Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

BC chi phi san xuat va tinh gia thanh san pham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.1 KB, 58 trang )

Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan báo cáo THỰC TẬP CUỐI KHÓA này là do em tự viết
Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế thực tập tại công ty. Không có sự gian lận, sao chép từ các tài liệu không được
phép sử dụng, dưới sự hướng dẫn của cô Đoàn Thị Thu Hằng hoàn thiện bài
báo cáo này.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường.

Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Tiến Hồi

SV: Nguyễn Tiến Hồi

1

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP : Cổ phần
TSCĐ: Tài sản cố định


NVL: Nguyên vật liệu
CCDC: Công cụ dụng cụ
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
Trđ: Triệu đồng
Ngđ: Nghìn đồng

SV: Nguyễn Tiến Hồi

2

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1.............................................................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THÁI HƯNG..................................................................7
Ngành nghề kinh doanh......................................................................................................................7
Sản phẩm dịch vụ...............................................................................................................................8
1.1.3.1. Công nghệ sản xuất ...........................................................................................................9
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................................9
CHƯƠNG 2...........................................................................................................................................26

THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH ...........................................................................................26
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THÁI HƯNG.......................................................................26
2.1 Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng.......................26
2.1.1 Khát quát chung về chi phí hoạt động kinh doanh tại công ty .....................................26
2.1.2 Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở
công ty..........................................................................................................................................27
2.1.2.1. Chi phí sản xuất sản phẩm...............................................................................................29
2.1.2.2. Chi phí bán hàng.............................................................................................................33
2.1.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp ..........................................................................................34
2.2. Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh .........................................................................................35
2.2.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm ở công ty........................................35
2.2.2. Đánh giá về kết quả hạ giá thành ở công ty........................................................................39
2.2.2.1 Những kết quả đạt được...................................................................................................39
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM..................................................................................................41
CHI PHÍ KINH DOANH............................................................................................................................41
3.1.Mục tiêu ,phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.........................................41
3.1.1. Mục tiêu phát triển của công ty..........................................................................................41
3.1.2. Phương hướng phát triển của công ty. ..............................................................................43
3.2. Một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh, hạ thấp giá thành sản phẩm.................44
3.2.1 Những thuận lợi và khó khăn...............................................................................................44
3.2.2 Nhóm giải pháp góp phần hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh cúa công ty cổ phần sản
xuất Thái Hưng.............................................................................................................................46

SV: Nguyễn Tiến Hồi

3

MSV: CTQ12.01.17



Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

3.2.3. Một số biện pháp đề xuất nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty..............47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................55

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển
nhanh và mạnh mẽ.Trong xu thế đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng không
ngừng phát triển để sánh vai cùng các doanh nghiệp khác trên thế giới.Bối cảnh
đó đã tạo môi trường cho các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế cạnh tranh nhau một cách mạnh mẽ.Các doanh nghiệp được quyền tự chủ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.. Nhờ đó đã có nhiều doanh nghiệp có
những bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, hiệu
quả hoạt động tăng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, trong điều kiện cơ chế thị trường luôn có sự biến động và cạnh
tranh gay gắt, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp phải làm thế nào để bảo
toàn và phát triển được vốn, phải biết sử dụng vốn sao cho hiệu quả.Việc doanh
nghiệp có tồn tại được hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có bảo đảm
bù đắp được chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh hay không. Điều
đó có nghĩa là doanh nghiệp phải tính toán hợp lý chi phí sản xuất và thực hiện
quá trình sản xuất theo đúng sự tính toán ấy. Chi phí sản xuất sản phẩm thấp hay
cao, giảm hay tăng phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động,
tiền vốn của công ty. Vì vậy, công tác quản lý chi phí sản xuất là một khâu quan
trọng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời chính xác về kết quả hoạt động sản
xuất, đáp ứng nhu cầu trong việc ra quyết định quản lý, là yếu tố đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của công ty nói riêng, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói
chung.

