Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích chính sách phát triển nguồn nhân lực của Singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.15 KB, 25 trang )

Kinh tế phát triển

BÀI TẬP
Môn: Kinh tế phát triển
ĐỀ TÀI:

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

1


Kinh tế phát triển

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Phân loại
Họ tên

A

B

1

Phạm Văn Công



2


Ngô Quang Đạo



3

Nguyễn Thị Thanh Hiền



4

Nguyễn Dịu Hương



5

Vũ Thị Khánh Ly



6

Vũ Thị Loan



7


Phạm Hải Phong



8

Nguyễn Thị Thu Thuỷ



9

Đỗ Thuỳ Trang



10

Đinh Thị Thuỳ Vân



Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

C

D

2



Kinh tế phát triển

MỤC LỤC

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

3


Kinh tế phát triển

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên

Tiếng Việt

Tiếng Anh

CPF

Quỹ tiết kiệm Trung ương

Central Provident Fund

PEP

Giấy phép làm việc cá nhân


Personal Efficiency Program

DBS

Ngân hàng phát triển Singapore

Development Bank Of
Singapore

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

Gross Domestic Product

NUS

Đại học Quốc gia Singapore

National University of Singapore

NTU

Đại học Công nghệ Nanyang

Nanyang Technological
University

SMU


Đại học Quản trị Singapore

Singapore Management
University

VSCEE

Trung tâm Đào tạo chất lượng Vietnam-Singapore Centre for
cao Việt Nam – Singapore
Educational Excellence

ARTI
VN

Viện Nghiên cứu & Đào tạo Advertising Research and
Quảng cáo Việt Nam
Training Institute of Vietnam

VAA

Hiệp Hội quảng cáo Việt Nam

Viet Nam Advertising
Association

IAS

Học Viện quảng cáo Singapore

Institute of Advertising

Singapore

LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

4


Kinh tế phát triển
Đối với mỗi quốc gia, nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất để phát
triển kinh tế nhanh và bền vững. Hơn nữa, đây lại là yếu tố mà các nước bằng các
chính sách của mình, bằng cách này hay cách khác, có thể điều chỉnh và kiểm soát
khá tốt so với các yếu tố đầu vào khác của nền kinh tế. Thực tế trên thế giới đã cho
thấy, các quốc gia biết quan tâm, bồi dưỡng nguồn nhân lực của mình thì có nhiều
khả năng hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới cũng như thu được nhiều lợi ích
hơn trong quá trình hội nhập.
Ở Đông Nam Á hiện nay, Singapore là quốc gia được đánh giá là đi tiên phong
trong việc hoạch định các chính sách về nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập
toàn cầu với phương châm xây dựng một đội ngũ lao động có đẳng cấp quốc tế với
hai chính sách lớn là chính sách đào tạo: “đào tạo nguồn nhân lực có đẳng cấp quốc
tế, được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng chuyên môn, được cập nhật kiến thức
mới”; và chính sách thu hút lao động trong và ngoài nước bằng những ưu đãi rất
cao về mọi mặt. Với chính sách đó, Singapore đã thu được những thành tựu đáng
kể trong xây dựng đất nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.
Với Việt Nam hiện nay, từ khi đổi mới năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã thấy
rõ được vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong đổi mới và phát triển đất
nước, nhiều chính sách giáo dục, đào tạo đã được đề ra và thực hiện tương đối có
hiệu quả. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển cao trong thời gian ngắn, thực
hiện “ đi tắt, đón đầu” thì chiến lược quốc gia về nguồn nhân lực còn cần nhiều đổi
mới và những kinh nghiệm quí báu của Singapore trong lịch sử là rất hữu ích để ta

có thể tham khảo, học hỏi.

BÀI VIẾT

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

5


Kinh tế phát triển
I. Giới thiệu chung về Singapore
1. Điều kiện tự nhiên
Singapore là một quốc đảo nhỏ bé với diện tích khoảng 647,5 km2. Nằm
trong khu vực Đông Nam Á và trên tuyến đường giao thông quan trọng trong tuyến
hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương với eo biển Malaca tuyến hành
lang vận tải quan trọng này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc Singapore trở
thành một hải cảng khổng lồ nơi trung chuyển hàng hoá của khu vực và của cả thế
giới.
2. Khí hậu
Singapore có khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm, mưa; hai mùa gió mùa phân biệt gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 3 và gió mùa tây nam từ tháng 6 đến tháng
tháng 9; gió mùa thường vào lúc chiều và có bão vào chiều tối.
3. Tình hình chính trị của Singapore
Nước cộng hoà Singapore theo chế độ đa đảng, thủ tướng hiện tại là ông Lý
Hiển Long lên nắm quyền vào năm 2004, tổng thống hiện thời là ông Sellapan
Ramanathan.
Singapore có một nền chính trị cởi mở ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xây dựng những chính sách phát triển kinh tế, xã hội mang tính chiến lược lâu dài.
4. Văn hoá, xã hội
Một quốc gia đa văn hoá và sắc tộc đó là điều đầu tiên khi nói về văn hóa
của Singapore. Sự giao hoà của 4 nền văn hóa chính là văn hoá Mãlai, Ấn độ,

