Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

ĐỀ CƯƠNG Đăng ký thống kê (giao đất)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.46 KB, 18 trang )

Dăng ký thống kê (giao đất)
Câu 1: Trình bày các trường hợp nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, trường
hợp nhà nước giao đất khụng thu tiền sử dụng đất. Trường hợp nhà nước giao đất
thông qua đấu thầu và không đấu thầu.
* Các trường hợp giao đất có thu tiền SDĐ được quy định tại Điều 34 luật đất đai
2003 gồm:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở.
2. Tổ chức kinh tế được giao đất SD vào mục đích XD nhà ở để bán hoặc cho thuê.
3. Tổ chức kinh tế được giao đất SD vào mục đích đầu tư XD kết cấu hạ tầng để chuyển
nhượng hoặc cho thuê.
4. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở SX,
kinh doanh.
5. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất để XD công trình công cộng có
mục đích kinh doanh.
6. Tổ chức kinh tế được giao đất để SX nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,
làm muối.
7. Người VN định cư ở nước ngoài đựơc giao đất để thực hiện các dự án đầu tư.
* Các trường hợp nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất được quy định tại
Điều 33 Luật đất đai 2003, gồm:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,
làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 70 của Luật này.
2. Tổ chức SDĐ vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm và thực nghiệm về nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối.
3. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối.kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
4. Tổ chức SD đất để XD nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của nhà nước.
5. Hợp tác xã nông nghiệp SD đất làm mặt bằng XD trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho;
XD các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản và làm muối.

1




6. Người SDĐ rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất XD trụ sở cơ quan, XD công trình
sự nghiệp quy định tại Điều 88 của Luật này; đất SD vào mục đích quốc phòng, an ninh;
đất giao thông, thuỷ lợi; đất XD các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục
thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục
đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
7. Cộng đồng dân cư SD đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo SD đất phi nông nghiệp quy
định tại Điều 99 của Luật này.
* Trường hợp nhà nước giao đất phải đấu giá bằng QSDĐ.
- Đầu tư XD nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
- Đầu tư XD nhà ở để bán hoặc cho thuê, trừ trường hợp đất XD nhà chung cư cao tầng
cho công nhân khu CN.
- Đầu tư XD kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê.
- SD quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư XD kết cấu hạ tầng.
- SD đất làm mặt bằng cơ sở SX kinh doanh.
- SD đất vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối.
- Giao đất theo hình thức khác nay chuyển sang giao đất có thu tiền SDĐ hoặc chuyển
mục đích SDĐ, trừ trường hợp không thay đổi chủ SDĐ.
* Trường hợp nhà nước giao đất không phải đấu giá bằng QSDĐ:
- SDĐ vào mục đích kinh doanh, SX thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư.
- SDĐ vào công trình công cộng có mục đích kinh doanh.
- Thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình
nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, có ĐK kinh tế- XH đặc biệt khó
khăn.
- Nhà máy, xí nghiệp phải di dời theo quy hoạch.
- SDĐ để XD nhà chung cư cho công nhân ở khu CN, ký túc xá sinh viên, nhà ở cho
người phải di dời do thiên tai.
- Tổ chức kinh tế chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất không thu tiền SDĐ.
- Đưa ra đấu giá mà không thành.

- SDĐ thực hiện các dự án đầu tư XD nhà ở tái định cư, nhà ở cho người có thu nhập
thấp thuê hoặc mua, XD nhà công vụ.
- Giao đất ở cho cán bộ công chức chuyển nơi công tác theo quy định điều động của cơ
quan có thẩm quyền.

