Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Chính sách đối ngoại của mĩ cuối thế kỉ XIX đến năm 1914

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.75 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ của cô giáo Th.S Đặng Thị Hồng Liên, cô đã tận tình hướng dẫn và theo sát em trong quá
trình hoàn thành. Em xin trân thành gửi lời cảm ơn tới cô.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử trường
Đại học Tây Bắc, thư viện trường, các thành viên trong tập thể lớp K52 ĐHSP
Lịch sử đã tạo điều kiện giúp đỡ, ủng hộ em hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong được sự góp ý từ phía thầy cô và bạn bè để khóa luận được
hoàn chỉnh hơn.
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Lƣơng Thị Lệ Khuyên


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 4
6. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 6
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT TRUNG VỀ MĨ .................................................... 6
1.1. Vị trí địa lý và dân cư .................................................................................... 6
1.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................... 6
1.1.2. Dân cư ......................................................................................................... 8
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Mĩ ...................................................... 10


1.2.1. Sự hình thành hợp chúng quốc Mĩ ............................................................ 10
1.2.2. Khái quát quá trình phát triển của Mĩ ....................................................... 13
CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ (CUỐI THẾ KỈ XIX
ĐẾN NĂM 1914)................................................................................................ 20
2.1. Cơ sở của chính sách ngoại giao .................................................................. 20
2.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế và sự hình thành các tổ chức độc quyền .. 20
2.1.2. Tư tưởng bành trướng xâm lược của giới cầm quyền Mĩ ......................... 26
2.1.3. Xu hướng của thời đại ............................................................................... 28
2.2. Chính sách ngoại giao xâm lược của Mĩ ...................................................... 30
2.2.1. Chính sách của Mĩ với khu vực Mĩ Latinh ............................................... 32
2.2.2. Chính sách của Mĩ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương .................... 40
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 52


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cách mạng khoa học đã làm thay đổi bộ
mặt của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh đặt ra
yêu cầu bức thiết về thị trường, đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh
xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc. Bước chuyển mình của chủ nghĩa tư
bản độc quyền sang tư bản tài chính gắn liền với các cuộc đấu tranh ngày càng
gay gắt nhằm phân chia lại thế giới. Nhưng thế giới lúc này gần như đã được
phân chia song, những mảnh đất màu mỡ đã nằm gọn trong tay của các nước đế
quốc. Các nước tư bản Anh, Pháp đã thiết lập cho mình một hệ thống thuộc địa
rộng lớn. Lúc này, Mĩ chưa có hệ thống thuộc địa rộng lớn cho riêng mình.
Sau tuyên ngôn độc lập năm 1776, một đất nước tự chủ với tên gọi là Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ xuất hiện. Khi mới giành được độc lập, Mĩ chỉ là một quốc
gia nhược tiểu với một nền kinh tế và quốc phòng non trẻ, dễ bị xâm chiếm bởi

các quốc gia châu Âu. Sang thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ phát triển mạnh, vượt qua
Anh, Pháp. Chủ nghĩa tư bản Mĩ đang độ xung sức nhưng lại có ít thuộc địa, do
đó Mĩ cũng là nước từ rất sớm có mưu đồ thực hiện phân chia lại thế giới.
Trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa với các nước đế quốc, Mĩ đã sử
dụng ưu thế của mình là sức mạnh kinh tế tạo ra một kiểu xâm lược thuộc địa
mới. Việc Mĩ thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng ngược lại với dư luận
trong nước và quốc tế, trái với xu thế phát triển của thời đại ắt hẳn không phải
do những nguyên nhân đơn giản. Từ chỗ sử dụng những chiêu bài “hòa bình”,
“nhân quyền”, “dân chủ” để phá hoại nền kinh tế của các nước, dùng đồng
đôla nắm kinh tế và buộc các nước phụ thuộc mình. Ngày nay, Mĩ lại dùng
quân sự, dùng vũ khí hiện đại tối tân và quân sự để đe dọa các dân tộc. Từ
việc dùng những con bài là “diễn biến hòa bình” chuyển sang dùng chiến
tranh, vũ lực để buộc các nước quy thuận về Mĩ. Những thay đổi đó làm cho
thế giới phải suy ngẫm.

1


Mĩ nhận thấy ngay cạnh mình thị trường đầy tiềm năng là khu vực Mĩ
Latinh. Đây là khu vực mà giai cấp tư sản và giới cầm đầu Mĩ luôn thèm khát.
Mĩ từng bước gạt dần hoặc đẩy xuống hàng thứ yếu ảnh hưởng của các nước tư
bản châu Âu ở Mĩ Latinh. Hoa Kì được biết đến là quốc gia giàu có và lắm tham
vọng do vậy không chỉ dừng lại ở Mĩ Latinh mà Mĩ còn vươn ra khu vực châu Á
- Thái Bình Dương mà trung tâm là Trung Quốc và Philippin. Bằng những chính
sách khác nhau, Mĩ đã thâu tóm được những thị trường rộng lớn này, Những
chính sách đó giúp Mĩ vươn ra thị trường thế giới khẳng định vị thế và uy quyền
trên trường quốc tế. Tìm hiểu chính sách ngoại giao của Mĩ phần nào thấy được
nguyên nhân dẫn đến sự lớn mạnh về kinh tế, ảnh hưởng về mặt chính trị của Mĩ
ở nhiều quốc gia, khu vực cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và tận ngày nay.
Việc hiểu rõ hơn sự ra đời và phát triển cũng như chính sách ngoại giao

của Mĩ có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tế: Với chính sách ngoại giao
khôn khéo, Mĩ đã thâu tóm, khống chế được nhiều nước, nhiều khu vực trên thế
giới mà ngày nay các nước này ít nhiều phụ thuộc vào Mĩ. Việc nghiên cứu sẽ
giúp người đọc hiểu một cách sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa Mĩ với các nước,
khu vực và liên hệ với chính sách ngoại giao của Mĩ hiện tại. Ngoài ra, đây sẽ là
nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy học ở trường phổ thông, góp
phần làm rõ tầm quan trọng của ngoại giao trong khu vực và thế giới.
Với những lý do trên, tôi chọn “Chính sách đối ngoại của Mĩ cuối thế kỉ
XIX đến năm 1914” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày nay, nhắc đến Mĩ là nhắc đến cường quốc số một thế giới ở hầu hết
các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục… Mĩ luôn là đề tài nghiên cứu
của rất nhiều các học giả Âu - Mỹ và Liên Xô (cũ), song do trình độ ngoại ngữ
có hạn nên bản thân chưa có điều kiện để tiếp cận và tham khảo. Ở Việt Nam,
do điều kiện còn hạn chế nên các công trình chuyên khảo đầy đủ về vấn đề này
hầu như chưa có. Vấn đề này cũng đã được điểm qua trong các ấn phẩm thông
sử trình bày khái quát về tiến trình lịch sử nước Mĩ. Mỗi tác phẩm lại đề cập đến
nhiều khía cạnh khác nhau.
2


