Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.96 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất,
giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân. Sản phẩm của công nghiệp
không những đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng mà
còn đóng vai trò tư liệu lao động của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên,
ngoài những sản phẩm có ích, hoạt động sản xuất công nghiệp còn thải ra
tự nhiên một lượng rác khổng lồ gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, sản
phẩm công nghiệp sau một thời gian sử dụng, bị hư hỏng, cũng trở thành
rác thải. Hậu quả là những hiện tượng bất thường của thiên nhiên như:
mưa axit, hiệu ứng nhà kính do tầng ôzôn bị phá vỡ... xuất hiện ngày càng
phổ biến, đe doạ sự sống trên trái đất. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu,
được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm và tất nhiên, Việt Nam
không phải là ngoại lệ.
Ở nước ta, chất thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm không khí,
đất và nguồn nước nhiều khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của
người dân. Trong đó, công nghiệp hoá chất, với đặc thù của ngành, được
coi là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất. Đây là
ngành công nghiệp mà hầu hết các loại chất thải đều rất độc hại, gây nguy
hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà
ảnh hưởng của nó còn tồn tại rất lâu dài. Cũng như những ngành công
nghiệp khác, sản phẩm của ngành hoá chất sau khi được sử dụng còn tồn
dư trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Điều này càng nguy
hại khi ở Việt Nam, ý thức của người sử dụng chưa cao dẫn đến việc lạm
dụng các hoá chất. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm trong công nghiệp nói chung và công nghiệp hoá chất nói riêng là
nhiệm vụ rất cấp thiết, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của ngành chuyên môn
1
mà còn của các cơ quan Nhà Nước. Đây chính là một trong những mục tiêu
của phát triển bền vững của nước ta: phát triển gắn với bảo vệ môi trường.
Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, người viết chỉ nêu
những nét chung nhất về vấn đề ô nhiễm môi trường trong công nghiệp thế


giới và Việt Nam, sau đó tập trung tìm hiểu thực trạng ô nhiễm chất thải
rắn trong ngành hoá chất ở Việt Nam; đưa ra một số giải pháp mà Nhà
Nước cũng như ngành hoá chất đã và đang thực hiện để khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường và một số khuyến nghị.
Kết cấu đề tài bao gồm:
Phần mở đầu
I/ Công nghiệp đối với vấn đề ô nhiễm môi trường
I.1. Ô nhiễm môi trường trong hoạt động công nghiệp
I.2. Công nghiệp Việt Nam với vấn đề ô nhiễm môi trường.
II/ Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của
công nghiệp hoá chất ở Việt Nam những năm gần đây
II.1. Vai trò của công nghiệp hoá chất trong nền kinh tế quốc dân
II.2. Vấn đề ô nhiễm chất thải rắn đặt ra cho ngành hoá chất ở nước ta
II.3. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong quá
trình sản xuất của công nghiệp hoá chất.
III/ Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động
sản xuất của công nghiệp hoá chất.
III.1. Những giải pháp vĩ mô bảo vệ môi trường và giảm thiểu những ảnh
hưởng tiêu cực của công nghiệp đến môi trường.
III.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chât thải rắn trong hoạt động sản
xuất của công nghiệp hoá chất.
III.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường của ngành hoá chất.
Kết luận
2
I/ Công nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường
I.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất,
là hoạt động sản xuất duy nhất mà sản phẩm của nó đóng vai trò tư liệu sản
xuất trong các ngành kinh tế. Do vậy, vai trò chủ đạo trong nên kinh tế

