Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

văn hóa tết cổ truyền việt nam xưa và nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.04 KB, 10 trang )

Đề tài:

VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM XƯA VÀ NAY
1. Phần mở đầu
Đến với Việt Nam, ta đến với nền văn hóa lâu đời ăn sâu vào nền sinh hoạt hằng ngày. Những tín
ngưỡng trở thành cuộc sống của người dân Việt từ 4000 năm trước cho đến nay những phong tục văn
hóa tốt đẹp vẫn được lưu truyền, giữ gìn và phát huy rõ ràng trong các dịp lễ, tết. Đặc biệt là Tết cổ
truyền, hay còn gọi là Tết nguyên đán - từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa
Việt.
Người Việt ăn mừng Tết với niềm tin thiêng liêng: Tết là ngày đoàn tụ và là ngày của hi vọng. Nó
không chỉ là ngày chào mừng năm mới mà còn là dịp để con người sum họp. Nói Tết là ngày đoàn tụ
của mọi gia đình bởi vì đây là nỗi mong mỏi của tất cả các thành viên trong gia đình, người đi xa cũng
như người ở nhà đều mong dịp Tết để gặp mặt và quây quần cùng gia đình. Tết cũng là ngày đoàn tụ
với người đã khuất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình theo Phật giáo đã thắp
hương mời hương linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm Tết với các con các cháu. Vì vậy không
chỉ Việt Nam mới có ngày Tết mà nó còn được phổ biến rộng rãi ở một số nước thuộc châu Á.
2. Khái quát
2.1. Khái niệm Tết nguyên đán ở Việt Nam
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn
giản Tết) là lễ hội mở đầu cho một năm mới, Tết do chữ tiết (là thời tiết); Nguyên là chỗ khởi đầu, là
đầu tiên; Đán là buổi sớm mai, lúc mặt trời mới mọc.
Tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc
chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa
Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết
Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày
đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19
tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp
Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm
mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, vào ngày mồng 1 tháng 1
theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống.


Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ
cúng tổ tiên...
Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa đông giá rét chuyển
sang mùa xuân ấm áp.Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi, mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân
gian gọi là ăn Tết, chơi xuân.


2.2. Những văn hóa đặc trưng của ngày Tết
Cha ông ta xưa ăn Tết Nguyên Đán Việt Nam bắt đầu từ khoảng 23 tháng Chạp cho tới hết ngày
mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Thường thì sau lễ tiễn ông Công ông Táo về trời, người Việt xưa bắt đầu
sửa soạn, đi sắm đồ dùng, vật dụng cho Tết.
Người Việt xưa quan niệm, dù no dù đói thì Tết đến mọi vật đều phải đầy đủ, sung túc mới mong
một năm làm ăn phát đạt, "mã đáo thành công"
2.2.1 Tiễn ông Công công Táo về trời
Tương truyền ở mỗi gia đình kể từ khi loài người biết dùng lửa để ăn chín đến nay luôn luôn trong
nhà có ông Công ông Táo.
Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Nay, phong
tục trồng cây nêu đã bị mai một vì có nhiều người ở nhà tầng nên không có đất. Còn ông Táo được dân
gian gọi là “ông vua bếp”. Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh.
Không tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời nên sợ không dám làm lễ. Lễ ông Táo về
trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng
của cư dân sông nước.
2.2.2 Chơi hoa
Ai trồng hoa đào (miền Bắc) và mai (miền Nam) đều biết ngày này, ngày mà người ta phải bứt bỏ
lá để cho hoa trổ bông đúng ngày mồng một Tết.
Thời gian thay đổi thì các thú vui ngày Tết cũng có những đổi thay, song truyền thống hoa Tết đại
chúng ở Việt Nam ngày nay còn có thêm nhiều loại như hoa lan, hoa cúc, hoa tulíp… được phát triển
từ trong nước và du nhập từ nước ngoài vào.
2.2.3 Đi mua sắm chợ Tết
Những ngày cận Tết họp chợ diễn ra thường xuyên và náo nhiệt. Buôn bán đầy đủ mọi thứ để chuẩn

