vào đó
nhận thức và hiểu biết của người dân về việc phân loại, thu gom, và xử lý rác
thải ở xã La Hiên còn chưa được tìm hiểu cụ thể. Đây là mô ̣t trong các
nguyên nhân chính dẫn đến các ho ạt động làm ảnh hưởng đến môi trường
số ng của chin
́ h người dân trên điạ bàn xã.
Xuất phát từ tầm quan trọng và thưc tiễn trên, được sự nhất trí của Ban
giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo PGS.TS. Lương
Văn Hinh, em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu về nhận thức và thái độ
hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định mức độ nhận thức của người dân về môi trường thông qua
việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, từ đó đề xuất những giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường và ý
thức bảo vệ môi trường sống tại địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã La
Hiện, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu thực trạng của việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại xã
La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.


3

- Tìm hiểu nhận thức và thái độ của người dân tại xã La Hiên, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong việc thu phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân từ đó
góp phần thay đổi hành vi trong việc bảo vệ môi trường.
1.2.3. Yêu cầu
- Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo sự tin cậy, chính xác, đầy
đủ, chi tiết.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp
với điều kiện thực tế của xã La Hiên - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế.
- Là cơ hội để tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế.
- Củng cố các kiến thức và lý luận thực tiễn vấn đề ô nhiễm môi trường
thông qua việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.
- Nâng cao kiến thức thực tế, bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
-Thông qua đề tài này, có thể giúp cho cộng đồng nhận thấy rõ hơn về vấn
đề ô nhiễm môi trường và những hậu quả của ô nhiễm môi trường qua việc phân
loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Để tự bản thân mỗi cá nhân, mỗi tổ chức
trong cộng đồng tự xây dựng cho mình ý thức tự giác trong phòng ngừa, giảm thiểu
ô nhiễm môi trường và có những hành động tích cực dù là nhỏ nhất để bảo vệ môi

trường sống của chính mình đồng thời hạn chế những thiệt hại những hậu quả
những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường trong tương lai.
- Qua đó cũng đề xuất một số kiến nghị giải pháp tăng cường kiến thức
về việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường giúp
cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với môi trường qua những
hành động cụ thể.
- Đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
* Khái niệm nhận thức:
- Theo Viện ngôn ngữ học, 2011 [9]:
+ Nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan
hoặc kết quả của quá trình đó.
+ (Động từ): Nhận ra và biết được.
+ Nhờ hoạt động nhận thức mà con người phản ánh hiện thực xung quanh
ta và các hiện thực của bản thân ta, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ tình cảm
và hành động. Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ
nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp.
* Khái niệm thái độ:
- Theo Viện ngôn ngữ học, 2011 [9]:
+ Thái độ là những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, hành
động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của người nói đối với người hoặc việc.
+ Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó

trước một vấn đề, một tình hình.
* Khái niệm ý thức:
- Theo Viện ngôn ngữ học, 2011 [9]:
Ý thức:
+ Là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy.
+ Sự nhận thức trực tiếp, nhất thời về hoạt động tâm lý của bản thân
mình, sự hiểu biết trực tiếp về những việc bản thân mình làm.
+ Sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có.


5

* Khái niệm hành vi:
- Theo Viện ngôn ngữ học, 2011 [9]:
+ Hành vi (danh từ): Toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử,
biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định.
+ Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn
thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể
là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới là hành động hoặc phản ứng của đối
tượng (khách thể) hoặc sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động đến môi
trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí
mật và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua
thời gian. (Từ điển bách khoa Việt Nam) [17].
* Khái niệm môi trƣờng:
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3,
Chương 1, Luật Bảo vệ môi trường 2014) [7] .
- Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động

của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng các chất thải, cung cấp cho ta cảnh
đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
+ Môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo
nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở,
công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo,...


6

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí đất, nước, ánh sáng, môi trường xã hội,…
* Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng:
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Điều 3, Chương 1, Luật Bảo
vệ môi trường 2014) [7].
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. (Điều 3, Chương 1, Luật
Bảo vệ môi trường 2014) [7].
* Ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa.
* Ô nhiễm môi trƣờng đất :

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh
hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
- Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
- Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.


