Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty cổ phần dệt May xuất khẩu Thành Công tại Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.4 KB, 61 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
(Nghiên cứu định tính- Lớp tại chức)
Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với quá
trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra sự cạnh tranh về mọi mặt ngày
càng gay gắt và quyết liệt. Sức ép của hàng nhập lậu, của người tiêu dùng, của
hàng nước ngoài buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết
sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản
phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định đến sự thành
bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp
nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung.
Từ khi thành lập, công ty tồn tại trong một thời gian dài của chế độ bao
cấp cũ, với chế độ hạch toán tập trung, Nhà nước cấp nguyên liệu vật tư đầy đủ
và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sản xuất ra. Do vậy, trong giai đoạn này, công tác
chất lượng sản phẩm không được chú trọng nhiều. Sản phẩm chỉ đạt được ở mức
chấp nhận được nhưng vẫn tiêu thụ hết. Thêm vào đó, công ty chỉ quan tâm đến
năng suất lao động, số lượng sản phẩm sản xuất ra hơn là vấn đề nâng cao chất
lượng. Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, công ty đã gặp rất nhiều khó
khăn do việc thị trường các nước Đông Âu tan rã, chất lượng kém không thể
cạnh tranh được. Do đó, Ban Giám đốc công ty đã đề ra đường lối chiến lược
phát triển cho công ty nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tình hình mới.
Điều này thể hiện rất rõ qua việc công ty phấn đấu áp dụng thành công hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và triết lí kinh doanh của công ty: “Để hội
nhập tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, chất lượng là mục tiêu,
mối quan tâm hàng đầu đối công ty. Để gìn giữ và phát triển mối quan hệ bạn
hàng, công ty cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng của
khách hàng”.
Như vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm ở công ty là một vấn đề vô cùng
quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy qua quá trình thực tập tại công
ty từ thực tế công ty và việc vận dụng những kiến thức đã học được vào trong
công việc, em đã chọn đề tài:"Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng
sản phẩm ở Công ty cổ phần dệt May xuất khẩu Thành Công tại Thái Bình"


đề viết luận văn này.

1


Báo cáo gồm có 3 chƣơng:
Chương I: Cơ sở lý luận về sản phẩm
Phần II: Thực trạng về chất lượng sản phẩm tại công ty dệt may xuất
khẩu Thành Công trong thời gian qua
Phần III: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cho công ty dệt may
xuất khẩu Thành Công tại Thái Bình

2


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm
1.1.1.1 Khái niệm
Sán phẩm (product) là cái chúng ta cung ứng cho khách hàng nhằm
thoả mãn một nhu cầu mong muốn nào đó sản phẩm theo nghóa rộng là tập
hợp của các thuộc tính hữu hình và vô hình, bao gồm: bao gói màu sắc, giá
cả, chất lượng, thương hiệu cộng với dòch vụ và tiếng tăm của người bán.
Như vậy, bất cứ một sự thay đổi nào, dù là nhỏ, trong đặc điểm (thành phần,
kiểu dáng, màu sắc, kích thước, bao bì ...) đều tạo ra một sản phẩm mới và
mang lại cho người bán một cơ hội mới để tiếp cận thò trường.
1.1.1.2. Phân loại sản phẩm
Có nhiều cách phân loại sản phẩm khác nhau:
- Theo tính hữu hình tức là khả năng sờ thấy được, sản phẩm được chia

thành sản phẩm hữu hình hay hàng hoá và sản phẩm vô hình hay dòch vụ.
- Theo mức độ lâu bền, sản phẩm được chia thành hàng lâu bền và
hàng không lâu bền hay vật mau hỏng.
- Theo đối tượng và mục đích sử dụng, sản phẩm được chia thành sản
phẩm tiêu dùng (các cá nhân và hộ gia đình mua để sử dụng không với mục
đích kinh doanh) và sản phẩm công nghiệp (các tổ chức mua để sử dụng cho
hoạt động của họ và để kinh doanh).
Một sản phẩm có thể thuộc về cả sản phẩm tiêu dùng lẫn sản phẩm
công nghiệp như máy vi tính có thể được cá nhân và tổ chức cùng mua. Chỗ
ngồi trên một chuyến bay có thể là sản phẩm tiêu dùng đối với một lữ khách,
nhưng là sản phẩm công nghiệp đối với một đại diện bán hàng của một công
ty. Một chai dầu gội đầu đối với hộ gia đình là sản phẩm tiêu dùng, nhưng
khi được phân phối tới siêu thò thì nó là sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, với
cùng một sản phẩm, doanh nghiệp thường phải phát triển các chương trình
marketing khác nhau để đònh hướng đến các khách hàng khác nhau.
3


1.1.2 Khái niệm quản trò chất lượng
1.1.2.1 Khái niệm
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính
năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó. (2) Chất lượng sản phẩm được thể hiện
cùng với chi phí. Người tiêu dùng khơng chấp nhận mua một sản phẩm với bất
kỳ giá nào. (3) Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng
cụ thể của từng người, từng địa phương. Phong tục, tập qn của một cộng đồng
có thể phủ định hồn tồn những thứ mà thơng thường người ta xem là có chất
lượng. Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu như sau :”Chất lượng sản phẩm
là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa
mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định.
Một cách tổng qt, chúng ta có thể hiểu chất lượng là sự phù hợp với u

cầu. Sự phù hợp nầy phải được thể hiện trên cả 3 phương diện, mà ta có thể gọi
tóm tắt là 3P, đó là : (1)Performance hay Perfectibility : hiệu năng, khả năng
hồn thiện, (2)Price : giá thỏa mãn nhu cầu, (3)Punctuallity : đúng thời điểm
1.1.2.2. Vai trò
 Triển khai các chương trình chất lượng và cải tiến hoạt động trong
tồn tổ chức
 Phát triển, ứng dụng, truyền thơng và duy trì kế hoạch chất lượng
nhằm kết nối Hệ thống và Chính sách chất lượng của cơng ty phù hợp với các
u cầu của các hệ thống chất lượng được chấp nhận.
 Phối hợp hiệu quả với bộ phận sản xuất, bộ phận nghiên cứu phát triển
nhằm duy trì việc sản xuất và cung cấp sản phẩm cũng như phát triển sản phẩm
mới đạt được các tiêu chí chất lượng
 Làm việc với bộ phận mua hàng nhằm thiết lập các tiêu chuẩn chất
lượng với các nhà cung ứng.
 Đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng do cơng ty ban hành phù hợp
với luật pháp, tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế
 Giám sát hệ thống kiếm sốt nội bộ và kiểm tra chất lượng của tất cả
các bộ phận trong doanh nghiệp
 Phối hợp cùng các trưởng bộ phận khác thực hiện cơng việc đào tạo,
huấn luyện cán bộ nhân viên về quy trình thực hiện cơng việc nhằm đảm bảo
chất lượng cho tồn hệ thống

