Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI CAO học đầu vào CHUẨN CHI TIẾT môn CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.58 KB, 83 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI
Môn: CNXH khoa học
I. PHẦN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XHCN TRƯỚC MÁC
Câu 1: CNXH không tưởng? Điều kiện lịch sử ra đời? Ý nghĩa của nó
đối với sự phát triển tư tưởng nhân loại và chủ nghĩa Mác?
* CNXH không tưởng: Là những tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng
con người, phản ánh nguyện vọng chưa chín muồi của quần chúng nhân dân, mong
muốn xây dựng một xã hội mới không có áp bức, bóc lột, mọi người thực sự bình
đẳng, hạnh phúc. Đó là tổng hợp các trào lưu tư tưởng không khoa học, một lý luận
về CNXH chưa chín muồi, thiên về lý trí, ra đời trước chủ nghĩa Mác.
CNXH không tưởng không dựa trên những tiền đề hiện thực về kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội nên chưa thể phản ánh khách quan, khoa học đời sống
xã hội. Chưa nhận rõ quy luật vận động khách quan của lịch sử xã hội loài người,
chưa thấy được bản chất bóc lột của CNTB và lực lượng xã hội có khả năng cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới đó là GCCN. Do đó, CNXH không tưởng
không thể vạch ra lối thoát thực sự cho nhân dân lao động khỏi cảnh áp bức, bóc
lột; không chỉ ra những lực lượng, con đường, biện pháp và điều kiện đúng đắn
để đi đến mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng con người. CNXH không tưởng
là những quan điểm, quan niệm thiếu cơ sở thực tiễn cho luận chứng khoa học,
thiếu tính hệ thống, vì vậy mang tính chung chung, chủ quan và không tưởng.
CNXH không tưởng là một lực cản của tư tưởng và hành động cách mạng của
GCCN khi các điều kiện kinh tế, xã hội biến đổi và yêu cầu phát triển của phong
trào công nhân ngày càng cao.
* Điều kiện ra đời
Sự ra đời của CNXH không tưởng:
Những tư tưởng đầu tiên của CNXH không tưởng xuất hiện từ thời cổ đại,
khi xã hội loài người có sự phân chia giai cấp, phản ánh sự bất bình của quần
chúng đối với sự bóc lột của giai cấp thống trị và mơ ước của họ về một xã hội
công bằng tốt đẹp hơn. CNXH không tưởng với tính cách là một học thuyết ra đời
vào thời kỳ hình thành CNTB, phê phán xã hội đương thời và hướng tới một xã hội
công bằng, không có áp bức bóc lột.


Các giai đoạn phát triển của CNXH không tưởng:
Những tư tưởng đầu tiên của CNXH không tưởng kéo dài từ thời kỳ chiếm
hữu nô lệ đến hết thời kỳ trung cổ (khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên đến
thế kỷ XV sau công nguyên).
Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, tư tưởng XHCN xuất hiện trong những câu truyện
thần thoại, văn học dân gian nói nên tâm trạng bất bình của quần chúng nhân dân với
chế độ đương thời và mơ ước quay về quá khứ của “Kỷ nguyên hoàng kim” đã qua thời đại cộng sản nguyên thuỷ.
Thời kỳ trung cổ bắt đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá và tiền tệ, đặc biệt là
sau thế kỷ thứ X đã xuất hiện những trung tâm công nghiệp, thủ công nghiệp và


thương nghiệp, xuất hiện những tư tưởng phê phán xã hội đương thời và nêu lên
những bất bình của quần chúng nhân dân với xã hội lúc đó. Những tư tưởng XHCN
thời kỳ này bị chi phối bởi thế giới quan tôn giáo.
Từ thế kỷ XVIII, CNTB ra đời và phát triển mạnh, đánh dấu một bước tiến
quan trọng trong lịch sử xã hội loài người. Đồng thời, CNTB cũng đẻ ra những bất
công xã hội và những hình thức bóc lột mới nặng nề và tàn bạo hơn so với trước.
Xuất hiện một loạt các học thuyết xã hội phản ánh nguyện vọng của nhân dân, mơ
ước đến một xã hội nhân đạo hơn, con người ở đó không có sự bất công… Những
đại biểu tiêu biểu của giai đoạn này là: Tômátmorơ (1417-1535) người Anh, Tô
Marô Campanenla (1568-1639) người Italia và GrắccơBabớp (1760-1779) người
Pháp…
Đầu thế kỷ XIX ở các nước Tây Âu, CNTB đã đạt được bước phát triển mới.
Thời kỳ này, CNXH không tưởng đã đạt tới đỉnh cao về mặt lý luận, mang tính phê
phán sâu sắc và chứa đựng nhiều dự kiến thiên tài về một xã hội tương lai. Đại
biểu tiêu biểu của CNXH không tưởng thời kỳ này là H.Xanh-xi-mông (17601825), S.Phurie (1772-1837) người Pháp và Rô-bớt-Ôoen (1771-1858) người Anh.
* Ý nghĩa đối với sự phát triển tư tưởng nhân loại và chủ nghĩa Mác

Câu 2: Ý nghĩa của “Lý thuyết về trạng thái tự nhiên” đối với sự phát
triển lý luận XHCN?

* Lý thuyết “trạng thái tự nhiên” – tiêu biểu của Knich
- Kịch liệt lên án luật lệ và trật tự của xã hội đương thời, lý tưởng hoá trạng
thái tự nhiên đầu tiên, đó là giai đoạn phát triển tự nhiên nhất, hợp lý nhất.
- Những tư tưởng đó còn mang tính bình quân khỏ hạnh, là ước mơ về một
xã hội công bằng không có lối thoát.
- Ảnh hướng đến các học giả, các nhà cải cách trên các lĩnh vực khác nhau.
+ Ảnh hưởng đến Platon: XH hiện đại CHNL là xấu xa bất công… là do con
người đã đi chệch khỏi trạng thái tự nhiên, để chống lại trạng thái tự nhiên ấy thì
con người phải quay về trạng thái ban đầu (CSNT) => Đã có lý luận soi đường bởi
các nhà triết học DT đó là tác phẩm “Nhà nước và luật lệ của Praton. Trạng thái
nguyên thuỷ là trạng thái không có quyền lực. Để trở về trạng thái ban đầu, theo
Praton thì:
Trong xã hội phải đấu tranh chống cả người giàu và người nghèo; giàu là an bám
xa hoa, tham lam; nghèo là thấp hèn đôi khi ham muốn vật chất.
Chủ động điều tiết giữa người giàu và người nghèo.
(Đây chính là lý thuyết của tôn giáo xuất phát từ đạo Cơ đốc giáo sơ kỳ)
+ Ảnh hưởng đến nhà sử học, triết học Đikêác (Thế kỷ IV TCN) học trò của
Arixtot khi ông cho rằng trạng thái nguyên tử là trạng thái hòa bình, yên ổn, trong đó con
người công bằng những sản phẩm do thiên nhiên đem lại nhưng do sự phát triển kinh tế
đã làm mất đi trạng thái đó.
2


+ Ảnh hưởng đến nhà sử học đương thời Hêrôđốt (490-425 TCN); đến Eepho
(405-330 TCN)...
- Có thể nói, lý thuyết “Trạng thái tự nhiên” đối lập với chế độ tư hữu, CHNL và
đã trở thành tư tưởng phổ biến trong giới trí thức của xã hội Hy Lạp và là cơ sở triết học
của phái khắc kỷ hồi bấy giờ.
Như vậy, lý thuyết “Trạng thái tự nhiên” về đời sống cộng đồng nguyên thủy được
coi là một trong những mầm mống đầu tiên của lịch sử các tư trưởng XHCN.

* Ý nghĩa

Câu 3: Mầm mống tư tưởng XHCN không tưởng La Mã cổ đại và ý
nghĩa của nó đối với sự phát triển lý luận XHCN?
* Mầm mống tư tưởng XHCN thời cổ đại
Gọi là mầm mống thì những tư tưởng đó phải là tư tưởng sơ khai, chưa có hệ
thống (gắn liền với tư tưởng đó là giai cấp và nhà nước).
Sở dĩ gọi là mầm mống thời cổ đại vì có không nảy sinh trực tiếp từ cược
ĐTGC, mà chủ yếu thông qua các đại biểu tri thức phản ánh trong các tác phẩm
văn học, triết học, tôn giáo.
* Hoàn cảnh lịch sử La Mã cổ đại
Hình thành thể kỷ IV - thế kỷ I (TCN). Nhà nước điển hình nhất là Rô Ma cổ
đại.
- La Mã cổ đại lúc đầu chủ yếu là vùng đất thuộc nước Italia ngày nay, có
diện tích khoảng 300 ngàn km2, dài và hẹp vươn ra Địa Trung Hải.
- Đặc điểm về kinh tế – xã hội: thủ công, thương nghiệp phát triển.
- Đặc điểm về chính trị – xã hội: sớm hình thành chế độ nô lệ La Mã, đặc
trưng cho chế độ tàn bạo của xã hội chiếm hữu nô lệ. Mâu thuẫn gay gắt giữa nô lệ
và chủ nô, bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy, khởi nghĩa của nô lệ, tiêu biểu là phong
trào Xpactacut.
+ Sự phát triển những mâu thuẫn trên lĩnh vực XH (sự hình thành những giai
cấp và tầng lớp trong XH) – Người Xpác => người Hy lôp => tập đoàn người
Pêriec (Chủ nô, nô lệ, dân tự do trung đẳng trong XH => Quyền lợi của những tập
đoàn người rất khác nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh (TK3 TCN) điển hình là
cuộc các đấu tranh của Angít và Clêomen với mục tiêu là đòi bình quân về ruộng
đất, lực lượng tham gia không phải là những người nô lệ mà là những người nông
dân, thợ thủ công (chuẩn bị phá sản)
+ Ở La mã cổ đại còn xuất hiện những cuộc đấu tranh của những người nô lệ:
1. Cuộc khởi nghĩa năm 136-132 TCN. Xuất phát từ nguyên nhân người nô
lệ đòi được mặc quần áo khi trời lạnh, không được giới chủ đáp ứng mà còn bị

đánh đập dẫn đến phong trào lan rộng.
2. Cuộc đấu tranh do Xpáctaquýt lãnh đạo (171 TCN)
3