bị cho ngày tết sum vầy. Mua sắm những món đồ mới để thay thế những đồ dùng cũ kĩ, trang trí nhà
cửa, dự trữ thức ăn cho những ngày tết cận kề, mua bánh kẹo mứt để đãi khách viếng thăm.
2.2.4 Lau dọn nhà
Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa quan trọng để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Cùng
công việc dọn dẹp cũng là lúc xem lại xem còn nợ nần ai cái gì thì phải trả, không để nợ hai năm mà
thành “nợ cả đời”. Đây là phong tục tổng kết các quan hệ để xem nợ thì phải trả trước Tết, ơn thì phải
đem lễ vật đến để đáp ơn, cũng có ý không nợ ơn qua năm.
2.2.5 Gói bánh chưng, bánh tét


Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp (không đơn giản là lúa nước). Ngày nay
bánh chưng bánh tét vẫn là phong tục thưởng thức ẩm thực Tết vô cùng đẹp của dân tộc ta.
2.2.6 Lễ rước, đưa Ông Bà
Lễ rước là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Chiều ngày 30 tháng Chạp người gia trưởng bày
mâm cỗ và thắp hương dâng lên bàn thờ xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia đình nhiều phước
lành trong năm mới.
Lễ đưa là lễ tiễn ông bà đi, gia đình cũng bày mâm cỗ thắp hương tiễn ông bà sau 3 ngày về ăn Tết
với con cháu.
2.2.8 Đón giao thừa
Giao thừa là lúc chứng kiến trời đất gặp nhau. Khi trời đất gặp nhau sẽ toát ra một linh khí mà ai
lúc đó được chứng kiến sẽ thấy trào dâng cảm xúc. Đón giao thừa bao giờ cũng cúng ngoài trời, có thể
cúng mặn hoặc cúng hoa quả. Cùng với việc cúng giao thừa này, trên bàn thờ trong nhà bao giờ cũng
có ngũ quả gồm chuối (chuối tiêu), bưởi, bòng, cam quýt. Ở miền Nam thờ trái theo ngôn ngữ nên
thường có ngũ quả gồm mãng cầu (cầu), dừa (vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung túc) hoặc dứa
(thơm); đó là cầu - vừa - đủ - xài - sung hoặc cầu - vừa - đủ - xài - thơm.
2.2.9 Phong tục xuất hành
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh
hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem
sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Ngày nay
phong tục này không còn được nhiều người tin và làm theo.

2.2.10 Xông đất mồng 1
Xông đất có thể là chọn người từ trước và người được chọn sẽ đến vào lúc sớm nhất trong năm.
Xông đất được tính từ lúc sáng sớm (mặt trời hé rạng) và trong ngày mồng một. Người kỹ tính không
đến thăm nhà khác vào ngày mồng một, nhất là người còn để tang người thân. Cũng có người chọn sự
ngẫu nhiên trong việc xông nhà để chiêm nghiệm trong năm.
2.2.10 Chúc Tết đầu năm
Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Sáng mùng Một Tết, mọi
người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi.
- Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu
làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang. Trẻ nhỏ được mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ trong có ít tiền mới gọi
là lộc với hàm ý may mắn, phát tài cả năm. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự
so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày Tết.
-Thăm hỏi họ hàng
Ngày Tết, họ hàng, láng giềng, đồng nghiệp qua nhà nhau chúc Tết, tay bắt mặt mừng, thăm hỏi nhau,


chuyện trò râm ran, tíu tít.
Dân gian có câu : Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy, thể hiện nét đẹp
văn hóa của người Việt
2.2.11 Lễ Tết
Trong dịp Tết Nguyên Đán thường diễn ra nhiều hình thức hoạt động văn hóa gắn liền,với phong tục
tập quán chung của dân tộc và của từng vùng miền, từng địa phương khác nhau, phản ánh sự phong
phú và đa dạng cùng bề dày văn hóa của đời sống tinh thần dân tộc Việt
2.2.12 Tục kiêng cữ
Trong 3 ngày đầu năm người ta thường thận trọng lời ăn tiếng nói và hành động vì tin rằng có thể
đem lại hên xui cho cả năm. Thí dụ như không quét rác, nhất là quét xác pháo ra khỏi nhà vì bị xem là
quét tiền ra cửa. Không tặng thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của bệnh hoạn và xung
khắc. Không khóc lóc than thở hay đập vỡ chén đĩa vì đó là dấu hiệu của sự đổ vở trong gia đình.
Không mặc đồ trắng hay đen vì bị xem là dấu hiệu của sự tang tóc.
3. Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay

Trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay cách ăn Tết của người Việt Nam phần nào đã thay đổi.
Một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện đại đã dần bị loại bỏ.Ngày nay
người dân ăn Tết đã có phần đổi khác hơn so với trước kia, dường như dân ta ăn Tết “tây hoá”dần đi,
sự thay đổi đó phần nào được thể hiện qua cách đón tết và trong việc sắm tết.
Gói bánh trưng, bánh tét.
Ngày xưa, mỗi khi tết đến là cả gia đình
quây quần gói bánh trưng. Người lớn tuổi thì
gói người trẻ thì giúp đỡ, thanh niên thì thức
đêm để nấu. Điều đó giúp tất cả thành viên gắn
kết với nhau.

Ngày nay, khi mà mọi người đều bận rộn,
kinh tế đã khá hơn trước, cùng với các dịch vụ
gói bánh mở ra, phần lớn mọi người chọn mua
chứ không gói nữa

Đi chợ sắm tết
Người người, nhà nhà ra chợ sắm tết.

Do sự phát triển của siêu thị, cửa hàng, các
hình thức khuyến mãi, lôi kéo khách hàng nên
1 số lượng lớn giờ đây đi siêu thị lựa đồ. Bên
cạnh đó mua hang online cũng phát triển mạnh
trong thời gian gần đây.

Dựng cây nêu
Dân gian quan niệm, khi Táo quân về chầu
trời, ma quỷ thường nhân cơ hội lẻn vào quấy
nhiễu, do đó dựng cây nêu trước nhà để xua
đuổi tà ma, cho gia chủ ăn Tết thuận lợi.


Ngày nay phong tục dựng cây nêu gần như
phai nhòa đi, chỉ một số ít nơi còn giữ được
phong tục dựng này.


Pháo
Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao
thừa có ý nghĩa xua đuổi tà mà, xua đuổi những
điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón
những điều mới, may mắn, tốt tươi , tiễn đưa
một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón
năm mới với nhiều hy vọng .

Ngày nay pháo bị cấm vì nhiều lý do thay
vào đó là hầu hết các tỉnh đều tổ chức bắn pháo
hoa phục vụ người dân

Giao thừa
Đây là thời khắc chyển giao năm cũ sang
năm mới. Là thời khắc cả gia đình đều ở nhà để
cúng tổ tiên, mời ông bà về ăn tết.

Thay vì ở nhà, nhiều người chọn các địa
điểm ngoài trời để đón giao thừa như cách các
nước phương Tây. Điều này gây nên cảnh lộn
xộn, những tai nạn không đáng có

Ăn uống
Do kinh tế khó khăn, ngày tết là những

ngày được ăn nhiều món ngon, được ăn thoải
mái. Mọi người rất hóa hức đến tết để thưởng
thức các món ăn.

Ngày nay, với kinh tế hơn xưa nhiều, các
món ăn đa dạng hơn và không còn hiếm như
xưa, không phải đợi đến tết mới được ăn thì
các món ăn ngày tết lại là ác mộng với nhiều
người. Chúng ta có thể ăn tất cả các món vào
ngày thường và khi tết đến thì nỗi lo tăng cân
đối với người nữ và nỗi sợ nhậu nhẹt rượu bia
với các bạn nam

Bao lì xì
Phong bao lì xì thường là màu đỏ, là màu
của may mắn, kèm theo tiền lì xì ở bên trong
và những lời chúc. Tất cả đều thể hiện sự may
mắn, mang lộc tới nhà và sức khỏe dồi dào.
Với trẻ con thì ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn.
Với người già thì khỏe mạnh, sống lâu trăm

tuổi. Với ngày xưa, niềm vui là nhận được
nhiều bao lì xì

Ngày nay phong tục mừng tuổi vẫn được duy
trì nhưng có phần biến tướng, lệnh so với ý
nghĩa ban đầu

Hoạt động ngày tết
Tết là dịp để cả gia đình sum họp, quây

quần cùng nhau, cùng nhau đi chúc tết, đi chùa.

