Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Một số giải pháp pháp ứng dụng Tiêu chuẩn “khách sạn xanh ASEAN” cho các khách sạn tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.09 KB, 37 trang )

Một số giải pháp pháp ứng dụng Tiêu chuẩn
“khách sạn xanh ASEAN” cho các khách sạn tại
Hà Nội

Hoàng Thị Ngọc Quỳnh

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS.Chuyên Ngành: Du lịch học; Mã số: (Chương trình đào tạo thí điểm)
Người hướng dẫn: TS. Trịnh Xuân Dũng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract:  Nghiên cứu tổng quan về Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” và hoạt động bảo
vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng trong khách sạn cũng như sự cần thiết của việc ứng dụng
Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” trong hoạt động bảo vệ môi trường. Phân tích thực trạng
về hoạt động bảo vệ môi trường cũng như việc ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”
của các khách sạn tại Hà Nội trên cơ sở điều tra và khảo sát thực trạng tại một số khách sạn.
Thông qua những đánh giá thực trạng tìm ra những ưu điểm và tồn tại của các khách sạn để giúp
cho cơ quan quản lý nhà nước và các khách sạn có những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường
ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” trong hoạt động bảo vệ môi trường và kinh
doanh khách sạn.
Keywords: Du lịch; Hà Nội; Khách sạn.
Content:


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8
2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 8
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9


4. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11
6. Bố cục của luận văn .................................................................................... 11
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH VÀ TIÊU
CHUẨN "KHÁCH SẠN XANH ASEAN” .................................................... 12
1.1. Một số khái niệm về Khách sạn ............................................................... 12
1.1.1 Khái niệm về Khách sạn ........................................................................ 12
1.1.2. Những xu hướng cơ bản của nhu cầu khách du lịch tác động đến kinh
doanh khách sạn .............................................................................................. 13
1.2. Khái niệm về môi trường du lịch ............................................................. 21
1.2.1. Khái niệm về môi trường du lịch .......................................................... 21
1.2.2. Hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo vệ môi
trường trong các Khách sạn ở Việt Nam......................................................... 23
1.3. Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” .................................................. 26
1.4. Một số chương trình nhãn xanh của Việt Nam và quốc tế áp dụng cho
khách sạn ......................................................................................................... 31
1.4.1. Nhãn Bông sen xanh của Việt Nam ...................................................... 31
1.4.2. Chương trình nhãn sinh thái của Thái Lan............................................ 31


1.4.3. Tiêu chí Du lịch bền vững toàn cầu GTSC (Global Tourism Sustainable
Criterias) .......................................................................................................... 33
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN “KHÁCH
SẠN XANH ASEAN” CỦA CÁC KHÁCH SẠN TẠI HÀ NỘI ................... 36
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà Nội ........... 36
2.1.1. Thực trạng kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 20112012 ................................................................................................................. 36
2.1.2. Thực trạng kinh doanh khách sạn ......................................................... 37
2.1.3. Những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh khách sạn đến môi trường
......................................................................................................................... 39
2.2. Khảo sát thực trạng công tác ứng dụng Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh

ASEAN của một số khách sạn tại Hà Nội ...................................................... 44
2.2.1. Báo cáo điều tra, khảo sát ..................................................................... 44
2.2.1.1. Kết quả điều tra .................................................................................. 44
2.2.1.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 45
2.2.2. Đánh giá thực trạng việc thực hiện các tiêu chí trong Tiêu chuẩn
“Khách sạn Xanh ASEAN” của một số khách sạn trên địa bàn Hà Nội ........ 47
2.3. Thuận lợi và khó khăn của các khách sạn trong việc ứng dụng Tiêu chuẩn
“Khách sạn xanh ASEAN” ............................................................................. 61
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 63
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG TIÊU
CHUẨN “KHÁCH SẠN XANH ASEAN” CHO CÁC KHÁCH SẠN TẠI
HÀ NỘI ........................................................................................................... 64
3.1. Vai trò của việc ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” trong
phát triển du lịch Việt Nam. ............................................................................ 64
3.2. Một số giải pháp tăng cường ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh
ASEAN” cho các khách sạn tại Hà Nội .......................................................... 65