Trung Quốc và châu Âu. Sự chung sống hoà hợp giữa những nền văn hóa này với
nhau làm cho Singapore trở thành một quốc gia an toàn hoà bình ổn định và đặc
biệt thịnh vượng, là điểm đến lý tưởng của du khách cũng như doanh nhân, một xã
hội rất ít tội phạm với mức sống cao,và được mệnh danh là một quốc đảo xanh của
khu vực Châu Á. Chính vì lí do này mà trong năm 2008 Singapore đã đón khoảng
10 triệu du khách quốc tế.
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

6


Kinh tế phát triển
5. Kinh tế Singapore
Nền kinh tế dựa trên hoạt động thương mại dịch vụ là chủ yếu. Cơ cấu ngành
kinh tế của Singapore năm 2006, nông nghiệp 0%, thương mại dịch vụ 65.2% và
công nghiệp 34.8%.
II.

Nội dung chính sách nguồn nhân lực của Singapore

1. Thực trạng lao động của Singapore
Theo số liệu năm 2008, lực lượng lao động ở Singapore là 2751000 người.
Bảng 1: Lực lượng lao động Singapore
Năm

Lực

lượng

2003

2004
2005
2006
2007
2008

động(người)
2190000
2200000
2180000
2280000
2400000
2751000

lao % tăng giảm(%)

0.46
-0.91
4.59
5.26
14.63
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp

Cơ cấu lao động năm 2008: Nông nghiệp: 0.7%, Công nghiệp: 30.9%, Dịch
vụ: 60.4%. Như vậy lao động của Singapore tập trung chủ yếu trong lĩnh vực
dịch vụ.
Singapore có năng suất lao động cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Năng suất lao động của Singapore gấp 17 lần Campuchia; gấp 10.6 lần Myanmar.
Hiện nay Singapore đang phải tiếp tục đối diện với tình trạng thiếu lao động
và hậu quả kinh tế xã hội của lực lượng lao động bị già hóa. Chính phủ Singapore

đang có kế hoạch yêu cầu các nhà sử dụng lao động cho các nhân viên của mình
làm việc đến 65 tuổi, thay vì 62 tuổi như trước đây.
Lao động nước ngoài tại Singapore: Trong số 4,5 triệu lao động Singapore có
tới 25% là người nước ngoài.Theo thống kê năm 2008,1,2 triệu người nước ngoài
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

7


Kinh tế phát triển
sống và làm việc theo quy chế tạm trú tại Singapore, tạo ra khoảng 14% GDP cho
Singapore, trong đó có 577.000 là công nhân, tăng hơn 100.000 người so với cuối
năm 2006.
Singapore hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài có kỹ năng thấp, trong
khi tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi nhằm thu hút lao động có kỹ năng
cao.Đặc biệt với lao động nước ngoài có kỹ năng, tay nghề cao như: những nhà
giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các
siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới, các giáo sư trong lĩnh vưc nghiên cứu và phát
triển…ngoài việc được hưởng theo mức lương của các nhân tài, họ còn được đưa
người thân sang sống cùng, họ được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại
Singpapre chỉ trong vài ngày. Ngoài ra hiện nay, Singapore cũng rất chú trọng
tuyển dụng nhân tài nước ngoài thông qua kênh giáo dục.
2. Thực trạng sử dụng lao động Singapore
Trong suốt bốn thập niên qua, do sự tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nhiều công
ăn việc làm và do những chính sách của Chính phủ nhằm sử dụng tối ưu nguồn lao
động mà tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore luôn được duy trì ở mức thấp, khoảng từ 24%. Tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực không đều, tập trung chủ yếu vào các ngành:
sản xuất công nghiệp, các ngành nghề kỹ thuật và chuyên môn, hành chính quản lý
và dịch vụ kinh doanh.

Bảng 2: Chỉ số về công ăn việc làm của Singapore năm 2005

Công ăn việc làm

Năm 2005

Lực lượng lao động (nghìn người)

2.367,3

Số người có việc làm (nghìn người)

2.266,7

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

8


Kinh tế phát triển
Tỷ lệ thất nghiệp (%)

3,4

Tỷ lệ người tham gia vào lực lượng lao động

67,4

(% số dân từ 15 tuổi trở lên)
Nam

78,2


Nữ
Tỷ lệ % trong các ngành kỹ thuật và chuyên môn khác

56,6
26,5

Tỷ lệ % trong hành chính và quản lý

10,8

Tỷ lệ % trong sản xuất công nghiệp

21,4

Tỷ lệ % trong dịch vụ tài chính

4,9

Tỷ lệ % trong dịch vụ kinh doanh

10,9

Nguồn: “Singapore đặc thù và giải pháp”- PGS.TS. Dương Văn Quảng
Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Singapore ở mức 2,6 %
vào cuối năm 2008 với 62.900 người bị mất việc, có thể tăng lên 5% trong năm
2009 cao nhất trong vòng 20 năm qua, theo đó khoảng 99.000 người sẽ mất việc
làm. Ngân hàng DBS dự đoán khu vực sản xuất sẽ có khoảng 58.000 nhân công
thất nghiệp trong năm tới.
Trong khi đó, Bộ Giáo dục Singapore cam kết sẽ rót thêm 24 triệu đô la nhằm