7

* Ô nhiễm nƣớc :
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự
biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn
nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
* Khái niệm về chất thải rắn:
- Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử
dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý
nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống,
chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với
những chất độc được xuất ra từ chúng.
- Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác
thải của con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác

vào môi trường và xã hội. (Từ điển bách khoa Việt Nam) [17].
* Khái niện về quản lý chất thải rắn:
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người (Nghị
Định 59/2007/NĐ-CP của chính phủ về quản lý chất thải rắn).


8

*Tiêu chuẩn môi trƣờng:
"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được
quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường".
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường.
* Quản lý môi trƣờng.
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia (Theo Lê Văn Khoa, 2000) [6].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp luật liên quan tới ngành quản lý môi trường đang
hiện hành ở Việt Nam:
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014.
- Nghị định 171/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 175/NĐ-CP ngày 18/10/1994 của chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/15/2004 của chính phủ quyết
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


9

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8/12/2008 hướng dẫn về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006
- Luật số 57/2010/QH 12 của Quốc hội : luật thuế bảo vệ môi trường
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCMT-BXD hướng dẫn các
quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn địa điểm, xây dựng và vận
hành bãi chôn lấp chấp thải rắn.
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập thẩm định phê
duyệt và kiểm tra , xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết,
lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Nghị Định 35/NQ-CP năm 2013 về vấn đề cấp bách trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường do chính phủ ban hành.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn.
- TCVN 6696-2000 chất thải rắn - bãi chôn lấp hợp vệ sinh - yêu cầu
chung về bảo vệ môi trường.
- TCVN 6705:2009 Chất thải rắn thông thường. Phân loại.
- QCVN 25:2009/BTNMT-QCKT Quốc gia về nước thải của bãi chôn

lấp chất thải rắn.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
2.1.3.1. Một số vấn đề về ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới
Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là
việc vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi
nơi trên hành tinh xanh. Môi trường sinh sống, hoạt động và phát triển của
con người vẫn đang ngày ngày bị tàn phá mặc dù cộng đồng quốc tế vẫn đang


10

ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường. Sau cách mạng công nghiệp, nền kinh tế thế
giới như thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nhiều
nước. Song sự lợi dụng tự nhiên của con người cũng ngày càng phá hoại môi
trường nghiêm trọng hơn. Một loạt các vấn đề an ninh sinh thái, môi trường
và tài nguyên mang tính toàn cầu và khu vực như sự thay đổi khí hậu mang
tính toàn cầu, tầng ozone bị phá hỏng, tài nguyên nước bị thiếu nghiêm trọng
và khủng hoảng năng lượng đe doạ đến sự phát triển bền vững của con người.
Ô nhiễm môi trường trở thành một vấn đề toàn cầu và buộc mọi quốc gia phải
liên kết với nhau để cùng tìm phương thức giải quyết. Hơn thế, vấn nạn sinh
thái này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế thế giới
và đời sống chính trị quốc tế.
Các nhà khoa học trên toàn thế giới đã phát đi lời cảnh báo về vấn đề
môi trường trên phạm vi toàn thế giới, làm xoay chuyển tình hình về bất hạnh
to lớn mà con người phải hứng chịu, cũng như những đột biến đang xảy ra
trên trái đất. Họ cũng đã khởi thảo thêm một văn kiện “Sự cảnh báo của các
nhà khoa học đối với nhân loại”. Phần mở đầu của văn kiện đã nêu lên: “nhân
loại và thế giới tự nhiên đang bước trên một con đường đầy mâu thuẫn với
nhau”, văn kiện đã nêu lên những nguy cơ hiện nay: tầng ôzôn bị mỏng đi,

không khí bị ô nhiễm, sự lãng phí nguồn nước, biển cả bị nhiễm độc, ruộng
đồng bị phá hoại, các loài giống động thực vật bị giảm đi, dân số tăng nhanh,
vv… một loạt vấn đề. Trên thực tế, những nhân tố đó làm nguy hại đến các
sinh mệnh trên trái đất.
Các nhà khoa học về môi trường đã khái quát lên các yếu tố lớn vấn đề
ô nhiễm môi trường hiện nay.
* Sự giảm sút tài nguyên rừng:
Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng mô ̣t phầ n ba diê ̣n tić h đấ t liề n
của Trái đất , chiế m khoảng 40 triê ̣u km 2. Rừng đem la ̣i nhiề u lơ ̣i ić h cho