3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Gải pháp vĩ mô ( giải pháp dành cho cơ quan quản
lý nhà nước)..................................................................................................... 65
3.2.1.1. Giải pháp ban hành quy chế và xây dựng quy trình, thủ tục cấp giấy
chứng nhận Tiêu chuẩn “Nhãn xanh ASEAN” ............................................... 66
3.2.1.2. Giải pháp tăng cường công tác giáo dục và phổ biến về Tiêu chuẩn
“Khách sạn xanh ASEAN” ............................................................................. 68
3.2.1.3. Giải pháp thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về nhãn
xanh cho các khách sạn nói chung và Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”..... 69
3.2.1.4 Gải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ............................................................. 69
3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Giải pháp vi mô ( giải pháp dành cho khách sạn) .. 71
3.2.2.2 Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp ........................... 76
3.2.2.3. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật .............................. 91

3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 98
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 99
KẾT LUẬN ................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã có bước
phát triển nhanh cả về số lượng khách lẫn cơ sở lưu trú du lịch. Tính
đến cuối năm 2011, cả nước có trên 13.000 cơ sở lưu trú du lịch để đáp
ứng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam 6 triệu lượt người.
Cùng với sự phát triển nhanh và mạnh về số lượng và chất
lượng, hoạt động kinh doanh du lịch cũng bắt đầu bộc lộ những tác
động tiêu cực đến môi trường kể cả môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội nhân văn. Vấn đề sử dụng quá mức tài nguyên, tạo những chất
thải gây ô nhiễm môi trường, những tệ nạn xã hội, văn hoá ngoại lai
cùng với yếu kém trong nhận thức về bảo vệ môi trường đã làm giảm
hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại cũng như ảnh hưởng tới hình ảnh
của du lịch Việt Nam và sự phát triển du lịch bền vững.
Trong những năm gần đây, xu hướng đi du lịch của khách du
lịch quốc tế, đặc biệt là khách du lịch Châu Âu thường hướng tới
nhưng điểm du lịch sinh thái và chọn ở những khách sạn có quan tâm
thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, cung cấp các sản phẩm
đảm bảo an toàn, chất lượng và thân thiện với môi trường.
Nhằm hạn chế những tác động từ hoạt động kinh doanh du lịch
nói chung cũng như hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng tới môi
trường, góp phần phát triển du lịch bền vững, tăng cường hội nhập
quốc tế và khu vực, xây dựng xây dựng sản phẩm du lịch thân thiện vơi

môi trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch , tôi
xin chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp ứng dụng Tiêu chuẩn
“Khách sạn Xanh ASEAN” cho các khách sạn tại Hà Nội”

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2


2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải có căn cứ lý luận và thực tiễn, đánh
giá thực trạng hoạt động ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh
ASEAN” của các khách sạn tại Hà Nội. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn
xanh ASEAN” cho các khách sạn tại Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ chính của luận văn
là:
 Nghiên cứu tổng quan về Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh
ASEAN” và hoạt động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng
trong khách sạn cũng như sự cần thiết của việc ứng dụng Tiêu
chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” trong hoạt động bảo vệ môi
trường.
 Phân tích thực trạng về hoạt động bảo vệ môi trường
cũng như việc ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”
của các khách sạn tại Hà Nội trên cơ sở điều tra và khảo sát thực
trạng tại một số khách sạn.


Thông qua những đánh giá thực trạng tìm ra những ưu


điểm và tồn tại của các khách sạn để giúp cho cơ quan quản lý
nhà nước và các khách sạn có những giải pháp phù hợp để tăng
cường ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” trong
hoạt động bảo vệ môi trường và kinh doanh khách sạn.
3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp tăng cường ứng dụng
Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” cho các khách sạn tại Hà
Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng việc
ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” và đề xuất giải
pháp tăng cường với ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh
ASEAN” cho các khách sạn tại Hà Nội.
- Về mặt thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2012
4. Tổng quan nghiên cứu
-

Trên Thế giới:

Du lịch hiện nay được coi là một nhành kinh tế quan trọng,
là công cụ xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tạo nên sự
thịnh vượng cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, do việc sử dụng quá
mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, nguyên vật
liệu trong quá trình khai thác du lịch gần đây đã gây nên mất cân
bằng sinh thái, nhiều chất thải làm ảnh hường đến môi trường tự
nhiên và sức khỏe con người, tác động xấu tới sự phát triển du
lịch bền vững. Để đáp ứng tiêu chí bền vững, nhiều khách sạn

trên thế giới đã và đang chú trọng việc bảo vệ môi trường, tiết
kiệm năng lượng để tăng sức hấp dẫn khách, tạo nên uy tín và
hiệu quả kinh doanh.
4


