Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KCN VÀ LÀNG NGHỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.52 KB, 24 trang )

1

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KCN
VÀ LÀNG NGHỀ
(*.* NEW *.* AND *.* NEW *.*)

A. Quản lý môi trường đô thị
I. Hiện trạng môi trường đô thị
1. Không khí
*Ô nhiễm khí thải và bụi: Bụi, CO, NOx, SOx, hơi xăng dầu, bụi chì,
benzen…
Nguồn ô nhiễm: CN, sinh hoạt, giao thông, xây dựng…
Hà Nội là 1 trong những Thủ đô ô nhiễm không khí nghiêm
trọng nhất ĐNA và Châu Á.
Trong năm 2013, Hà Nội có tới 237 ngày chất lượng không khí
kém, 21 ngày chất lượng không khí xấu và một ngày chất lượng
không khí vào mức nguy hại.
*Ô nhiêm tiếng ồn: Do tiếng động cơ, còi xe; tiếng nhạc từ các trung
tâm điện tử, siêu thị…
Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường từ
1/12/2009 đến 30/6/2010, Hà Nội cho thấy mức độ ồn trên Quốc lộ 5
( Sài Đồng) là 80 dBA, quốc lộ 1 ( Giáp Bát) là 77dBA. Riêng tiếng
ồn vào ban đêm (22h - 6h) so với tiêu chuẩn cho phép ( 50 dBA) thì
kết quả đo được ở đoạn đường nào cũng vượt tiêu chuẩn 1- 2 lần.
*Ô nhiễm ánh sáng:
*Vi khí hậu: xảy ra các hiện tương
Mưa cục bộ
Mhiệt độ các vùng trong nội thành cao hơn nhiệt độ các vùng
lân cận
Nghịch nhiệt và đảo nhiệt
2. Nước: (tóm lược)


*Cấp nước sạch:
Nước được đem đi xử lý thành nước sạch lấy 60% từ nước mặt,
40% từ nước ngầm
30 – 40% lượng nước sạch cấp tới nhà dân bị thất thoát
Các quận nội thành thường xuyên mất nước kéo dài và chất
lượng nước sạch không đảm bảo.
*Ô nhiễm nước
1


2



Ô nhiễm nước ngầm: Suy giảm về trữ lượng và chất lượng

Nước ngầm ở Hà Nội đang bị ô nhiễm trên diện rộng, đặc biệt
là ô nhiễm nitơ.

Hầu hết giếng khoan (có phép hoặc không phép) ở Hà Nội đều
có amoni, đặc biệt là các giếng khoan tại địa bàn quận Hoàng Mai,
Gia Lâm, Hai Bà Trưng. Phân tích các mẫu nước cho thấy hàm lượng
amoni trong nước của Nhà máy nước Tương Mai là 7-10mg/l. Nhà
máy nước Hạ Đình 10-15mg/l, có lúc lên đến 40mg/l. Nồng độ amoni
trong nước được cung cấp từ Nhà máy nước Pháp Vân là 25-30mg/l,
có lúc lên đến 60mg/l. Trong khi đó, tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống
do Bộ Y tế ban hành yêu cầu hàm lượng amoni không quá 1,5mg/l.

Tại Hà Nội, số giếng khoan có hàm lượng P-PO4 cao hơn mức
cho phép (0,4mg/l) chiếm tới 71%.

 Ô nhiễm nước mặt (tóm lược)

Năm 2005 thì mỗi ngày cư dân và các nhà máy công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp tại Hà Nội thải ra 300. 000tấn nước thải, mỗi
năm thải ra các sông, hồ khoảng 3.600 tấn hữu cơ, 317 tấn dầu mì,
hàng chục tấn kim loại nặng, các chất dung môi và các chất kim loại
khác.

Năm 2010 tại Hà Nội mỗi ngày cư dân vì thế các nhà máy
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ thải ra môi trường nước
khoảng 510. 000 m3 chất thải/ngày.

Nước thải của Hà Nội chủ yếu được thải vào một số sông - hồ
chính như: Hồ Tây, Hồ Bảy mẫu, Hồ Thủ Lệ, Sông Tô lịch, Sông
Kim Ngưu...

Nước mưa chảy tràn cuốn theo rác thải làm tắc nghẽn cống
rãnh và làm ô nhiễm nước.
*Thoát nước: Hệ thống thoát nước
Theo đánh giá của Công ty thoát nước Hà Nội thì hệ thống
thoát nước thành phố hiện đang cũ, yếu kém, và khả năng thu nước
mưa lẫn nước thải đều hạn chế .
o
Hệ số phục vụ đường cống thoát nước chỉ chiếm khoảng 65
- 70% tổng chiều dài đường phố và tập trung chủ yếu trong khu vực
phố cũ. Tại nhiều khu vực chưa có hệ thống cống.
o
Cống có tiết diện nhỏ, xuống cấp nên khả năng thoát nước
rất kém.