4




Xem xét việc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an

toàn

Làm rõ các điều khoản của hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và giúp cho
CBNV thấu hiểu những vấn đề này
 Thiết lập các tiêu chuẩn dịch vụ cho khách hàng trong quá trình
chuyển giao sản phẩm
 Giám sát việc thu thập dữ liệu thống kế phù hợp được dùng để phân
tích, đánh giá nhằm phát hiện sai lỗi và nhận diện các cơ hội cải tiến trong toàn
bộ hệ thống của doanh nghiệp


1.1.3. Khái niệm khách hàng
Là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp là một phần của môi trường bên ngoài. Doanh số là một yếu tố
tối quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản
trị phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù
hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình
hiểu là không có khách hàng thì không cò doanh nghiệp và họ sẽ không có cơ
hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến
tiền lương của họ. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu
được điều này.
1.1.4. Khái niệm nhu cầu
1.1.4.1. Khái niệm
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những
nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn mặc sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn những nhu
cầu xã hội, về sự thân thiết gần gũi, uy tín và cả tình cảm gắn bó, cũng như
những nhu cầu cá nhân về tri thức và sự thể hiện mình. Nếu nhu cầu không được
thỏa mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh. Và nếu nhu cầu đó có ý
nghĩa càng lớn với con người thì nó càng khổ sở hơn. Con người không được
thỏa mãn sẽ phải lưạ chọn một trong hai hướng giải quyết: hoặc là bắt tay vào
tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu hoặc cố gắng kiềm

chế nó.
1.1.4.2. Phân loại nhu cầu
Gồm có 5 loại:
 Nhu cầu được nói ra
 Nhu cầu thực tế
5


 Nhu cầu không nói ra
 Nhu cầu được thích thú
 Nhu cầu thầm kín
1.1.5. Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm là những vật thể hữu hình hay vô hình (dịch vụ, ý tưởng) có
khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định. Một sản phẩm trở thành hàng hoá
khi nó được chào bán trên thị trường. Bên cạnh đó, một sản phẩm gồm có 3
thành phần cơ bản sau:
 Thành phần cốt lõi thể hiện qua công dụng hay lợi ích của sản phẩm.
 Thành phẩm sản phẩm hiện thực thể hiện qua đặc điểm của sản phẩm
như: nhãn hiệu, kiểu dáng, đóng gói, v.v.
 Thành phần bổ sung thể hiện qua những dịch vụ cộng thêm như lắp
đặt, giao hàng, bảo hành, v.v.
Người bán phải chú ý đến các lợi ích hay dịch vụ có khả năng thoả mãn
nhu cầu hay ước muốn của khách hàng chứ không phải bán những đặc tính vật
chất của sản phẩm.
1.1.6. Khái niệm thị trƣờng
Thị trường là tập hợp những người mua hiện thực hay tiềm năng đối với
một sản phẩm. Quy mô của thị trường phụ thuộc vào cá nhân có nhu cầu và có
những sản phẩm được người khác quan tâm đến và sẵn lòng đem đổi những sản
phẩm này để lấy cái mà họ mong muốn.
Một thị trường có thể hình thành xung quanh một sản phẩm, một dịch vụ

hoặc bất kỳ cái gì có giá trị khác. Không nên quan niệm hạn hẹp thị trường như
là một địa điểm diễn ra các quan hệ trao đổi. Trong các xã hội phát triển, thị
trường không nhất thiết phải là những địa điểm cụ thể. Một nhà kinh doanh có
thể quảng cáo một sản phẩm trên chương trình tivi vào giờ tối, nhận đặt hàng
của hàng trăm khách qua điện thoại, và gửi hàng hoá qua đường bưu điện cho
khách hàng trong những ngày sau đó, mà không cần có bất kỳ cuộc tiếp xúc nào
với người mua.
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
CHẤT LƢỢNG
1.2.1. Môi trƣờng bên ngoài
1.2.1.1. Môi trƣờng vĩ mô
Môi trƣờng kinh tế.
6


Các yếu tố kinh tế chi phối hoạt động của công ty như là chính sách kinh
tế, tài chính, tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, lực lượng lao
động,…Ngoài ra, công ty còn phải chú ý đến việc phân bố lợi tức trong xã hội.
Xét tổng quát thì có bốn yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế mà công ty cần xử lý là: tỷ
lệ phát triển kinh tế, lãi suất, hối suất, tỷ lệ lạm phát.
Môi trƣờng chính trị và pháp luật.
Bao gồm các chính sách, quy chế, định chế luật, chế độ đãi ngộ, thủ tục và
quy định của Nhà nước. Luật pháp cùng các cơ quan Nhà nước có vai trò điều
tiết các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích:
 Bảo vệ quyền lợi của các công ty trong quan hệ cạnh tranh tránh những
hình thức kinh doanh không chính đáng.
 Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các trường hợp khách
hàng không được tôn trọng về chất lượng sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu
thị. Bảo vệ khách hàng chống lại cách thức kinh doanh tuỳ tiện vô trách nhiệm
với xã hội của các công ty.

