Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

bài giảng quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.41 KB, 41 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG













BÀI GIẢNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP



Biên soạn: ThS. Phan Thị Phẩm


















Biên Hòa, tháng 7 năm 2011
1/40
Chương I: MÔI TRƯỜNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Mục đích – Yêu cầu
Sau khi học xong sinh viên phải trình bày được:
Ø Khái niệm về đô thị và khu công nghiệp (ĐT&KCN).
Ø Quá trình phát triển ĐT&KCN.
Ø Các thành phần và hiện trạng của môi trường ĐT&KCN.
Ø Phân biệt giữa Đô thị và Khu đô thị; Khu công nghiệp và Khu chế xuất.
Số tiết lên lớp: 5.0
Bảng phân chia thời lượng

STT Nội dung Số tiết
1
Các khái niệm về đô thị và khu công nghiệp 2.5
2
Hiện trạng môi trường ĐT-KCN 2.5

Trọng tâm bài giảng

Ø Khái niệm từng loại ĐT & KCN.
Ø Các vấn đề môi trường ĐT & KCN hiện nay.

Nội dung bài giảng

Giới thiệu
Hòa cùng xu hướng phát triển của thế giới, đất nước ta đã thực hiện chủ trương
mở cửa để phát triển kinh tế - xã hội và bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể.
Đời sống người dân được cải thiện, thu nhập đầu người tăng, giáo dục, y tế phát triển và
ngày càng nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và đô thị mọc lên, làm thay đổi
diện mạo của đất nước.
Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển hiện tại chính là những ảnh hưởng xấu đến
môi trường. Do việc sử dụng tài nguyên không hợp lí, chất thải trong quá trình sản xuất
tại các nhà máy, xí nghiệp không được quản lí đúng cách và quá trình đô thị hóa diễn ra
tùy hứng trong thời gian qua đã gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Để quá trình
công nghiệp hóa – đô thị hóa phát triển hợp lí, bền vững cần phải có những biện pháp
quản lý phù hợp.

2/40
1.1. Các khái niệm về ĐT-KCN (xem [3 tr 1], [5a])
1.1.1 Đô thị
Đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng
lãnh thổ nhất định và có cơ sở hạ tầng phát triển.
Ø Về cấp quản lý: Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước
có thẩm quyết định thành lập.
Ví dụ:
· TP. Hồ Chí Minh, TP. Biên Hòa,…
· Thị xã Thủ Dầu Một, Thị xã Long Khánh,….
Ø Về trình độ phát triển:

· Chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;
· Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%;
· Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động dân cư phải đạt ít nhất 70% mức tiêu chuẩn, quy
chuẩn quy định đối với từng loại đô thị.
· Quy mô dân số ít nhất 4.000 người.
· Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.
Ø Phân loại đô thị của Việt Nam
· Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II,
đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V.
Siêu đô thị (Megacity): là đô thị có số dân lớn hơn 10 triệu người.
· Cấp quản lý đô thị gồm:
ü Thành phố trực thuộc Trung ương;
ü Thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương;
ü Thị trấn thuộc huyện.
Ø Đô thị hoá : Đô thị hoá là quá trình tập trung con người và các hoạt động kinh tế.
Ví dụ: Quá trình đô thị hóa ở Đồng Nai, Bình Dương,…




3/40
Ø Quá trình đô thị hóa
· Thế giới
ü Năm 1800, dân số tại 100 TP lớn nhất thế giới khoảng 0,2 triệu.
ü Năm 1900, dân số tại 100 TP lớn nhất thế giới khoảng 0,7 triệu.
ü Năm 2000, dân số tại 100 TP lớn nhất thế giới khoảng 6,2 triệu.
· Tại Việt Nam
ü Năm 2003, có 656 đô thị

ü Năm 2006, có 681 đô thị
ü Năm 2010, khoảng 750 đô thị.

1.1.2 Khu công nghiệp
Cách phân loại các dạng KCN theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP [5a]
Ø Khu công nghiệp: là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định.
Ø Khu chế xuất (KCX): là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa
lý xác định.
Ø Cụm công nghiệp (CCC): là một số xí nghiệp bố trí gần nhau trên một mặt bằng
thống nhất. Các nhà máy trong cụm quan hệ với nhau về mặt hợp tác xây dựng và
sử dụng chung các công trình phụ trợ kỹ thuật, các công trình và mạng lưới kỹ thuật
hạ tầng, nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và giảm các chi phí quản lý khai thác.
Ví dụ:
· Khu công nghiệp: KCN Việt Nam – Singapore, KCN Sóng Thần (Bình Dương);
KCN Biên Hòa 1, 2; KCN Amata (Đồng Nai),…
· Khu chế xuất: KCX Linh Trung 1, 2; KCX Tân Thuận (TP.HCM)
· Cụm công nghiệp: CCC sản xuất gạch ngói (đang quy hoạch tại xã Hố Nai 3);
CCC chế biến gỗ Tân Hòa; cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh,…
Ø Quá trình phát triển các KCN:
· Năm 1993: Có 2 KCN (Tân Thuận và Linh Trung 1)
· Năm 1997: Quy chế đầu tư, quản lý KCN, KCX sửa đổi Þ 45 KCN
· Năm 2011: 250 KCN trên cả nước