Trong những năm gần đấy, trên thế giới có rất nhiều
chương trình nhãn xanh áp dụng cho các khách sạn nhằm khuyến
khích các khách sạn thực hiện tốt công tác bảo vệ, ví dụ chương
trình Chìa Khóa Xanh (Đan Mạch), chương trình ECOTEL,
chương trình Quả Cầu Xanh (Liên Hiệp Quốc), chương trình Lá
Xanh (Thái Lan)…[12]
Tại Việt Nam
Từ những năm 2000 trở lại đấy, vấn đề bảo vệ môi trường
du lịch đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Tổng cục
Du lịch cũng đã phối hợp với các bộ ngành triển khai các hoạt
động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch nói chung và
trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn nói riêng. Đã có nhiều đề tài
nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi
trường trong khách sạn. [1], [2], [3], [10], [11], [12], [14].
Năm 2007, Bộ Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh ASEAN được
ban hành, đây là Bộ Tiêu chuẩn chung các nước thành viên
ASEAN tham gia với mục đích xây dựng ASEAN thành điểm
đến chung có chất lượng. Tuy nhiên, bộ Tiêu chuẩn này chưa
được ban hành và phổ biến rộng rãi. Cho đến nay chưa có một đề
tài nghiên cứu nào đưa ra các giải pháp để tăng cường ứng dụng
Tiêu chuẩn này vào trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi
trường của khách sạn.
5. Phương pháp nghiên cứu
5



+ Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu và số liệu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp điều tra thực địa
+ Phương pháp chuyên gia
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, bố cục của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số khái niệm về môi trường du lịch và Tiêu
chuẩn “Khách sạn xanh ASEAN”
Chương 2: Thực công tác ứng dụng tiêu chuẩn khách sạn xanh
ASEAN của các khách sạn tại Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường ứng dụng tiêu chuẩn
“Khách sạn Xanh ASEAN” cho các khách sạn tại Hà Nội

Chương1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
VÀ TIÊU CHUẨN ”KHÁCH SẠN XANH ASEAN”
1.1. Một số khái niệm về k khách sạn
1.1.1. Các khái niệm về khách sạn

6


Theo Luật du lịch Việt nam ban hành ngày 14/6/2005: "Cơ sở
lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ
khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch
chủ yếu”.
Theo Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Việt nam hiện hành:
TCVN 4391:2009 định nghĩa: ”Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch có

quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách”
1.1.2. Những xu hướng cơ bản của nhu cầu khách du lịch tác
động đến kinh doanh khách sạn
Những xu hướng của nhu cầu du lịch
Thứ nhất : Sự thay đổi trong cơ cấu nguồn khách.
Thứ hai : Sự thay đổi cấu trúc tuổi trong dân số của các nước có
nền kinh tế phát triển, người già đi du lịch ngày càng nhiều.
Thứ ba : Sự thay đổi trong cấu trúc của gia đình số người độc
thân đi du lịch ngày càng tăng.
Thứ tư : Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia
đình,số phụ nữ trong khách du lịch công vụ ngày càng tăng.
Thứ năm : Sự thay đổi trong nhận thức văn hoá-xã hội và lối
sống tác động mạnh tới nguồn khách du lịch.
Thứ sáu : Nhu cầu về lựa chọn các loại hình du lịch ngày càng
tăng.
Những xu hướng do cung chi phối
Thứ nhất : Ngành du lịch và ngành khách sạn ngày càng coi
trọng khách du lịch thường xuyên của mình hơn
Thứ hai : Chú trọng việc bảo vệ sức khoẻ cho khách du lịch.
Thứ ba : Tăng cường marketing đối với đối tượng khách sang
trọng và quan trọng.
7


Thứ tư : Xây dựng các loại chương trình du lịch trọn gói đa dạng
phục vụ cho các kỳ nghỉ cuối tuần, ngắn ngày và dài ngày.
Thứ năm : Xây dựng nhiều loại giá cho các loại dịch vụ khác
nhau cho khách lựa chọn.
Thứ sáu : Nâng cao chất lượng phục vụ và tạo ra những điều