Qua quá trình thực tập tại công ty CP sản xuất Thái Hưng cùng với kiến
thức học ở trường, em đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc quản lý chi
SV: Nguyễn Tiến Hồi

4

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

phí, hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với công ty.Vì vậy, em đã
chọn đề tài:
“ Chi phí sản xuất kinh doanh và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh
doanh tại công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng”
2.Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần sản
xuất Thái Hưng.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty Cổ
Phần sản xuất Thái Hưng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Chi phí sản xuất kinh doanh và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh
doanh tại công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng
* Phạm vi nghiên cứu:
- Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất

Thái Hưng thể hiện qua các tài liệu và đặc biệt là các báo cáo tài chính, báo cáo
tổng kết của Công ty trong vòng 3 năm 2012-2014, từ đó đề xuất các giải pháp
hạ thấp chi phí sản xuaatskinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài có sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử,phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh… làm phương pháp
luận căn bản cho việc nghiên cứu.
Bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu, tổng hợp ý kiến chuyên gia tại công ty.
5. Bố cục của báo cáo
Bố cục của báo cáo ngoài phẩn mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 3 chương:
SV: Nguyễn Tiến Hồi

5

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng.
Chương 2: Thực trạng về chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần
sản xuất Thái Hưng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản
xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng.
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng, khả năng của bản thân và thời gian
hạn chế nên chyên đề của em không tránh khỏi những sai sót trong quá trình
thực hiện. Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các các thầy cô trong

khoa quản trị kinh doanh và đặc biệt là của giáo viên hướng dẫn Đoàn Thị Thu
Hằng và các phòng ban trong công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng để bài báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Tiến Hồi

SV: Nguyễn Tiến Hồi

6

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THÁI HƯNG
1.1.Khái quát chung về công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần sản
xuất Thái Hưng.
Thành lập năm 2011 Thái Hưng Plastic là đơn vị chuyên sản xuất và cung
ứng vật liệu đóng gói cho các công ty sản xuất, thương mại. Sản phẩm chủ lực
của Thái Hưng là túi nilon PE,PP,HDPE,màng PE (màng quấn pallet) và túi xốp

các loại. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dây đai, băng dính và dây thít nhựa.
Hiện tại, Thái Hưng Plastic là đói tác cung cấp sản phẩm đóng gói tới nhiều
công ty sản xuất của Nhật Bản, Hàn Quốc ở các KCN xung quanh Hà Nội như
KCN Thăng Long I, II, KCN VSip, KCN Yên Phong, KCN Quế Võ, KCN
Quang Minh, KCN Nội Bài, KCN Nội Hoàng, KCN Phố Nối, v.v…
* Giới thiệu chung:
Tên công ty:Công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng
Địa chỉ:Số 2, Ngõ 168, Đường Giáp Bát, Q. Hoàng Mai,Hà Nội
Điện thoại:(04) 62842454,
Fax:(04) 36248681
Website:
Loại hình:Nhà sản xuất, thương mại
Mã số thuế:0105138823
Năm thành lập:2011
Thị trường:Miền Bắc
Ngành nghề kinh doanh
Màng PE, Màng Chít
Vật Liệu Đóng Gói
Túi Nilon PE,Túi PP, Túi HDPE,.
Túi Zipper
SV: Nguyễn Tiến Hồi

7

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa


Khay Xốp
Sản phẩm dịch vụ
Dây đai
Dây lạt
Dây thít nhựa
Khay xốp
Túi miết
Túi nilon PE
Túi nilon PP
Túi nylon
Túi vuốt mép
Túi xốp khí
Túi xốp màng
Túi xốp
Túi zipper
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng
Ngay từ ngày thành lập , Công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng đã có
những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cung cấp vật liệu đóng gói cho các công ty
sản xuất thương mại. Sản phẩm của Công ty mang đặc điểm riêng. Đó là những
sản phẩm có tính kỹ thuật cao, mang tính đặc thù, nên công nhân phải được đào.
tạo một cách tốt nhất và bài bản.