4/40
Ví dụ về quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa [7 tr 1]

Chicago năm 1820 Chicago năm 1854









Chicago năm 1889

Hình 1.1. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Chicago, Mỹ.












































5/40
1.2. Hiện trạng môi trường ĐT & KCN (xem [2 tr 8] ,[ 6])
Phát triển = Công nghiệp hóa + Đô thị hóa + Quốc tế hóa + Phương tây hóa
Phát triển bền vững là quan hệ tổng hợp giữa kinh tế, xã hội và tự nhiên (môi
trường), đó là 3 hệ thống lồng ghép với nhau: kinh tế phát triển, xã hội công bằng, môi
trường bền vững.






Hình 1.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa 3 hệ kinh tế, xã hội và tự nhiên.
1.2.1 Áp lực lên môi trường
Việc phát triển các ĐT & KCN đã gây ra nhiều áp lực cho các thành phần môi
trường:
Ø Môi trường đất
Ví dụ:
· Giảm diện tích cây xanh, giảm bề mặt thấm nước.
· Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra + dân số tập trung đông Þ diện tích đất ở
ngày càng thu hẹp.
Ø Môi trường nước
Ví dụ:
· Nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm do nước thải ĐT, nước thải CN.
· Nhu cầu sử dụng nước tăng Þ cạn kiệt nguồn nước.
Ø Môi trường không khí: ô nhiễm không khí, bụi, tiếng ồn,…do giao thông, sản xuất
công nghiệp.
Ø Tài nguyên, năng lượng: nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng ngày càng
nhiều.
Þ Áp lực này vượt quá khả năng đáp ứng và chịu đựng của môi trường Þ suy thoái
môi trường, phát triển không bền vững.



6/40
1.2.2 Chất lượng môi trường ĐT&KCN
Ø Môi trường nước
· Nước cấp chủ yếu là nước mặt (70%), nước ngầm (30%).

· Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch thấp (70% ở đô thị loại I, II; 50% ở đô thị
loại III).
· Hầu hết các ĐT&KCN không có hoặc có nhưng không đầy đủ hệ thống thoát nước
thải công nghiệp, đô thị, nước mưa riêng (đặc biệt trước năm 2005).
· Hệ thống thoát nước đô thị chưa được quy hoạch, các thuỷ vực, diện tích đất thấm
nước ngày càng bị thu hẹp Þ ngập lụt đô thị.
· Nguồn nước bị ô nhiễm và nhiễm mặn.
Ví dụ:
Bảng 1.1. Chất lượng nước mặt sông Đồng Nai
(Từ dưới cầu Đồng Nai - Phường Long Bình Tân – Thành phố Biên Hòa
đến Ngã 3 Cái Mép – xã Phước An - Huyện Nhơn Trạch)
Nồng độ (mg/l)
STT

Thông số
2005 2006 2007
TCVN
5942:1995

cột B
QCVN
2008, cột B1

1 COD (mg/l) - 57,6 84,4
< 35
30
2 TSS (mg/l) 46,7 87,2 74,9
80
50
3 N-NH

4
+

(mg/l)

0,518

0,105

0,145
-
0,5
4 N-NO
2
(mg/l) 0,015

0,036

0,067
0,05
0,04
5 Fe (mg/l) - - 1,7
2
1,5
(Nguồn: [6])
Ø Môi trường không khí
· Nguồn gây ô nhiễm
Bảng 1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Nguồn Hoạt động Tác nhân gây ô nhiễm
Nhân tạo

Công nghiệp, giao thông,
nông nghiệp, sinh hoạt, xây
dựng, đốt rừng,…
Khí CO, CO
2
, SO
x
, NO
x
, CH
4
, …
Bụi, sol khí, ….
Tự nhiên
Núi lửa, các quá trình phân
hủy các chất, động đất,…
SO
x
, NO
x
, CH
4
,

H
2
S, …
Bụi, sol khí, ….
7/40
· Hiện trạng môi trường không khí

Ngày càng nhiều khí ô nhiễm, bụi được thải vào không khí mà nguồn thải đáng kể
là quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà chúng ta
đang gánh chịu là biến đổi khí hậu của trái đất, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe,
đời sống và kinh tế của người dân.
Ví dụ:
Bảng 1.3. Lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ 1994 đến 2000 của Việt Nam
(quy đổi thành CO
2
)
Năm
Lượng phát thải (triệu tấn/năm)
1994 103,84
1998 120,8
2000 130,5
(Nguồn: [2])
Ø Môi trường đất
· Khả năng tiêu nước kém do bị bê tông hoá
· Các tầng đất bị đảo lộn, kết cấu thay đổi, khả năng thấm và thẩm thấu giảm
· Đất bị nhễm KLN, dầu mỡ (khu sản xuất CN), chất hữu cơ, vi sinh (khu thương
mại), thuốc bảo vệ thực vật (đất nông nghiệp).
Ví dụ:
Bảng 1.4. Hàm lượng các chỉ tiêu kim loại nặng trong môi trường đất tại các khu
vực chịu tác động của hoạt động công nghiệp, khu vực đất dân sinh và chịu ảnh hưởng
bởi chất thải rắn đô thị năm 2010 tại Đồng Nai.