2


3

Công trình xây dựng hệ thống thoát nước được thi công một
cách cẩu thả càng gây ngập úng cho thành phố.
3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại
CTR là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người
và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng
hay không cần dùng nữa.
Theo Luật Bảo vệ môi trường thì CTNH là chất chứa yếu tố độc hại,
phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc
đặc tính khác.
Lượng chất thải phát sinh bình quân
Nguồn gốc
Tỷ lệ thu gom
Hình thức xử lý chủ yếu
Theo số liệu thống kê năm 2013
o
Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong khu vực nội
thành khoảng 4.200 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 98 - 100%; khu
vực ngoại thành ước khoảng 2.220 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom, vận
chuyển đạt 85%.
o
Rác thải công nghiệp trên địa bàn TP phát sinh khoảng 750
tấn/ngày, trong đó, tỷ lệ thu gom rác thải không nguy hại đạt 85-90%,
tương đương gần 600 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom rác thải nguy hại chiếm
60-70%, khoảng 70 tấn/ngày.
o

Lượng rác thải y tế phát sinh khoảng 8 tấn/ngày, trong đó,
có khoảng 1,13 tấn là rác thải nguy hại được xử lý tại chỗ bằng lò đốt
tại các bệnh viện và tại các khu xử lý tập trung.
Phần lớn khối lượng rác thải phát sinh được xử lý theo phương
pháp chôn lấp tại 02 khu xử lý chất thải tập trung tại Nam Sơn - Sóc
Sơn và Xuân Sơn - Sơn Tây nhưng các bãi rác này đang trong tình
trạng quá tải. Nhiều xã ở vùng ngoại thành tự xây dựng các bãi chôn
lấp không hợp vệ sinh để xử lý tạm thời hoặc tập trung rác ở các bãi
đất trống để đốt.
5. Đất
Đất bị cưỡng hoá do đường hầu như đã được dải nhựa hay bê
tong (nước khó ngấm xuống đất cũng là nguyên nhân gây là ngập
úng)
Chuyển đổi mục đích sử dụng không phù hợp với quy
hoạch:Trong khi Hà Nội đang thiếu đất để mở đường, xây dựng
3


4

trường , không gian công cộng thì các dự án treo kéo dài làm đất bị bỏ
hoang hay các khu đô thị, những biệt thự xây lên mà tỷ lệ chưa sử
dụng rất cao.
6. Môi trường xã hội (tóm lược thôi)
 Hà Nội là 1 trong 2 thành phố có tốc độ đô thị hoá cao nhất cả
nước ( Năm 2010, tỷ lệ đô thị hoá của Hà Nội là 30 – 32%). Chính vì
vậy, môi trường xã hội của Hà Nội thay đổi theo xu hướng tích cực
Đời sống được cải thiện: bình quân thu nhập đầu người là
2.257 USD vào năm 2012, tăng 1,3 lần so với con số 1.697 USD vào
năm 2008.

Dân trí được nâng cao: Các trường học ở Hà Nội dần được
trang bị cơ sở vật chất phục vụ học tập đầy đủ hơn. Trường
Marie Curie có trụ sở trên quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) hay
Trường trung học cơ sở Nghĩa Tân ( Cầu Giấy – Hà Nội) có sân
bóng rổ ngoài trời trải thàm nhân tạo, bề bơi, nhà ăn, thư viện
hiện đại….
Các chinh sách an sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo:
 Khi thủ đô được phóng năm 1954, Hà Nội có 53.000 dân sinh
sống và đến năm 2014 thì con số này đã là 7,2 triệu người, chưa kể
gần 1 triệu người không đăng ký hộ khẩu thường trú. Tốc độ đô thị
hoá và mức độ gia tăng dân số quá nhanh (tăng dân số do nhập cư)
dẫn tới một số tiêu cực sau…
Quá tải ở các trường học điểm, giao thông bệnh viện lớn,…
o
Năm học 2014-2015, nhiều trường ở Hà Nội, chủ yếu là
tiểu học và THCS có sĩ số lên đến trên dưới 60 học sinh/lớp. Tình
trạng chạy đua vào trường điểm tại Hà Nội tiếp tục không giảm nhiệt.
o
Các bệnh viện lớn ở Hà Nội như Xanh Pôn, Bạch mai hay
bệnh viện Nhi, bện viện Ca luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân.
Phòng bệnh luôn phải ghép 2 -3 người/ giường.
Thừa lao động phổ thông, thiếu lao động trình độ chuyên
môn cao

4


5

Khoảng cách giàu nghèo và phân tầng xã hội ngày càng cao

Sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/ năm ở Hà Nội cũ
năm 2006 và 2008
Chênh lệch
5/1
878,4 1201,0 2252,3 6,8
1386,5 1933,3 3777,8 7,1

Năm Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
2006 1050,0 329,1
2008 1719,6 535,1

589,2
957,0

Tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến: Điển hình như nghiện ma
tuý, nghiện game online… đặc biệt là mại dâm. Hoạt động mại dâm
trá hình trong các cơ sở dịch vụ như các khách sạn lớn, các cơ sở kinh
doanh có vốn đầu tư nước ngoài, các hoạt động dịch vụ karaoke, vũ
trường, càphê vườn... khó có thể kiểm soát. Tổng số người bán dâm
tại Hà Nội có khoảng 3.000 người, trong đó 90% từ tỉnh, thành khác.
II. Nguyên nhân của các vấn đề môi trường đô thị
Gia tăng dân số và nhu cầu sống ngày càng cao:
o
Gia tăng dân số dẫn tới gia tăng lượng chất thải vào môi
trường và tài nguyên bị khai thác quá mức
o
Đời sống của người dân ở đô thị ngày càng được cải thiện
dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, sử dụng tài nguyên ngày càng
cao
 Môi trường không còn chỗ chứa và đông hoá chất thải, tài nguyên

cạn kiệt không thể phục hồi
Tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam quá nhanh trong khi điều kiện cơ
sở hạ tầng không theo kịp được:
o
Số lượng người tham gia giao thông quá đông trong khi hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông còn chưa đáp ứng được ( phương tiện
công cộng chỉ mới có xe bus, số lượng không đủ để phục vụ người
dân đi lại nên họ thường sử dụng xe máy; đường hẹp gây ùn tắc 
gây ô nhiễm không khí)
o
Hệ thống thoát nước của Hà Nội hiện bị đánh giá là: Cũ,
yếu kém, khả năng thu nước mưa lẫn nước thải đều hạn chế. Nhiều
nơi còn chưa có đường cống thoát nước  gây ngập úng cục bộ khi
mưa lớn…
Quy hoạch phát triển KT – XH không gắn với bảo vệ môi
trường: Cánh đồng, vườn cây, ao hồ…dần bị thay thế bởi nhà máy, xí
nghiệp, nhà ở, trường học, khu vui chơi giải trí…phục vụ cho phát
triển KT – XH. Lượng cây xanh và mặt nước giảm đi đáng kể gây ra
5


