Trường đại học ngoại thương
khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
CHUYÊN NGàNH kinh tế đối ngoại
---------***---------
KhóA LUậN tốt nghiệp
Đề tài:
NH GI HIU QU CHNG TRèNH ODA CA H
LAN V PHT TRIN C S H TNG GIAI ON 2005
2009 V BI HC KINH NGHIM CHO VIT NAM
Sinh viờn thc hin
Lp
Khúa
Giỏo viờn hng dn
: H Thu Phng
: Anh 14
: 45
: inh Hong Minh
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CỦA AUSTRALIA VÀ
CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CỦA AUSTRALIA ................................. 3
I. MỘT SỐ NÉT VỀ THỊ TRƢỜNG AUSTRALIA ............................... 3
1. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ AUSTRALIA .................................. 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI .......................................... 3
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ ................................................................... 6
1.3. THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN ........ 8
2. THÓI QUEN TIÊU DÙNG CỦA NGƢỜI AUSTRALIA ............... 9
3. TIỀM NĂNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA THỊ TRƢỜNG
AUSTRALIA ....................................................................................... 13
3. 1 TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA THỊ TRƢỜNG AUSTRALIA
........................................................................................................... 13
3.1.1 ĐỐI TÁC XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA AUSTRALIA ............... 13
3.1.2 MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA AUSTRALIA ........... 16
3.2 TIỀM NĂNG NHẬP KHẨU CỦA THỊ TRƢỜNG AUSTRALIA
........................................................................................................... 18
3.2.1 ĐỐI TÁC NHẬP KHẨU CHÍNH CỦA AUSTRALIA............... 18
3.2.2. CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CHỦ YẾU CỦA AUSTRALIA.
........................................................................................................ 20
II. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA AUSTRALIA
.................................................................................................................. 22
1. CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Ở AUSTRALIA ..... 22
1.1. HÀNG THỦ CÔNG .................................................................... 24
1.2 HÀNG DỆT MAY VÀ GIÀY DÉP............................................... 25
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
1.3. XE CƠ GIỚI ............................................................................... 26
2. CHÍNH SÁCH PHI THUẾ QUAN ................................................. 26
2.1 CẤM XUẤT NHẬP KHẨU ......................................................... 26
2.2 XUẤT NHẬP KHẨU CÓ GIẤY PHÉP ....................................... 27
2.3 QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ...................................................... 33
2
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM –
AUSTRALIA .............................................................................................. 34
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
– AUSTRALIA TRONG THỜI GIAN QUA ......................................... 34
1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TỪ VIỆT NAM SANG AUSTRALIA
.............................................................................................................. 35
1.1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪ VIỆT NAM SANG
AUSTRALIA ..................................................................................... 35
1.2. CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU ............................. 36
2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU TỪ AUSTRALIA VÀO VIỆT NAM 40
2.1 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU TỪ AUSTRALIA VÀO VIỆT NAM
........................................................................................................... 40
2.2. CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CHỦ YẾU ............................. 41
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI VIỆC XUẤT NHẬP KHẨU
.............................................................................................................. 45
3.1 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU
CHUNG ............................................................................................. 45
3.2 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TỪNG MẶT HÀNG ...................... 46
II. MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA
.................................................................................................................. 47
1. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA 1990 .. 47
1.1. HỢP TÁC KINH TẾ, THƢƠNG MẠI, KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHIỆP ............................................................................................ 47
1.2. LĨNH VỰC HỢP TÁC................................................................ 48
1.3. TRAO ĐỔI THÔNG TIN ........................................................... 49
1.4. MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CÁC THUẾ KHÁC ................ 50
1.5. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC ....................................... 50
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
1.6. BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA, SỨC KHỎE CON NGƢỜI, GIA
SÚC HOẶC CÂY CỐI ....................................................................... 51
1.7. THANH TOÁN ........................................................................... 51
1.8. VIỆC TÀI TRỢ HÀNG XUẤT KHẨU CỦA AUSTRALIA........ 51
1.9. CƠ CHẾ PHỐI HỢP VÀ THAM KHẢO ................................... 51
1.10. HIỆU LỰC CỦA HIỆP ĐỊNH ................................................. 52
4
2. HIỆP ĐỊNH KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO ASEAN –
AUSTRALIA – NEW ZEALAND (AANZFTA) ................................ 52
