Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn thi cao học môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.52 KB, 3 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NỘI DUNG ÔN THI
MÔN THI: SINH HỌC CƠ SỞ
(DÀNH CHO TUYỂN SINH CAO HỌC)
(NGÀNH: SINH HỌC)
GIỚI THIỆU
Đề cương môn thi Sinh học cơ sở này dùng cho việc ôn tập để thi tuyển sinh
sau đại học của khối ngành khoa học tự nhiên. Vì thế, nó phải bao hàm đủ các kiến
thức cơ sở và cập nhật của sinh học, đảm bảo cho các sinh viên sau đại học có
được một trình độ kiến thức chuyên môn đủ rộng tối thiểu về sinh học. Một yêu cầu
tương tự như thế cũng đã được đặt ra từ những năm 70 khi Bộ Đại học và Trung
học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức tuyển nghiên cứu sinh
đi học nước ngoài. Với mục đích như vậy trước đây, các thí sinh dự thi nghiên cứu
sinh phải học những bộ sách chuyên môn khá đầy đủ như các bản dịch Sinh học của
Villy, hoặc Villy và Dethier cùng một số các giáo trình của các lĩnh vực chuyên môn
khác. Để đạt được mục tiêu đó, các thí sinh phải đầu tư khá nhiều thời gian và công
sức.
Ngày nay, với yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học thì việc coi
trọng việc kiểm tra các kiến thức cơ sở là điều rất cần thiết. Vì lẽ đó, chương trình
này tuy không đi sâu hết các lĩnh vực (vì đã có các môn thi chuyên ngành) nhưng
cũng đã phải khái quát đủ các mức độ tổ chức của sinh học từ phân tử, tế bào, cơ
thể đến quần thể và hệ sinh thái cùng các nguyên lý và các quá trình diễn ra trong
thế giới sống. Đó là yêu cầu của trình độ sinh học nâng cao (Advenced Biology).
Đề cương này được biên soạn dựa theo các chương trình hướng dẫn ôn thi
tuyển sinh sau đại học ở các trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội trước đây kết hợp những kinh nghiệm của công tác này trong thời
gian qua.
NỘI DUNG
I. SINH HỌC TẾ BÀO, DI TRUYỀN VÀ TIẾN HOÁ
1. Sinh học tế bào


- Cấu trúc và chức năng của tế bào.
- Tế bào Prokaryota và tế bào Eukaryota.
- Cấu trúc của tế bào vi khuẩn: vách cứng và cấu trúc đơn giản bên trong.
- Cấu trúc của tế bào Eukaryota. Cấu trúc và chức năng của các bào quan.
- Màng sinh chất: Cơ sở lipit và cấu trúc của màng sinh chất. Màng sinh chất
điều hoà các mối tương tác với môi trường.
- Năng lượng và trao đổi chất: hô hấp tế bào và quang hợp.
Di truyền học và lý thuyết tiến hoá
- Sự phân chia tế bào: Cấu trúc của thể nhiễm sắc. Sự phân bào nguyên
nhiễm và chu trình tế bào. Khái niệm về sinh sản hữu tính và sự phân bào giảm
nhiễm.
- Các định luật di truyền Mendel. Di truyền liên kết với giới tính. Lai phân
tích và liên kết gen. Trao đổi chéo và bản đồ di truyền.
- Cơ sở phân tử của di truyền.
- ADN: Vật liệu di truyền. Bản chất hoá học và cấu trúc ADN. Sự sao chép
ADN.
- ARN và sự tổng hợp protein. Gen, Mã di truyền. Phiên mã và dịch mã.
- Di truyền bào quan. Plasmid. ADN tái tổ hợp và tạo dòng vô tính.
- Đột biến: Đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
- Gen trong các quần thể: Tần số gen trong thiên nhiên. Di truyền quần thể.
Khái niệm về sự tiến hoá và sự thích nghi; biến dị và chọn lọc tự nhiên. Tiến hoá:
sự thay đổi bản chất di truyền của quần thể. Các nhân tố ảnh hưởng tới cân bằng di
truyền. Định luật Hardy - Weinberg.
II. SINH HỌC THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
1. Khái quát về Năm giới của thế giới hữu cơ:
- Sinh vật Prokaryota và tế bào Eukaryota và khái quát về hệ thống các Giới
của thế giới sống.
- Vi khuẩn. Dinh dưỡng và trao đổi chất ở vi khuẩn. Vi khuẩn tự dưỡng và
vi khuẩn dị dưỡng. Sinh sản ở vi khuẩn. Vi khuẩn lam.
- Protista. Vị trí của Protista trong các bảng phân loại sinh giới.