quốc dân của công nghiệp là một tất yếu khách quan. Cùng với sự phát
triển của xã hội loài người, công nghiệp cũng phát triển không ngừng cả về
quy mô, phạm vi, tốc độ và cơ cấu. Nó không ngừng khai thác sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích của con người và đồng thời
cũng làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên. Nhưng không phải tất cả
tài nguyên khai thác được đều biến thành sản phẩm có ích, một phần trong
số đó trở lại môi trường dưới dạng chất thải công nghiệp. Đây là vấn đề vô
cùng nan giải bởi vì hầu hết các loại rác thải công nghiệp đều rất khó phân
huỷ thậm chí độc hại làm ô nhiễm môi trường. ( Xem bảng 1 )
Do giới hạn về công nghệ cũng như ý thức của con người, chất thải
công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí...
dẫn đến những hậu quả to lớn như:
- Lượng ôxy và nguồn nước giảm, trong khi các loại khí độc như
CO
2
, SO
2
... tăng lên nhanh chóng.
- Mưa axit do nhiên liệu sử dụng trong công nghiệp thải vào không
khí gây tác động xấu tới nông nghiệp và sức khoẻ của con người.
- Hiệu ứng nhà kính do các chất CFC thải ra trong công nghiệp lam
thủng tầng ozon và làm cho trái đất nóng lên- nguyên nhân của
3
việc băng tan nhanh trên các cực của trái đất, các hiện tượng
elnino, danila, và nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường khác.
Bảng 1: Phát sinh chất thải rắn công nghiệp ( nghìn tấn/ năm ) ở một
số nước Châu Âuu năm 1990
(1)
Nước Khai mỏ Chế tạo Năng lượng
áo 21 31.081 1.150

Bỉ 27.000 1.069
Bungary 1.506.755 370.757 195.560
CH Séc 533.373 39.604 25.774
Đan Mạch 2.304 1.532
Phần Lan 21.650 10.160 950
Pháp 100.000 500.000
Đức 19.296 81.906 29.598
Hy Lạp 3.900 4.304 7.680
Hungary 45.000
Iceland 135
Italy 34.710
Luxembourg 1.300
Hà Lan 391 7.665 1.553
Na Uy 9.000 2.000
Ba Lan 85.200 27.000 18.800
Bồ Đào Nha 202 662 165
Tây Ban Nha 70.000 13.800
Thuỵ Điển 28.000 13.000 625
Thuỵ Sỹ 1.000
Thổ Nhĩ Kỳ
Anh 107.000 56.000 13.000
Công nghiệp càng phát triển, vấn đề ô nhiễm do chất thải công nghiệp càng
trở nên nóng bỏng và hiện nay nó đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu,
đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các nước trên thế giới trong việc giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do hoạt động của công nghiệp. Biện pháp trước mắt là
phải xử lý chất thải công nghiệp, về lâu dài, cần phải tiến đến một nên công
4
nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho
cả con người và môi trường.
I.2. Công nghiêp Việt Nam và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Công nghiệp Việt Nam là một bộ phận của công nghiệp thế giới, vì
vậy đặc trưng và sự phát triển của công nghiệp nước ta tuân theo quy luật
chung của thế giới. Những vấn đề môi trường do hoạt động công nghiệp
mà các nước trên thế giới gặp phải đồng thời cũng là những khó khăn của
nước ta. Việt Nam là một nước đang phát triển, công nghiệp Việt Nam so
với khu vực và thế giới còn nhỏ bé và lạc hậu. Tuy nhiên, không vì vậy mà
vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp ở nước ta không trở
nên nóng bỏng. Ngược lại, đây là một trong những thách thức khó khăn mà
chúng ta đang phải đối mặt.
Hàng năm, ở nước ta, có tới 2.638.000 tấn chất thải công nghiệp thải
vào môi trường, trong đó có tới 128.400 tấn là chất thải nguy hại
(2)
. Công
nghiệp có thể được coi là nguồn phát sinh chất thải lớn thứ hai sau chất thải
sinh hoạt ( chất thải sinh hoạt chiếm 80%, chất thải công nghiệp chiếm
17% tổng lượng chât thải rắn phát sinh.
(3)
) Các ngành công nghiệp ở thành
phố Hồ Chí Minh và các thành phố miền Đông Nam Bộ phát sinh gần một
phần hai lượng chất thải công nghiệp cả nước, tiếp đến là các cơ sở công
nghiệp đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Theo báo cáo của cục môi
trường năm 2002, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh mỗi năm của ba
vùng kinh tế trọng điểm khoảng 113.118 tấn.
(4)
Trong đó lượng chất thải
nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gấp ba lần phía
Bắc và gấp hai mươi lần miền Trung ( xem bảng 2 ). Với trình độ công
nghệ lạc hậu hiện nay và khả năng giới hạn về tài chính, giải quyết
lượng chất thải công nghiệp ngày càng tăng như trên qủa là một vấn đề nan
giải đối với Việt Nam, tuy nhiên vì sự phát triển lâu dài của đất nước,