hỗ trợ sinh viên trong thời suy thoái, tạo thêm cơ hội cho họ tiếp tục học lên các
bậc cao hơn thay vì phải vật lộn với tình trạng không thể kiếm được việc làm.
Bên cạnh đó, để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực và để đảm bảo mục
tiêu của chính sách làm cho mọi người dân đều được hưởng những thành quả của
phát triển. Chính phủ Singapore khuyến khích sử dụng mọi tài năng trẻ ở mọi tầng
lớp xã hội trong nước. Ưu tiên việc làm cho người dân Singapore. Chính Phủ cũng
đưa ra các chương trình: “Chương trình nâng cao kỹ năng và ứng phó với thất
nghiệp” để làm giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tình trạng cắt giảm việc
làm. Thêm vào đó là kế hoạch yêu cầu các nhà sử dụng lao động cho các nhân viên
của mình làm việc đến 65 tuổi, thay vì 62 tuổi như trước đây. Đây là một biện pháp
để Singapore đối phó với hiện tượng dân số đang già đi nhanh chóng. Bởi
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

9


Kinh tế phát triển
Singapore là một trong những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, trung bình cứ
mỗi phụ nữ là 1,29 trẻ em. Chính phủ Singapore tính toán rằng đến năm 2030 số
người từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 1/5 dân số nước này. Thủ tướng Singapore Lý
Hiển Long nói: “Chúng tôi không có ý định bỏ độ tuổi về hưu hiện hành, tuy nhiên
yêu cầu người sử dụng lao động tiếp tục cho những người đến tuổi 62 ở lại làm việc
thêm 3 năm đến khi họ 65 tuổi, mặc dù không nhất thiết phải làm đúng công việc
hoặc trả mức lương như cũ”. Singapore cũng đang xem xét một số thay đổi đối với
Quỹ Hỗ trợ Trung ương, theo đó mọi người lao động đều phải đóng góp vào Quỹ
và Quỹ sẽ bảo đảm mức sống ổn định cho họ sau khi họ 65 tuổi.
Singapore cũng duy trì mối quan hệ giữa Chính phủ, người lao động và giới chủ
rất hài hòa, tạo ra sự ổn định lâu dài, vững chắc và tránh được những xung đột
mang tính xã hội gây mất lòng tin đối với các nhà đầu tư và các hiền tài.
Với những chính sách đúng đắn, Chính phủ Singapore đã tận dụng được mọi

nguồn lao động chất lượng cao trong và ngoài nước để phát triển đất nước. Chính
vì thế mà Singapore trở thành một quốc gia có thị trường lao động xếp thứ 3 thế
giới về khả năng cạnh tranh theo World Competitivenes Report năm 2006.
3.

Các chính sách xây dựng nguồn nhân lực của Singapore

3.1. Chính sách đào tạo lao động
Singapore là một quốc đảo nhỏ, ít tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy để có một
nền kinh tế phát triển Singapore cần tập trung nâng cao nguồn nhân lực nhằm phát
huy tài năng tối đa của người lao động. Singapore đã liên tục đầu tư vào việc đào
tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục với chiến lược lâu dài là trở thành
“ Trung tâm giáo dục toàn cầu”.
Giáo dục được mô tả như một nguồn lực phát triển lao động. Mục tiêu của
hệ thống giáo dục là phát triển tài năng của mỗi cá nhân để có thể đóng góp cho
nền kinh tế và phấn đấu để lao động Singapore có tính cạnh tranh trong thị trường

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

10


Kinh tế phát triển
quốc tế. Trong thời gian những năm 1980, các nguồn lực đã được đưa vào dạy
nghề nhằm đáp ứng những nhu cầu nhân lực của ngành công nghiệp và thương mại.
Hệ thống các trường đại học của Singapore:
Singapore có 3 trường đại học Quốc gia: trường Đại học Quốc gia Singapore
(NUS),trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU),trường Đại học Quản trị
Singapore (SMU).Các trường đại học này đã cho ra trường những sinh viên tốt
nghiệp nổi danh trên thế giới. Tại các trường này có rất nhiều cơ hội cho công tác