11

chúng ta, trong đó viê ̣c đảm bảo sự ổn định chu trình oxy và cacbon trong khí
quyể n và trên mă ̣t đấ t là rấ t quan tro ̣ng.
Tuy nhiên , các vùng rừng rậm tốt tươi đã bị suy thoái nhanh chóng
trong những năm gầ n đây . Các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi kho ảng
40% trong vòng 300 năm qua và theo đó mà các loài đô ̣ng thực vâ ̣t
phầ n quan tro ̣ng của các hê ̣ sinh thái rừng

, thành

, cũng bị mất mát đáng kể . Loài

người đã làm thay đổ i các hê ̣ sinh thái mô ̣t cách hế t sức nhanh chóng tro

ng

khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bấ t kỳ thời kỳ nào trước đây.
Trong những năm gầ n đây , mô ̣t diên tích lớn rừng bi ̣phá hủy , nhấ t là

rừng râ ̣m nhiê ̣t đới , do đó hàng năm có khoảng 6 tỷ tấn CO2 đươ ̣c thải thêm
vào khí quyển trên toàn thế giới , tương đương khoảng 20% lươ ̣ng khí CO 2
thải ra do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (26 tỷ tấn/năm). Điề u đó có nghiã
là việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khuyến khích bảo vệ rừng và
trồ ng rừng để giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu là rất quan trọng.
* Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày:
Đa da ̣ng sinh ho ̣c đem la ̣i rấ t nhiề u lơ ̣i ić h cho con người như làm sa ̣ch
không khí và dòng nước, giữ cho môi trường thiên nhiên trong lành, cung cấ p
các loại lương thực thực phẩm , thuố c chữa bê ̣nh , đa da ̣ng sinh ho ̣c còn góp
phầ n ta ̣o ra lớp đấ t màu , tạo độ phì cho đất để phục vụ sản xuất sinh hoạt…
Tất cả các dịch vụ của hệ sinh thái trên thế giới đã đem lại lợi ích cho con
người với giá trị ước lượng khoảng 21-72 tỷ đôla Mỹ/năm so với tổng sản
phẩm toàn cầu năm 2008 là 58 tỷ đôla Mỹ (UNEP, 2010) [12]
Sụp đổ hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học sẽ gây nên nhiều khó khăn
trong cuô ̣c số ng nhấ t. Vì thế, viê ̣c bảo tồ n đa da ̣ng sinh ho ̣c là hế t sức quan
trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà chúng ta đang theo đuổi trong
sự phát triể n xã hô ̣i ở nước ta.


12

* Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần:
Trái đất là mô ̣t hành tinh xanh , có nhiều nước , nhưng 95,5% lươ ̣ng
nước có trên Trái đấ t là nước biể n và đa ̣i dương

. Lươ ̣ng nước ngo ̣t mà loài

người có thể sử du ̣ng đươ ̣c chỉ chiế m khoảng 0,01% lươ ̣ng nước ngo ̣t có trên
Trái đất . Cuô ̣c số ng của chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào
lươ ̣ng nước ít ỏi đó. Lươ ̣ng nước quý giá đó đang bi ̣suy thoái mô ̣t cách nhanh

chóng do các hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự
thiế u hu ̣t nước ngọt tại nhiều vùng trên thế giới.
Để có thể bảo tồ n nguồ n tài nguyên nước hế t sức ít ỏi của chúng ta