Trẻ con cùng nhau chơi các trò chơi dân gian,
vui đùa nhộn nhịp


Nay thì xu hướng “chơi Tết xa” thay vì
“nghỉ Tết gần”. Nếu như Tết ngày xưa là lúc
chúng ta dành thời gian cho họ hàng, lễ chùa

thì bây giờ, nhiều gia đình chọn du lịch như
một kiểu nghỉ ngơi, xả stress sau một năm làm
việc chăm chỉ. Trẻ con thì cầm điện thoại, ngồi
máy tính.

Công nghệ
Ngày xưa, khi công nghệ còn hạn chế,
những lời chúc được nói trực tiếp, những người
xa quê đón tết trong quạnh hiu

Ngày nay, khi công nghệ đã tiến xa, những
lời chúc qua điện thoại, mạng xã hội, hay
những người xa quê có thể nói chuyện trực tiếp
với người thân một cách dễ dàng.


4. Trào lưu đón Tết cổ truyền của giới trẻ ngày nay.
Ngày nay, sự sum họp ngày Tết dường như cũng không còn vẹn nguyên giá trị trong lòng người trẻ. Tết
đến được tận hưởng một kỳ nghỉ dài, giới trẻ đón Tết bằng những chuyến vi vu du lịch đất trời thay vì quay về
bên mái ấm.

Gói bánh trưng đã trở thành nét đẹp của Tết truyền thống. Ngày nay, gói bánh trưng với người trẻ đã trở
thành hoạt động mới mẻ, thói quen gói bánh trưng Tết cũng đã đi xa dần. Nhiều gia đình thường chọn cách
mua bánh, đặt bánh thay vì cả gia đình cùng ngồi gói bánh.
Tết xưa chúc Tết tặng nhau câu đối đỏ, sáng đầu năm ghé nhà nhau thăm hỏi, chúc nhau năm mới may
mắn, an lành.Tết nay những lời chúc Tết dường như mất dần ý nghĩa thực sự của nó. Chỉ cần 1 thao tác đơn
giản trên Facebook, lời chúc có thể gửi đến mọi người trên khắp thế giới nhưng tấm chân tình, cái thi vị của
những lời chúc tết liệu có còn?
Pháo hoa dần được thay thế bởi pháo tép, một năm có thể xem pháo hoa 2 đến 3 lần. Giới trẻ chen lấn, xô
đẩy nhau đến những địa điểm tập trung bắn pháo hoa thay vì chờ đợi đến đêm 30 đốt pháo trước cửa nhà mong
may mắn đầu năm.
Đến với giới trẻ ngày nay mà nói, chụp ảnh Tết một trong những cơ hội lưu giữ lại nơi tụ tập, check in.
Người trẻ thích ra đường, thích nơi đông đúc thay vì dành thời gian đi chúc Tết ông bà, họ hàng.
Tết xưa hay Tết nay dù có đổi khác nhưng vẫn mang những giá trị truyền thống của người Việt. Đáng tiếc
thay, giá trị đó ngày càng bị phai mờ trong lòng người trẻ…
5. Những biến đổi do tác động tiếp xúc văn hoá Đông - Tây trong Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
. Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về văn hoá tinh thần và vật chất, nhu
cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có thể đáp ứng ngay khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa.
Hơn nữa, ngày nay trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác đang chi phối tầm quan trọng của ngày Tết cổ
truyền. Vì vậy, dường như Tết bây giờ có phần nhạt hơn so với Tết xưa.
Trong đời sống hiện đại, việc sắm Tết cũng ”hiện đại” theo và sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây rất rõ
nét. Giờ đây người dân ít hào hứng với việc mua thực phẩm về tự chế biến mà đặt mua đồ đã chế biến sẵn cho
tiện. Mâm cỗ ngày Tết giờ cũng phong phú hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh những món ăn truyền thống của
người Việt như bánh chưng xanh, giò, các món rau, món xào thì còn có những món ăn được du nhập từ
Phương Tây.
Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, quan niệm về Tết đã có nhiều thay đổi cả về mặt khái niệm
lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái
mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn. Tết hiện đại
mọi người thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi nhiều hơn, nhân dịp Tết nhiều gia đình đã lên lịch trình cho một
chuyến du lịch với người thân trong nhà hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Quà Tết bây giờ cũng khác. Trước đây, mọi người có thể chúc Tết nhau bằng cặp bánh, cân giò, với tấm