2.1 THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA ...................................................... 54
2.2 QUY TẮC XUẤT XỨ................................................................... 55
2.3 THỦ TỤC HẢI QUAN ................................................................ 58
2.4 QUY TRÌNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT, TIÊU
CHUẨN VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP .................... 58
2.5 CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ ........................................................... 58
2.6 THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ .......................................................... 59
III. CÁC QUY ĐỊNH CỦA AUSTRALIA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XNK CỦA VIỆT NAM .................................................. 59
1. QUY ĐỊNH VỀ KHỐI LƢỢNG TỊNH THỦY SẢN NHẬP KHẨU
VÀO AUSTRALIA .............................................................................. 59
2. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỐI VỚI TÔM NHẬP KHẨU ...... 60
IV. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG VIỆC THÚC
ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA ........... 61
1. THUẬN LỢI .................................................................................... 61
2. KHÓ KHĂN ..................................................................................... 64
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM – AUSTRALIA TRONG THỜI GIAN TỚI ......................... 67
I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM –
AUSTRALIA ĐẾN NĂM 2020............................................................... 67
II. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HAI
NƢỚC ...................................................................................................... 71
1. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ................................................................ 71
1.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ................................ 72
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
1.2. HỖ TRỢ THÔNG TIN VỀ THỊ TRƢỜNG VÀ XÚC TIẾN
THƢƠNG MẠI.................................................................................. 73
1.3. XÂY DỰNG – BỔ SUNG – HOÀN THIỆN CÁC HỆ THỐNG
CHÍNH SÁCH TẠO THUẬN LỢI CHO VIỆC PHÁT TRIỂN
NGOẠI THƢƠNG ............................................................................. 75
6
1.4. PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CÁC LĨNH VỰC THƢƠNG
MẠI DỊCH VỤ, ĐẶC BIỆT LÀ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH ............... 77
1.5 ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .................... 78
2. CÁC GIẢI PHÁP VI MÔ................................................................ 79
2.1 NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ............................................................................................ 79
2.2 NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG AUSTRALIA ......................... 81
2.3 NÂNG CAO HÌNH ẢNH SẢN PHẨM, NHÃN HIỆU VÀ
THƢƠNG HIỆU ............................................................................... 83
2.4 TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH CỦA THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .......... 84
2.5 THÀNH LẬP CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP .................... 85
2.6 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CON NGƢỜI TRONG HOẠT
ĐỘNG DOANH NGHIỆP................................................................. 85
3. CÁC GIẢI PHÁP CHO MỘT SỐ MẶT HÀNG CỤ THỂ. ........... 86
3.1 HÀNG THỦY SẢN ...................................................................... 86
3.2 HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ .................................................. 88
3.3 HÀNG DỆT MAY ........................................................................ 90
3.4 HÀNG GIÀY DÉP ....................................................................... 92
KẾT LUẬN ................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 95
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AANZFTA
: Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – New
Zealand
APEC
: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
GATs
: Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ
NAFIQUAD : Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
NICs
: Các nước công nghiệp mới
VASEP
: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
WTO
: Tổ chức thương mại thế giới
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Các vùng xuất khẩu chính của Australia năm 2008-2009 ...... 13
Biểu đồ 2: Các nƣớc xuất khẩu chính của Australia năm 2008-2009 ...... 14
Biểu đồ 3: Các nƣớc nhập khẩu chính của Australia năm 2008-2009 ..... 19
Biểu đồ 4: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Australia ........................ 21
Biểu đồ 5 : Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Australia ................ 34
Biểu đồ 6: Tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Australia ....................... 35
Biểu đồ 7: Kim ngạch nhập khẩu từ Australia vào Việt Nam ................. 41
Biểu đồ 8 : Giá trị nhập khẩu của các nhóm sản phẩm ........................... 42
BẢNG 1: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH VÀO AUSTRALIA
NĂM 2008-2009 .......................................................................................... 37
BẢNG 2: CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH TỪ AUSTRALIA VÀO
VIỆT NAM NĂM 2008................................................................................ 44
9
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
Nguyễn Thị Kim Ngân
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế
giới đang ngày càng gia tăng, việc thúc đẩy mở rộng các hoạt động kinh tế đối
ngoại đã trở thành xu thế khách quan của các quốc gia, Việt Nam không nằm
ngoài xu thế đó. Song song với việc tham gia các diễn đàn hợp tác quốc tế đa
phương như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cũng đã và đang đẩy mạnh
những mối quan hệ song phương.