Chế độ CHNL La Mã cổ đại cũng tương tự như Hy Lạp cổ đại. Người nô lệ
ở đây bị đối xử có phần tàn bạo hơn. Họ đấu tranh bằng cách hủy hoại các công cụ
sản xuất, cướp phá mùa màng, tài sản của quý tộc chủ nô và bỏ trốn. Càng về sau
càng có những hình thức mới quyết liệt hơn như bạo động có tổ chức, vũ trang
khởi nghĩa… Đó chính là mảnh đất hiện thực làm nảy sinh những mầm mống tư
tưởng XHCN hoặc CSCN ban đầu mộc mạc đơn sơ.
* Mầm mống tư tưởng XHCN và CSCN La Mã cổ đại
- Thể hiện trong tư tưởng Cơ đốc giáo sơ kỳ La Mã.
- Nội dung tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản tiêu dùng, “giang sơn ngàn năm của
Chúa”: phê phán cái ác, mơ ước xã hội mà những kẻ xấu, tàn ác bị trừng phạt, nhờ
phép mầu của Chúa để xây dựng giang sơn thánh thiện không còn đau khổ đói
nghèo, không có tội ác, con người sống bình đẳng, hạnh phúc.
- Tư tưởng đó mang tính ảo tưởng, hoang đường.
Ở La Mã cổ đại: Vì bị thất bại trong cuộc đấu tranh đầy khổ ải nên người ta
đi tìm hạnh phúc trong ảo tưởng của tôn giáo. Bởi vậy, trong tư tưởng của các tôn
giáo nguyên sơ thường chứa đựng những ước vọng của quần chúng lao khổ mang
những mầm mống XHCN và CSCN. Họ mơ ước sự xuất hiện một vị thần linh có
thể xóa bỏ mọi bất công trong XH và tạo lập một XH mới công bằng hơn.
Những mầm mống tư tưởng này chính là tiếng nói, là khát vọng của quần
chúng bị áp bức về một XH mới công bằng, bình đẳng và hòa bình nhưng còn rất
sơ khai và ngây thơ giản dị. Nội dung của nó chhủ yếu vẫn là sự thi vị hóa chế độ
nguyên thủy, về tính cộng đồng công hữu, tính công bằng và bình đẳng.
Về sau nó ngày càng mang tư tưởng tôn giáo thần bí và có tính chất hoang
đường. Những tư tưởng đó còn tản mạn mơ hồ cả về hình thức lẫn nội dung.
Tuy vậy nó cũng đã có những tác dụng nhất định, thôi thúc quần chúng đấu

tranh vì những tiến bộ XH trong XH Hy Lạp và La Mã cổ đại.
* Ý nghĩa đối với sự phát triển lý luận
Câu 4: Tại sao tư tưởng XHCN không tưởng thời kỳ trung đại được
biểu hiện dưới dạng các phong trào dị giáo? Những đặc điểm cơ bản của
CNXH không tưởng thời kỳ nay?
* Hoàn cảnh lịch sử
- Thời kỳ trung đại ở Châu âu tồn tại và phát triển kéo dài 10 thế kỷ (V-XV)
và chia thành 2 giai đoạn:
+ Từ thế kỷ V đến thế kỷ X:
Chế độ CHNL ở La Mã đã sụp đổ và chế độ phong kiến ở Tây âu lần lượt
xuất hiện.
Đời sống ở nông thôn và quan hệ phong kiến gia trưởng chiếm ưu thế (cơ
cấu về thứ bậc và sở hữu ruộng đất phát triển).
Mâu thuẫn xã hội cơ bản là mâu thuẫn giữa giai cấp ĐCPK với nông nô và
thợ thủ công, song mức độ chưa găy gắt. Do vậy chưa nảy sinh tư tưởng XHCN
điển hình (giai đoạn êm đềm của XHPK thời trung cổ).
4


+ Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV: nảy sinh những khuynh hướng CSCN
Nền kinh tế hàng hoá và thương nghiệp dần dần phát triển.
Sản xuất công nghiệp từng bước tập trung ở các thành thị dưới các hình thức
tổ chức phường hội.
Sự phân hoá giai cấp diễn ra mạnh mẽ ở cả thành thị và nông thôn.
Đời sống nông dân rơi vào tình trạng bần cùng và họ tụ tập lên thành phố
nhưng thành phố chưa đủ sức dung nạp họ. đa số nảy sinh tư tưởng chống đối lại
xã hội đương thời, xuất hiện những tư tưởng về một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn.
Một đặc điểm lớn khác ở Tây âu thời kỳ trung đại là nhà thờ cơ đốc giáo có
vị trí đặc biệt trong xã hội phong kiến.
. Giới tăng lữ là đẳng cấp đầu tiên của chế độ phong kiến.

. Giám mục, nhà thờ Cơ đốc giáo là chỗ dựa cho chế độ phong kiến.
. Tôn giáo trở thành một thế lực của xã hội phong kiến. Tư tưởng tôn giáo
chi phối nặng nề được tư tưởng xã hội, nó đóng vai trò thông soái hệ tư tưởng xã
hội phong kiến.
* Những phong trào dị giáo thời kỳ trung đại
Dị giáo là sự thể hiện dười hình thức tôn giáo ý nguyện chống phong kiến
của quần chúng lao động.
Những phong trào dị giáo điển hình:
- Phong trào dị giáo ở Bungari (bắt đầu từ thế kỷ X) có tên là “Thánh thiện”
mang tính chất chống phong kiến, giành quyền lợi cho nhân dân lao động (chủ yếu
là nông dân).
+ Biện pháp đấu tranh đòi phục hồi những truyền thống dân chủ của công xã
thiên chúa giáo sơ khai.
+ Mục đích của họ dạy cho đồng bào không tuân thủ chính quyền, nguyền
rủa bọ giàu có, vua chúa, phê phán bọn quan lại.
- Phong trào đấu tranh của giáo phái Cât và Vanđenxơ (Miền nam nước
Pháp).
+ Khẩu hiệu đấu tranh: Mọi tài sản đều là của chung và sở hữu riêng bị bãi
bỏ.
+ Tuyên truyền từ bỏ quyền lực vật chất.
+ Coi giáo hội là bộ máy thống trị bóc lột.
+ Coi Cơ đốc giáo chân chính là sự tiếp xúc giữa chúa và con người, con
người trực tiếp thi hành mệnh lệnh của Chúa mà không cần đến bộ máy giáo hội.
- Phong trào dị giáo ở miền Bắc Italia (Thế kỷ XIII): Đấu tranh của phái dị
giáo cộng sản, đứng đầu là Đôsinô.
+ Thực tiễn xã hội hiện thực sắp sụp đổ và sẽ tiến lên XHCS sơ kỳ.
+ Xây dựng xã hội mới không phải bằng con đường hoà bình mà bằng bạo
lực.
- Các giáo pháo cộng sản ở Anh (Thế kỷ XIV): Phong trào này được xây
dựng bởi những người từ các nước khác trong lục địa bị truy nã trốn chạy sang

Anh, tiêu biểu là Giôn-bôn và Giôn-vích.
+ Vạch trần điều bất hợp lý trong xã hội đương thời, phê phán bọn vua quan
quý tộc ăn chơi.
5


+ Thây thế xã hội đương thời bằng một xã hội tốt đẹp hơn theo Cơ đốc giáo.
- Phong trào dị giáo ở Tiệp Khắc (có từ thế kỷ XV)
+ Mục đích: chống lại bon địa chủ, quý tộc, phong kiến và giáo hội đồng
thời chống sợ bóc lột của bọn tư thương.
+ Khẩu hiệu: “Mọi người là bình đẳng”, “Mọi của cải đều là tài sản chung”
và đòi xoá bỏ tư hữu.
- Phong trào dị giáo ở Đức (Thế kỷ XVI)
+ Mục đích: Chống lại giáo hội thiên chúa và chính quyền Nhà nước, vì lợi
ích của quần chúng bị áp bức.
+ Nội dung:
Đả kích không thương tiếc xã hội đương thời.
Coi bọn quý tộc, linh mục là bọn đao phủ.
Chủ trương thực hiện cách mạng là bằng bạo lực chứ không phải bằng cải
cách hoà bình.
Tin tưởng xã hội đương thời sẽ sụp đổ và đời sống dân nghèo sẽ cải thiện
hơn.
* Đặc điểm tư tưởng XHCN và CSCN thời kỳ trung đại
Những trào lưu khuynh hướng CNCS thời kỳ trung đại rất đa dạng, đều
mang một số đặc điểm chung sau đây:
- Nội dung và hình thức tư tưởng mang đậm màu sắc tôn giáo, vì:
+ Thế giới quan tôn giáo chiếm ưu thế trong xã hội.
+ Các phong rào xã hội và trào lưu tư tưởng phải khoác áo tôn giáo, nhân
danh tôn giáo để thể hiện tư tưởng và hành động của mình, chống các quan điểm
tôn giáo chính thống.

- Những trào lưu tư tưởng và phong trào dị giáo đấu tranh chống cả thế
quyền và thần quyền, vì:
+ Giai cấp quý tộc, phong kiến đã lấy giáo lý tôn giáo làm công cụ bảo vệ sự
thống trị của mình.
+ Giai cấp quý tộc, phong kiến câu kêté chặt chẽ với giáo hội để bảo vệ sự
thống trị của mình, áp bức nhân dân lao động.
+ Lấy hình mẫu của Công xã Cơ đốc giáo sơ kỳ để phê phán xã hội đương
thời và tiến xã hơn thực hiện tư tưởng này trong thực tế.
- Tư tưởng CSCN về phân phối bình quân chủ nghĩa, mang tính khổ hạnh,
hết sức hạn chế tiêu dùng trong phạm vi công xã nhỏ.
+ Xã hội lúc này đang bị phân hoá nặng nề.
+ Một bộ phận giàu sang phú quý “ngồi mát ăn bát vàng”, đại bộ phận quần
chúng bị bóc lột đến cùng.
Phản ứng một cách tự nhiên, muốn có một xã hội bình quân theo kiểu chia
đều, mang tính tiêu dùng và hưởng thụ, vì: Tâm lý sản xuất nhỏ, chưa hình dung ra
chế độ CSCN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, dựa trên cơ sở kinh tế là
công hữu về tư liệu sản xuất.
- CNCS thời trung đại phần nhiều mang tính chất vô chính phủ.
+ Phủ nhận vai trò của nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội.
+ Nhà nước là nguòn gốc của mọi tệ nạn xã hội.
6


+ Xoá bỏ mọi quyền lực trong xã hội.
- Những trào lưu cộng sản thời kỳ trung đại phần nhiều mang tính chất phi
bạo lực.
+ Chủ trương biến đổi đời sống xã hội bằng con đường tuyên truyền và cầu
mong sự thay đổi của tầng lớp thống trị.
+ Chưa nhận thức được vai trò to lớn của quần chúng trong quá trình phát
triến của lịch sử.