SV: Nguyễn Tiến Hồi

8

MSV: CTQ12.01.17



Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

1.1.3. Công nghệ sản xuất, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ
phần sản xuất Thái Hưng
1.1.3.1. Công nghệ sản xuất
Hiện nay hầu hết là trên máy móc tiến tiến, độ chính xác cao nên quy trình
công nghệ khá ổn định. Với quy trình công nghệ này Công ty đã tiết kiệm không
ít chi phí, nhân công , thời gian và yêu cầu kỹ thuật cao cho từng sản phẩm.
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
SƠ ĐỒ 1
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Phòng Tài
chính- Kế toán

Phòng Kỹ thuật

Phòng Kế
hoạch sản xuất
kinh doanh
(Nguồn:Ban giám đốc)

Chú thích:


Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

SV: Nguyễn Tiến Hồi

9

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

 Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của các phòng ban
● Hội đồng quản trị:
- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm.
- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý.
- Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và các
chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá định trước.
- Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi.
- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc
chi trả cổ tức
● Ban giám đốc :
- Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của
Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao.
- Vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Giám đốc điều hành phải trình Hội đồng

quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên
cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính
năm năm.
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty.
- Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty.
- Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định và các quy chế của Công
ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Giám đốc điều
hành và pháp luật.
+ Thực hiện đầy đủ mọi chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

SV: Nguyễn Tiến Hồi

10

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

● Phòng Tài chính-Kế toán:
- Chức năng:
Phòng Tài chính Kế toán là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, tham
mưu cho HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính và
tổ chức hạch toán kế toán. Giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
theo đúng các chuẩn mực và Luật Kế toán hiện hành nhằm phản ánh kịp thời,
chính xác, đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tình hình tài
sản của công ty.
- Nhiệm vụ:

+ Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch
của Công ty.
+ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong Công ty và các đơn vị thành viên.
Soạn thảo các văn bản về qui chế quản lý, qui trình nghiệp vụ về tài chính kế
toán và kiểm tra, kiểm toán.
+ Ghi chép để phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến các
nguồn vốn cấp, vốn vay. Giải quyết các loại vốn, phục vụ cho việc huy động vật
tư, nguyên liệu, hàng hoá trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Đôn đốc thanh
quyết toán với khách hàng.
+ Theo dõi công nợ của Công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu, chi
tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. Xây dựng tổng quỹ tiền lương và xét
duyệt phân bổ quỹ tiền lương, xây dựng đơn giá tiền lương, kinh phí hành chính
hàng năm của Công ty và các đơn vị trực thuộc, đồng thời tham gia xét duyệt
tiền công, tiền lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng.
+ Thực hiện quyết toán đúng tiến độ và phối hợp cùng với các phòng
nghiệp vụ liên quan trong Công ty để hạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực
thuộc, giúp cho HĐQT và Ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, biết rõ
số lời.
+ Tổ chức thực hiện công tác kiểm kê hàng năm. Báo cáo tài chính hàng
quý, năm trước Hội đồng quản trị.

SV: Nguyễn Tiến Hồi

11

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

+ Chịu trách nhiệm trước HĐQT và Ban giám đốc trong việc chủ động
khai thác nguồn vốn để đầu tư và phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
Công ty.
+ Lưu trữ, bảo quản, giữ gìn bí mật các chứng từ, số liệu tài chính kế
toán theo qui định hiện hành và phân cấp quản lý của Công ty.
● Phòng Kỹ thuật
- Chức năng:
+ Phòng Kỹ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức
năng tham mưu cho HĐQT và Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ,
định mức và chất lượng sản phẩm.
+ Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để
hạch toán, đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế.
+ Kết hợp với phòng Kế hoạch Vật tu theo dõi, kiểm tra chất lượng, số
lượng hàng hoá, vật tư khi mua vào hoặc xuất ra.
+ Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
-Nhiệm vụ:
+ Thiết kế, triển khai thi công sản phẩm ở các khâu sản xuất. Tổ chức
quản lý, kiểm tra công nghệ và chất lượng sản phẩm, tham gia nghiệm thu sản
phẩm.
+ Căn cứ hợp đồng kinh tế lập phương án kỹ thuật, khảo sát, lên danh
mục, hạng mục cung cấp cho Phòng sản xuất Kinh doanh để xây dựng giá thành
sản phẩm. Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các mặt hàng,
sản phẩm theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo hợp
đồng kinh tế đã ký kết. Là đơn vị chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật đối với
các sản phẩm xuất xưởng.
+ Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các
công việc, các công đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất. Trực tiếp làm các

công việc về đăng ký, đăng kiểm chất lượng hàng hóa, sản phẩm thi công tại
Công ty. Quản lý chỉ đạo về an toàn kỹ thuật trong sản xuất.