Australia được xem là một trong những đối tác chiếm thị phần lớn trong
hoạt động thương mại của Việt Nam. Lợi thế so sánh cùng những văn bản
hiệp định song phương được ký kết tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển
quan hệ thương mại giữa Australia và Việt Nam. Đặc biệt Hiệp định Khu vực
thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) được ký
kết mở ra thêm nhiều cơ hội xuất nhập khẩu cho hai nước. Trong những năm
gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước đã có những bước
tiến quan trọng, tuy nhiên, vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có của mỗi bên.
Do đó, việc tìm hiểu về thị trường Australia cũng như việc nghiên cứu các
chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của Australia trở
nên vô cùng bức thiết. Với lý do trên, tác giả lựa chọn viết khóa luận tốt
nghiệp với đề tài “ Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia: Thực trạng và
giải pháp”.
2. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu
Mục đích của khóa luận tốt nghiệp là để đánh giá thực trạng quan hệ
thương mại giữa hai nước trong thời gian qua và thời gian tới, những thuận
lợi và vướng mắc còn tồn tại cản trở đến sự phát triển thương mại giữa hai
nước. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp, đối sách cụ thể của Nhà nước
1
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ
thương mại hai nước, đặc biệt là biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam
sang thị trường Australia.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực thương mại hàng hóa trong
quan hệ với Australia, cụ thể giới hạn ở kim ngạch và cơ cấu xuất nhập khẩu,
cùng với những hiệp định thương mại được ký kết giữa hai nước. Những
nghiên cứu khác chủ yếu là để làm nổi bật hơn nội dung này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu bao gồm duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, phân tích, thống kê, hệ thống hóa và diễn giải.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài gồm 3 chương:
Chƣơng 1 : Tổng quan về thị trƣờng Australia và chính sách thƣơng
mại của Australia.
Chƣơng 2 : Thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Australia
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển quan hệ thƣợng mại Việt Nam –
Australia trong thời gian tới
Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Phạm Duy
Liên, các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã tận tình giúp đỡ, chỉ
bảo, đóng góp một phần to lớn cho việc hoàn thành khoá luận này.
Do vốn kiến thức và thời gian nghiên cứu hạn hẹp, tài liệu tham khảo
khan hiếm, đề tài khó nên chắc chắn khóa luận tốt nghiệp này không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp quý báu
của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
2
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CỦA AUSTRALIA
VÀ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CỦA AUSTRALIA
I. Một số nét về thị trƣờng Australia
1. Khái quát nền kinh tế Australia
1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Australia có tên đầy đủ là liên bang Australia, là một Châu Đại Dương
rộng lớn nằm về hướng nam của Indonesia và Papua New Guinea, nằm giữa
hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nước Australia có diện
tích đứng hàng thứ sáu trên thế giới với tổng diện tích là 7.686.850 km2,
trong đó diện tích đất đai là 7617.930 km2 và diện tích mặt nước là 68.920
km2. Hầu hết diện tích nằm trong nội địa có địa hình bằng phẳng, khô cằn và
thưa thớt người ở. Đa số dân cư sinh sống ở các vùng bình nguyên duyên hải
phì nhiêu, nhỏ hẹp ven biển phía đông và bờ biển đông nam. Là một lục địa
lâu đời nhất do tác dụng của sự xói mòn cách đây khoảng 250 triệu năm,
Australia có rất nhiều phong cảnh tự nhiên đa dạng cùng nhiều kiểu khí hậu
phong phú; gần một phần ba nước Australia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt
đới, phần còn lại nằm trong khí hậu ôn đới. Khu vực có khí hậu lạnh nhất nằm
ở góc đông nam vùng đất liền và Tasmania. Nhiệt độ trung bình là 27°C ở
phía Bắc và 13° C ở phía Nam. ở Australia được chia làm bốn mùa xuân
(tháng 9 đến tháng 11), mùa hạ (tháng 12 đến tháng 2), mùa thu (tháng 3 đến
tháng 5), mùa đông (tháng 6 đến tháng 8). Australia rất giàu tài nguyên
khoáng sản như vàng, bốc xít, sắt, kẽm, đồng, kim cương, than, uranium, dầu
khí và thiếc; đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chăn nuôi. Về dân
số. tính đến năm 2009, tổng số dân nước Australia là 21.750.000 với mức
tăng trưởng bình quân 13%/năm. Australia là một trong số những nước có
mức đô thị hóa cao nhất thế giới với 70% dân số tập trung phần lớn ở 10
3
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
thành phố lớn. Australia không có một tôn giáo chính thức nào. Theo ước tính
thì có 26,1% Anh giáo, 26% Thiên chúa giáo La Mã, Cơ đốc giáo 24,3%,
không tôn giáo 11% và 12% là số người không trả lời hoặc không đưa ra được
câu trả lời thích đáng. Một số cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng Australia là một
trong những nước ít mộ đạo nhất trong số các quốc gia phát triển, tôn giáo
không đóng vai trò quan trọng trong đời sống của phần đông người Australia.
