Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tài liệu bồi dưỡng môn ngữ văn lớp 9 tham khảo (6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.26 KB, 17 trang )

15 cặp từ Tiếng Việt dễ bị mất lỗi khi sử dụng
Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ, nhưng vẫn có không ít người Việt (HS,
cán bộ, thậm chí cả giáo viên, phóng viên báo chí…) cũng có khi bị nhầm lẫn trong
cách sử dụng từ. Các trường hợp có thể là:
Các cặp từ thuần Việt

I.

1/ Chia sẻ hay chia xẻ
Cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia
xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác
nhau.
-

-

-

Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh
thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là
cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia
cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).
Trong từ “chia xẻ” thì "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng
phần từ một chỉnh thể, và "xẻ" nghĩa là bổ, cắt cho rời ra theo chiều
dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông,
thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).
Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống
nhau nhưng cách dùng từ khác nhau.

A1


2/ Chín mùi hay chín muồi

B1


Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập "chín
muồi" là (quả cây – nghĩa đen) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Sự việc (nghĩa bóng) Đạt đến độ
phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

A2

B2

Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ "chín mùi". Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản
(2005) cũng chỉ nêu "chín mùi" là…. chín muồi như một cách nói tắt.
Bởi vậy, có thể xác định, cặp từ "chín muồi" dùng cho văn chuẩn, còn “chin mùi” cho văn nói
hoặc chỉ cây quả cụ thể.

3. Hàng ngày hay hằng ngày
Khi nói có thể “hàng ngày con đi học” nhưng khi viết thì phải viết “hằng ngày con đi học”

A3

B3


-

Hằng là từ gốc Hán-Việt chỉ sự lặp lại điều gì đó như Hằng đẳng thức, hằng số. Nhưng có
lẽ do ghép với từ thuần Việt “ngày, tuần…” nên dễ nhầm lẫn.

Hàng là chỉ hàng lối xếp hang…nên dùng trong văn viêt “hàng ngày..” là sai. Tuy nhiên
lỗi sai không ảnh hưởng lớn

4.- Lề nếp/nề nếp hay “Nền nếp”
Đây là cặp từ thuần Việt nhưng vẫn không ít người dùng sai. Nền là nền tảng, nền móng; nếp là
quy tắc, nếp sống, nếp làm việc…khi thành từ ghép mà đọc hay nói thường bỏ bớt 1 chữ ‘n’
thành “nề nếp” nhưng trong văn viết thì phải đúng chuẩn là “Nền nếp”

Còn nói hoặc viết “Lề nếp” thì sai nghĩa, “lề” là bên ngoài, dìa (lề đường, giấy rách phải giữ
lề…). Ngoài ra chỉ có thể là nói ngọng N  L
Bài tập ứng dụng:
Bài 1: Đặt vào chỗ trống (….) cặp trừ thích hợp (A1= chia xẻ hoặc B1= chia sẻ)
vào câu tương ứng
-

Chiếc bánh sinh nhât được …. …. nhiều phần cho các bạn
Chúng tôi thường ….. …. vui buồn với nhau

A1
B1

Bài 2:Đặt vào chỗ trống (….) cặp trừ thích hợp (A2= chin mùi hoặc B2= chin
muồi) vào câu tương ứng
-

Phong trào cách mạng đã ………………..
Trong vườn nhà mit, xoài đã ……………..

Bài 3: Chọn trong 2 từ “hằng” hoặc “hàng” thích hợp diền vào chỗ …..trong câu
sau


A2
B2


-

Tình nghĩa…… xóm láng giềng………ngày
tắt lửa tối đèn có nhau

-

II.Các cặp từ dễ nhầm do pha ghép sai từ có gốc Hán Việt/Hán Nôm
5. Độc giả hay đọc giả
"độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay "học" và "giả"
mang ý nghĩa "người". 2 chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có nghĩa là "người đọc".
Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa
từ "độc giả" = người đọc sách báo…

Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.
Trường hợp muốn tránh lạm dụng từ Hán Việt thì dùng từ thuần Việt: "người đọc" hay "bạn
đọc". Nếu cố ghép "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt, ta sẽ nhận thấy một
sự kết hợp không hợp lý.