nghiên cứu và cơ hội nhận học bổng.
Kể từ khi thành lập vào năm 1905, NUS đã phát triển thành một trường đại
học toàn diện cung cấp chương trình học ở các ngành chính như khoa học, cơ khí,
công nghệ, luật, nghệ thuật, khoa học xã hội và y học.
NTU được thành lập năm 1981 nhằm trang bị kiến thức cho giáo dục và công
tác nghiên cứu bậc đại học trong các ngành cơ khí, đào tạo giáo viên và công nghệ.
Kể từ khi sáp nhập với Viện Giáo dục Quốc gia (NIE) – trường đã mở rộng chuyên
ngành đào tạo ở các môn như kế toán, kinh doanh và tin học.
SMU thành lập năm 2000 dưới dạng là trường đại học tư đầu tiên chú trọng
vào chương trình đào tạo về kinh doanh và quản lý.- Ngoài ra các trường Đại học
quốc gia của Singapore cũng có các chương trình hợp tác với trên 16 trường khắp
nơi trên thế giới. Trong đó có: Đại học St. Gallen (Thụy sĩ), Đại học Đông y Bắc
kinh, ESIEE (Pháp), Đại học Quốc gia Úc, Đại học Melbourne (Úc), Đại học
Illinois Urbana-Champaign (Mỹ), Trường Quản trị Anderson thuộc UCLA (Mỹ),
Đại học Điện (Supelec) (Pháp), Đại học Bắc kinh (Trung quốc), Học viện
Karolinska (Thụy điển), Đại học Basel (Thụy sĩ), Đại học Kỹ thuật Đan mạch, Đại
học Hoàng gia London, Đại học Thanh hoa (Trung quốc), Đại học Pierre Et Marie
Curie, Đại học Paris Sud và Grandes Écoles của Pháp.
Hệ thống giáo dục của Singapore:

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

11


Kinh tế phát triển
Singapore có một hệ thống giáo dục được phát triển trên cơ sở mỗi sinh viên đều
có những năng khiếu đặc biệt và sở thích riêng biệt. Hệ thống giáo dục ở đây đã áp
dụng cáchtiếp cận linh hoạt để giúp học sinh phát triển hết tài năng của bản thân.
Bộ Giáo dục chỉ đạo việc trình bày và thực hiện chính sách giáo dục tại

Singapore. Cơ quan này được dành riêng để giúp đỡ các sinh viên tương lai của đất
nước để khám phá các tài năng, năng lực và sức mạnh của mình. Singapore coi
trọng giáo dục con người, chú trọng đầu tư cho giáo dục đào tạo, phát triển kĩ năng
con người.Năm 2005 Singapore thực hiện khẩu hiệu “dạy ít, học nhiều”, thực hiện
việc giảng dạy thông qua các hoạt động ngoại khóa, giao lưu… nhằm hướng dẫn
học sinh sinh viên kĩ năng sống,cách làm việc nhóm, cách lãnh đạo.Mặt khác
Singapore còn giảng dạy những giáo trình của các trường đại học nổi tiếng trên thế
giới. Các hệ thống giáo dục Singapore giúp học sinh nhận thức được tiềm năng của
họ và khuyến khích họ để đạt được kết quả tốt nhất trong bất cứ lĩnh vực họ đi làm
sau khi họ rời khỏi trường học.
Với chính sách giáo dục như vậy Singapore đã tạo ra được những lao động có
trình độ kĩ thuật cao, đạt được những tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay đã có hơn 140
quốc gia đã công nhận bằng cấp của các trường đại học ở Singapore, rất nhiều học
sinh nước ngoài muốn đến học tập và làm việc ở đây.

Bảng 3.: Hệ thống giáo dục của Singapore

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

12


Kinh tế phát triển

3.2. Chính sách thu hút lao động chất lượng cao
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

13



Kinh tế phát triển
3.2.1. Lý do thu hút nhân tài
Xã hội Singapore không thể không mở rộng và thu hút nhân tài vì nó quá nhỏ
bé. Thêm vào đó là tỉ lệ tăng dân số tự nhiên rất thấp và không đồng đều giữa các
cộng đồng, tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm. Rõ ràng tình trạng dân số cũng như nguồn
lực lao đông bị co lại sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra khủng
hoảng thiếu nhân tài… Ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu thủ tướng Lý Quang
Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và
phát triển của nền kinh tế, chính vì thế trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài
đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của
Singapore
Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh đạo Singapore bắt tay
ngay vào việc thu hút nhân tài từ nước ngoài trong mọi lĩnh vực.
3.2.2. Giáo dục
Singapore xác định giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước
ngoài. Chính vì vậy, ngoài cải tiến hệ thông giáo dục, Singapore cũng có chế độ
thoả đáng cho các giáo sư, tiến sĩ. Hiện tại, du học sinh đến Singappore là rất lớn
và nước này cũng là một trong những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới, có thể
kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ Nanyang (NTU), học viện
phát triển quản lý Singapore(MDIS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)…
Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả những
chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập cao,
những cử nhân “ngoại” này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó của
Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ.
Với cách làm này, Chính phủ Singapore luôn có nguồn lao động chất lượng cao
được bổ sung hằng năm để làm việc cho các công ty Singapore. Các trường đại học
của Singapore bù lại cũng có điều kiện và động lực để đầu tư hiện đại hóa trường
học theo tiêu chuẩn quốc tế và nhu cầu của thị trường lao động.