Về lịch sử, Australia có nền văn hóa lâu đời, độc đáo và đậm đà bản sắc
dân tộc. Cơ sở nền văn hóa truyền thống của Australia là nền văn hóa thổ dân,
thể hiện bằng vô số các bức vẽ và điêu khắc trên các hang động vào khoảng
60.000 năm trước đây. Văn hóa thổ dân Australia là một trong những nền văn
hóa lâu đời nhất lịch sử nhân loại. Ngày 26/1/1788, thuyền trưởng Arthur
Philip đưa 750 người từ Anh đi đày sang Australia mở đầu thời đại di cư của
người Châu Âu đến Australia, chính thức đưa người Anh đến định cư và lập
thuộc địa. Trong những năm 1850, khu vực này được phát hiện có chứa nhiều
vàng nên đã thu hút thêm nhiều người đến định cư và dân số tăng lên nhanh
chóng vào những năm 1890 với sự sáp nhập của New South Wale, Wester
Australia, Van Di emen’s Land (ngày nay là Tasmania) và Port Phillip (ngày
nay là Victoria).
Nước Australia được đánh giá là một trong những quốc gia có cơ sở hạ
tầng vững mạnh. Australia có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin bưu chính
viễn thông và thông tin liên lạc hiện đại trên thế giới. Lĩnh vực công nghệ
thông tin và truyền thông của Australia cũng cấp những dịch vụ đáng tin cậy
và có giá cả rất cạnh tranh. Australia đã có mạng thông tin kết nối rộng khắp
tới các địa phương trong cả nước và tới Bắc Mỹ và Châu Âu bằng các đường
cáp và vệ tinh. Hiện tại ở Australia có hơn 30 triệu người dùng thuê bao điện
thoại, hơn 9 triệu máy tính kết nối internet, hơn 16 người sử dụng internet và
số đài phát thanh truyền hình là hơn 100. Về hệ thống giao thông vận tải,
4
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
mạng lưới đường giao thông nội địa, bao gồm đường ô tô và đường xe lửa,
đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Australia. Việc vận chuyển bằng ô
tô chiếm tới gần 80% tổng lượng vận chuyển có quãng đường nhỏ hơn 100
km và là phương thức vận chuyển thích hợp với những hàng hóa dễ hỏng. Hệ
thống các tuyến đường bao gồm 54.439km đường sắt, 811.603km đường cao
tốc, 2000 km đường thủy, 28.680 km đường ống dẫn khí gas, dầu khí hóa
lỏng 240 km, dầu 4.773 km… Các cảng biển chính của Australia bao gồm
Brisbane, Dampier, Fremantle, Gladstore, HayPoint, Melbourne, Newcastle,
Port Hedlan, Port Kembla, Porrt Walcott, Sydney. Trong hoạt động đối ngoại,
Australia là thành viên của hầu hết các tổ chức/diễn đàn, cơ chế hợp tác quốc
tế quan trọng, gồm US (Liên hiệp quốc), WTO (Tổ chức thương mại thế giới),
APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương), OECD (Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế), ASEAN (Diễn đàn khu vực của hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á, UNESCO (Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục
liên hiệp quốc), PIF (Diễn đàn khu vực đảo Thái Bình Dương), SPC (Cộng
đồng khu vực Thái Bình Dương), SPREP (Chương trình môi trường khu vực
Thái Bình Dương), khối thịnh vượng chung1.