- CNCS thời kỳ trung cổ mang tính chất tản mạn, rời rạc, chưa có lý luận và
chưa thành hệ thống. Do điểu kiện KT-XH chưa cho phép, nó chỉ là một phong
trào cách mạng.
=> So sánh với các phong trào khác và rút ra nhận xét:
. Có tiến bộ hơn so với Hy Lạp và La Mã cổ đại.
. Tư tưởng đó mang đậm màu sắc tôn giáo, dựa trên giáo lý của Đạo Cơ đốc
giáo.
. Đại diện cho lớp dân nghèo khổ và xã hội chưa phân hoá giai cấp sâu sắc.
. Nội dung và hình thức phản ánh còn thô sơ và thiếu tính hệ thống.
=> Những tư tưởng đó sẽ không còn phù hợp khi bước vào thời kỳ cận đại
và hiện đại, đòi hỏi phải được bổ sung và phát triển.
* Ý nghĩa
Câu 5: Làm rõ nội dung tư tưởng XHCN không tưởng trong tác phẩm
“Không tưởng” của Tômát Morơ và ý nghĩa của nó?
* Hoàn cảnh lịch sử châu Âu và nước Anh đầu thế kỷ XVI
- Về kinh tế:
+ Cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, phương thức sản xuất TBCN xuất hiện
và từng bước phát triển mạnh ở châu Âu.
+ Phát triển mạnh mẽ cả về trồng trọt và chăn nuôi.
+ Quá trình tích luỹ ban đầu TBCN đẩy nông dân ra khỏi nông thôn - thủ
đoạn tàn bạo và nham hiểm.
+ Thương nghiệp cũng phát triển mạnh.
- Về chính trị – xã hội:
+ Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp và các quan hệ chính trị.
+ Mâu thuẫn xã hội thời kỳ suy tàn của phong kiến và bình minh của TBCN
rất phức tạp (PK >< TS, VS >< TS, nông dân >< ĐCPK).
- Về văn hoá -xã hội:
+ Phong trào văn hoá phục hưng.
+ Phong troà cải cách tôn giáo.
=> Tất cả các phong trào này đều nhằm chống giáo hội, chống giai cấp

ĐCPK, đề cao vai trò con người và tự do cá nhân, đề cao tính dân tộc.
* Nội dung tư tưởng XHCN trong tác phẩm “Không tưởng”
7


- Phê phán sâu sắc xã hội đương thời, đó là chế độ xã hội phản động, bảo thủ
và hà khắc.
+ Xã hội hình thành 2 cực đối lập, 2 trạng thái tương phản: kẻ giàu có đến
tột đỉnh và người nghèo khó đến tận cùng. Ông chỉ ra trong xã hội “bên cạnh sự
nghèo nàn thảm hại lại có sự xa hoa táo bạo”. Kêu gọi: “Hãy chặn bàn tay vơ vét
của bọn giàu có, hãy chống lại sự chuyên quyền độc đoán, tàn bạo của bọn thống
trị, hãy xoá bỏ sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội”.
+ Nguyền rủa tính tàn bạo, bất chấp đạo lý và lương tâm của bọn tư sản mới
trong thời kỳ tích luỹ ban đầu TBCN với hình ảnh “cừu ăn thịt người”. Ông viết:
“Những con cừu thường rất dễ tinh và không đòi hỏi gì nhiều, nhưng ngày nay trở
thành những con vật háu ăn thậm chí không thể chế ngự nổi,… ăn thịt người…”
+ Chỉ ra nguyên nhân sâu xa của mọi tệ nạn xã hội: đó là chế độ tư hữu,
“không có công bằng, bình đẳng trong xã hội”. Cần xoá bỏ chế độ tư hữu – nguồn
gốc sâu xa của mọi bất công. “tôi hoàn toàn tin tưởng rằng không thể phân phối
mọi thứ ngang nhau và công bằng như nhau, và cũng không thể quản lý xã hội 1
cách tốt nhất không bằng cách nào khác là việc hoàn toàn xóa bỏ chế dộ tư hữu”.
- Trình bày dự án tổng thể về một xã hội tốt đẹp hơn.
+ Về kinh tế:
Nền kinh tế thống nhất dựa trên chế độ công hữu về TLSX và tư liệu tiêu
dùng.
Lấy kinh tế gia đình là đơn vị kinh tế của xã hội.
Lao động sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng vất
vả và nặng nhọc. Mọi người đều phải thực hiện nghĩa vụ lao động, thời gian 2
năm.
Dân cư sống tập trung ở các thành thị và đó là trung tâm kinh tế.

+ Về phân phối:
. Thực hiện phân phối theo nhu cầu, xã hội quản lý toàn bộ sản phẩm lao
động và sau đó phân phối cho các thành viên trong xã hội.
Toàn bộ tài sản làm ra được phải được đưa vào các kho chung để quản lý,
được nhà nước kiểm kê và phân phối để thỏa mãn nhu cầu của mỗi người > trong
xã hội mọi người đều phải lao động, phụ nữ phải chiếm ½ dân số và phải được àm
việc > xã hội phải có thi đua > các nhân viên của nhà nước phải do nhân dân bầu ra
và phải hăng hái làm việc.
. Quan tâm đến các tổ chức quản lý: tổ chức nhà ăn tập thể, phân chia bảo
đảm các sản phẩm xã hội.
. Điều tiết các hoạt động con người bảo đảm tính cân đối, hài hoà giữa lao
động chân tay với lao động trí óc, giữa làm việc và nghỉ ngơi, hưởng thụ những giá
trị vật chất, tinh thần.
- Về chính trị:
Vẫn tồn tại nhà nước - được tổ chức do nhu cầu quản lý xã hội và đáp ứng
nguyện vọng của nhân dân.
Nhà nước do nhân dân bầu ra bằng bỏ phiếu kín.
Bộ máy và công chức nhà nước có phương thức và phong cách làm việc dân
chủ, cởi mở, lịch sự và tôn trọng nhân dân.
8


- Về văn hoá - xã hội: đặc biệt quan tâm đến giáo dục - đào tạo.
Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội.
Mọi trẻ em đều được đi học không mất tiền và được nuôi dưỡng chu đáo
trong các trường học.
Thực hiện công bằng, bình đẳng trong giáo dục theo cấp học; kết hợp chặt
chẽ với học nghề, học văn hoá với lao động sản xuất.
Quan hệ hôn nhân và gia đình: Dựa trên tinh thần tự nguyện giữa nam và nữ,
quyền tự do lựa chọn; tuổi kết hôn quy định: nam trên 22, nữ trên 18; hôn nhân

được pháp luật bảo vệ.
- Về quan điểm và thái độ đối với tôn giáo: Thừa nhận sự tồn tại của tôn
giáo, song tôn giáo đã được duy lý hoá, không còn những gì trái với lý trí lành
mạnh của con người.
- Vấn đề con người:
+ Con người là giá trị cao nhất và không còn gì sánh được với sinh mạng
con người.
Tư tưởng về thời gian lao động của con người trong xã hội: 1 ngày lao động
6 tiếng, chia làm 2 ca, 10 giờ giành cho hoạt động khoa học, văn học, vui chơi giải
trí, quan hệ xã hội => còn lại ngủ nghỉ.
+ Xã hội tôn trọng và yêu thương mỗi con người cụ thể, bênh vực người
nghèo khổ, bị áp bức.
Hướng tới mục tiêu là làm cho con người sống hạnh phúc, sung sướng hơn.
- Quan điểm con người trong xã hội tốt đẹp đối với vấn đề chiến tranh và
hoà bình: Xã hội hoà bình, phi bạo lực và chiến tranh, căm ghét chiến tranh.
* Những giá trị và hạn chế
- Những giá trị:
+ Tác phẩm là viên gạch đầu tiên đánh dấu sự phát triển của CNXHKT trong
lịch sử tư tưởng nhân dân.
+ Phê phán sâu sắc xã hội đương thời, đưa ra mô hình xã hội mới trong
tương lai.
+ Có nhiều quan điểm có giá trị về mặt lý luận.
- Những hạn chế:
+ Quan điểm trong tác phẩm là sản phẩm tư duy thuần tuý, chưa có sơ sở để
thực hiện.
+ Chưa chỉ ra biện pháp, lực lượng xã hội nào để thực hiện xã hội tốt đẹp
trong tương lai – hình thức là một tác phẩm văn học.
+ Nguyên nhân hạn chế: Do thành phần xuất thân; Do điều kiện KT-XH lúc
bấy giờ.
* Ý nghĩa

Câu 6: Phân tích tư tưởng XHCN không tưởng của Uynxtenly ở Anh thế
kỷ XVII? Rút ra ý nghĩa?
* Hoàn cảnh lịch sử châu Âu thế kỷ XVII
- Về kinh tế
9


+ Tiếp tục xuất hiện các công trường thủ công thu hút nhiều lao động sản
xuất ở nhiều ngành nghề khác nhau.
+ Xuất hiện nhiều hải cảng sầm uất.
+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu dân cư do tác động của quan hệ
sản xuất TBCN đã gây nên nhiều biến động xã hội.
- Về chính trị - xã hội
+ Đang diễn ra quá trình phân hoá giai cấp, tầng lớp xã hội phức tạp và đa
dạng.
+ Chiến tranh thực dân xâm lược và chiến tranh tôn giáo kéo dài
+ Năm 1640 nổ ra cuộc Cách mạng dân chủ tư sản Anh.
- Về văn hoá - xã hội
+ Phong trào "Văn hoá Phục hưng" ở Italia, phong trào cải cách tôn giáo đạt
đến đỉnh cao ở Anh.
+ Xuất hiện nhiều nhà tư tưởng, khoa học và nghệ thuật, trong số đó có hai
đại biểu tiêu biểu tư tưởng XHCN không tưởng là Campanenla (Ý) và Uynxtenli
(Anh).
* Giêrắc Uynxtenli (1609-1652)
- Ông sinh trưởng tại tỉnh Lancátxia (Anh) trong gia đình buôn bán.
- Ông sớm bước vào kinh doanh, nhưng nhờ ý chí và năng lực tự học cao
và tích cực hoạt động xã hội, nên ông có hiểu biết sâu sắc về nhiều vấn đề xã
hội.
- Cuộc đời và sự nghiệp của ông là bức tranh phản chiếu sinh động, sâu sắc
hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội ở Anh và châu Âu thế kỷ XVII.