,

chúng ta phải nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng nhu cầu và
khả năng cung cấp bằng cách thực hiên các biê ̣n pháp thích hơ ̣p. Để có thể hồ i
phục được sự cân bằng mỗi khi đã bị thay đổi sẽ tốn kém rất lớn , tuy nhiên có
nhiề u trường hơ ̣p không thể sửa chữa đươ ̣c . Vì vậy, mọi người dân tại tất cả
các vùng phải biết tiế t kiê ̣m nước , giữ cân bằ ng giữa nhu cầ u sử du ̣ng với
nguồ n nước cung cấ p , có như thế mới giữ được một cách bền vững nguồn
nước với chấ t lươ ̣ng an toàn.
* Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồ n năng lượng hóa thạch
đang cạn kiê ̣t:
Trong lúc vấ n đề ca ̣n kiê ̣t nguồ n chấ t đố t hóa tha ̣ch đang đươ ̣c mo ̣i
người quan tâm như dầ u mỏ và khí đ ốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện
tích rộng và dân số lớn, đang là nhưng nước đang phát triể n nhanh ta ị châu Á,
đă ̣c biê ̣t là Trung Quố c có nguồ n than đá và khí đố t thiên nhiên dồ i dào , đang
tăng sức tiêu thu ̣ nguồ n năng lươ ̣ng này mô ̣t cách nhanh chóng
Quố c, sức tiêu thu ̣ loa ̣i năng lươ ̣ng hàng đầ u này từ

. Ở Trung

961 triê ̣u tấ n và o năm

1997 lên 1.863 triê ̣u tấ n vào năm 2007, tăng gầ n gấ p đôi trong khoảng

10


năm. Tấ t nhiên lươ ̣ng CO2 thải ra cũng tăng lên gần ½ lượng thải của Mỹ năm


13

2000, và đến nay Trung Quốc đã trở thành nước thải lượng khí CO

2

lớn nhấ t

trên thế giới, vươ ̣t qua cả Mỹ năm 2007.
Viê ̣c sử du ̣ng các nguồ n năng lươ ̣ng hồ i phu ̣c đươ ̣c như năng lươ ̣ng mặt
trời, điạ nhiê ̣t, gió, thủy lực và sinh khối sẽ không làm tăng thêm CO 2 vào khí
quyể n và có thể sử du ̣ng đươ ̣c mô ̣t ca
ch́ lâu dài cho đế n lúc nàomặt trời còn chiếu
sáng lên Trái đất. Tuy nhiên, so với chấ t đố t hóa tha ̣ch, năng lươ ̣ng mặt trời rất
khó tạo ra được nguồn năng lượng lớn, mà giá cả lại không ổn định . Chúng ta
không thể giải quyế t vấ n đề năng lươ ̣ng chỉ bằ ng cách sử du ̣ng nguồ n năng lươ ̣ng
sạch, mà chúng ta cần phải thay đổi cách mà chúng ta hiện nay đang sử dụng
nguồ n năng lươ ̣ng để duy trì cuô ̣c số ng của chúng ta và đồ ng thời phải tìm các
làm giảm tác động lên môi trường. Tiế t kiê ̣m năng lươ ̣ng là hướng giải quyế t mà
chúng ta phải theo đuổi mới mong thực hiện được sự phát triển bền vững
.
* Trái đất đang nóng lên:
Nóng lên toàn cầu không phải chỉ có nhiệt độ tăng t hêm, nó còn mang
theo hàng loa ̣t biế n đổ i về khí hâ ̣u, mà điều quan trọng nhấ t là làm giảm lươ ̣ng
nước mưa ta ̣i nhiề u vùng trên thế giới . Mô ̣t số vùng thường đã bi ̣khô ha ̣n ,
lươ ̣ng mưa la ̣i giảm bớt ta ̣o nên ha ̣n hán lớn và sa m ạc hóa. Theo báo cáo lầ n
thứ tư của IPCC , nhiê ̣t đô ̣ trung biǹ h toàn cầ u đã tăng 0,7oC so với trước kia .