kiện nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng cho khách sử dụng các dịch vụ.
Xu hướng phát triển các loại hình cơ sở lưu trú trên thế giới
và khu vực châu á- Thái Bình Dương.
Xu hướng phát triển các loại hình cơ sở lưu trú trên thế giới.
a)Đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của con người về nhu cầu lưu
trú.
B)Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng đầy
đủ nhất các nhu cầu của khách trong quá trình lưu trú.
c)Đảm bảo môi trường sinh thái trong các cơ sở lưu trú.
1.2. Khái niệm về môi trường du lịch
1.2.1 Khái niệm về môi trường du lịch
Theo luật du lịch, “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch” (Khoản
21, điều 4, Luật Du lịch, 6/2005).
Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm: môi trường địa chất, môi
trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh thái, các tai biến
và sự cố môi trường.
Môi trường nhân văn: gồm tình trạng bảo tồn, phát triển các giá
trị văn hóa – truyền thống, mức độ thân thiện của cộng đồng, tình trạng
của tệ nạn xã hội ở các địa điểm diễn ra hoạt động hoạt động du lịch.
1.2.2.Hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động
bảo vệ môi trường trong các Khách sạn ở Việt Nam

8


+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80.

+ Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ
Văn hoá Thể thao và Du lịch Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch, trong đó quy định
Hồ sơ đăng ký xếp hạng của Khách sạn. Thông tư số 08/2006/TTBTNMT ngày 8/9/2006 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường và Thông
tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT và kiểm
tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường, trong đó có quy
định rõ các nội dung cần có của báo cáo tác động môi trường hoặc xác
nhận cam kết bảo vệ môi trường (BVMT), cấp có thẩm quyền...

Nghị định số 16/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch.
1.3. Tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN
Theo Tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN: ”khách sạn xanh là
khách sạn thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu qủa nguồn năng
lượng”. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các khách sạn thuộc các
nước ASEAN và 2 năm 1 lần, lễ trao giải thưởng khách sạn xanh
ASEAN sẽ được diễn ra tại Hội nghị ATF – Hội nghị diễn đàn du lịch
châu Á Thái Bình Dương. Nội dung Tiêu chuẩn khách sạn xanh
ASEAN tập trung vào các vấn đề về bảo môi trường tự nhiên và môi
trường nhân văn
9


1.4. Một số chương trình nhãn xanh của Việt nam và quốc tế áp
dụng cho khách sạn
Nhãn Bông sen xanh của Việt nam
Chương trình nhãn sinh thái của Thái Lan

Tiêu chí Du lịch bền vững toàn cầu GTSC (Global Tourism
Sustainable Criterias)
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đưa ra một số khái niệm về kinh doanh khách sạn và
những xu hướng cơ bản của nhu cầu khách du lịch tác động đến kinh
doanh khách sạn. Đồng thời nêu lên các khái niệm về môi trường và
Tiêu chuẩn khách sạn ASEAN áp dụng cho các khách sạn trong khu
vực ASEAN. Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất và ý
nghĩa của công tác bảo vệ môi trường tại khách sạn tại thời điểm hiện
nay. Chương 1 cũng nêu một số chương trình nhãn xanh áp dụng cho
khách sạn của Việt nam cũng như một số nước trên thế giới, đồng thời
nêu kinh nghiệm của một sô khách sạn trong việc ứng dụng tiêu chuẩn
khách sạn xanh ASEAN trong hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở các vấn đề lý thuyết đã nêu chương 1, chương 2 sẽ
tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác ứng dụng Tiêu chuẩn
Nhãn xanh ASEAN nói chung và công tác bảo vệ môi trường của các
khách sạn tại Hà nội nói riêng
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ỨNG DỤNG TIÊU
CHUẨN ”KHÁCH SẠN XANH ASEAN” CỦA CÁC KHÁCH SẠN
TẠI HÀ NỘI
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và kinh doanh khách
sạn trên địa bàn Hà Nội.

10


2.1.1. Thực trạng kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội giai
đoạn 2011-2012
Năm 2000 đón 3,79 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế
0,56 triệu lượt, nội địa 3,23 triệu lượt; năm 2005 đón 8,06 triệu lượt