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore


14


Kinh tế phát triển
Trong những năm qua, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng
những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới.Nói đến nhân tài nước ngoài của
Singapore, có lẽ không thể không kể đến những nhà giải phẫu thần kinh học, các
lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các chuyên gia tầm cỡ thế giới
và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển...
3.2.3. Ưu tiên tuyển dụng lao động có kỹ năng
Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực, khả năng đóng
góp vào sự phát triển của đất nước này chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc
của người nhập cư. Theo qui định, lao động có tay nghề thấp có mức lương dưới
2.500 đôla Singapore (khoảng 1.500 USD). Việc tuyển dụng lao động loại này
hướng vào một số ngành cụ thể và chịu một số hạn chế. Đi liền với đó, Singapore
cũng hạn chế lao động nước ngoài không có tay nghề bằng việc chi trả thu nhập
thấp, không được phép đưa người thân sang sống cùng. Những chi phí khác cho
dịch vụ xã hội của họ cũng cao hơn người bình thường.
Trong khi đó, chính phủ hết sức khuyến khích tuyển dụng những lao động có
tay nghề cao với mức lương trên 2.500 đôla Singapore. Nếu được chủ lao động
nhận, lao động diện này được cấp giấy phép làm việc ngay chỉ trong vài ngày và
được quyền cho người thân sang sống cùng, giảm thuế cho người có mức lương
cao…
Nhằm thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, Bộ Quản lý nguồn
nhân lực Singapore đã áp dụng qui định "Giấy phép làm việc cá nhân" (PEP) cho
người nước ngoài từ đầu năm 2008. Theo đó, người nước ngoài đã làm việc ở đảo
quốc này một vài năm với thu nhập ít nhất 30.000 đôla Singapore (khoảng 19.000
USD)/năm sẽ được cấp PEP có giá trị trong năm năm mà không cần gia hạn
lại.Giấy phép mới này được cấp dựa trên năng lực của người nước ngoài và không

cần phải xin PEP khi thay đổi việc làm, nhằm tạo điều kiện linh hoạt hơn cho người
nước ngoài khi làm việc và ở lại Singapore. Với PEP, những người nước ngoài có
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

15


Kinh tế phát triển
tài năng sẽ không còn bị trói buộc vào người chủ sử dụng lao động và họ sẽ được
phép ở lại Singapore tới sáu tháng để lựa chọn thay đổi việc làm.
3.2.4. Tạo môi trường làm việc thuận lợi
Môi trường làm việc ở Singapore rất phát triển và chuyên nghiệp. Hệ thống
cơ sở hạ tầng rất tốt với văn phòng hiện đại, hệ thống truyền thông tốc độ cao rất
thuận lợi cho thông tin liên lạc như tele-conference, hội họp. Các tuyến giao thông
trong thành phố và mạng lưới giao thông đến các quốc gia và các nước trong khu
vực rất thuận tiện, Các dịch vụ công cộng hành chính đều được tiến hành nhanh
gọn. Chính vì điều này mà hầu hết các công ty khi đến châu Á và nhất là Đông
Nam Á đều đặt trụ sở ở Singapore. Đó cũng chính là một nguyên nhân họ tạo ra rất
nhiều việc làm, và Singapore cần thu hút lao động nước ngoài để làm những công
việc đó. Đây là một chính sách hết sức hợp lý khi Singapore tạo môi trường thuận
lợi giúp đỡ cả các công ty và người lao động.
Nhờ vậy, Singapore đã thu hút được hơn 1 triệu người nước ngoài có trình độ
cao bổ sung cho lực lượng lao động của Singapore trong khu vực tư nhân. Lao
động nước ngoài đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng, tạo việc làm cho
Singapore, và là nhân tố giúp Singapore trở thành một trung tâm tài chính và
thương mại hàng đầu trong khu vực.
3.2.5. Thu hút nhân tài trong các cơ quan nhà nước
Nhân tố thu hút người tài đầu tiên phải kể đến cơ hội được trọng dụng. Trong
khi ở nhiều nước người tài đến mấy cũng phải “xếp hàng” để được bố trí ở các vị
trí quản lý cao, thì nguyên thủ tướng Lý Quang Diệu nổi tiếng với phương pháp

cất nhắc nhân tài dựa trên năng lực chứ không dựa trên thâm niên công tác. Ông
từng nói: “Tôi ưa chuộng hiệu quả. Với một công chức trẻ ở vị trí cao, tôi không
quan tâm anh ta đã làm việc bao nhiêu năm. Nếu anh ta là người tốt nhất cho vị trí
đó, hãy xếp anh ta ở vị trí đó”. Triết lý dùng người này của ông Lý Quang Diệu đã

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

16


Kinh tế phát triển
được chính quyền áp dụng cho đến ngày nay, và đã tạo được sự khích lệ rất lớn
đối với những nhân tài trẻ tuổi làm việc cho chính phủ.
Singapore đã tránh được “chủ nghĩa thân hữu” trong việc sử dụng và đề bạt
cán bộ trong hệ thống nhà nước. Là người châu Á, nhưng người Singapore rất rõ
ràng trong chuyện này, không có chuyện để yếu tố tình cảm chi phối trong câu
chuyện đề bạt cán bộ vì với họ câu chuyện lãnh đạo là chuyện hệ trọng, liên quan
đến tồn vong, thịnh suy của cả một đất nước.
Như vậy, hệ thống coi trọng năng lực hơn chủ nghĩa thân hữu là nhân tố cực
kỳ quan trọng trong việc thu hút người tài. Tuy nhiên lương chưa phải là tất cả, sức
hấp dẫn dẩn của chức vụ cao trong chính quyền Singapore chính là sự tôn trọng mà
những nhà lãnh đạo Singapore đạt được từ dân chúng. Singapore tin tưởng và coi
những nhà lãnh đạo có vị trí đặc biệt trong xã hội, quyết định đến vận mệnh của đất
nước. Trên thực tế, sự tôn trọng của người dân đối với các nhà lãnh đạo Singapore
vì các vị lãnh đạo của Singapore được biết đến là người có hành vi trong sạch,
không tham nhũng và công tâm. Mức lương cao và luật pháp nghiêm minh là hai
nhân tố có hiệu lực nhất ngăn cản các nhà lãnh đạo Singapore không thể có động cơ
tham nhũng, bởi rủi ro của sự trừng phạt quá lớn so với những lợi ích về lương mà
hệ thống này mang lại;không quên bảo đảm khu vực tư nhân của Singapore có đủ
người tài đến làm việc, nhất là trong bối cảnh dân số Singapore ngày càng giảm.

