Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

Hoạt động học tập, phát triển trí tuệ, tự ý thức, tình bạn tình yêu,tính tích cực xã hội của lứa tuổi thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 34 trang )

CHÀO MỪNG THẦY GIÁO
VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI


Thành viên:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tô Thị Xuân Hậu
Lương Thị Quỳnh
Hàn Thị Vân
Trịnh Thị Lan
Trần Thị Hải Yến
Đinh Thị Thuỷ Cúc
Phạm Thị Thu Phương
Dương Thị Thanh Phương
Nguyễn Thị Dân


1.Họat động học tâp và sự phát triển trí
tuệ
1.1.Hoạt động học tập





là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng
yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc
lập trí tuệ của các em.
đòi hỏi phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư
duy khái quát phát triển đủ cao,có tính năng động
và độc lập.


• Thái



độ đối với việc học tập :bắt đầu đánh
giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm
tương lai của mình, có thái độ lựa chọn đối
với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường
hợp có thái độ như nhau với các môn học.
ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh
hướng học tập được thể hiện rõ rang,các
em thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc
trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri
thức hay một hoạt động nào đó


1.2.đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
- Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao
- Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động
trí tuệ,ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa tăng rõ rệt.

- tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ
- Có sự thay đổi về tư duy: có khả năng tư duy lý luận, tư
duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ có căn cứ và
mang tính nhất quán.


Nguyên nhân
-Do

cấu trúc của não phức tạp và chức năng của
não phát triển
-Do sự phát triển của quá trình nhận thức
- Do ảnh hưởng của hoạt động học tập
Kết luận sư phạm: Các nhà giáo dục cần
giúp các em có thể phát huy năng lực độc lập suy
nghĩ của mình, nhìn nhận và đánh giá các vấn đề
một cách khách quan.


2. Sự phát triển tự ý thức và sự chọn
nghề của học sinh THPT
2.1. Sự phát triển tự ý thức của học sinh
THPT
a, Đặc điểm cơ bản

-

Chú ý đến hình dáng bên ngoài
Quá trình tự ý thức diên ra mạnh mẽ, sôi nổi, có tính đặc
thù riêng

Sự tự ý thức của các em xuất phát từ yên cầu của cuộc
sống và hoạt động  địa vị mới mẻ trong tập thể, những
quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên phải
phải ý thức được đặc điểm nhân cách của mình


b, Nội dung
- nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại và vị
trí của mình trong xã hội, tương lai
- Có thể hiểu rõ những phẩm chất nhân cách bộc lộ
rõ và những phẩm chất phức tạp, biểu hiện
những quan hệ nhiều mặt của nhân cách
- Có khả năng đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng
lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, biết đánh giá nhân
cách của mình nói chung trong toàn bộ những
thuộc tính nhân cách


c, Ý nghĩa
- Việc tự phân tích có mục đích là một dấu hiệu
cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và
là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích

d, Kết luận sư phạm
- Các nhà giáo dục cần phải tôn trọng ý kiến của
học sinh, biết lắng nghe ý kiến của các em, đồng
thời có biện pháp khéo léo để các em hình thành
được một biểu tượng khách quan về nhân cách của
mình



2.2. Sự lựa chọn nghề



xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội
trong tương lai cho bản thân và các
phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy.





Càng cuối cấp học thì xu hướng nghề
nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang
tính ổn định hơn.
Tuy vậy, sự hiểu biết về yêu cầu nghề
nghiệp của các em còn phiến diện, chưa
đầy đủ, vì cậy công tác hướng nghiệp cho
học sinh có ý nghĩa quan trọng


3.Tình bạn
1. KHÁI NIỆM



Theo các nhà tâm lí
học : tình bạn là mối
quan hệ bạn hữu

được xác lập bởi
nhóm người cùng sở
thích về tinh thần,
dựa trên sự chung
nhất về quan niệm,
mục tiêu và lí tưởng.