Môi trƣờng văn hoá – xã hội.
Bao gồm các yếu tố như nhân khẩu, phong cách sống, xu hướng của nền
văn hoá, tỷ lệ tăng dân số,...Những yếu tố này không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp
đến hành vi mua hàng mà còn tác động đến nguồn cung ứng sản phẩm, dung
lượng thị trường, đặc tính thị trường và do đó sẽ tác động đến quyền lựa chọn
của người mua. Chẳng hạn như khi một người có ý định mua xe gắn máy và
chưa có quyết định mua nhãn hiệu xe nào nhưng thấy các đồng nghiệp sử dụng
xe viva thì cũng sẽ có khuynh hướng chọn xe viva.
Môi trƣờng tự nhiên.
Đó là những vấn đề như: Ô nhiễm môi trường, khan hiếm năng lượng, tài
nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiên liệu bị khai thác bừa bãi,...Buộc các cơ
quan chức năng và công ty phải có những giải pháp cứu chữa và đưa ra các biện
pháp thích nghi.
Môi trƣờng công nghệ.
Mỗi công nghệ phát sinh sẽ huỷ diệt các công nghệ trước đó không ít thì
nhiều. Đây là sự huỷ diệt mang tính sáng tạo. Đối với các công ty thì các yếu tố
công nghệ luôn có hai mặt. Một mặt tích cực đó là những công nghệ mới sẽ đem
lại phương pháp chế tạo mới giúp giảm giá thành, nâng cao chất lượng, giảm chi
phí theo quy mô,…Mặt khác công nghệ tiến bộ sẽ là sự lo ngại cho các công ty
khi họ không có đủ nguồn lực để chạy theo công nghệ
7


1.2.1.2. Môi trƣờng vi mô
Đối thủ cạnh tranh.
Ta đã biết cơ cấu cạnh tranh là sự phân bổ số lượng và tầm cỡ các công ty
cạnh tranh nhau trong cùng một ngành kinh doanh. Cơ cấu cạnh tranh khác nhau
sẽ tạo ra động lực cạnh tranh khác nhau. Ngành phân tán manh mún tức là có
nhiều công ty vừa và nhỏ hoạt riêng biệt không có sự thống nhất, các công ty dễ
phát sinh cạnh tranh về giá cả dẫn đến nhiều nguy cơ hơn là cơ hội. Ngành hợp

nhất là ngành có sự tương trợ giữa các công ty vì thế cơ cấu cạnh tranh cũng hết
sức phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành.
Tình hình thị trƣờng.
Là yếu tố chi phối mức độ cạnh tranh giữa các công ty. Nhu cầu thị
trường tăng làm giảm áp lực cạnh tranh là cơ sở hàng đầu mở rộng thị phần của
công ty và ngược lại khi nhu cầu thị trường giảm sút là nguy cơ để công ty tìm
cách chống chọi, bảo vệ thị phần của mình.
Khách hàng.
Là nhân tố then chốt hết sức quan trọng quyết định đến thành công hay
thất bại của công ty. Sự đòi hỏi của khách hàng luôn là thách thức cũng như nó
sẽ mở ra những cơ hội mới cho công ty.
Nhà cung cấp.
Đối với các công ty sản xuất thương mại thì đây là nhân tố khá quan trọng
gắn liền với các quyết định lựa chọn nhà cung ứng hàng hoá cho công ty. Việc
lựa chọn nhà cung cấp tốt là một thành công đáng kể trong suốt quá trình kinh
doanh của công ty.
1.2.2. Môi trƣờng bên trong
Chiến lƣợc marketing.
Nhân tố marketing ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh
nhất là trên quan điểm chiến lược. Nó giúp công ty hướng đạo và phối hợp các
hoạt động kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. (Lựa chọn những phân
khúc thị trường trọng điểm, hoạch định chiến lược marketing, định vị thị
trường,…).
Nguồn nhân lực.
Là nguồn không thể thiếu được và là vốn quý nhất của công ty. Việc quản
trị nguồn nhân lực có thể hiểu là công tác tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo và điều
động nhân sự. Mục tiêu của quản trị nhân lực là phát triển một kế hoạch nhân sự
phù hợp với yêu cầu chiến lược của công ty trong cả ngắn hạn và dài hạn.
8



Bản sắc văn hoá công ty.
Đó chính là tổng hợp các kinh nghiệm, cá tính và phong thái sinh hoạt
liên kết với nhau tạo thành động thái hoặc phong cách ứng xử của công ty trong
quan hệ với môi trường xung quanh và trong cả môi trường riêng. Văn hoá của
công ty còn gắn liền với các mục tiêu lâu dài mà công ty theo đuổi qua các
chương trình hành động của mình.
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị.
Những nhân tố này ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp được trang bị máy móc thiết bị hiện đại sẽ
sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các đơn
hàng. Đây cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3. CƠ SỞ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM
1.3.1. Nghiên cứu thị trƣờng
Do trong marketing hiện đại, mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu
của thị trường, nên có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong
qui trình marketing.
Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác
nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để
giúp người làm marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu
quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông
tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do
không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không
sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân
vật lực.
Nghiên cứu định tính
Tìm hiểu động cơ, những yếu tố thúc đẩy
Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào? Tại sao?
Dựa trên số lượng nhỏ

Nghiên cứu định lƣợng
 Đo lường
 Phân khúc và so sánh
 Dựa trên số lượng lớn, nội dung phỏng vấn được sắp xếp có chủ ý
9


1.3.2. Định vị sản phẩm
Việc đònh vò sản phẩm hay còn gọi là đònh vò thương hiệu ngày nay có
ý nghóa sống còn đối với doanh nghiệp. Để bán được sản phẩm trong hàng
trăm, hàng nghìn thương hiệu cạnh tranh, thương hiệu của doanh nghiệp cần
phải có một điểm gì đó đặc biệt khiến khách hàng nhớ đến và bò thuyết phục.
Một thương hiệu được đònh vò tốt sẽ có nhiều khả năng sinh lời và tránh được
sự cạnh tranh về giá.
Để khắc sâu thương hiệu vào trong tâm trí của khách hàng mục tiêu,
nhà marketing cần tạo ra sự khác biệt và truyền bá sự khác biệt đó vào trong
tâm trí khách hàng.
Tạo sự khác biệt
Tạo sự khác biệt là việc thiết kế một (số) điểm khác biệt có ý nghóa
để phân biệt đề nghò bán của doanh nghiệp với đề nghò bán của các đối thủ
cạnh tranh.
Nếu một doanh nghiệp không tạo được sự khác biệt cho đề nghò bán
hàng của nó, nó sẽ phải cạnh tranh bằng giá với các doanh nghiệp khác.
Cuộc chiến tranh giá sẽ làm suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và cả các
đối thủ. Do đó, tạo sự khác biệt hay khác biệt hoá là một việc làm cực kỳ
cần thiết.
Có bốn nguồn tạo nên sự khác biệt, đó là:
- Sản phẩm hữu hình: tính chất, công dụng, mức độ phù hợp, độ bền,
độ tin cậy, tính dễ sửa chữa, kết cấu và kiểu dáng.
- Dòch vụ: giao hàng, lắp đặt, huấn luyện khách hàng, tư vấn, bảo

hành, sửa chữa v.v
- Nhân viên: năng lực, lòch sự, tín nhiệm, tin cậy, nhiệt tình, khả năng
giao tiếp
- Hình ảnh: biểu tượng, phương tiện truyền thông, bầu không khí, sự
kiện.

