Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tài liệu bồi dưỡng môn ngữ văn lớp 9 tham khảo (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.11 KB, 14 trang )

1. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI
 Hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng
 Ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu. Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác
phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, câu thơ. Trong văn xuôi thường sử dụng
những câu đơn, ngắn, vừa sức với khả năng tiếp nhận của trẻ nhỏ; còn trong thơ, các
nhà văn thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với đồng dao, vui nhộn,
vừa dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ.
Cuộc sống được “nhìn qua đôi mắt trẻ thơ” và thể hiện từ cảm xúc hồn nhiên, trong
trẻo, tự nhiên “như trẻ thơ”.
 Hài hước, dí dỏm…
Vd: Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng ấy trong bài thơ “Ngủ rồi” (Phạm
Hổ):“Gà mẹ hỏi gà con/ Đã ngủ chưa đấy hả?/ Cả đàn gà nhao nhao/ Ngủ cả rồi đấy
ạ!”…
Giàu hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu. Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu,
nhạc điệu vui tươi sẽ làm cho tác phẩm thêm sinh động và có sức lôi cuốn, hấp dẫn
các em. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em
* Ví dụ: Bài thơ “Chú thỏ đa nghi” (Phạm Hổ) : “Thỏ đây! Ai đấy? Mèo à? Mèo thế
nào? Mình không trông thấy cậu/ Nhỡ đứa khác thì sao?”… không chỉ thể hiện sự
hồn nhiên ngây thơ mà còn đa nghi, ngốc nghếch của chú thỏ. Thỏ dùng máy nói mà
cứ đòi phải nhìn thấy người ở đầu dây bên kia chú mới tin đó chính là bạn mình

 Giàu chất trữ tình, bay bổng, hấp dẫn
 Trẻ em được tiếp xúc với văn học thiếu nhi chủ yếu là qua lời đọc, lời kể của ông bà,
cha mẹ, thầy cô,…), cho nên VHTN viết cho các em phải đặc biệt quan tâm đến đặc
điểm tâm lí lứa tuổi và những sở thích của trẻ nhỏ.
 Người lớn muốn viết cho trẻ em phải thực sự hòa nhập với cuộc sống trẻ thơ, sống
hết mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự cộng hưởng và mang lại cho tác phẩm
sự thành công.
.
 Do trí tưởng tượng của trẻ rất độc đáo
* Vd: đi học gặp trời mưa=>bé có thể nói là ướt do bị ông trời dội nước


 Suy nghĩ của trẻ giống như suy nghĩ của người cổ đại, dùng tưởng tượng để giải quyết
những thắc mắc của mình , vì thế những gì bay bổng sẽ hấp dẫn trẻ
 Ngoài ra trẻ có tư duy khám phá, thích những gì độc đáo
* Vd: masupilami co chiếc đuôi dài đa năng , mèo máy doraemon có chiếc túi thần kỳ …
 Trẻ giàu tình cảm nên trong VHTN cũng cần giàu chất trữ tình : tình bạn, cha mẹ , thầy
trò , nhân đạo
Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
* Vd: Trong bài “Chú bò tìm bạn” (Phạm Hổ) “Mặt trời rúc bụi tre/ Buổi chiều về
nghe mát/ Bò ra sông uống nước/ Thấy bóng mình ngỡ ai/ Bò chào: “Kìa anh bạn/ Lại
gặp anh ở đây”/ Nước đang nằm nhìn mây/ Nghe bò cười toét miệng…”

 Sở dĩ các tác phẩm truyện viết cho trẻ em lôi cuốn, hấp dẫn, có sức cảm hóa lạ lùng,
mạnh mẽ được các em còn vì VHTN luôn lấp lánh chất thơ, chất truyện. điều này giúp
trẻ em sau khi được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện, gấp sách lại vẫn thấy bao nhiêu
điều kì diệu, “bám chặt” lấy tâm hồn, tình cảm và chắp cánh cho những ước mơ, khát
vọng của tuổi thơ (truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài là một ví dụ cụ thể).

1

1


 Bên cạnh đó , đặc điểm này cũng là một trong những yếu tố khiến cho các em dễ hiểu,
dễ cảm nhận tác phẩm .