2


Câu 2: Căn cứ xác định tiền sử dụng đất
* Căn cứ thu tiền SD đất: Điều 4 NĐ 198/2004/NĐ - CP
- Diện tích: là diện tích được Nhà nước giao, được cấp GCN QSDĐ.
- Giá đất: Được quy định tại thời điểm giao đất do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
TW ban hành theo quy định của Chính phủ. Trường hợp giá này chưa sát với giá thị
trường trong điều kiện bình thường chưa phù hợp với giá trên thị trường thì UBND cấp
tỉnh quy định giá đất cụ thể cho phù hợp.
+ Trong trường hợp đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án là giá đất trúng đấu giá.
- Thời hạn SDĐ: xác định theo quyết định giao đất, quyết định gia hạn SDĐ hoặc theo
GCN QSDĐ.
Câu 3: Trình bày đơn giá thuê đất
- Đơn giá thuê đất 1 năm tính bằng 0,5% đến 2% giá đất theo mục đích SDĐ do UBND
cấp tỉnh quyết định.
- Đất ở vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện KT- XH khó khăn, đặc
biệt khó khăn thì UBND cấp tỉnh quyết định ban hành đơn giá thuê đất thấp hơn đơn giá
thuê đất theo quy định nhưng, nhưng mức giá cho thuê thấp nhất bằng 0,25% giá đất
theo mục đích SDĐ thuê do UBND cấp tỉnh quyết định.
- Đơn giá trong trường hợp đấu giá quyền SDĐ thuê hoặc đấu thầu dự án có SDĐ thuê là
đơn giá trúng đấu giá.
Câu 4: Trường hợp chuyển mục đích phải xin phép, chuyển mục đích SDĐ không
phải xin phép.
Điều 36 LĐĐ quy định về chuyển mục đích SD đất giữa các loại đất như sau:

* Trường hợp chuyển mục đích SDĐ phải xin phép:
- Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi
trồng thuỷ sản.
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang SD vào mục đích khác.
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
- Chuyển đất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất không thu tiền SDĐ sang đất phi
nông nghiệp được nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ hoặc thuê đất.
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.

3


* Trường hợp chuyển mục đích không phải xin phép: các trường hợp chuyển mục
đích SDĐ không thuộc quy định trên thì người SDĐ không phải xin phép với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải đăng kí với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền
đăng kí quyền SDĐ hoặc UBND cấp xã nơi có đất.
Câu 5: Những trường hợp nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất.
Thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Điều 38 của LĐĐ.
- Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất XD trụ sở cơ quan, XD công trình sự
nghiệp; đất SD vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất XD các
công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công tình công cộng
khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư SD.
- Đất được Nhà nước giao có thu tiền SD đất, nhận chuyển nhượng quyền SD đất mà tiền
SD đất, tiền nhận chuyển nhượng QSDĐ có nguồn gố từ ngân sách Nhà nước.
- Đất thuê của Nhà nước.
- Trường hợp không đủ điều kiện cấp GCN QSDĐ quy định tại Điều 50 của LĐĐ.
- Đất nông nghiệp SD vào mục đích công ích xã, phường, thị trấn.
- Trường hợp đất đang SD không có giấy tờ về QSDĐ và thuộc 1 trong các trường hợp

quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ- CP hoặc diện tích đất nông nghiệp
vượt hạn mức giao đất quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai thì không được bồi thường
về đất; nếu đất đang SD là đất có nhà ở mà người có đất bị thu hồi không có chỗ ở nào
khác thì được hỗ trợ về đất hoặc được giải quyết nhà tái định cư theo quy định của
UBND cấp tỉnh.
Câu 6: Thế nào là bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư
- Bồi thường: khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền SDĐ đối
với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông
qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
- Tái định cư: Người SDĐ khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố
trí tái định cư bằng 1 trong các hình thức sau:
+ Bồi thường bằng nhà ở.
+ Bồi thường bằng giao đất ở mới.
+ Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.

4


Câu 7: Đối tượng được bồi thường, hỗ trơ, tái định cư. Nguyên tắc bồi thường khi
nhà nước thu hồi đất.
* Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức
nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài đang SD đất bị Nhà
nước thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi thì được bồi thương đất,
tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để SD vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích PT kinh tế.
* Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
- Người bị Nhà nước thu hồi có đủ điều kiện thì được bồi thường. Trường hợp không đủ
điều kiện thì UBND tỉnh xem xét hỗ trợ.

- Bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích với đất đang SD bị thu hồi.
- Nếu không có đất thì bồi thương bằng giá trị QSDĐ tại thời điểm có quyết định thu
hồi( nếu có chênh lệch về giá trị thì được thanh toán bằng tiền mặt trong trường hợp
được bồi thường bằng đất mới hoặc bằng nhà).
- Người SDĐ được bồi thường chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai thì phải trừ
vào các khoản tiền bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả vào ngân sách Nhà nước.
- Nhà nước điều tiết 1 phần lợi ích từ việc thu hồi, chuyển mục đích SDĐ để thực hiện
các khoản hỗ trợ cho người bị thu hồi đất.

5


Câu 8: Trình tự, thủ tục giao đất làm nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân tại nông
thôn không thuộc trường hợp phải đấu giá QSDĐ.
- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu SDĐ để làm nhà ở nộp đơn xin giao đất tại UBND xã
nơi có đất.
- Việc giao đất được quy định như sau:
+ UBND xã căn cứ vào quy hoạch SDĐ chi tiết, kế hoạch SDĐ chi tiết tại địa
phương đã được xét duyệt, lập phương án giao đất làm nhà ở gửi Hội đồng tư vấn giao
đát của xã quy định tại điểm a khoản 1 Điều 123 của Nghị định 181/ 2004/ NĐ- CP ngày
29/ 10/ 2004 về thi hành Luật Đất đai xem xét, đề xuất ý kiến đối với phương án giao
đất; niêm yết công khai danh sách các trường hợp được giao đất tại trụ sở UBND xã
trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc và tổ chức tiếp nhận ý kiến đong góp của
nhân dân; hoàn chỉnh phương án giao đất, lập hồ sơ xin giao đất gửi Văn phòng đăng kí
QSDĐ thuộc Phòng Tài Nguyên và Môi Trường. Hồ sơ được lập hai (02) bộ gồm tờ
trình của UBND xã về việc giao đất làm nhà ở; danh sách kèm theo đơn xin giao đất làm
nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; ý kiến của Hội đồng tư vấn giao đất của xã.
+ Văn phòng đăng kí QSDĐ có trách nhiệm xem xét lại hồ sơ; trường hợp đủ điều
kiện thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo điạ chính khu đất đối với nơi chưa
có BĐĐC, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm hồ sơ quy định đến Phòng Tài Nguyên

và Môi Trường; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
+ Phòng Tài Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa chính; xác
minh thực địa; trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất
và cấp GCN QSDĐ.
+ Căn cứ vào quyết định giao đất, UBND xã nơi có đất có trách nhiệm tổ chức
bàn giao đất trên thực địa.
+ Thời gian thực hiện các công việc quy định không quá bốn mươi (40) ngày làm
việc (không kể thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng và người SDĐ thực hiện nghĩa
vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng ký QSDĐ nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày
người SDĐ nhận được GCN QSDĐ.

6


Câu 9: Trình tự, thủ tục đăng kí chuyển mục đích SDĐ đối với trường hợp chuyển
mục đích SDĐ phải xin phép, chuyển mục đích SDĐ không phải xin phép.
* Trình tự, thủ tục đăng kí chuyển mục đích SDĐ đối với trường hợp phải xin phép
- Người xin chuyển mục đích SDĐ nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài Nguyên và Môi
Trường nơi có đất đối với tổ chức, người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài,
cá nhân nước ngoài; tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường nơi có đất đối với hộ gia
đình, cá nhân; hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin chuyển mục đích SDĐ.
+ GCN QSDĐ hoặc 1 trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại các khoản 1, 2
và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
+ Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với trường hợp người
xin chuyển mục đích SDĐ là tổ chức, người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức nước
ngoài, cá nhân nước ngoài.
- Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa;
xem xét tính phù hợp với quy hoạch, kế hoach SD đất chi tiết hoặc quy hoạch, kế hoạch
SD đất đối với trường hợp chưa có quy hoạch, kế hoach SD đất chi tiết; chỉ đạo Văn