3.3. Chính sách sử dụng lao động
Trước khi nghiên cứu các chính sách sử dụng nguồn nhân lực của Singapore,
chúng ta cần hiểu rõ thế nào là “ Sử dụng nguồn nhân lực”. Việc sử dụng con người
không chỉ là nhằm khai thác triệt để các tiềm năng của người lao động mà còn phải
nhằm bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.Một đặc điểm đặc biệt của quá trình sử
dụng nguồn nhân lực là quá trình sử dụng gắn liền với cơ thể sống .Trong quá trình
làm việc, người lao động phải hao phí một khối lượng năng lượng nhất định đòi
hỏi phải có sự bù đắp tương xứng để có thể tồn tại và phát triển được. Mặt khác quá
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

17


Kinh tế phát triển
trình sử dụng còn là quá trình đòi hỏi người lao động thường xuyên nâng cao trình
độ lành nghề,một điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm đáp ứng được sự thay đổi của điều kiện và môi trường sản xuất và nhu
cầu tiêu dùng của xã hội. Do đó trong quá trình sử dụng, nhà quản lý phải tạo điều
kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn diện cả thể lực và tinh thần. Để đạt
được mục tiêu trên Chính Phủ cũng như Doanh nghiệp tư nhân cần phải tổ chức,
quản lý nguồn nhân lực một cách khoa học. Và Singapore là một trong những nước
có chính sách sử dụng nhân lực vô cùng hiệu quả.
3.3.1. Chính sách trả lương cho người lao động
Singapore không có bất kỳ một mức lương tối thiểu nào theo quy định. Các
hướng dẫn về việc điều chỉnh mức lương hàng năm đã được Hội đồng Lương Quốc
gia (NWC) quy định.
Đối với lao động có tay nghề cao mức lương là khá cao.
Thực chất, trả lương cao cho nhân tài là biện pháp không chỉ có một mình
Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính
sách rõ ràng để thực hiện điều này. Các Bộ trưởng Singapore có mức lương cao

hơn tất cả các Bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh. Tuy nhiên, Thủ
tướng Lý Hiển Long vẫn quyết định tăng lương cho các Bộ trưởng, sao cho mức
lương đó phải bằng mức lương của 6 người đứng đầu các ngành nghề trong khối tư
nhân là kế toán,ngân hàng,kỹ sư,luật, các công ty chế tạo địa phương và công ty đa
quốc gia. Tạo ra sự yên tâm cho lãnh đạo, một phần chính sách này muốn hạn chế
nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho các Bộ trưởng
dành hết tâm sức cho công việc quản lý hoạch định chính sách.
Ở Mỹ, lương của Tổng thống là 400.000 USD. Ở Anh, lương của Thủ tướng là
368.655 USD, lương của các Bộ trưởng trong khoảng 196.000-268.000 USD.
Trong khi đó, lương của Thủ tướng Lý Hiển Long là 2,05 triệu USD/năm. Hiện tại,

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

18


Kinh tế phát triển
mức lương của Thủ tướng và các Bộ trưởng vẫn có khả năng tăng cao hơn con số
1,26 triệu USD.
Đối với mỗi lao động kiếm được ít hơn 1600 đôla Singapore/tháng thì sẽ được
một số phụ cấp như sau:
- Mỗi lao động có quyền nghỉ 7 ngày trong năm công tác đầu tiên và được nghỉ
thêm một ngày (tối đa là 14 ngày) sau mỗi năm công tác. Ngày nghỉ được cho phép
hàng năm, được trả lương và được chia theo tỷ lệ nếu người lao động này đã hoàn
thành ít nhất 3 tháng công tác.
- Có 11 ngày nghỉ được trả lương: Tết, Tết theo lịch âm (2 ngày), Hari Raya
Puasa và Hari Raya Haji (kỳ nghỉ Malay), Good Friday (ngày kỷ niệm Đức Chúa
Giêxu bị đóng đinh), Ngày Lao động, Ngày Vesak (ngày nghỉ tín đồ đạo Phật),
Quốc lễ, Deepavali ( cũng được gọi là Diwali- ngày nghỉ Hindu) và Ngày lễ Nôen.
Người lao động được nghỉ ốm ít nhất 14 ngày ( hoặc đến 60 ngày nếu phải