Pb Cu Cd Zn As
Stt

Vị trí
Đợt quan

trắc
mg/kg mg/kg mg/kg Mg/kg mg/kg
I Khu vực đất công nghiệp
Đợt 1 21,2 44,3 0,1132 146 1,46
1 KCN Biên Hòa 1
Đợt 2 23,8 66,5 0,0935 141 5,97
Đợt 1 26,8 32,6 0,0566 99,0 1,66
2 KCN Biên Hòa 2
Đợt 2 13,6 6,97 0,0498 90,3 5,48
Đợt 1 3,50 6,29 <0,0166 8,32 0,184
3 KCN Bàu Xéo
Đợt 2 4,11 6,87 <0,0166 3,58 1,090
Đợt 1 11,3 9,99 <0,0166 11,6 1,58
4 KCN Hố Nai
Đợt 2 16,7 10,0 0,0467 12,3 20,6
Đợt 1 13,5 20,0 0,0468 63,3 5,380
5 KCN Định Quán
Đợt 2 16,8 18,3 0,0200 39,3 12,7
8/40
Pb Cu Cd Zn As
Stt

Vị trí
Đợt quan
trắc
mg/kg mg/kg mg/kg Mg/kg mg/kg
Đợt 1 3,43 3,81 <0,0166 18,6 0,28
6 KCN Gò Dầu
Đợt 2 5,45 5,38 <0,0166 5,98 2,61
Đợt 1 8,00 37,7 0,0966 21,7 3,16

7 KCN Long Thành
Đợt 2 14,1 19,2 0,0299 13,6 5,74
Đợt 1 2,58 3,66
0,0233
5,32 0,667
8 KCN Tam Phước
Đợt 2 3,31 5,29 <0,0166 4,63 1,81
Đợt 1 2,62 1,27
0,0400
2,67 0,482
9 KCN Nhơn Trạch 1
Đợt 2 5,64 26,3 <0,0166 3,97 3,21
Đợt 1 1,8 0,799 <0,0166 3,33 0,840
10 KCN Nhơn Trạch 2
Đợt 2 2,41 3,96
<0,0166

4,58 1,99
Đợt 1 4,67 6,54 0,0235 14,3 1,89
11 KCN Ông Kèo
Đợt 2 16,5 18,4 <0,0166 25,0 9,72
II Khu vực đất dân sinh và chịu ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị
Đợt 1 76,3

45,9 0,0233 10,9 5,16
1 Bãi rác Trảng Dài
Đợt 2 8,72

5,82 0,0300 24,9 2,54
Đợt 1 7,87


11,0 0,0596 33,0 1,13
2 Tam Hòa-Biên Hòa
Đợt 2 67,2

22,3 0,0498 6,6 2,02
Đợt 1 11,5

52,4 0,2800 125 0,630
3
Xuân An-Long
Khánh
Đợt 2 16,3

77,3 0,1433 93,6 2,20
QCVN 03:2008 120 70 5 200 12
(Nguồn [6]: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất tỉnh Đồng Nai 6 tháng cuôi năm 2010)

Ø CTR và CTNH
· Tỉ lệ phát thải rác TB tại đô thị: 0.7 – 0.8 kg/người/ngày.
· CTNH của các KCN chưa được thu gom, xử lý triệt để.
Ví dụ
Bảng 1.5 . Lượng chất thải tạo thành và tỉ lệ thu gom trên toàn quốc từ năm 1997 –
1999
Lượng phát sinh (tấn/ngày) Tỷ lệ thu gom (%)
Loại chất thải
1997 1998 1999 1997 1998 1999
1 Chất thải sinh hoạt
1 Bùn, cặn ống
2 Phế thải xây dựng

3 Chất thải y tế nguy hại
4 Chất thải công nghiệp
nguy hại
14.525
822
1.789
240
1.930
16.558
920
2.049
252
2.200
18.879
1.049
2.336
277
2.508
55
90
55
75
48
68
92
65
75
48
75
92