SV: Nguyễn Tiến Hồi

12

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

+ Kiểm tra xác định khối lượng, chất lượng, kỹ mỹ thuật của sản phẩm
để xuất xưởng làm cơ sở quyết toán và thanh lý hợp đồng kinh tế. Lưu trữ hồ sơ
kỹ thuật, đảm bảo bí mật công nghệ sản phẩm truyền thống.
+ Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của Công ty đang sản
xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Quản lý các định mức kỹ
thuật (mức tiêu hao năng lượng, vật tư và nguyên vật liệu của các sản
phẩm..vv..).
+ Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lớn thiết bị của các đơn vị
theo định kỳ. Quản lý, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật các sản phẩm đã sản xuất, giữ gìn
bí mật công nghệ.
+ Nghiên cứu xây dựng danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và
định mức kỹ thuật áp dụng trong Công ty. Phối hợp với các đơn vị liên quan
tham gia Hội đồng khảo thí thi tay nghề nâng bậc lương công nhân kỹ thuật.
Biên soạn tài liệu về công nghệ kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
+ Theo dõi, đối chiếu các hạng mục trong quá trình sản xuất, mức tiêu

hao vật tư nguyên liệu để làm cơ sở thanh lý hợp đồng kinh tế giữa Công ty với
khách hàng.
+ Trực tiếp báo cáo với Ban giám đốc Công ty về chất lượng, số lượng,
các chỉ số hao hụt vật tư, nguyên liệu khi mua vào, xuất ra phục vụ sản xuất.
Theo dõi tiêu hao nguyên vật liệu cũng như tiết kiệm vật tư nguyên nhiên liệu
trong sản xuất kinh doanh.
+ Xác nhận về thời gian hoàn thành chất lượng công việc của tất cả các
lệnh sản xuất để làm cơ sở thanh toán tiền lương, tiền công cho công nhân.
+ Soạn thảo, xây dựng quy trình công nghệ để thi công các sản phẩm.
• Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Chức năng
Phòng Kế hoạch là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng
tham mưu cho Ban Lãnh đạo công ty xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh
doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm hiểu khai thác thị trường, đầu tư phát triển sản
xuất, liên doanh liên kết trong và ngoài Công ty. Giao dịch với khách hàng và
điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
SV: Nguyễn Tiến Hồi

13

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

- Nhiệm vụ
+ Soạn thảo và tham mưu cho Lãnh đao Công ty ký kết các Hợp đồng
kinh tế. Theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện Hợp đồng kinh tế đã ký, giải

quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Lập quyết toán các sản phẩm hoàn thành và thanh lý các hợp đồng
kinh tế.
+ Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
+ Hướng dẫn các đơn vị thuộc Công ty xây dựng kế hoạch năm, kế
hoạch dài hạn và tổng hợp kết quả sản xuất - kinh doanh toàn Công ty. Báo cáo
tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh hàng năm của Công
ty.
+ Xây dựng phương án và theo dõi tiến độ sản xuất, phân công và giao
kế hoạch cho các đơn vị thành viên, các phân xưởng. Tổ chức tham gia nghiên
cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Lập
hồ sơ dự thầu, tổ chức đấu thầu và tham gia đấu thầu các công trình, dự án. Tiếp
nhận hồ sơ (dự toán, khảo sát, thiết kế...) để xây dựng các hợp đồng kinh tế.
+ Cùng các phòng nghiệp vụ Công ty và các đơn vị thành viên để xây
dựng đồng bộ các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiếp thị và liên kết
kinh tế.
+ Chuẩn bị các thủ tục cho Tổng giám đốc Công ty giao kế hoạch và xét
duyệt hoàn thành kế hoạch của các đơn vị trực thuộc. Giúp Tổng giám đốc kiểm
tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch.
+ Dựa vào kế hoạch chuyên ngành và hướng phát triển của Công ty (về
mục tiêu, quy mô, nhịp độ phát triển kinh doanh, bố trí cơ cấu hợp lý giữa các
khâu sản xuất bảo đảm cho quá trình hoạt động thống nhất liên tục và đạt hiệu
quả cao). Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đề xuất biện
pháp xử lý các vấn đề phát sinh.
+ Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty xây dựng kế hoạch hợp tác, liên
doanh đầu tư trong và ngoài nước.
+ Quản lý, cân đối năng lực máy móc thiết bị, công cụ và thực hiện việc
điều chuyển, thuê và cho thuê máy móc thiết bị một cách hợp lý để bảo đảm sản
xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
SV: Nguyễn Tiến Hồi