phòng đăng ký QSDĐ trực thuộc làm trích sao hồ sơ địa chính.
- VPĐK QSDĐ có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính gửi cơ quan tài nguyên và
môi trưòng cùng cấp và gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài
chính.
- Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấp quyết định
cho chuyển mục đích SDĐ; chỉnh lí GCN QSDĐ; kí lại hợp đồng thuê đất đối với trường
hợp thuê đất.
- Thời gian thực hiện các công việc không quá ba mươi (30) ngày làm việc ( không kể
thời gian người SD đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày cơ quan tài nguyên và
môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người SD đất nhận được GCN QSDĐ đã
chỉnh lí.
* Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích SD đất đối với trường hợp không phải
xin phép.
- Người SD đất có nhu cầu CMĐSDĐ nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
+ Tờ khai đăng ký CMĐSDĐ theo mẫu do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy
định.

7


+ GCN QSDĐ hoặc 1 trong các giấy tờ về QSDĐ quy định tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 của LĐĐ ( nếu có).
- Người SDĐ được CMĐSDĐ sau hai mươi (20) ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường
hợp VPĐK QSDĐ có thông báo không được CMĐSDĐ do không phù hợp với quy định
tại khoản 2 Điều 36 của Luật Đất đai.
- Việc đăng kí CMĐSDĐ được quy định như sau:
+ VPĐK QSDĐ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trường hợp đăng kí CMĐSDĐ
không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 36 của LĐĐ thì trả lại hồ sơ và thông báo
rõ lí do; trường hợp đăng kí CMĐSDĐ phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 36 của
LĐĐ thì xác nhận vào tờ khai đăng kí và chuyển hồ sơ đến cơ quan TN và MT cùng cấp

để chỉnh lí GCN QSDĐ.
+ Cơ quan TN và MT có trách nhiệm chỉnh lí GCN QSDĐ.
- Thời gian thực hiện các công việc không quá mười tám (18) ngày làm việc kể từ ngày
VPĐKQSDĐ nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người SD đất nhận được GCN QSDĐ
đã chỉnh lí.

Câu 10: Các trường hợp được và không được chứng nhận quyền SD đất
* Người SDĐ được chứng nhận QSDĐ nếu thuộc 1 trong các trường hợp quy định
tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 49 của LĐĐ.
Nhà nước cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
cho các trường hợp sau đây:
1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp SD
vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Người đc Nhà nước giao đát, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước
ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
3. Người đang SDĐ theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này mà chưa được
cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho QSDĐ;
người nhận QSDĐ khi xử lí hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ để thu hồi nợ; tổ
chức SDĐ là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng QSDĐ.

8


5. Người SDĐ theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án
của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đã được thi hành.
6. Người trúng đấu giá QSDĐ, đấu thầu dự án có SD đất.
7. Người SD đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật này.

8. Người mua nhà ở gắn liền với đất.
9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
* Trường hợp không được chứng nhận SD đất:
- Người đi thuê đất người khác (chủ 1 SD khác).
- Thuê đất nông nghiệp công ích UBND xã.
- Nhận khoán đất nông trường, lâm trường.
- Người được Nhà nước giao đất để quản lí: đất giao thông, đất thuỷ lợi…
- Người SD đất vi phạm LĐĐ. Tức là các trường hợp SD đất không đủ ĐK chứng nhận
(SD hết thời hạn, sai mục đích..)

Câu 11: Điều kiện để hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang SD đất được
chứng nhận QSDĐ.(Điều 50/LĐĐ)
1. Hộ gia đình, cá nhân đang SD đất ổn định được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận
không có tranh chấp mà có 1 trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp GCNQSDĐ,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền SDĐ.
a) Những giấy tờ về quyền được SD đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do
cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước
VN dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam VN và Nhà
nước CH XHCNVN.
b) GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạm thời được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng kí ruộng đất, sổ địa
chính.
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho QSDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy
tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
d) Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất trứơc ngày
15/10 /1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã SD trước ngày 15/
10/1993.