65
75
60
Tổng 19.315 21.979 25.049 65 70 73
(Nguồn: [2])
9/40
Bảng 1.6. Lượng CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ 2005-2007
Năm Tổng lượng CTNH (tấn/năm)
2005 15.505
2006 20.964
2007 808.320
(Nguồn: [6])
1.2.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường ĐT và KCN
Theo mô hình “ Áp lực – trạng thái – đáp ứng”
Ø Các tiêu chí về áp lực:
· Diện tích, số lượng, quy mô ĐT-KCN.
· Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên, năng lượng.
· Các nguồn phát sinh chất thải: khí thải, nước thải, CTR.
· Bảo tồn đa dạng sinh học và hướng đến đô thị bền vững.
· Đời sống vật chất người dân: ăn, mặc, ở, …
· Giao thông vận tải.
· Y tế, giáo dục.
· Sự cố môi trường: ngập úng, sụt lún, cháy nổ,…
Ø Các tiêu chí về trạng thái
· Trạng thái môi trường nước.
· Trạng thái môi trường đất.
· Trạng thái môi trường không khí.
· Trạng thái tiếng ồn.
· Tiêu chí về sức khoẻ môi trường.
Ø Các tiêu chí về đáp ứng

· Quy hoạch sử dụng đất phù hợp yêu cầu phát triển KT-XH và BVMT .
· Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
· Các công nghệ SXSH, quản lý và xử lý chất thải đạt quy chuẩn.
· Số lượng các khu bảo tồn, vành đai bảo vệ, diện tích mặt nước, thảm xanh đô thị.
· Cơ sở hạ tầng.
· Đời sống người dân.
· Khắc phục sự cố môi trường.
10/40
Phần luyện tập
Ø Câu hỏi trên lớp
Câu 1. Dân số TP. HCM là bao nhiêu? TP. HCM có phải là siêu đô thị không?
Câu 2. Theo quy định của Việt Nam, TP. HCM được xếp loại là đô thị loại gì?
Câu 3. Các môi trường thành phần?
Câu 4. Phân biệt môi trường thành phần và thành phần môi trường?
Câu 5. Việc uớc tính CTR phát sinh theo phương pháp nào?
Câu 6. Chất thải bao gồm các trạng thái nào?

Ø Bài tập về nhà
Câu 1. Tại sao ngập lụt đô thị lại diễn ra?
Câu 2. Tại sao nguồn nước bị ô nhiễm và nhiễm mặn?
Câu 3. CTNH là gì?
Câu 4. Dân số hiện nay của TP. Biên Hòa? TP. Biên Hòa là ĐT loại mấy?
Câu 5. Khu công nghiệp còn được gọi là khu gì?
Câu 6. Đồng Nai hiện có bao nhiêu KCN? Đồng Nai hiện có KCX nào?

Ø Bài tập tổng hợp

Câu 1. Hãy tìm hiểu các đô thị loại I, II, III, IV, V của Việt Nam?
Câu 2. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho môi
trường, vậy tại sao chúng ta vẫn phát triển các ĐT-KCN?


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ tài nguyên và môi trường, Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn chọn lọc, NXB
Lao động – Xã hội, 2008.
[2]. Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, NXB Xây
dựng, 2010.
[3]. Phạm Trọng Mạnh, Quản lý đô thị, NXB xây dựng, 2002.
[4]. Luật bảo vệ môi trường, NXB chính trị quốc gia, 2010.
[5a]. Cổng thông tin điện tử chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị
định 29/2008/NĐ-CP, ngày 14 tháng 03 năm 2008.
11/40
[5b]. Cổng thông tin điện tử chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT, ngày 06/09/2007.
[5c]. Cổng thông tin điện tử chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị
định 29/2011/NĐ – CP, ngày 18/04/2011.
/>AL.
[6]. Sở tài nguyên môi trường Đồng Nai, Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi
trường




































12/40
Chương 2. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Mục đích – yêu cầu
Sau khi học xong sinh viên phải:
Ø Trình bày các nhóm công cụ được dùng để quản lý môi trường
Ø Phân biệt công cụ nào thuộc nhóm pháp lý, kinh tế, khoa học kỹ thuật,…

Ø Vận dụng các QCVN, TCVN, các nghị định và thông tư về môi trường dẫn trong
việc thực hiện và kiểm tra các thủ tục về quản lý môi trường.
Số tiết lên lớp: 25
Bảng phân chia thời lượng
STT Nội dung Số tiết
1
Công cụ pháp lý 7.0
2
Công cụ kinh tế 6.0
3
Công cụ khoa học 5.0
4
Công cụ kỹ thuật 5.0
5
Công cụ tuyên truyền 2.0
Trọng tâm bài học
Ø Công cụ pháp lý: Luật môi trường, TCVN, QCVN; các thủ tục môi trường.
Ø Công cụ kinh tế: Tính phí môi trường.
Ø Công cụ khoa học: Quy hoạch môi trường và đánh giá môi trường.
Ø Công cụ kỹ thuật: Kỹ thuật xử lý chất thải và sản xuất sạch hơn.

Nội dung bài giảng
Giới thiệu
Như đã tìm hiểu ở chương 1, hiện trạng môi trường, nhất là môi trường ĐT & KCN
đang bị ô nhiễm. Vì vậy, cần phải có những công cụ phù hợp để quản lý chất lượng môi
trường.





