Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Văn hóa dân tộc Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.87 KB, 10 trang )

Trường Đại học Tài Nguyên và
Môi Trường
Khoa quản lý đất đai
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Bài báo cáo khoa học.
Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Cẩm Tú
Sinh viên báo cáo: Trần Thị Hợi
Lớp 02DHQLDD04


Phần 1: Đặt vấn đề.
1.1 Tên đề tài : Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
1.2 Nội dung nghiên cứu: Văn hóa dân tộc Tây Nguyên
Tây Nguyên là một vùng đất với nhiều dân tộc ít người cùng sinh sống lâu đời, những
điều kiện tự nhiên, lịch sử đã làm cho con người nơi đây có những nét văn hóa hết sức
đặc biệt, mang đậm chất núi rừng. Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên là một đề tài khá
rộng và hấp dẫn, dù đã có rất nhiều cây bút viết về Tây Nguyên, tìm hiểu về Tây
Nguyên nhưng dường như nó vẫn có một thứ gì đó là bí ẩn, là hoang dã mà khiến cho
chúng ta phải đắm say, phải tìm tòi khám phá và đó cũng là đề tài cho rất nhiều thi
nhân khi đến với mảnh đất này. Vậy Tây Nguyên có gì khiến người ta phải đắm say
đến vậy? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài nghiên cứu khoa học sau đây để biết rõ
hơn về Tây Nguyên và con người nơi đây.
1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: Văn hóa các dân tộc Daklak
Đaklak là một trong năm tỉnh của Tây Nguyên, nằm ở trung tâm của vùng cao nguyên
và được xem là cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Nơi
đây có rất nhiều dân tộc ít người cùng sinh sống và tạo nên một nền văn hóa hết sức đa
dạng và phong phú. Đến với Daklak là đến với không gian của lễ hội của những tiếng
cồng tiếng chiêng, của những chóe rượu cần ngọt ngào, ngây ngất lòng người,bên cạnh
đó còn rất nhiều những nét văn hóa khác mà chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài nghiên
cứu sau đây.
Phần 2: Nội dung


2.1 Sơ lược về Đaklak
2.1.1 Vị trí địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý: Đaklak nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông
Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc.Độ cao trung bình 400
– 800 mét so với mặt nước biển. Phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà,
phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên
giới dài 193 km, phía Bắc giáp với Gia Lai.
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng
nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà,
thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu


từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn
nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm.
Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài
hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm
giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Lượng mưa
trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm.
Điều kiện tự nhiên: Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc.
2.1.2 Dân số và khu vực hành chính.
Đaklak có 47 dân tộc cùng sinh sống, năm 1995 dân số Đaklak là 1378300 người, năm
2011 là 1771800 người.
Đaklak có 15 đơn vị hành chính, 1 thành phố và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị
hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.
2.1.3 Ảnh hưởng của vị trí địa lý, khí hậu, địa hình đến phát triển kinh tế và văn
hóa.
Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: Đaklak là vùng có hai mùa(mùa khô và mùa mưa),
diện tích đất đỏ bazan màu mỡ cùng với sự điều hòa của sông Serepok thuận lợi cho
việc trồng các cây công nghiệp như cà phê, cao su và nhiều cây lâu năm khác.
Ảnh hưởng đến phát triển văn hóa: Do vị trí địa lý chủ yếu là đồi núi, rừng rậm chiếm

diện tích lớnvà nằm trên địa hình tương đối cao nên đã hình thành nên văn hóa bản
địa, người dân sống thành từng làng nhỏ, sử dụng tù và hay tiếng hú để thông báo cho
nhau, sử dụng cồng chiêng để làm nhạc cụ cho dân tộc đồng thời xua đuổi thú dữ…
2.2 Đặc trưng về văn hóa các dân tộc Daklak.
Nói đến Đaklak người ta sẽ nghĩ ngay đến ‘thủ phủ” của cà phê, đến sử thi Damsan
huyền thoại, đến những đàn voi chiều chiều kéo gỗ về cho buôn làng hay đến những
chàng trai,cô gái lộng lẫy trong trang phục thổ cẩm mang gùi đi hái măng, đến cảnh
hoàng hôn bên hồ Lak…Văn hóa cao nguyên là vậy, hoang dã nhưng thơ mộng, giản
đơn nhưng ấm áp nghĩa tình. Được hình thành và phát triển qua hàng thế kỉ, văn hóa ở
vùng cao nguyên này vẫn ẩn chứa nhiều điều kì bí và hấp dẫn du khách gần xa, Đến
với Đaklak là đến với đại ngàn, đến với những lễ hội văn hóa đặc sắc của các dân tộc
nơi đây, đến với nhà Rông, đến với âm thanh cồng chiêng vang vọng núi rừng. Đêm
đêm nghe các già làng kể khan, nhâm nhi chóe rượu cần nồng thắm, ngày ngày cưỡi
voi lang thang qua những khu rừng già, chiều xuống lại cưỡi voi vượt sông Serepok,