5
chúng ta không thể làm ngơ trước nguy cơ này. Đây cũng là một vấn đề
quan trọng đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước:
cần phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường.
Bảng 2: lượng chất thải công nghiệp phát sinh năm 2002 của ba vùng kinh
tế trọng điểm
(5)
Vùng kinh tế trọng điểm Khối lượng ( tấn/năm )
Phía Bắc
Hà Nội
Hải Phòng
Quảng Ninh
28.739
24.000
4.620
119
Miền Trung
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
4.117
2.257
1.768
92
Phía Nam
Thành phố Hồ Chí Minh
Đồng Nai
Bà Rịa- Vũng Tàu
80.332
44.413

33.976
1.943
Tổng 113.188
II/ Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của
công nghiệp hoá chất ở Việt Nam những năm gần đây
II.1. Vai trò của công nghiệp hoá chất trong nền kinh tế quốc dân
Hoá chất là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986), công
6
nghiệp hoá chất nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt cả về số
lượng và chất lượng.
Về cơ cấu ngành, trong công nghiệp hoá chất đã hình thành một số
chuyên ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân: công nghiệp hoá
chất phục vụ nông nghiệp ( phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ), công nghiệp
mỏ hoá chất, công nghiệp cao su, công nghiệp hoá chất cơ bản, công
nghiệp các sản phẩm điện hoá, công nghiệp chất giặt rửa...và các chuyên
ngành này có tỷ trọng tương đối cao trong giá trị tổng sản lượng công
nghiệp.
Sản phẩm của ngành công nghiệp hoá chất không chỉ là nguyên liệu
cho nhiều ngành công nghiệp mà còn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
đời sống hàng ngày của người dân. Trong số hàng trăm sản phẩm mà ngành
hoá chất đang sản xuất và cung cấp cho thị trường, phải kể đến các loại
phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật. Hiện nay, tổng công ty hoá chất Việt
Nam đang sản xuất và cung cấp cho thị trường 1,4 triệu tấn phân chứa lân (
supe phốt phát và phân lân nung chảy ), đáp ứng 100% nhu cầu cả nước;
khoảng 1,4 đến 1,6 triệu tấn phân NPK và 150 nghìn tấn phân đạm,
(6)
thoả
mãn hầu hết nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật của cả nước. Đối với một nước
nông nghiệp như Việt Nam, những số liệu trên đây thể hiện rõ nhất tầm

quan trọng của ngành hoá chất đối với nền kinh tế: góp phần to lớn vào
việc tăng năng suất trong hoạt đông sản xuất nông nghiệp và hơn nữa,
những sản phẩm này có liên quan đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia..
Ngoài ra, ngành hoá chất còn sản xuất thoả mãn hầu hết nhu cầu về săm lốp
xe đạp, ô tô, xe máy; bột giặt; pin điện; ắc quy... Nhiều loại sản phẩm trong
ngành có thương hiệu nổi tiếng, được bình chọn là hàng Việt Nam chất
lượng cao và nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu sang thị trường khu vực và
thế giới, được người tiêu dùng đánh gía cao.
Có thể nói, hoá chất là ngành công nghiệp quan trọng có ảnh hưởng
to lớn đối với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và đời sống nhân
7
dân. Vì vậy, ngành công nghiệp này cần nhận được sự quan tâm thích đáng
của Nhà Nước và các cơ quan hữu quan, tạo điều kiện cho ngành phát triển
toàn diện, thực hiện tốt vai trò của mình.
II.2. Vấn đề ô nhiễm chất thải rắn đặt ra cho ngành hoá chất ở
nước ta
Tuy đóng vai trò vô cùng quan trọng như đã trình bày ở trên, nhưng
công nghiệp hoá chất lại là ngành công nghiệp có mức gây ô nhiễm lớn
nhất. Ngành hoá chất sử dụng nhiều loại vật tư nguyên liệu độc hại (chì,
clo, SO
2
...) nếu không được quan tâm đúng mức, hoạt động sản xuất, kinh
doanh và tiêu thụ các sản phẩm hoá chất có khả năng gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Hầu hết các loại chất thải trong quá trình sản xuất
hoá chất đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con
người không chỉ trong hiện tại mà ảnh hưởng của nó còn tồn tại rất lâu dài.
Cũng như những ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành hoá chất
sau khi được sử dụng còn tồn dư trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường. Điều này càng nguy hại khi ở Việt Nam, ý thức của người sử
dụng chưa cao dẫn đến việc lạm dụng các sản phẩm hoá chất.