6. Tham quan hay thăm quan
Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi
thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.


Trong khi từ "tham quan" - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan

sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi
kinh nghiệm.

7. Sát nhập hay sáp nhập
"Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là vào, tham gia vào,
đưa vào.
Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm
một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B).

Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm, biến thể dân gian của từ "sáp" mà
ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có thể phát sinh từ từ "sáp". Song theo nghĩ
thuần Việt thì từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm
vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị
thay đổi.
Hiện nay, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" như nhau. Một vài cuốn từ điển
tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.


Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn
học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ
này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

8. Nhậm chức hay nhận chức
Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là
chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức
vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.
Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy;
nên"nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó.
Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa


.
Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả
được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

III.- Các cặp từ Hán Việt dễ nhầm do phát âm hoặc viết sai chính tả

9. Giả thuyết hay giả thiết
Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết"
mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật
chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.
"giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong
khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp
nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.
Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán
để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.


Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định.
Bởi vậy, hai từ "giả thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ cần chọn từ thật đúng trong mỗi trường
hợp mà thôi.

10. Chẩn đoán hay chuẩn đoán
"Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu
có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu
còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.
Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm
(theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn"
chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái

được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.
Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.


11. Tựu chung hay tựu trung
Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu
chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ
"chung quy".

Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong.
"Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều
vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

12. Vô hình chung hay vô hình trung
Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung"
có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.

Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển
Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại
là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".


Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô
hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.

Xử trí & sử lí
Tri thức & Trí thức
Mại dâm & mãi dâm
Tiên phong & tiền phong
Mãn tính & mạn tính

Ca thán & ta thán
Kiểm soát & Kiểm sát

Cảm ơn & cám ơn
Nền nếp & lề nếp

. Giả thuyết hay giả thiết


Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết"
mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật
chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.
Cụ thể, "giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm
mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được
chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán
để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.
Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ "giả
thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.

3. Độc giả hay đọc giả
Cần chỉ rõ rằng, "độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay
"học" và "giả" mang ý nghĩa "người". Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có
nghĩa là "người đọc".


Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa
từ "độc giả" – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo
chí, thư viện.


Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" –
bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ
nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.
Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.

4.
5. Tựu chung hay tựu trung
Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu
chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ
"chung quy".


Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong.
"Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều
vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

6. Vô hình chung hay vô hình trung

Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung"
có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.


Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển
Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại
là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".
Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô
hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.

7. Nhậm chức hay nhận chức

Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là
chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức
vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.


Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy;
nên"nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó.
Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.
Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả
được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán
Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một
từ đúng mà thôi.
"Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu
có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu
còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.
Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm
(theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.


Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn"
chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái
được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.
Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.

9. Tham quan hay thăm quan
Nhiều người cho rằng, "tham quan" hay "thăm quan" giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng
xen lẫn được. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là "tham quan". Thử phân tách
nghĩa các từ ra nhé!

Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi
thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.


Trong khi từ "tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan"
là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và
học hỏi kinh nghiệm.
Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan có tính tham
lam.Bởi vậy, từ "tham quan" mới là từ chính xác.

10. Sát nhập hay sáp nhập
Nếu ai đó hỏi bạn từ "sát nhập" hay "sáp nhập" mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc
của 2 từ "sát nhập" và "sáp nhập" này bắt nguồn từ "sáp nhập" – một từ
ngoại lai. Trong đó, "Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là
vào, tham gia vào, đưa vào.
Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm
một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm,
biến thể dân gian của từ "sáp" mà ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có nghĩa phái
sinh từ từ "sáp".


Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức
không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập"
và "sát nhập" y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và
"sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.
Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn
học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ
này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.
Từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu
sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi.




×