ngắm hoàng hôn, nghe bản hòa tấu của tiếng nước chảy, tiếng chim muông gọi bầy,
tiếng những cô gái cười đùa sau một ngày làm việc trên nườn rẫy…Tất cả những điều
đó đã làm nên một Đaklak hoang sơ và kì bí. Cùng khám phá những nét đặc trưng của
văn hoá nơi đây để chúng ta có thể hiểu hơn về vùng đất và con người Đaklak.
2.2.1 Trang phục.
Không sặc rỡ như trang phục của một số dân tộc ở miền núi phía Bắc, trang phục của
dân tộc Ê Đê và một số dân tộc khác ở Daklak lấy màu đen (hoặc màu chàm sẫm), đỏ
làm màu chủ đạo, họa tiết, hoa văn đậm chất thiên nhiên núi rừng Tây Nguyên hùng
vĩ. Đàn bà mặc áo, quấn váy. Đàn ông đóng khố, mặc áo. Đồng bào ưa dùng các đồ
trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm.
Loại áo dài trùm mông: Đây là loại áo khá tiêu biểu, có tay áo dài, thân áo cũng dài
trùm mông, có xẻ tả và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở
ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và
viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình

chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe.lực lãm
Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá gối, có khoét cổ, ống tay bình thường
không trang trí như loại áo dài trùm mông nói trên,...Khố: Khố có nhiều loại và được
phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh,
drai, đrêch, piêk, còn các loại bong và băl là loại khố thường. Áo thường ngày ít có
hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo
có giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại bàng
dang cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm. Nam giới
cũng mang hoa tai và vòng cổ.
Trang phục nữ: Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục
thường nhật. Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang
sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của
chúng vào nhau họ có thể nhận ra người quen, thân.
Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu
chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm
thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay,
cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi
màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách


trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu
áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm).
Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm váy) quấn
quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở
mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Đồ án trang trí tập
trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng là phong cách hơi khác với
váy của dân tộc Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều
hay ít. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình thường
mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín.
Ngoài ra, để tôn thêm vẻ đẹp cũng như sắc thái trang trọng trong những lễ hội, nhiều

dân tộc còn sử dụng những trang sức bằng ngà voi, nanh của những thú dữ…
2.2.2 Ẩm thực.
Rượu cần hiện nay được xem là thức uống “đặc sản” của đồng bào Tây Nguyên, Rượu
cần là một thức uống không thể thiếu được trong các lễ hội cũng như dùng để tiếp đãi
khách quý. Nhiều dân tộc Tây Nguyên nói chung và Đaklak nói riêng làm rượu bằng
cách dùng nếp cẩm hoặc nếp trắng nấu thành xôi, phơi bằng nong cho nguội rồi trộn
men vào cho ủ kín.
Men rượu làm bằng củ riềng, rễ cam thảo và củ cây chít, phơi khô – sau đó đem giã
nhuyễn thành bột đem trộn với gạo. Cho một ít nước vào rồi nắm lại thành một nắm
lớn bằng cái bát (chén), ủ cho đến khi lên mốc trắng là được. Khi đã lên men, trộn
thêm trấu để sau này dùng cần hút dễ hơn. Tất cả cho vào ché đựng rượu theo nguyên
tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu lại một lớp trấu. Sau cùng người ta bịt miệng ché
bằng lá chuối khô. Rượu ủ ba ngày là có thể dùng được, tuy nhiên ủ càng lâu rượu
càng có độ nồng cao và càng thêm đậm đà. Việc trộn trấu đòi hỏi cũng cần có tay nghề
vì trấu có tác dụng khi cắm cần vào ché rượu, cần rượu không bị tắc. Rượu ngon là
loại rượu có màu vàng đục như mật, khi rót ra dòng chảy không bị đứt đoạn, sờ vào
thấy hơi dính, có mùi thơm ngây ngất, cay nồng xen lẫn với vị ngọt rất đặc trưng. Một
trong những nơi có rượu cần ngon và nổi tiếng là rượu cần Ymien- thức uống đã làm
say đắm bao thực khách khi đến với nơi này.
Cơm lam.
Du khách từ mọi nơi khi đến với Daklak nói chung và khu du lịch Bản Đôn nói riêng
không thể bỏ qua thú vui thửơng thức món cơm lam nướng. Đây là một trong những