Một số vấn đề môi trường gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm hoá chất là: ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, ô nhiễm
không khí, ô nhiễm do hoá chất tồn dư trong môi trường.... trong khuôn
khổ đề tài, chỉ đề cập tới ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
Trong quá trình sản xuất, công nghiệp hoá chất đã thải vào môi
trường những loại chất thải rắn như:
- Xỉ than: hình thành từ quá trình đốt than để thu khí sản xuất NH
3
và sản xuất điện. Thành phần chủ yếu của xỉ than là silic oxit, sắt
oxit, CaO và than chưa cháy.
8
- Xỉ lò: được hình thành từ quá trình dản xuất phốt pho vàng có
thành phần chủ yếu là silic oxit, nhôm oxit, CaO và flo.
- Photphogip: là chất thải của quá trình sản xuất axit photphoric
theo phương pháp ướt ở nhà máy DAP. Cứ sản xuất một tấn axit
photphoric thì tạo ra năm tấn photphogip. Thành phần chủ yếu
của photphogip là CaSO
4
và các tạp chất.
- Đá thải: là chất thải của quá trình khai thác quặng phốt phát và
quặng bô xít. Đá thải nói chung có hình dạng thô, hoặc được đập
nhỏ ở các kích thước khác nhau.
- Bùn thải: là chất thải của quá trình tuyển quặng apatit và quặng
bô xít ( bùn phốt phát, bùn nhôm ), chất thải này ở dạng huyền
phù, có hàm lượng chất rắn thấp, được lắng trong các hồ tuần
hoàn. thành phần chủ yếu của bùn photphat là silic oxit, sắt oxit,
còn trong bùn nhôm là nhôm oxit, sắt oxit, silic oxit.
Dự kiến đến năm 2010 lượng chất thải rắn được sinh ra trong các quá
trình sản xuất hoá chất như sau: ( bảng 3 )
(7)

Chất thải Lượng thải ( tấn/ năm )
Xỉ than 300.000
Xỉ lò 120.000
Photphogip 1.000.000
Đá thải 400.000
Bùn thải 1.800.000
Đến năm 2010, dự báo tổng lượng chất thải rắn này sẽ vào khoảng
3,7 đến 4 triệu tấn.
Đây là mối hiểm hoạ tiềm tàng và có xu hướng gia tăng. Việc xử lý
chất thải rắn vẫn còn ở mức rất thô sơ ( Theo thống kê, hiện nay gần
100% chất thải rắn sinh ra từ các quá trình sản xuất hoá chất là bị
thải bỏ ), gây ra nhiều vấn đề môi trường cho các cư dân quanh vùng
và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
9
II.3. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm
trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất.
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,
vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp nói
chung và hoạt động sản xuất hoá chất nói riêng là một thách thức rất lớn
mà chúng ta phải vượt qua. Có rất nhiêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên bao gồm những nguyên nhân chung và do đặc điểm của ngành hoá
chất.
• Những nguyên nhân chung:
- Trình độ công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp
nói chung và công nghiệp hoá chất nói riêng và trình độ công
nghệ xử lý chất thải ở nước ta còn rất lạc hậu, gây lãng phí tài
nguyên và ô nhiễm môi trường, lượng chất thải chưa được xử lý
tốt.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp từ các
ngành truyền thống sang các ngành công nghiệp nặng, công