14

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

+ Cập nhật, phân tích và tổng hợp các số liệu để giúp Tổng giám đốc chỉ
đạo điều hành sản xuất kinh doanh được kịp thời.
+ Thống kê báo cáo theo chế độ, viết lệnh sản xuất. Bảo quản, lưu trữ hồ
sơ thuộc phòng quản lý. Tuyệt đối giữ gìn bí mật thông tin kinh tế, bí mật sản
xuất kinh doanh của đơn vị .
1.2. Đăc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng.
1.2.1.Quy trình sản xuất sản phẩm
Là một doanh nghiệp sản xuất bao bì và in ấn phụ liệu theo đơn đặt hàng
nên quy trình công nghệ sản xuất được phân ra nhiều công đoạn khác nhau. Với
đặc thù sản xuất ra nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau cùng một thời điểm, vì
thế công ty đã tổ chức cơ cấu sản xuất gồm 6 tổ gồm: tổ thiết kế, tổ trộn nguyên
liệu, tổ thổi màng phim, tổ in, tổ cắt và hàn nhiệt, tổ đóng gói.
Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng được
chia làm 2 bước:
Bước 1:Thiết kế mẫu sản phẩm
Sơ đồ 2: sơ đồ thiết kế sản phẩm mẫu.
Tài liệu
kỹ thuật
và mẫu
khách

hàng gửi
tới.

Bộ phận
kỹ thuật
nghiên
cứu và ra
giấy mẫu

Bộ phận
gia công
và sản
xuất sản
phẩm
mẫu.

Gửi sản
phẩm
mẫu cho
khách
hàng
kiểm
duyệt

(nguồn: phòng hành chính-kế toán)

SV: Nguyễn Tiến Hồi

15


MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Bước 2: Sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 3: sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm
Lên kế hoạch và thiết
kế
Trộn nguyên liệu

Thổi màng phin

In

Cắt và hàn nhiệt

Đóng gói
(Nguồn:phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh)
Với đặc thù của ngành sản xuất Bao dệt PP, Công ty đã bố trí dây chuyền sản
xuất linh hoạt nhằm đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng.
* KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG QUA TỪNG CÔNG ĐOẠN
- Tại mỗi công đoạn sản xuất, Công ty đều bố trí các nhân viên KCS kiểm tra
chất lượng sản phẩm theo các quy trình, quy định của Công ty và theo yêu cầu
của khách hàng đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng và đúng tiến độ giao
hàng.
-Công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng luôn xem chất lượng là một sự nghiên
cứu và phát triển không ngừng, luôn lấy ý kiến khách hàng làm công cụ để cải

tiến thường xuyên chất lượng sản phẩm.
- Với đặc thù của ngành sản xuất Bao dệt PP, Công ty đã bố trí dây chuyền
sản xuất linh hoạt nhằm đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng.
SV: Nguyễn Tiến Hồi

