Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

hai không với 4 nội dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.3 KB, 3 trang )

TỪ “HAI KHÔNG” ĐẾN CUỘC VẬN ĐỘNG Ở
NĂM HỌC 2008 - 2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GD – ĐT
-------****-------
Kính thưa các cấp lãnh đạo và toàn thể GV trong ngành sư phạm. Tôi là một giáo viên đứng
trên bục giảng đã hơn 10 năm với bao điều trăn trở. Một trong những điều đó là cuộc vận động “2
không” do bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân phát động.
Đã từ xa xưa, ai cũng nghó rằng GD là một môi trường lành mạnh nhằm đào tạo ra những con
người làm chủ tương lai của đất nước. Vì thế, GD nhà trường luôn gắn liền với 6 thuộc tính đó là
“trật tự kỷ cương, trung trực, khách quan, công bằng, tình thương, khuyến khích sáng tạo và hiệu
quả”.
Nhưng trong những năm gần đây, ở một số trường học đã bò vi phạm gây nhiều dư luận lo lắng
cho mọi người, như học sinh lên cấp II rồi mà chưa biết đọc, biết viết hoặc thực hiện những phép
tính đơn giản. Học sinh lớp 10 không phân biệt chính xác được hình vuông,hình bình hành và hình
thoi hoặc số lượng thí sinh thi Đại học đạt điểm “0” đáng báo động. Là một sự thật đau lòng hơn
thế nữa là đâu đó một số ít bộ phận GV mà báo chí đã đưa tin như hiện tượng đổi tình lấy điểm, bắt
HS liếm ghế, đánh và phạt HS làm các em phải vào viện , thậm chí đã tử vong… Đến lúc này
ngành GD mới té ngửa vì “Không nghó đến mức độ như thế !”.
Vì sao lại như vậy? Theo tôi đó là vì căn bệnh chạy theo thành tích, chạy chỉ tiêu. Vì sự
xuống cấp trầm trọng về đạo đức, hành vi ứng xử của xã hội nói chung và một số ít GV trong
ngành GD nói riêng. Nó là một căn bệnh trầm kha, là một khối u đã để lại những di chứng nặng
nề.
Nguyên nhân vì sao lại dẫn đến như thế? Vì đó là một khó khăn, rõ nhất là việc giao chỉ tiêu
cho ngành GD trong chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đòa phương. Vì thế trường phải chạy
theo thành tích để đòa phương hoàn thành nhiệm vụ, đó là nhiệm vụ chính trò. Trường phải cố mà
đạt và tất nhiên GV đứng lớp phải tạo “kết quả ảo” sao cho đạt chỉ tiêu do trên giao ra. Để rồi cuối
cùng chỉ vì mục đích là trường, lớp đạt thành tích cao trong thi đua.
Đứng trước thực trạng đó nên Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong
trào hưởng ứng cuộc vận động “2 không” bắt đầu từ năm học 2006 – 2007 với 2 nội dung đến năm
học này là “2 không” với 4 nội dung. Đó là :
1. Nói không với tiêu cực trong thi cử.
2. Nói không với bệnh thành tích trong GD.


3. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo.
4. Nói không với việc ngồi nhầm lớp.
Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là liệu “2 không” có được thực hiện triệt để hay không, có được đi
vào cuộc sống thực hay không ? Trong khi đó dư luận bỏng rát vì số lượng HS yếu kém lại gia tăng
chưa từng có trong lòch sử, dẫn theo đó là hàng trăm ngàn HS phải bỏ học. Đó có phải là tại “2
không” không? Liệu ngành GD có còn dũng khí để nhìn thẳng vào sự thật khi đưa ra cuộc vận
động này không ?
Nhưng sau 2 năm vận động, với tư cách là một GV trong ngành, tôi xin khẳng đònh rằng cuộc
vận động “2 không” của Bộ GD là hoàn toàn đúng đắn, là những yếu tố cần và đủ. Bởi vì không có
cuộc chiến nào mà không thể tránh khỏi những mất mát và tổn thương. Vì vậy nếu thực sự muốn
1
ngành GD phát triển thì đừng đổ lỗi tại “2 không”, hơn nữa nó là vấn đề tồn đọng nặng nề của
những năm trước.
Chính ngay lúc này đây. Ngành GD mới trở về vò trí đúng đắn của nó. Trở về với sự học thật,
kiến thức thật. Bạn không học thật thì bạn không thể học tiếp lên nữa buộc bạn phải đi vào cuộc
sống bằng những nghề phổ thông. Chính những điều đó đã thúc đẩy truyền thống hiếu học của dân
tộc.
Để làm tốt được những điều đó. Tôi xin bàn luận với 6 vấn đề sau :
1. Để HS “không ngồi nhầm lớp”. Chắc mọi người đã ít nhất một lần tự đặt câu hỏi “Liệu
chúng ta có ai ngồi nhầm chỗ không?”. Đó là cái gốc của mọi vấn đề, là nguyên nhân quan
trọng gây ra mọi sự yếu kém cho nền GD nước nhà hiện nay nói riêng mà tôi mạnh dạn bàn bạc ở
đây. Đó là vấn đề “Nói không với yếu kém trong chuyên môn”. Cũng vấn đề này liên quan đến
cuộc vận động của năm học 08- 09 là “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng tự học và sáng tạo”.
“Ứng dụng CNTT vào trường học”. Đứng trước một xã hội ngày một phát triển như vũ bão.
CNTT là vấn đề không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Nhưng mỗi GV lại là một tấm gương
sáng , tự học và sáng tạo thì chúng ta làm được những gì ? Thờ ơ chăng ? Mặc kệ chăng ? Đã đến
lúc phải đứng lên bằng chính đôi chân của chính mình! Vì thế, tôi có ý kiến cần chú ý đặc biệt
đến vấn đề này. Bởi một tiết học hay, một tiết học hiện đại phải kết hợp CNTT nhằm nâng cao
tính trực quan, sinh động. CNTT là phương tiện hiệu quả nhất của vấn đề hỗ trợ trong việc giảng
dạy nhằm thu hút sự hứng thú của HS. CNTT còn giúp chúng ta truy cập những kiến thức rộng lớn