- Trong thời kỳ nội chiến ở Anh, G.Uynxtenli đã tích cực viết các tài liệu tuyên
truyền kêu gọi và tổ chức quần chúng lao động đứng lên đấu tranh.
+ Ông thành lập phái “Đào đất”, lúc đầu nhằm tập hợp những người lao
động thiếu ruộng đất đi khai thác, phục hoá đất hoang, đất vô chủ.
+ G.Uynxtenli cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như: “Ngọn cờ do những
người chủ trương bình đẳng chân chính dựng lên”; “Món quà năm mới giữa nghị
viện và quân đội”...
+ Trong hoàn cảnh mới, GCTS, bọn quí tộc phong kiến tìm cách thủ tiêu các
thành quả của phái “Đào đất”. Đến năm 1650, phái “Đào đất” bị tan rã hoàn toàn.
- G.Uynxtenli trốn thoát sự truy lùng của bọn thống trị, viết những tác phẩm
mới, trong đó có “Luật tự do” viết năm 1652, chứa nhiều nội dung tư tưởng XHCN
đặc sắc.
* Nội dung tư tưởng XHCN của G.Uynxtenli
- Phê phán xã hội đương thời
+ Ông lên án sự bóc lột tàn bạo và thâm độc của giai cấp thống trị.
+ Ông phê phán những điều vô lý, bịa đặt trong các giáo lý và hoạt động của
giáo hội. Ông cho rằng cơ sở để nhận thức chân lý không phải là Kinh thánh cũng
không phải là “khai thị của Chúa” mà là khai thị trực tiếp, là “tiếng nói bên trong
của các tín đồ”. .
+ Ông phủ nhận chế độ tư hữu về ruộng đất.
10


+ Ông lên án vương triều Anh tập trung của mọi sự tham lam, là trung tâm
quyền lực của bọn ích kỷ, luôn dùng gươm để giết hại dân lành.
- Về mô hình xã hội tương lai.
+ Về kinh tế:
Nền kinh tế dựa trên chế độ cộng đồng về ruộng đất và các sản phẩm lao
động. Sở hữu công xã trên đất đai vô chủ, hoang hoá là hợp lẽ tự nhiên.
Gia đình là đơn vị cơ sở sản xuất (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) gắn

liền và nằm trong mối liên hệ tổng thể với kinh tế công xã.
Nhà nước tập trung xây dựng ở các khu vực quan trọng, trung tâm những công
xã tiêu biểu, với những công xưởng lớn, làm gương cho cả nước về mọi mặt và giữ vai
trò chi phối tích cực đến nền kinh tế chung của xã hội.
Về tổ chức quản lý sản xuất: người lao động được tổ chức quản lý chặt chẽ,
yêu cầu mọi người tự giác cao và kiểm soát nghiêm ngặt.
Đến 40 tuổi mọi người được nghỉ hưu, được chăm sóc về mọi mặt và hưởng
thụ đến cuối đời.
+ Về chính trị- xã hội
Xây dựng chế độ nhà nước theo thể chế cộng hoà - nhà nước của mọi người
dân, tự do, dân chủ.
Dân là cứu tinh của nhà nước trước bất cứ mọi biến cố xã hội nào.
Quản lý xã hội bằng những bộ luật cơ bản làm chuẩn mực và xử lý các mối
quan hệ xã hội.
+ Về văn hoá - xã hội: Đề cao vai trò của nhà trường trong giáo dục con
người từ thuở ấu thơ.
Thực hiện chế độ hôn nhân một vợ, một chồng tự do, tự nguyện, quy định độ
tuổi thích hợp, chú ý đến sự phù hợp nhất định về điều kiện kinh tế, tâm lý, sức
khoẻ, đạo đức...
* Ý nghĩa
Câu 7: Nội dung tư tưởng XHCN không tưởng của Tômađô Campanena
thế kỷ XVII? Rút ra ý nghĩa?
* Hoàn cảnh lịch sử châu Âu thế kỷ XVII (6)
* Tômađô Campanenla (1568-1639)
- T.Campanenla sinh ở miền Nam Italia, trong một gia đình đóng giầy dép.
- T.Campanenla vừa là nhà tư tưởng, vừa là nhà hoạt động thực tiễn.
+ Ông cũng là một trong những người tổ chức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
chống thực dân Tây Ban Nha.
+ Cuộc khởi nghĩa sớm bị dập tắt ông lại bị bắt nhiều lần và bị giam 27 năm,
sau đó ông phải sống lưu vong ở Pháp cho đến khi mất.

- Ông đã có tác phẩm triết học đầu tay nổi tiếng: "Triết học dựa trên cảm
giác", nhưng nổi tiếng nhất là tác phẩm "Thành phố mặt trời" (1601).
* Nội dung tư tưởng XHCN không tưởng của T.Campanenla
11


Bằng hình thức đối thoại giữa các nhân vật trong câu chuyện hư cấu,
Campanenla đã trình bày những quan điểm có tính XHCN:
- Về kinh tế
+ Nền kinh tế dựa trên nền tảng chế độ công hữu toàn diện: đất đai, vườn
tược, nhà cửa, công cụ sản xuất, sản phẩm lao động, tư liệu sinh hoạt...
+ Tổ chức quản lý lao động sản xuất được duy trì chặt chẽ, nghiêm túc, công
bằng với tất cả thành viên xã hội.
+ Quan tâm phát triển nông nghiệp, đảm bảo cho nguồn sống no đủ của con
người, các ngành sản xuất thủ công nghiệp, thương mại cũng được chú ý.
+ Lao động 4 giờ trong ngày, thời gian còn lại để học tập, nghiên cứu khoa
học, vui chơi giải trí, thể thao, du lịch...
+ Cơ sở sản xuất là các công xã - hình thức lao động tập thể.
+ Về phân phối: thực hiện phân phối sản phẩm lao động theo kết quả lao động
và theo nhu cầu.
=> Campanenla quan niệm rằng: với việc sở hữu tập thể, tổ chức lao động và
phân phối đều nhau, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, xã hội sẽ không có người
giàu, người nghèo, mà xã hội vừa giàu vì ai cũng có mọi thứ họ cần, và vừa nghèo
vì không ai có gì là của riêng mình cả.
- Về chính trị - xã hội
+ "Thành phố mặt trời" có cơ cấu xã hội rất độc đáo. Nền tảng xã hội là
những người lao động chân tay và lao động trí óc trong các ngành nghề đa dạng,
tính chất, trình độ lao động khác nhau nhưng không có sự phân biệt đẳng cấp.
+ Nhà nước được tổ chức theo kiểu cộng hoà các chức vụ chủ chốt đều được
nhân dân tín nhiệm bầu ra, người đứng đầu là "ông mặt trời".

+ Cơ cấu nhà nước bao gồm một trật tự từ trên xuống dưới. "Ông mặt trời"; ba vị
quan chức đó là "Người đại biểu cho trí tuệ"; "Người đại biểu cho sức mạnh"; "Người
đại biểu cho tình yêu", dưới đó là các chức vụ liên quan đến các công việc cụ thể hơn.
+ Trong "Thành phố mặt trời", phương thức dân chủ không chỉ thể hiện qua
việc bầu cử dân chủ để lựa chọn các đại biểu xứng đáng vào các chức vụ mà còn thể
hiện qua cơ chế qui định sự tiếp xúc thường xuyên giữa các quan chức với nhân dân, tổ
chức phê bình của dân với các quan chức.
+ Để quản lý xã hội, "Thành phố mặt trời" ban hành và thực hiện một hệ thống
các luật, được soạn thảo ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện và giám sát, được
công bố công khai trên các bức tường để mọi người biết và chấp hành.
+ Để bảo vệ “Thành phố mặt trời”, nhà nước rất quan tâm đến xây dựng hệ
thống phòng thủ: xây thành đắp luỹ, chế tạo vũ khí, tuyển quân, luyện quân, thực
hiện vũ trang toàn dân.
=> Như vậy, các quan điểm về chính trị - xã hội của Campanenla có nhiều ý
tưởng sâu sắc mang tính XHCN mà đến nay đã được thực tiễn xã hội xác nhận. Đó
là chế độ nhà nước cộng hòa, dân chủ, quan hệ xã hội bình đẳng công bằng.
Về văn hóa xã hội
+ Phổ cập cho mọi người theo các cấp học từ thấp đến cao.
+ Nhà nước và toàn xã hội quan tâm chăm lo y tế cho mọi người.
12


+ Quan tâm đến hôn nhân, gia đình, con người trong đó có nhiều quan niệm tiến
bộ: mọi người đều phải được bình đẳng, được đối xử công bằng, không ai là nô lệ
của ai.
+ Quan niệm đạo đức xã hội: rất nhân văn mặc dù còn mang nhiều màu sắc
tôn giáo.
* Ý nghĩa
Câu 8: Nội dung tư tưởng XHCN không tưởng của Giăngmêliê ở Pháp
thế kỷ XVIII? Rút ra ý nghĩa?

* Hoàn cảnh lịch sử nước Pháp thế kỷ XVIII
Về kinh tế- xã hội
Trong thế kỷ XVIII, phương thức sản xuất TBCN từng bước chiến thắng
phương thức sản xuất phong kiến.
- Nền kinh tế TBCN đã chiến thắng ở các thành thị, đang tiến triển mạnh mẽ
tới các vùng nông thôn.
- GCTS cũng đã bắt đầu mở rộng sự thống trị, áp bức ra thế giới.
=> Như vậy sự phát triển của lực lượng sản xuất TBCN, các quan hệ tư sản
trong các nước châu Âu thôi thúc GCTS châu Âu bước lên vũ đài chính trị để tuyên
chiến với chế độ phong kiến.
Về chính trị - xã hội
- Đến giữa thế kỷ XVIII, ở nước Pháp chế độ phong kiến chuyên chế của
dòng họ Buốc Bông - sản phẩm của sự cố kết giữa tầng lớp quí tộc phong kiến và
giáo hội Cơ đốc giáo - đã mục ruỗng và đang lung lay.
- Mâu thuẫn giữa GCTS và phong kiến đã gay gắt cực điểm.
Về văn hoá – xã hội
- Thế kỷ XVIII ở châu Âu văn hoá, nghệ thuật và tư tưởng, đỉnh cao là
phong trào Khai sáng phát triển rực rỡ.
+ Đề cao, ca ngợi tư tưởng tự do, dân chủ, nhu cầu vật chất của con người;
tuyên chiến với lễ giáo cổ hủ phong kiến, tiến công vào giáo hội, giáo lý tôn giáo
cũng như những công cụ nô dịch tư tưởng con người.
+ Phong trào Khai sáng đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn như Vônte, Rút
xô, Mongtekiơ, Hécđe, Létxanh...
* Giăng Mêliê (1664-1729)
- Giăng Mêliê sinh năm 1664 tại miền SămPanhơ (Pháp) trong gia đình thợ
dệt; ông học trong trường dòng, song chịu nhiều ảnh hưởng các quan điểm triết
học duy vật, vô thần khác nhau.
- Năm 23 tuổi, ông được phong linh mục và hành đạo ở làng Eitơrơpênhi
đến tận cuối đời; rất gần gũi với nông dân.
- Trong những năm cuối đời, ông đã viết “Di chúc của tôi”, có nhiều tư