6

tình trạng ô nhiễm không khí, ngâp úng cục bộ, ô nhiễm nguồn
nước…
Công tác quản lý môi trường còn lỏng lẻo (nguồn nhân lực còn
thiếu và trình độ còn yếu): Nước ta mới chỉ thực sự quan tâm tới
BVMT trong vài năm trở lại đây. Ngành môi trường cũng là ngành
mới vì vậy số người được đào tạo chuyên môn về môi trường còn ít.
Ý thức của cộng đồng trong BVMT còn kém:

III. Thực trạng công tác quản lý
 Về mặt tài chính: Thiếu kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng về
BVMT, nâng cao công nghệ xử lý chất thải.

Về mặt thể chế, chính sách
Các quy định pháp luật về BVMT còn chưa đồng bộ, chưa rõ
ràng hay chung chung
Chế tài xử phạt còn chưa đủ tính răn đe
 Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
Nhiệm vụ BVMT của các cơ quan quản lý còn chồng chéo và
chưa được quy định rõ rang.
Đội ngũ quản lý nhà nước về môi trường quá mỏng, năng lực
cán bộ cấp quận -huyện, phường - xã còn yếu và phần lớn chưa được
bố trí đúng chuyên môn, nghiệp vụ. ( Hiện nay ở xã phường vẫn chưa
có cán bộ môi trường. Cán bộ địa chính sẽ kiêm phụ trách cả lĩnh vực
đất đai,… và môi trường)
 Về ý thức: Ý thức hoàn thành tốt trách nhiệm của cán bộ còn
thấp
IV. Đề xuất giải pháp cho một vấn đề cụ thể ở đô thị (Chất thải
rắn và chất thải nguy hại ở HN)
Thực hiện chương trình 3R ( Reuse – Replace – Recycle)
Phân loại rác ngay tại nguồn
Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ (năng lực thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải…) cho cán bộ môi trường.
Các xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện cần đầu tư hệ thống xử lý
CTR – CTNH để giảm thiểu lượng rác thải ra ngoài môi trường.
Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đầu tư công nghệ xử lý CTR –
CTNH cho thành phố và thường xuyên thanh tra, giám sát hiệu quả
hoạt động


6


7

B. Quản lý môi trường KCN
I. Hiện trang môi trường ở KCN
Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai được hình thành từ 02 cụm
công nghiệp Phùng Xá và cụm công nghiệp thị trấn Quốc Oai với
diện tích mặt bằng khu công nghiệp là 150,78 ha. Trong đó: Cụm
công nghiệp Phùng Xá là 80,8264 ha; Cụm công nghiệp Thị trấn
Quốc Oai: 69,95 ha; Đất cho thuê là116,68 ha; Đất công trình phụ trợ:
34,10 ha).
Khu công nghiệp Thạch Thất đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung
với công suất 3000m3/ngày đêm nhưng công suất xử lý hiên nay mới
chỉ là 1.500 m3/ ngày đêm, rất nhỏ với quy mô của KCN ( xả thải
10.000m3/ngày đêm). Nhà máy chưa hoạt đông hết công suất là do
nhiều doanh nghiệp không đấu nối đường ống thoát nước thải vào hệ
thống xử lý nước thải này dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng ở khu vực.
II. Nguyên nhân chung của các vấn đề của KCN
1. Khách quan

Công tác quản lý chưa chặt chẽ:

Cơ chế quản lý, giám sát chưa minh bạch, rõ ràng: Cộng đồng
dân cư là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do ô nhiễm
môi trường gây ra. Nhưng hiện nay chưa có cơ chế nào cho sự tham
gia của cộng đồng trong các dự án đầu tư vào các khu, cụm công
nghiệp, đồng thời việc thực hiện tham vấn cộng đồng trong đánh giá

tác động môi trường là chưa bắt buộc.

Quy hoạch phát triển KCN còn thiếu thống nhất và khoa học:
Các KCN (ở Hà Nội) vẫn nằm trong khu dân cư hay các nhà máy
không hoạt động trong cùng lĩnh vực lai nằm chung trong 1 KCN làm
khó cho công tác xử lý chất ô nhiễm.

Phân cấp quản lý chưa phù hợp

Triển khai, áp dụng chính sách môi trường chưa hiệu quả: Mặc
dù công cụ đánh giá tác động môi trường đã được ban hành, nhằm
sàng lọc những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng trên
thực tế, sau quá trình thẩm định đánh giá tác động môi trường, một
số dự án đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp sử dụng công nghệ
lạc hậu vẫn được chấp thuận đưa vào sản xuất, gây ô nhiễm kéo dài
và khó giải quyết.