 Giáo dục rất nhẹ nhàng, sâu lắng

 Tính giáo dục được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của Văn học thiếu













nhi .Văn học thiếu nhi có vai trò vô cùng to lớn tỏng việc giáo dục toàn diện nhân cách
trẻ em , cả về đạo đức , trí tuệ và thẩm mỹ
Một tác phẩm viết về con người hay đồ vật chỉ được coi là một tác phẩm VHTN khi tác
giả biết “trẻ con hóa” những con vật, đồ vật ấy để nói lên những suy nghĩ của chính các
em; cảm thông, chia sẻ, cảm hóa các em bằng những bài học nhân ái, nhẹ nhàng mà sâu
sắc:
* Vd: “Ngỗng không chịu học/ Khoe biết chữ rồi/ Vịt đưa sách ngược/ Ngỗng cứ tưởng
xuôi/ Cứ giả đọc nhẩm/ Làm vịt phì cười/ Vịt khuyên một hồi/ Ngỗng ơi! Học! Học!”…
(Ngỗng và Vịt - Phạm Hổ).
Các em vốn rất yêu cái cái đẹp, cái tốt, cái thực; vì vậy các nhà văn cần nắm được những
đặc điểm tâm lí của trẻ để thỏa mãn những nhu cầu ấy một cách tự nhiên. Những hình
tượng nghệ thuật, giàu giá trị nhân văn kết hợp vần điệu do các nhà văn dày công sáng
tạo trong tác phẩm sẽ gây được những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ, tác động
nhẹ nhàng đến nhận thức, tư tưởng tình cảm ở trẻ.
* Vd: truyện cổ tích Tấm Cám cho trẻ phân biệt rõ ràng xấu , tốt , giúp trẻ biết yêu cái
thiện , căm ghét tránh xa cái ác, tàn độc
Có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí
tuệ và tình cảm thẩm mĩ.
Trẻ con nhận thức về thế giới xung quanh ở mức cảm tính…, nên việc tiếp xúc với cái
đẹp của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm VHTN sẽ là cơ sở để các

em rung động và cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và
sự huyền bí.
* Vd: Trong truyện cổ tích, trẻ được gặp ông Bụt, bà Tiên tốt bụng với những phép biến
hóa thần thông, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, can
đảm… Còn trong truyện thần thoại, các em lại được bắt gặp lối nhân hóa và sự tưởng
tượng nghệ thuật, ở đó các con vật, cỏ cây, hoa lá hiện lên một cách sinh động thể hiện
tình cảm gắn bó sâu sắc giữa con người với thiên nhiên.
Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo,
đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp
các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn…
=>hướng các em tới chân - thiện – mĩ.
VHTN có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cung cấp cho trẻ thơ
một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật.
Để nhớ hay có thể dùng một từ nào đó để thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình , trẻ cần
phải được tiếp xúc với từ đó rất nhiều lần nhưng việc bắt trẻ nghe người khác lặp đi lặp
lại một từ nhiều lần để nhớ là điều khó khăn và nhàm chán đối với trẻ.Khi trẻ thường
xuyên tiếp xúc với các tác phẩm VHTN, vốn từ ngữ của các em phong phú và sống động
hơn. Các em tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt một vấn đề một cách mạch lạc,
giàu hình ảnh và biểu cảm bởi đã được học cách diễn đạt sinh động ấy trong các tác
phẩm

2

2


III.

văn học thiếu nhi với công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
Có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức,

trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ,…
1. giáo dục thẩm mỹ.:

• vẻ đẹp của sự vật, hiện tượ ng, đồ vật, con ngườ i: đa dạng và phong phú
Truyện “ Rong và Cá”
• nuôi dưỡ ng cảm xúc, sáng tạo và thể hiện cái đẹp: “ trăng ơi…từ đâu đến”
2. giáo dục lòng nhân ái
 giáo dục long nhân ái: vd truyện “ có 1 bầy hươu “
 giáo dục đoàn kết, tình yêu thươ ng, gắn bó, giúp đỡ nhau. “ giữa vòng gió th ơm”
 hình thành và phát triển những chuẩn mực đạo đức. “ bó hoa tặng cô”
3. giáo dục trí tuệ
 nhận biết các mối quan hệ trong xã hội “ dê con nhanh trí”, “ gấu qua cầu”
 nhận biết thế giới đồ vật “ xe chữa cháy”
 nhận biết thế giới thực vật: “ hoa kết trái”, “ bắp cải xanh”…
 nhận biết thế giới động vật: “ đàn gà con”
 nhận biết hiện tượ ng tự nhiên: “ mưa”, “ giọt nước tí xíu”
4. phát triển ngôn ngữ
• mở rộng vốn từ ngữ, từ nghệ thuật: “na”,” cây dây leo”
• phát triển lời nói mạch lạc: “ ba cô gái”, “ chú dê đen”
• phát triển lời nói biểu cảm: “ bác gấu đen và hai chú thỏ”
III. những giá trị cơ bản của văn học dân gian trong giáo dục trẻ
Giá trị nhận thức
• phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân lao động
• giúp người đời sau hiểu biết đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan của
người xưa( thần thoại…)
• cung cấp kiến thức: sinh hoạt vật chất tinh thần, lao động và chiến đấu,
quan hệ xã hội, phong tục tập quán, tình cảm, ước mơ, cảnh đẹp đất nước
và những chặng đường đã qua của lịch sử dân tộc
giá trị giáo dục
VHDG là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân trong đời sống sinh hoạt, là nơi

lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vì thế nên giá trị giáo dục của
VHDG vô cùng to lớn:
• VHDG dạy cách ăn nói, ứng xử cho phù hợp với quan hệ xã hội
3