Về mặt chính trị, Liên bang Australia là một nhà nước theo thể chế
quân chủ lập hiến với người đứng đầu trên danh nghĩa là Nữ hoàng Elizabeth
II của Anh. Hệ thống lãnh đạo được đảm trách bởi ba quyền lực liên hệ lẫn
nhau: Lập pháp (Quốc hội liên bang), hành pháp (Hội đồng hành pháp) và tư
pháp (Tòa án tối cao Australia và các tòa án liên bang). Cơ chế phân quyền là
nguyên tắc theo đó hệ thống tam quyền thực hiện hoạt động riêng biệt nhau;
lập pháp thiết lập luật pháp, giám sát hoạt động của 2 hệ thống kia để thay đổi
luật pháp khi thích hợp, hành pháp ban hành thực thi và cưỡng chế luật pháp,
tư pháp diễn giải luật pháp. Và đặc biệt hành pháp và lập pháp không thể ảnh
1
Nguồn: Australia />Tạp chí kinh tế đối ngoại />
5
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
hưởng lên tư pháp. Australia có quốc hội liên bang lưỡng viện, gồm Thượng
viện với 76 Thượng nghị sĩ và Hạ viện với 150 Hạ nghị sĩ. Bầu cử ở Australia
là bầu cử bắt buộc (bị phạt tiền nếu không tham gia) và ưu tiên (cử tri đánh số
ưu tiên chọn lựa trên các ứng viên). Thể chế chính trị ở Australia là thể chế đa
đảng với 8 đảng: Đảng Dân chủ Australia, đảng lao động Australia, đảng Liên
minh tiến bộ Australia, đảng Tự do, đảng đa dân tộc, đảng một dân tộc và
đảng Gia đình thứ nhất.
1.2 Đặc điểm kinh tế
Kinh tế Australia là một nền kinh tế phát triển thịnh vượng với mức
GDP xấp xỉ 1000 tỷ, đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng các nước có kinh tế
phát triển theo GDP danh nghĩa, đứng thứ 18 theo GDP theo phương pháp
tính PPP, xếp hạng thứ 4 trong Liên Hiệp Quốc năm 2008 về phát triển con
người và đứng thứ sáu trong The Economist về chỉ số chất lượng của đời sống
trên toàn thế giới năm 2005.
Kinh tế Australia phát triển theo mô hình kinh tế phương tây, chi phối
bởi ngành dịch vụ (chiếm 68% GDP), sau đó là nông nghiệp và khai thác mỏ
(10% GDP). Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Australia là nước
xuất khẩu chính các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là ngũ cốc và len, các
khoáng sản, gồm nhiều kim loại, than đá và khí gas thiên nhiên. Australia là
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản, Trung Quốc. Hoa Kỳ và New
Zealand.
Australia có một lực lượng lao động dồi dào. Trong tháng 12 năm 2009,
đã có 10.844.000 người có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp là 5,5%. Trong những
thập kỷ qua, Australia luôn duy trì được mức lạm phát ở mức 2-3% và mức
lãi suất cơ bản 5-6%. Các ngành dịch vụ của nền kinh tế, bao gồm du lịch,
giáo dục và dịch vụ tài chính, đóng góp 69% trong GDP. 2
2
Nguồn: Australia />
6
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
Xu hướng quan trọng nhất trong sự tăng trưởng nền kinh tế Australia
(trong điều kiện tương đối ) là sự phát triển của khu vực khai thác khoáng sản
(bao gồm cả dầu mỏ). Tỷ lệ đóng vào GDP của khu vực này tăng từ 4,5%
trong năm 1993-1994 đến gần 8% trong năm 2006-2007.