7


8


Thiếu, yếu nguồn nhân lực: Người lao động có trình độ đáp ứng
được yêu cầu của các doanh nghiệp trong điều kiện hôi nhập quôc tế
là không nhiều. Số lao động có trình độ đại học, trên đại học, cao
đẳng… thấp, phần lớn là lao động phổ thông và đang có xu hướng
tăng. Hay số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường cũng không đáp
ứng được yêu cầu công việc vì quy trình giáo dục đào tạo của nước ta
không thực tế, đa số chỉ học trên giấy vở…

2. Chủ quan

Thiếu kinh phí cho bảo vệ môi trường: Vì thiếu kinh phí nên
phần lớn các KCN đều không có hệ thống thu gom và thoát nước thải
riêng với nước mưa, không có hệ thống xử lý nước thải tập trung mà
chỉ xử lý cục bộ tại nhà máy.

Quy trình sản xuất, khoa học công nghệ còn lạc hậu: Không có
kinh phí đầu tư công nghệ và phải nhập khẩu những máy móc lac hậu
từ nước khác thải

Nhận thức của doanh nghiệp hay người đứng đầu doanh nghiệp
chưa cao
III. Vai trò, trách nhiệm của Ban quản lý môi trường KCN (hay
Phòng môi trường) (Tóm lược)
1. Vai trò
Phối hợp với các cơ quan liên quan và tham mưu cho Lãnh đạo
Ban quyết định các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường trong các KCN, các doanh nghiệp trong KCN.
2.
Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động bảo vệ môi trường
trong KCN và thực hiện công khai thông tin về môi trường, cung cấp
thông tin về các doanh nghiệp KCN cho các cơ quan phối hợp khi có
yêu cầu;
- Tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ
môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các doanh nghiệp trong KCN;
- Chấp thuận điểm đấu nối nước thải, nước mưa của các doanh nghiệp

thứ cấp vào hệ thống thu gom n ước thải của KCN theo quy định;
- Định kỳ theo quy định tổng hợp kết quả báo cáo quan trắc gửi Tổng
cục Môi trường và UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường theo
quy định;
8


9

- Hàng năm nhận xét việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ
môi trường đối với các doanh nghiệp; tham gia bình chọn các đơn vị,
cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường trình
cơ quan có thẩm quyền khen thưởng;
- Đầu mối tiếp nhận đơn thư, khiếu nại về môi trường giữa các doanh
nghiệp trong KCN; thụ lý và giải quyết hồ sơ ban đầu, chuyển hồ sơ
tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về
môi trường phát sinh từ KCN;
- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về
bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong KCN.
IV. Các thủ tục hành chính về BVMT
Trình bày thủ tục vắn tắt gồm (quy trình lập hs, quy trình nộp và
cấp hs, Thành phần HS)
7 thủ tục:
Lập báo cáo ĐTM
Giấy phép hồ sơ phê duyệt vận hành hệ thống xử lý
Hồ sơ cấp phép khai thác nước mặt, nước ngầm
Giấy phép xả thải
Đăng ký chủ nguồn thải
Kê khai và nộp phí nước thải
Báo cáo và giám sát môi trường định kỳ

1. Lập báo cáo ĐTM: Quy định trong Nghị đinh 29/2011/ NĐ – CP
*Quy trình lập báo cáo
Chủ đầu tư tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện
theo quy đinh ở Điều 16 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để tiến hành
công tác đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án
Tổ chức tham vấn ý kiến của

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là cấp xã) nơi thực hiện dự án.

Đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động
trực tiếp của dự án.
( Ý kiến tán thành, không tán thành của tổ chức, cá nhân được tham
vấn được tổng hợp trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi
trường.)
*Quy trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM
9


10

- Chủ đầu tư trình báo cáo ĐTM lên cơ quan thẩm định
CQTĐ báo cáo ĐTM tiến hành rà soát hồ sơ, trường hợp hồ sơ
không đủ hoặc không hợp lệ CQTĐ thông báo bằng văn bản cho chủ
dự án để hoàn thiện hồ sơ
CQTĐ trình báo cáo ĐTM lên cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt.
Sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm
lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường tại

trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tham vấn cộng đồng
để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát.
* Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi)
*Thời gian lập báo cáo: Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo
cáo nghiên cứu khả thi).
*Thời gian thẩm định:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là
bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp
lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm
định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thuộc thẩm quyền
thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối
đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp
lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn
thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.
*Thời gian phê duyệt: tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
(Thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo đánh
giá tác động môi trường).

10



11

2. Giấy phép hồ sơ phê duyệt vận hành hệ thống xử lý
3. Thủ tục cấp phép khai thác nước mặt nước ngầm, nước mặt
(quy định tại Nghị đinh 149/2004/ NĐ – CP)
a. Nước ngầm
b. *Quy trình thực hiện:
 Quy trình lập hồ sơ :
- Khảo sát, thu thập số liệu về địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu
thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước
dưới đất.
- Xác định thông số về các đặc điểm địa chất thủy văn khu vực ảnh
hưởng đến khai thác nước dưới đất.
- Thu mẫu nước giếng(nếu có) và phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước khai thác.
- Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000
theo hệ tọa độ VN 2000.
- Tính toán dự báo mực nước hạ thấp.
- Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.
- Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.
- Lập đề án và hoàn thành hồ sơ xin khai thác nước ngầm.
 Quy trình nộp và cấp hồ sơ: quy đinh khoản 2, điều 20 Nghị đinh
149/2004/ NĐ – CP
- Cá nhân, tổ chức xin giấy phép nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ

- Trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ:

Cơ quan tiếp nhận hố sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ


Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo cá
nhân, tổ chức xin giấy phép để hoàn thiện hồ sơ.
- Đối vs TH có giếng khai thác, trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm
tra thực tế hiện trường khi cần thiết

Nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép

Nếu không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận, thẩm
định hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý
do không cấp phép.
- Đối với Th chưa có giếng khai thác:
11


12

Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm quyền cấp phép ra văn bản
cho thi công giếng khai thác.

Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ tài liệu thi công
giếng khai thác
o
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ,
kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết
o

Nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép
o
Nếu không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận,
thẩm định hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông
báo lý do không cấp phép.


*Hồ sơ bao gồm: 2 bộ (Quy định trong khoản 1, điều 20 Nghị đinh
149/2004/ NĐ – CP )
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác nước dưới đất;
c) Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ
1/50.000 đến 1/25.000;
d) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với
công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; báo cáo kết quả
thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200
m3/ngày đêm; báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai
thác nước dưới đất đang hoạt động;
đ) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng
theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
e) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt giếng
khai thác. Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền
sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả
thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá
nhân đang có quyền sử dụng đất, được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm
quyền xác nhận.
b. Nước mặt
*Quy trình thực hiện

 Quy trình lập hồ sơ:

12


13

Khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích, lập đề án khai thác, sử
dụng nước mặt (đối với trường hợp chưa có công trình khai thác)
Khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích, lập báo cáo hiện trạng khai thác
sử dụng nươc mặt (đối với trường hợp có công trình khai thác)
Chuẩn bị hồ sơ theo quy định Nghị đinh 149/2004/ NĐ – CP
 Quy trình nộp và cấp hồ sơ: quy định trong khoản 2, điều 21 Nghị
đinh 149/2004/ NĐ – CP
- Cá nhân, tổ chức xin giấy phép nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ

- Trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ:

Cơ quan tiếp nhận hố sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo cá
nhân, tổ chức xin giấy phép để hoàn thiện hồ sơ.
- Trong 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm
tra thực tế hiện trường khi cần thiết.

Nếu đủ căn cứ cấp phép, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình lên cấp
có thẩm quyền cấp giấy phép


Nếu không đủ điều kiện để cấp giấy phép, , Cơ quan tiếp nhận
hồ sơ sẽ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do
không cấp phép.
*Hồ sơ bao gồm: 2 bộ (Quy định trong khoản 1, điều 21 Nghị đinh
149/2004/ NĐ – CP )
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với
trường hợp chưa có công trình khai thác; báocáo hiện trạng khai thác,
sử dụng nước đối với trường hợp đang có công trình khai thác;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng
theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
d) Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước tỷ lệ từ 1/50.000
đến 1/25.000;
đ) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt công
trình khai thác. Trường hợp đất tại nơi đặt công trình khai thác không
thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có
văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác
13


14

với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Uỷ ban nhân
dân cấp có thẩm quyền xác nhận.
4. Thủ tục cấp phép xả thải (quy định tại Nghị đinh 149/2004/ NĐ
– CP)
*Quy trình thực hiện
 Quy trình lập hồ sơ:
- Phân tích chất lượng nước tại nguồn nước tiếp nhận nước thải,

phân tích thành phần nước thải (nếu đã vận hành)
- Lập đề án xả nước thải vào nguồn nước, xác định quy trình vận
hành hệ thống xử lý nước thải.
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Nghị đinh 149/2004/ NĐ – CP
 Quy trình nộp và cấp hồ sơ (Quy định tại khoản 2 điều 22 Nghị
đinh 149/2004/ NĐ – CP)
- Cá nhân, tổ chức xin giấy phép nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ

- Trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ:

Cơ quan tiếp nhận hố sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo cá
nhân, tổ chức xin giấy phép để hoàn thiện hồ sơ.
- Trong 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm
tra thực tế hiện trường khi cần thiết.

Nếu đủ căn cứ cấp phép, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình lên cấp
có thẩm quyền cấp giấy phép.

Nếu không đủ điều kiện để cấp giấy phép, , Cơ quan tiếp nhận
hồ sơ sẽ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do
không cấp phép.
*Hồ sơ bao gồm: 2 bộ (quy định tại khoản 1 điều 22 Nghị đinh
149/2004/ NĐ – CP)
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải
theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép.

c) Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền
quy định tại nơi dự kiến xả nước thải.
d) Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành
hệ thống xử lý nước thải; trường hợp đang xả nước thải vào nguồn
nước thì phải có báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả
14


15

phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải;
đ) Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000;
e) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt đối với trường hợp phải đánh giá tác động môi
trường theo quy định của pháp luật;
g) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt công
trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải
không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải
có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước
thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Uỷ ban
nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận.
** Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, quản lý hồ sơ và cấp giấy
phép quy định tại Nghị định 149/2004/ NĐ – CP
1. Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Bộ Tài
nguyên và Môi trường cấp.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản
lý hồ sơ, giấy phép do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

(quy định trong điều 13 và 14 của Nghị định 149/2004/ NĐ – CP)
**Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có nghĩa vụ nộp
phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp phép theo quy định của pháp luật.
5. Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải ( hoặc xin cấp lại)
*Quy trình thực hiện
 Quy trình lập hồ sơ:
- Xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất
- Xác định nguồn và khối lượng phát sinh chất thải nguy hại và các
chất thải khác trong quá trình sản xuất.
- Xác định mã đăng ký của các loại chất thải.
- Soạn công văn, thủ tục lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải
- Hoàn thành hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
 Quy trình nộp và cấp hồ sơ: quy đinh trong điều 15, 16 của Thông
tư 12/2011/TT-BTNMT – Quy định về quản lý chất thải nguy hại
- Cá nhân tổ chức nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chất thải nguy hại
(C)
15