10


Một doanh nghiệp có thể nằm trong một ngành dễ tạo nên hoặc khó
tạo nên sự khác biệt. Tuy vậy, việc tạo sự khác biệt là luôn luôn có thể và là
điều cần làm để xây dựng vò trí cho sản phẩm trong tâm trí của khách hàng.
Xây dụng chiến lược đònh vò
Một doanh nghiệp cần phải thấy nhiệm vụ của mình là tạo nên sự khác
biệt, nhưng không phải bất cứ sự khác biệt nào đều có ý nghóa hay giá trò,
trong khi mỗi điểm khác biệt đều có khả năng gây ra chi phí cho doanh
nghiệp đó. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn một cách thận trọng
những điểm khác biệt mà giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế so với các đối
thủ cạnh tranh. Những điểm khác biệt chỉ được lựa chọn khi nó đạt những
tiêu chuẩn sau đây:
- Quan trọng: được coi là quan trọng đối với số đông người mua
- Đặc trưng: chưa ai tạo ra được hoặc doanh nghiệp tạo ra nó một cách
đặc biệt
- Dễ truyền: đập vào mắt và dễ nói cho người mua biết
- Hợp túi tiền của khách hàng: người mua có đủ tiền để trả cho điểm
khác biệt đó
- Có khả năng sinh lời: điểm khác biệt đó mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp
Nói chung, một doanh nghiệp hiếm khi có thể xuất sắc hơn các đối thủ
về mọi phương diện. Do đó, khả năng sinh lời chỉ có thể được đảm bảo bằng

việc tập trung vào một số điểm khác biệt có ý nghóa mà doanh nghiệp có khả
năng vượt trên các đối thủ, tức là tập trung thiết kế và khuếch trương cho
những điểm khác biệt này.
Đònh vò là hành động thiết kế sản phẩm, dòch vụ và hình thành của
doanh nghiệp sao cho nó chiếm được một vò trí riêng biệt trong tâm trí của
khách hàng mục tiêu.
Để đònh vò, doanh nghiệp cần phải xây dựng bản đồ nhận thức
(perceptual map) trong đó mô tả các thuộc tính trên nhiều bản đồ hai chiều.
Ví dụ như: chất lượng sản phẩm - giá; phong cách cổ điển/hiện đại - giá; kích
11


thước lớn/nhỏ - tính dễ sử dụng/chuyên nghiệp; chất lượng sản phẩm - tính đa
dạng dòch vụ v.v... Căn cứ vào đó, doanh nghiệp sẽ thấy mình có gì khác biệt
so với đối thủ và quyết tâm xây dựng sự khác biệt gì.
Đònh vò sản phẩm tốt nhất cần được thực hiện sau khi phân khúc thò
trường và trước khi sản xuất ra những sản phẩm cụ thể. Có 04 bước cần làm
trong quá trình đònh vò như sau:
- Liệt kê tất cả những sự khác biệt có thể tạo nên được so với những
sản phẩm cạnh tranh.
- Lựa chọn những sự khác biệt quan trọng nhất, có ý nghóa nhất đối với
khách hàng mục tiêu.
- Thiết kế sản phẩm theo những sự khác biệt đã chọn.
- Tích cực quảng bá cho những sự khác biệt đã chọn.
Như thế công việc đònh vò được thực hiện ở cả hai giai đoạn: trước khi
sản xuất sản phẩm (đònh vò thực) và sau khi đã sản xuất ra sản phẩm (đònh vò
tâm lý hay đònh vò trên lời nói). Việc đònh vò tâm lý cần phải ăn khớp với
đònh vò thực.
Có rất nhiều cách đònh vò tâm lý khác nhau nhưng thể chia thành hai
phong cách sau:

Đònh vò theo thuộc tính/ lợi ích: Doanh nghiệp có thể nêu bật những lợi ích/
thuộc tính ưu việt của sản phẩm của mình một cách riêng rẽ hoặc trong sự so
sánh, đối chứng với những sản phẩm cùng loại. Chẳng hạn như:
- Bột giặt Omo có thể đònh vò mình là "chuyên gia giặt tẩy vết bẩn”
(trước) hay đánh bật 99 vết bẩn cứng đầu"(sau đó) và đánh bật vết bẩn 10/10
chỗ khó giặt (từ năm 2007 trở đi). S-phone với khẩu hiệu “nghe là thấy"
nhấn mạnh tới thuộc tính “riêng nói trung thực” của công nghệ CDMA.
- Kem đánh răng Colgate đem một loại kem khác ra để so sánh về tác
dụng bảo vệ răng khỏi a-xít do thức ăn tạo ra. Xà phòng (bánh) Safeguard,
Lifebuoy đem xà phòng khác ra so sánh về độ cứng, lâu mòn.
Đònh vò theo hình ảnh: Với một số loại sản phẩm, khi mà khó nêu bật sự khác
biệt về những thuộc tính hay lợi ích hoặc khi muốn tạo nên nét mới trong
12


quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp có thể lựa chọn đònh vò theo hình ảnh.
Các thông điệp không tập trung mô tả những thuộc tính hay lợi ích của sản
phẩm nữa, mà chú trọng tới những hình ảnh gợi cảm xúc, có liên quan đến
sản phẩm. Thí dụ:
- Bia Heineken được đònh vò gắn liền với những người sử dụng rất đặc
biệt, với dụng ý đây là loại bia dành cho những con người đặc biệt. Bia Sài
Gòn sử dụng hình ảnh về “một nét văn hóa và phong cách sống của người
Sài Gòn” (đònh vò theo người sử dụng).
- Xe hơi Jolie của hãng Mitsubishi được quảng cáo với thông điệp
“ngắm muôn vì sao, tuyệt vời hạnh phúc” tạo một không gian thành bình và
tình cảm ấm áp gia đình.
1.3.3. Các quyết định về sản phẩm
1.3.3.1. Các quyết định về hỗn hợp sản phẩm
Là toàn bộ các sản phẩm mà một công ty cung cấp ra thò trường. Các
đặc trưng của một hỗn hợp sản phẩm là chiều rộng, chiều dài và chiều sâu,

sự gắn kết giữa các dòng sản phẩm.
- Chiều rộng được đo bởi số dòng sản phẩm trong hỗn hợp sản phẩm.
- Chiều dài là số các thương hiệu trung bình trong một dòng sản phẩm.
- Chiều sâu là số trung bình các phương pháp khác nhau về kích thước
màu sắc, kiểu dáng... của các thương hiệu trong các dòng sản phẩm.
- Sự gắn kết thể hiện mức độ gần gũi về công nghệ sản xuất, đặc điểm
phân phối và sử dụng sản phẩm. Chẳng hạn như các dòng sản phẩm máy sấy
tóc và nồi cơm điện có mức độ gắn kết cao hơn là các dòng sản phẩm máy
sấy tóc và máy điều hoà nhiệt độ.
Các quyết đònh chiến lược về hỗn hợp sản phẩm gồm có:
- Các quyết đònh về chiều rộng của hỗn hợp sản phẩm: phát triển các
dòng sản phẩm mới hay cắt bỏ các dòng sản phẩm đang có.
- Các quyết đònh về chiều dài của hỗn hợp sản phẩm: tăng cường hay
giảm bớt số các thương hiệu của từng sản phẩm.

13


- Các quyết đònh chiều sâu của hỗn hợp sản phẩm: đưa thêm hay rút đi
các phương án khác nhau về kích cỡ bao bì, màu sắc, kiểu dáng của từng
thương hiệu trong mỗi dòng sản phẩm.
Ở mỗi phương án mới đối với sản phẩm đều phải gắn với một thò
trường mục tiêu cụ thể. Theo Ansoff, một doanh nghiệp có thể sử dụng một
trong loại 04 chiến lược sản phẩm-thò trường để tăng doanh thu và lợi nhuận:
thâm nhập thò trường, phát triển sản phẩm, phát triển thò trường và đa dạng
hoá.
1.3.3.2. Các quyết đònh về dòng sản phẩm
Các quyết đònh về chiều dài của dòng sản phẩm
a. Quyết đònh kéo dài dòng sản phẩm
Có 03 kiểu kéo dài một dòng sản phẩm hiện có là kéo dài về phía trên,

kéo đài về phía dưới và kéo dài về hai phía.
Kéo dài về phía trên là hành động tấn công các khúc thò trường có thu
nhập cao hơn bằng cách đưa thêm vào dòng sản phẩm hiện có các sản phẩm
với giá cao hơn và chất lượng cao hơn. Doanh nghiệp cũng hy vọng rằng sự
hiện diện của các mặt hàng cao cấp này cũng đóng vai trò kích thích tiêu thụ
các mặt hàng hiện có. Chính sách phát triển lên trên thường được áp dụng
với những công ty đang chiếm lónh thò trường thấp cấp, muốn vươn lên thò
trường cao cấp.
Tuy nhiên những rủi ro có thể gặp phải là:
- Sự phản công mãnh liệt của các đối thủ đang chiếm lónh thò trường
cao cấp.
- Khách hàng có thể không tin rằng doanh nghiệp có thể sản xuất sản
phẩm chất lượng.
- Các nhân viên tiêu thụ và các nhà phân phối có thể chưa thật xuất
sắc và thiếu huấn luyện để phục vụ phần thò trường cao cấp hơn này.
Kéo dài về phía dưới là hành động tấn công phần thò trường có thu
nhập thấp bằng việc đưa thêm vào dòng sản phẩm hiện có các sản phẩm với
giá thấp hơn. Công ty hy vọng rằng những người không thể mua được các
14


hàng hoá trước đây có thể thích thú khi mua các mặt hàng mới vì dù sao các
mặt hàng mới đó cũng thừa hưởng được danh tiếng của các mặt hàng trước
đây.
Những rủi ro có thể gặp phải là:
- Hiệu ứng ăn thòt đồng loại: khi tập trung nỗ lực marketing vào sản
phẩm mới với giá rẻ hơn, các sản phẩm cũ bò sút giảm mạnh về doanh thu và
cục diện chung lại tệ đi.
- Sự phản công lên phần thò trường cao cấp của các đối thủ cạnh tranh.
- Các nhà bán sỉ, bán lẻ có thể không sẵn lòng tham gia phân phối các

sản phẩm thấp cấp vì chúng ít lãi hơn và làm kém đi hình ảnh của họ.
Kéo dài về hai phía là hành động đưa thêm vào dòng sản phẩm hiện
có những sản phẩm mới cả có giá cao hơn lẫn giá thấp hơn với mục đích thoả
mãn nhu cầu mong muốn đa dạng của khách hàng, phát triển vò trí của công
ty. Chính sách này thường được áp dụng bởi những công ty đã đặt sản phẩm
của họ vào vò trí trung bình của thò trường (chất lượng trung bình, giá trung
bình) và những công ty có tiềm lực tài chính.
b. Quyết đònh điền đầy dòng sản phẩm
Điền đầy dòng sản phẩm là hành động đưa thêm vào những thương
hiệu mới trong khoảng giữa những sản phẩm cao cấp nhất và hạ cấp nhất của
dòng sản phẩm hiện có. Vấn đề là những sản phẩm mới này phải vượt qua
được ngưỡng khác biệt đủ nhận biết, tức là nó phải được khách hàng cảm
nhận là có những đặc điểm khác biệt so với những thương hiệu đắt tiền hơn
và rẻ tiền hơn nó trong cùng dòng sản phẩm. Việc điền đầy dòng sản phẩm
giúp cho số chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp thêm phong phú, đa dạng
nhưng có thể gây thiệt hại về doanh số và lợi nhuận đối với những thương
hiệu ở phía trên và phía dưới của sản phẩm thêm vào này.
Quyết đònh rút gọn dòng sản phẩm
Là hành động loại bỏ một số thương hiệu có khả năng sinh lời thấp
trong dòng sản phẩm hiện có. Trước khi loại bỏ một thương hiệu cần cân