khách tăng 2,13 lần so với năm 2000 trong đó 1,25 triệu lượt khách
quốc tế; năm 2010 đón 12,3 triệu lượt khách du lịch trong đó khách
quốc tế đạt 1,7 triệu lượt.
Năm 2011 số lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 1.887.000
lươt khách, tăng 11% so với năm ngoái. Trong đó, một số thị trường
khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể như khách Trung Quốc đạt
309.400 lượt khách, tăng 19% so với năm ngoái, khách Úc đạt 108.924
lượt khách, tăng 28%, khách Nhật Bản đạt 115.576 lượt khách, tăng
13%, khách Hàn Quốc đạt 53.058 lượt khách, tăng 22%. Khách nội địa
đến Hà Nội ước đạt 11.660.000 lượt khách, tăng 10% so với 2010
2.1.2. Thực trạng kinh doanh khách sạn
Năm 2006, trên địa bàn Hà Nội mới có 179 khách sạn từ tiêu
chuẩn tối thiểu đến 5 sao với 8.721 phòng thì năm 2011 đã tăng lên
233 khách sạn với 12.117 phòng, các loại hình cơ sở lưu trú du lịch
cũng ngày càng phong phú, đa dạng, bên cạnh loại hình khách sạn là
chủ yếu, đến nay ở Hà Nội đã xuất hiện thêm loại hình căn hộ du lịch
cao cấp và nhà nghỉ du lịch.
2.1.3. Những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh khách sạn
đến môi trường.
Qua điều tra thực tế tại Hà Nội cho thấy hoạt động kinh doanh
lưu trú du lịch hiện gây tác động đến môi trường thông qua vấn đề sử
dụng năng lượng điện, nước, làm phát sinh các loại chất thải, kể cả
rác thải, khí thải, nước thải và tiếng ồn.

11


- Năng lượng: Việc tiêu thụ năng lượng trong các khách sạn đã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn tài nguyên và tác động xấu tới
môi trường, vì việc khai thác nguồn tài nguyên này góp phần làm suy

thoái môi trường tự nhiên.
- Nước: Trong các khách sạn hiện nay, lượng nước tiêu thụ và
lượng nước thải ra là rất lớn, gây tác động tới môi trường ở hai khía
cạnh: khối lượng nước sạch cần được cung cấp và vấn đề nước thải. Do
vậy việc sử dụng không hiệu quả nước cấp sẽ gây lãng phí nguồn tài
nguyên, góp phần gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường.
- Rác thải : ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vì rác thải bao
gồm nhiều loại và rất khó xử lý theo cách có lợi cho môi trường. Mặt
khác, việc thải nhiều rác còn làm lãng phí các nguồn tài nguyên để làm
ra các vật liệu đó. Như vậy cũng góp phần làm suy thoái môi trường.
- Khí thải : Hoạt động kinh doanh LTDL cũng làm phát sinh
một lượng đáng kể khí thải độc hại. Khí thải có chứa những chất độc
hại gây tác động rất lớn đến môi trường, đặc biệt là khí CFC làm thủng
tầng ôzôn của trái đất, gây hiệu ứng nhà kính.
- Tiếng ồn: chủ yếu gây tác động xấu đến môi trường sống của
con người.
2.2. Thực trạng công tác ứng dụng Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh
ASEAN của các khách sạn tại Hà Nội hiện nay
2.2.1 Báo cáo điều tra, khảo sát

Mô tả điều tra, khảo sát: Bảng hỏi được thiết kế theo
hai mẫu bằng tiếng Việt: 1 mẫu phiếu điều tra sơ bộ về thông tin
sơ bộ hoạt động ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh
ASEAN” của các khách sạn và 1 bảng mẫu phiếu khảo sát về các

12


hoạt động cụ thể của các Khách sạn trong việc ứng dụng Tiêu
chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”.

Mục đích: Nhằm thu thập thông tin của các khách sạn về
hoạt động ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”.
2.2.1.1. Kết quả điều tra
Hình thức điều tra: Điều tra bằng bảng hỏi.
Đối tượng và phương pháp điều tra: Đối tượng điều tra là
địa diện cán bộ phụ trách về môi trường của khách sạn
Phương pháp điều tra: Gửi phiếu cho khách sạn.
Số lượng phiếu phát ra: 50 phiếu.
Kết quả thu thập phiếu trả lời như sau:
- Số phiếu thu về 40 phiếu
- Số phiếu thu về trả lời có biết và ứng dụng Tiêu chuẩn
Khách sạn xanh ASEAN: 34 phiếu. (bao gồm 27 khách sạn từ 3
đến 5 sao và 7 khách san từ 1 đến 2 sao).
Nội dung điều tra: Tập trung vào 6 nội dung chính sau
-

Thông tin về khách sạn; chính sách của khách sạn
trong việc quản lý và bảo vệ môi trường