Trải qua quá trình đấu tranh giành độc lập, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh Mĩ bước vào thời kì phát triển vượt bậc ở hầu hết các lĩnh
vực. Từ sức mạnh của mình, Mĩ mang tầm ảnh hưởng ra toàn thế giới. Sự nhảy
vọt về kinh tế và quá trình xâm lược và thôn tính thuộc địa của Mĩ được đề cao
trong nhiều tác phẩm như tác phẩm “Hợp chúng quốc Hoa Kì” của Đào Huy
Ngọc, Nguyễn Thái Yên Hương. Cuốn sách này đã khái quát toàn bộ lịch sử
Hoa Kì từ khi lập quốc, quá trình mở rộng lãnh thổ, sự phát triển kinh tế, hoạt
động đối ngoại với các nước trong và ngoài khu vực, các tổ chức quốc tế. Tác
phẩm phần nào giúp ta hình dung được tiền đề, cơ sở đưa đến sự ra đời chính

sách ngoại giao của Mĩ. Tuy nhiên các chính sách, học thuyết đối ngoại cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX chưa được tác giả nhấn mạnh và còn sơ sài.
Tác phẩm “Hợp chúng quốc Hoa Kì” của học viện quan hệ Quốc tế năm
1993. Trong tác phẩm này các tác giả đã đề cập khái quát lịch sử Hoa Kì từ thời
nguyên thủy đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Hệ thống chính trị Hoa
Kì và hoạt động của nó từ khi thành lập đến nay. Qua tác phẩm này thấy được vị
trí địa lí, dân cư của Mĩ. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến văn hóa, xã hội con
người Mĩ là nguồn tư liệu quý có thể tham khảo. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ
nhắc đến một phần nhỏ về chính sách ngoại giao của Hoa Kì cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX.
Nhiều nhà ngiên cứu đề cập đến vấn đề này dưới nhiều góc độ như: “Lịch
sử thế giới cận đại” của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng; “Lịch sử nước
Mỹ” của Vương Kính Chi, “Hoạt động chính trị của 42 đời tổng thống Mỹ” từ
Washingtơn đến Bush (con).
Các bài viết về chính sách đối ngoại của Mĩ cũng như con đường mở rộng
lãnh thổ của các tác giả đăng trên các tạp chí: “Chính sách đối ngoại của Mỹ
giai đoạn 1864 - 1904” của Trần Thiện Thanh, trên tạp chí Châu Mĩ ngày nay
số 4-2007, bài “Xu hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử” của
Lê Thu Hằng trên tạp chí Châu Mĩ ngày nay giúp độc giả hiểu được sự can thiệp
của Mĩ vào các nước thông qua chính sách của chính phủ Mĩ.

3


Nhìn chung, với những tư liệu đã tiếp cận được, trên cơ sở hệ thống các
kết quả nghiên cứu về nước Mĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII sang thế kỉ
XIX, tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu hầu như còn tản mản, chưa thực sự
đi sâu vào vấn đề mà đề tài đề cập. Vì thế, trên cơ sở kế thừa những kết quả
nghiên cứu của những người đi trước, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống về “Chính sách đối ngoại của Mĩ cuối thế kỉ XIX đến năm

1914” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Mĩ từ cuối thế kỉ XIX
đến năm 1914.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này có nhiệm vụ tìm hiểu khái quát về Mĩ, cơ sở, tiền đề
để hình thành chính sách ngoại giao của nước Mĩ. Đồng thời cũng tìm hiểu về
những biểu hiện của chính sách ngoại giao của Mĩ từ những năm cuối thế kỉ
XIX đến khi bắt đầu chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, khóa luận tìm hiểu chính sách đối ngoại của Mĩ giai trong
đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1914.
Về không gian, khóa luận nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mĩ ở khu
vực Mĩ Latinh và khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Trung Quốc và
Philippin).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu của khóa luận này tôi sử dụng phương
pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra tôi còn
sử dụng phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh, tổng hợp,
đối chiếu...
5. Đóng góp của đề tài
Hoàn thành đề tài này tôi sẽ cung cấp cho người đọc những hiểu biết về
Mĩ, trên lĩnh vực kinh tế, địa lý, ngoại giao. Bên cạnh đó, khóa luận này cung
4


cấp thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho quá trình học tập nghiên cứu của sinh
viên về môn lịch sử thế giới cận đại cũng như môn lịch sử quan hệ quốc tế.
Đồng thời cũng là một tài liệu để giúp các giáo viên phổ thông có tài liệu giảng

dạy trong các bài có liên quan đến Mĩ ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
6. Cấu trúc của đề tài
Khóa luận tốt nghiệp của tôi ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm hai
chương:
Chƣơng 1: Khát quát chung về Mĩ.
Chƣơng 2: Chính sách đối ngoại của Mĩ (cuối thế kỉ XIX đến năm 1914).

5


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT TRUNG VỀ MĨ
1.1. Vị trí địa lý và dân cƣ
1.1.1. Vị trí địa lí
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (USA) - gọi tắt là Hoa Kỳ hay nước Mĩ - là một
đất nước có diện tích đứng thứ tư thế giới, nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ, ở
phía tây và bắc bán cầu. Nước Mĩ có diện tích đứng hàng thứ tư thế giới không
chỉ là hữu danh vô thực, đất nước này nếu không tính bang Alaska và Haoai thì
có chiều ngang khoảng 2500 dặm (4000 km) và chiều dài từ bắc (giáp Canada)
xuống phía nam (giáp Mêxicô) rộng 1500 dặm (2400km), với diện tích trên 3,6
triệu dặm vuông (gần bằng 9,3 triệu kilômét vuông). Mĩ có tổng số là 50 bang
trong đó có 48 bang nằm gần nhau (hai bang Alaska và Haoai không nằm gần 48
bang còn lại). Vị trí của nước Mĩ có vị trí đặc biệt đó nằm giữa hai đại dương
lớn của thế giới đó chính là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, cách xa các
châu lục còn lại của thế giới (trừ Alaska gần với châu Á). Không giống như bao
nước trên thế giới Mĩ có những bang nằm cách xa nhau như bang Haoai nằm
trên Thái Bình Dương cách thành phố Xan Phranxicô khoảng 250 dặm đường
biển, hay như Alaska cách địa điểm xa nhất phía tây bang Oasinhtơn với khoảng
cách 500 dặm. Từ vị trí của nước Mĩ đến các châu lục khác có một khoảng cách
rất xa tiêu biểu như: “Các bang ở bờ đông nước Mĩ cách xa châu Âu tới 3000

dặm qua biển Đại tây dương, còn khoảng cách từ các bang ở bờ tây như
Oasinhtơn, Ôrigơn. Caliphoócnia với các nước vùng Viễn Đông trên lục địa Âu
- Á tới 5000 đến 6000 dặm qua biển Thái Bình Dương”[5; 5]. Vị trí địa lý này
đã tạo nhiều khó khăn cho Mĩ trong việc giao lưu với các châu lục khác, nhưng
cũng cũng vị trí địa lý như vậy mà nước Mĩ đã tránh được sự tàn phá của hai
cuộc đại chiến thế giới: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và chiến
tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Vị trí địa lý của Mĩ nằm ở phía bắc bán cầu và diện tích rộng cho nên địa
hình đất nước chạy dài theo kinh tuyến, chính điều này làm cho địa hình chia
làm ba khu vực.
6