9



đ) Giấy tờ về thanh lí, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp
luật.
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người SDĐ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang SD đất có 1 trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều
này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có
chữ kí của các bên có liên quan nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật, nay được UBND xã,
phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp GCN QSDĐ, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền SD đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang SD đất có hộ khẩu thường trútại địa phưong và trực tiếp SX
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện KT- XH
khó khăn ở miền núi, hải đảo nay được UBND xã nơi có đất xác nhận là người đã SD đất
ổn định, không có tranh chấp thì được cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền SD đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang SD đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều
này nhưng đất đã được SD ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được
UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch
SD đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch SD đất thì được cấp GCN QSDĐ,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền SDĐ.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang SD đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều
này nhưng đất đã được SD ổn định từ trước ngày 15 thnáhg 10 năm 1993, nay được
UBND xã, phưòng, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch
SD đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch SD đất thì được cấp GCN QSDĐ,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền SD đất.
6. Hộ gđ, cá nhân SD đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án ND, quyết định Thi
hành án của cơ quan Thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp ĐĐ của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp
luật.

7. Hộ gia đình, cá nhân đang SD đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều
này nhưng đất đã được SD từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có
hiệu lực thi hành, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh
chấp, phù hợp với quy hoạch SD đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch SD
đất thì được cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, phải
nộp tiền SD đất theo quy định của Chính phủ.
Câu 12: Thẩm quyền cấp GCN QSDĐ, sở hữu nhà ở và tài sản trên đất và chứng
nhận biến động trên GCN đã cấp.
* Thẩm quyền cấp GCN QSDĐ (Điều 52/LĐĐ):

10


1. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài
được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người VN
định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất quy định tại khoản 1 Điều này được uỷ quyền cho cơ quan quản lí TN và MT
cùng cấp.
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được uỷ quyền cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản gắn liền với đất.
4. Cơ quan quản lí TN và MT cấp tỉnh và cấp huyện là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thực
hiện các thủ tục trình UBND cùng cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để cấp
GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

* Điều kiện uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận (Điều 5/NĐ 88)
UBND cấp tỉnh uỷ quyền cho Sở TN và MT cấp GCN cho tổ chức trong nước,

cơ sở tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài. cá nhân nước ngoài và đóng dấu của Sở
TN và MT khi có các điều kiện sau:
- Đã thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ trực thuộc Sở TN và MT.
- Văn phòng đăng ký QSDĐ có bộ máy, cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất, trang thiết
bị kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp GCN.
* Thẩm quyền chứng nhận biến động trên GCN đã cấp (Điều 22/ TT 17)
1. VPĐK QSDĐ cấp tỉnh thực hiện việc xác nhận thay đổi vào GCN đã cấp, đồng thời
chỉnh lý, cập nhật thay đổi vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường
hợp người SD đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở tôn
giáo, người VN định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá
nhân nước ngoài.
2. VPĐK QSDĐ cấp huyện thực hiện việc xác nhận thay đổi vào GCN đã cấp, đồng thời
chỉnh lý hồ sơ địa chính đang quản lí, cập nhật thay đổi vào cơ sở dữ liệu địa chính đối
với trường hợp người SDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người VN định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại VN.

11


Câu 13: Nơi nộp hồ sơ và trả kết quả cấp GCN. Nơi nộp hồ sơ và trả kết quả xác
nhận thay đổi sau khi cấp giấy
* Nơi nộp hồ sơ và trả kết quả cấp GCN (Điều11/NĐ88)
1. Người SDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo,
tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài thực hiện dự
án đầu tư nộp hồ sơ và nhận GCN tại VPĐK QSDĐ thuộc Sở TN và MT (sau đây gọi là
VPĐK QSDĐ cấp tỉnh).
2. Người SDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người VN
định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại VN, cộng đồng dân cư tại phường nộp hồ sơ
và nhận GCN tại VPĐK QSDĐ thuộc Phòng TN và MT (sau đây gọi là VPĐK QSDĐ
cấp huyện), trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