15


nhắc ảnh hưởng của việc loại bỏ này tới hoạt động marketing và hoạt động
sản xuất những thương hiệu còn lại.
Quyết đònh hiện đại hoá dòng sản phẩm
Khi chiều dài của dòng sản phẩm là thích hợp doanh nghiệp phải suy
nghó về việc hiện đại hoá dòng sản phẩm của mình. Sự hiện đại hoá cần
được thực hiện liên tục, nhằm cải thiện những đặc điểm, tính năng, phong

cách của dòng sản phẩm, theo hướng gia tăng giá trò cho người sử dụng.
Trong lónh vực sản phẩm tiêu dùng thường xuyên. Chúng ta thấy rất rõ sự đổi
thay không ngừng về bao bì, tính năng nhằm củng cố độ ưa thích của khách
hàng hoặc tạo hình ảnh đổi mới cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, trong
vài tháng, trên các bao bì của những chai dầu gội, sữa tấm, bột giặt, kem
đánh răng, v.v... lại thấy xuất hiện chữ “mới”. Đó là sự thể hiện của các nỗ
lực hiện đại hoá dòng sản phẩm.
1.3.3.3. Các quyết đònh về nhãn hàng hóa
Quá trình thiết kế bao bì sản phẩm bao giờ cũng có công việc thiết kế
nhãn hàng hóa. Đó là việc đưa lên bao bì các thông tin nhằm mô tả sản phẩm
và tuyên truyền quảng cáo. Nhãn hàng hoá (hay nhãn mác) có thể được in
trực tiếp lên bao bì hoặc gắn lên bao bì bằng chất dính, đinh tán, đinh ốc và
các liên kết tháo được hay vónh cửu khác. Cùng với bao bì nhãn hàng hóa
thực hiện nhiều chức năng marketing như:
- Nhận dạng sản phẩm: giúp phân biệt một sản phẩm với một sản
phẩm khác, thương hiệu này với thương hiệu khác.
- Phân biệt phẩm cấp: chẳng hạn như sản phẩm loại A, B hay C về chất
lượng. Mô tả đặc điểm của sản phẩm: sản phẩm là gì, ai sản xuất, được sản
xuất ở đâu, khi nào, các thành phần của sản phẩm là gì, sử dụng như thế nào,
khi nào hết hạn sử dụng.
- Quảng bá sản phẩm: thu hút sự chú ý của khách hàng nhờ những hình
ảnh và chữ biết trên nhãn hàng hoá.
Nói tóm lại, việc ghi nhãn hàng hoá cần tuân thủ theo các quy đònh của
pháp luật. Ở nước ta, quyết đònh 178/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày
16


30/09/1999 là cơ sở pháp lý ban đầu để các cơ quan chức năng của Nhà nước
và các doanh nghiệp làm theo. Các bao bì và nhãn hàng hoá thường xuyên bò
lỗi thời cần được đổi mới đònh kỳ nhằm duy trì và tăng cường mức độ ưa thích

của khách hàng. Khi gặp một kiểu bao bì quá lâu, khách hàng sẽ có cảm giác
nhàm chán. Thêm vào đó, họ có thể nghó rằng doanh nghiệp có sản phẩm đó
là người không có tính đổi mới. Tuy nhiên, khi đổi mới bao bì và nhãn hàng
hoá, hai vấn đề cần được cân nhắc là:
-Bao bì và nhãn hàng hoá mới phải vượt qua ngưỡng khác biệt đủ nhận
biết, tức là tạo nên sự khác biệt đủ lớn để người mua nhận thấy được sự khác
biệt.
-Bao bì và nhãn hàng hoá mới không được quá khác lạ so với bao bì và
nhãn mác hiện tại, vì những sự khác biệt quá lớn có thể tạo nên phản ứng
chống đối và làm giảm mức độ ưa thích của người mua.
Tất nhiên, để việc đổi mới bao bì và nhãn hàng hoá hiệu quả, những
thay đổi về bao bì và nhãn hàng hoá cần đồng bộ với những thay đổi về đặc
điểm của sản phẩm để tạo nên sự khác biệt toàn diện, sức hấp dẫn lớn hơn.
1.3.4. Chính sách phát triển sản phẩm mới
Sản phẩm mới là gì? Phải chăng chúng là những mẫu xe hơi mới hàng
năm được các doanh nghiệp chế tạo xe hơi tung ra là sản phẩm mới? Hay
mùi hương mới mà các doanh nghiệp sản xuất chất tẩy rửa đưa vào những
thương hiệu tẩy rửa quen thuộc của họ là sản phẩm mới? Có rất nhiều cách
hiểu khác nhau về sản phẩm mới nhưng có thể tóm lại ở 03 loại sau đây:
- Những sản phẩm thực sự đổi mới tức là mới đối với toàn thế giới như
truyền hình tương tác, mạng viễn thông không dây tốc độ cao.
- Những sản phẩm khác đáng kể so với những sản phẩm hiện có về
hình dạng, tính năng và lợi ích. Thí dụ, trước tình hình khó khăn trong việc
đăng ký xe máy, nhiều doanh nghiệp sản xuất xe đạp đã chuyển sang sản
xuất xe đạp điện, một sản phẩm mang tính kết hợp giữa xe đạp và xe máy.
Những sản phẩm này mới đối với doanh nghiệp và đối với cả thò trường các
thành phố lớn của nước ta. Tuy nhiên, nó không mới đối với toàn thế giới.
17