lòng trân trọng mến thương. Bây giờ người ta có thể tặng nhau những món quà có giá trị cao nhưng tình cảm
trong đó hầu như không có mà xen vào đó là lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế.


Quả thật, quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây đã làm cho Tết thay đổi, những đồ ăn nhanh, làm sẵn đã
làm mất đi không khí chuẩn bị vui tươi của ngày tết. Trẻ con không còn ngồi xem bố mẹ, ông bà gói bánh
chưng và mong chờ còn ít gạo vét để gói chiếc bánh ống với nhiều đậu và một miếng thịt to, không còn vui thú
khi vùi củ khoai nướng trong lúc trông nồi bánh chưng, các cô thiếu nữ đã dần quên thói quen đi ngắm hoa
đào, hoa mai trên phố chợ. Những điều thay đổi đó khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng “bao giờ cho đến
Tết xưa”.
Tuy nhiên, tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho ngày Tết của người Việt có nhiều thứ mới lạ
hơn, thực phẩm vừa ngon vừa phong phú đa dạng, những đồ ăn sẵn thật là thuận tiện, mâm cỗ cúng gia tiên có
thêm chai rượu vang thì thật là sang trọng. Ngày Tết được đi du lịch với cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khiến
mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, gạt bỏ được những căng thẳng trong một năm làm việc vất vả, tìm được sự
bình yên, thư thái trong tâm hồn.
Chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của hội nhập văn hoá đem lại. Nếu chúng ta “khép” cửa “ăn
Tết” với nhau thì Tết Việt đương nhiên chỉ là một sản phẩm của văn hoá thuần tuý đơn lẻ, nó sẽ không thể trở
thành sản phẩm văn hoá đặc trưng của quốc gia trong mối quan tâm của bạn bè quốc tế. Sự mở cửa giao lưu,
tiếp xúc lại chính là những phương thức tốt nhất giúp chúng ta giới thiệu đến bạn bè quốc tế về Tết cổ truyền
của người Việt Nam. Vấn đề ở đây là chúng ta phải làm chủ được quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây
để tết cổ truyền của người Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mà không bị “ Tây hoá”.
Có thể nói, Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa
thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà
chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
6. Ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán Việt Nam
6.1. Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận
hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt
đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt
nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị

thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần
Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến
trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
6.2. Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều
mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm
lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương
của tuổi thơ yêu dấu. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc
hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ
họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình,
tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri...


Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các
gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết
với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn
thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã
khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen
thuộc của người đã mất.
Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự
giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên
Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của
mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm
vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
6.3. Tết Nguyên Đán là ngày ” làm mới”
Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc.
Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà
được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người lớn
cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và

tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn... Bao nhiêu mối nợ
nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua
một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp
tới mối quan hệ được tốt đẹp.
Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới.
Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin
lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa
này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau
là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn
chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và
hưởng ân phúc.
6.4. Tết Nguyên Đán là ngày tạ ơn
Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên,
nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc
quà thưởng để ăn Tết...
7. Giữ gìn văn hóa Tết cổ truyền
Cùng với tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế, giao lưu và hội nhập quốc tế, những nét truyền thống văn hóa
của Tết cổ truyền Việt Nam đang bị tác động của những yếu tố ngoại lai, quan niệm của người dân cũng khác
xưa. Trước đây, người ta thường nói là “ăn Tết”, còn bây giờ là “chơi Tết”, không ít gia đình trẻ thích đi du