+ Miền Đông: phía đông bắc của miền này chủ yếu là những mạch núi cổ
được bào mòn tương đối bằng phẳng do quá trình vận động của vỏ Trái đất từ xa
xưa, các khối núi cao không quá 1917 mét. Tiêu biểu cho đông bắc đó chính là
dãy núi già Apalas bắt đầu từ cửa sông Xanh Lorăng đến bang Alabama có
chiều dài khoảng 2000 km, rộng từ 200 - 300 km; đỉnh cao nhất là núi Mít sen
với độ cao 2036m. Giữa các dãy núi có sự đan xen của những cao nguyên không
cao lắm và thung lũng không sâu có cường độ khoáng hóa cao. Chính điều này
đã ưu đãi cho vùng này giàu tài nguyên khoáng sản và tạo điều kiện cho giao
thông thuận lợi, dễ dàng.
+ Miền đồng bằng trung tâm, đây là miền đồng bằng lớn ở giữa hai khu
vực giữa miền Đông và miền Tây, khu vực này chiếm một phần ba diện tích lục
địa Bắc Mĩ. Được hình thành trên lưu vực sông Mítsisipi và vùng ngũ hồ với
diện tích trên 1000 km, khu vực này phù hợp với phát triển nông nghiệp. Vùng
ngũ hồ nằm ở phía đông bắc với năm hồ lớn là: hồ Superiô (thường được gọi là
hồ Thượng), hồ Misigân, hồ Hurôn, hồ Êriê và Ôtariô. Đồng thời hai bên bờ hồ
có khí hậu hoàn toàn không đồng nhất, các hồ này có một số con sông bắt nguồn
từ đây và có tiềm năng phát triển thủy điện khá lớn - thành phố Niagara nằm bên

cạnh một dòng sông phát triển thủy điện nên được gọi là thành phố thủy điện. Đi
về phía nam là vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ do dòng sông Mítsisipi đồi
đắp tạo nên, lưu vực này bắt đầu từ vĩ tuyến 40 bắc trở xuống, đất đai ở đây có
nhiều mùn và phù sa rất thuận tiện cho trồng trọt.
+ Miền Tây là cả một hệ thống núi từ Alaska xuốn đến tận Mêxicô, người
ta thường gọi chung tên là dãy Coócđie; với chiều dài 5000km, rộng 2000km,
bao gồm dãy núi cao xen kẽ với các cao nguyên rộng chạy theo hướng bắc nam,
song song với bờ biển Thái Bình Dương như một vòng cung lớn. Phía đông của
miền tây thường tập trung những ngọn núi cao và các cao nguyên; còn về phía
tây thấp hơn phía đông nên được gọi là vùng lòng chảo lớn, sự khác biệt đó là
do quá trình vận động địa chất của vỏ trái đất. Chính vì cấu tạo địa chất có sự
khác biệt nên phần lớn khoáng sản tập trung ở miền đông và miền tây. Trong đó,
than có rất nhiều ở vùng núi Apalas - miền núi Thạch Sơn (Rocky Mountains)
7


và cao nguyên Côlôrađô, dầu mỏ tập trung nhiều pử Alaska, ven vịnh Mêhicô,
bang Caliphoócnia; mỏ sắt tập trung ở vùng ngũ hồ và phía nam dãy Apalas, còn
các kim loại màu như: đồng, chì, kẽm, uranium, vàng,… tập trung chủ yếu ở các
bang miền Tây.
Khí hậu: Đại bộ phận lãnh thổ Mĩ nằm trong vòng đai khí hậu ôn đới,
riêng phần đất đai phía nam nơi tiếp giáp với vịnh Mêhicô có khí hậu cận nhiệt
đới. Về khí hậu nước Mỹ có thể chia làm ba miền khí hậu khác nhau:
+ Miền ven biển Thái Bình Dương, ở đây quanh năm có gió tây từ Thái
Bình Dương thổi vào, khí hậu điều hòa, mưa nhiều, nhiệt độ giữa các mùa không
chênh lệch nhau lắm. Mùa đông nhiệt độ trung bình -5 độ C đến -2 độ C, mùa hè
có độ trung bình 12 độ C đến 15 độ C; lượng mưa từ 1500 đến 3000 mm.
+ Miền ven biền Đại Tây Dương từ sườn đông dãy Apalas ra đến biển,
khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương, ấm về mùa đông, mát ẩm về mùa hè.
Tuy nhiên, phía bắc lạnh hơn do tính chất của miền khí hậu cận cực, còn phía

nam càng nóng và ẩm do tính chất của miền khí hậu cận nhiệt. Ở đây, thường
xuyên chịu ảnh hưởng của bão từ Đại Tây dương vào rất mạnh, không kém vùng
Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chịu ảnh hưởng của bão biển Thái Bình Dương.
+ Miền khí hậu ôn đới lục địa kéo dài từ phía đông dãy Thạch Sơn đến
phía tây dãy Apalas. Mùa đông ở đây rất lạnh và khô do ảnh hưởng của các khối
khí từ Bắc Băng Dương tràn xuống; nhiệt độ trung bình là -20 độ C, ngay cả khu
vực phía nam nhiệt độ cũng xuống tới 0 độ C. Ngược lại, mùa hè rất nóng do
ảnh hưởng của các khối khí nhiệt đới từ phía nam tràn lên; nhiệt độ trung bình
tháng bảy là 25 độ C và mưa nhiều, lượng mưa trên 1000mm.
1.1.2. Dân cƣ
Khi Crixtôp Côlôngbô đặt chân lên lục địa châu Mĩ, ông đã tìm ra một thế
giới mới có người dân sinh sống. Về nguồn gốc, có nhiều khả năng họ là những
người ra vàng cùng chủng tộc với dân tộc châu Á. Về mặt chân chủng học thì
người Inđiô (Anhđiêng) không hẳn là người da đỏ. Có thể học chia thành 6
nhóm chính: Askimo - Akut ở Alaska; Nedene ở dọc hầu hết khu vực bờ biển
Thái Bình Dương; Pnutian ở miền đông bắc; Algonkian và Hokan - Sioun ở rải
rác giữa miền tây và bờ biển đại tây dương; và Azte - Tanvan ở miền tây nam.
8


Mĩ có diện tích lớn thứ tư thế giới, đất nước này cùng có số dân tương đối
lớn và có tỉ lệ gia tăng dân số lớn của thế giới. “Đến ngày 1 tháng 1 năm 1990,
theo tính toán, số dân Mĩ khoảng 249,6 triệu người, tăng 10,2% so với số liệu
điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1980 là 226,6 triệu. Trong số 23,1 triệu
người tăng thêm này có 16,5 triệu người thuộc diện tăng tự nhiên (36,6 triệu
người sinh ra trừ 20,1 triệu người chết đi) và 6,6 triệu người mới nhập cư. Theo
số liệu thống kê năm 1993, số dân Mĩ đã lên tới 256.558.000 người”. Bên cạnh
đó nước Mĩ là một đất nước đa chủng tộc “có 84,1% là người da trắng, 12,4% là
người da đen và 3,5% là người các màu da khác”[5; 11].
Những sự thay đổi về cơ cấu lứa tuổi trong những năm 80 của thế kỈ XX

đã phản ánh những xu thế của quá trình phát triển của lịch sử Mĩ. Tỉ lệ sinh đẻ
thấp trong hai thập kỉ kết thúc vào năm 1945, tỷ lệ sinh cao hơn trong thời kỳ
“bùng nổ trẻ em” (1946 - 1964), và một tỷ lệ sinh thấp hơn những năm tiếp theo.
Số dân ở miền Nam và miền Tây chiến 18,8 triệu người (trong số 23,1 triệu) hay
87% số dân tăng trưởng từ năm 1980 đến năm 1989. Tỷ lệ phần trăm số dân
sống ở hai miền này đã tăng từ 52,3% lên 55,3% số dân nước Mĩ. Trong khi đó,
tỷ lệ phần số dân sống ở miền Bắc (các khu vực Đông Bắc và giữa miền Tây)
giảm xuống dưới 50% vào năm 1975. Năm 1988, ở 37 thành phổ của nước Mĩ
(có dân số trên một triệu người) có 120,4 triệu người sinh sống, chiếm 49% số
dân cả nước. Từ năm 1980, số dân ở các thành phố lớn tăng 9,7% so với 4,5% ở
các nơi khác. Nhìn chung, tỷ lệ dân thành thị chiếm 74%. Sự phân bố dân cư
trong các lĩnh vực kinh tế cũng có sự chuyển biến rõ nét. Nếu như năm 1920, số
dân sống bằng nghề nông là 32 triệu người (30,2% số dân), thì đến năm 1960
còn 15,6 triệu người (8,7% dân số) và năm 1988 còn 5 triệu người (2% dân số).
Bên cạnh đó trình độ văn hóa - giáo dục trong cư dân Hoa Kỳ tiếp tục tăng lên
trong những năm 80. Trong số những người ở độ tuổi từ 25 trở lên , có 76,2% đã
học hết trung học hoặc cao hơn, so với 69,4% năm 1980 và 24,5% năm 1940;
20,3% số người đã học xong đại học hoặc cao hơn, so với 17% năm 1980 và
4,6% năm 1940.