13/40
2.1. Nhóm công cụ pháp lý (xem [1 tr 32], [2 tr 58], [4])
2.1.1. Luật môi trường
Ø Luật BVMT chính thức có hiệu lực ngày 10/01/1994 (7 chương và 55 điều), luật đã
được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực ngày 25/12/2005, gồm 15 chương và 136 điều.
Ø Giới thiệu nội dung chính của luật môi trường.
· Chương 1. Những quy định chung (7 điều)
· Chương 2. Tiêu chuẩn môi trường (6 điều, từ 8 - 13)
Ví dụ:
ü Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường nước
ü Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không khí
· Chương 3. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam
kết bảo vệ MT (14 điều, từ 14 - 27).
Ví dụ:
ü Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy sản xuất thủy sản, thuộc
da,….
ü Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010.
· Chương 4. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (7 điều, từ 28-34).
· Chương 5. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (15
điều, từ 35- 49).
· Chương 6. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư (5 điều, từ 50 - 54).
· Chương 7. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác (11 điều,
từ 55 - 65).
· Chương 8. Quản lý chất thải (20 điều, từ 66 đến 85).
· Chương 9. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi
môi trường (8 điều, từ 86-93).
Ví dụ:
ü Phòng ngừa, khắc phục sự cố tràn dầu
ü Phòng ngừa, khắc phục sự cố tràn hóa chất, chất thải,….

· Chương 10. Quan trắc và thông tin môi trường (12 điều, từ 94 - 105).
· Chương 11. Nguồn lực bảo vệ MT (12 điều, từ điều 106 - 117).
14/40
· Chương 12. Hợp tác quốc tế về bảo vệ MT (3 điều, từ 118 - 120).
· Chương 13. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường (4 điều, từ 121-124).
· Chương14. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết vi phạm, tố cáo và bồi thường
thiệt hại về MT (9 điều, từ 125-134).
· Chương 15. Điều khoản thi hành (2 điều, từ 135 - 136).

2.1.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
Ø Giới thiệu các TCVN, QCVN
· Môi trường không khí
Ví dụ:
ü Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh:
QCVN 05:2009/BTNMT (TCVN 5937:2005);
ü Tiêu chuẩn chất lượng nguồn thải tĩnh
ü Tiêu chuẩn chất lượng nguồn thải di động
· Tiêu chuẩn khí thải lò đốt y tế
· Tiêu chuẩn tiếng ồn
· Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
· Môi trường nước
Ví dụ:
ü Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước mặt: QCVN 08: 2008
ü Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước ngầm: QCVN 09: 2008
ü Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24:2008 : (TCVN
5945:2005)
· Môi trường đất
· Tiêu chuẩn quản lý CTNH.






15/40
2.1.3. Giấy phép/báo cáo môi trường
Tùy địa phương mà có một số yêu cầu khác nhau về các giấy phép/ báo cáo môi
trường. Một số giấy phép, báo cáo cần thiết về môi trường:
Ø Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)/ cam kết bảo vệ môi trường.
Ø Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH).
Ø Báo cáo giám sát môi trường.
Ø Giấy nghiệm thu hệ thống khí thải, nước thải, giấy phép khai thác nước ngầm, giấy
phép xả thải (nước thải).
Ví dụ:
· Giới thiệu báo cáo xin phép khai thác nước ngầm của công ty Cổ phần dược
phẩm Sanofi-Synthelabo Việt Nam
· Giới thiệu báo cáo giám sát môi trường của công ty TNHH sơn Jotun Việt Nam

2.1.4. Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường ISO 14000
(Sinh viên tự nghiên cứu)

2.1.5. Công tác kiểm tra, thanh tra
Ø Tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất và định kỳ về công tác quản lý môi trường
Ø Tiến hành quan trắc, theo dõi chất lượng môi trường tại ĐT&KCN
Ø Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

2.2. Nhóm công cụ kinh tế ( xem [1 tr 140], [4 tr 15], [ 5b])
Kinh tế môi trường là công cụ kinh tế được sử dụng để nghiên cứu môi trường, điều
đó có nghĩa là trong tính toán kinh tế phải xét đến các vấn đề môi trường.
Ø Quan hệ kinh tế - môi trường

Sự phát triển kinh tế hình thành các xu hướng gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến sự
xuất hiện các quan niệm hoặc lý thuyết khác nhau về phát triển:
· Lý thuyết đình chỉ phát triển: là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằngkhông (0)
hoặc mang giá trị âm Þ giữ mức phát triển hiện tại, không gây hại thêm cho môi
trường.
· Lý thuyết bảo vệ môi trường cực đoan: ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài
nguyên thiên nhiên Þưu tiên BVMT, không phát triển kinh tế.
16/40
· Lý thuyết phát triển bền vững: là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi
trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển.
Ø Nhóm các công cụ kinh tế
Nhóm các công cụ kinh tế (hay còn gọi các công cụ dựa vào thị trường) có thể
phân chia thành hai nhóm nhỏ hơn là nhóm các công cụ thuần về kinh tế và các công cụ
về tài chính như trong hình sau:
· Nhóm thuần về kinh tế
ü Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng
ü Thuế tài nguyên
ü Phí môi trường
ü Phí dịch vụ môi trường
· Công cụ tài chính
ü Quỹ môi trường
ü Hệ thống tạm ứng hoàn chi
ü Trợ cấp
ü Cho vay lãi suất thấp
ü Tài trợ không hoàn lại