16

- Trong 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, CQQLCNT xem xét
tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để sửa
đổi, bổ sung nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ.
- Trong 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ
của hồ sơ đăng ký, có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải
CTNH.
- Trường hợp cần thiết đối với cơ sở phát sinh CTNH có công trình
bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ:

o
CQQLCNT kiểm tra cơ sở trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết
thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
o
Khoảng thời gian kiểm tra không quá 02 (hai) ngày.
o
Trong 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở hoặc kể
từ ngày chủ nguồn thải CTNH có báo cáo về việc tiếp thu, giải trình
các ý kiến (nếu có) của CQQLCNT sau khi kiểm tra cơ sở,
CQQLCNT có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Chủ nguồn thải CTNH không phải đóng phí hoặc lệ phí khi đăng ký
chủ nguồn thải CTNH.
*Hồ sơ bao gồm (2 bộ)
- Đơn đăng ký ( theo mẫu quy định tại phần A - Phụ lục 1 của Thông
tư 12/2011/TT-BTNMT)
- Các giấy tờ khác ( theo quy định tại phần B – phụ lục 1 của Thông
tư 12/2011/TT-BTNMT)

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định
thành lập cơ sở, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương
đương;

Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, Giấy xác nhận
đăng ký Bản cam kết BVMT hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu
chuẩn môi trường, Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án
BVMT hoặc bất kỳ giấy tờ về môi trường nào khác của cơ quan có
thẩm quyền (nếu có);

Bản sao kết quả phân tích để chứng minh các chất thải thuộc
loại * phát sinh tại cơ sở (trừ các mã từ 19 12 01 đến 19 12 04) không

vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 07:2009/BTNMT để đăng ký là các chất thải thông thường tại
Điểm 3.2 của Đơn (nếu không tiến hành lấy mẫu phân tích thì phải
đăng ký là CTNH);

16


17


Bản sao báo cáo ĐTM và Giấy xác nhận về việc thực hiện báo
cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt, Bản cam kết BVMT
hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án BVMT và tất
cả các hồ sơ, giấy tờ pháp lý về môi trường liên quan đến việc đầu tư
các công trình bảo vệ môi trường phục vụ việc tự xử lý CTNH (chỉ áp
dụng đối với trường hợp có công trình tự xử lý CTNH);

Bản giải trình các điểm sửa đổi, bổ sung (trường hợp cấp lại Sổ
đăng ký).
6. Kê khai nộp phí nước thải
*Quy trình thực hiện
 Quy trình lập hồ sơ
Phân tích hàm lượng chất ô nhiễm, xác định tổng lượng nước
thải, lưu lượng nước thải trung bình trên năm và trên quý…
Tính toán mức phí phải nộp theo công thức tính phí nước thải
quy định tại Điều 5 của Thông thư liên tịch số 63/2013/ TTLT – BTC
– BTNMT
Hoàn thành tờ khai nộp phí nước thải công nghiệp ( mẫu số 2
ban kèm theo TTLT)

 Quy trình nộp và thẩm định hồ sơ
Các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp hồ sơ kê khai nộp phí nước
thải công nghiệp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ thu phí nước thải công
nghiệp của Chi cục Bảo vệ Môi trường:
Chi cuc Bảo vệ môi trường kiểm tra độ chính xác của các số liệu
kê khai, nếu đúng nhập các số liệu kê khai vào phần mềm thu phí, lập
phiếu thẩm định tờ khai và ra Thông báo thu phí cho cơ sở.
+ Trường hợp bản kết quả phân tích chất lượng nước thải không hợp
lý Chi cục Bảo vệ Môi trường có thể tiến hành lấy mẫu phân tích lại.
+ Nếu Cơ sở kê khai không đúng hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn và
yêu cầu kê khai lại.
Nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn
*Hồ sơ bao gồm: (2 bộ)
- Tờ khai nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp
- Bản kết quả phân tích chất lượng nước thải.
- Bản sao hoá đơn thu tiền nước của Công ty cấp nước đối với những
đơn vị sử dụng nước sạch.
7. Báo cáo và giám sát môi trường định kỳ

17


18

Khái niệm: Là một hình thức đánh giá chất lượng môi trường
ngắn hạn tại Cơ sở và báo cáo định kỳ về Cơ quan thẩm quyền (cụ
thể là: Chi cục BVMT; Phòng TNMT). Đánh giá chất lượng môi
trường ở đây nghĩa là đánh giá một cách tổng quan trên nhiều nguồn
phát sinh chất thải như: nước thải, khí thải, chất thải rắn (bao gồm:
chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại).

Vì sao phải lập báo cáo giám sát môi trường: Trong những năm
hiện nay, mọi người đều quan tâm tới vấn đề môi trường, làm cho
môi trường phát triền bền vững , bảo vệ cuộc sống cho mọi người. vì
vậy vấn đề lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ là để theo dõi
quan trắc số liệu của mỗi công ty giúp cho mỗi công ty ngăn chặn
được những vấn đề ô nhiễm và đưa ra giải pháp xử lý môi trường
*Quy trình lập và nộp báo cáo
Khảo sát những thông tin chung: thu thập số liệu về hiện trạng
hoạt động của công ty, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung
quanh.
Xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất
thải rắn…
xác định chất thải phát sinh trong hoạt động của dự án
Lấy mẫu chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại ống
khói, mẫu đất,mẫu nước ngầm.
Đánh giá chất lượng môi trường xung quanh. Đánh giá tác động
của từng nguồn gây ô nhiễm
Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
Lập báo cáo theo mẫu và nộp cho cơ quan tiếp nhận báo cáo
*Thời gian thực hiện:
Tần suất giám sát môi trường, lập báo cáo 02 lần/năm trong đó thực
hiện giám sát môi trường xung quanh 06 tháng/lần và giám sát
nguồn thải 3 tháng/lần, định kỳ lập báo cáo 6 tháng gửi cơ quan có
chức năng cấp thủ tục môi trường làm cơ sơ quản lý và giám sát tình
trạng hoạt động của Doanh nghiệp
*Cơ quan tiếp nhận:
Đối với các doanh nghiệp có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường (hoặc Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ
môi trường chi tiết): trình nộp cho Sở TNMT - Chi cục BVMT.