Những sản phẩm có tính chất bắt chước, mới đối với một doanh nghiệp
nhưng không mới đối với thò trường. Ví dụ, những kiểu mẫu xe máy mới được
các hãng Honda, Suzuki và Yamaha tung ra hàng năm, các phiên bản cải tiến
của các sản phẩm bột giặt, dầu gội đầu hay kem đánh răng.
Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Để có được doanh thu lớn và lợi nhuận tốt, mỗi doanh nghiệp đều phải
có một chiến lược rõ ràng đối với việc phát triển và đánh giá các sản phẩm
mới. Một chiến lược sản phẩm mới là một tuyên bố nhằm xác đònh vai trò
của sản phẩm mới trong việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp và
mục tiêu marketing. Thí dụ, một sản phẩm mới có thể được thiết kế nhằm
bảo vệ thò phần hiện có của doanh nghiệp hoặc để bảo vệ danh tiếng của
doanh nghiệp là một người đi đầu về đổi mới. Hoặc một sản phẩm mới được
kỳ vọng sẽ đem lại một tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư nhất đònh hay
chiếm lónh một vò trí trên một thò trường mới.
Vài trò của sản phẩm mới ảnh hưởng đến kiểu sản phẩm mới được
phát triển.
Hãy xem thí dụ dưới đây:
Mục tiêu của
doanh nghiệp
Bảo

vệ

phần

Chiến lược sản phẩm

thò Giới

thiệu


một

Thí dụ

sản - P&G tung ra sản phẩm nước

phẩm mới thêm vào xả Downy để dùng kèm với
dòng sản phẩm hiện có bột giặt Tide trong giặt ngũ
hoặc cải tiến sản phẩm quần áo.
hiện có

- P&G tung đưa thêm một mùi
hương mới cho nước xả Downy

Tăng

cường Giới

danh tiếng của phẩm

thiệu
thực

một
sự

sản Compag tung ra máy tính cầm
mới, tay (palmtop) Compag Ipag.


doanh nghiệp không phải chỉ là sự cải
như một người tiến của những sản
đổi mới

phẩm có sẵn
18


1.3..5. Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa
1.3.6. Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của một sản phẩm là sự mô tả về doanh thu và lợi nhuận
của sản phẩm đó theo thời gian. Chu kỳ sống của một sản phẩm điển hình,
hay còn gọi là chu kỳ sống dạng tiêu chuẩn gồm có 04 giai đoạn: giới thiệu,
tăng trưởng, bão hoà và suy thoái.
- Gian đoạn giới thiệu: doanh số bán thấp và tăng chậm do sản phẩm
mới xuất hiện trên thò trường. Do chi phí cho việc tung sản phẩm ra thò trường
là cao nên giai đoạn này không có lãi.
- Giai đoạn tăng tưởng: thò trường chấp nhận sản phẩm, doanh số bán
và lợi nhuận tăng nhanh.
- Giai đoạn bão hoà: doanh số bán tăng chậm, ổn đònh và bắt đầu giảm
do hầu hết những người mua tiềm năng đã mua sản phẩm. Lợi nhuận ổn đònh
và bắt đầu giảm do sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất. Giai đoạn
này dài hơn rất nhiều so với hai giai đoạn trước đó.
- Giai đoạn suy thoái: doanh số bán và lợi nhuận giảm nhanh do thò
hiếu người tiêu dùng thay đổi, do xuất hiện các sản phẩm thay thế, công
nghệ mới.
Việc xác đònh điểm bắt đầu và kết thúc của từng giai đoạn là hơi tuỳ
tiện. Thông thường, các giai đoạn được đánh dấu bằng những điểm, tại đó
nhòp độ tăng hay giảm của doanh số bán trở nên rõ rệt.
Khái niệm sản phẩm trong phân tích chu kỳ sống của sản phẩm có thể

hiểu là một chủng loại sản phẩm (như rượu): một dạng sản phẩm (như rượu
trắng, vodka) hay một thương hiệu.
- Loại sản phẩm: có chu kỳ sống dài nhất và có thể kéo dài vô hạn.
Một số loại đã ở thời kỳ suy thoái (thuốc lá, cà phê) trong khi một số loại
khác lại đang ở giai đoạn tăng trưởng (điện thoại di động hay không dây,
máy laptop…).
- Dạng sản phẩm thể hiện rõ hơn dạng tiêu chuẩn của chu kỳ sống như
máy chữ cơ, máy chữ điện tử.
19


- Một thương hiệu có thể có chu kỳ sống rất ngắn hoặc rất dài. Theo
Nielsen, chu kỳ sống trung bình một thương hiệu mới là 03 năm. Một số công
ty tin rằng một số thương hiệu của họ có thể tồn tại mãi mãi (Camay, Zest
của P&G).

20


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
DỆT MAY XUẤT KHẨU THÀNH CÔNG TRONG
THỜI GIAN QUA
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
2.1.1. Sơ lƣợc về công ty
Tên công ty: Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công
Trụ sở chính: Tổ 16 – Phường Bồ Xuyên – Tp Thái Bình – tỉnh Thái Bình
Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất các loại khăn mặt và phụ liệu ngành
may, xuất khẩu các loại bông sợi, nguyên liệu dệt.
Điện thoại: 0363733612

Fax
: 0363738999
Email
:
Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công được thành lập vào ngày 18
tháng 10 năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động ngày 16 tháng 02 năm 2002.
Trong những năm qua công ty dệt may xuất khẩu Thành Công đã luôn đầu tư và
phát triển dây chuyền sản xuất đồng bộ và các trang thiết bị chuyên dùng hiện
đại. Khi mới thành lập công ty chỉ có 60 lao động xưởng sản xuất nhỏ và thiếu
vốn về trang thiết bị kỹ thuật sản xuất nhưng đến nay với sự quan tâm giúp đỡ
của UBND tỉnh Thái Bình cũng như sự cố gắng của cán bộ công nhân viên công
ty thì công ty đã có 862 công nhân và 5 phân xưởng sản xuất với dây chuyền sản
xuất công nghiệp hiện đại được nhập từ Nhật Bản, CHLB Đức. Năng lực sản
xuất mỗi năm khoảng hơn 4 triệu sản phẩm các loại. Với sự cố gắng không
ngừng công ty dệt may xuất khẩu Thành Công đã nhận được những tình cảm, sự
tín nhiệm của khách hàng tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Đối với Thành Công, chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu
của ban lãnh đạo công ty và công nhân lao động. Sản phẩm của công ty tuy
không nhiều song chất lượng và uy tín của nó được rất nhiều người biết đến và
được đánh giá cao như: khăn mặt, khăn bông, khăn tay, sợi dệt…
Đối với thị trường trong nước, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty
được thiết lập trên toàn quốc nhưng nhiều nhất vẫn là các tỉnh Miền Bắc và hàng
xuất khẩu sang Canada, Nhật Bản. Theo báo cáo của phòng kế toán thì doanh
thu hàng năm của công ty luôn đạt mức tăng trưởng cao.