3


• VHDG ca ngợi cái tốt, phê phán cái xấu và góp phần xây dựng những
phẩm chất tốt đẹp của người lao động
• VHDG thắp sáng lòng yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, về
truyền thống sức mạnh của dân tộc trong lao động và chiến đấu
Giá trị thẩm mỹ

Con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp, và trong sự tồn tại của
mình, con người không những muốn cuộc sống tốt hơn mà còn đẹp hơn, do vậy
giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả nhiều vẻ đẹp
của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung
động một cách tiinh tế sâu sắc trước vẻ đẹp đó.
• Văn học mang tới cho con người những vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của
những cảnh đời cụ thể trong đời sống hàng ngày hoặc vẻ đẹp hào hùng của
chiến trận, đặc biệt văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp của con người từ hình thể
bên ngoài đến những diễn biến sâu xa trong tư tưởng tình cảm và những
hành động gây ấn twongj thật khó quên đối với mọi người.
• Cái đẹp trong văn học còn thể hiện ở hình thức đẹp ( VD: những thủ pháp
nghệ thuật hoặc kết cấu tác phẩm hoặc cách sử dụng ngôn ngữ hoặc nghệ
thuật điển hình hoá)
• Với nội dung đẹp và hình thức đẹp, văn học làm cho con người thêm mến
yêu cuộc sống thêm khao khát hướng tới những gì là đẹp đẽ, tốt lành.
VHDG trong đời sống trẻ thơ

• VHDG là loại hình nghệ thuật đén với trẻ sớm nhất( qua những lời
ru)
• Khi trẻ bắt đầu tập nói, tập đi thì VHDG là mẫu mực của lời ăn
tiếng nói cho trẻ học tập
• VHDG lôi cuốn trẻ vào hoạt động tập thể, hoạt động nhận thức, từ
đó vốn hiểu biết của trẻ được nâng cao và việc tiếp nhận những lời
khuyên bảo, những kinh nghiệm sống của ông cha
• VHDG góp phần nuôi dưỡng phát triển tâm hồn trẻ, truyền cho trẻ
vẻ đẹp truyền thống của cha ông và hình thành nhân cách ban đầu
cho trẻ

5. Phân tích những đặc trưng nghệ thuật cơ bản của đồng dao? Cho biết đồng dao có
những vai trò như thế nào trong việc dạy học trẻ mầm non nói chung làm quen với tác
phẩm văn họ nói riêng?
- KN đồng dao: Là những câu hát dân ca có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em,
được trẻ em hát lên lúc vui chơi, có thể do người lớn sáng tác nhưng cũng có thể do trẻ
em sáng tác. Đồng dao còn được gọi là ca dao và vè cho trẻ em.
4

4


Nội dung: khá phong phú thường cung cấp cho trẻ em những tri thức thông thường về
đời sống.
Đồng dao có thể mang nội dung phê phán tích cức.
Có thể phản anhs niềm mong ước của con người.
Không thể bỏ qua trường hợp người lớn dựa vào đồng dao để nói về thời cuộc hoặc tuyên
truyền cho những vấn đề chính trị.
Phân tích những đặc trưng nghệ thuật cơ bản:
Đặc trưng nổi bật của Đồng dao là gắn với hoạt động vui chơi của tre em, trẻ hát đồng

dao trong sinh hoạt và trong khi chơi các trò chơi dân gian. Các bài ca vui chơi thừơng
gắn với một trò chơi dân gian nào đó, có thể là các trò chơi vận đọng dưới các hình thức,
luật chơi linh hoạt khác nhau (Rồng rắn lên mây, Thả đĩa ba ba, Rồng rồng rắn rắn, câu
ếch,…).
Chẳng hạn, các em bắt trước làm theo động tác Cưa và Hát:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông ăn bát mẻ
Bà ăn bát lành
Ông ăn nồi canh
Bà ăn nồi riêu
Chia nhau không đều
Đánh nhau lũng củng.

Hoặc di bản:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Mẹ không cho bú
Bú con lợn xề.