Người SDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người VN định
cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại VN, cộng đồng dân cư tại xã, thị trấn nộp hồ sơ
và nhận GCN tại VPĐK QSDĐ cấp huyện hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất, tài sản
gắn liền với đất (trừ trưòng hợp quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Nghị định này).
Trong thời gian không quá hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND
xã, thị trấn có trách nhiệm thựuc hiện các công việc theo quy định tại các Điều 14, 15, 16
và 17 của Nghị định này và chuyển hồ sơ cho VPĐK QSDĐ cấp huyện.
3. VPĐK QSDĐ, UBND xã, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận
hồ sơ cho người nộp hồ sơ; trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải kiểm tra
hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho nguời nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn
thiện.
4. Trường hợp người SDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất uỷ quyền cho ngưòi khác
nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN hoặc nhận GCN thì phải có văn bản uỷ quyền theo quy định
của pháp luật.
5. VPĐK QSDĐ có trách nhiệm sao y bản chính(đóng dấu của VPĐK QSDĐ) đối vôứi
GCN có nội dung chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là
rừng trồng để gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông
nghiệp để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của từng ngành.
* Nơi nộp hồ sơ và trả kết quả xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy (Điều 20/ TT17)
1. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả thực hiện các thủ tục về đăng ký biến động sau khi cấp
GCN được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 88/2009/NĐ- CP.

12


Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn
liền với đất thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
UBND xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến VPĐK QSDĐ trực thuộc Phòng TN
và MT (sau đây gọi là VPĐK QSDĐ cấp huyện).
2. Trường hợp chuyển quyền SDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức

trong nước, ngưòi VN định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài,
cá nhân nước ngoài cho hộ gia đình, cá nhân, người Vn định cư ở nước ngoài sở hữu nhà
ở tại VN thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại VPĐK QSDĐ cấp huyện.
Trường hợp chuyển quyền SDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cua hộ gia
đình, cá nhân, người VN định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại VN cho tổ chức trong
nước, người VN định cư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư thì nộp hồ sơ và nhận
kết quả tại VPĐK QSDĐ trực thuộc Sở TN và MT (sau đây gọi là VPĐK QSDĐ cấp
tỉnh).
3. VPĐK QSDĐ, UBND xã, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận
hồ sơ cho người nộp hồ sơ; kiểm tra hồ sơ và trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm
việc phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ.

Câu 14: Trình tự, thủ tục cấp GCN QSDĐ đồng thời là chủ sở hữu tài sản trên đất
cho hộ gia đình, cá nhân
Điều 16/ NĐ88 quy định như sau:
1. Người đề nghị cấp GCN nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a. Đơn đề nghị cấp GCN.
b. Một trong các loại giấy tờ về quyền SDĐ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều
50 LĐĐ (nếu có).
c. Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của
Nghị định này đối với trường hợp tài sản là nhà ở.
d. Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 9
của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng.
đ. Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật (nếu có).

13



e. Hồ sơ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định
tại các điểm b, c, d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).
2. Trường hợp người đề nghị cấp GCN nộp hồ sơ tại UBND xã, thị trấn thì UBND xã,
thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và
khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
3. VPĐK QSDĐ cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại
khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 của Nghị định này.
Câu 15: Trình tự,thủ tục đăng kí chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất
Theo Điều 23/TT17 quy định
1. Bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho nộp một bọ hồ sơ theo quy định như sau:
a. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho QSDĐ và tài sản gắn
liền với đất, hồ sơ gồm:
- Văn bản giao dịch vầe quyền SDĐ và tài sản khác gắn liền với đất (hợp đồng
chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân
chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Tò án nhân dân đã có
hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu
người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc
quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho).
- Giấy tờ về QSDĐ và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (GCN QSDĐ, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc GCN quyền sở hữu nhà, GCN quyền
sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2
và 5 Điều 50 của LĐĐ và một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của
Nghị định số 88/2009/NĐ-CP.
b. Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho QSDĐ, hồ sơ gồm:
- Văn bản giao dịch về QSDĐ (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận
chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải
quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừ kế
hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam
kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhân

tặng cho).