tưởng XHCN không tưởng.
* Nội dung tư tưởng XHCN của G.Mêliê
13


- Phê phán xã hội đương thời
+ Có quá nhiều kẻ ăn bám, sống phè phỡn trên lưng người lao động.
+ Ông lên án mọi tội ác trên đời, những bất công, những vụ cướp đoạt đều
do bọn vua quan gây ra, xuất phát từ lòng tham, thói ích kỷ và sự độc ác của
chúng.
+ Ông nguyền rủa tình trạng bất bình đẳng xã hội, sự phân chia đẳng cấp
nguyên nhân do chính con người gây ra. “Con người sinh ra không phải đã là ông
hoàng bà chúa, tất cả mọi người sinh ra đều cùng một bản chất của tạo hóa”.
+ Nguồn gốc của mọi bất công, tội ác, chiến tranh, bất hạnh... là do chế độ tư
hữu gây ra.
+ Ông đòi hỏi quần chúng phải lật đổ và thủ tiêu ách thống trị của vua quan
và tất cả bọn bóc lột, áp bức bằng con đường đấu tranh bạo lực; không thoả hiệp
với các giai cấp thống trị.
- Dự kiến mô hình xã hội tương lai
+ Về kinh tế:
. Xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về ruộng đất và mọi của
cải.
. Xã hội được tổ chức như một gia đình thống nhất. Mọi của cải được quản
lý chung, mọi người được cấp lương thực, được mặc, được nhà ở và tư liệu sinh
hoạt khác nhau.
. Phân phối theo nhu cầu, bảo đảm cho cuộc sống của mỗi người một cách
bình quân, nếu họ làm việc có ích và khéo san sẻ.
+ Về chính trị xã hội
. Xây dựng tình đoàn kết, sự liên minh của các cộng đồng xã hội và dân tộc
vì lợi ích chung của các dân tộc.

. Hiệu triệu quần chúng đứng lên đấu tranh, thực hiện bình đẳng xã hội.
* Ý nghĩa

Câu 9: Nội dung tư tưởng XHCN không tưởng của Môrenly thế kỷ
XVIII? Rút ra ý nghĩa?
* Hoàn cảnh lịch sử nước Pháp thế kỷ XVIII (8)
* Ph.răngxoa Morenly
- Tiểu sử của Morenly chưa rõ ràng.
- Tác phẩm nổi tiếng là “Bộ luật tự nhiên”, xuất bản năm 1755 ở Amxtecđam
(Hà Lan) và đến 1841 được tái bản.
14


* Nội dung tư tưởng XHCN của Ph.răngxoa Morenly
- Ông mong muốn xây dựng quan điểm cộng sản không tưởng trên cơ sở lý
thuyết về quyền bình đẳng tự nhiên mà ban đầu là trạng thái thiên đường nguyên
thủy sau đó là một quá trình sai lầm, cuối cùng là tỉnh ngộ lại và muốn quay lại
trạng thái ban đầu nhưng có ý thức (ca ngợi chế độ CSNT)
- Ông chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu, cho đây là nguồn gốc của mọi tai
họa “ Ở đâu có quyền tư hữu ở đó sẽ có nguy hiểm”, “ ở bất cứ xã hội nào… quyền
tư hữu là tai họa”
- Mô hình xã hội tương lai
Về kinh tế:
Tư tưởng về kinh tế phác họa lên trên cơ sở quan điểm của ông về “thời đại
hoàng kim” đã từng tồn tại trong lịch sử nhân loại. Đó là chế độ công xã nguyên
thủy.
Về chính trị:
+ Thành lập chế độ cộng hoà dân chủ.
+ Nhà nước phải quản lý, điều tiết mọi hoạt động sản xuất, phân phối của cải
và duy trì được các lĩnh vực đời sống xã hội ổn định, hài hoà.

+ Cần thiết phải có luật pháp; cần thay thế các luật lệ cũ bằng những bộ luật
mới, trên cơ sở kế thừa những tập quán cũ của “thời đại hoàng kim” và bổ sung
những nội dung mới.
+ Con đường biện pháp thực hiện các dự án xã hội mới bằng cách giáo dục,
thay đổi luật lệ; nhà cầm quyền, những kẻ giàu có biết điều, có đạo đức, lương tâm,
mọi người phải có học thức.
Như vậy, Môrenly có những tư tưởng tiến bộ, phê phán chế độ tư hữu, để xoá bỏ
nó, thiết lập chế độ công hữu, thức tỉnh con người sống hướng thiện và nhân ái, song có
tính duy tâm chủ quan, tư tưởng hết sức mơ hồ.
* Ý nghĩa

Câu 10: Nội dung tư tưởng XHCN không tưởng của Giắccơ Babớp thế
kỷ XVIII? Rút ra ý nghĩa?
* Hoàn cảnh lịch sử nước Pháp thế kỷ XVIII (8)
* Grắccơ Babớp (1760-1797)
- Grắccơ Babớp sinh 1760, trong gia đình công nhân nghèo.
- Babớp tích cực tham gia vào cuộc Cách mạng Pháp 1789.
- Phái Babớp đã xuất bản hai tạp chí "Diễn đàn nhân dân" và "Người khai
sáng", đề ra "Tuyên ngôn của những người bình đẳng" để tuyên truyền những tư
tưởng cộng sản.
* Nội dung tư tưởng XHCN không tưởng của G.Babớp
15


- Babớp chịu ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII,
tư tưởng của Giăng Mêliê, Morenly, với khuynh hướng cực tả của cách mạng
Pháp.
- Babớp là người đầu tiên trong lịch sử cận đại đã cố gắng biến CNXH từ
quan niệm tư tưởng thành vấn đề thực tiễn cách mạng.
+ Ông đã vạch ra một cương lĩnh hành động cách mạng, với kế hoạch và các

biện pháp cụ thể để có thể thực hiện được các tư tưởng cộng sản, cải thiện tình
cảnh của người nghèo và trấn áp các hành động chống đối của các lực lượng phản
cách mạng.
+ Sự cần thiết phải thực hiện nền chuyên chính cách mạng của những người
lao động: tước đoạt tài sản của giai cấp bóc lột; "cần phải dùng bàn tay sắt để trấn
áp mọi kẻ thù".
- Bước đầu chỉ ra được luận điểm về ĐTGC.
+ Ông cho rằng lịch sử là cuộc đấu tranh giữa bình dân và quí tộc, giữa người giàu
và người nghèo, giữa người chủ và tôi tớ, giữa kẻ no và người đói.
+ Ông còn dự báo tiến trình của quá trình cách mạng phải đi đến cùng, đến
cuộc cách mạng vĩ đại hơn.
- Mô hình xã hội mới:
+ Nền tảng kinh tế là chế độ công hữu, toàn bộ ruộng đất, của cải trên lãnh thổ đất
nước đều thuộc về toàn dân.
+ Nền sản xuất xã hội được tổ chức tập trung, chính quyền nhà nước trực
tiếp xác lập kế hoạch sản xuất, phân phối sản phẩm và tiêu dùng của xã hội và điều
tiết việc thực hiện các kế hoạch đó.
+ Trong xã hội chỉ những người lao động có ích cho tổ quốc mới có quyền
thống trị.
+ Mọi người đều phải lao động;
+ Thực hiện nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.
+ Công dân được nhận từ xã hội những thứ cần thiết để thoả mãn nhu cầu cơ
bản của mình. Xã hội phân phối sản phẩm cho mọi người theo phương châm "phải
chăng, chân thật".
+ Nhà nước kêu gọi công dân tự nguyện hiến tài sản cho công xã; thủ tiêu
quyền thừa kế tài sản; tài sản của người chết phải chuyển vào công xã.
+ Việc tước đoạt tài sản của những người chiếm hữu lớn tư liệu sản xuất sẽ tiến
hành dần dần, từng bước, chứ không thể và không nên tước đoạt ngay.
=> Những hoạt động chính trị thực tiễn và dự án những biện pháp cách
mạng của phái Babớp là khuynh hướng cộng sản trong thực tế, phản ánh nhu cầu

của tầng lớp vô sản đang trong quá trình hình thành và bị cuốn vào cuộc cách
mạng tư sản.
* Ý nghĩa
Câu 11: Tư tưởng XHCN không tưởng phê phán của Hăngri Xanhximông?
Ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc ĐTGC ở nước ta hiện nay?
* Hoàn cảnh lịch sử châu Âu cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
Về chính trị
- Cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX Tây Âu đầy biến động chính trị; đấu
tranh gay gắt giữa các thế lực phong kiến với GCTS và các tầng lớp vô sản, tiểu tư
sản, nông dân, thợ thủ công, tiểu thị dân...
- Cách mạng dân chủ tư sản nổ ra và giành thắng lợi:
+ Cách mạng tư sản Anh 1642 – 1649 không triệt để
16


+ Cách mạng dân chủ tư sản Mĩ 1776 nhà nước tư bản xuất hiện
+ Cách mạng dân chủ tư sản Pháp 1789 nền cộng hoà 1 ra đời mở đầu thời
đại TBCN
Về kinh tế
- Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX phương thức sản xuất TBCN đã được
hình thành và bắt đầu phát triển ở châu Âu.
- GCTS tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần I; Cuộc cách mạng công
nghiệp đã diễn ra ở nước Anh (1875 – 1820); ở Pháp (1820-1860); phương thức
sản xuất TBCN ra đời nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại; Biến lao động
thủ công thành lao động cơ khí máy móc
Về xã hội
- Giai cấp vô sản ra đời và ngày càng lớn mạnh không ngừng
- Giai cấp tư sản bóc lột công nhân dã man, ngay cả với trẻ em
- Sự ra đời, phát triển của CNTB ngay từ đầu đã đày ”máu và bùn nhơ”
- Gây nên tình trạng “cừu ăn thịt người” như TomátMorơ miêu tả