Có thể chơi trò chơi ít vận động hơn, về số lượng người tham gia ít hơn, (nu na nu nông, chi chi chành chành,…

Có thể là các trò chơi mưu trí, trò chơi từ ngữ, trò chơi có nguồn gốc phù trú, mà thuật,..
Chúng đều có những tác dụng tích cực đối với trẻ cả về phương diện phát triển thể lực, trí
tuệ,củng cố tình bạn lẫn giáo dục ý thức,…
Đặc trưng thứ 2. Về hình thức, các câu hát đồng dao của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày
thường là các câu vè ( vè chim, vè cây, vè hoa, vè quả,…) với thể thơ phổ biến là 4 chữ, 5
chữ. Các câu vè liên kết chặt chẽ với nhau theo cặp, mỗi cạp thành 2 vế theo cấu trúc

vững chắc.
Vế thứ nhất nêu đặc điểm hoặc một gợi ý có tính ẩn dụ nào đó về tên gọi của sự vật.
Vế thứ 2 nêu tên gọi của sự vật đó.
Hai vế được nối với nhau bằng liên từ là.
Trất tự giới thiệu của vè có thể là xuôi, cũng có thể là ngược, các bài học nhận thức tự
nhiên vì vậy mà vui vẻ và hấp dẫn.

5

5


Vè nói xuôi

Dây ở trên mây
Là trái đầu rồng
Có vợ có chồng
Là trái đu dủ.
Chọc ra nhiều mũ
Là trái mít ướt.
Mình tựa gà xước
Vốn thiệt trái thơm.
(Vè trái cây).

Vè nói ngược

Bao giờ cho đến tháng 3
ếch cán cổ Rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho Lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám thơm

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gà, be rươu nuốt người lao đao

Những đặc trưng cơ bản của đồng dao (Đặc trưng không giống trong giáo trình, đọc
và chọn lọc na).
Đồng dao là một trong những thể loại của bài ca dân gian, nên nó cũng mang những
đặc trưng chung của tác phẩm văn học dân gian, như tính tập thể, truyền miệng, tính
nguyên hợp. Tuy vậy, nó là loại bài ca của trẻ em nên nó cũng có những đặc trưng
riêng.

a.

Sự “vô nghĩa có duyên”.
Xét về mặt nội dung, đồng dao có thể chia làm hai loại:

Những bài đồng dao có ý nghĩa và những bài đồng dao vô nghĩa.
Những bài đồng dao có ý nghĩa không nằm trong phạm vi sáng tác cổ truyền,
loại này có nội dung rõ ràng, liền mạch, có mục đích răn dạy:
Mồng một tháng sáu
Tết của thiếu nhi
Mẹ đưa em đi
Sắm quà mậu dịch
Loại này không được trẻ em đón nhận nồng nhiệt.
Những bài Đồng dao cổ truyền có đặc điểm là “tư duy nhảy cóc”, không có
logic, thường được xem là lung tung, tản mạn, nhưng lại được trẻ em ưa thích, không
ai dạy vẫn thuộc.
Nu na nu nống
Cái bống nằm trong.
Con ong nằm ngoài.
6


6


Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc.
Đồng dao cổ truyền không có bài nào tập trung, gần như là những đoạn chắp
vá, gặp đâu đó, câu nọ xọ câu kia, đang nói chuyện này nhảy sang chuyện khác.
Nhưng chính điều này lại làm cho trẻ thích thú, kích thích trí tưởng tượng của trẻ em,
không gò bó, không dừng lại một chỗ, một nơi. Vì thế có thể không có ý nghĩa nhưng
đồng dao vẫn cần thiết, vẫn hay, được trẻ thơ đón nhận.Và theo Vũ Ngọc Khánh thi
pháp Đồng dao rất cần sự “vô nghĩa có duyên”.

b. Phép trùng lặp:
Trong Đồng dao, từ ngôn từ đến điệu thức, hành động đều có sự lặp lại có tính
chất chu kỳ, được xem là yêu cầu chủ yếu. Sự lặp lại này không nhàm chán, mà còn
đem lại sự thích thú, hứng khởi cho trẻ thơ.
Cấu trúc Đồng dao đơn giản, gieo vần chân (từ cuối câu văn vần) trẻ dễ thuộc, dễ
nhớ, thể thơ thường 3, 4 chữ hay lục bát, cách ngắt nhịp chủ yếu của đồng dao là 2/2

c.

Đồng dao thường kèm động tác.

Về phương diện diễn xướng, trẻ em hát Đồng dao thường kèm với động tác. động
tác này có thể riêng rẽ, cũng có thể là một trò chơi hay một màn hoạt cảnh…của
một nhóm các em từ hai, ba trở lên. Đảm bảo chất hiếu động cho các em trong sáng
tác Đồng dao là một yêu cầu thi pháp. Điều đó giúp chúng ta hiểu tại sao đồng dao
có sức sống lâu bền trong đời sống sinh hoạt của trẻ em.