18


19

Đối với các doanh nghiệp có Quyết định phê duyệt cam kết bảo
vệ môi trường (hoặc Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường
đơn giản): trình nộp cho Phòng TNMT.
Đối với các doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp hoặc Khu
công nghệ cao có thể nộp thêm 01 bản báo cáo cho Ban quản lý
(không bắt buộc).
C. Quản lý môi trường làng nghề
I. Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề lụa Vạn Phúc
*Ô nhiễm nguồn nước
Mỗi ngày các cơ sở sản xuất của Vạn Phúc cho ra đời từ 4.000 5.000m lụa, tương đương với 400kg lụa. Mỗi kilôgam lụa thành
phẩm phải mất tới 30 lít nước tẩy rửa và 30g thuốc nhuộm. Suy ra
một ngày, làng Vạn Phúc khoảng 12.000 – 15.000l nước tẩy rửa và 12
- 15kg thuốc nhuộm.
- Tất cả khi sử dụng xong đều được thải trực tiếp ra môi trường,
hoàn toàn không qua khâu xử lý chất thải và đều chảy vào sông Nhuệ.
Hàm lượng COD dao động từ 380 - 890 mg/l, cao gấp 3 -8 lần hàm
lượng cho pháp, độ màu đo đc là 750 Pt- Co.
- Mẫu nước ngầm của địa phương này bị nhiễm quá nhiều các
thành phần hóa chất. Trong đó nhiều nhất là các chất như N2CO3,
CH3COOH, H2S, Na2S.
*Ô nhiễm tiếng ồn
- Tiếng ồn sinh ra chủ yếu do vận hành máy dệt và quấn sợi, sự va
chạm của thoi và khi guồng sợi vào các ống sợi
- Quy mô sản xuât ở làng Vạn Phúc chủ yếu là quy mô hộ gia đình.
Có khoảng hơn 1000 hộ làm nghề dệt, trung bình mỗi hộ có 3 – 4

máy, ít nhất là 1 máy. Do nhu cầu tiêu thụ cao mà máy có khi hoạt
động ca ngày lẫn đêm.
- Theo kết quả quan trắc,
tiếng ồn đo được tại Vạn
Phúc gần 100 dBA, đứng thứ 2/10 điểm trong tỉnh.
II. Nguyên nhân các vấn đề môi trường ở làng nghề
*Khách quan:
Hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý môi trường làng
nghề còn thiếu và chưa cụ thể
o
Chưa có VBPL quy định riêng theo từng đặc thù loại hình
làng nghề

19


20

o
Các TC-QC MTQG chưa phù hợp với điều kiện thực tế
trong làng nghề
Chức năng, nhiệm vụ về BVMT làng nghề của các cấp quản
lý là chưa rõ ràng. Sự gắn kết giữa các cơ quan trong việc quản lý
còn nhiều bất cập. ( Làng nghề chịu sự quản lý của Bộ Công
Thương, Bộ TNMT, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
chức năng của từng bộ chưa được phân chia rõ ràng gây ra tình
trạng đùn đẩy trách nhiệm)
Công tác quy hoạch các cụm KCN làng nghề thiếu CSHTkỹ thuật cho việc BVMT, một số khu quy hoạch trở thành nơi
dãn dân và dịch chuyển nguồn ô nhiễm
Việc tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT trong làng nghề

còn yếu, chưa phát huy hiệu quả.
*Chủ quan
Các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, nằm rải rác trong
khu dân cư, mặt bằng chật hẹp
Đời sống còn khó khăn
 khó xây dựng hệ thống xử lý chất thải
Ý thức và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường
còn chưa cao
III. Nội dung Thông tư 46/ 2011/ BTNM
1. Phân loại làng nghề (theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ô
nhiễm môi trường )
Nhóm A: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô
nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt động trong khu vực dân cư.
Nhóm B: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một (01) hoặc một
số công đoạn sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao,
không được phép thành lập mới những công đoạn này trong khu dân
cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý theo quy định tại Điều 8 của
Thông tư này.
Nhóm C: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô
nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân
cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý theo quy định tại Điều 8 của
Thông tư này.