đặc sản mà núi rừng đã ban tặng cho vùng đất này. Cũng giống như các dân tộc ở phía
Bắc, các dân tộc ở Đaklak cũng đa biết sử dụng những gì tạo hóa ban tặng để làm giàu
văn hóa của mình, từ những ống giang người ta đã cho vào đó những hạt gạo quê
hương, những hạt gao còn thơm mùi của lúa mới, sau đó nướng những ống giang đó
cho vàng đều, hạt gạo trắng tinh kia sẽ dần chín và tỏa ra hương vị của cánh đồng, của
quê hương xứ sở hòa quyện với mùi vị của của núi rừng…

Cà phê.
Với màu đất đỏ bazan mà tạo hóa ban tặng riêng cho nơi đây để trồng nên thức uống
có vị đắng, mùi thơm ngào ngạt đó chính là cà phê. Đaklak là tỉnh có sản lượng cà phê
đứng đầu cả nước, đến với thủ phủ cà phê nơi đây du khách sẽ được thưởng thức
hương vị cà phê đặc trưng của vùng đất bazan mà mơ, được theo dõi tận mặt quá trình
chế biến cà phê cũng như được hòa mình trong những ngày festival cà phê đầy sôi
động.
Bên cạnh đó cà đắng, lẩu lá rừng và một số món đặc sản của rừng cũng là một trong
những món mà thực khách không thể bỏ qua.
Có thể nói, ẩm thực Đaklak tuy giản nhưng lại mang đậm chất hoang dã của đại ngàn,
mang đậm nét đặc sắc của vùng cao nguyên huyền thoại, cùng thưởng thức những đặc
sản trên cao nguyên này và cùng hòa mình vào cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi
đây chúng ta sẽ hiểu hơn về văn hóa của xứ sở hùng vĩ này.
2.2.3 Lễ hội
Lễ hội ở Tây Nguyên cũng giống như những lễ hội ở các vùng miền khác, được chia
thành hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành trang trọng do các già làng
hoặc những người có chức sắc trong làng thực hiện. Tiếp theo đó là phần hội, mọi
người tập trung tại nhà Rông cùng nhau nhảy múa hoặc tham gia các trò chơi lớn do
buôn làng tổ chức. Lễ hội ở Đaklak thường diễn ra vào tháng 3 hàng năm và diễn ra
liên tục theo chuỗi các hoạt động văn hóa, và sau đây là một số lễ hội quan trọng của
các dân tộc nơi đây.
2.2.3.1 Lễ hội mừng lúa mới
Đây là bản sắc văn hóa độc đáo và cũng là một trong những lễ hội lớn hàng năm của
các tộc người này với mong ước mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng ở các buôn
làng có truyền thống sản xuất trên nương rẫy. Lễ mừng lúa mới của các tộc người J'rai
và Bahnar thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 11 dương lịch năm trước


cho đến tháng 1 năm sau, đây là thời gian rảnh rỗi của con người sau khi đã thu hoạch
xong vụ mùa thắng lợi và cũng là thời gian cho đất "nghỉ ngơi" theo tập quán. Lễ