CÂU 6: SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA THƠ VÕ QUẢNG VÀ THƠ PHẠM HỔ
d.
Võ Quảng và Phạm Hổ là nhà thơ tiêu biểu của văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói
riêng .có chung niềm đam mê sáng tác văn học và dành nhiều tình cảm cho thiếu nhi , tuy
nhiên giữa họ vẫn có những sự khác biệt đánh dấu dâu ấn tác giả
Tiêu chí
VÕ QUẢNG
PHẠM HỔ
NỘI DUNG
1.Những nội dung phổ biến:
+ Những cảnh vật thiên nhiên

7

7


+ Thế giới loài vật và cây cỏ
*những cảnh vật thiên nhiên
- Võ Quảng có những bức tranh thiên nhiên lộng lẫy
Vd: bức tranh Mùa xuân
qua bài: Ai cho em biết
“Hoa cải li ti
“Đốm vàng óng ánh
Hoa cà tim tím ….
*Thế giới loài vật và cây cỏ
Vườn thơ Võ Quảng khá giàu về các loại chim thú và cây cỏ
trong thơ ông một xã hội chim ,thú rất đông vui và sinh động, gần gũi với người là gà ,vịt ,trâu
,bò,lợn …tiêu biểu là bài Anh đom đóm
Mặt trời gác núi

Bóng tối lan dần
Anh đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác….
Khác Phạm Hổ ,điều quan tâm của Võ Quảng là sự kỳ diệu của đất trời mà nếu “ai dậy sớm”(tên một bài thơ của
ông) mới được tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú đó.
Ông cũng nói nhiều đến vẻ đẹp của lao động, của sự chuyên cần làm việc. Hình tượng tiêu biểu của thơ Võ Quảng là
một anh đom đóm đêm đêm “xách đèn đi gác”(Anh đom đóm).

1.Những nội dung phổ biến:
+ tình cảm gia đình, tình yêu đất nước
+ bao trùm nhất thơ ông là tình bạn
+ những hiểu biết ban đầu về thế giới sự vật, hiện tượng
( có khi những nội dung này được lồng ghép lại)
*Thơ ông đề cập tới nhiều vấn đề về tình cảm gia đình, tình yêu đất nước.
Ông vẽ lên bức tranh quê hương thân thuộc đầy màu sắc:
...Vườn quê ta nghìn năm
Bao đời nay thân thuộc
Một màu xanh êm đềm
Trăm hương thơm vị ngọt
*Nội dung bao trùm nhất thơ ông là tình bạn.
Điều dễ nhận thấy là thơ Phạm Hổ nói nhiều về chủ đề tình bạn. Trong hơn 10 tập thơ viết cho
các em, đã có 6 tập về chủ đề này” .
Dấu hiệu nhận biết chủ đề tình bạn trong thơ Phạm Hổ trước hết là ở việc đặt tên cho các tập thơ:
Chú bò tìm bạn, Bạn trong vườn, Những người bạn im lặng, Những người bạn ồn ào…
ta thấy cảm hứng tình bạn xuyên suốt ở hầu hết mọi bài thơ, tập thơ. Vd: bài thơ chú bò tìm bạn
Trong thơ Phạm Hổ, chú bò có cái lơ ngơ nhưng thật đáng yêu. Đáng yêu ở hành vi biết chào
hỏi, thiết tha gọi bạn…
Con chó, con mèo cũng chơi với nhau thật thân thiết
vd: chơi ú tim
“ Rủ nhau

…Bò ra sông uống nước
Nghe bò cười nhoẻn miệng
chơi ú tim
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bóng bò chợt tan biến
Giờ đến phiên Bò chào: - kìa anh bạn
Bò tưởng bạn đi đâu
Lại gặp anh ở đây!
Cứ ngoái trước nhìn sau
chó trốn
Ậm…ò tìm gọi mãi…”.
Mèo đảo mắt
tìm quanh

8

8


Chó nấp đâu giỏi gớm ….
Phạm Hổ cũng nói về con đom đóm nhưng lại là con đom đóm soi đòi cho bạn mình đi học ban
đêm
Ngoài việc đặt tên cho từng tập thơ theo chủ đề tình bạn, ông cũng kết hợp tạo ra những hệ
thống: bạn trong nhà, bạn trong vườn, những người bạn im lặng, những người bạn ồn ào… Tất
cả những việc làm này đã tô đậm cảm hứng tình bạn trong thơ ông.
Cùng với nội dung tình bạn, Phạm Hổ còn muốn cung cấp cho các em những hiểu biết ban đầu
về thế giới sự vật, hiện tượng.
Để lồng ghép các nội dung, ngoài loài vật, cỏ cây, còn viết khá nhiều về các đồ vật trong nhà như
cầu chì, chổi, rế... và tất cả được quan sát, cảm nhận từ góc độ tình bạn.
Vd: “ Chảo, nồi đang bận nấu