nghiệp hoá chất làm tăng lượng chất thải độc hại vào môi trường.
- Bộ máy quản lý và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng
nhu cầu, vừa thiếu về lực lượng, vừa yếu về năng lực.
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực
của Nhà Nước và các doanh nghiệp đều bị hạn chế.
- Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm với
yêu cầu bảo vệ môi trường chưa được xử lý đang là thách thức
lớn trong bảo vệ môi trường.
• Nguyên nhân do đặc điểm của ngành:
- Đặc điểm nổi bật của ngành hoá chất là sử dụng nhiều loại vật tư
nguyên liệu độc hại ( chì, axit, clo, SO
2
... ) vì vậy, mức độ ô
10
nhiễm trong quá trình sản xuất hoá chất cao hơn nhiều so với
nhiều ngành công nghiệp khác.
- Do việc phân bố các nhà máy hoá chất chưa hợp lý, nhiều nhà
maý được xây dựng gần khu dân cư nên chất thải hoá chất ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
- Do ý thức bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp hoá chất
chưa cao, chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho công nghệ xử lý
chất thải.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm
môi trường trong công nghiệp hoá chất. Muốn giải quyết triệt để và hiệu
quả vấn đề môi trường, cần phải tập trung từ những nguyên nhân cơ bản
nêu trên.
III/ Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt
động sản xuất của công nghiệp hoá chất.
III.1. Những giải pháp vĩ mô bảo vệ môi trường và giảm thiểu
những ảnh hưởng tiêu cực của công nghiệp đến môi trường.

Để bảo vệ môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của
chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp hoá chất đến môi
trường, cần phải có một hệ thống các giải pháp bao gồm chính sách, luật
pháp, thể chế, và phải xác định những mục tiêu cụ thể cần phấn đấu đạt
được trong những khoảng thời gian nhất định. Những giải pháp này cần
được thực hiện đồng bộ để đem lại hiệu quả cao nhất, đạt được những mục
tiêu đã đề ra.
• Về chính sách, luật pháp, thể chế:
- Chính sách: Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: “ Phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm
11
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.” trên tinh thần đó,
Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ chính trị đã khẳng định quan điểm
chỉ đạo xuyên suốt về bảo vệ môi trường, theo đó, bảo vệ môi trường
phải được gắn kết chặt chẽ, hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm
công bằng xã hội.
- Luật pháp: Các quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường trong
phát triển bền vững đã được thể chế hoá bằng các công cụ chính
sách và pháp luật cụ thể. Từ năm 1991, kế hoạch quốc gia về môi
trường phát triển lâu bền ( 1991- 2000 ) đã được thông qua và
thực hiện. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường đã được phát
triển khi luật Bảo vệ môi trường được thông qua năm 1993. Dự
thảo luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đang trình Quốc Hội thông
qua đã đưa vào các quy định mới về gỉam thiểu, tái sử dụng, tái
chế chất thải rắn đô thị và công nghiệp nhằm cải thiện tình hình
quản lý chất thải ở nứơc ta.
- Thể chế: Hệ thống quản lý Nhà Nước về bảo vệ môi trường bắt
đầu được thànhlập từ năm 1992 với Bộ Khoa Học, Công nghệ và
Môi trường chịu trách nhiệm quản lý về Nhà Nước về bảo vệ
môi trường cấp trung ương,và các sở Khoa Học, Công nghệ và

môi trường ở cấp tỉnh, thành phố. Năm 2002, cùng với việc thành
lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, hệ thông quản lý Nhà Nước về
bảo vệ môi trường được phát triển đến cấp huyện và cấp xã ở một
số địa phương. Các bộ ngành cũng đã hình thành các đơn vị
chuyên trách quản lý môi trường của ngành mình. Một số tổng
công ty lớn cũng đã thành lập các phòng, ban hay bộ phận chuyên
trách về quản lý môi trường.
• Công cụ kinh tế quản lý ô nhiễm môi trường:
- Giao quyền sở hữu khu vực thải ( thuyết Coase ): phương pháp
này cho rằng, bằng cách xác định quyền sở hữu rõ ràng khu vực
12

×