Lĩnh vực dịch vụ cũng tăng trưởng đáng kể; bất động sản và kinh doanh
các dịch vụ nói riêng tăng từ 10% đến 14,5% so với cùng kỳ, khiến nó trở
thành thành phần lớn nhất trong GDP ( trong điều kiện ngành ). Trong đó,
ngành sản xuất, chiếm 12% GDP năm 2006-2007, đóng góp một tỷ lệ đáng
kể. Một thập kỷ trước đó, nó là thành phần kinh tế lớn nhất trong nền kinh tế,
chiểm chỉ hơn 15%GDP. 3
Nói chung Australia là một trong những nền kinh tế lớn có tính mở và
có sức cạnh tranh cao một phần nhờ vào việc duy trì tăng trưởng mạnh đi kèm
lạm phát thấp. Tỷ lệ lạm phát của Australia luôn ổn định trong những năm
qua. Nền kinh tế phát triển mạnh bắt nguồn từ sự quản lí kinh tế hiệu quả và
cải cách cơ cấu hợp lý. Australia hiện có một khung chính sách kinh tế khá
toàn diện. ở Australia, hệ thống thuế dành ưu đãi khá nhiều cho giới kinh
doanh, ít rào cản thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế
phát triển. Không chỉ có vậy, thị trường lao động linh hoạt và độ lành nghề
cao, với tăng trưởng kinh tế mạnh, mức lương và giá cả vừa phải, tạo sức đẩy
liên tục trong giải quyết việc làm. Và một trong những yếu tố dẫn tới sự phát
triển thịnh vượng của nền kinh tế Australia là nền công nghiệp tri thức hay
nói cách khác nền kinh tế Australia được điều khiển bởi các hoạt động sản
xuất, phân phối sử dụng tri thức và công nghệ thông tin. Việc vận dụng hiệu
quả công nghệ thông tin đã mang lại cho nước Australia nhiều thành tựu kinh
tế to lớn. Các nhà kinh doanh Australia sử dụng công nghệ thông tin rất phổ
biến. Thị trường viễn thông và công nghệ thông tin của Australia là thị trường
3
Tạp chí kinh tế đối ngoại />Nguồn: Australia />
7
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
lớn thứ ba ở Châu Á Thái Bình Dương và là một trong số mười thị trường lớn
nhất trên thế giới.
1.3. Thƣơng mại quốc tế và cán cân thanh toán
Trong điều kiện thương mại, kinh tế Australia đã liên tục thâm hụt tài
khoản vãng lai trong hơn 50 năm. Theo Cục Thống kê Australia, thâm hụt tài
khoản vãng lai của Australia trong năm 2009 là 17 tỷ USD. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến thâm hụt là do Australia là một nước nhập khẩu truyền
thống, khoản tiết kiệm quốc gia thường rất ít. Những khoản chi phí vượt trội
buộc các doanh nghiệp phải vay vốn đầu tư từ nước ngoài. Cùng lúc đó, khi
chính phủ muốn thoát khỏi thâm hụt ngân sách, họ lại phải đi vay tiền từ các
doanh nghiệp trong nước để đáp ứng nhu cầu tiền tệ. Các nhà kinh tế gọi đây
là “Tác động chèn ép”. Tức là khi chính phủ tăng chi tiêu, phải mượn tiền từ
các thành phần kinh tế tư nhân, các thành phần kinh tế tư nhân bị chèn ép
giảm tiêu dùng hoặc đầu tư. Không có đủ quỹ, các doanh nghiệp tư nhân lại
vay vốn nước ngoài, điều này lại càng đẩy ngân sách ngày càng thâm hụt sâu
hơn. Thâm hụt tài khoản vãng lai đi kèm với tăng trưởng GDP cao. Tuy
nhiên, thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn đồng nghĩa với việc làm giảm niềm
tin đối với các nhà đầu tư và tăng khả năng khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng
trung ương buộc phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô để giới hạn tăng
trưởng kinh tế. Khi các hoạt động kinh tế bị giới hạn, mức đầu tư thấp và chi
phí thấp vô hình chung làm hạn chế sự tăng trưởng của tài khoản vãng lai.
Tuy nhiên, thâm hụt tài khoản vãng lai ở Australia cần một giải pháp dài hạn
để đảm bảo được tính bền vững của nền kinh tế Australia.
Trong năm 2009-2010, thâm hụt tài khoản vãng lai hy vọng sẽ được thu
hẹp và cải thiện nhờ những chuyển biến tích cực trong cán cân thương mại.
Hoạt động xuất khẩu hy vọng sẽ được đẩy mạnh trong năm 2009-2010 trong
8
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
khi nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu sẽ giảm bớt do tiêu dùng
của các hộ gia đình sẽ trở nên hạn chế khi chính sách tiền tệ được thắt chặt.
Mức thâm hụt thu nhập cũng sẽ được cải thiện đôi chút góp phần làm giảm sự
chênh lệch về lãi suất của Australia so với những nền kinh tế khác.
2. Thói quen tiêu dùng của ngƣời Australia
Nước Australia là một nước đa văn hóa với rất nhiều cư dân từ các nước
khác nhau trên thế giới đến nhập cư. Chính vì thế nhu cầu tiêu dùng của người
Australia cũng rất đa dạng và phong phú.