Rế ngồi bên đợi chờ”
Vì ông muốn giúp cho các em những hiểu biết ban đầu về sự vật hiện tượng: tên gọi, đặc điểm
về hình thức, ích dụng… Đây là lí do giải thích vì sao Phạm Hổ hay sử dụng hình thức định
nghĩa vốn ít thấy ở những cây bút khác ...
Vd: bài thơ về sự giải thích tự nhiên
Bướm em hỏi chị
“Chị ơi, vì sao
Hoa hồng lại khóc
Không phải đâu em
Đấy là hạt ngọc
Người gọi là sương ……(Bướm em hỏi chị).
Hay Phạm Hổ viết hẳn một bài thơ khác theo lối định nghĩa.
“Nước lên xuống: biển cả
Nước nằm im: ao hồ
Nước chảy xuôi: sông suối
Nước rơi đứng: trời mưa” (Nước)
NGHỆ THUẬT
Ông sử dụng nhiều nhất là nghệ thuật miêu tả rất tinh tế :
tả con trâu:
da đen bóng loáng
ức rộng thênh thênh
đôi sừng vênh vênh
chóp sừng nhọn hoắt

nghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc làm cho những vẻ đẹp thiên nhiên gần gũi mà kì diệu
vd: trong bài thơ :Ai cho em biết , cảnh vật mùa xuân được tạo nên từ hoa cải ,hoa cà… thật gần
gũi nhưng qua sự miêu tả của tác giả ta có thể thấy hiện ra trước mắt cả một mùa xuân đầy màu
sắc và tràn ngập nhựa sống
-thơ Võ Quảng cho ta cảm giác như được dạo chơi trong một nơi kì lạ ,ở đó bài nhiều loại
chim ,loại cỏ thơm ,có những giọt sương sớm ,những ánh nắng ban mai … thiên nhiên rộn ràng

âm thanh màu sắc ,đầy ắp tiếng cười ,tiếng hát

9

9


Thơ Võ Quảng rất loại nhạc điệu đa dạng ,trẻ em thích và dễ thuộc thơ ông cũng vì nhạc điệu
đó ông hay sáng tác thơ có âm điệu giống như đồng dao:vd: bài thơ ai dậy sớm ,có bài êm dịu
,hài hòa như bài “anh đom đóm” hay bài tiết tấu thay đổi như “gà mái hoa”
Sử dụng các biện pháp tu từ làm cho vốn từ thêm sinh động và hấp dẫn hơn ,tạo sự chắc khỏe,
vui tươi với từ láy, những thanh trắc.
ông hay dùng vần trắc trong thơ bởi vần chắc hợp với tâm hồn vui tươi ,nghịch ngợm ,của trẻ
thơ.Bên cạnh đó còn tạo cho bài thơ một sự vui tươi, sinh động , hơn nữa còn có thể rèn phát âm
cho trẻ, buộc trẻ phải tập trung
Khéo léo tạo những mảng từ tượng thanh bằng cách dùng hoàn toàn tiếng kêu của loài vật như:
gà tục tục tác ,vịt thì cạc cạc cạc ,lợn thì ịt ịt ịt
Ông khai thác tối đa các phép nhân hóa, so sánh, xây dựng các hình ảnh liên tưởng độc đáo
và vui tươi.
Đọc bài thơ về cái đinh, cái đinh như một cậu bé vui nhộn, tự hào khi làm được một việc tốt :
Cho chị treo gương
Cho em treo ảnh
Xong rồi hóm hỉnh
Nhô đầu nhìn quanh”
Cái chổi khác nào một cô bé thích làm điệu
“Thích buộc nhiều thắt lưng
Cả đời không đi dép
Chổi múa dạo một vòng
Rác trong nhà biến sạch”
Phép so sánh trong trường hợp sau đây giúp các em nắm được đặc điểm của từng đồ vật:

“Dao chỉ một lưỡi
Kéo có đến hai

10

10


Mỗi người một việc
Ai nào kém ai
Cả hai đều biết
Yêu ông đá mài”
Khác với Võ Quảng ,để tạo thêm sự hấp dẫn cho trẻ con, ông hay dùng những chi tiết hồn nhiên,
ngộ nghĩnh trong sáng tác.
vd: Ai đã đọc Ngủ rồi, Chơi ú tim, Ngựa con… hẳn khó có thể quên được những câu nói, những
suy nghĩ đáng yêu của con trẻ. Trả lời câu hỏi của mẹ :
Đã ngủ chưa đấy hả?
cả đàn gà con nhao nhao :
“Ngủ cả rồi đấy ạ !”.
Ngủ rồi mà vẫn “ nhao nhao” thì chỉ có trẻ con mới làm được. Cũng chỉ trẻ con mới có kiểu lý
luận này :
Không mình nấp giỏi thật
Lỗi chỉ tại cái đuôi ! (chơi ú tim)
Đôi khi, Phạm Hổ cũng đưa cả nét dí dỏm của người lớn vào thơ.
Bài thơ Soi gương là một ví dụ.
Bài thơ có cái hồn nhiên của đứa trẻ (câu hỏi), lại có cái hóm hỉnh của người bố (câu trả lời).
Chất hồn nhiên, chất dí dỏm kết hợp hài hòa khiến cho bài thơ thêm phần đáng yêu.
+ Ngoài hình thức tổ chức thông thường, thơ Phạm Hổ còn sử dụng các hình thức khác:Hỏi –
đáp, định nghĩa và trích dẫn.
Vd:

“ Có ai đang khóc nhè
gương không bố ?