16

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

- Nguyên vật liệu đầu vào của Công ty gồm: Hạt nhựa PP, PE, Taical được
nhập khẩu từ các nước Mỹ, Nhật, Thái Lan, Ả Rập, Ấn Độ… tất cả đều được
kiểm tra chất lượng chặt chẽ trước khi nhập kho
- Nguyên liệu sau khi phối trộn với từng loại công thức và màu sắc khác nhau
tùy theo yêu cầu của khách hàng sẽ qua công đoạn kéo chỉ để đùn các nguyên
liệu thô thành các sợi chỉ dệt, cung cấp chỉ dệt cho công đoạn Dệt bao.
-Tại công đoạn Dệt bao với công nghệ dệt tròn, các cuộn chỉ sẽ được dệt
thành cuộn manh có khổ từ 50cm – 80cm có chiều dài hoặc khối lượng cuộn
manh tùy theo nhu cầu khách hàng và với nhiều phương pháp dệt khác nhau: dệt
carô, dệt dập…
- Các cuộn manh sau khi dệt xong sẽ được qua dây chuyền tráng để phủ lên
bề mặt cuộn manh một lớp keo PP mỏng hoặc sẽ được ghép thêm một lớp màng
in OPP bằng công nghệ in ống đồng để tăng sự thẩm mỹ, độ bền của bao.
- Các cuộn manh sẽ đuợc bao gói thành phẩm hoặc sẽ qua công đoạn cắt tùy
theo yêu cầu của khách hàng, Tại công đoạn cắt cuộn manh sẽ được cắt thành
Bao PP với chiều dài khác nhau.

- Các bao PP sau khi hoàn tất các công đoạn trên sẽ được đóng gói thành phẩm
và nhập kho trước khi giao cho khách hàng.
* KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG QUA TỪNG CÔNG ĐOẠN
- Tại mỗi công đoạn sản xuất, Công ty đều bố trí các nhân viên KCS kiểm tra
chất lượng sản phẩm theo các quy trình, quy định của Công ty và theo yêu cầu
của khách hàng đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng và đúng tiến độ giao
hàng.
- Công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng luôn xem chất lượng là một sự nghiên
cứu và phát triển không ngừng, luôn lấy ý kiến khách hàng làm công cụ để cải
tiến thường xuyên chất lượ ng sản phẩm.

1.2.2.Các loại sản phẩm chủ yếu của công ty
- Dây đai
- Dây thít nhựa
- Túi miết
SV: Nguyễn Tiến Hồi

17

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

- Túi nilon PP
- Túi vuốt mép
- Túi xốp màng
- Túi nilon PE

- Túi xốp khí
- Dây lạt…
Cung cấp các sản phẩm trên cho các công ty sản xuất, thương mại.
cho người lao
1.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần sản xuất Thái Hưng
1.2.3.1. Nhân tố thuộc về lao động .
Lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Lực lượng lao động có trình độ cao và năng động trong quản
lý, vững vàng kinh nghiệm trong sản xuất, lớn mạnh về số lượng và chất lượng
sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình sản xuất của Công ty được diễn
ra một cách trôi chảy và mang lại hiệu quả cao.
Vấn đề quản lý lao động là một trong những công tác hết sức quan trong
nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả năng lực lao động , góp phần mang lại hiệu
quả cao cho toàn Công ty. Hàng năm Công ty tổ chức đại hội công nhân viên
chức để cùng tham gia xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp sản xuất, quy chế quản
lý của Công ty, cùng thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
và tình hình tài chính của Công ty.
Ngoài ra, Công ty không ngừng nâng cao đời sông tinh thần cho người lao
động. Tổ chức cho công nhân đi tham quan ở các khu du lịch, khuyến khích duy
trì các hoạt động thể dục thể thao. Các chế độ bảo hiểm được thực hiện đầy đủ
cho người lao động
SV: Nguyễn Tiến Hồi