2.CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÌNH BẠN

- Đồng hành: đem lại cho mỗi cá nhân một đối tác thân
quen,luôn sẵn sàng dành thời gian ở bên họ và cùng họ tham
gia các hoạt động.
- Kích thích:đem lại nhiều điều thú vị, sự hào hứng vui vẻ.
- Nâng đỡ thể xác: đem lại nguồn an ủi và sự giúp đỡ.
- Nâng đỡ bạn ngã:đáp ứng lòng mong đợi, được ủng hộ, đem
lại sự động viên,..
- So sánh về mặt xã hội: là sự bổ sung cho nhau, bổ khuyết
cho nhau,…
- Tình thân/sức ảnh hưởng:đem lại cho mỗi người sự ấm áp,
gần gũi và đáng tin cậy.


3.ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT TÌNH BẠN TỐT

Phù hợp về xu hướng
-Bình đẳng,tôn trọng lẫn nhau
-Chân thành,tin cậy và trách nhiệm cao
-Có sự cảm thông sâu sắc
-Có thể có nhiều tình bạn tốt cùng một lúc mà vẫn

giữ được độ mặn nồng thắm thiết
-


4.Tình yêu
-Yêu nhau từ những cảm tính bề ngoài,…
-Đó là mối tình thuần khiết và lí tưởng, tình cảm của các
em trong sáng, lành mạnh,giàu cảm xúc, đầy mơ ước.
-Sự lý tưởng hóa tình yêu giúp cho tình yêu ở lứa tuổi
này trở nên bay bổng.


*Tác động tích cực của tình yêu tuổi học trò

- Kỉ niệm, kí ức đẹp.
- Thúc đẩy học tập.
-Sống có mục đích, lí tưởng, định hướng tương lai.

*Tác động tiêu cực của tình yêu tuổi học trò
-Chểnh mảng học tập, tốn thời gian nghĩ ngợi vẩn
vơ.
-Tốn tiền nhắn tin, đi chơi, ăn quà,…


*Giải pháp nào giúp cho việc giảm bớt tình
trạng yêu vội và yêu sớm

- Phân tích cho HS biết cần tránh những nơi bị cám dỗ.
- Giúp HS được tham gia vào những sinh hoạt văn
hóa lành mạnh, những hoạt động xã hội bổ ích.

- Hướng cho HS rèn luyện tác phong giao tiếp để
được hòa đồng, được đáng yêu nhưng đừng được dễ yêu.
- Giúp cho HS tự tạo thói quen tránh xa những tình cảm
thứ cấp để tỉnh táo phân biệt tình yêu chân thật hay giả
dối,…


4.Tính tích cực xã hội

Tính tích cực xã hội rất cao và được thể hiện qua nhiều
khía cạnh:
- Nhu cầu tinh thần rất cao: không chỉ quan tâm tới
hoạt động chính học tập mà còn quan tâm sâu sắc đến
tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong
nước và thế giới.


- Hứng thú nhận thức và hứng thú tham
gia các hoạt động xã hội, văn hóa, nghệ
thuật, thể thao như đọc sách, xem phim,
nghe nhạc, …
- Phạm vi và mức độ tham gia cac hoạt
động xã hội,hoạt động văn nghệ,thể thao rất
rộng
- Say mê tham gia các hoạt động,các phong
trào xã hội, là lục lượng chủ yếu và đi đầu
trong các phong trào


- Thanh niên tham gia các hoạt động

chính trị xã hội với tinh thần lãng mạn và
nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám
làm, muốn cống hiến sức lực của mình cho
sự nghiệp lớn lao nào đó.
 Vì vậy nhiều thanh niên đã làm được
những việc phi thường. Tuy nhiên, do trình
độ nhận thức về chính trị - xã hội của một
số thanh niên chưa cao nên nhiều khi dẫn
đến các hành động sai lầm.