-

Vấn đề quản lý nước và nước thải

-

Vấn đề quản lý nguồn năng lượng

-

Vấn đề quản lý rác thải


-

Chính sách mua hàng

-

Quản lý khí thải và tiếng ồn
13


2.2.1.2. Kết quả khảo sát
Hình thức khảo sát: Khảo sát tại chỗ 15 khách sạn theo
nội dung bảng hỏi
Kết quả khảo sát
Qua kết quả điều tra khảo sát sát, nhìn chung, các khách sạn đã
có nhận thức về sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu khách sạn xanh
nhằm tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế .
Các khách sạn 4, 5 sao đã thực sự quan tâm đến việc quản lý và bảo vệ
môi trường. Một số khách sạn đã áp hệ thống quản lý môi trường theo
Tiêu chuẩn quốc tế như Tiêu chuẩn ISO 14001 hay Tiêu chuẩn Khách
sạn xanh ASEAN. Năm 2011, Tổng cục Du lịch đã nhận đuợc hồ sơ
đăng ký tham dự giải thưởng khách sạn Xanh ASEAN của các khách
sạn trên toàn quốc và Hà nội đã có hai khách sạn được trao giải thuởng
bao gồm: khách sạn Prestigate và Sofitel Plaza. Đây là những khách
sạn đã thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo đúng nội dung
của Tiêu chuẩn đã đề ra (có những chủ trương, chính sách về môi
trường trong hoạch định chiến lược kinh doanh, đã hình thành tổ chức,
có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về bảo vệ môi trường và định

kỳ có đánh giá kết quả thực hiện các chính sách và biện pháp bảo vệ
môi trường)
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số khách sạn chưa thực sự quan tâm
đến vấn đề bảo vệ mội trường, cụ thể:
- Mặc dù một số khách sạn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường như khai thác và sử dụng hợp lý năng lượng, tài nguyên thiên
nhiên, đưa ra những cơ chế, chính sách, giảm thải, chống ô nhiễm
nhưng thực tế các khách sạn này coi việc bảo vệ môi trường như
những biện pháp để đạt được mục tiêu kinh doanh, thu lợi nhuận cao
14


cho cơ sở, chưa thấy hết được những tác hại của việc làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự ô nhiễm môi trường chung
- Rất ít khách sạn chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền,
cộng đồng địa phương để cùng tham gia bảo vệ môi trường chung.
- Một số khách sạn đã xây dựng từ lâu, trang thiết bị lạc hậu.
Việc đầu tư lại hệ thống điện, nước, xả thải với công nghệ tiên tiến,
phù hợp với yêu gặp khó do đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư lớn.

2.2.2. Đánh giá thực trạng việc thực hiện các tiêu chí
trong Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” của một số
khách sạn trên địa bàn Hà Nội
- Thực hiện chính sách môi trường
- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường
- Phối hợp với cộng đồng và địa phương
- Đào tạo nguồn nhân lực
- Quản lý chất thải và hóa chất độc hại
- Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng
- Sử dụng hiệu quả nguồn nước và xử lý nước thải


-

Kiểm soát khí thải, tiếng ồn
2.3. Thuận lợi và khó khăn của các khách sạn trong việc ứng dụng
Tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN
Về phía cơ quan quản lý nhà nước: Hiện nay, đứng trước một
thực tế là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần bị cạn kiệt, môi
trường cảnh quan đang dần bị phá vỡ, môi trường nước và không khí
ngày càng bị ô nhiễm nặng. Việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi
trường và sử sụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là hết sức cấp
bách và đang được thực hiện triển khai ở các ngành, các cấp. Tổng cục

15


Du lịch cũng đã triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
trong công tác bảo vệ môi trường
Tuy nhiên hiện nay tất cả những hoạt động về quản lý bảo vệ
môi trường của các khách sạn hiện mới được tiến hành ở quy mô nhỏ,
mức độ thấp, chưa hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt
động kinh doanh đến môi trường và từ đó hạn chế về chất lượng sản
phẩm và hiệu quả kinh doanh.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 của luận văn đã giới thiệu được khái quát thực trạng
hoạt động kinh doanh du lịch và kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà
Nội và những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh khách sạn hiện nay
đến sự phát triển bền vững, đồng thời cũng phân tích, đánh giá thực
trạng công tác ứng dụng “tiêu chuẩn khách sạn Xanh ASEAN” của các
khách sạn hiện nay thông qua các hoạt động quản lý và sử dụng nguồn

năng lượng, nguồn nước cấp, nước thải, xử lý rác thải, khí thải, tiếng
ồn...Từ đó xác định những điểm yếu còn tồn tại và những thuận lợi,
khó khăn của khách sạn trong hoạt động bảo vệ môi trường để đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường và tổ chức thực hiện tốt công
tác bảo vệ môi trường của các khách sạn tại Hà Nội ở chương 3.