18

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Chính nhờ sự phân bố và tổ chức lao động hợp lý đã góp phần rất lớn trong việc
tăng năng suất lao động của Công ty trong những năm qua.
1.2.3.2. Nhân tố thuộc về nguyên vật liệu sử dụng.
Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất vì nó
đóng vai trò quan trọng trong kết cấu giá thành của sản phẩm. Đảm bảo cung
cấp đầy đủ nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng, quy cách, thời hạn sử dụng
là vấn đề quan trọng làm tăng sản lượng, năng suất lao động và giá thành sản
phẩm.
1.2.3.3. Nhân tố thuộc về máy móc thiết bị.
Trong sản xuất, máy móc thiết bị là một yếu tố quan trọng, vì máy móc là
yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân. Máy móc
thiết bị của Công ty là hệ thống dây chuyền máy trộn nguyên liệu, máy in…
phục vụ cho quá trình sản xuất của toàn Công ty.
1.2.3.4. Nhân tố thuộc về trình độ quản lý.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình đọ quản lý tương đối
cao với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn khá vững mạnh. Lãnh đạo của
Công ty đã điều hành quản lý tổ chức sáng tạo , tạo ra tâm lý tốt cho người lao
động với mức thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cho cuộc sống cho công nhân
dẫn tới người lao động làm việc hết năng lực và khả năng hiện có của mình.
1.2.3.5. Nhân tố thuộc về môi trương kinh doanh.
Ngày nay, khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mạnh, Công ty cần
phải tính toán làm sao để việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao.Nhân tố này
bao gồm nhiều yếu tốn khác nhau như : nhu cầu, giá cả, chất lượng...

SV: Nguyễn Tiến Hồi

19


MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần sản
xuất Thái Hưng.
Trong những năm gần đây do sự biến động của nền kinh tế, Công ty có
những biến động về vốn thể hiện như sau:

SV: Nguyễn Tiến Hồi

20

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Bảng 1. Tình hình vốn của công ty từ năm 2012- 2014
Đơn vị tính: Nghìn đồng (VND)
Thực hiện

2013/2012


2014/2013

Các chỉ tiêu
TT

2012

1

Tổng tài sản

2

Tài sản lưu động

3

Vốn bằng tiền

4

2013

2014

+,-

(%)

+,-


(%)

12.999.262

19.036.658

19.126.102

6.037.396

23,36

89.444

19,26

5.128.875

7.958.086

9.274.022

2.829.211

55,16

1.315.936

16,53


456.234

254.147

191.233

202.087 -44,29

-62.914

28,68

Tài sản cố định

7.870.387

7.688.884

9.500.860

-181.503

-2,31

1.811.976

23,56

5


Tổng nguồn vốn

12.999.262

19.036.658

19.126.102

6.037.396

23,36

89.444

19,26

6

Vốn lưu động

9.758.836

10.754.214

12.784.365

995.378

10,2


2.030.151

18.88

7

Vốn cố định

3.240.426

8.282.444

6.341.737

2.042.018

63,02

-1.940.707

-23,43

8

Vốn chủ sở hữu

5.279.204

5.364.546


5.854.791

85.342

1,62

490.245

9,14

Nguồn : (Phòng tài chính kế toán)

SV: Nguyễn Tiến Hồi

21

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được sự thay đổi về tài sản và nguồn vốn có
xu thế tăng qua các năm:
Cụ thể về tổng tài sản năm 2013 so với năm 2012 tăng 23,36% tương ứng
với mức tăng 6.037.396 nghìn đồng, năm 2014 so với năm 2013 tăng 19,26%
tương ứng với mức tăng 89.444 nghìn đồng. tổng tài sản có sự thay đổi này là do

thay đổi của tài sản cố định và tài sản lưu động trong khi công ty đang mở rộng
quy mô sản xuất làm cho tài sản cố định tăng, đồng thời công ty đa dạng hóa về
sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất dẫn đến tài sản lưu động có
sự thay đổi và tăng lên.
Đi song song với tổng tài sản thi tổng nguồn vốn củng thay đổi đáng kể như
sau: năm 2013 so với năm 2012 tăng 23,36% tương ứng với lượng tăng là
6.037.396 nghìn đồng, năm 2014 so với năm 2013 tăng 19,26 tương ứng với
lượng tăng là 89.444 nghìn đồng.
Sự thay đổi quy mô và cải tiến máy móc thiết bị củng như nâng cao chất
lượng đội ngũ công nhân viên đã làm cho tổng tài sản và tổng nguồn vốn của
công ty có chiều hướng tăng lên trong 3 năm từ 2012 đến 2014. Mức tăng này
đã nói lên sự phát triển của công ty theo chiều hướng tốt.