2.2.1. Thuế
Ø Thuế là khoản thu nhà nước tính trên các hoạt động khai thác và sử dụng các dạng
tài nguyên môi trường
Ø Là công cụ kinh tế môi trường đầu tiên được áp dụng

Ø Pháp lệnh thuế tài nguyên ra đời năm 1990 và được sửa đổi, bổ sung năm 1998 bằng
pháp lệnh số 05/1998/PL-UBTVQH10
Ø Thuế suất
Là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức thu thuế (tỉ lệ
%) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế.





17/40
Ví dụ:
Bảng 2.1. Thuế suất của một số loại tài nguyên
STT

Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)

1 Khoáng sản kim loại (trừ vàng và đất hiểm)
- Vàng
- Đất hiếm
1 – 5
2 – 6
3 – 8
2 Khoáng sản không kim loại (trừ đá quý và than)
- Đá quý
- Than
1 – 5
3 – 8
1 – 3
3 Dầu mỏ 6 – 25

4 Khí đốt 0 – 10

2.2.2. Phí ô nhiễm
Phí môi trường hay phí ô nhiễm là phí được tính theo lượng phát thải ra môi trường,
gây ô nhiễm và thiệt hại cho môi trường hoặc từ sản lượng quy ra chất thải gây ô
nhiễm.
Ø Phí nước thải
Phí nước thải đã chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2004 và được chỉnh sửa bằng thông
tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT vào 06/09/2007.

Bảng 2.2. Mức tính phí nước thải
CHẤT Ô NHIỄM MỨC THU (đồng/kg chất ô nhiễm) STT
Tên gọi Kí hiệu

A B C D
1 Nhu c
ầu ô xy hoá
học
COD 300 250 200 100
2 Chất rắn lơ lửng TSS 400 350 300 200
3 Thuỷ ngân Hg 20.000.000 18.000.000 15.000.000 10.000.000
4 Chì Pb 500.000 450.000 400.000 300.000
5 Arsenic As 1.000.000 900.000 800.000 600.000
6 Cadmium Cd 1.000.000 900.000 800.000 600.000



18/40
· Môi trường tiếp nhận nước thải loại A: nội thành, nội thị của các đô thị loại đặc
biệt, loại I, loại II và loại III.

· Môi trường tiếp nhận nước thải loại B: nội thành, nội thị của các đô thị loại IV,
loại V và ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại
III.
· Môi trường tiếp nhận nước thải loại C: ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại
IV và các xã không thuộc đô thị, trừ các xã thuộc môi trường tiếp nhận nước thải
thuộc nhóm D.
· Môi trường tiếp nhận nước thải loại D: các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, biển và hải đảo.

Cách tính phí nước thải công nghiệp

= x x 10
-3
x



Ø Phí rác thải
· Phí rác thải được sử dụng khá sớm, chủ yếu ở các đô thị. Phí rác thải do UBND
thành phố hoặc các tỉnh quy định, do vậy mức phí có khác nhau.

Ví dụ:
Bảng 2.3. Mức thu phí rác thải ở TP. HCM
STT

Phân nhóm Mức phí (đồng)
1 Hộ dân nội thành có nhà mặt tiền 20.000
2 Hộ dân nội thành có nhà trong hẻm 15.000
3 Hộ dân ngoại thành – vùng ven có nhà mặt đường 15.000
4 Hộ dân ngoại thành – vùng ven có nhà trong hẻm 10.000






Số phí bảo vệ
môi trường đối
với nước thải
công nghiệp phải
nộp (đồng)
Tổng lượng
nước thải
thải ra (m
3
)
Hàm lượng
chất gây ô
nhiễm có
trong nước
thải (mg/l)
Mức thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải
công nghiệp của chất gây ô
nhiễm thải ra môi trường
tiếp nhận tương ứng
(đồng/kg)
19/40
Ø Phí khí thải
· Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí

· Theo nghị định 78/2000/NĐ-CP, phí xăng dầu xuất, bán tại Việt Nam được tính
như sau:
ü Xăng các loại: 500 đồng/lít
ü Dầu diezen : 300 đồng/lít
ü Dầu hoả, dầu ma zút, dầu mỡ nhờn chưa thu.