nằm viện) nếu đã công tác được ít nhất 6 tháng.
Luật Bồi thường Lao động áp dụng đối với tất cả lao động chân tay bất kể
lương của họ là bao nhiêu và tất cả lao động không phải là chân tay mà mức lương
trung bình hàng tháng không vượt quá 1.600 đôla Singapore. Mức bồi thường tối
thiểu là 37.000 đôla Singapore và tối đa là 111.000 đôla Singapore đối với các tai
nạn chết người.Lao động nữ được nghỉ 8 tuần thai sản nếu họ đã công tác được ít
nhất 180 ngày trước ngày sinh.
Quỹ tiết kiệm Trung ương (CPF)- một chương trình tiết kiệm bắt buộc đối với
tất cả những người sử dụng lao động và những lao động kiếm được nhiều hơn 200
đôla Singapore/ tháng- cung cấp phúc lợi y tế và lương hưu. Những lao động nước
ngoài và những người sử dụng lao động đó được miễn đóng CPF. Khi người lao
động nước ngoài trở thành người cư trú cố định ở Singapore thì họ và những người
sử dụng lao động này phải đóng góp vào CPF.

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

19


Kinh tế phát triển
3.3.2. Thời gian làm việc và chế độ thưởng
Lao động trong hầu hết các công ty phải làm việc 44 tiếng/ tuần (8 tiếng vào
các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu và 4 tiếng vào ngày thứ Bảy), nhưng số ngày lao
động thực tế lại tuỳ thuộc theo ý muốn của người sử dụng lao động. Nhiều công ty
nước ngoài làm việc 40 tiếng/tuần hoặc 44 tiếng/ một tuần 5 ngày. Một tuần làm
việc 5 ngày đang nhanh chóng trở thành chuẩn mẫu.
Làm việc ngoài giờ thường được trả 150% so với giờ làm việc bình thường.
Luật Lao động hạn chế giờ làm thêm tối đa là 72 tiếng/ tháng nhưng người sử dụng
lao động có thể xin giấy từ bỏ.
Giờ làm việc linh hoạt đã chính thức được khuyến khích, vừa tránh được tắc

nghẽn giao thông trong giờ cao điểm vừa khuyến khích được phụ nữ tham gia vào
công việc. Chính phủ và các cơ quan pháp luật đã quy định thời gian bắt đầu làm
việc có thể dao động trong khoảng từ 7.30 sáng đến 9.30 sáng. Các công ty lớn
thường cho phép nhân viên của mình lựa chọn thời gian bắt đầu làm việc có thể là 8
sáng, 8.30 sáng hoặc 9 sáng.
3.3.3. Chính sách thuế thu nhập
Thuế thu nhập ở Singapore tương đối thấp, chỉ vài % cho 1 năm. . Nếu người
lao động là đối tượng định cư dài hạn (Permanent Residence PR) thì họ phải đóng
khoảng 15% vào quỹ CPF.
III. Hợp tác nguồn nhân lực giữa Việt Nam – Singapore.
Đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Singapore, nhất là trên lĩnh vực công
nghệ cao, cảng biển, y tế, giáo dục đào tạo… Chính phủ và nhân dân Việt Nam
mong muốn Singapore tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm cùng phát triển,
vì lợi ích chung của hai đất nước và vì hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.
Tăng cường mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, trong thời gian gần đây,

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

20


Kinh tế phát triển
Việt Nam và Singapore đã có những hoạt động thiết thực nhằm giao lưu, củng cố
và hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế mỗi quốc gia.
Ngày 15/3/2007, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và Xã hội
Nguyễn Thị Hằng đã có buổi tiếp và hội đàm với Bộ trưởng Nguồn Nhân lực
Singapore Ng Eng Hen. Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng đánh giá cao mối quan hệ
hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực giữa hai nước trong thời gian qua; đồng thời bày
tỏ mong muốn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như hoạch định
chính sách, đào tạo nghề, đưa lao động kỹ thuật của Việt Nam sang Singapore vừa

học vừa làm việc cũng như xử lý, giải quyết tranh chấp lao động., mong muốn tăng
cường hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi, không chỉ
trong khuôn khổ song phương mà cả khuôn khổ ASEAN nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của mỗi nước cũng như toàn khối.
Ngày 11/3/2008, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo Nguyễn Thiện Nhân cùng Bộ trưởng Bộ Tài chính và Giáo dục Singapore đã
chứng kiến lễ khai trương Trung tâm Đào tạo chất lượng cao Việt Nam - Singapore
(VSCEE). Đây là kết quả sự hợp tác chặt chẽ, bền vững giữa hai Chính phủ Việt
Nam và Singapore, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Singapore,
giữa Học viện Quản lý giáo dục Việt Nam và Học viện Giáo dục Singapore . Phó
Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng VSCEE sẽ được định hướng và vận hành
một cách có chất lượng và hiệu quả để hoàn thành được sứ mạng chuẩn bị nguồn
nhân lực lãnh đạo, quản lý giáo dục thế kỷ 21 cho Việt Nam và một số nước trong
khu vực.
Mới đây, Viện Nghiên cứu & Đào tạo Quảng cáo Việt Nam (ARTI VN) trực
thuộc Hiệp Hội quảng cáo Việt Nam (VAA) tiến hành ký kết hợp tác đào tạo quảng
cáo chuyên ngành với Học Viện quảng cáo Singapore (IAS).
Sự hợp tác giữa ARTI VN và IAS nhằm giải quyết bài toán nan giải cho
nguồn nhân lực chuyên nghiệp của ngành quảng cáo Việt Nam. Đây cũng là cơ hội
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