Với mức sống cao nhất nhì trên thế giới, người Australia có xu hướng
tiêu dùng vói tiêu chí “ Giá cả tương xứng với giá trị”. Nhìn chung, phần đa
người dân Australia có cái nhìn khá bảo thủ và rất hiều biết về vấn đề này. “
Giá cả tương xứng với giá trị” không có nghĩa người tiêu dùng Australia luôn
sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua mặt hàng mình thích. Mà trên thực tế,
phần lớn người tiêu dùng luôn so sánh giá cả của rất nhiều nhà bán lẻ trước
khi đưa ra quyết định mua hàng. Với tiêu chí mua hàng như thế, những mặt
hàng giá rẻ thường không chiếm được thị phần lớn ở thị trường này.
Như đã nói ở trên, phần lớn người dân ở Australia là dân nhập cư và
phần lớn hàng hóa ở Australia là hàng nhập khẩu. Người Australia đã quá
quen với việc tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu nên hầu như họ không quá để ý
tới nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Dù sản phẩm đấy là từ Châu Âu, Nhật
Bản, Trung Quốc hay từ những nước nhỏ không được nhiều người biết đến,
miễn chất lượng tốt, họ đều tiêu dùng. Xuất phát từ quốc tịch khác nhau nên
nhu cầu thị hiếu khác nhau, thị trường tiêu dùng của Australia càng phong
phú và đa dạng. Đại bộ phận người tiêu dùng Australia có thái độ cởi mở với
hàng nhập khẩu, tạo tiền đề tốt cho các nước xuất khẩu trên thế giới. Tiếp cận
thị trường này, nhà xuất khẩu vừa gặp khó khăn lại vừa thuận lợi. Thuận lợi
9
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia
bởi mặt hàng của họ sẽ không quá kén người mua, khó khăn vì chưa hẳn số
lượng người mua đã là lớn do những nhu cầu khác nhau.
Tuy nhiên, không phải cởi mở với hàng nhập khẩu có nghĩa là đoạn
tuyệt với hàng nội địa. Với người tiêu dùng Australia, chất lượng được đặt lên
hàng đầu, nên là hàng nội địa nhưng chất lượng tốt, và được đánh giá là “ Giá
cả tương xứng với giá trị” thì họ vẫn mua. Người tiêu dùng Australia có thể
được đánh giá là những người tiêu dùng thông minh bởi họ biết sử dụng đồng
tiền đúng với giá trị của nó. Và qua đó cũng có thể thấy trong việc tiêu dùng
sản phẩm, họ có cái nhìn không quá khắt khe. Sản phẩm đó, miễn chất lượng
tốt và tương ứng với giá tiền thì họ sẽ rút túi. Cái tiêu chí đấy có vẻ rất đơn
giản nhưng không phải nhà bán lẻ nào cũng có thể thỏa mãn được.
Nắm được thị hiếu, khá nhiều đơn vị bán lẻ ở Australia kinh doanh theo
chính sách hoàn trả lại tiền hoặc đổi hàng nếu hàng hóa có vấn đề về chất
lượng hoặc thậm chí đơn giản do người mua thay đổi ý định đổi hàng. Các
nhà bán ở Australia tập trung vào uy tín của cửa hàng và chất lượng của sản
phẩm để thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng. Yêu cầu của họ đưa
ra đối với sản phẩm cũng khắt khe không kém khách hàng. Nhà nhập khẩu
hay nhà bán lẻ Australia không bao giờ nhập khẩu hay bán những mặt hàng
chưa đạt được tiêu chuẩn họ đưa ra. Bởi nếu đi ngược với điều này, hàng
nhập về không bán được, doanh số bán hàng của họ sẽ giảm sút đồng nghĩa
với mức thu nhập thấp. Mà đối với bất cứ doanh nghiệp kinh tế nào, yếu tố lợi
nhuận cũng được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, ở Australia, một bộ phận không nhỏ cũng rất ưa chuộng
những mặt hàng nhập khẩu có mức giá cao và mang tính thời trang ví vụ như
quần áo và giày dép thời trang của phụ nữ từ Pháp, Italia hay ô tô nhập khẩu
từ Châu Âu. Phần lớn người tiêu dùng này thuộc tầng lớp thượng lưu và có
nhu cầu lớn đối với các mặt hàng xa xỉ. Mặc dù giá cao nhưng những mặt
10