9


1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Mĩ
1.2.1. Sự hình thành hợp chúng quốc Mĩ
* Sự thành lập 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Trước khi Crixtôp Côlôngbô phát hiện ra châu Mĩ, ở vùng đất này đã có
con người sinh sống. Dấu tích của một số nền văn minh cổ xưa của người Maya,
Adơtêc ở Mêhicô, của người Inca ở Pêru ngày nay là những bằng chứng sinh
động. Những cộng đồng sống ven biển còn ở giai đoạn rất hoang sơ, sống bằng

nghề săn bắt, đánh cá và trồng tỉa, nhiều loại cây trồng phổ biến của họ còn rất
xa lạ với người châu Âu như: khoai tây, ngô, cà chua, thuốc lá.
Trong thế kỉ XIV, châu Âu bước vào thời kì phục hưng. Những tiến bộ về
kĩ thuật đi biển đã làm cho những chuyến đi trở nên an toàn hơn, cùng những
phát minh mới trong ngành in đã giúp người ta quan tâm đến việc thám hiểm thế
giới. Tuy nhiên trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XV, hầu hết những người
châu Âu chưa biết đến lục địa châu Mĩ.
Quá trình xâm chiếm thuộc địa của thực dân châu Âu chính thức bắt đầu
từ thế kỉ XVI, sau khi Critxtôp Côlôngbô tìm ra châu Mĩ. Tây Ban Nha là quốc
gia đi tiên phong trong việc xác định quyền lợi của mình ở châu lục mới. Tiếp
sau là Anh, Pháp, Hà Lan…
Vào những năm đầu của thế kỉ XVII, hàng người mới đến định cư ở vùng
đất thuộc địa của Anh là Giêmthao (Jamestown) ở Vớcghina. Sau đó những
người Pilgrim đã lập ra thuộc địa thứ hai của thực dân Anh ở Plymouth vào năm
1620, tiếp đó, những người Puritan đã chiếm vùng vịnh Masachu sét làm thuộc
địa vào năm 1630. Một người Anh là Rôgơ Uyliam (Roger William) chiếm đất
đai và lập ra thuộc địa mới ở Rốt Aixlen, sau đó những người khác từ thuộc địa
Masachusét đã tràn sang vùng Connếchticớt và Nui Hămsai để kiến lập các thuộc
điạ mới của Anh ở Bắc Mĩ. Về phía Nam, Lốt Bantimo (Lord Baltimore) chiếm
vùng đất Mêrylen làm thuộc địa. Khu vực Carôlina thì bị chia cắt thành hai vùng
riêng biệt đó là Bắc Carôlina và Nam Carôlina. Niu Nêdơlen (New Netherland)
sau khi bị người Anh chiếm đoạt trở thành Niu Oóc và Niu Giơsi, Uyliam Pen lập
ra Pensinvannia và Đilaooe trở thành thuộc địa riêng biệt vào năm 1704.
10


Trong quá trình xâm lược thuộc địa ở Bắc Mĩ thực dân Anh đã vấp phải
nhiều thách thức khác nhau: người Inđiô (Anhđiêng) - thổ dân da đỏ ở đây, đã
chống đối lại kịch liệt việc mở rộng định cư của người Anh vì điều đó làm thu
hẹp đất đai của họ. Bên cạnh đó, người Pháp - đối thủ của người Anh, đã tuyên

bố chủ quyền với phần lớn vùng đất phía đông sông Mít sisipi của Bắc Mĩ và
cùng với đồng minh người Inđiô ngăn chặn sự mở rộng thuộc địa của người
Anh. Còn ở phía Nam vùng Gioócgiơ, cuộc xung đột trong việc tranh giành đất
đai thuộc địa đã diễn ra quyết liệt giữa người Anh với người Tây Ban Nha từ
Phloriđa tràn lên trong thời gian từ năm 1739 đến năm 1748.
Trong cuộc chiếm đó, thực dân Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất:
“đến năm 1752, thực dân Anh đã thành lập được ở miền Đông bắc Mĩ 13 thuộc
địa, phía Đông giáp Đại Tây Dương, phía Tây giáp giãy núi Applachican, chạy
dài từ bang Maxaxusớt đến phía nam giáp Pholoriđa thuộc Tây Ban Nha. Tính
đến trước khi xảy ra cuộc xung đột quân sự với chính quốc, số cư dân của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã lên tới 2,5 triệu người (năm 1960 mới chỉ có
250.000 người). [7; 66].
* Chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Sau khi giành thắng lợi đối với người Pháp và người Inđiô, thực dân Anh
tràn sang các vùng đất phía tây mà họ chiếm được từ tay người Pháp. Những
người thổ dân Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh Pontiac nhằm buộc những người
tới định cư phải rời khỏi vùng đất của mình. Thủ tướng Anh lúc đó là George
Grenville đã tuyên bố năm 1763 cấm định cư tại các vùng đất phía tây. Đồng
thời, nhằm đối phó với các món nợ chiến tranh mà nước Anh phải gánh trong
cuộc chiến tranh với người Pháp và người Inđiô, chính phủ Anh đã đưa ra các
chính sách mới nhằm tăng nguồn thu để trả nợ và bù đắp thiệt hại của mình.
Tiêu biểu là Đạo luật Stamp Act vào năm 1765 để tăng các khoản thu từ các
thuộc địa của Anh.
Những đạo luật mới này ra đời đã tấn công vào quyền tự trị của các thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ. Những người dân Anh ở các thuộc địa cũng như người tới
định cư ở Bắc Mĩ đã phản đối bằng nhiều hình thức khác nhau; tiêu biểu là việc
11