mừng lúa mới thường được tổ chức theo từng buôn làng, sau đó mới tỏa về từng nóc
nhà. Trong quá trình thu hoạch, già làng sẽ quyết định chọn một đám lúa tốt nhất dành
để lại và chọn "ngày lành tháng tốt" tổ chức lễ cúng thần Ia Pôm (thần lúa, thần nông
nghiệp) ngay tại chân ruộng. Vào ngày này bà con trong làng đều có mặt, ai cũng có
nghĩa vụ đóng góp một phần thức ăn của mình phục vụ buổi lễ, như một vài ché rượu
cần hoặc một con gà, miếng thịt... Thầy cúng (Riu Yang) cùng già làng soạn mâm lễ
cúng theo nghi thức và khấn để mong thần Ia Pôm mang lại sự ấm no cho dân làng,
không để cho con chồn, con cheo phá hoại mùa màng...Khoảng 10 người khỏe mạnh
trong đám thanh niên, thanh nữ làng được chọn để đại diện dân làng xuống ruộng,
từng người tay nắm lấy từng bụi lúa. Sau mỗi lời khấn của thầy cúng, đám thanh niên
giơ cao bó lúa lên trời và đồng thanh hô, hát và múa theo, thể hiện cảnh tượng vừa
thiêng liêng lại vừa ấm áp tình đoàn kết của cộng đồng. Lễ cúng mừng lúa mới diễn ra
trong khoảng một giờ đồng hồ, sau đó đến đốt lửa và cồng chiêng nổi lên âm vang
khắp một vùng. Sau khi lễ hội chung của làng kết thúc, bà con lại tiếp tục lễ cúng
mừng lúa mới theo từng nóc nhà. Nhà nào khá giả thì giết lợn (có thể vài con) và mời
cả thầy về cúng lễ, sau đó chia thịt cho những nóc nhà lân cận cùng ăn. Có nhà thì đơn
giản hơn với một miếng thịt nhỏ, chai rượu mua và tự cúng thần Ia Pôm.
Dù lễ cúng lớn hay nhỏ thì điều quan trọng nhất là mâm cơm phải bằng được nấu bằng
hạt lúa mới.
2.2.3.2 Lễ hội cúng bến nước.
Lễ cúng bến nước hay Tết Giọt nước, Tết bến nước là một trong những nghi lễ quan
trọng của Đaklak. Được tổ chức hàng năm với mục đích cúng tạ thần nước đã đem lại
những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi cho năm
sau. Không ăn cơm còn sống được cả tháng trời, không có áo mặc thì bị lạnh thôi còn
không có nước thì không thể sống được. Chính vì vậy mà thần nước được người Tây
Nguyên thờ cúng long trọng và vô cùng linh thiêng. Ngay từ khi tìm đất lập làng, các
dân tộc ở đây bao giờ cũng tìm nguồn nước, nguồn nước dồi dào chính là nơi lập làng.
Lễ cúng có 3 phần:
Phần thứ nhất là cúng tại bến nước để cầu cho thần nước mang lại sức khỏe cho buôn
làng,



Phần thứ hai là cúng tại hàng rào trước khi mang nước vào nhà.
Phần cuối cùng là cúng tại nhà của chủ bến nước.
Sau khi làm thủ tục cúng xong ở bến nước, người ta sẽ lấy nước vào các vật đựng
(thường là các qủa bầu khô), và gùi về nhà để lấy phước. Trong khi đó một đoàn người
sẽ theo người chủ lễ đi đến cầu thang từng nhà hát cầu cúng và rưới tiết lên chân cầu
thang để cầu may cho nhà chủ.
2.2.3.2 Lễ hội đâm trâu.
Đây là lễ hội thể hiện lòng thành dâng cúng tạ ơn của hậu thế đối với các bậc tiền hiền,
những người có công khai sơn phá thạch, khẩn hoang buôn làng..Vào khảng tháng 12
đến tháng 3 âm lịch hàng năm, đồng bào nơi đây diễn ra ngày hội đâm trâu.
Người Xơ đăng-Bana tiến hành lễ hội trong 3 ngày, người Girai chỉ tiến hành trong
mọt ngày rưỡi. Ngày vào lễ hội gọi là “Mút”,ngày cuối ăn đầu trâu gọi là “Bongko”.
Lễ hội đâm trâu (người Ba Na gọi là x'trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai
gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh
hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn
mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Tùy theo mục
đích, hoàn cảnh cụ thể và tùy theo từng sắc tộc mà lễ hội này được tổ chức trong
những thời điểm, khoảng thời gian và không gian khác nhau song thường là bên cạnh
những ngôi nhà chung của buôn làng như nhà dài, nhà rông,...
Người chủ trì lễ hội là một già làng.
Dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê
rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Đây là một cây cột gỗ hoặc
tre đặc biệt được trang trí bằng các hoa văn, hoa rừng, cờ thật đẹp. Trên đỉnh cột
thường đặt một biểu trưng chẳng hạn như chim phượng hoàng tạc bằng gỗ. Người Ba
Na gọi cây cột này là gưng sakapô, người Gia Rai gọi là “ging ga”, người gọi Ê Đê gọi
là blang kbâo.
Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu,
uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng

nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật.
Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao
dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật.
Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan.


Bên cạnh những lễ hội lớn như trên, ở khắp các buôn làng Đaklak vẫn tổ chức nhiều
hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống như hội đua voi( Bản Đôn), đua thuyền trên
sông Serepok, hay lễ cúng sức khỏe cho voi…, những hội này thường tổ chức sau
những lễ lớn và luôn phải có tiếng cồng, tiếng chiêng hòa quyện cùng những điệu múa
của những chàng trai, cô gái nơi đây.
Phần 3 Kết luận.
Đaklak là một trong những khu vực quan trọng của Tây Nguyên, tuy có nhiều đồng
bào các dân tộc cùng sinh sống và đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng các dân
tộc đã cùng nhau đoàn kết, chung sống hoà hợp, cùng xây dựng và phát triển kinh tế
của buôn làng. Với truyền thống văn hóa cộng đồng đặc sắc, nhưng phong tục tập
quán hết sức đa dạng, phong phú, Đaklak thực sự là một điểm đến lý tưởng cho nhiều
du khách. Bên cạnh đó những giá trị văn hóa nơi đây cũng đã góp phần làm phong phú
thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đặc biệt là “Cồng chiêng Tây Nguyên”-một
nhạc cụ dân tộc đặc trưng của đồng bào nơi đây đã được công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại, cùng với hàng loạt những nét văn hóa tiêu biểu khác đã làm
nên một cao nguyên đầy huyền thoại và đẹp trong mắt du khách xa gần.
Bên cạnh những nét nổi bật đó cũng còn một số khó khăn như : Tình trạng tàn phá
thiên nhiên của một bộ phận người dân có ý thức kém cộng với sự tiếp tay của nhiều
cán bộ kiểm lâm đã làm cho diện tích rừng tự nhiên của Đaklak giảm xuống đáng kể,
làm mất đi môi trường sống của nhiều loại động thực vật quý hiếm, nạn săn bắt trái
phép thú rừng, ngà voi đang ở mức báo động. Ngoài ra vệc bảo tồn các giá trị văn hóa
lâu đời cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhiều di tích nhà Rông hay nhà mồ đang xuống
cấp nghiêm trong, cộng với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế của đồng bào dân tộc ít
người đã khiến nhiều nét văn hóa có nguy cơ bị mai một. Những hủ tục lạc hậu vẫn

còn len lỏi ở một số buôn làng, sự lôi kéo kích động của một số phần tử phản động
cũng làm cho tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp.
Những nét văn hóa đặc sắc đang có nguy cơ bị mai một, đòi hỏi mỗi cá nhân cần có
trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và phát huy nét văn hóa đó. Là một người sinh ra và lớn
lên trên cao nguyên này, tôi cũng cảm thấy rằng mình cũng có một phần trách nhiệm
trong việc bảo tồn và giới thiệu cho bạn bè khắp nơibiết đến văn hóa vùng miền của
mình từ đó thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn. Mỗi vùng miền có một nét văn
hóa riêng, đặc trung riêng và chúng ta là những thế hệ đi sau, ngoài viêc bảo vệ các


giá trị văn hóa ấy còn phải làm giàu nó, đưa nó trở thành biểu trưng của quê hương
mình. Nếu một dân tộc mà làm mất đi van hóa của mình thì cũng đồng nghĩa với việc
đất nước ấy sẽ dần suy vong, do vậy việc gìn giữ ngôn ngữ, tiếng nói, phong tục tập
quán là điều hết sức cần thiết và đó là nhiệm vụ chung của toàn dân tộc.



×