Mà soi

Một đứa khóc đủ rồi
Soi chi thành hai đứa”


Cua con hỏi
mẹ
Dưới ánh trăng đêm
Cô lúa đang hát
Sao bỗng lặng im ….(Cua con hỏi mẹ).
Thực ra, cấu trúc hỏi - đáp được sử dụng nhiều trong thơ cho thiếu nhi, tuy nhiên đóng góp của
ông là ở chỗ đã sử dụng thành công, tạo ra những bài thơ hay như Ngủ rồi, Bướm em hỏi chị,
Đất và hoa, Thỏ dùng máy nói… Sáng tạo riêng của Phạm Hổ chính là ở hình thức thơ định
nghĩa và trích dẫn. Bài Nước vừa dẫn trên là một bài thơ theo hình thức định nghĩa.
Kiểu thơ trích dẫn được xây dựng trên cơ sở mô phỏng lời nói.
Vd:
Phạm Hổ cũng rất coi trọng vai trò của nhạc điệu để giúp các bé dễ nhớ.
Để làm nên điều đó,Phạm Hổ thường hay sử dụng thể thơ hai, ba, bốn hoặc năm chữ. Nhịp
thường ngắn, có giá trị miêu tả hiện thực, để các bé có thể vận dụng trí tưởng tượng phong phú
của
« Mẹ, mẹ ơi, cô bảo
Cái mồm nó xinh thế
mình,Chẳng
Cháu ơi, chơi với bạn
Chỉ nói điều hay thôi ! ».
hạn, nhịp 2/2

ở bài Sen nở
gợi tả những
cánh sen đang từ từ hé mở : “Từ từ / Khẽ mở / Trăm nghìn / Cửa lụa / Xinh tươi / Sáng
hồng…”.
thơ Phạm Hổ tạo nghĩa mới cho những âm thanh tự nhiên.

11

11


Tiếng “ tí te…tí te” của xe chữa cháy được nhà thơ cảm nhận là tiếng sẵn sàng “có ngay… có

THƠ
KHOA
ngay”(TRẦN
Xe chữaĐĂNG
cháy), tiếng
“cục tác… cục tác” của cô gà mái là một thông báo vui trứng còn

nhiều, đẻ hoài “không hết, không hết ”(Gà đẻ)… Cách tạo nghĩa này đã làm cho hình tượng thơ
thêm phần sinh động, ý nghĩa. Cuộc sống trở nên rộn ràng, hối hả và tràn đầy sức sống.
Đặc điểm
Ví dụ chứng minh
Đồng dao
Thơ Trần Đăng Khoa
Về mặt hình thức thì thơ Trần Đăng Khoa và đồng dao đều ngắn gọn, từ ngữ đơn giản, dễ đọc,
dễ hiểu và dễ nhớ , gần gũi với trẻ em
bàn tay trắng
bàn tay đen

đĩa đậu đen
đĩa đậu đỏ
bỏ vô nồi
nước sôi
Giúp cho trẻ nhận biết về thế giới xung quanh
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi
Một số bài đồng dao và thơ TĐK được phổ nhạc thành bài hát giống như đồng dao được kết hợp
với trò chới dưới dạng đọc như hát.
Chi chi chành chành
Rồng rắn lên mây
Hạt gạo làng ta, hoa bé ngoan, úp lá khoai…
Sự vô nghĩa có duyên
Thể thơ, vần và nhịp, tiết tấu, cách đọc cũng tươi vui, nhộn nhịp làm cho trẻ em thích đọc,thích
hát => giúp trẻ luyện phát âm, ghi nhớ.
Chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Cấp kế đi tìm
Ù à ù ập…
Một số bài thơ của Trần Đăng Khoa ở thể thơ tự do, không phân theo từng khổ thơ , Ngoài
những nét tương đồng trên, trong thơ TĐK cũng mang đậm chất đồng dao như cách gieo vần.
bàn tay trắng

bàn tay đen
đĩa đậu đen

12

Bài thơ mưa:
Sắp mưa
Sắp
Kể mưa
cho bé nghe
Những
Hay nói
conầmmối
ĩ
bay
Là ra
con vịt bầu
Mối
Haytrẻ
hỏi đâu đâu

mối già
Ò ó o…bay thấpGiục quả na
Ò ó o…gà
Hay
conchăng
Mở mắt
dây điện
Tiếng gàrối
Làrít

con
tìm
Tròn
nhện
nơixoe
non
Tiếng gàẩn
Ănnấp
no quay
Giục tròn
hàng tre
ông
Là cối
trờixay
Đâmlúa….
măng
mặc áo giáp
Nhọnđen….
hoắt…