21


Ngoài ra vấn đề hậu mãi, chăm sóc khách hàng cũng là vấn đề rất được
quan tâm ở Thành Công. Mỗi sản phẩm của công ty đưa ra đều kèm theo các

dịch vụ để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong quá trình sử dụng như:
vận chuyển đến tận nơi khách hàng yêu cầu trong thời gian sớm nhất, giảm giá
cho khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán tiền nhanh cho công ty.
Ngoài ra công ty còn tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả lại, hoặc đổi lại
nếu sản phẩm của công ty bị lỗi. Với năng lực và kinh nghiệm của mình công ty
dệt may xuất khẩu Thành Công luôn tin tưởng và sẵn sàng cung cấp với chất
lượng và dịch vụ tốt nhất các loại sản phẩm dệt may cho khách hàng. Cùng đội
ngũ tay nghề vững vàng là hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, công nghệ
sản xuất tiên tiến nên công ty luôn sẵn sàng mở rộng hợp tác sản xuất, liên
doanh thương mại với khách hàng trong và ngoài nước trên cơ sở giúp đỡ lẫn
nhau cùng có lợi.

22


2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

PHÒNG
Tổ chức hành chính

P.GIÁM ĐỐC

PHÒNG
Kế toán tài chính


PHÒNG
Kế hoạch kinhdoanh
XNK

PHÒNG
Kỹ thuật

PHÒNG
Quản lý đơn đặt
hàng

Phân xưởng

Phân xưởng

Phân xưởng

Phân xưởng

Phân xưởng

dệt I

dệt II

may I

may II

hoàn thiện


23


2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
2.1.3.1. Ban giám đốc
Giám đốc công ty
Giám đốc công ty là người làm công tác tổ chức và quản lý cán bộ, giám sát
hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế của công ty.
Phó giám đốc điều hành sản xuất
Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về
vấn đề lập kế hoạch và báo cáo tình hình hoạt động của công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kỹ thuật cũng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và chịu
trách nhiệm trước giám đốc về việc nghiên cứu các loại máy móc trang thiết bị
phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
2.1.3.2. Phòng kế toán tài chính
Nhiệm vụ của phòng này là tổ chức công tác kế toán tài chính, tiến hành giải
quyết các vấn đề tài chính của công ty và thu nhập của nhân viên, giải quyết các
quan hệ nợ có với khách hàng. Đặc biệt là ban hành các quy chế tài chính, đề xuất
các biện pháp để đảm bảo công ty hoạt động có hiệu quả cao nhất, và một nhiệm vụ
quan trọng nữa là tập các báo cáo tài chính cung cấp số liệu cho ban giám đốc để
quản lý công ty.
2.1.3.3. Phòng tổ chức lao động hành chính
Chức năng chính của phòng này là làm tham mưu cho giám đốc điều hành về
tổ chức quản lý và giải quyết các công việc, các chế độ chính sách với người lao
động cũng như gia đình chính sách. Thực hiện quản lý hồ sơ của người lao động,
quản lý các văn bản liên quan đến người lao động và chịu trách nhiệm trước chữ
ký, việc đóng dấu của mình. Ngoài ra phòng này còn có chức năng xây dựng các kế
hoạch thi tuyển dụng, nâng bậc lương cho công nhân viên và một số công việc như

tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh cho người lao động trong công ty…
2.1.3.4. Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng này có nhiệm vụ tìm ra giá cả hợp lý cho các mặt hàng để đàm phán
với đối tác. Đồng thời tổ chức công tác quản lý xuất nhập khẩu cũng như xây dựng
các kế hoạch cụ thể trong từng thời điểm để công ty thực hiện.

24


2.1.3.5. Phòng kỹ thuật
Phòng kỹ thuật có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các quy
trình công nghệ trong từng phân xưởng. Tiến hành tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng
các khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất hoạt động sản xuất
trong các phân xưởng.
2.2. PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CÔNG TY THỜI GIAN QUA
2.2.1. Môi trƣờng bên ngoài
2.2.1.1. Môi trƣờng vĩ mô
Môi trƣờng kinh tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo
động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại đã ảnh hưởng bất lợi
đến tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu,…Bên cạnh đó tình trạng lạm phát
cũng đã làm cho tăng trưởng GDP giảm làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
chậm và đời sống nhân dân và các doanh nghiệp ở Việt Nam rơi vào khó khăn hơn.
Tổng kết tăng trưởng GDP năm 2010 của nước ta là 6,5%, trên mức trung bình khu
vực song là mức thấp nhất. Vì vậy mà đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người
dân, và để chống lại họ đã phải cắt bớt những khoản chi. Chính những điều này làm
cho sức mua của thị trường bị giảm xuống, các mặt hàng cao cấp tiêu thụ chậm
hơn. Vì vậy, điều đặt ra cho doanh nghiệp là cần phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề và
phải cân nhắc xác định sản xuất sản phẩm gì cho đối tượng nào và tiêu thụ như thế

nào để có chiến lược phù hợp.
Môi trƣờng chính trị pháp luật.
Nước ta chỉ có duy nhất đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền đã tạo ra sự
thống nhất trong thể chế lãnh đạo. Nên tình hình chính trị ở nước ta rất ổn định, an
ninh quốc phòng vững chắc, công tác công an nói chung, công tác đối ngoại và hợp
tác quốc tế nói riêng đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng môi
trường quốc tế thuận lợi để thúc đẩy công cuộc đổi mới thành công, trong đó quan
hệ hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực ngày càng được mở rộng, hình thức
hợp tác ngày càng phong phú, đa dạng.
Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công có trụ sở tại Thành phố Thái Bình, là
một thành phố trẻ, những năm gần đây lãnh đạo chính quyền luôn luôn giành sự
25


×