các thuộc địa đã họp nhau lại thành lập Đại hội lục địa lần thứ nhất (1774) và

đưa ra các kiến nghị lên vua Anh và Quốc hội Anh. Trái lại với các đề nghị của
các đại biểu ở thuộc địa thì Quốc hội Anh vẫn làm ngơ trước các đòi hỏi chính
đáng của nhân dân thuộc địa và tiếp tục ủng hộ chính sách của chính phủ Anh.
Nhân dân thuộc địa mong mỏi chờ đợi nhưng đáp lại họ chỉ là im lặng và sự
tăng cường thuế khóa và đàn áp của chính quyền Anh; do đó nhân dân thuộc địa
của Anh ở Bắc Mĩ đã tiến hành Đại hội lục địa lần thứ hai vào tháng 5 năm
1775. Trong Đại hội này đã thành lập Quân đội lục địa và cử Gioócgiơ
Oasinhtơn (George Washington) làm tổng tư lệnh; đồng thời Đại hội cũng đưa
ra lời thỉnh cầu đến Olive Branch kêu gọi sự giúp đỡ và bảo vệ của vua Anh với
các thuộc địa trước những chính sách vô lý của Quốc hội Anh. Nhưng chỉ hơn
một tháng sau, quân đội Anh và quân đội thuộc địa đã đụng độ với nhau ở gần
thành phố Bôs tơn trong trận chiến Bunker Hill. Chính phủ Anh tuyên bố rằng
các thuộc địa ở Bắc Mĩ nổi loạn nhằm che mắt dư luận trong nước và thế giới và
tăng cường quân Anh sang đây để đàn áp các thuộc địa. Đứng trước thái độ đó
của chính phủ, Quốc hội Anh cũng như không nhận được sự can thiệp của vua
Anh mặc dù các thuộc địa đã cầu cứu đến ông ta. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Đại
hội lục địa lần thứ hai đã thông qua bản “Tuyên ngôn độc lập” và tuyên bố cắt
đứt mọi quan hệ với nước Anh.
Sau khi tuyên bố độc lập năm 1776, nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đã
chiến đấu ngoan cường từ năm 1776 đến năm 1783 để chống lại quân Anh. Bên
cạnh đó nhân dân thuộc địa còn có sự ủng hộ của một số nước châu Âu như
Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha. Cuộc chiến đấu của nhân dân thuộc địa ở Bắc
Mĩ đã giành được những thắng lợi quân sự quan trọng như: Xara tô ga (10 1777)… đặc biệt là trận Yóoc tao (Yorktown) ngày 19 tháng 11 năm 1781 đã
làm chuyển biến tình hình có lợi cho các thuộc địa. Đứng trước tình hình đó
Chính phủ Anh thấy rằng cuộc chiến ngày càng không có lợi cho mình và chi
phí cho chiến tranh ngày càng tăng cao cũng như siwj phản đối của nhân dân
trong nước buộc chính phủ Anh phải đàm phán với các thuộc địa ở Bắc Mĩ. Sau
một thời gian đàm phán đến năm 1783 với sự trung gian của Pháp thì Hiệp ước
12



hòa bình giữa các thuộc địa với chính quyền Anh được kí kết tại Pari. Theo bản
hiệp ước thì Chính phủ Anh công nhận nền độc lập của Mĩ và trao trả cho Mĩ
vùng lãnh thổ trải dài từ Cana đa ở phía bắc tới Phloriđa ở phía nam và từ Đại
Tây Dương tới sông Mít sisipi. Bản Hiệp ước này đã mang lại hòa bình cho các
thuộc địa ở Bắc Mĩ từ đây một dân tộc mới ra đời.
1.2.2. Khái quát quá trình phát triển của Mĩ
* Chính trị
Sau khi giành được độc lập, những người định cư ở các bang đã lập ra nhà
nước của mình. Đại hội lục địa lần thứ hai hoạt động như một nhà nước liên
bang cho đến năm 1781. Theo đó, các bang thống nhất lại với nhau dưới sự điều
hành của nhà nước Liên bang mà không có tổng thống và hệ thống tòa án Liên
bang. Tuy nhiên, nhà nước Liên bang chưa đủ mạnh để quản lý các bang và thiết
lập quan hệ với các quốc gia khác.
Người Mĩ nhanh tróng nhận ra rằng cần phải có sự thay đổi về tổ chức
nhà nước. Năm 1787, tại Philadenphia, đại hội đại biểu các bang đã họp. Sau khi
thông qua một loạt các nhượng bộ quan trọng cuối cùng các đại biểu đã thông
qua Hiếp Pháp mới, trong đó nhấn mạnh đến việc cần thiết phải xây dựng một
nhà nước liên bang vững mạnh, có tổng thống hệ thống tòa án liên bang và quốc
hội gồm hai viện. Nội dung của hiến pháp quy định:
Quyền hành pháp nằm trong tay Tổng thống, là nguyên thủ quốc gia,
được bầu với nhiệm kì 4 năm. Tổng thống cần phải đáp ứng những điều kiện
sau: 35 tuổi, có 14 năm sống ở Mĩ. Tổng thống và các Bộ trưởng không chịu
trách nhiệm trước Nghị viện. Tổng thống có quyền hạn rất lớn. Tổng thống là
chỉ huy tối cao của lực lượng quân đội, là người chịu trách nhiệm về việc áp
dụng các đạo luật. Tổng thống có quyền kí kết các hiệp ước theo yêu cầu và với
sự đồng ý của 2/3 số thành viên Thượng viện. Tổng thống có quyền cử các chức
vụ ngoại giao, các tòa án và các quan chức cao cấp khác với sự ủng hộ của đa số
thành viên Thượng viện.
Quyền lập pháp thuộc về đại biểu quốc hội tức quốc hội với hai viện:

Thượng viện gồm đại biểu các bang; Hạ viện gồm đại biểu nhân dân và toàn liên
13


bang, theo tỉ lệ số dân mỗi bang. Chủ nô miền Nam được tính vào dân số 3/5 số
nô lệ mà mình sở hữu.
Quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao toàn liên bang mà các thành viên
do Tổng thống cử và giữ chức vụ suất đời. Tòa án có quyền xóa bất cứ một đạo
luật nào khi cho rằng nó trái với Hiến pháp; Tòa án còn có quyền xét xử Tổng
thống khi người này phạm tôi theo quy định của Hiến pháp.
Hiến pháp này được duy trì trong xuất thời gian sau và còn có hiệu lực
cho đến ngày nay.
Do sự phát triển không đồng nhất giữa hai miền Nam và Bắc đã dẫn đến
nội chiến và kéo dài gần 4 năm đến năm 1865. Cuộc nội chiến có ý nghĩa to lớn,
là một cuộc cách mạng giải phóng xã hội tiếp theo cuộc chiến tranh giành độc
lập. Về bản chất nó là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai trong lịch sử nước Mĩ,
góp phần giải phóng thân phận người Mĩ da đen trên phương diện pháp lí, dọn
đường cho công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn; đồng thời
đảm bảo cho sự thắng lợi của con đường phát triển kiểu Mĩ trong nông nghiệp.
* Kinh tế
Kinh tế Mĩ trong hơn hai thế kỉ, phát triển theo hướng một nền kinh tế
thuộc địa. Đặc điểm chung của kinh tế là phụ thuộc vào nông nghiệp và dựa vào
khả năng khai thác nguyên liệu thô đổi lấy các ngành công nghiệp thành phẩm.
Trồng trọt và buôn bán là nguồn sống chủ yếu của cư dân ở thuộc địa Bắc Mĩ.
Họ tận dụng ưu thế có sẵn trong tự nhiên với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đất đai canh tác rộng lớn, bờ biển dài nhiều hải cảng. Mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu là những cây lương thực và công nghiệp. Kinh tế Mĩ trong thời
gian này vẫn phụ thuộc vào kinh tế Anh. Mĩ thua xa Anh về sản xuất các hàng
thành phẩm và phải dựa vào Anh về vốn.
Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành thắng lợi nhưng cũng để lại

những hậu quả to lớn. Nước cộng hòa mới ra đời lại phải đương đầu với những
thử thách lớn về kinh tế. Nhân dân lao động là những người hi sinh nhiều cho
chiến tranh đồng thời là người phải gánh nặng tai họa sau chiến tranh. Số nợ của
liên bang lên tới 56 triệu đôla. Nền kinh tế sau chiến tranh không ổn định, lạm
14