lịch trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì trở về quê hương. Nó cũng tác động đến suy nghĩ và nhận thức của các
thế hệ sau này, khi các cháu cũng muốn tách khỏi gia đình để đi chơi với bạn bè trong những ngày Tết cổ
truyền. Chính sự tác động của đời sống văn hóa-xã hội, sự hội nhập quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến
những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt.
Bảo tồn, giữ gìn và phát triển những nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền Việt Nam là trách nhiệm của mỗi người
dân chúng ta. Dù đang sinh sống trên đất nước mình, hay học tập, công tác và định cư ở nước ngoài, giữ được
nét truyền thống văn hóa của Tết Việt sẽ đưa chúng ta về với cội nguồn, về với tổ tiên và quê hương, gia đìnhnơi đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Từ đó, để mỗi người Việt Nam càng thêm tự hào, trân trọng về
truyền thống vẻ vang của dân tộc, yêu thương giúp đỡ nhau nhiều hơn; ra sức phấn đấu, rèn luyện và cống hiến

thật nhiều cho Tổ quốc, quê hương, sống xứng đáng với đất nước Việt Nam “ngàn lần anh hùng”.
Giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền dân tộc, đồng thời chúng ta cũng phê phán, đấu tranh loại
bỏ những hủ tục lạc hậu trong trong dịp Tết Nguyên đán, như: Hoạt động mê tín dị đoan; các lễ hội phản cảm,
tốn kém; nạn cờ bạc, rượu chè bê tha; các hiện tượng gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội… Mỗi địa
phương, đơn vị cần khuyến khích tổ chức các hoạt động tôn vinh truyền thống tốt đẹp, khôi phục và tổ chức tốt
các hoạt động vui chơi, giải trí mang đậm chất dân gian, mang tính giáo dục cao và bổ ích như: Xin chữ, thả
thơ, đấu vật, đu quay, đua thuyền, kéo co, hát dân ca, lễ chùa, nói lời hay ý đẹp…
Dịp Tết Nguyên đán cũng là cơ hội để đất nước, con người Việt Nam giới thiệu những nét đẹp văn hóa truyền
thống của mình với bè bạn quốc tế. Các hoạt động như: Tổ chức các tour du lịch “Vui chơi Tết Việt cho du
khách nước ngoài”, tổ chức các chợ hoa, quảng bá phong tục đón Xuân của các dân tộc Việt Nam, tổ chức vui
Xuân, đón Tết Việt Nam ở nước ngoài... sẽ có tác dụng rất lớn để bạn bè năm châu hiểu hơn về văn hóa truyền
thống của Việt Nam.
Tết cổ truyền luôn là một hoạt động văn hóa đặc sắc. Những nét đẹp văn hóa trong những ngày Tết cổ truyền
dân tộc có vai trò rất quan trọng trong giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Vì vậy, giữ gìn và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là việc đặc biệt cần thiết, đồng thời lựa chọn, tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa văn hóa quốc tế để phù hợp với nhịp sống hiện đại, góp phần làm phong phú thêm tinh hoa văn hóa
Việt Nam, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển và nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước.
8. Kết luận
Với một hệ thống lễ nghi vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tết Nguyên Đán đã trở
thành ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Những phong tục đẹp trong dịp Tết
thể hiện truyền thống văn hóa, văn minh cần được các thế hệ sau trân trọng gìn giữ và phát huy, nhất là trong
thời buổi giao lưu, hội nhập với thế giới hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam
chúng ta.
Đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta cần tìm hiểu văn hóa Tết cổ truyền, gìn giữ và phát huy những nét đẹp
trong văn hóa truyền thống vốn có lâu đời của dân tộc Việt Nam.
=======================





×