3.1. Vai trò của việc ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh
ASEAN” trong phát triển du lịch Việt Nam.
Bảo vệ môi trường không còn là xu thế mà đã trở thành yêu
cầu cấp bách của thế giới ngày nay. Vì thế hầu hết các quốc gia
trên thế giới, nhất là các nước phát triển đặc biệt quan tâm đến
bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường du lịch, đảm bảo an
toàn và sức khỏe cho cộng đồng để phát triển bền vững.
Đối với hệ thống khách sạn Việt Nam hiện nay, việc thực
16


hiện các biện quản lý và bảo vệ môi trường trong khách sạn là
một việc hết sức cấp bách và cần thiết, đòi hỏi phải có sự tham
gia của các ngành, các cấp và các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt
động kinh doanh du lịch.
Nội dung Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” đưa ra
nhằm hướng dẫn các khách sạn thực hiện tốt các biện pháp quản
lý và bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn như: sử dụng một
cách tối ưu các tài nguyên như năng lượng, nước và giảm thiểu
được các chất thải rắn, lỏng và khí, phối hợp vói cộng đồng địa
phương...Ngoài ra, việc áp dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh
ASEAN” không chỉ giúp gìn giữ và cải thiện chất lượng môi
trường của một khách sạn, chất lượng dịch vụ mà còn làm giảm
chi phí vận hành khách sạn thông qua các hoạt động tiết kiệm và

sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.
3.2. Một số giải pháp tăng cường ứng dụng Tiêu chuẩn
“Khách sạn Xanh ASEAN” cho các khách sạn tại Hà Nội
3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Gải pháp vĩ mô ( giải pháp dành
cho cơ quan quản lý nhà nước)
Mục tiêu của giải pháp:
Hiện nay, hệ thống các quy định đối với vấn đề môi
trường nói chung và việc thực hiện, áp dụng Tiêu chuẩn “Khách
sạn Xanh ASEAN” của Việt Nam còn chưa đầy đủ, không đồng
bộ. Vì vậy, giải pháp vĩ mô đưa ra nhằm giúp cơ quan quản lý
17


nhà nước về du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục
Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội) xây dựng quy
trình đánh giá tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”, tăng cường
công tác giáo dục, tuyên truyền quảng bá và hỗ trợ các doanh
nghiệp trong việc ứng dụng Tiêu chuẩn Khách san Xanh ASEAN
sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho việc thực hiện và áp
dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” được thuận lợi và
nhanh chóng và có hiệu quả hơn.
Nội dung của giải pháp:
3.2.1.1. Giải pháp ban hành quy chế và xây dựng quy
trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận Tiêu chuẩn “Nhãn xanh
ASEAN”
Để thống nhất tổ chức hoạt động và tạo thuận lợi cho các
khách sạn, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm soạn thảo và ban
hành quy chế và xây dựng quy trình, thủ tục và thực hiện trong
đó cần quy định rõ các nội dung:
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chương trình

- Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận Tiêu chuẩn
“Khách sạn xanh ASEAN”, cụ thể:
- Xây dựng mẫu hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận “Khách
sạn Xanh ASEAN”
- Tổ chức đánh giá thẩm định hồ sơ đăng ký giải thưởng

18


- Điều kiện sử dụng giấy chứng nhận Tiêu chuẩn Khách
sạn Xanh ASEAN
- Trách nhiệm của đơn vị
- Trách nhiệm của cơ quan đánh giá hồ sơ đề nghị cấp
Chứng nhận
3.2.1.2. Giải pháp tăng cường công tác giáo dục và phổ
biến về Tiêu chuẩn “Khách sạn xanh ASEAN”
Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực có chuyên môn sâu rộng về các vấn đề môi
trường nói chung, nhãn sinh thái nói riêng có vai trò rất lớn trong
việc tư vấn cho các chương trình ( chương trình nhãn xanh và
Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh ASEAN) và phổ biến, hướng dẫn
các doanh nghiệp thực hiện chương trình một cách hiệu quả, có
hệ thống theo phương pháp luận khoa học.
3.2.1.3. Giải pháp thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ
sở dữ liệu về nhãn xanh cho các khách sạn nói chung và Tiêu
chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”
Để phát huy sức mạnh của đội ngũ chuyên gia và hỗ trợ
các doanh nghiệp một cách thiết thực và hiệu quả, theo kinh
nghiệm của một số quốc gia, cần hình thành các trung tâm tư vấn
về môi trường và Nhãn xanh cho các khách sạn. Các trung tâm