mà ta còn thiếu sót. Thực tế số lượng GV còn quá khiêm tốn trong vấn đề tiếp cận CNTT này. Xin
đừng là người ngoài cuộc! Vì thế, theo tôi các cấp quản lý cần phải có kế hoạch để phổ cập, bồi
dưỡng cho GV ngay để tất cả là những người GV của thế kỉ XXI này.
2. GV không chỉ là người truyền đạt tri thức mà quan trọng hơn nữa là những tấm gương đạo
đức. Được thể hiện qua việc giảng dạy nghiêm túc, có hiệu quả, có thái độ sự phạm đúng mực với
HS và ngoài xã hội. Vì thế kêu gọi lương tâm, trách nhiệm của nhà giáo phải có tài và có tâm.
Lương tâm ở đây có nghóa là tận tâm, tận lực cho sự nghiệp GD vì đó là con đường mà ta đã lựa
chọn; không phải là dạy qua loa, hời hợt, bài kiểm tra thì cứ nhắm mắt cho điểm 7, 8 mà sự thật
đọc kỹ thì nội dung không có sự liên quan, chưa tính đến chữ viết quá xấu, cẩu thả, sai chính tả…
Để chạy theo phương châm là “Dạy có chất lượng cao” thể hiện qua bài kiểm tra do tự mình
chấm để khỏi phải lo sợ, vì sự khủng hoảng thừa GV như hiện nay. Vì thế BGH cần có sự thanh -
kiểm tra kòp thời để chấn chỉnh.
3. Rà soát, phân loại HS yếu kém lên kế hoạch phụ đạo kòp thời.
4. Đổi mới phương pháp dạy và học thật sự và toàn diện lấy HS làm trung tâm, phát huy tính
sáng tạo tự học và bản lónh, thắp sáng ngọn lửa đam mê cho HS. Đồng thời Sở, Phòng, Trường
thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề có chất lượng và phương pháp mới cho GV để
nâng cao tay nghề và bắt nhòp cùng thời đại.
5. Đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn GV chủ nhiệm cho từng lớp. Bởi vì vai trò của GV chủ
nhiệm rất quan trọng trong vấn đề thúc đẩy sự đi lên của lớp. Phải là những người có tâm với lớp
chứ không phải đến lớp vì có tiết SHLớp đầu tuần trong TKBiểu. Phát huy truy bài 15 phút đầu giờ
để sửa bài khó, bài tập về nhà để giúp đỡ HS yếu kém, kiểm tra việc học bài cũ của HS... Gần gũi
và thăm hỏi những khó khăn, khuất mắc, những vấn đề thường nhật của lớp, tạo sự thân thiện và
2
rút ngắn khoảng cách giữa người thầy và trò mà nên thêm vào đó là tình cảm giữa người mẹ, người
bạn thân để các em giãi bày suy nghó của mình.
6. Gắn kết trách nhiệm của chính quyền, đòa phương với nhà trường tạo thành môi trường
GD khép kín “nhà trường – gia đình – xã hội”.
Tất cả những điều này nhằm để làm nên một “trường học thân thiện” đối với HS. Các em
cảm thấy vui khi đến trường vì có bạn bè, vì thầy cô là người cha người mẹ thứ hai khi bước ra khỏi
nhà, vui khi tìm đến tri thức của nhân loại qua những bài giảng hay, sinh động do những GV có tâm

và có tài với nghề. Để rồi “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” như một lời nhắc nhở
rằng“Ai sẽ là người mang lại niềm vui cần phải có cho các em HS?”.
Vì thế cuộc vận động “2 không” phải gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức cách mạng HCM”. Có như vậy chúng ta mới thực sự xây dựng được một nền GD
theo mong ước của mọi người dân. Để niềm vui của mỗi chúng ta gom lại là niềm vui chung của
đất nước, là niềm tự hào của con người dũng cảm đã khởi xướng cuộc chiến “2 không” - Nguyễn
Thiện Nhân - thể hiện trong lá thư gởi thầy cô giáo nhân ngày 20 / 11/ 2007 là:“ Ngành GD thật
vui, khi đã bắt đầu làm được lời hứa với Đảng, chính phủ và nhân dân” để năm học này 2008-
2009 lại có thêm những niềm vui, niềm tự hào mới để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa , hội nhập vào nền văn minh của nhân loại trong thời đại hiện nay.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn quý vò đã quan tâm chia sẻ với lời chúc sức khỏe và sự thành công.


Ngày 06. 10. 2008
(Nguyễn Trang Mỹ Dung
Trường THCS Ngô Quyền, Cẩm Mỹ, Đồng Nai)
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×