BÀI TẬP THỰC HÀNH
Câu 1: Thiết kế hoạt động tư vấn về sự lựa chọn nghề dành cho h ọc sinh ph ổ thông.
Theo các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, việc xác định ngành ngh ề phù h ợp v ới b ản
thân rất quan trọng. Khi lựa chọn ngành ngh ề, cần xác đ ịnh s ở thích, năng l ực c ủa b ản
thân (qua các công cụ trắc nghiệm sở thích) để có l ựa ch ọn thích h ợp vs b ản thân và đáp
ứng nhu cầu xã hội. Học sinh PTTH, đặc biệt là các bạn h ọc sinh l ớp 12, s ẽ đ ược t ư v ấn
trắc nghiệm tính cách, xác đinh nghề nghiệp phù h ợp bản thân bằng ph ần m ềm tr ắc
nghiệm hướng nghiệp học đường.
Chương trình cũng sẽ mời các chuyên gia tâm lý cùng các bác sĩ tư v ấn cho h ọc sinh
về sức khỏe học đường, giải đáp thắc mắc hay các vấn đề liên quan đến kĩ năng ch ọn
nghề, kĩ năng học và tự học,… Song song đó, các buổi giao l ưu v ới ca sĩ, đ ại s ứ Văn Hi ến,
các cựu sinh viên Văn Hiến, các thủ khoa, là cơ h ội để các h ọc sinh cu ối c ấp tìm hi ểu
chân dung nghề nghiệp qua những buổi nói chuyện cùng những người đang làm các công
việc thực tế. Cùng với đó, mở rộng hoạt động ngoại khóa của các e bằng hình th ức đi
thăm quan và tổ chức hoạt động tại các trường đại học l ớn. Hình th ức này giúp các em
có cái nhìn trực quan hơn đối với các trường đại h ọc và giảm tính lý thuy ết nhàm chán.
=> Tất cả các hoạt động trên nhằm mục đích trang bị cho học sinh ki ến th ức v ững
vàng về tâm lý, những định hướng tương lai để đạt được những k ết qu ả tốt nh ất trong
việc lựa chọn ngành học và nghề nghiệp sau này của m ỗi cá nhân.



Câu 2: Sử dụng cơ sở tâm lý để giải quyết một số bài tập tình huống
và chủ đề tình yêu tuổi học trò.
Tình huống 1 : Khi phát hiện học sinh yêu nhau
Theo dư luận của học sinh, bạn phát hiện trong lớp bạn chủ
nhiệm có một đôi hình như “đã yêu nhau”. Bạn thấy cả hai thường
không chú ý nghe giảng khi ở trong lớp. Và một lần bạn gặp họ đi
xem phim cùng nhau và bạn hoàn toàn khẳng định tin “đồn” ấy là
đúng sự thật.
Điều đáng nói đây là năm cuối cấp, và sức học của hai học sinh
ấy đều có chiều hướng đi xuống, nhất là cậu con trai từ một học sinh
khá giỏi đã tụt xuống mức trung bình khá. Là một chủ nhiệm lớp,
trước tình huống đó bạn xử lý ra sao? (chọn 1 trong 4 cách xử lý dưới
đây).


1. Biết

2.
3.

4.

rõ hiện tượng đó, nhưng vì nghĩ chúng đã l ớn, có t ự do cá
nhân và cần phải tự lo cho bản thân mình nên b ạn coi nh ư không
biết. Thậm chí bạn còn nghĩ. Nếu mình “nhúng tay vào” chúng
không hiểu lại bảo mình “làm chuyện” can thiệp vào đời t ư c ủa
người khác, vừa mất thời gian lại vừa khiến chúng coi th ường.
Bạn tìm mọi cách để “phanh phui” sự việc này trước lớp và nh ắc