14


- Giấy tờ về QSDĐ (GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất hoặc GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền SD đất ở hoặc một trong các loại giấy tờ
quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của LĐĐ).
c. Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất bao gồm:
- Văn bản giao dịch về quiyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hợp đồng chuyển
nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa
kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án ND đã có hiệu lực pháp luật
đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế là duy nhất; văn bản cam
kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận
tặng cho).
- Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (GCN QSDĐ, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc GCN quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc
một trong các loại giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số
88/2009/NĐ-CP).
- Trường hợp bên chuyển nhượng, tặng cho là chủ sở hữu tài sản không đồng thời
là người SDĐ thì phải có văn bản của người SD đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của
công chức hoặc chứng thực của UBND xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật.
2. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, VPĐK QSDĐ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; nếu phù
hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:
a. Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa được cấp GCN ở nơi chưa
có bản đồ địa chính hoặc đã cấp GCN nhưng chưa có hồ sơ thửa đất hoặc trường hợp
chuyển quyền SD một phần thửa đất.
b. Thực hiện thủ tục trình cấp GCN và trao cho người được cấp đã hoàn thành

nghĩa vụ tài chính hoặc gửi UBND xã, thị trấn để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại
xã, thị trấn; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
Cõu 16: Giaỉ thích các xác định các loại đất và mó ký hiệu của từng loại đất trong
nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất có mặt nước ven
biển?
Tự học =))

15


Câu 17: Khái niệm người sử dụng đất, người được giao quản lý đất. Phân loại
người sử dụng đất, người được giao quản lý đất?
* Khỏi niệm:
- Người sử dụng đất: là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất; bao gồm hộ gia đỡnh, cỏ nhõn; tổ chức (trong nước), cơ sở tôn giáo;
tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; cộng đồng dân cư.
- Người được giao quản lý: đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản
lý; bao gồm tổ chức được giao quản lý đất, cộng đồng dân cư được giao quản lý đất.
* Phõn loại
- Người được sử dụng đất:
+ Hộ gia đỡnh, cỏ nhõn - GDC: Hộ gia đỡnh, cỏ nhõn là người sử dụng đất gồm
hộ gia đỡnh, cỏ nhõn (trong nước), người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà
ở gắn với đất ở.
+ Tổ chức, cơ sở tôn giáo - TCC: Tổ chức, cơ sở tôn giáo là tổ chức (trong nước), cơ
sở tôn giáo được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; bao gồm Uỷ ban
nhõn dõn cấp xó, tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị của nhà nước, tổ chức khác.
+ Uỷ ban nhõn dõn cấp xó - UBS: Uỷ ban nhõn dõn cấp xó là người sử dụng đất được
Nhà nước giao đất sử dụng vào các mục đích: đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích công ích;
đất làm trụ sở Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xó hội

của cấp xó; đất được Nhà nước giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xó xõy dựng cỏc cụng trỡnh cụng
cộng về văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và
các công trỡnh cụng cộng khỏc của địa phương.
Đối với các công trỡnh cụng cộng do các tổ chức được công nhận là pháp nhân hoặc do
hộ gia đỡnh, cỏ nhõn đang sử dụng thỡ khụng thống kờ vào đối tượng Uỷ ban nhân dân cấp xó sử
dụng.
+ Tổ chức kinh tế - TKT: Tổ chức kinh tế là tổ chức trong nước (kể cả trường hợp
người Việt Nam định cư ở nước ngoài lựa chọn hỡnh thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc
thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm) được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xó sử
dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Cơ quan, đơn vị của Nhà nước - TCN: Cơ quan, đơn vị của Nhà nước là các
tổ chức trong nước sử dụng đất bao gồm: cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xó hội (trừ cỏc cơ quan cấp xó); tổ chức sự nghiệp cụng; đơn vị quốc
phũng, an ninh.