này ngoài chức năng trực tiếp tư vấn cho các doanh nghiệp, còn

19


có thể đóng vai trò trung gian "môi giới" giữa doanh nghiệp với
các tổ chức đánh giá và cấp nhãn xanh.
3.2.1.4 Gải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Việc hỗ trợ các doanh nghiệp là việc làm cần thiết nhằm
tạo ra động lực giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn
trước mắt để nhanh chóng đạt được mục tiêu của chương trình
đặt ra. Hỗ trợ các doanh nghiệp có thể bao gồm:
- Hỗ trợ kinh phí: kinh phí cho việc triển khai áp dụng
Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” .
- Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập đối với các doanh
nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau có sử dụng lợi nhuận để
đầu tư cho môi trường, thực hiện Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh
ASEAN
- Thực hiện miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các doanh
nghiệp nhập khẩu trang thiết bị máy móc - Trợ cấp cho doanh
nghiệp dưới các hình thức ưu đãi về vay vốn (lãi suất thấp, bảo
lãnh lãi suất, kéo dài thời hạn trả nợ…)
- Trợ cấp kỹ thuật cho doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư
công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực quản lý và bảo vệ môi trường
- Hỗ trợ về vốn, mở rộng thị trường, xúc tiến, cung cấp
thông tin, đào tạo đội ngũ cán bộ cho các doanh nghiệp, đặc biệt
là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, môi trường
20



3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Giải pháp vi mô ( giải pháp
dành cho khách sạn)
3.2.2.1. Tổ chức tốt công tác bảo vệ môi trường
Mục tiêu của giải pháp:
Giải pháp đưa ra nhằm giúp công tác bảo vệ môi trường
của khách sạn được thực hiện một cách có tổ chức và có định
hướng, kế hoạch. Mỗi hoạt động của khách sạn đều được lập kế
hoạch trước và có sự chỉ đạo cũng như phân công, phân nhiệm rõ
ràng. Cần có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường trong
khách sạn, là đầu mối tổ chức quản lý, đánh giá hoạt động và kết
quả thực hiện. Như vậy, công tác bảo vệ môi trường của khách
sạn mới thực sự có hiệu quả.
Nội dung của giải pháp:
a/Xây dựng kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường
Bước đầu phải thiết lập một hệ thống quản lý bền vững bao
gồm kế hoạch, quy trình thực hiện kế hoạch và công tác truyền
thông của khách sạn.
Các bước bao gồm:
- Bước 1: Hoạch định chiến lược bảo vệ môi trường
- Bước 2: Thực hiện công tác kiểm toán nhằm xác định
hiện trạng về công tác bảo vệ môi trường trong khách sạn.
- Bước 3: Đề ra những chỉ tiêu phù hợp với thực tế của cơ
sở trong từng lĩnh vực cụ thể .
21


- Bước 4: Xác định các giai đoạn cần thực hiện và các
biện pháp thực hiện (lập theo thứ tự ưu tiên).
b/ Đào tạo nguồn nhân lực

Nâng cao nhận thức cho nhân viên:
Bảo vệ môi trường thông qua quản lý tài nguyên là một nội
dung rất quan trọng, cần được đưa vào chương trình đào tạo nhân
viên. Có thể đào tạo nhân viên bằng nhiều cách
- Đào tạo kèm cặp (daily reminder)
- Đào tạo định kỳ
- Mời chuyên gia từ bên ngoài
3.2.2.2 Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường phù
hợp
Mục tiêu của giải pháp:
Việc ứng dụng, thực hiện nội dung trong Tiêu chuẩn
“Khách sạn Xanh ASEAN” thông qua lựa chọn các biện pháp cụ
thể phù hợp với từng bộ phận dịch vụ, với khả năng của từng
khách như sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, quản lý
và sử dụng hiệu quả nguồn năng lương, nguồn nước cấp, nước
thải, rác thải, tiếng ồn... là một trong những biện pháp quan
trọng nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu
chi phí vận hành và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cũng
như hình ảnh của du lịch Việt Nam.
Nội dung của giải pháp:
22


×