nhở rất gay gắt cả hai học sinh đó và có ý muốn c ấm đoán không
được yêu đương khi còn là học sinh.
Bạn khéo léo tìm gặp riêng từng học sinh m ột và có cách nh ắc
nhở nhẹ nhàng, tế nhị để chúng quan tâm đến chuy ện h ọc t ập,
vừa không ảnh hưởng đến kết quả học tập cá nhân vừa không ảnh
hưởng đến thành tích của cả lớp.
Bạn làm như không biết chuyện hai em đó tình c ảm với nhau và
cho lớp tổ chức một buổi thảo luận về “tình yêu tuổi h ọc trò” đ ể
định hướng đúng đắn cho các em qua những lời tâm s ự c ủa b ạn.
Sau đó bạn có thể gặp riêng từng em, ân cần hỏi han xem lý do gì
khiến các em học hành sa sút để các em có th ể giãi bày và bạn có
thể đưa ra lời khuyên chân tình, xác đáng.


Giải quyết:
Việc nảy sinh tình cảm khác giới ở các em tuổi THPT hiện nay không
còn là hiện tượng hiếm hoi, nếu không muốn nói là khá ph ổ bi ến. Đi ều này
xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Đồng thời cũng do nh ững tác
động tiêu cực của những hiện tượng sản phẩm văn hóa không lành m ạnh,
khiến các em “trưởng thành” quá sớm. Ở cái tuổi lãng m ạn và bông b ột
này, các em dễ dàng có cảm tình với nhau qua m ột ánh m ắt, m ột n ụ
cười, mến nhau vì tài hát hay, đàn giỏi hay cũng có khi “yêu nhau” ch ỉ vì
phục sức học của nhau,… và muôn và lý do “chính đáng” khác đ ể yêu
nhau. Vì vậy, các thầy cô giáo cần có cái nhìn đồng cảm và hiểu đ ược tâm
sinh lý lứa tuổi của các em để có cách xử lý cho phù hợp.
Bạn có thể bỏ qua không “động chạm” gì đến chuyện đó vì cho rằng
đó là việc riêng của chúng và đó cũng có th ể là “gi ải pháp” an toàn.
Nhưng liệu xử lý như vậy có thiếu trách nhiệm quá không? Vì học sinh của
bạn đang học năm cuối đáng lẽ phải dành thời gian cho nh ững chuy ện thi
cử, và chắc chắn bạn cũng chẳng vui vẻ gì khi ch ứng ki ến nh ững h ọc sinh

khá giỏi của mình lại học hành sa sút.


Và biết đâu vì sự thiếu quan tâm của bạn mà có thể hai học sinh của bạn sau
đó sẽ gặp những hậu quả tai hại nào chăng? Nếu là một giáo viên có trách
nhiệm với học trò chắc chắn bạn không bao giờ chọn cách giải quyết có vẻ “an
toàn” cho bản thân như này.
Nhưng nếu quá “trách nhiệm” xử lý theo cách thứ 2 thì thật sai lầm. Đó là
cách xử lý rất thiếu tế nhị, không đạt được hiệu quả mà thậm chí còn phản tác
dụng. Ở lứa tuổi này, các em đã ý thức được tự do cá nhân và cần người lớn
phải tôn trọng những nhu cầu chính đáng. Nếu bạn hi vọng rằng đưa ra phê
bình trước lớp mà khiến chúng xấu hổ và “chấm dứt” chuyện yêu đương thì
thật là những suy nghĩ quá đơn giản. Vì nhiều học sinh ở lứa tuổi này có quan
niệm rằng đó là chuyện hết sức bình thường, chẳng có gì phải xấu hổ cả. Và
nếu gặp phải những cô cậu khá bướng bỉnh, chúng có thể “bật” lại ngay lập
tức: “đây là chuyện riêng của chúng em, không cần cô và các bạn can thiệp”
thì bạn biết nói gì được nữa đây? Và bạn tỏ ý cấm đoán? Liệu có tác dụng gì
không hay cũng chỉ khiến các e “rút lui về hoạt động bí mật”, không công khai
chuyện tình cảm của mình, nhưng biết đâu đấy, càng cấm đoán các em càng
“yêu nhau” say đắm thì sao?


×