Do nóng lên toàn cầ u , dù chỉ 0,7oC mà trong những năm qua , thiên tai như
bão tố, lũ lụt, hạn hán, nắ ng nóng bấ t thường, cháy rừng… đã xảy ra tại nhiều
vùng trên thế giới . Theo dự báo thì rồ i đây , nế u không có các biê ̣n pháp hữu
hiê ̣u để giảm bớt khí thải nhà kiń h, nhiê ̣t đô ̣ mă ̣t đấ t sẽ tăng thêm từ 1.8oC đế n
6,4oC vào năm 2100, lươ ̣ng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi
cao sẽ tan nhiề u hơn , nhanh hơn, nhiê ̣t đô ̣ nước biể n ấ m lên , bị giãn nở mà
mức nước biể n sẽ dâng lên khoảng 70-100cm hay hơn nữa và tấ t nhiên sẽ có
nhiề u biế n đổ i bấ t thường về khí hâ ̣ u, thiên tai sẽ diễn ra khó lường trước
đươ ̣c cả về tầ n số và mức đô ̣.


14

* Dân số thế giới đang tăng nhanh:
Sự tăng dân số mô ̣t cách quá nhanh chóng của loài người cùng với sự
phát triển trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hàng

đầ u gây ra sự suy thoái

thiên nhiên . Tuy rằ ng dân số loài người đã tăng lên với mức đô ̣ khá cao ta ̣i
nhiề u vùng ở châu Á trong nhiề u thế kỷ qua nhưng ngày nay
số trên thế giới đã ta ̣o nên mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng đă ̣c biê ̣t c

, sự tăng dân

ủa thời đại của chúng

ta, đươ ̣c biế t đế n là như là sự bùng nổ dân số trong thế kỷ XX

. Hiê ̣n tươ ̣ng


này có lẽ còn đáng chú ý hơn cả phát minh về năng lượng nguyên tử hay
phát minh về điều khiển học . Tình trạng quá đông dân
trái đất đã đạt trung bình khoảng

33 người trên km

2

số loài người trên

trên đấ t liề n (kể cả sa

mạc và các vùng cực ). Với dân số như vâ ̣y , loài người đang ngày càng gây
sức ép ma ̣nh lên vùng có khả năng nông nghiê ̣p để sản xu

ất lương thực và

cả lên những hệ sinh thái tự nhiên khác .
2.1.3.2. Một số vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện
nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và
sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực
tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế
hệ hiện tại và tương lai.
* Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng:
Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng chiếm hơn 42% diện tích
tự nhiên của cả nước. Năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm
29%). Đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Độ che phủ
của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng rừng ở các vùng

còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng
nguyên sinh.Cách đây 40 năm, 400.000 ha đất ven biển nước ta được bao phủ
bởi rừng ngập mặn, nhưng chỉ trong 5 năm, 2006 - 2011, 124.000 ha rừng


15

ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá - tương
đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó. [13]
Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cho thấy đến hết năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử
dụng vào nhiều mục đích, nhiều nhất là để làm thủy điện, nhưng chỉ mới
trồng bù được hơn 700 ha.[13]
* Đa dạng sinh học ở Viê ̣t Nam:
Viê ̣t Nam đươ ̣c xem là mô ̣t trong những nước thuô ̣c vùng Đông Nam Á
giàu về đa dạng sinh học . Do sự khác biê ̣t lớn về khí hâ ̣u , từ vùng gầ n xích
đa ̣o tới giáp vùng câ ̣n nhiê ̣t đới , cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên
tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam . Cho đến nay đã thống kê được 11.373
loài thực vật bậc ca o có ma ̣ch và hàng nghiǹ loài thực vâ ̣t thấ p như rêu , tảo,
nấ m…. Hê ̣ đô ̣ng vâ ̣t Viê ̣t Nam cũng hế t sức phong phú

. Hiê ̣n đã thố ng kê

đươ ̣c 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 263 loài ếch nhái, trên 1.000
loài cá nước ngọt, hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó hàng chục ngàn loài
đô ̣ng vâ ̣t không xương số ng ở ca ̣n , ở biển và ở nước ngọt . Ngoài ra Việt Nam
còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, trong đó có hàng
nghìn hòn đảo lớn nhở và nhiều rạn san hô phong phú , là nới sinh sống của
hàng ngàn động vật , thực vâ ̣t có giá tri ̣. Tuy nhiên, thay vì phải bảo tồ n và sử
dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này ở nhiều nơi đã và đ