phát gây rối thị trường, thuế má tăng cao hàng ngàn người thất nghiệp. Vấn đề
đặt ra cho Mĩ là khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Năm 1785 chính phủ đã quyết định bán lại đất đai. Theo điều luật
năm1787, người dân được chuyển nhượng từng ô đất rộng 640 acrơ với giá tiền
hơn 1000 đôla. Như vậy chỉ có chủ đồn điền mới có khả năng mua được. Năm
1800, chính phủ buộc phải ra đạo luật cho phép bán những phần đất bé hơn 160
đến 320 acrơ và được trả tiền dần sau khi trả ¼ đất đai.
Một trong những chính sách quan trọng trong kinh tế của Mĩ là việc phát
hành tiền giấy. Tiền giấy được phát hành không những có ý nghĩa độc lập về
kinh tế mà còn giải quyết nguồn tài chính thiếu hụt. Số tiền phát hành ở các
bang lên tới 209 triệu đôla. Năm 1786 điều luật tiêu chuẩn hóa tiền tề ở Mĩ được
ban hành. Hệ thống ngân hàng cũng được thành lập.
Đặc điểm quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế Mĩ sau năm 1783
là việc khuyến khích phát triển công nghiệp. Nhà nước chú ý khuyến khích các
ngành sản xuất công nhiệp, tự giải quyết yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng.
Ngành sản xuất sắt, thép, vũ khí, hàng dệt được đẩy mạnh. Ngành sản xuất len,
hàng lanh, dệt vải phát triển mạnh. Công nhiệp sản xuất vũ khí, hàng quân nhu,
thuốc súng được chú trọng...
Nhờ chính sách đó cùng với việc thừa hưởng thành quả của cách mạng kĩ
thuật ở châu Âu nên kinh tế dần phục hồi và phát triển theo hai con đường: con
đường công thương nghiệp ở miền Bắc và con đường chế độ nô lệ đồn điền ở
các bang miền Nam. Miền Bắc phát triển công nghiệp đặc biệt là công nhiệp
nhẹ, công nghiệp đường sắt cũng phát triển với tốc độ nhanh, ngoài ra còn khai

mỏ, đóng tàu. Ngay từ những năm 1850, giá trị sản lượng công nghiệp đã vượt
qua giá trị sản lượng nông nghiệp. Năm 1860, Mĩ có khoảng 140.433 xí nghiệp
với số vốn khoảng 1 tỉ đôla, giá trị sản lượng hàng năm gần 2 tỉ đôla. Đến cuối
thế kỉ XIX sản xuất công nhiệp của Mĩ đứng thứ 4 thế giới. Còn ở miền Nam
phát triển kinh tế đồn điền rộng lớn, đem lại nguồn sản phẩm dồi dào phong phú
nhưng phải trả giá bằng mồ hôi và xương máu của hàng vạn người thổ dân da đỏ
và nô lệ da đen. Nhưng con đường phát triển nông nghiệp tư bản kiểu Mĩ không
15


thể dung nạp chế độ đồn điền ở miền Nam. Chính những mẫu thuẫn đó dẫn đến
một cuộc nội chiến không thể tránh khỏi và cuộc nội chiến đã bùng nổ. Sau cuộc
nội chiến kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và vượt bậc. Từ sự phát triển đó đã
tri phối phần nào chính sách đối ngoại của Mĩ cuối thế kỉ XIX và trong suất giai
đoạn về sau.
* Văn hóa
Người Mĩ chính gốc là những người Inđiô (Anhđiêng), có thể chia làm 6
nhóm chính. Các hình thức văn hóa của người Inđiô cũng khác nhau và cũng
phân theo các khu vực. Các khu vực này là Bắc cực và nửa Bắc cực (Alaska);
Caliphoocnia; khu vực Tây Nam; vòng cung cao nguyên; đồng bằng và miền
Đông. Ở mỗi khu vực địa lý do điều kiện tự nhiên chi phối nên hình thức sinh
sống cũng khác nhau. Thực phẩm và các nguyên liệu thô đã quyết định điều kiện
và vật chất cho nền văn hóa ở các khu vực khác nhau. Những người Inđiô vận
chuyển hàng hóa bằng xe kéo; chó được sử dụng rộng rãi để kéo các xe trượt
trên tuyết. Thuyền mảng được sử dụng ở những nơi có nhiều sông nước. Ngựa
do người da trắng đưa vào nhưng được người Inđiô ở vùng đồng bằng sử dụng
rộng rãi. Các nhóm văn hóa của người Inđiô cũng được phân biệt bằng nhà.
Những ngôi nhà có mái vòm của người Eskimos. Nhà bốn bên vách của người
Inđiô ở miền tây bắc. Nhà mái nhiều tầng của người Inđiô miền tây nam. Nhà
ống của người Inđiô ở vùng đông bắc.

Chủ nghĩa cá nhân chính là cốt lõi của nền văn hóa Mĩ. Khi nói đến tính
cách con người Mĩ và nền văn hóa Mĩ, điều không thể không nhắc đến là chủ
nghĩa cá nhân. Trong hoài bão và hi vọng của người Mĩ, điều cao cả nhất và hào
hiệp nhất đều liên quan đến chủ nghĩa cá nhân. “Người Mĩ cho rằng một người
chỉ có thể phục vụ được xã hội khi anh ta độc lập, tự do với xã hội và anh ta chỉ
có thể có được các giá trị khác khi sống tách biệt với mọi người trong xã hội đó.
Vì thế chủ nghĩa cá nhân, hiểu theo khái niệm của Mĩ không đồng nghĩa với thái
độ ích kỉ, vị kỉ”.[5; 99].
Ta thường nghe được lời khuyên “hãy tự mình làm lấy cho mình” khi tiếp
xúc với người Mĩ, và muốn vậy thì phải tự lao động. Người Mĩ cho rằng đó là
16


cách để xây dựng cho mình một cuộc sống tươi đẹp và giành được một vị trí độc
lập trong xã hội. Việc hiểu theo nghĩa như vậy chính là để củng cố cái tôi trên cơ
sở thành đạt về tiền tài và danh vọng. Sau khi đã đạt được thì làm việc còn lại
thể hiện sự “danh giá” của bản thân, xây dựng niềm tin và sự tự trọng của con
người. Như vậy, trong một cộng đồng và rộng hơn là trong xã hội Mĩ, “danh
giá” và sự tự trọng là sợi dây liên kết các cá nhân với nhau. Chính trong môi
trường đó đã sản sinh ra những con người đấu tranh cho các quyền công dân và
cộng hoà, tiêu biểu là Thômát Giépsphơsơn. Một mặt ông đề cao tinh thần độc
lập tự chủ và tự do của con người, mặt khác ông cũng tin rằng quyền tự do chỉ
lành mạnh khi con người thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm với người khác.
Tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong xã hội Mĩ, đa số người Mĩ
cho rằng nhà thờ phải tách khỏi nhà nước. Tôn giáo giúp người Mĩ ý thức đồng
bào tương trợ lẫn nhau giữa những người dân trong cùng một đất nước. Trong
quá trình cách mạng trước đây, các nhà tu hành đã từng có những ủng hộ về tinh
thần, tư tưởng cho nền cộng hòa, ủng hộ cách mạng. Tuy nhiên, không phải tất
cả các nhà thờ đều tham gia đấu tranh bảo vệ chính nghĩa.
* Chính sách đối ngoại

Sau khi giành được độc lập 1783, Mĩ xây dựng một nhà nước trung lập.
Cuộc chiến tranh Anh - Pháp nổ ra lôi kéo Mĩ vào cuộc chiến. Năm 1812, Mĩ
tuyên chiến với Anh. Phái diều hâu của Mĩ hi vọng sau cuộc chiến này giành
luôn cả Canada và Phlorida. Cuộc chiến tranh xâm lược vào Canada thất bại,
nhân cơ hội đó, Anh chiếm luôn Oasinhtơn, thiêu cháy nhà quốc hội. Sau nhiều
lần quyết chiến hai bên không phân thắng bại, Anh - Mĩ đã đi đến kí hiệp ước
hòa bình Ghent năm 1814.
Chiến tranh kết thúc, Mĩ bước vào thời kì mới. Lúc này, Mĩ chỉ có một
đảng chính trị tồn tại và các thành viên của Quốc hội nhất chí các chính sách
nhằm củng cố quyền lực của nhà nước Liên bang. Năm 1816, Henry Clây đã
đưa ra trước Quốc hội một kế hoạch gọi là “Hệ thống Mĩ” nhằm xây dựng một
nước Mĩ với phần còn lại của thế giới.