SV: Nguyễn Tiến Hồi

22

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Bảng 2: Kết quả hoạt động của công ty cổ phần sản xuất Thái Hưng từ năm 2012-2014.
(Đơn vị : Nghìn đồng)
TT

Chỉ tiêu


Năm

Chênh lệch

1

Tổng doanh thu

2012
12.039.875

2013
15.579.460

2014
18.654.944

+,3.539.585

%
+,29,39 3.075.484

%
19,74

2

Doanh thu thuần

11.226.166


15.579.460

18.654.944

4.353.294

38,78 3.075.484

19,74

3

Chi phí bán hàng

409.098

431.221

447.908

22.123

5,41

16.687

3,887

4


Chi phí quản lí

598.221

621.400

655.881

23.179

3,87

34.481

5,55

5

Giá vốn hàng bán

8.793.119

12.909.461

15.232.216

4.116.342

46,81 2.322.755


17,88

6

Lợi nhuận

1.425.728

1.617.378

2.318.939

191.650

13,44

701.561

43,37

7

LN trước thuế

346.891

379.334

605.679


32.443

9,35

226.345

59,66

8

LN sau thuế

260.168

283.186

454.506

23.018

8,84

171.320

60,5

9

Tỷ suất lợi nhuận


3,09

2,43

3,24

10

Thu nhập bq

2.768

3.120

3.764

352

12,72

644

20,64

Nguồn : Phòng tài chính kế toán)

SV: Nguyễn Tiến Hồi

23


MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về
tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động
trong việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những
thành quả nhất định. Qua bảng trên ta thấy trong ba năm 2012-2014 Công ty đã
phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau:
- Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy không chỉ có số lượng sản phẩm sản
xuất tăng mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể qua các năm. Năm 2013
tăng 3.539.585 nghìn đồng so với năm 2012 ứng với 29,39%, năm 2014 tăng
3.075.484 nghìn đồng so với năm 2013 ứng với tỷ lệ 19,74%. Những chỉ tiêu
trên cho thấy sản phẩm mà công ty tung ra thị trường không chỉ tăng về lượng
mà còn tăng cả vềmức tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của công ty đã được
khách hàng chấp nhận.
- Về chi phí và lợi nhuận: Năm 2013 công ty tiết kiệm chi phí, chi phí bán
hàng so với năm 2012 là 22,113 nghìn đồng ứng với tỷ lệ 5,41%. Trong năm
2014 công ty đã nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí, chi phí bán hàng năm 2014
so với năm 2013 là 16.687 nghìn đồng ứng với 3,87 % , chi phí QLDN năm
2014 là 34.481 nghìn đồng ứng với 5,55%, năm 2013 chi phí QLDN là 23.179
nghìn đồng ứng với tỷ lệ 3,87%. Mặc dù tốc độ doanh thu năm 2014/2013 và chi
phí hàng năm có tăng nhưng tốc độ doanh thu vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng
chi phí, do đó lợi nhuận của công ty năm 2014 tăng 19,74 % so với năm 2013
ứng với 3.075.484 nghìn đồng, năm 2012 tăng 38,78% so với năm 2012 ứng
với tỷ lệ 38,78%.

Kết quả hoạt động của công ty tăng một phần cũng là do sự cải tiến máy móc,
trình độ, tay nghề của các kỹ sư và nhân công trực tiếp sả xuất được nâng cao…
Hơn nữa công ty vẫn đảm bảo thu nhập của người lao động, cố gắng tăng thu
nhập cho người lao động, ngoài ra công ty còn thực hiện tốt các chế độ cho công
nhân viên như: mua bảo hiểm thân thể, BHYT, BHXH..
SV: Nguyễn Tiến Hồi

24

MSV: CTQ12.01.17


Trường CĐKT Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Bước sang năm 2014, công ty đã mua sắm thêm các máy móc hiện đại như :
Nhật,Singapo. Thái Lan. Số máy móc đã tăng đáng kể: cụ thể tổng số là 27 chiếc
với trị giá 10005 triệu. Chính nhờ vào việc đầu tư theo chiều sâu đã làm cho
doanh thu của công ty tăng đáng kể.

SV: Nguyễn Tiến Hồi

25

MSV: CTQ12.01.17


×