- Nấm. Cấu tạo và dinh dưỡng của nấm. Đặc điểm của các ngành
Zygomycota, Ascomycota và Basidiomycota.
- Thực vật, Động vật.
2. Sinh học cơ thể thực vật:
- Tính đa dạng của thực vật. Thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao.
- Chu trình sống của thực vật. Sự xen kẽ thế hệ ở các nhóm thực vật.
- Sự sinh sản ở thực vật có hoa.
- Cấu tạo của rễ và sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Cấu tạo của thân và sự vận
chuyển chất dinh dưỡng ở thực vật. Sự thoát hơi nước và quá trình điều hoà sự
thoát hơi nước. Cơ chế và hiệu quả năng lượng của hô hấp thực vật. Cấu tạo của lá
và sự quang hợp. Pha sáng và pha tối của quang hợp. Điều hoà sự sinh trưởng ở
thực vật. Các nhóm chất điều hoà sinh trưởng.
3. Sinh học cơ thể động vật:
- Tính đa dạng của giới động vật: động vật không xương sống nguyên thuỷ,
thân mềm và giun đốt, chân khớp, da gai và động vật có dây sống. Hệ thống phân
loại động vật có dây sống.
- Tổ chức cơ thể của động vật có xương sống. Mô và cơ quan.
- Hệ tiêu hoá ở người và động vật có xương sống. Tiêu hoá ở miệng, tiêu
hóa ở dạ dày. Tiêu hoá ở ruột. Các enzim tiêu hoá và hoạt động của chúng.
- Hô hấp. Màng và phổi. Tiến hoá của hô hấp từ cá, lưỡng cư, bò sát, chim
và thú. Cấu tạo và cơ chế của hệ hô hấp ở người. Sự vận chuyển và trao đổi khí.
- Hệ tuần hoàn. Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống.
Chức năng của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống, hệ tim, mạch, máu.
- Hệ miễn dịch. Các tế bào của hệ miễn dịch. Kháng nguyên, kháng thể và
bản chất của miễn dịch.
- Các tuyến nội tiết chính và hormon của chúng. Não và sự kiểm tra hệ
thống nội tiết.
- Nơron, xinap, xung thần kinh và sự dẫn truyền. Hệ thần kinh. Sự phát triển
tiến hoá của hệ thần kinh. Tổ chức cơ sở của hệ thần kinh ở động vật có xương
sống. Cấu tạo và chức năng phản xạ của tuỷ sống. Cấu tạo và chức năng của não.

Hệ thần kinh thực vật.
- Thận và chức năng của thận. Sự tiến hoá của thận ở động vật có xương
sống. Chức năng của thận ở động vật có vú.
- Giới tính và sự sinh sản ở động vật có xương sống: cá, lưỡng cư, bò sát và
chim, thú. Cơ quan sinh dục ở người và các hormon sinh dục. Phương pháp tránh
thai và kiểm tra sinh đẻ.
III. SINH HỌC QUẦN THỂ
- Hệ sinh thái và năng lượng trong hệ sinh thái. Xích thức ăn, lưới thức ăn,
bậc dinh dưỡng. Tháp sinh thái.
- Quần thể. Sự biến động và tăng trưởng của quần thể. Các chiến lược sống
còn và các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
- Quần xã và các mối tương tác trong quần xã. Diễn thế sinh thái.
- Chu trình vật chất trong thiên nhiên.
- Sinh quyển và địa lý sinh vật. Các khu sinh vật (biôm). Sự tiến hoá của các
vùng địa lý sinh vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Philips. W.D. & Chilton T. J. Sinh học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 (A-level
Biology. Oxford University Press, 1991, Bản dịch).
2. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân, Cơ sở di truyền học, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1994.
3. Sinh học (1, 2, 3), Bài giảng giáo trình Sinh học đại cương ở Đại học quốc gia
Hà Nội (1995 - 1997).
Những người biên soạn
Nguyễn Bá, Phan Cự Nhân, Vũ Văn Vụ

×