17


Những năm 40 thế kỉ XIX, là thời kì bành trướng mạnh mẽ của đế quốc
Mĩ. Đến năm 1864, Mĩ chiếm được lãnh thổ Ôrigơn và thiết lập đường biên giới
phía Bắc của nước Mĩ ở vĩ tuyến 49, từ hồ lớn tới Thái Bình Dương. Sau khi
chiếm hết phần đất còn chống ở Bắc Mĩ, Mĩ bắt đầu bành trướng ra bên ngoài và
tiến hành các cuộc chiến tranh để chia lại thế giới.
Những năm 1860 - 1867 và 1871, Mĩ tiến hành nhiều cuộc đột nhập vào
Triều Tiên nhưng thất bại. Tuy thất bại, nhưng Mĩ không từ bỏ Triều Tiên mà
dùng vũ lực uy hiếp Triều Tiên, giành được một hiệp ước bất bình đẳng cho
phép Mĩ buôn bán ở ba cửa biển và đặt quan hệ ngoại giao.
Haoai - một cứ điểm quan trọng giữa Thái Bình Dương trên đường hàng
hải đi từ Xan Phraxixcô sang Viễn Đông và Australia đã sớm trở thành đối
tượng dòm ngó của Mĩ. Dưới con mắt của nhà buôn thì Haoai là thị trường
nguyên liệu quan trọng, còn đối vớ chính khách và nhà quân sự thì đó lại là một
cầu dẫn tới miền Đông châu Á. Năm 1876, Mĩ ép Haoai kí hiệp ước thông

thương miễn thuế, biến nó thành thuộc địa kinh tế, gạt ảnh hưởng của Anh, Pháp
ra ngoài. Đến năm 1893, Mĩ phái chiếm hạm đến hỗ trợ cho phần tử thân Mĩ làm
cuộc chính biến lật đổ nữ hoàng Haoai. Năm 1898, Mĩ chính thức sáp nhập
Haoai thành một bộ phận của Mĩ. Cũng trong năm này, Mĩ gây chiến với Tây
Ban Nha, cuộc chiến tranh được tiến hành ở cả hai vùng vịnh Caribê và Thái
Bình Dương. Chỉ sau ba tháng, Mĩ giành thắng lợi.
Còn ở khu vực Mĩ Latinh, Mĩ giành được một số quyền lợi ở Mêhicô và
các nước Trung Mĩ. Dưới chiêu bài học thuyết Mơnrô, Mĩ đưa ra học thuyết
Liên Mĩ nhằm chi phối khu vực Mĩ Latinh. Năm 1884, tại Oasinhtơn, Liên minh
toàn châu Mĩ đầu tiên với sự tham gia của 17 quốc gia Mĩ Latinh được thành lập
trong khuân khổ của liên minh thuế quan.
Mĩ tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh bằng cách mua
lại của Pháp tất cả những cổ phần của công ty Panama bị phá sản, buộc Anh
phải thừa nhận độc quyền khai thác ở đây. Để thực hiện việc chiếm đoạt Panama
nằm trên lãnh thổ Côlômbia, Mĩ gây ra cuộc chiếm loạn vào năm 1903. Mĩ là

18


nước đầu tiên công nhận độc lập của Côlômbia và giành được quyền xây dựng
kênh, đặt đường sắt và đóng quân ở hai bên bờ kênh.
Một trong những “bàn tiệc” mà Mĩ thèm muốn là thị trường Trung Quốc
rộng lớn và giàu có. Với tham vọng độc chiếm Trung Quốc, Mĩ đưa ra cái gọi là
“chính sách mở cửa” năm 1889. Chính sách này thực chất Mĩ đã ngăn chặn các
nước đế quốc tiếp tục xâm chiếm Trung Quốc và chờ thời cơ để Mĩ len chân vào
thị trường Trung Quốc. Chính sách mở cửa thực chất chỉ là một bước, một thủ
đoạn quá trình xâm lược của Mĩ vào Trung Quốc.

19



CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ
(CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1914)
2.1. Cơ sở của chính sách ngoại giao
2.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế và sự hình thành các tổ chức độc
quyền
* Sự phát triển của nền kinh tế
Hệ quả của cuộc nội chiến (1861-1865) đã tạo ra không gian rộng lớn và
mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mĩ. Đưa nước
Mĩ vào kỷ nguyên với tốc độ phát triển chưa từng thấy. Sau chiến tranh, Mĩ trở
thành một “Liên bang hoàn hảo” có đủ điều kiện toàn bộ khả năng và tiềm lực
bước vào giai đoạn tái thiết và phát triển. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mĩ
giai đoạn này gắn với sự phát triển của một nền đại công nghiệp. Cuối thế kỉ
XIX, không một nước tư bản nào lại có nền kinh tế phát triển mau lẹ như Mĩ.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo tiền đề cho Mĩ phát triển đất
nước. Những phát minh của các nhà khoa học: Alexander Graehan Bell, Thoms
A.Ednon cùng với việc áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công
nghiệp đã làm thay đổi cấu trúc nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng.
Nước Mĩ hội tụ rất nhiều nhà nghiên cứu, phát minh góp phần giúp kinh tế Mĩ
phát triển: Andrew Garnegie, Jonh D Rockejeller, Morgan…, trên các lĩnh vực
công nghiệp chế tạo thép, đường sắt, dầu khí, ngân hàng.
Nền kinh tế Mĩ phát triển theo hai con đường, con đường công thương
nghiệp ở miền Bắc và con đường nông nghiệp đồn điền ở các bang miền Nam.
Cả hai con đường này đều phát triển dựa trên thế mạnh của mỗi vùng và cùng
chung mục đích là làm cho Mĩ trở thành một quốc gia đứng đầu thế giới, với
một nền kinh tế hùng mạnh. Chính nền kinh tế đó đã tạo ra cơ sở, tiền đề để Mĩ
thực hiện chính sách đối ngoại bành trướng bên ngoài.
Trong công nghiệp
Là nước đi sau, nên Mĩ được kế thừa nhiều thành tựu của cuộc cách mạng
châu Âu, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. Mĩ còn có thế mạnh