16


+ Tổ chức khỏc - TKH: Tổ chức khỏc là các tổ chức trong nước sử dụng đất bao
gồm: Tổ chức xó hội, tổ chức xó hội - nghề nghiệp, cơ sở tôn giáo và các tổ chức khác
không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, không phải là tổ chức kinh tế.
+ Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài - NNG: Tổ chức nước ngoài, cá nhân
nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà
nước cho thuê đất; bao gồm doanh nghiệp liờn doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tổ
chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
+ Doanh nghiệp liờn doanh - TLD : Doanh nghiệp liờn doanh là tổ chức kinh tế
liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức kinh tế Việt Nam thực hiện dự án đầu
tư được Nhà nước cho thuê đất hoặc do phía Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - TVN : Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài là tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (kể cả trường hợp người Việt Nam định cư ở

nước ngoài lựa chọn hỡnh thức thuờ đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuờ) thực hiện
dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất.
+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao - TNG : Tổ chức nước ngoài có
chức năng ngoại giao là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lónh sự, cơ quan đại diện
khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận, cơ
quan đại diện của tổ chức Liên Hợp Quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan
đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước cho thuê đất.
+ Cộng đồng dân cư - CDS : Cộng đồng dân cư là cộng đồng người thiểu số sinh
sống trên cùng địa bàn điểm dân cư có cùng phong tục, tập quán được Nhà nước giao đất
hoặc công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc; cộng đồng
dân cư sinh sống trên cùng địa bàn điểm dân cư có cùng phong tục, tập quán, có chung
dũng họ được nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công
nhận quyền sử dụng đối với đất đỡnh, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
- Người được giao quản lý đất:
+ Tổ chức được giao quản lý đất - TCQ : Tổ chức được giao đất để quản lý là
tổ chức trong nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được
Nhà nước giao đất để quản lý; bao gồm Uỷ ban nhõn dõn cấp xó, tổ chức phát triển quỹ đất,
tổ chức khỏc.
+ Uỷ ban nhõn dõn cấp xó - UBQ : Uỷ ban nhõn dõn cấp xó là người được Nhà
nước giao quản lý đất chưa giao, chưa cho thuê; đất xây dựng các công trỡnh cụng cộng
do Ủy ban nhõn dõn cấp xó trực tiếp quản lý gồm (cụng trỡnh giao thụng, thủy lợi trong
nội bộ xó; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm); đất sông suối, đất có mặt nước

17


chuyên dùng; đất do Nhà nước thu hồi tại khu vực nông thôn trong các trường hợp qui
định tại các khoản 2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai.
+ Tổ chức phát triển quỹ đất - TPQ : Tổ chức phát triển quỹ đất là tổ chức được
Nhà nước giao quản lý đất do Nhà nước thu hồi tại khu vực đô thị và khu vực nông thôn

đó được quy hoạch phát triển đô thị.
+ Tổ chức khỏc - TKQ : Tổ chức khỏc là tổ chức được Nhà nước giao trực tiếp quản
lý đất có cụng trỡnh cụng cộng gồm đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, bến phà, hệ thống
cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trỡnh thuỷ lợi, đê, đập, quảng trường, tượng
đài, bia tưởng niệm, đất có mặt nước của các sông lớn và đất có mặt nước chuyên dùng;
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được Nhà nước giao quản lý đất trên các đảo chưa có người ở;
doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý đất để thực hiện dự án đầu tư dạng xây dựng chuyển giao (BT).
+ Cộng đồng dân cư - CDQ : Cộng đồng dân cư là cộng đồng người Việt Nam sinh
sống trên cùng địa bàn điểm dân cư được giao quản lý đất lâm nghiệp để bảo vệ, phát triển rừng
theo quy định của Luật Bảo vệ và phỏt triển rừng.

18



×