21


Kinh tế phát triển
để IAS chuyển giao toàn bộ chương trình và giáo trình giảng dạy. Qua các khóa
học, IAS cũng sẽ đào tạo cho VAA một đội ngũ các nhà quảng cáo chuyên nghiệp,
trong đó, các cá nhân xuất sắc có thể được ARTI VN tổ chức đào tạo tiếp để trở
thành nguồn giảng viên cho Học viện Quảng cáo Việt Nam sắp thành lập trong
tương lai gần.

IV. Bài học đối với Việt Nam.
1. Giáo dục
- Xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông đồng bộ về cả chương trình học, thời
gian, tập trung vào các kĩ năng sống thiết thực hơn là lí thuyết hàn lâm.
- Nhà nước chỉ đầu tư vào rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu mực, có
chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài.
- Khối ngoài công lập được tạo điều kiện phát triển, nhất là khuyến khích việc
liên thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các ĐH quốc tế đặt chi nhánh. Chính
những điều này thu hút người học và cũng chính đối tác liên kết sẽ buộc cơ sở giáo
dục trong nước nâng cao chất lượng cũng như về cơ sở vật chất.
- Xây dựng hệ thống giáo dục tiêu chuẩn quốc tế ngay trong nước: tập trung
vào một số trọng điểm giáo dục chất lượng cao,cập nhật chương trình, kiến thức
mới, tăng cường giao lưu, trao đổi chuyên gia, tiến hành xúc tiến công nhận lẫn
nhau với các hệ thống giáo dục uy tín trên thế giới.
- Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đầu tư cho
giáo dục, xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lí để các thành phần tham gia và
đóng góp tích cực cho giáo dục nước nhà.
- Tập trung có trọng điểm vào đào tạo một số ngành, lĩnh vực thiết thực cho phát
triển kinh tế của đất nước, tăng cường đối thoại giữa nhà nước, nhà trường và các
doanh nghiệp, tăng cường nắm bắt thông tin nhu cầu thị trường lao động, cung cấp
nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội.

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

22


Kinh tế phát triển
- Tạo mọi điều kiện học tập cho các thành viên trong xã hội học tập dưới mọi
hình thức đặc biệt là học ở trình độ cao bằng các biện pháp như ưu đãi tín dụng, hỗ

trợ học phí…
2. Thu hút và sử dụng lao động
- Xây dựng chiến lược quốc gia về lao động và việc làm, hiện nay, Việt Nam có
chiến lược về giáo dục nhưng chưa có chiến lược cụ thể về giáo dục chuyên nghiệp
cũng như thu hút và sử dụng lao động.
- Ưu đãi lao động giỏi và gia đình họ cả về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện
để họ phát huy hết tài năng.
- Tăng cường thu hút lao động nước ngoài vào làm việc trong nước nhằm vào
các ngành mà lao động trong nước không đủ hoặc không đáp ứng được yêu cầu, tạo
môi trường làm việc bình đẳng giữa lao động trong và ngoài nước, khuyến khích
cạnh tranh, học hỏi kinh nghiệm.
- Tinh giảm bộ máy công chức nhà nước, tạo điều kiện từng bước nâng cao mức
thu nhập cũng như đãi ngộ đối với khu vực này nhằm thu hút những cá nhân giỏi
làm việc cho bộ máy nhà nước.
- Không ngừng tiến hành đào tạo và đào tạo lại lao động, trang bị, cập nhật
những kiến thức, kĩ năng mới cho người lao động trong hoàn cảnh kinh tế thế giới
không ngừng biến động.
- Tăng cường giáo dục ý thức dân tộc, ý thức cống hiến cho lực lượng lao động,
đặc biệt là lực lượng lao động có tay nghề, có thu nhập cao, vừa giữ chân họ làm
việc trong nước vừa tránh xung đột về lợi ích, lối sống trong cộng đồng.

KẾT LUẬN

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

23


Kinh tế phát triển
Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia,bên cạnh những nguồn lực

khác như vốn, công nghệ..., nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Singapore là nước rất thành công
trong việc xây dựng chính sách nguồn nhân lực, nhờ thế, Singapore đã trở thành
một trong bốn con rồng của Châu Á. Những kinh nghiệm quý báu trong chính sách
nguồn nhân lực của Singapore rất hữu ích trong việc hoạch định chính sách nguồn
nhân lực của Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

24


Kinh tế phát triển
1. Singapore đặc thù và giải pháp” - PGS.TS. Dương Văn Quảng - NXB Chính Trị
Quốc Gia năm 2007
2. “Kinh tế các nước Đông Nam Á thực trạng và triển vọng” – Viện nghiên cứu
Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội năm 2002
3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. www.chungta.net
11. www.kenhthuonggia.vn
12. />
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

25


×