- Từ hiện thực xã hội vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã làm CNXH
không tưởng ở Tây Âu đã phát triển đến đỉnh cao của nó – CNXH không tưởng phê
phán. Với những đại biểu kiệt xuất của thời kỳ này là Xanhximông, Phuriê (Pháp) và
Ôoen (Anh).
* CLô- đơ Hăng-ri Ru- vơ Roa-đơ Xanh-xi-mông (1760 -1825)
- Xanh-xi-mông xuất thân trong một gia đình quý tộc Pháp, được học hành chu
đáo, kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực như triết học, sử học, kinh tế học...
- Năm 17 tuổi ông tham gia quân dịch và tham gia chiến đấu trong cuộc chiến
tranh giành độc lập của Hoa kỳ, đến năm 1783 ông về nước. Trong thời kỳ cách mạng
tư sản Pháp ông gia nhập phái Gia cô banh.
- Khoảng từ năm 1797 Xanh-xi-mông lưu tâm đến khoa học: nghe giảng ở
trường đại học, nghiên cứu ở thư viện, đi thăm Anh và Đức vì mục đích học tập.
Ông bắt đầu cầm bút vào những năm đầu thế kỷ XIX.
Các tác phẩm chủ yếu của Xanh-xi-mông gồm có :
- “Những bức thư của một người ở Giơnevơ gửi những người cùng
thời”(1802);
- “Khái luận khoa học về con người” (1813 -1816);
- “Tác phẩm về vạn vật hấp dẫn” (1813-1822);
- “Những bức thư gửi một người Mỹ” (1817);
- “Bàn về hệ thống công nghiệp” (1821);
- “Sách hỏi đáp của các nhà công nghiệp” (1823 -1824);
- “Đạo Cơ đốc mới” (1825)....
* Nội dung tư tưởng XHCN không tưởng của Xanhximông
- Tư tưởng về sự phát triển xã hội
+ Xanhximông coi sự phát triển của lịch sử có tính quy luật khách quan,
trong đó vai trò của khoa học, sản xuất công nghiệp gắn liền với CNTB có ý nghĩa
rất quan trọng.

17



+ Ông cho rằng mỗi chế độ xã hội đều là một bước tiến trong lịch sử, trong
đó sự tiến bộ của tri thức khoa học, của đạo đức và tôn giáo là động lực phát triển
của xã hội.
+ Xanhximông đã chỉ ra vai trò và mối quan hệ giữa cách mạng khoa học và
cách mạng chính trị: “Lịch sử cho thấy rằng, các cuộc cách mạng khoa học và cách
mạng chính trị xen kẽ nhau, rằng chúng lần lượt khi là nguyên nhân, khi là kết quả
của nhau”.
- Quan niệm về giai cấp, theo Xanhximông có 2 thành phần:
Ông là người đầu tiên đề cập và luận giải cho lý thuyết về giai cấp và xung
đột giai cấp.
+ Những kẻ ăn không ngồi rồi bao gồm quí tộc, thầy tu và tất cả những kẻ
không tham gia sản xuất và buôn bán sống bằng lợi tức mới phất lên.
Ông vạch trần những điều bất hợp lý của xã hội tư bản.
Trong tác phẩm đầu tiên “Những bức thư của một người bạn ở Giơnevơ gửi
những người cùng thời”, ông phê phán: người nghèo lại phải rộng lượng với người
giàu, những người không có năng lực lại điều khiển những người có năng lực, kẻ
vô đạo đức lại lên mặt dạy đời cho những người dân lương thiện.
+ Thành phần các nhà công nghiệp - những người lao động gồm: công nhân,
nông dân, chủ xưởng, nhà buôn, nhà ngân hàng và cả các nhà khoa học và nghệ sỹ.
+ Cuộc cách mạng Pháp theo Xanhximông không chỉ là cuộc đấu tranh giữa
giai cấp quí tộc và GCTS mà là cuộc đấu tranh giữa giai cấp quí tộc, GCTS và
những giai cấp không có của. (Ông đã chia xã hội Pháp trước khi CMTS nổ ra năm
1789 thành 3 giai cấp: Quý tộc, nhà TS, nhà công nghiệp. Ông cho rằng, giai cấp
những nhà công nghiệp là giai cấp có trí tuệ và chỉ có nó mới có năng lực quản lý đất
nước)
+ Xanhximông quan tâm, bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động, công khai
công bố mục tiêu đầu tiên của xã hội là cải thiện đời sống cho “giai cấp đông nhất và
nghèo khổ nhất”.
- Mô hình xã hội tương lai

+Theo Xanhximông sự ra đời của xã hội mới sẽ là kết quả tất yếu hợp qui
luật của lịch sử trước đó.
+ Xã hội tương lai xây dựng trên cơ sở nền đại công nghiệp có tổ chức khoa học
và có kế hoạch, nhưng vẫn duy trì chế độ tư hữu và các giai cấp.
+ Vai trò thống trị trong xã hội là thuộc về khoa học và công nghiệp, các nhà
khoa học và các nhà công nghiệp.
+ “Trong xã hội tất cả mọi người đều phải lao động”, xã hội phải bảo đảm
cho mọi người quyền được lao động, tính chất ăn bám của các tập đoàn thống trị
xã hội bị xoá bỏ.
+ Ông quan niệm xã hội như một xưởng lớn, mỗi người làm việc bằng khả
năng của mình.
+ Địa vị con người không phải do nguồn gốc xuất thân mà do năng lực của
họ quyết định; vị thế xã hội và thu nhập của mỗi người phải tỷ lệ với năng lực và
sự cống hiến của họ.
- Quan niệm về vai trò chính trị, nhà nước trong xã hội mới
18


Xanhximông cho rằng: chính trị chỉ là khoa học về sản xuất và dự báo chính
trị sẽ bị kinh tế nuốt mất.
Trong xã hội tương lai, việc quản lý con người sẽ bị thay thế bằng việc chi
phối tài vật và chỉ đạo sản xuất.
- Hạn chế:
+ Ông không hiểu được vai trò lịch sử của GCVS mà chỉ mới phản ánh sự đối
lập giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đang ở trong quá trình phát sinh của nó.
+ Không phát hiện quy luật vận động phát triển của lịch sử.
+ Ông không thấy cách mạng là phương thức để cải tạo xã hội cũ, mà còn
ngây thơ tin vào việc tuyên truyền vận động hoà bình để làm chuyển biến xã hội
hiện tại thành xã hội XHCN tương lai.
* Ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc ĐTGC ở nước ta hiện nay?

Câu 12: Những giá trị lịch sử và hạn chế trong tư tưởng XHCN phê
phán không tưởng của Sáclơ Phuriê? Rút ra ý nghĩa?
* Hoàn cảnh lịch sử Châu Âu cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX (12)
* Ph răng-xoa Ma-ri Saclơ Phuriê (1772-1837)
- Phuriê sinh ở thành phố Bê đăng xông, trong một gia đình tư sản.
- Từ nhỏ ông đã theo bố buôn bán và đã từng làm kế toán, thủ quĩ, người phân
phát văn thư, người chào hàng và người kinh lý thị trường chứng khoán.
- Ông đã chứng kiến và am hiểu những thủ đoạn xảo trá và tàn nhẫn của bọn
tư sản bóc lột người lao động và cạnh tranh giữa chúng với nhau.
- Ông căm ghét cái thế giới con buôn và đầu cơ ấy, đến mức ông coi tất cả
mọi quan hệ xã hội đương thời đều là sự mua bán phổ biến.
Đó là những tài liệu phong phú sinh động giúp cho Phuriê hiểu bản chất chế độ xã
hội tư bản thối nát ngay khi vừa mới được sinh ra.
Những tác phẩm chính
- “Lý luận về bốn thứ vận động và những vận mệnh phổ biến” (1808);
- “Lý luận về sự thống nhất phổ biến”(1822);
- “Thế giới công nghiệp mới và thế giới xã hội mới”(1829).
* Nội dung tư tưởng xã hội chủ nghĩa
- Quan niệm về lịch sử phát triển xã hội loài người
Điều vĩ đại nhất của Phuriê là quan niệm của ông về lịch sử xã hội. Ông coi
xã hội loài người phát triển theo kiểu bậc thang gồm có:
+ Thời kỳ mông muội (trước khi có hoạt động sản xuất).
+ Thời kỳ sản xuất manh mún, lừa đảo, đáng chán ghét gồm:
Chế độ phụ quyền: sản xuất nhỏ;
Thời kỳ dã man: sản xuất trung bình;
Thời kỳ văn minh: sản xuất lớn (là xã hội tư sản bắt đầu từ thế kỷ XVI)
+ Sản xuất XHCN, chân thực, hấp dẫn gồm các giai đoạn:
Chế độ bảo đảm, nửa liên hợp;
Chế độ XHCN liên hợp giản đơn;
Chế độ hài hoà liên hệ phức tạp;

- Phê phán xã hội sâu sắc xã hội tư sản.

19


+ Ông lột trần cảnh khốn cùng của những người lao động trong xã hội tư sản. Những
người lao động làm ra sản phẩm thì được hưởng quá ít còn những kẻ không làm thì được
hưởng quá nhiều.
+ Ông phê phán quan hệ hôn nhân tư sản, đấu tranh cho địa vị bình đẳng của
phụ nữ trong xã hội. Ông quan niệm: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo tự
nhiên của sự giải phóng xã hội.
+ Xã hội tư sản vận động trong vòng luẩn quẩn, không thể khắc phục được
các mâu thuẫn vốn có:Trong xã hội văn minh, “sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản
thân sự thừa thãi”.
- Quan niệm về giai cấp
+ Ông chia xã hội ra làm hai đẳng cấp cơ bản: đẳng cấp người giàu và đẳng
cấp người nghèo.
+ ĐTGC, “chiến tranh huynh đệ tương tàn của các giai cấp” là điều bất hạnh
lớn nhất đối với loài người.
+ Theo Phuriê trật tự XHCN không thiết lập sự bình đẳng xã hội nhưng sẽ
dẫn đến sự hợp tác giữa các giai cấp trong những liên hợp sản xuất và những tổ
chức xã hội khác của chế độ hoà hợp và sẽ có khả năng “thoả mãn tất cả mọi giai
cấp”.
- Động lực phát triển xã hội
+ Khẳng định vai trò của môi trường và giáo dục đối với việc đào tạo con người.
+ Ông cho rằng mọi dục vọng và mọi đam mê của con người đều tốt đẹp.
Với triết lý Không phải con người hư hỏng mà cái xã hội anh ta sống mới hư hỏng.
Vì vậy, cần tạo ra chế độ xã hội góp phần thoả mãn đầy đủ, phát hiện và phát huy
các dục vọng của con người.
+ Ông chia dục vọng của con người thành ba nhóm:

Nhóm dục vọng vật chất hoặc dục vọng của 5 giác quan
Nhóm dục vọng tình cảm gồm: tình yêu, tình bạn, lòng yêu gia đình và lòng
hiếu thắng.
Nhóm dục vọng tối cao gồm dục vọng thi đua hoặc muốn mưu kế; dục vọng
sáng tạo hoặc nhiệt tình.
+ Tổng cộng có 12 dục vọng. Tác động tổng hợp của ba dục vọng tối cao dẫn
đến sự hài hoà. Sự phát triển đầy đủ các dục vọng của con người tạo thêm dục vọng thứ
13 nữa là dục vọng hài hoà.
+ Muốn xã hội phát triển phải kích thích, tác động dục vọng.
- Phác hoạ mô hình xã hội tương lai
+ Xã hội mới phát triển qua hai giai đoạn từ giai đoạn xã hội bảo thủ tiến tới
giai đoạn hài hoà. Thiết lập chế độ xã hội hài hoà có sự thống nhất hài hoà giữa lợi ích
cá nhân với lợi ích tập thể; đưa con người ra khỏi trạng thái hỗn loạn, nhổ tận gốc
nghèo khổ và tội ác trên toàn thế giới.
+ Tổ chức xã hội, sản xuất: tế bào của xã hội tương lai là các Fa lăng giơ gồm:
Qui mô của nó chừng 1620 người.
Một vài tổ sản xuất (hiệp hội sản xuất), trong đó mọi người đều có quyền lao
động, được bố trí phù hợp với khả năng và sở trường.
Lao động sẽ được thay đổi hình thức, sẽ trở thành nhu cầu, năng suất cao và
dồi dào vật chất.
+ Sự phân phối trong Falănggiơ được thực hiện theo lao động và tài năng.
+ Ông mô tả chi tiết “kiến trúc” một Falănggiơ: Ở tập thể, ăn uống công
cộng sẽ bảo đảm theo thị hiếu và khẩu vị của mọi người. Nấu ăn được coi là nghệ
thuật và trở thành: “khoa học dinh dưỡng” dựa trên thành tựu hoá học, nông học, y
học và khoa nấu nướng.
- Vấn đề xã hội
20


+Về quan hệ tình yêu - hôn nhân Phuriê chủ trương: Quan hệ tình yêu hôn nhân

gia đình đa dạng nhiều vẻ; ông đề ra cho Fa lăng giơ XHCN ba loại yêu đương: Vợ chồng, người theo gái và người theo trai, nhân tình.
+ Phuriê rất quan tâm việc giải phóng phụ nữ, là người đầu tiên tuyên bố, trình
độ giải phóng phụ nữ là thước đo tự nhiên của sự giải phóng chung.
- Hạn chế
Học thuyết XHCN của Phuriê còn chứa đầy mâu thuẫn:
+ Ông thừa nhận tồn tại tư hữu tư sản dưới những hình thức cổ phần
+ Ông phản đối phương pháp đấu tranh cách mạng để cải tạo xã hội;
+ Ông phủ định mọi hình thức dân chủ đã có trong lịch sử, cho rằng, dưới xã
hội văn minh, dân chủ chỉ là một điều ảo tưởng.
+ Ông có ý định và hy vọng thực hiện các dự án XHCN bằng cách tuyên truyền,
thuyết phục và kêu gọi giai cấp có của (tư sản) ủng hộ để thực hiện.
Ăngghen đã nhận xét: “Càng phẫn nộ đối với sự bóc lột, GCCN không thể
tránh khỏi trong phương thức sản xuất ấy thì nó lại càng không thể hiểu rõ sự bóc
lột ấy là ở chỗ nào và sinh ra như thế nào”.
* Ý nghĩa
Câu 13: Những giá trị lịch sử và hạn chế trong tư tưởng XHCN phê
phán không tưởng của Rôbớc Ôoen? Rút ra ý nghĩa?
* Hoàn cảnh lịch sử châu Âu cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX (12)
* Rôbớc Ô-Oen (1771-1858)
- Sơ lược tiểu sử: Ông sinh ra trong một gia đình tiểu thủ công nước Anh. Là
người có tài về năng lực tổ chức quản lý. Năm 1787 ông sống ở Mansetxto, và tự
khẳng định nghề nghiệp của mình. Năm 20 tuổi ông có nhiều cải tiến kỹ thuật ứng
dụng vào sản xuất và ít lâu sau trở thành giám đóc nhà máy công ty kéo sợi. Năm
1824, ông sang Mỹ thực hiện dự án của mình ở bang Indiana. Năm 1839, ông về
nước khi của cải đã khánh kiệt và tiếp tục hoạt động trong phong trào công nhân.
- Tác phẩm chính: “Nhận xét về ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp”,
“Luật công xưởng”.
* Những tư tưởng lớn của Rôbớc Ô-Oen:
- Hoạt động thực tiễn có tính “XHCN kiểu mẫu”:
Ông tiến hành thí nghiệm có một không hai ở Nui-la-nác: Là một nhóm công

xưởng ở Xcốtlen, lúc này ông là giám đốc nhà máy kéo sợ cỡ lớn, tuần tự từng
bước cải tổ, hợp lý hoá sản xuất, còn thực hiên nhiều biện pháp mang tính nhân
đạo từ thiện như xây dựng nhà ở, trường học, nhà trẻ, lập quỹ bệnh viện, rút ngắn
ngày lao động từ 14 xuống còn 10 giờ rưỡi, cải thiên đồng lương...
Ông quan tâm giáo dục thế hệ trẻ, mở trường học mới rèn luyện tính cách,
giáo dục từ nhà trẻ đến 17 tuổi.
- Quan niệm về tính cách của con người: Là sản phẩm của cấu tạo tự nhiên
của họ, mặt khác là sản phảm của hoàn cảnh của môi trường xã hội mà họ sống
trong đó suốt đời.
- Phủ nhận và lên án chế độ tư hữu một cách toàn diện và sâu sắc. Theo ông:
“Chế độ tư hữu đã và đang là nguyên nhân của vô số tội phạm tai họa mà con
21


người phải chịu đựng” và ông khẳng định: chế độ tư hữu cần được thay bằng chế
độ công hữu.
- Tư tưởng về hệ thống chế độ công hữu: Ông cho rằng: Nếu có một chế độ xã
hội tổ chức hợp lý, có khoa học, có máy móc thì chế độ tư hữu hoàn thoàn không cần
thiết ở đây nữa; Nếu có một chế độ công hữu sẽ không còn mâu thuẫn đối kháng về lợ
ích giữa người với người và giữa các dân tộc.
- Tư tưởng xoá bỏ chế độ tư hữu của ông gắn liền với sự phê phán chế độ
hôn nhân tư sản và tổ chức giáo hội.
Như vậy: Ô Oen đã đặt lý tưởng của mình không chỉ dựa trên cơ sở triết học
mà còn dựa trên cơ sở kinh tế. Vì vậy, có thể nỏiằng thế giới quan của ông đã le lói
yếu tố duy vật lịch sử.
Hạn chế: Ông không chủ trương xoá bỏ xã hội cũ bằng con đường bạo lực
cách mạng; Xây dựng xã hội mới bằng tuyên truyền giải thích về những chân lý.
* Ý nghĩa
Câu 14: Những giá trị lịch sử và hạn chế của CNXH không tưởng trước
Mác? Làm rõ nguyên nhân hạn chế, rút ra ý nghĩa thực tiễn?

* Giá trị lịch sử
- Đã phê phán ngày càng sâu sắc, toàn diện CNTB và phủ nhận nó từ khi
mới ra đời.
Tomatmorơ: Phê phán kịch liệt chế độ quân chủ chuyên chế, lên án chính
sách xâm lược của bọn vua chúa, nhấn mạnh hiện tượng ghê tởm của quá trình tích
lũy ban đầu tư bản với hình ảnh “cừu ăn thịt người”.
Xanhximông: Vạch trần điều bất hợp lý trong xã hội tư bản bởi lẽ nó gây ra
tình trạng vô chính phủ, tàn phá xã hội. Đó là một xã hội đầy rẫy những đặc quyền,
đặc lợi với bao nghịch cảnh xã hội mà người nghèo phải thương lượng với người
giàu, kẻ vô đạo đức lên mặt dạy đời người dân lương thiện, kẻ lớn nhất đi trừng trị
những lỗi lầm nhỏ.
- Chỉ ra chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là nguyên nhân của mọi tội lỗi và
tệ nạn xã hội; cần phải xoá bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất.
Ô-Oen: “Chế độ tư hữu đã và đang là nguyên nhân của vô số tội phạm và tai
họa mà con người phải chịu đựng”.
- Đưa ra mô hình xã hội tương lai khá toàn diện trên các lĩnh vực như kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội...
- Dự kiến nhiều ý định tốt đẹp cho xã hội tương lai (Đã nêu lên nhiều luận
điểm có giá trị, nhiều dự đoán thiên tài về sự phát triển của xã hội tương lai) Đó là:
Xóa bỏ áp bức bóc lột; Giải phóng phụ nữ; Giáo dục con người; Phân phối theo lao
động; Sự tự tiêu vong của nhà nước CCVS.
Tomatmorơ: Xã hội không tưởng là một khối thống nhất dựa trên chế độ
công hữu về ruộng đất và tư liệu sản xuất.
Xanhximông: Có nhận xét sâu sắc về giai cấp và ĐTGC, hay tư tưởng xóa
bỏ giai cấp và nhà nước. Ông cho rằng: chính trị chẳng qua chỉ là khoa học về sản
xuất, sớm muộn cũng sẽ bị kinh tế nuốt mất.
Phuriê: Đã phác họa bức tranh lịch sử qua các giai đoạn: Mông muôi  dã man
 gia trưởng  văn minh. Tư tưởng về giải phóng phụ nữ: Trình độ giải phóng phụ
nữ là thước đo chính xác, tiêu chí để xem xét xã hội đó.