20


21

2.Trách nhiệm BVMT:
a. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất

1. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung về Đánh giá tác động môi
trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi
tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định tại Điều 6 của
Thông tư này, các văn bản phê duyệt, xác nhận tương ứng và các
thỏa thuận trong hương ước, quy ước của địa phương (nếu có).
2. Áp dụng các biện pháp kiểm soát tiếng ồn, bụi, nhiệt, khí thải, nước
thải và các biện pháp xử lý tại chỗ theo quy định; thực hiện thu gom,
phân loại, tập kết đúng nơi quy định chất thải rắn; đối với chất thải
nguy hại (nếu có) phải thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao
cho đơn vị có giấy phép hành nghề theo quy định.
3. Tiếp nhận và vận hành đúng quy định các hạng mục công trình xử
lý chất thải nếu được lựa chọn, đầu tư; chủ động tìm hiểu, nghiên cứu,
cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi
trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4. Thực hiện di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc chấp hành
các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Kinh phí di dời do
cơ sở tự chi trả.
5. Trường hợp xảy ra các sự cố cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, phát tán ô
nhiễm thì phải báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉ đạo
xử lý và khắc phục kịp thời.
6. Đóng góp kinh phí xây dựng, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và cải
tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng
nghề; nộp phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đầy đủ và
đúng hạn.
7. Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải, khí thải và chất thải rắn cũng như các loại phí, lệ phí khác
có liên quan theo quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình phát sinh và xử lý
chất thải của cơ sở một (01) lần/năm trước ngày 15 tháng 10 hàng

năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý có thẩm
quyền (Mẫu báo cáo tại Phụ lục 04).
b. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

21


22

1. Thực hiện điều tra, thống kê, lập danh mục loại hình hoạt động của
các cơ sở trong làng nghề theo Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C được
quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Xây dựng, trình kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề của địa
phương và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho các xã có làng
nghề được công nhận, kinh phí từ các nguồn ngân sách nhà nước khác
cho việc đầu tư, xây dựng, nâng cấp các hạng mục công trình xử lý
chất thải trong các làng nghề.
4. Quy hoạch, rà soát lại quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung hoặc
bố trí khu chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp
ứng các quy định về bảo vệ môi trường; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng
bảo đảm việc di dời cơ sở hoặc công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi
trường ra khỏi khu dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông
tư này.
5. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc di dời các cơ sở hoặc công
đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư theo quy
định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
6. Tiến hành kiểm tra, thanh tra và tổ chức việc đăng ký hoặc ủy
quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký Cam kết bảo
vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở

trong làng nghề theo quy định.
7. Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện
nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề.
8. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường cho chính quyền, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
và cộng đồng dân cư các xã có làng nghề; tổ chức các hoạt động
khuyến khích các cơ sở áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, công
nghệ thân thiện môi trường, thu gom và tái chế chất thải.
9. Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi
trường làng nghề trên các phương tiện thông tin, truyền thông của địa
phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân
cấp huyện.
10. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) về
hiện trạng hoạt động, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng

22


23

nghề trên địa bàn một (01) lần/năm trước ngày 15 tháng 11 hàng năm
hoặc đột xuất theo yêu cầu (Mẫu báo cáo tại Phụ lục 07).
IV. Áp dụng mô hình DPSIR cho làng nghề Vạn Phúc
D:
Động P: Áp lực S: Hiện trạng
I: Tác động
lực
phát triển
kinh tế - xã

hội, nguyên
nhân sâu xa
- Dân số
tăng nhanh
- Thương
hiệu
lụa
Vạn Phúc
nổi tiếng ở
trong nước

ngoài
nước
 Lượng
tiêu thụ sản
phẩm lụa
Vạn Phúc
ngày càng
tăng
- Sự cạnh
tranh của
các
mặt
hàng
vải
giá rẻ khác

các
nguồn
thải trực

tiếp gây
ô nhiễm
và suy
thoái môi
trường
làng
nghề
- Tăng
thời gian
làm việc
Phải
nâng cao
năng
suốt lao
động và
chất
lượng
sản phẩm

hiện trạng chất
lượng ô nhiễm môi
trường không khí,
nước, chất thải
rắn…
- Sản xuất 4000 –
5000m
vải/ngày
tương
đương
400kg/ngày. Mỗi

kilôgam lụa thành
phẩm phải mất tới
30 lít nước tẩy rửa

30g
thuốc
nhuộm.
 sử dụng 12.000
– 15.000l nước tẩy
rửa và 12 - 15kg
thuốc
nhuộm/
ngày. Các chất thải
đều không được xử
lý mà thải trực tiếp
ra môi trường
- Tiếng ồn chủ yếu
sinh ra do vận hành
máy dệt. Theo kết
quả quan trắc,
tiếng ồn đo được
tại Vạn
Phúc gần 100 dBA,
đứng thứ 2/10
điểm trong tỉnh.
23

tác động của ô nhiễm
môi trường đối với sức
khỏe cộng đồng, hoạt

động phát triển kinh tế xã hội và môi trường
sinh thái
Ô nhiễm trầm trọng
nguồn nước mặt xung
quanh, nước ngầm và
sông Nhuệ.
- Người dân thường mắc
phải những căn bệnh về
đường hô hấp, mắt,
viêm mũi, viêm xoang
đặc, bệnh ngoài da…
- Nhiều người tử vong
do ung thư (15/42 ca tử
vong do mắc phải căn
bệnh ung thư, chiếm gần
40% số ca tử vong của
Vạn Phúc
- Số lượng người mắc
bệnh về tim mạch, thính
giác nhiều gấp 1,5 lần so
với các địa phương
khác.
- Tuổi thọ trung bình
của người dân là 60 tuổi,
thấp hơn 5 – 10 tuổi
trung bình của toàn quốc


24


R: giải pháp
(các giải pháp bảo vệ môi trường tương ứng với các áp lực và hiện
trạng trên).
- Nhà nước cần đầu tư xây dựng cho làng hệ thống nước thải tập
trung
- Xây dựng cơ sở sản xuất tập trung cách ly với nơi sống của người
dân
- Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về Luật BVMT.
- Tăng cường công tác quản lý môi trường trong làng nghề, thường
xuyên giám sát ý thức bảo vệ môi trường, ý thức trang bị bảo hộ lao
động của người dân…

24



×