ang

khai thác quá mức và phí pha ̣m , không những thế còn sử du ̣ng các biê ̣n pháp
hủy diệt như dùng các chất nổ , chấ t đô ̣c, kích điện để săn bắt. Nế u đươ ̣c quản
lý tốt và biết sử dụng đúng mức , nguồ n tài nguyên sinh ho ̣c củ a Viê ̣t Nam có
thể trở thành tài sản rấ t có giá tri.̣
* Thoái hóa đất:
Theo thố ng kê mới năm 2010, Viê ̣t Nam có 28.328.939 ha đấ t đã đươ ̣c
sử du ̣ng, chiế m 85,70% diê ̣n tić h đấ t tự nhiên, trong đó đấ t nông - lâm nghiê ̣p


16

có 24.997.153 ha chiế m 75,48%, đấ t phi nông nghiê ̣p khoảng 3.385.786 ha
chiế m 10,22%. Đất chưa sử dụng là 4.732.786 ha chiế m 13,30%. Đất nông
nghiê ̣p tăng trong khi diê ̣n tích đấ t trồ ng lúa giảm

(45,977 ha). Nhìn chung,

đấ t sản xuấ t nông nghiê ̣p có nhiề u ha ̣n chế , với 50% diê ̣n tích là đấ t có vấ n đề
như đấ t phèn, đấ t cát, đấ t xám ba ̣c màu , đấ t xói mòn manh trơ sỏi đá, đấ t ngâ ̣p
mă ̣n, đấ t lầ y úng, và có diện tích khá lớn là đất có tầng mặt mỏng ở vùng đồi
núi (Hô ̣i Bảo vê ̣ Thiên nhiên và Môi trường, 2004) [4].
*Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:
Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy,
nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu hướng
gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao. Trong đó, lo ngại
nhất là chất thải từ chăn nuôi. Hiện cả nước có 16.700 trang trại chăn nuôi,
tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (45%) và Đông Nam Bộ (13%),

với tổng đàn gia súc 37,8 triệu con và trên 214 triệu con gia cầm. Theo tính
toán của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn), lượng phân thải của bò khoảng 10 - 15 kg/con/ngày, trâu là
15 - 20 kg/con/ngày, lợn là 2,5 - 3,5 kg/con/ngày và gia cầm là 90
gr/con/ngày. Như vậy, tính ra tổng khối lượng chất thải trong chăn nuôi của
nước ta hiện khoảng hơn 73 triệu tấn/năm.
Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra khoảng
10 triệu tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, nhưng đến năm 2010 tăng lên tới 13,5
triệu tấn/năm. Số rác thải này cộng với lượng chất thải từ sản xuất nông
nghiệp đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày
càng trở nên đáng lo ngại. [13]
*Ô nhiễm ở các làng nghề:
Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
(Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100%


17

mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho
phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô
nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao
động gần đây cho biết, trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là
bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25%
hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ
người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp
chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còn tại làng
nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là
68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8%. [13]
*Khai thác khoáng sản:

Cùng với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu, nguồn tài nguyên khoáng sản
dưới lòng đất của nước ta đã bị khai thác khá mạnh. Theo thống kê của Tổng
cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1 - 2,6
triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ yếu là
Trung Quốc, nhưng chỉ mang lại giá trị 130 - 230 triệu USD. Riêng năm
2012, lượng khoáng sản xuất khẩu vẫn gần 800.000 tấn thông qua đường
chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng
xuất khẩu còn lớn hơn nữa (vào năm 2008, chỉ riêng xuất lậu quặng ti-tan ước
tính đã lên đến 200.000 tấn).
Hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác khoáng
sản đã quá rõ ràng. Qua điều tra, cứ 4.000 người dân Quảng Ninh có 2.500
người mắc bệnh, chủ yếu là mắc bệnh bụi phổi, hen phế quản, tai mũi họng
(80%). Kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn cho thấy nồng độ bụi ở
khu vực Cẩm Phả vượt từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn cho phép, gần 0,3 mg/m3 trong
24 giờ (gồm bụi lơ lửng, bụi Pb, Hg, SiO2, khí thải CO, CO2, NO2). Mỏ Đèo


×