22


Ô-Oen: Đánh giá ý nghĩa lịch sử của sự phát triển LLSX trong thời đại cách
mạng công nghiệp, ông cho rằng: LLSX đang chín muồi trong lòng xã hội, cuối
cùng cũng sẽ dẫn đến sự cải tạo xã hội; Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là nét nổi
bật của xã hội tương lai. Đặc biệt ông đã thực nghiệm lý tưởng XHCN của mình
bằng cách xây dựng các công xã lao động trong các xí nghiệp - đó là chế độ công
hữu.
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động, là tiếng chuông
báo hiệu sự tất yếu diệt vong của CNTB. Góp phần thực tỉnh tinh thần đấu tranh của
quần chúng lao động lao khổ và thúc đẩy xã hội tiến lên.
Tư tưởng của các nhà không tưởng đẫ vạch trần bản chất áp bức, bóc lột của giai
cấp thống trị, chỉ ra được nguồn gốc của nó là chế độ tư hữu.
+ Trong điều kiện xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, tình trạng
áp bức bóc lột đã làm cho nỗi khổ cực của quần chúng lao đông ngày càng tăng.
+ Lúc đầu người ta không hiểu nguyên nhân của tình trạng đó, nhưng dần
người ta mới nhận thức rằng chế độ tư hữu là nguồn gốc của sự bất công, mọi tội
lỗi của xã hội.
+ Hoặc lúc đầu người ta mới chỉ vẽ ra một xã hội lý tưởng hay mang nặng
màu sắc tôn giáo, nhưng dần đã tiến tới nhận thức yếu tố sản xuất mới là cái quyết
định cho sự ra đời xã hội mới.
+ Từ chỗ kêu gọi lòng từ thiện của mọi người đã tiến tới nhận thức rõ ràng
hơn là chỉ có đấu tranh thủ tiêu chế độ tư hữu, lật đổ giai cấp thống trị của giai cấp
bóc lột và tước đoạt tài sản của chúng mới là điều kiện chính trị quyết định để cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Là cơ sở lý luận trực tiếp của CNXH khoa học.
* Hạn chế
- Chưa khám phá ra được bản chất và chưa tìm thấy quy luật vận động của
xã hội loài người.

- Các nhà không tưởng mặc dù đã phát hiện, phê phán và lên án tội ác của xã
hội tư bản nhưng họ không vạch ra được “bức màn bí mật” của tình trạng đó. Có
người còn cho ràng do ý chúa chưa được thực hiện hoặc do ý thức của con người
chưa được thức tỉnh.
- Không thấy được vai trò SMLS của GCCN (đây là hạn chế lớn nhất). Họ
bênh vực người nghèo khổ nhưng chưa trong số họ thấy được vai trò nhân tố cách
mạng trong những người nghèo khổ ấy. Họ chưa tháy được vai trò của GCCN, coi
GCCN cúng như những người lao động khác mà thôi.
- Con đường và biện pháp đưa ra không mang tính cách mạng, koa học để
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Một số cách mà các nhà không tưởng nêu
ra:
+ Làm cho mọi người, nhất là những kẻ cầm quyền biết điều và có học thức,
có đạo đức.
+ Thay đổi các luật lệ cũ bằng các luật lệ mới.
+ Bằng âm mưu của một nhóm người mang tính chất manh động.
+ Kêu gọi lòng hảo tâm của những kẻ quyền quý.
+ Bằng tổ chức mô hình thực nghiệm (Ô-Oen).
* Nguyên nhân của những hạn chế
- Về khách quan:
+ PTSX TBCN mới ra đời chưa phát triển đầy đủ, nền đại công nghiệp chưa
phát triển mạnh mẽ nên nảy sinh mâu thuẫn xung đột và phương pháp giải quyết
chưa chín muồi.
+ Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội còn đang ở trình độ phát triển nhất
định.
23


+ GCCN chưa có đủ năng lực hành động với tư cách là một giai cấp độc lập,
cuộc đấu tranh của học đang ở trình độ tự phát.
- Về chủ quan: Các nhà tư tưởng XHCN thời kỳ này còn chịu ảnh hưởng ít

nhiều của chủ nghĩa duy tâm, phương pháp siêu hình và lập trường của GCTS.
Ăngghen nhận xét: “Hoàn cảnh lịch sử ấy quyết định quan điểm của những
người sáng tạo ra CNXH. Một lý luận chưa thành thục thích ứng với một nền sản
xuất TBCN chưa thành thục với những quan hệ sản xuất chưa thành thục”.
* Ý nghĩa thực tiễn
Câu 15: Phân tích cơ sở khoa học quyết định sự chuyển biến của CNXH
không tưởng thành khoa học trong tác phẩm “Sự phát triển của CNXH từ
không tưởng đến khoa học”? Rút ra ý nghĩa thực tiễn?
* Hoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩm
Xuất xứ tác phẩm
Tác phẩm này do Ăngghen viết tháng 1 đến tháng 3 năm 1880, được in trong
Mác-Ăngghen toàn tập, tập 19, Nxb CTQG, H 1995, Tr 271-333. Tác phẩm được trích
3 chương trong tác phẩm "chống Đuyrinh", tập 20.
Chống Đuyrinh được viết từ 9/1876 đến tháng 6/1878, lúc đầu là những bài
báo đã được đăng trong Tạp chí Đảng công nhân Đức năm 1880 được in thành
sách mỏng.
Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình kinh tế xã hội ở Châu Âu những năm cuối thế kỷ XIX.
Sau thất bại của công xã Pari, trung tâm cách mạng chuyển từ Pháp sang
Đức, Đức lúc này có Đảng mạnh nhất Châu Âu, nhưng Đảng này bị bọn cơ hội
xâm nhập.
Tháng 5/1875 Đảng XHDC Đức và Tổng hội công nhân Đức xáp nhập thành
Đảng công nhân XHCN Đức.
Tổng hội công nhân Đức 1864 do Latxan lãnh đạo
Đảng XHDC Đức 1869 do Bêben và Liếpnếch lãnh tụ phong trào công nhân
lãnh đạo, hai ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của C.Mác và Ăngghen.
Tình hình đó ở Đức xuất hiện nhiều quan điểm lý luận mọc ra như "nấm"
trời mưa, coi sáng tạo ra lý luận là một cái mốt "mập mờ đánh lộn con đen vô trách
nhiệm, bịp bợm dẫn đến chạy theo hư danh một cách điên cuồng" trong số này có
Đuyrinh.

Đuyrinh (1843-1921) là nhà triết học, đồng thời là nhà kinh tế, là trợ giảng
trường đại học. Tư tưởng nổi bật của Đuyrinh là tư tưởng tiểu tư sản phản động.
Do đó những tư tưởng Đuyrinh ảnh hưởng tới phong trào công nhân và phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế. Trong các tác phẩm Đuyrinh ra sức xuyên tạc chủ
nghĩa Mác trên tất cả các bộ phận. C.Mác và Ăngghen đã có những bài viết phê
pháp Đuyrinh để bảo vệ tư tưởng XHCN.
Theo yêu cầu của Pômlaphácgơ con rể C.Mác, Ăngghen soạn lại thành 3
chương trong đó chống Đuyrinh gồm chương 1,2 và 3 thàng một tác phẩm riêng và
24


lấy tên là "Sự phát triển CNXH từ không tưởng đến khoa học". Công việc này
Ăngghen hoàn thành vào tháng 3 năm 1880.
Vào năm 1877-1878 trên những tờ báo tiên tiến, Ăngghen đã cho đăng một
loại các bài phê phán Đuyrinh. Sau đó các bài này được in thành sách "ông
Đuyrinh đảo lộn khoa học" gồm:
Lời tựa
Phần 1: Triết học (từ trang 275-293)
Phần 2: Kinh tế chính trị (từ trang 294-305)
Phần 3: CNXH (từ trang 306-333)
Thông qua tác phẩm Ăngghen đã bảo vệ phát triển những tư tưởng của Mác
trên cả 3 bộ phận.
Tác phẩm trình bày một cách toàn diện hệ thống những tư tưởng của chủ
nghĩa Mác-Lênin
Tác phẩm có ảnh hưởng lớn tới phong trào công nhân vào những năm cuối
thế kỷ XIX.
* Nội dung chính của tác phẩm
Tư tưởng xuyên suốt là thông qua phê phán quan điểm sai trái của Đuyrinh
để luận chứng quá trình chuyển biến của CNXH từ không tưởng đến khoa học
(được trình bày trong phần 1 và phần 2 của tác phẩm). Qua đó rút ra những nhiệm

vụ cơ bản của CNXH ở phần 3 của tác phẩm.
Phần 2, Ăngghen chỉ ra cơ sở khoa học quyết định sự chuyển biến CNXH từ
không tưởng thành khoa học.
Cơ sở triết học: Chủ nghĩa duy vật phát triển từ sơ khai đến hoàn thiện. Từ
Hêracrít đến Đêmôcrít, phép biện chứng của Đềcáctơ, Xpinôra (siêu hình).
Hêracrít mọi vật tồn tại, đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi,
mọi vật đều không ngừng biến hóa, mọi vật đều trong trạng thái không ngừng phát
sinh và chế đi (295).
Đỉnh cao phép biện chứng của thời kỳ này là phép biện chứng của Hêghen,
ông là người tiền bối coi thế giới tự nhiên và lịch sử tinh thần là quan trọng không
ngừng vận động phát triển từ thấp đến cao. Là tiền đề thực tiễn để Mác và
Ăngghen kế thừa phát triển chủ nghĩa duy vật về lịch sử. Nhưng Hêghen là người
duy tâm chủ quan, nghĩa là phải coi những tư tưởng trong đầu óc của mình là
những phản ánh ít nhiều trừu tượng của những sự vật và quá trình thực hiện, ông
lại đảo ngược lại mà coi những sự vật, sự phát triển của những sự vật ấy chỉ là
những phản ánh đã thể hiện ra một ý niệm tuyệt đối nào đó tồn tại ở một nơi nào
đó trước khi có thế giới, như vậy tất cả đều đứng bằng đầu, và mối quan hệ ấy
hoàn toàn bị đảo lộn (300). Ăngghen cho rằng hệ thống của Ăngghen là một cái
thai đẻ non khổng lồ, tuy nó là cái thai cuối cùng trong loại của nó.
Cơ sở kinh tế: Ăngghen đi từ sự phân tích mà tiêu biểu nhất là tư tưởng nhà
kinh tế học Ađamxmit, Ricácđô người Anh. Từ phân tích như vậy Mác và Ăngghen
phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư. Bản chất giá trị thặng dư đó là lao động người
công nhân không được trả công, ông nhấn mạnh - đây là phương thức cơ bản của
CNTB. Sự bóc lột giá trị thặng dư đã bóc trần toàn bộ mâu thuẫn kinh tế trong CNTB
bị che đậy từ trước đến nay.
25


×