2.2.3 Đặt cọc hoàn trả
Ø Là một công cụ có tính tự phát ở nước ta hiện nay. Người mua sẽ trả 1 phần tiền cho
bao bì của sản phẩm (đặt cọc) và sẽ được hoàn trả tiền khi người mua gửi trả lại bao bì.
Ví dụ:
· Xuất hiện ở lĩnh vực như nước giải khát
· Bình chứa gas

2.2.4 Quỹ môi trường
Ø Quỹ môi trường là loại công cụ kinh tế được sử dụng khá phổ biến cho mục đích
bảo vệ môi trường. Việt Nam có 3 loại quỹ chính
Ø Quỹ môi trường quốc gia
Ø Quỹ môi trường địa phương
Ø Quỹ môi trường ngành
Ví dụ:
· Quỹ môi trường ngành dầu khí
· Quỹ môi trường ngành than

2.2.5 Đền bù thiệt hại
Ø Cơ sở: điều 7 luật bảo vệ môi trường
Ø Nguyên tắc 3P: Polluter Pay Principle
Ø Nội dung: Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình thì phải
bồi thường thiệt hại.

20/40

Ví dụ:
Nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan đã không xử lý nước thải mà xả nước thải ra môi
trường, gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại kinh tế cho các tổ chức, cá nhân khác dọc
hai bên sông Thị Vải nên phải bồi thường thiệt hại với số tiền hàng trăm tỉ đồng.

2.2.6 Mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm
Ø Quyền gây ô nhiễm của một tổ chức sẽ được ghi nhận bằng “giấy phép phát thải”
hay còn gọi là “quota ô nhiễm”.
Ø Mỗi doanh nghiệp được cấp một lượng giấy phép nhất định tùy theo loại hình và
quy mô sản xuất.

2.3 Nhóm công cụ khoa học (xem [1 tr 91], [2 tr 216], [3 tr 78], [5c])
Là những công cụ phục vụ cho quá trình nghiên cứu, hoạch định chính sách, đề xuất
mô hình quản lý thích hợp.
Nhóm khoa học bao gồm:
Ø Quan trắc và phân tích môi trường
Ø Báo cáo hiện trạng môi trường
Ø Đánh giá môi trường (ĐTM, ĐMC, ERA)
Ø Viễn thám – GIS
Ø Quy hoạch môi trường
2.3.1. Quan trắc và phân tích môi trường
Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các
trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững.
Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:
Ø Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia,
phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
Ví dụ:
Việc quan trắc chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai sẽ cung cấp số liệu
chất lượng nước sông Đồng Nai.

Ø Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng
điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường.
21/40
Ø Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi
trường.
Ví dụ:
Khi kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai có sự biến động so với
các kì trước đây thì các cơ quan liên quan sẽ có kế hoạch, biện pháp ứng phó.
Ø Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và
trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế
Ø Đây là cơ sở thông tin môi trường quan trọng, phục vụ cho việc xây dựng các chiến
lược hành động môi trường tương thích
Ø Mạng lưới quan trắc môi trường Việt Nam xây dựng từ năm 1995
Ø Được quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước
Ø Là một bộ phận của mạng lưới QTMT khu vực và thế giới
Ø Bộ tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của toàn bộ hệ
thống.
Chức năng của các đơn vị
· Cục môi trường
ü Lập kế hoạch xây dựng, phát triển và quản lý mạng lưới QTMT quốc gia
ü Lập kế hoạch quan trắc
ü Trực tiếp quản lý công tác quan trắc
ü Lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
ü Thông tin hiện trạng môi trường
ü Quan hệ quốc tế về vấn đề liên quan
· Trạm quan trắc vùng
ü Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường vùng quản lý
ü Hỗ trợ kỹ thuật cho các trạm quan trắc địa phương trong vùng
ü Đào tạo huấn luyện QTMT cho cán bộ QLMT trong vùng

ü Tổng hợp và phân tích các kết quả quan trắc
ü Lập báo cáo hiện trạng môi trường vùng
ü Thông tin môi trường
· Các trạm địa phương
ü Tiến hành QTMT trong phạm vi quản lý
22/40
ü Thực hiện kiểm kê, kiểm soát và thanh tra MT địa phương
ü Báo cáo kết quả QTMT
ü Lập báo cáo hiện trạng môi trường địa phương.
· Trạm quan trắc chuyên đề
ü 4 trạm quan trắc mưa acid:
ü 2 trạm quan trắc đất nông nghiệp tại Hà Nội và Cần Thơ
ü Trạm quan trắc phóng xạ: Đà Lạt, Hà Nội, Đà Nẵng,…
ü Trạm quan trắc tại các hồ lớn
· Ngoài ra, còn có trạm quan trắc không khí, nước, phòng thử nghiệm