12


đĩa đậu đỏ
bỏ vô nồi
nước sôi
Thơ Trần Đăng Khoa được sáng tác trong giai đoạn văn học hiện đại và đáp ứng được nhiều yêu
cầu của văn học hiện đại như : có tính giáo dục cao, Bồi dưỡng tâm hồn, tình yêu trong trẻ, giúp
trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Bà còng đi chợ trời mưa

Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà qua quãng đường đông
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau
 Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người lớn tuổi và không tham của rơi
Khi mẹ vắng nhà
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà em quét sân và quét cổng…..
 Bồi dưỡng tình cảm gia đình , giáo dục trẻ biết giúp đỡ cha mẹ…

CÂU 2:VÌ SAO TRUYỆN CỔ TÍCH LUÔN LÀ NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA THIẾU
NHI
Phản ánh cuộc sống thực một cách tinh tế, đầy đủ ,gần gũi, Truyện cổ tích sẽ kể cho bé
nghe về cuộc sống và khuyến khích trẻ khám phá thế giới.
Phân tích:cuộc sống có kẻ ác , kẻ xấu, cũng có người hiền, lương thiện , có những
mối quan hệ gia đình , xã hội.vd: Tấm Cám có mối quan hệ gia đình , vui tôi…Tấm đại diện
cho cái thiện, mẹ con Cám đại diện cho cái ác…
Phù hợp với tình cảm của trẻ, Truyện cổ tích nói bằng ngôn ngữ của trẻ, Thể hiện tình
cảm của trẻ
=>Dễ tiếp cận với thế giới tình cảm, suy nghĩ của trẻ thơ, mặt khác tạo niềm tin cho
trẻ đối với cuộc sống.
Phân tích: Mang tính hư cấu cao , luôn chứa những yếu tố kỳ ảo: có các nhân vật như
tiên bụt, phép màu… Nhân vật trung tâm là những con người nhỏ bé , bình thường , những
con người không bao giờ gắn với những sự kiện lớn lao của cuộc sống , nhưng cuối cùng đều
được hạnh phúc
Ò ó o…

Mở mắt
=> thiếu nhi
Tiếng gà
Tròn xoe
thích những điều kì
Tiếng gà
Giục hàng tre
Giục quả na
Đâm măng
diệu , phép màu ,
Nhọn hoắt…
luôn mơ ước về
những gì tốt đẹp, mơ
ước về sự công
bằng ,luôn mong muốn được giúp đỡ , che chở…
Mang tính giáo dục cao:

13

13


Chúng minh họa các sự khiếp sợ của trẻ theo lối diễn xuất: đói nghèo và bỏ rơi (Thạch
Sanh), cái chết của người thân (Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn), những thế lực độc ác (Cô bé
quàng khăn đỏ), sự ganh ghét giữa các anh em ruột (Tấm và Cám).
Các câu chuyện kể giúp bé đưa sự liên kết vào trong những gì bé cảm nhận được:
chúng cung cấp các ý tưởng giúp bé giải quyết các vấn đề. Cái gì là tốt, cái gì là xấu? Ai tốt
bụng, ai độc ác?
Các câu chuyện kể mang đến cho bé những điểm mốc trong ứng xử cần phải có trong
đời. Các câu chuyện ấy đều có chung một thông điệp, giản dị và đáng khích lệ: “Các khó khăn

trong cuộc sống là không thể tránh khỏi. Thay vì chạy trốn, ta cần phải vững vàng đối mặt với
những thử thách, chịu đựng những điều bất công gặp phải. Cuối cùng, chúng ta sẽ vượt qua được
các trở ngại và nhận được những gì chúng ta mong muốn”.
Trẻ tin vào các câu chuyện kể hơn là những bài thuyết trình bởi những câu chuyện ấy
dành cho trẻ dưới một hình thức rất quen thuộc: hình thức kỳ diệu. Các nàng tiên tốt bụng có thể
nhân cách hóa những mong muốn cháy bỏng nhất, mụ phù thủy với mong muốn phá hoại, những
người chị độc ác luôn ghen tỵ…
Trẻ sống thiên về tình cảm , trong khi đó , truyện cổ tích có tính lãng mạn cao và luôn có
hai phe xấu tốt thiện ác rõ ràng , dễ tạo cho trẻ có những tình cảm tích cực.
Măt khác truyện cổ tích giáo dục trẻ thông qua tình cảm chứ không phải là giáo huấn,
thông qua nội dung truyện cổ tích mà trẻ tiếp thu được mà trẻ biết yêu , biết ghét, hình thành
nhân cách tốt đẹp , hiểu được đâu là chính nghĩa, công bằng, biết đấu tranh cho cái đẹp , cái tốt.

14

14



×