với nguồn lao động bổ sung dồi dào, có kỹ thuật, cần cù, chịu khó. Khoảng 30
20


năm sau nội chiến, từ một nước nông nghiệp có nền kinh tế phụ thuộc châu Âu,
chỉ trong thời gian ngắn Mĩ trở thành một cường quốc công nghiệp đứng hàng
đầu thế giới.
Công nghiệp chế tạo thép.
Sản xuất gang thép nhanh chóng tạo thế đứng vững trong các ngành công
nghiệp. Andrew Carnegie - trùm sản xuất thép, ông là người tiên phong trong
lĩnh vực thép, sau một thời gian ngắn ông đã gây dựng cho mình một công ty
thép khổng lồ. Ngành thép, chi phối và ảnh hưởng đến các ngành khác trong nền
đại công nhiệp.
Năm 1901, tập đoàn thép Mĩ (The United States Steel Cooperation) được
thành lập. Sản xuất thép đạt hiệu quả cao được kiểm chứng qua sản phẩm. Nếu
như năm 1860, Mĩ chưa luyện được thép, đến năm 1880 là 1,1 triệu tấn, lên tới
con số 10 triệu tấn năm 1990. Sắt thép của Mĩ hầu như làm chủ được thị trường
châu Âu, thậm chí theo một số nhà đánh giá, Mĩ có thể làm chủ lĩnh vực buôn
bán sắt thép thế giới nếu thực hiện chính sách mậu dịch tự do.
Công nghiệp đường sắt.
Mĩ là đất nước rộng lớn, địa hình thuận lợi, nông nghiệp phát triển thúc
đẩy ngành đường sắt đi lên: nó là ngạch vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu trên
vùng đất rộng hàng triệu cây số vuông. Hệ thống đường sắt phần lớn tập trung ở
Tây - Bắc và phía Đông lãnh thổ, nối vùng đồng bằng sông Mississippi với Đại
Tây Dương.
Chính phủ Mĩ rất coi trọng đầu tư xây dựng đường sắt. Các chương trình,
dự án phát triển ngành đường sắt được áp dụng. Năm 1862, phát triển ngành
đường sắt nối hai miền Đông Tây. Từ năm 1862 đến năm 1871, triển khai dự án
xây dựng đường sắt xuyên lục địa; tuyến đường sắt Thái Bình Dương, tuyến Đại
Tây Dương - Thái Bình Dương, tuyến Texas -Thái Bình Dương. Ngoài ra, các

công ty đường sắt cũng được thành lập; The Union Pacijic. The Central Pacijic.
Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của chính phủ, tổng chiều dài đường sắt tăng nhanh đạt
con số từ 70.000 dặm Anh năm 1873 lên 193.000 dặm Anh năm 1900. Năm

21


1843, hệ thống đường sắt Mĩ có chiều dài gấp hơn 2 lần so với hai thập niên
trước (1.700.000 dặm), vượt qua tổng chiều dài của các nước Tây Âu.[9; 45]
Sự phát triển của ngành đường sắt đã phản ánh sinh động sự phát triển
như vũ bão của chủ nghĩa tư bản Mĩ những thập niên cuối thế kỉ XIX.
Công nghiệp dầu khí.
Xăng dầu cũng là lĩnh vực đem lại cho Mĩ nguồn lợi khổng lồ. Chính phủ
Mĩ cũng rất quan tâm đến lĩnh vực này. Năm 1859, công ty xăng dầu đầu tiên
của Mĩ thành lập nhanh chóng chiếm hàng thứ 6 trong công nghiệp. Các công ty
xăng dầu mọc lên ngày càng nhiều.
Năm 1894, tổ chức “Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất” (National
Association of Manufacturers) được thành lập. Họ yêu cầu nhà nước hỗ trợ xuất
khẩu. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, do đó sản
xuất xăng dầu của Mĩ ngày càng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt là
châu Á: Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc. Vào thế kỉ XX, Mĩ trở thành một
đế chế dầu khí, có một hệ thống cung cấp xăng dầu trên thế giới.
Ngoài ra, các ngành công nghiệp khác của Mĩ cũng phát triển và đạt thành
quả cao. Năm 1848, Mĩ tiến hành khai thác mỏ vàng ở Caliphoócnia, góp phần
tạo sự kích thích cho nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp đóng tàu phát triển
nhanh chóng. Trước cách mạng, công nghiệp đóng tàu của Mĩ đạt trọng tải 2,4
triệu tấn. Sự phát triển của công nghiệp đóng tàu đặc biệt được chú ý cuối thế kỉ
XIX. Công nghiệp đóng tàu trở thành một mạng lưới vận chuyển đường sông
quan trọng đối với kinh tế nội địa.
Nền sản xuất công nghiệp của Mĩ phát triển nhanh chóng. Sản lượng công

nghiệp đứng đầu thế giới. Năm 1860, Mĩ đứng hàng thứ 4, năm 1894, đã vượt
qua Anh, Pháp. Sản lượng công nghiệp Mĩ bằng 50% sản lượng công nghiệp của
các nước Tây Âu công lại, gấp 2 lần Anh. Giá trị sản lượng công nghiệp đạt
9.498 triệu đô năm 1890, trong khi đóAnh mới đạt 4.263 triệu đô la, Đức đạt
3.357 triệu đô la. Như vậy đến năm 1894 Mĩ đã nhảy lên hàng số một công
nghiệp.[7; 257]

22


Nông nghiệp
Nếu miền Bắc phát triển công nghiệp đưa Mĩ thành một cường quốc hàng
đầu thế giới thì miền Nam và miền Tây phát triển nông nghiệp, biến Mĩ thành
nước cung cấp lương thực, thực phẩm hàng đầu cho châu Âu.
Sau cách mạng, phong trào di cư diễn ra ngày càng phổ biến. Những
người di dân nông nghiệp được mua những mảnh đất từ 80 acrơ đến 160 acrơ và
được vay vốn kinh doanh. Năm 1862, chính phủ ban hành bộ luật về đất thổ cư
(Home Stead Act) cho phép cấp 160 mẫu Anh đất trống cho người có nhu cầu,
thời hạn khai thác là 5 năm, người sử dụng chỉ cần trả chính phủ 1.25 USD/acrơ.
Bộ luật về đất thổ cư đã buộc nhiều điền chủ phải bán đất với giá rẻ. Nhờ đó mà
người da trắng và da đen thiếu ruộng đã trở thành những người sở hữu ruộng
đất. Người chủ canh tác trên chính mảnh đất đó bằng chính sức lao động của
mình và gia đình. Hàng hóa, nông sản được bán ra thị trường. Chính sách về luật
thổ cư của chính phủ Mĩ đã tạo ra trong nông nghiệp “con đường kiểu Mĩ” khác
với nhiều nước châu Âu.
Nông nghiệp Mĩ là nền nông nghiệp gắn với kinh tế đồn điền rộng lớn, sử
dụng sức lao động của nô lệ da đen. Đồn điền trồng các loại cây phục vụ cho
công nghiệp và nhiều loại cây có giá trị khác. Nhiều nhất là đồn điền trồng các
cây: bông, mía, thuốc lá… đem lại sản lượng cao. “Năm 1808, sản lượng bông
đạt 3.650.000 phun, tăng nhanh đạt mức 1.920.500.00 phun vào năm 1860.

Cũng trong năm 1860 sản lượng đường đạt 856 tấn”.[12; 187].
Nông nghiệp trang trại kiểu tư bản với phương thức canh tác hiện đại khá
phổ biến trở thành những vựa lúa khổng lồ. Lúa gạo trở thành mặt hàng xuất
khẩu quan trọng. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng phát triển, đặc biệt là chăn
nuôi cừu, lợn. Sicagô trở thành khu vực tập trung nhiều lò mổ thịt lợn, ướp để
xuất khẩu và là trung tâm bán lúa mì của Mĩ. Năm 1880, sản phẩm nông nghiệp
của Mỹ chiếm 84.3% tổng sản phẩm nông nghiệp của nước này bán ra thị
trường. Hàng nông sản của Mĩ có chất lượng tốt, có sức cạnh tranh cao ở thị
trường châu Âu.

23


×