2.3.2. Báo cáo hiện trạng môi trường
Ø Báo cáo hiện trạng môi trường (HTMT) ngoài các thông số kỹ thuật còn đánh giá về
sự phát triển kinh tế - xã hội
Ø Nâng cao nhận thức và hiểu biết cho toàn cộng đồng về xu hướng HTMT
Ø Cung cấp cơ sở để hoàn thành quá trình ra quyết định liên quan đến môi trường
Các nguyên tắc để lập báo cáo HTMT
Ø Thông tin phải chính xác và khoa học
Ø Thông tin trình bày không định kiến và khách quan
Ø Thể hiện đầy đủ các tác động môi trường ở các mức độ khác nhau, theo không gian
và thời gian
Ø Xem xét mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế xã hội trong khuôn khổ PTBV
Ø Tuân thủ cấu trúc, bố cục của báo cáo HTMT
Ø Từ ngữ rõ ràng, câu văn ngắn gọn.
Cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường

Ø Dữ liệu vật lí – sinh học: Không khí; địa hình; địa chất, thủy văn, nước, đất, thực
vật, động vật
Ø Dữ liệu kinh tế - xã hội: dân số, sức khỏe, nghèo đói, giáo dục, địa giới hành chính,
sử dụng đất, thương mại, hạ tầng kỹ thuật.
2.3.3 Đánh giá môi trường
Ø Đánh giá tác động môi trường
(Chỉ giới thiệu sơ lược vì SV có 1 học phần riêng)
23/40
· Là quá trình nghiên cứu, đánh giá, dự báo những tác động có lợi và có hại, trước
mắt và lâu dài của các dự án gây ra đối với sức khỏe con người, tài nguyên thiên
nhiên và chất lượng môi trường. Qua đó, đề xuất các giải pháp phòng, tránh,
khắc phục các tác động tiêu cực của dự án.
· Việc thực hiện ĐTM nhằm trả lời 5 câu hỏi sau:
ü Điều gì sẽ xảy ra cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên khi dự án được
thực hiện?
ü Phạm vi biến đổi của môi trường và tài nguyên sẽ như thế nào?
ü Các vấn đề có thật sự trầm trọng hay không?
ü Có thể làm gì để tránh hay giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
ü Những người có trách nhiệm cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?
· Cấu trúc
ü Theo hướng dẫn của thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006
ü Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008.
· Các dự án phải lập ĐTM
Căn cứ Nghị định 29/2011/NĐ - CP ngày 18/04/2011 của chính phủ.
ü Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo
tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự
nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
ü Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven
biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
ü Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ

cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
ü Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung; dự án khai thác, sử dụng
nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn; dự án khác có tiềm ẩn nguy
cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường
ü Các dự án trên nằm trong KCN-KCX thì vẫn lập ĐMT
Ví dụ:
ü Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su.
ü Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng bãi chôn lấp Đa Phước
Ø Đánh giá môi trường chiến lược
(không giới thiệu vì SV có học ở học phần ĐTM).

24/40
Ø Đánh giá rủi ro môi trường (ERA = Environmental Risk Assessment)
(Chỉ nhắc lại sơ lược vì SV có học phần riêng)
· Đánh giá rủi ro môi trường (Environmental Risk Assessment (ERA)) là một kỹ
thuật nhằm đánh giá một cách có hệ thống các tác động có hại thực tế hay tiềm
tàng của các chất ô nhiễm lên sức khỏe của thực vật, động vật hay toàn bộ hệ
sinh thái.
· ERA cần phải trả lời câu hỏi Các ô nhiễm có khả năng đã và đang gây tổn hại
như thế nào?
· Các kỹ thuật đánh giá rủi ro dựa trên một mô hình nhân - quả hay áp lực - đáp
ứng, trong đó một chất ô nhiễm được vận chuyển từ nguồn theo một được đi đến
một nơi nhận (người, thực vật, động vật).
Nguồn > Đường đi (pathway) > Nơi nhận (Receptor)
Mục đích của thực hiện đánh giá rủi ro là xác định con người hay các yếu tố môi
trường bị tác động tổn hại bởi ô nhiễm đất, nước và không khí? Điều đó sẽ cho phép
người quản lý đất quyết định về việc quản lý các rủi ro trong vùng có liên quan.
Ví dụ:
· Đánh giá rủi ro môi trường của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
· Đánh giá rủi ro môi trường từ nước thải các khu công nghiệp

· Đánh giá rủi ro môi trường của sự cố tràn dầu
· Đánh giá rủi ro môi trường của các kim loại nặng (As, Pb,…)

2.3.4. Viễn thám – GIS (Chỉ nhắc lại sơ lược)
Ø Viễn thám
Viễn thám (Remote sensing) là việc thu nhận thông tin của một đối tượng nào đó
thông qua việc ghi nhận năng lượng điện từ phát ra hoặc phản xạ đối tượng.
Các ứng dụng trong lĩnh vực môi trường
· Tái tạo hình ảnh các đối tượng nghiên cứu
· Thám sát các thành phần môi trường
· Tìm kiếm các điểm gây ô nhiễm
· Tìm kiếm các mỏ khoáng sản, nước ngầm,
Ø GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems) là một hệ thống thu
nhận, lưu giữ, phân tích và hiển thị dữ liệu về các đối tượng, các hiện tượng, các sự
kiện của thế giới thực theo không gian và thời gian.

×